Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án tiếng việt 5 tuần 24 bài ôn tập tả đồ vật2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.14 KB, 3 trang )

Giáo án tiếng việt lớp 5

TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Lập được dàn ý bài văn miêu tả đồ vật.
- Trình bày bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý đã lập một cách rõ ràng, đúng
ý.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Ảnh chụp một số vật dụng
- 3 bảng phụ cho 3 học sinh lập dàn ý.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
GV

HS

1. KT bài cũ
- Mời học sinh đọc đoạn văn tả hình dáng, công dụng
của một đồ vật gần gũi.

- HS đọc.

- Gv nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:

30’

-Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
-Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài tập 1:


a) Chọn đề bài:

Bài tập 1: Lập dàn ý miêu tả một trong các đồ vật sau
đây:

- Mời 1 học sinh đọc 5 đề bài trong SGK.

a) Quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai.

- GV gợi ý: Các em cần chọn trong 5 đề văn đã cho 1
đề phù hợp với mình. Có thể chọn tả quyển sách Tiếng
Việt lớp 5, tập 2 (hoặc chiếc đồng hồ báo thức); có thể
chọn tả đồ vật trong nhà em yêu thích (cái ti vi, bếp ga,
giá sách, lọ hoa, bàn học…) ; một đồ vật hoặc món quà

b) Cái đồng hồ báo thức.
c) Một đồ vật trong nhà mà em yêu thích.
d) Một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.


có ý nghĩa sâu sắc với em, …
b) Lập dàn ý:

e) Một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền
thống mà em đã có dịp quan sát.

- Mời 1 học sinh đọc gợi ý 1 trong SGK.
- Mời học sinh nói đề bài mình chọn.
- YC học sinh dựa vào gợi ý 1 viết dàn ý ra giấy nháp.
GV phát bảng phụ cho 3 học sinh làm.


- học sinh đọc gợi ý 1 trong SGK.
-Học sinh nói đề bài mình chọn.

- YC học sinh làm bảng phụ dán lên bảng lớp. GV cùng
học sinh nhận xét, hoàn chỉnh dàn ý.
- YC học sinh tự sửa bài, giáo viên nhắc : 3 dàn ý trên là
của 3 bạn, các em cần sửa theo ý của riêng mình, không
bắt chước.
- Mời vài học sinh đọc dàn ý của mình.
Bài tập 2:Mời học sinh đọc yêu cầu bài và gợi ý 2.

- Vài học sinh đọc.

- YC học sinh dựa vào dàn ý đã lập, trình bày miệng
bài văn tả đồ vật của mình.
- Gv nhận xét về cách chọn đồ vật để tả, cách sắp xếp
các phần trong dàn ý, cách trình bày.
- YC cả lớp chọn người trình bày hay nhất. Vd có cách
trình bày thành câu hoàn chỉnh.

Bài tập 2 Tập nói trong nhóm, nói trước lớp theo dàn ý
đã lập:
- HS tập nói trong nhóm.
- Đại diện nhóm nói trước lớp theo dàn ý đã lập:
- Cả lớp cùng GV nhận xét, chọn người trình bày hay
nhất.
Ví dụ:
a) Mở bài:
- Em tả cái đồng hồ báo thức ba tặng em nhân ngày sinh

nhật.
b) Thân bài:
- Chiếc đồng hồ rất xinh. Vỏ nhựa màu đỏ tươi, chiếc
vòng nhỏ để cầm nhỏ màu vàng.
- Đồng hồ có 3 kim, kim giờ to màu đỏ, kim phút gầy
màu xanh, kim giây mảnh, dài màu tím.
- Một góc nhỏ trong mặt đồng hồ gắn hình một chú gấu
bé xíu, rất ngộ.
- Đồng hồ chạy bằng pin, các nút điều chỉnh phía sau rất
dễ sử dụng.
- Tiếng chạy của đồng hồ rất êm, khi báo thức thì giòn
giã, vui tai. Đồng hồ giúp em không bao giờ đi học
muộn.

3. Củng cố: 5’

c) Kết bài:


- Gọi hs có dàn ý hay đọc cho cả lớp nghe.
4. Dặn dò
- Dặn học sinh hoàn chỉnh dàn ý để giờ sau kiểm tra.

- Em rất thích chiếc đồng hồ này và cảm thấy không thể
thiếu người bạn luôn nhắc nhở em không bỏ phí thời
gian




×