Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Vi Thái Lang
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
=====***=====
PHẠM THỊ AN
THIỀN PHÁI TRÚC LÂM YÊN TỬ
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN ĐỜI SỐNG
NGƯỜI VIỆT Ở THẾ KỶ XIII
KHÓA LUẬN TỐT NGHỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Triết học
HÀ NỘI - 2013
SVTH: Phạm Thị An
Lớp K35 - GDCD
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Vi Thái Lang
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
=====***=====
PHẠM THỊ AN
THIỀN PHÁI TRÚC LÂM YÊN TỬ
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN ĐỜI SỐNG
NGƯỜI VIỆT Ở THẾ KỶ XIII
KHÓA LUẬN TỐT NGHỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Triết học
Người hướng dẫn khoa học
TS. VI THÁI LANG
HÀ NỘI - 2013
SVTH: Phạm Thị An
Lớp K35 - GDCD
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Vi Thái Lang
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin phép được bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới Tiến
sĩ Vi Thái Lang - Người thầy đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn
thành tốt khóa luận này.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy, cô trong trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2. Đặc biệt là các thầy cô Khoa Giáo dục chính trị đã giảng dạy và
dành cho chúng em những tình cảm tốt đẹp nhất trong suốt thời gian qua.
Em cũng xin được bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện
và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận.
Với điều kiện hạn chế về thời gian cũng như kiến thức của bản thân, nên
khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự chỉ bảo của các thầy
cô và các bạn sinh viên.
Lời cuối cùng em xin kính chúc các thầy, cô và gia đình sức khỏe,
hạnh phúc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2013
Tác giả khóa luận
Phạm Thị An
SVTH: Phạm Thị An
Lớp K35 - GDCD
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Vi Thái Lang
LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp được hình thành dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Vi
Thái Lang. Tôi xin cam đoan rằng: Đây là kết quả nghiên cứu riêng của tôi.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 09, tháng 05, năm 2013
Tác giả khóa luận
Phạm Thị An
SVTH: Phạm Thị An
Lớp K35 - GDCD
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Vi Thái Lang
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1: THIỀN PHÁI TRÚC LÂM YÊN TỬ ........................................... 6
1.1. Sự ra đời của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ........................................... 6
1.2. Những tư tưởng cơ bản của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử................... 11
Chương 2: SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA THIỀN PHÁI TRÚC LÂM YÊN TỬ
ĐẾN ĐỜI SỐNG NGƯỜI VIỆT Ở THẾ KỶ XIII ....................................... 21
2.1. Ảnh hưởng trên lĩnh vực chính trị....................................................... 21
2.2. Ảnh hưởng trên lĩnh vực kinh tế - xã hội ............................................ 24
2.3. Ảnh hưởng trong lĩnh vực văn hóa ..................................................... 28
2.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ................. 39
KẾT LUẬN.................................................................................................. 43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 45
SVTH: Phạm Thị An
Lớp K35 - GDCD
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Vi Thái Lang
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, Phật giáo giữ một vai trò quan trọng
không chỉ bởi đã xuất hiện sớm, nhiều thế kỷ từng được coi là quốc giáo, mà
còn được khẳng định ở sự gắn bó với quá trình xây dựng, phát triển quốc gia,
phổ cập tới khắp mọi vùng, miền trong cả nước và trở thành một bộ phận cơ
hữu trong đời sống văn hóa dân tộc.
Trên dòng chảy lịch sử Phật giáo Việt Nam có cả sự ảnh hưởng, tiếp
nhận từ phương Nam và phương Bắc, có cả các bậc sư tổ người nước ngoài
và người Việt, có cả sự trầm tích, cộng sinh và phát triển trên cơ sở văn hóa
truyền thống bản địa.
Cùng theo dòng lịch sử ấy, chúng ta nhìn lại Phật giáo Việt Nam hẳn
thấy nổi bật một nét đột phá vô cùng thú vị - một thiền phái mang tên Việt
Nam, với ông Tổ người Việt Nam, lại là một vị vua anh hùng của dân tộc Trần Nhân Tông. Đây là một chấm son trên lịch sử dân tộc nói chung, Phật
giáo Việt Nam nói riêng.
Phật giáo là giáo lý giác ngộ chân thật, đó là một lẽ thật bình đẳng không
phân chia ranh giới vì "Tất cả chúng sinh đều có Phật tính". Tuy nhiên Phật
giáo truyền vào mỗi nước, thì mỗi nước có tính dân tộc riêng, có ngôn ngữ, có
nếp sinh hoạt, nếp suy nghĩ theo cá tính dân tộc, do đó Phật giáo cũng phải
hoà nhập vào mỗi dân tộc để có được sự tiếp thu dễ dàng thích ứng. Điều này,
điểm qua lịch sử, chúng ta thấy thiền phái Trúc Lâm Yên Tử quả thực đã làm
nổi bật lên những nét chấm phá của Phật giáo Việt Nam.
Nguyễn Lang, trong Việt Nam Phật giáo Sử luận đã viết: "Phật giáo
Trúc Lâm là một nền Phật giáo độc lập, uy tín tinh thần của nó là uy tín tinh
thần quốc gia Đại Việt. Nó là xương sống của một nền văn hoá Việt Nam độc
lập. Nền Phật giáo này tuy có tiếp nhận những ảnh hưởng của Phật giáo
SVTH: Phạm Thị An
1
Lớp K35 - GDCD
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Vi Thái Lang
Trung Hoa, Ấn Độ và Tây Tạng nhưng vẫn giữ cá tính đặc biệt của mình” [8,
tr. 57]. Phải nói rằng sự ra đời của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là niềm tự
hào lớn của dân tộc. Nó thể hiện bản sắc, cũng như tính tự chủ, tinh thần
không chịu lệ thuộc bởi ngoại lai. Cũng chính sự ra đời của thiền phái này đã
có những ảnh hưởng lớn đến đời sống người Việt ở thế kỷ XIII. Đặc biệt
trong lúc đất nước bị quân Nguyên - Mông xâm lược đã tạo nên sức mạnh của
toàn dân. Từ vua quan đều là Phật tử cho đến những người dân đều đồng lòng
ra sức dẹp giặc để bảo vệ cho đất nước.
Nguyễn Tài Thư trong Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam cũng đã khẳng định:
“Nếu như nhập thế là một khuynh hướng tư tưởng của một học thuyết, một tôn
giáo chủ trương tham gia các hoạt động chính trị và giải quyết các vấn đề
chính trị xã hội thì Phật giáo không phải là một Tôn giáo nhập thế - trái lại
nó là tôn giáo xuất thế” [16, tr. 98]. Khác với các Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu
Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường, thiền phái Trúc Lâm Yên Tử của Đại
Việt mang đậm tinh thần nhập thế, điều đó cho thấy đạo Phật không phải là
đạo yếm thế, mà muốn tìm con đường giác ngộ không thể từ bỏ thế gian này
mà giác ngộ được. Với tinh thần Bồ tát đạo thì người con Phật càng phải dấn
thân vào cuộc sống, đồng sự với chúng sinh, vui với niềm vui của đất nước,
đau với nỗi đau của dân tộc, nhưng khi thanh bình thì vẫn trở về với cuộc
sống tu hành thoát tục.
Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam thì Phật giáo và dân tộc
luôn luôn song hành. Đó cũng là một nét văn hóa rất riêng của Việt Nam và
cũng là nét riêng của Phật giáo từ khi Đức Thích Ca khai sáng cho đến các vị
đệ tử truyền thừa trải qua bao nhiêu thời gian bao nhiêu không gian vẫn không
làm rơi một giọt máu nào mà ngược lại còn làm rạng danh cho dân tộc ấy.
Chính thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là một thiền phái đã mang những
đặc điểm ấy. Chúng ta là người Việt Nam học Phật, quyết không thể bỏ qua,
SVTH: Phạm Thị An
2
Lớp K35 - GDCD
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Vi Thái Lang
không thể không hiểu rõ về Phật giáo Việt Nam, trong đó thiền phái Trúc
Lâm Yên Tử là một của báu của dân tộc càng phải được tìm hiểu và phát huy.
Vậy nên, tác giả khóa luận đã chọn đề tài: “Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và
ảnh hưởng của nó đến đời sống người Việt ở thế kỷ XIII” làm khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Với tầm quan trọng của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử như vậy, nên cho
đến nay đã có khá nhiều công trình ở các cấp bậc, góc độ khác nhau: “Tìm
hiểu xã hội Việt Nam thời Lý - Trần” của Viện sử học (1981), Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội; “Thơ văn thời Lý -Trần”, tập 2 của Uỷ ban Khoa học Xã hội
(1977), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; “Cuộc kháng chiến chống Nguyên
Mông” của Hà Văn Tân, Phạm Thị Tâm (1968), Nxb Khoa học xã hội…
Ngoài ra còn một số bài báo về văn thơ, tư tưởng, tôn giáo, văn hóa, sử học,
khảo cổ học, dân tộc học… về thời Trần đã góp phần tạo nên khuôn mặt thời
ấy khá phong phú.
Nghiên cứu thiền phái Trúc Lâm Yên Tử còn được đề cập trong những
công trình về Phật giáo như cuốn “Lịch sử phật giáo Việt Nam” của Nguyễn
Tài Thư làm chủ biên (1988), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; “Việt Nam phật
giáo sử luận”, tập 1 của Nguyễn Lang (2000), Nxb văn học, Hà Nội; “Lược sử
phật giáo Việt Nam” (của Thích Minh Tuệ)…vv.
Ngoài ra phải kể đến những công trình nghiên cứu trực tiếp thiền phái
Trúc Lâm Yên Tử như: “Yên Tử non thiêng” (Sở văn hóa Quảng Ninh); “Non
thiêng Yên Tử” (NXB Văn hóa Thông tin 1994); “Yên Tử và thiền phái Trúc
Lâm” (Sở văn hóa Thông tin Quảng Ninh); “Tam tổ Trúc Lâm” của Thích
Thanh Từ;…
Nhìn chung, những công trình trên đã đề cập tới những khía cạnh khác
nhau của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử kể cả khía cạnh tư tưởng triết học. Tuy
SVTH: Phạm Thị An
3
Lớp K35 - GDCD
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Vi Thái Lang
nhiên do tính chất phức tạp của vấn đề những nghiên cứu trên chỉ mới dừng
lại ở những vấn đề chung, chưa có công trình nào đi sâu tìm hiểu về sự ảnh
hưởng của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đến đời sống của người Việt ở thế kỷ
XIII. Bởi vậy việc nghiên cứu đề tài này mong góp được phần nhỏ bé vào
việc nghiên cứu văn hóa Phật giáo Việt Nam thời Trần - thiền phái Trúc Lâm
Yên Tử và ảnh hưởng của nó đến sống của người Việt.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của khóa luận là vạch ra những đặc điểm độc đáo, đặc sắc của
Phật giáo thời Trần ở thế kỷ XIII, đặc biệt là thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Làm rõ sự ảnh hưởng của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử tới đời sống
người Việt ở thế kỷ XIII.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên khóa luận có những nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ của khóa luận là nghiên cứu sự ra đời và một số tư tưởng của
thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Phân tích một số ảnh hưởng của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử tới một số
lĩnh vực trong đời sống người Việt thế kỷ XIII.
Trên cơ sở đó đưa ra được một số ý nghĩa của việc nghiên cứu thiền phái
Trúc Lâm Yên Tử.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu về sự ra đời, người sáng lập cũng như những tư
tưởng cơ bản của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đến một số
lĩnh vực trong đời sống người Việt ở thế kỷ XIII.
SVTH: Phạm Thị An
4
Lớp K35 - GDCD
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Vi Thái Lang
4.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và ảnh hưởng của nó đến
đời sống người Việt là một đề tài rộng lớn. Do hạn chế về nhiều mặt, khóa
luận chỉ giới hạn là bước đầu chỉ ra vài nét về thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và
ảnh hưởng của nó đến đời sống người Việt ở thế kỷ XIII trên một số lĩnh vực
như chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Khóa luận dựa trên cơ sở, nền tảng thế giới quan và phương pháp luận duy
vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo.
Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo nói chung và
thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nói riêng, khóa luận còn dựa trên các công trình
nghiên cứu và các tài liệu khác nhau về thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Khóa luận được nghiên cứu theo phương pháp phân tích và tổng hợp,
logic và lịch sử, kết hợp với các phương pháp trừu tượng hóa, khái quát hóa.
6. Ý nghĩa khóa luận
Thông qua việc nghiên cứu một trường phái Phật giáo Việt Nam sẽ phần
nào giúp chúng ta hiểu tổ tiên chúng ta hơn, hiểu con người Việt Nam trong
lịch sử hơn. Từ đó giúp chúng ta trở về với cội nguồn một cách đích thực, trở
về với tinh hoa văn hóa của dân tộc. Đồng thời nghiên cứu thiền phái Trúc
Lâm Yên Tử còn giúp ta phần nào hiểu được bề sâu, bề dày của văn hóa Việt
Nam nói chung, đặc biệt là văn hóa Việt Nam đời Trần thời thịnh trị của Quốc
gia Đại Việt.
Ngoài ra khóa luận còn làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm
đến đề tài này.
7. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
còn gồm 2 chương, 6 tiết.
SVTH: Phạm Thị An
5
Lớp K35 - GDCD
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Vi Thái Lang
Chương 1
THIỀN PHÁI TRÚC LÂM YÊN TỬ
1.1. Sự ra đời của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
1.1.1. Bối cảnh lịch sử ra đời của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
* Hoàn cảnh chính trị
Ở triều Lý (1009 - 1225) cùng một lúc có ba phái thiền cùng tồn tại: Tỳ
Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường. Sau khi nước nhà giành
được độc lập về chính trị, kinh tế, giành được độc lập về chủ quyền lãnh thổ,
Nhà Lý muốn có sự độc lập về văn hóa, tư tưởng. Trong khi đó vào thời kỳ
này đạo Phật là hệ thống tư tưởng chủ đạo, hệ tư tưởng chính thống của nước
nhà. “Nhưng trong phật giáo về mặt tông phái lại chia năm xẻ bẩy, trái với xu
hướng tập trung thống nhất lúc bấy giờ. Trong những thiền phái với những
màu sắc khác nhau cùng tồn tại lại thấy nổi trội hơn là thiền phái Tỳ Ni Đà
Lưu Chi ngả về văn hóa Ấn Độ, còn thiền phái Vô Ngôn Thông nghiêng về
văn hóa Trung” [5, tr. 50].Cả hai thiền phái đó điều đóng vai trò của một hệ
tư tưởng chủ đạo của một đất nước độc lập. Có lẽ chính vì vậy mà trường phái
Thảo Đường xuất hiện. Hiện nay về trường phái này vẫn còn nhiều vấn đề
tranh luận, song một điều có thể nói rằng trường phái này là sự kết hợp thiền,
nho và tịnh, nó nghiêng về khuynh hướng trí thức, bác học, quan lại.
Nhà Lý đổ, nhà Trần lên (1226 - 1399). Nhà Trần không muốn dính
dáng với các quá khứ kể cả con người lẫn hệ tư tưởng, ở đây về hệ tư tưởng
nhà Trần không thể phủ định sạch trơn các tư tưởng đã có ở thời Lý. Với học
thuyết Trần Thái Tông được trình bày trong tác phẩm nổi tiếng Khóa hư lục
[14, tr. 62 - 67], đã tạo nên một hệ tư tưởng mới của nhà Trần.
Nhưng chẳng bao lâu sau khi thành lập triều đại, quân Nguyên Mông
xâm phạm bờ cõi, bởi vậy vấn đề này đành phải tạm gác lại, sau ba cuộc
kháng chiến thắng lợi, khí thế đánh giặc ấy trỗi dậy mạnh mẽ chưa từng thấy,
SVTH: Phạm Thị An
6
Lớp K35 - GDCD
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Vi Thái Lang
tinh thần dân tộc độc lập tự cường được thổi bằng một luồng sinh khí mới, bởi
vậy nhiệm vụ trước kia đáng lẽ đã phải làm, thì nay được đặt ra một cách cấp
bách gay gắt hơn bao giờ hết. Trần Nhân Tông (1258 - 1308) đã đứng ra đảm
nhiệm trọng trách này. Sau khi giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến cuối
cùng vào năm 1288, năm năm sau, tức vào năm 1923 ông đã nhường ngôi cho
con và đi chu du khắp thiên hạ, học hỏi đạo Phật. Theo Đại Việt sử ký toàn
thư, năm 1294, Nhân Tông đến Vũ Lâm (Ninh Bình) vào chơi hang đá và đến
tháng 8 - 1299, Nhân Tông mới thực sự vào Yên Tử tu khổ hạnh. Kết hợp nhu
cầu nội tại với nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn xã hội, đất nước, nhu cầu chính
trị của Đại Việt cuối thế XIII, Nhân Tông đã lên núi thành lập thiền phái Trúc
Lâm Yên Tử.
*Hoàn cảnh kinh tế - xã hội
Thực chất chế độ kinh tế thời Lý và thời Trần không có gì khác về căn
bản, bởi lẽ đất đai vẫn thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Nói thế không có gì
khác với triều Lý. Như ta đã biết, cuối triều Lý sự xuất hiện sở hữu tư nhân về
đất đai đã hình thành một cách tự phát. Nhưng đến đầu triều Trần, nhà nước
cho phép bán ruộng công thành ruộng tư. Như vậy ruộng đất đã biến thành
hàng hóa. Điều đó kích thích tầng lớp quý tộc đẩy mạnh khai khẩn đất hoang,
đắp đê lấn biển, mua bán, cướp đoạt ruộng đất.
Chính vì ruộng đất đã trở thành hàng hóa nên việc tranh nhau ruộng đất
đã trở thành những công việc thường nhật. Trong tình hình như vậy giai cấp
quý tộc nhà Trần, một số đã trở nên tham lam, tích của, thích làm giàu. Việc
sở hữu tư nhân về ruộng đất trong suốt chiều dài lịch sử của triều Trần ngày
càng tăng, ngày càng trở nên phổ biến, chính những biến đổi kinh tế, xã hội
triều Trần đã tạo nên những biến đổi trong kết cấu giai cấp xã hội của triều
đại này.
Cùng với sự phát triển của triều đại nhà Trần, giai cấp quý tộc đã có sự
phân hóa, một bên là tôn thất nhà vua có thế lực, có sản nghiệp, có khuynh
SVTH: Phạm Thị An
7
Lớp K35 - GDCD
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Vi Thái Lang
hướng ủng hộ Phật giáo và một bên là ngoại tộc đi lên bằng tài năng trí tuệ.
Mâu thuẫn này biểu hiện bằng tư tưởng, một bên ủng hộ, đề cao Phật giáo,
một bên lại đề cao Nho giáo.
Ở bia Sùng Nghiêm (Bắc Giang), Trương Hán Siêu viết rằng ngoài Nho
giáo ra, tất cả (kể cả Phật) điều là dị giáo, dị đoan: “Dị đoan đáng phải truất
bỏ, thánh đạo nên được phục hưng. Làm sĩ đại phu, không phải đạo Nghiêu
Thuấn thì không trình bày, không phải đạo Khổng Mạnh thì không trước
thuật. Thế mà cứ bo bo lải nhải, chuyện phật ta định lừa dối ai đây” (9, tr.
134 - 135).
Trái với tình hình trên, những người ủng hộ Phật giáo, ngay thời kỳ Pháp
Loa, thời kỳ mà quý tộc tôn thất nhà Trần đua nhau xuất gia hay thụ giới tại
gia như Anh Tông, Minh Tông, Hoàng Thái Hậu Tuyên Từ (vợ của Nhân
Tông),…Nhờ sự giúp đỡ của giới quý tộc này mà thế lực kinh tế của Phật
giáo Trúc Lâm rất lớn. Đứng trước mâu thuẫn ngày càng tăng như vậy, những
vị vua anh minh của Nhà Trần đã điều hòa được trong thực tế cũng như trong
tư tưởng. Việc phê phán những sự thái quá, việc không đi vào những vấn đề
lý luận cao siêu của dân tộc, đất nước được trình bày khá rõ trong tư tưởng
của Trúc Lâm Yên Tử.
*Hoàn cảnh văn hóa
Về văn hóa, Việt Nam thuộc bán đảo Đông Dương, gần hai quốc gia
khổng lồ không chỉ về lãnh thổ, mà cả về văn hóa là Trung Quốc và Ấn Độ.
Bởi vậy, văn hóa vùng này nói chung là có nhiều ảnh hưởng và mang tính chất
của hai nền văn hóa Ấn - Trung. Tùy từng miền, từng vùng, từng nơi, từng lúc
mà màu sắc Ấn - Trung có sự thay đổi…Chẳng hạn, miền Nam Việt Nam thì
ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ rõ nét hơn, còn miền Bắc Việt Nam vào thời Lê
- Nguyễn thì ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa sâu đậm hơn. Trong thời kỳ
Bắc thuộc để chống lại sự đồng hóa về mặt văn hóa từ phía Trung Hoa, dân
Việt Nam đã dương cao văn hóa Ấn Độ mà đại diện là Phật giáo.
SVTH: Phạm Thị An
8
Lớp K35 - GDCD
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Vi Thái Lang
Kế tiếp văn hóa thời Lý, năm 1227 nhà Trần cho tổ chức thi Tam giáo.
Năm 1230 cuốn “Quốc triều thống thế” và “Quốc triều thường lễ” bắt đầu
được soạn. Năm 1341, vua sai Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn biên
soạn bộ “Hoàng triều đại điển” và khảo soạn bộ “Hình thư” để ban hành.
Phật giáo đã được nhà Trần và dân chúng ủng hộ. Năm 1231, Thái Tông
xuống chiếu trong nước hễ chỗ nào có đình trạm đều phải đắp tượng Phật để thờ.
Năm 1295, vua Anh Tông sai Trần Khắc Dụng, Phạm Thảo theo sứ sang
Nguyên nhận Đại tạng kinh đem về ở phủ Thiên Trường in bản phó để lưu hành.
Công việc in dịch kinh về sau có lẽ do Pháp Loa đảm nhiệm. Năm 1299 Thượng
hoàng Nhân Tông vào núi Yên Tử lập nên thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Về Nho giáo, trước đó, năm 1253, nhà nước đã lập Quốc học viện, đắp
tượng Khổng Tử, Chu Công và Mạnh Tử, vẽ tranh thất thập nhị hiền để thờ.
Nhưng có lẽ Nho giáo thời Trần vẫn chưa phát triển mạnh.
Nói về văn hóa thời Trần, chúng ta không thể bỏ qua một điểm khá đặc
biệt, đó là sự xuất hiện chữ Quốc ngữ (chữ Nôm), bắt đầu từ Hàn Thuyên năm
1282. Đây là một cuộc cách mạng thực sự trong văn hóa và ngôn ngữ nói
riêng. Cùng với việc phê phán những bắt chước phong tục tập quán phương
Bắc, nó chứng tỏ ý thức độc lập, tự cường của Đại Việt thế kỷ XIII. Đến lượt
mình cái đó đòi hỏi cần có một ý thức hệ độc lập tương ứng. Chính vì vậy mà
thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ra đời.
1.1.2. Vài nét về Trần Nhân Tông - vị vua sáng lập ra thiền phái Trúc
Lâm Yên Tử
Trần Nhân Tông là con trưởng của Trần Thánh Tông, thân mẫu là
Nguyên Khánh Thiên Cảm hoàng thái hậu, là Sơ Tổ phái thiền Trúc Lâm.
Ngài tên là Trần Khâm, sinh ngày 11 tháng 11 năm Mậu Ngọ (1258). Vua tuy
ở địa vị sang cao mà tâm hâm mộ thiền tông từ thuở nhỏ. Năm 16 tuổi (1274 )
được lập Hoàng thái tử, ngài cố từ chối để nhường lập cho em mà vua cha
SVTH: Phạm Thị An
9
Lớp K35 - GDCD
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Vi Thái Lang
không chấp nhận. Vua cha cưới trưởng nữ của Nguyên Từ Quốc Mẫu cho
ngài, tức là Khâm Từ thái hậu sau này. Mặc dù sống trong cảnh vui hoà hạnh
phúc ấy mà tâm ngài vẫn thích đi tu. Một hôm vào lúc giữa đêm, ngài trèo
thành trốn đi, định vào núi Yên Tử. Đến chùa Tháp ở núi Đông Cứu thì trời
vừa sáng, trong người mệt nhọc quá ngài bèn vào nằm nghỉ trong tháp. Vị sư
trụ trì ở đây thấy ngài tướng mạo khác thường, liền làm cơm thiết đãi. Vua
cha hay tin, sai các quan đi, tìm thấy, ngài bất đắc dĩ phải trở về.
Năm 21 tuổi (1279 ), Trần Nhân Tông lên ngôi Hoàng đế. Tuy ở địa vị
cửu trùng mà ngài vẫn giữ mình thanh tịnh để tu tập. Thường ngày, ngài đến
chùa Tư Phước trong đại nội tu tập. Vua rất thông minh hiếu học, đọc hết các
sách vở, suốt thông nội điển (kinh Phật giáo ) và ngoại điển (sách đời). Những
khi nhàn rỗi, ngài mời các vị thiền sư khác bàn giải về thiền tông, tham học
thiền với Tuệ Trung Thượng Sĩ, thâm đắc đến chỗ thiền tủy. Vua tôn thờ Tuệ
Trung Thượng Sĩ làm thầy và hết lòng trọng đãi. Ngài nhập tư tưởng thiền, lại
có một tâm hồn nghệ sĩ và khí tiết hào hùng trong việc trị nước an dân. Trần
Nhân Tông là vị vua anh minh đức độ, lại là anh hùng của dân tộc. Tất cả
những đức tính cao cả, trí tuệ, từ bi, bình đẳng, uy dũng đều kết tinh trong con
người của ngài. Nhà vua luôn lấy đức trị dân, trong nước trên thuận dưới hòa,
lấy ý dân làm nền tảng xây dựng nước nhà, vui trong niềm vui của dân tộc.
Năm Quý Tỵ (1293), vua nhường ngôi lại cho con là Trần Anh Tông, lên
làm thái Thượng hoàng. Ở ngôi Thái thượng hoàng để chỉ dạy cho con được
sáu năm, vua sắp đặt việc xuất gia. Đến tháng mười năm Kỷ Hợi (1299), ngài
xuất gia vào tu ở núi Yên Tử. Ở đây, người chuyên cần tu tập theo hạnh đầu
đà (khổ hạnh) lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà (sau này ngài đổi hiệu là
Trúc Lâm Đầu Đà). Trần Nhân Tông là người truyền thừa chính thức của phái
Yên Tử, thuộc hệ thứ sáu, tiếp nối vị Tổ thứ năm là ngài Huệ Tuệ. Ngài là
người sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Trần Nhân Tông viên tịch tại
SVTH: Phạm Thị An
10
Lớp K35 - GDCD
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Vi Thái Lang
am Ngọc Vân núi Yên Tử, nhằm ngày mồng một tháng mười năm Hưng Long
thứ 16 (1308), thọ 51 tuổi.
1.2. Những tư tưởng cơ bản của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
1.2.1. Tôn chỉ của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
Bất cứ thiền phái nào cũng điều theo đuổi mục đích kiến tánh thành Phật,
thiền phái Trúc Lâm Yên Tử cũng vậy. Song điểm khác biệt ở đây là, quan
điểm Phật tại tâm của thiền phái. Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử cho rằng, bất
cứ ai cũng có thể trở thành Phật ngay giữa cuộc đời trần thế này, không phân
biệt tại gia hay xuất gia, không phân chia đại ẩn hay tiểu ẩn, tùy vào thành
phần xã hội, tuỳ khả năng mà thể hiện đời sống của mình ở giữa đời.
Quan điểm trên được Sơ tổ Trúc Lâm nêu lên trong bốn câu kệ kết thúc
của bài Cư Trần Lạc Đạo Phú, mà đồng thời đó cũng là tôn chỉ của thiền phái
Trúc Lâm như sau:
“Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mích
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền”
Dịch thơ:
“Ở đời vui đạo hãy tùy duyên,
Đói cứ ăn đi mệt ngủ liền.
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm,
Đối cảnh vô tâm, chớ hỏi thiền” [15, tr. 505].
(Cư Trần Lạc Đạo Phú, hội thứ mười)
Từ bài kệ trên, Đoàn Thị Thu Vân trong bài “Tuệ Trung Thượng Sĩ và
Thiền Phong Đời Trần” đưa ra bốn điểm sau, mà theo tác giả bài viết là tôn
chỉ của Sơ tổ và cũng là tư tưởng nhất quán của thiền phái:
“- Hãy nên sống hòa mình với đời, không câu chấp.
SVTH: Phạm Thị An
11
Lớp K35 - GDCD
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Vi Thái Lang
- Hành động tuỳ duyên, tức làm việc cần làm, đúng lúc phải làm, và
không trái quy luật tự nhiên.
- Tự tin vào mình, trở về khơi dậy tiềm lực của chính mình, không tìm
cầu tha lực.
- Không nô lệ vào bất cứ cái gì, dù là Thiền hay Phật” [18, tr. 23 24].
Đường lối nhập thế tích cực cũng đã được Sơ tổ nêu ra: “Trần tục mà
nên, phúc ấy càng yêu hết sức, Sơn lâm chẳng cốc, họa kia thực cả đồ
công.” Đường lối này cho thấy vấn đề là con người cần giác ngộ, cần có đức
hạnh để giúp đời thì mới đáng ca ngợi, chạy vào rừng sâu ẩn náu mà không
tỉnh thức, không làm được gì lợi ích cho đời thì cũng chẳng có giá trị gì.
Chính chủ trương như thế nên sau khi đi xuất gia, Trần Nhân Tông vẫn
tiếp tục lo cho dân cho nước chứ không phải vào rừng tu tĩnh mịch như một
số người đã cố tình hiểu sai. Bằng chứng là vua đã sang Chiêm Thành với ý
nguyện xây dựng một nền hòa bình Chiêm - Việt lâu dài. Trong mục đích
thiết lập tình hữu nghị để làm nền tảng cho nền hòa bình đó, vua đã hứa gả
công chúa Huyền Trân cho vua Chế Mân và bù lại vua Chế Mân đã hiến hai
châu Ô Mã và Việt Lý cho Đại Việt. Đến 1307 hai châu này được đổi thành
hai châu Thuận và Hóa. Vua cũng ngăn chặn việc phong tước quá nhiều của
vua Anh Tông. Nói chung, mọi công việc của triều chính liên quan đến vận
mệnh quốc gia và cuộc sống nhân dân đều có sự chỉ đạo của Trần Nhân Tông.
1.2.2. Hệ thống giáo lý của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
* Chủ trương của thiền phái
Chủ trương của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử thể hiện qua khuynh hướng
nhập thế trong tư tưởng Phật giáo Trần Nhân Tông.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, xuất thế là “lánh đời, lui vào ở ẩn hoặc đi
tu, không tham gia hoạt động xã hội nữa” [21, tr.195] còn nhập thế là “gánh
vác việc đời, không xa lánh cõi đời” [21, tr.143]. Trước nay, nhiều người vẫn
SVTH: Phạm Thị An
12
Lớp K35 - GDCD
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Vi Thái Lang
định kiến rằng Phật giáo là một tôn giáo xuất thế, bởi bản thân Phật giáo
không chủ trương tham gia và giải quyết các vấn đề chính trị - xã hội, mà
dành công việc đó cho các các tôn giáo khác. Ra đời trong một xã hội phân
biệt đẳng cấp khắc nghiệt với những đau thương, hờn tủi, nước mắt chúng
sinh nhiều hơn biển cả, song con đường giải thoát của Phật giáo không phải là
hoạt động thực tiễn nhằm cải tạo tình trạng hiện tồn mà là tu luyện để đạt tới
cảnh giới niết bàn, không còn vui - buồn, sướng - khổ.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, trong quá trình phát triển của mình, không phải
lúc nào Phật giáo cũng xa lánh cõi đời, không liên quan tới các vấn đề chính
trị - xã hội. Sự nhập thế của Phật giáo đã được minh chứng bằng nhiều hoạt
động mang đầy tính nhân văn và có ý nghĩa thiết thực. Trong thời kỳ Lý Trần, vai trò của Phật giáo đã thật sự tỏa sáng, gắn bó chặt chẽ với vận mệnh
của dân tộc, với những thành tựu văn hóa rực rỡ và chiến công giữ nước oanh
liệt. Thời kỳ đó, cũng có nhiều vị vua hướng mình theo Phật, xuất gia và trở
thành các bậc chân tu; nổi bật lên là vua Trần Nhân Tông - vị tổ thứ nhất của
thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Là một đấng minh quân, rồi là một thiền sư,
Trần Nhân Tông đã “gắn đạo và đời”, đưa Phật giáo tham gia vào đời sống xã
hội, trở thành ngọn cờ tư tưởng cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Đến thời Trần Nhân Tông, “Ngài lại chủ trương xây dựng hệ thống giáo
lý Thiền - Giáo song hành” [12, tr. 272] để tính nhập thế được vận dụng tích
cực trong đời sống đạo nhằm tạo ra một đời sống hạnh phúc cho dân chúng.
Chủ trương của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là đào tạo ra những mẫu người
dân Phật tử kế thừa tông phong được giáo dục toàn diện mới đáp ứng nhu cầu
lịch sử đặt ra. Đó là xây dựng và phát triển Đại Việt trở nên hùng cường thì
Phật giáo mới hưng thịnh. Khi đất nước chưa có hệ thống giáo dục đào tạo
theo trường lớp, thì nhà chùa trở thành nhà trường, nơi đó dạy đủ các môn
học mà con người cần học.
SVTH: Phạm Thị An
13
Lớp K35 - GDCD
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Vi Thái Lang
Một người Phật tử không chỉ thông thạo kinh điển nhà Phật mà còn phải
học những môn khác nữa mới đủ tri thức vận dụng thực tiễn các nhu cầu con
người đặt ra. Bên cạnh đó còn sử dụng Nho giáo như là một công cụ phục vụ
lợi ích quốc gia và Phật giáo.
Trần Nhân Nhân Tông dặn dò Đệ Nhị tổ mở rộng việc học bên trong và
bên ngoài Phật giáo là nhằm thực hiện xã hội hóa giáo dục, nâng cao trình độ
dân trí sau này. Tôn ý của Sơ tổ muốn Pháp Loa đủ kiến thức nội và ngoại
điển để đào tạo ra những người thừa kế thiền phái đủ sức gánh vác các Phật
sự khác nhau của đạo cũng như đời. Nếu không, thì Phật giáo chỉ biết đào tạo
cho xã hội những con người chuyên tu hành và làm các công việc khác xung
quanh khuôn viên nhà chùa mà không tham gia hoạt động gì cả cho xã hội.
Tư tưởng Phật giáo của Trần Nhân Tông được hình thành từ sự phản ánh
hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ. Quân Nguyên Mông liên tục sách nhiễu và gây
sự hòng tìm cớ tiến công xâm lược, mối hiểm họa mất nước như lưỡi gươm
của thần Hades treo lơ lửng trên đầu nhân dân Đại Việt. Mô tả điều này, Trần
Hưng Đạo đã viết: “Thấy sứ giặc qua lại, nghênh ngang ngoài đường, khua
tấc lưỡi cú vọ mà làm nhục triều đình, lấy cái thân chó dê mà ngạo mạn tể
tướng, thác lệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để thỏa lòng tham vô cùng; giả
danh Vân Nam Vương mà đòi bạc vàng để kiệt của kho có hạn! Ví như ném
thịt cho hổ đói, thế nào mà khỏi mối lo sau” [9, tr. 554 - 555]. Từ thực tế đó,
tư tưởng Phật giáo của Trần Nhân Tông đã thể hiện khát vọng cứu nhân độ
thế, giải thoát chúng sinh bằng hành động bảo vệ vững chắc nền độc lập của
Tổ quốc, tránh cho nhân dân khỏi cảnh cửa nát, nhà tan, lầm than, đau khổ.
Trần Nhân Tông chủ trương tìm Phật ngay trong cuộc sống hiện tại, sống
giữa đời mà vui với đạo (Cư trần lạc đạo). Mấu chốt của vấn đề ở đây là
“chân lý giải thoát”, mà chân lý ấy tồn tại ở khắp mọi nơi, nhất là trong cuộc
đời trần tục. Cái tính sáng mà con người hằng mong mỏi nằm chính trong con
SVTH: Phạm Thị An
14
Lớp K35 - GDCD
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Vi Thái Lang
người, trong thế giới trần tục cho nên con người trần tục muốn đạt đến cái
nằm trong thế giới trần tục tốt nhất nên bằng con đường trần tục, khi đó giá trị
của sự giải thoát còn tăng lên gấp nhiều lần.
Dù ở nơi trần tục trên ngôi cao chín bệ hay ở đỉnh Yên Tử với cuộc sống
thanh tao, đạm bạc, nhưng tư tưởng và hành động của Trần Nhân Tông đều
thể hiện khuynh hướng nhập thế hết sức tích cực. Cuộc đời của ông là ngọn
đèn Thiền sáng nhất soi lối cho chúng sinh tới bến bờ giác ngộ, vì bất kể tăng
hay tục, đời hay đạo, chẳng câu nệ hình thức, chỉ cần có tấm lòng hướng
thiện, vì dân vì nước thì sẽ tìm ra chân lý giải thoát.
Tóm lại, Trúc Lâm Yên Tử chủ trương muốn hiểu rõ tâm phải ngồi thiền.
Ngồi thiền để tĩnh tâm, ngăn ác hướng thiện. Trúc Lâm không chọn con
đường “Quán bích toạ thiền” mà chủ trương “Niệm Phật, thụ giới và toạ
Thiền”. Niệm Phật là cách tự giáo dục, tự ức chế để giữ miệng và tâm thanh
tịnh. Thụ giới là cách răn giữ bản thân theo giới luật nhằm để cho thân trong
sạch và không làm điều ác. Niệm Phật, thụ giới, toạ thiền là cách giữ cho
thân, khẩu, tâm của người học đạo không thể làm, nói, nghĩ đến điều ác. Điều
ác không sinh tức điều thiện phát khởi. Có lẽ ví thế mà Trần Thái Tông
soạn Khoá hư lục để người tu Phật tụng niệm. Khoá hư lục còn trình bày về
năm giới răn của Phật mà người tu hành phải triệt để tuân theo. Có điều, qua
việc trình bày giới luật, Trúc Lâm đã biến nó thành những bài học luân lý hơn
là giáo lý nhà Phật, với mục đích nhằm bình ổn trật xã hội lúc bấy giờ. Khoá
hư lục khuyên răn con người không được tham lam của cải, sắc đẹp, rượu
nồng, thịt béo, công danh phú quý. Do lòng tham đó mà dẫn dắt người ta đi
đến trộm cướp, bè phái, khinh vua, ghét cha, nhạo Tăng, chửi Phật… Khoá hư
lục còn kêu gọi con người nên làm việc thiện, bố thí cho kẻ nghèo, thương
yêu người khác, tôn trọng phép nước, kính cha thờ vua… Đây chính là cốt lõi
nhập thế của đạo Thiền Trúc Lâm.
SVTH: Phạm Thị An
15
Lớp K35 - GDCD
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Vi Thái Lang
* Giáo lý của thiền phái
Muốn thể hiện tính nhập thể tích cực vào đời sống, nhằm mang lại những
lợi ích thiết thực cho xã hội, thiền phái cần phải có hệ thống lí luận vững
vàng. Chính vì thế mà Trần Nhân Tông đã chủ trương Thiền - Giáo song
hành. Thiền phái không từ bỏ kinh điển, càng không tập trung vào việc tham
cứu cộng án, thoại đầu, mà chú trọng đến việc học tập diễn giải kinh điển,
xem như một bộ phận trọng yếu của sinh hoạt thiền môn. Trong việc học tập,
diễn giải kinh điển thì ba bộ kinh Pháp Hoa, Niết Bàn và Hoa Nghiêm được
chú trọng nhiều nhất. Bên cạnh đó, thiền phái cũng chủ trương học tập ngoại
điển nhằm tạo ra những con người có trình độ hiểu biết toàn diện mới có thể
đáp ứng nhu cầu của thời đại.
Trong bài Nhận định những ưu khuyết của thiền phái Trúc Lâm Yên
Tử, Hòa thượng Thanh Từ có phát biểu như sau: “Thiền phái Trúc Lâm không
cực đoan như mộ số thiền phái Trung Hoa. Những thiền phái cực đoan cho
rằng người thiền không được giảng học kinh điển vì lẽ làm tăng kiến giải, trở
ngại ngộ đạo. Trái lại thiền phái Trúc Lâm vừa tu thiền vừa học kinh điển”
[17, tr. 58].
Việc học tập, giảng giải kinh điển như thế đã được nâng lên thành hệ
thống của thiền phái. Trong đó, kinh Hoa Nghiêm đặc biệt được chú trọng.
Bởi lẽ kinh Hoa Nghiêm được xem là tư tưởng xung yếu của thiền phái. Bài
kệ thị tịch của Trần Nhân Tông gồm năm câu thì trong đó bốn câu đều rút
trực tiếp từ kinh Hoa Nghiêm:
“Nhất thiết pháp bất sanh
Nhất thiết pháp bất diệt
Nhược năng như thị giải
Chư Phật thường hiện tiền
Hà khứ lai chi hữu.”
SVTH: Phạm Thị An
16
Lớp K35 - GDCD
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Vi Thái Lang
Dịch thơ:
“Tất cả pháp chẳng sinh
Tất cả pháp chẳng diệt.
Nếu hay hiểu như thế
Chư Phật thường hiện tiền
Nào có đến đi gì” [11, tr. 98].
Tư tưởng Hoa Nghiêm trở thành nguồn suối cho tư tưởng Phật giáo Lý Trần, là lý thuyết phổ quát cho những người lãnh đạo quốc gia nhìn về đất
nước mình, xã hội mình trong tương quan với đất nước xã hội khác cùng thời,
đỉnh cao là sự ra đời của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Tư tưởng kinh Hoa
Nghiêm như thế càng làm rõ thêm tư tưởng Cư trần lạc đạo của Trần Nhân
Tông, tạo nên nếp sống mới trong sinh hoạt Phật giáo Việt Nam. Phật giáo
Việt Nam dưới sự lãnh đạo thống nhất của thiền phái Trúc lâm Yên Tử đã hoà
nhập vào mọi sinh hoạt đời sống dân tộc và tạo nên thời đại vàng son nhất của
lịch sử dân tộc.
* Tín đồ và Nghi lễ truyền thừa
Chưa bao giờ trong lịch sử Phật giáo, số lượng tín đồ Phật tử trở thành
thành viên thiền phái Trúc Lâm đông đảo như vậy. “Tính đến năm 1329, số
Tăng sĩ đã được xuất gia trong những giới đàn do Giáo hội Nhất Tông (Trúc
Lâm) tổ chức dưới quyền lãnh đạo của Pháp Loa là trên 15.000 vị” [3, tr. 45].
Các nghi lễ truyền thọ Tỳ kheo, Bồ tát, Tam quy Ngũ giới cho các vị
Hoàng tộc, Phật tử tại gia được tổ chức thường xuyên. Các buổi khóa niệm
cầu an, cầu siêu chẩn tế cũng được tổ chức, gọi là “Diệm khẩu thí pháp hội”,
có nghĩa là đại hội Phật pháp để bố thí cho loài quỷ đói. Pháp này bày ra để
thực hiện giáo nghĩa từ bi, lợi lạc quần sinh. Có thể nói từ khi tổ chức Giáo
hội Nhất Tông này chính thức đi vào hoạt động trở về sau thì Phật giáo Việt
Nam bấy giờ đã trở thành lực lượng tôn giáo hùng mạnh yểm trợ cho triều đại
nhà Trần thiết lập một nền độc lập hòa bình cho cả dân tộc.
SVTH: Phạm Thị An
17
Lớp K35 - GDCD
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Vi Thái Lang
Sau đời Trần, Phật giáo Việt Nam tiếp tục song hành cùng dân tộc trong
sự nghiệp giữ nước và phát triển đất nước. Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện
nay tiếp tục thừa kế truyền thống và phát huy sức mạnh nội tại “thống nhất
lãnh đạo và tổ chức, thống nhất ý chí và hành động” để cùng dân tộc Việt
Nam xây dựng một đời sống hạnh phúc an lành và thịnh vượng.
1.2.3. Sự Truyền thừa của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
1. Đối với thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, thì Trúc Lâm Điều Ngự- Trần
Nhân Tông là đệ nhất Tổ, nhưng tính theo hệ thống truyền thừa của Yên Tử
phải kể từ Thiền sư Hiện Quang là Tổ ban đầu. Sư là người khai sơn chùa Vân
Yên (chùa Hoa Yên như ngày nay). Vốn là đệ tử của Thiền sư Thường Chiếu,
dòng Vô Ngôn Thông, nhưng tỏ ngộ nơi Thiền sư Trí Thông chùa Thánh Quả.
2. Thiền sư Viên Chứng, cũng gọi là Quốc Sư Trúc Lâm, người đã từng
đón tiếp vua Trần Thái Tông tìm lên Yên Tử năm 1236.
3. Quốc sư Đại Đăng, người đã tiếp nhận thêm dòng thiền Lâm Tế từ
Thiền sư Thiên Phong người Trung Hoa tại kinh đô Thăng Long và là thầy
của vua Trần Thánh Tông.
4. Thiền sư Tiêu Dao, là Thầy của Thượng Sĩ Tuệ Trung, cũng gọi là Đại
Sư Phúc Đường, vì sư ở Tinh xá Phúc Đường mà Thượng sĩ Tuệ Trung có bài
thơ tựa “Thượng Phúc Đường Tiêu Dao Thiền Sư”.
5. Thiền sư Huệ Tuệ, theo Việt Nam Phật giáo Sử Luận của Nguyễn
Lang cho là sư vốn làm Hoà thượng Đường đầu truyền giới pháp cho vua
Trần Nhân Tông khi vua xuất gia.
6. Trúc Lâm Đại Đầu đà - Trần Nhân Tông, theo hệ thống truyền thừa
của Yên Tử, Ngài thuộc hàng thứ sáu, nhưng là người khai sáng ra dòng
Thiền Trúc Lâm của Đại Việt nên là Sơ Tổ.
Theo sách Đại Nam Thiền Uyển Truyền Đăng Tập Lục, của Hòa thượng
Phúc Điền, hệ thống truyền thừa của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được tiếp
nối qua các vị sau:
SVTH: Phạm Thị An
18
Lớp K35 - GDCD
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Vi Thái Lang
7. Tổ sư Pháp Loa.
8. Tổ sư Huyền Quang.
9. Quốc sư An Tâm.
10. Quốc sư Phù Vân Tĩnh Lự.
11. Quốc sư Vô Trước.
12. Quốc sư Quốc Nhất.
13. Tổ sư Viên Minh.
14. Tổ sư Đạo Huệ.
15. Tổ sư Viên Ngộ.
16. Quốc sư Tổng Trì.
17. Quốc sư Khuê Thám.
18. Quốc sư Sơn Đằng.
19. Đại sư Hương Sơn.
20. Quốc sư Trí Dung.
21. Tổ sư Tuệ Quang.
22. Tổ sư Chân Trú.
23. Đại sư Vô Phiền. [3, tr. 89]
Danh sách này được Thiền sư Tuệ Nhãn lược dẫn trong phần đầu của bia
ký tháp Giao Quang thờ Thiền sư Tính Đường hiệu Tuệ Cự ngay bên phải
cổng chùa Lân - Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử: “Núi Yên Tử Sơ Tổ Hiện
Quang đến Trúc Lâm Viên Chứng trải qua tới Trần Triều Tam Tổ, lần lượt
tiếp nối nhau, danh chép truyền đăng phần nhiều khó nêu ra hết. Trong lý ẩn
hiện đến Tổ Sư Tuệ Quang trung hưng rộng lớn, Phật pháp thịnh hành, danh
lam thắng cảnh, Tuệ Nguyệt sáng mãi, Tuệ Đăng chiếu khắp cho đến Tuệ
Cự…” [8, tr. 78].
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được một vị vua nhà Trần sáng lập, được
xem là dạng Phật giáo chính thức của Đại Việt thời đó nên có liên quan mật
SVTH: Phạm Thị An
19
Lớp K35 - GDCD
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: TS. Vi Thái Lang
thiết đến triều đại nhà Trần, phải chịu một hoàn cảnh mai một sau khi triều đại
này suy tàn. Vì vậy, sau ba vị Tổ là Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông sơ
tổ Trúc Lâm truyền thừa cho Pháp Loa là đệ nhị tổ, đến Huyền Quang đệ tam
tổ, sau đó hệ thống truyền thừa của phái này không còn rõ ràng, nhưng có lẽ
không bị gián đoạn bởi vì đến thời kì Trịnh - Nguyễn phân tranh (1600 - 1700),
người ta lại thấy xuất hiện những vị Thiền sư của Trúc Lâm Yên Tử như Viên
Cảnh Lục Hồ, Viên Khoan Đại Thâm và nổi bật nhất là Thiền sư Minh Châu
Hương Hải.
Sau một thời gian ẩn dật, dòng thiền này sản sinh ra một vị Thiền sư xuất
sắc là Hương Hải, người đã phục hưng tông phong Trúc Lâm. Trong thế kỉ
thứ 17 - 18, thiền phái này được hoà nhập vào tông Lâm Tế và vị Thiền sư
xuất sắc cuối cùng là Chân Nguyên Huệ Đăng.
Dòng thiền Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông thành lập như thế đã được
kế thừa từ đó cho đến ít nhất là thế kỷ XIX.
SVTH: Phạm Thị An
20
Lớp K35 - GDCD