Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Ảnh hưởng của chế phẩm emina thảo mộc và thảo dược đến sinh trưởng và năng suất cải bắp trồng tại sa pa tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.21 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TÀO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
=======***=======

HOÀNG VĂN LỘC

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM EMINA THẢO MỘC VÀ
THẢO DƯỢC ðẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CẢI BẮP TRỒNG TẠI SA PA, TỈNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TÀO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
=======***=======

HOÀNG VĂN LỘC

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM EMINA THẢO MỘC VÀ
THẢO DƯỢC ðẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CẢI BẮP TRỒNG TẠI SA PA, TỈNH LÀO CAI

Chuyên ngành

: KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Mã số


: 60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS PHẠM THỊ HƯƠNG

HÀ NỘI - 2013


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn ñã ñược cảm ơn và các
thông tin trích dẫn ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả

Hoàng Văn Lộc

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn ngoài sự nỗ
lực cố gắng của bản thân, tôi nhận ñược sự quan tâm, giúp ñỡ tạo ñiều kiện
thuận lợi của các thầy cô và cán bộ Viện ñào tạo sau ðại học; Bộ môn Rau
Hoa Quả Khoa Nông học trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, phòng kinh tế
huyện Sa Pa, UBND thị trấn Sa Pa.

Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi gửi tới cô giáo
hướng dẫn khoa học PGS.TS. Phạm Thị Hương là người trực tiếp hướng dẫn
và giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện ñề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Viện ðào tạo Sau
ðại học, Bộ môn Rau – Hoa – Quả – Khoa Nông học – Trường ðại học Nông
nghiệp Hà Nội ñã giúp ñỡ và ñóng góp nhiều ý kiến quý báu cho luận văn.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn ñến những người thân, bạn bè và
các hộ nông dân Thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai ñã giúp ñỡ tôi
mọi mặt ñể tôi hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày 14 tháng 01 năm 2014
Tác giả

Hoàng Văn Lộc

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

ii


MỤC LỤC

Trang
Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii


Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

v

Danh mục bảng

vii

Danh mục ñồ thị

xi

MỞ ðẦU

1

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

6

1.1

Cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất rau an toàn

6


1.1.1

Một số yêu cầu và chỉ tiêu chất lượng rau sạch, rau an toàn

6

1.1.2

Một số nguyên nhân gây mất an toàn trong trồng rau

6

1.2

ðiều kiện ngoại cảnh ñối với cây cải bắp

9

1.3 Tình hình sản xuất rau trên ñịa bàn huyện Sa Pa

11

1.3.1

Tình hình sản xuất rau trên ñịa bàn huyện Sa pa

11

1.3.2


Tình hình sản suất cải bắp trên ñịa bàn huyện Sa Pa

13

1.4

Tình hình nghiên cứu, ứng dụng vi sinh vật hữu hiệu (EM) trong
sản xuất nông nghiệp , sản xuất rau trên thế giới và ở Việt Nam

14

1.4.1

Vi sinh vật hữu hiệu và các dạng chế phẩm EM

14

1.4.2

Tình hình nghiên cứu và ứng dụng chế phẩm EM trên thế giới

16

1.4.3

Tình hình nghiên cứu và ứng dụng chế phẩm EM ở Việt Nam

21


Chương 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

26

2.1

ðối tượng, vật liệu và phạm vi nghiên cứu

26

2.1.1

ðối tượng nghiên cứu

26

2.1.2

Vật liệu nghiên cứu

26

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

iii


2.1.3

ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu


26

2.2

Nội dung nghiên cứu

26

2.3

Phương pháp nghiên cứu

26

2.3.1

Phương pháp bố trí thí nghiệm

26

2.3.2

Xây dựng mô hình sản xuất cải bắp sử dụng chế phẩm EMINA ở các

2.3.3

công thức tối ưu

28


Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

29

2.3.3.1 Chỉ tiêu theo dõi

29

2.3.3.2 Phương pháp theo dõi
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

32
34

3.1

Thí nghiệm 1

34

3.2

Thí nghiệm 2

40

3.3

Thí nghiệm 3


47

3.4

Thí nghiệm 4

53

3.5

Mô hình sản xuất cải bắp ứng dụng chế phẩm emina

58

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

62

1

Kết luận:

62

2

ðề nghị:

63


TÀI LIỆU THAM KHẢO

64

Phụ lục 1:

67

Phụ lục 2:

68

Phụ lục 3:

70

Phụ lục 4:

71

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
TT

Chữ viết tắt


Nghĩa

1.

BVTV

Bảo vệ thực vật

2.

Bộ NN&PTNN

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

3.

CTV

Cộng tác viên

4.

CT

Công thức

5.

CS


Cộng sự

6.

CV%

Hệ số biến ñộng

7.

ðHNN Hà Nội

ðại học nông nghiệp Hà Nội

8.

Ha

Hecta

9.

G

Gam

10.

TB


Trung bình

11.

FAO

Food and Agriculture Organization

12.

EM

Effective Microorganisms

13.

IPM

Integrated Pest Management

14.

ICM

Integrated Crop Management

15.

KHKT


Khoa học kỹ thuật

16.

LSD0.5

Mức sai khác có ý nghĩa nhỏ nhất

17.

NSLT

Năng suất lý thuyết

18.

NSTT

Năng suất thực thu

19.

NXB

Nhà xuất bản

20.

TN


Thí nghiệm

21.

RAT

Rau an toàn

22.

Viện SHNN

Viện sinh học Nông nghiệp

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

v


23.

VTM

Vitamin

24.

KL


Khối lượng

25.

TN

Thí nghiệm

26.

NXB

Nhà suất bản

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

vi


DANH MỤC BẢNG

STT
1.1

Tên bảng

Trang

Lượng thuốc sử dụng trên diện tích canh tác ở Việt Nam (2000 2009)


1.2

7

Hiện trạng sản xuất rau trên ñịa bàn huyện Sa Pa trong 3 năm
gần ñây

12

1.3

Hiện trạng sản xuất rau cải bắp trên ñịa bàn huyện Sa Pa 2012

13

3.1

Ảnh hưởng của nồng ñộ EMINA thảo mộc ñến thời gian sinh
trưởng của cải bắp vụ thu ñông năm 2012

3.2

34

Ảnh hưởng của nồng ñộ EMINA thảo mộc ñến ñặc ñiểm sinh
trưởng của cải bắp.

35

3.3


Ảnh hưởng của nồng ñộ EMINA thảo mộc ñến năng suất cải bắp

36

3.4

Ảnh hưởng của nồng ñộ EMINA thảo mộc ñến ñặc ñiểm bắp cải

37

3.5

Ảnh hưởng nồng ñộ EMINA thảo mộc ñến mức ñộ sâu, bệnh hại
cải bắp

3.6

Ảnh hưởng của tần suất phun EMINA thảo mộc ñến thời gian
sinh trưởng của bắp cải

3.7

39
41

Ảnh hưởng của tần suất phun EMINA thảo mộc ñến sinh trưởng
của cải bắp

41


3.8

Ảnh hưởng tần suất phun EMINA thảo mộc ñến năng suất cải bắp

42

3.9

Ảnh hưởng tần suất EMINA thảo mộc ñến ñặc ñiểm cải bắp

44

3.10

Ảnh hưởng của tần suất phun EMINA thảo mộc ñến tình hình
sâu, bệnh hại cải bắp

3.11

45

Ảnh hưởng của nồng ñộ EMINA thảo dược ñến thời gian sinh
trưởng của cải bắp

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

47

vii



3.12

Ảnh hưởng nồng ñộ EMINA thảo dược ñến sinh trưởng cải bắp

48

3.13

Ảnh hưởng của nồng ñộ EMINA thảo dược ñến năng suất cải bắp

49

3.14

Ảnh hưởng của nồng ñộ EMINA thảo dược ñến ñặc ñiểm bắp cải

50

3.15

Ảnh hưởng của nồng ñộ EMINA thảo dược ñến mức ñộ sâu,
bệnh hại cải bắp

3.16

Ảnh hưởng của tần suất phun EMINA thảo dược ñến thời gian
sinh trưởng của cải bắp


3.17

55

Ảnh hưởng của nồng ñộ phun chế phẩm EMINA thảo dược ñến
ñặc ñiểm bắp cải

3.20

54

Ảnh hưởng của tần suất phun chế phẩm EMINA thảo dược ñến
năng suất cải bắp

3.19

53

Ảnh hưởng của tần suất phun EMINA thảo dược ñến sinh trưởng
cải bắp.

3.18

51

56

Ảnh hưởng của tần suất phun EMINA thảo dược ñến mức ñộ sâu,
bệnh hại cải bắp


57

Hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất cải bắp

60

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

viii

3.21


DANH MỤC CÁC HÌNH

STT
3.1

Tên ñồ thị

Trang

Ảnh hưởng của nồng ñộ phun chế phẩm EMINA thảo mộc ñến
năng suất cải bắp

36

3.2

Ảnh hưởng của nồng ñộ EMINA thảo mộc ñến ñộ chặt cải bắp


38

3.3

Ảnh hưởng tần suất phun EMINA thảo mộc ñến năng suất cải bắp

43

3.4

Ảnh hưởng tần suất phun EMINA thảo mộc ñến ñộ chặt cải bắp

44

3.5

Ảnh hưởng nồng ñộ EMINA thảo dược ñến ñộ năng suất cải bắp

49

3.6

Ảnh hưởng nồng ñộ phun chế phẩm EMINA thảo dược ñến mức
ñộ sâu, bệnh hại

51

3.7


Ảnh hưởng tần suất EMINA thảo dược ñến khối lượng cải bắp

55

3.8

Ảnh hưởng tần suất EMINA thảo dược ñến ñộ chặt cải bắp

56

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

ix


MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
Rau là loại thực phẩm không thể thiếu ñược trong ñời sống hàng
ngày. Rau cung cấp những dinh dưỡng cần thiết cho sự tồn tại và phát
triển của con người ñặc biệt là các vitamin mà các thực phẩm khác không
thể thay thế ñược.
Ngày nay sản xuất rau trở thành một nghề ở những vùng chuyên canh
rau, tăng thu nhập, cải thiện chế ñộ dinh dưỡng cho người lao ñộng, góp phần
cải thiện môi trường. Mục tiêu của người sản xuất rau là không ngừng nâng
cao năng suất, chất lượng rau ñể cải thiện thu nhập. Hiện nay, người tiêu
dùng ñã quan tâm nhiều ñến sự an toàn của thực phẩm bởi sự tồn dư của một
số chất ñộc hại trong cây rau như: các hóa chất BVTV, dư lượng nitrat, kim
loại nặng, vi sinh vật có hại. Chính ñiều ñó ñòi hỏi người trồng rau phải tuân
thủ các quy trình sản xuất rau an toàn nhằm ñưa ra thị trường các sản phẩm
rau có chất lượng, ñảm bảo giá trị dinh dưỡng và an toàn vê sinh thực phẩm.

Trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam hiện nay việc sử dụng phân bón
hóa học và thuốc bảo vệ thực vật với một số lượng lớn làm thoái hóa ñất, ảnh
hưởng tới chất lượng rau, ô nhiễm môi trường sống. Trước những yêu cầu
bức xúc về bảo vệ môi trường và có thể tận dụng nguồn phế liệu này ñể sản
xuất phân bón hữu cơ, Viện Sinh học Nông nghiệp trường ðHNN Hà Nội ñã
phân lập thành công các chủng vi sinh vật tương từ chế phẩm EM và ñược gọi
là chế phẩm EMINA. Hiện nay chế phẩm EMINA ñang ñược ñưa vào nghiên
cứu sử dụng trong xử lý rơm rạ và các chất thải hữu cơ khác ñể sản xuất phân
bón hữu cơ vi sinh, compot và các ứng dụng khác trong xử lý môi trường. Có
thể phối hợp EMINA với các vật liệu khác ñể sản xuất ra các chế phẩm
EMINA thảo mộc, EMINA thảo dược ñể sử dụng trong sản xuất các sản
phẩm nông nghiêp an toàn. Các vi sinh vật hữu hiệu này ñược phân lập từ tự

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

1


nhiên hoàn toàn không ñộc với người, ñộng vật và môi trường và rất dễ sử
dụng. Do ñược nghiên cứu, phân lập và chế xuất trong nước nên giá thành
thấp và có nhiều ñặc tính ưu việt hơn so với các sản phẩm cùng loại nhập
ngoại. Chế phẩm EMINA thảo mộc giúp cho cây trồng cải thiện khả năng
sinh trưởng phát triển, tăng năng suất và chất lượng. EMINA thảo dược có tác
dụng xua ñuổi côn trùng thay cho thuốc trừ sâu trong sản xuất rau an toàn và
rau hữu cơ.
Ngày nay, nhu cầu thực phẩm của con người không chỉ ñủ về số lượng
mà còn phải ñảm bảo về chất lượng và sản phẩm ñó phải an toàn. Bên cạnh
ñó con người cũng ngày càng quan tâm hơn về môi trường, chính vì lí do ñó
việc ứng dụng chế phẩm EMINA vào trong sản xuất nông nghiệp nói chung
và sản xuất rau an toàn nói riêng ñã trở thành vấn ñề cần ñược quan tâm.

Huyện Sa Pa là một huyện vùng núi của tỉnh Lào Cai có nhiều khu du
lịch, danh lam thắng cảnh ñẹp, hàng năm có rất nhiều lượt khách ñi thăm
quan, du lịch nên nhu cầu ăn uống, nghỉ mát, ñặc biệt trên ñịa bàn huyện Sa
Pa, cũng chính là nơi có thể sản xuất ñược những loại rau trái vụ như: bắp cải,
su hào, súp lơ, các loại rau ăn lá, củ..có giá trị dinh dương cao, nhưng việc
ứng dụng các chế phẩm trong sản xuất rau ñể ñảm bảo an toàn còn chưa ñược
quan tâm. Nhất là ngày nay việc sử dụng và lạm dụng phân hóa học, thuốc
BVTV ñối với các loại rau nói chung, và ñối với rau cải bắp nói riêng, ñang là
vấn ñề gây ảnh hưởng ñến môi trường sinh thái, gây mất cân bằng hệ sinh vật
trong ñất. Ngoài việc gây nguy hại cho người và môi trường tự nhiên ñối với
ñịa bàn Sa Pa nó còn ảnh hưởng tới số lượng khách du lịch ñến thăm quan tại
Việt Nam.
Như vậy xuất phát từ nhu cầu nâng cao giá trị dinh dưỡng và phát triển
sản xuất rau an toàn của ñịa phương, mục tiêu từng bước nâng cao nhận thức
và xây dựng nền nông nghiệp hữu cơ bền vững phục vụ cho như cầu ăn uống,

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

2


quảng bá các sản phẩm nông nghiệp sẵn có với các nước trên thế giới; trên ñịa
bàn khách du lịch, tại các khách sạn, nhà hàng nói chung, sản xuất bắp cải an
toàn nói riêng, chúng tôi thực hiện ñề tài “ảnh hưởng của chế phẩm EMINA
thảo mộc và thảo dược ñến sinh trưởng và năng suất cải bắp trồng tại Sa
Pa, tỉnh Lào Cai ”.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

3



2 Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
2.1. Mục ñích nghiên cứu
- ðánh giá hiệu quả ứng dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EMINA
thảo mộc và thảo dược trong sản xuất cải bắp theo hướng an toàn, tại ñịa
phương.
- ðề xuất biện pháp kỹ thuật từ hiệu quả ứng dụng chế phẩm hữu hiệu
của thảo mộc và thảo dược cho sản xuất cải bắp góp phần hoàn thiện quy
trình sản xuất cải bắp an toàn tại ñịa phương.
2.2. Yêu cầu
- Xác ñịnh nồng ñộ và tần suất phun EMINA thảo mộc thích hợp cho thúc
ñẩy sinh trưởng, năng suất cải bắp.
- Xác ñịnh nồng ñộ và tần suất phun EMINA thảo dược có tác dụng xua
ñuổi côn trùng và hạn chế bệnh hại có hiệu quả nhất cho sinh trưởng, năng
suất cải bắp.
- Xác ñịnh hiệu qủa kinh tế của việc phun hỗn hợp chế phẩm EMINA thảo
mộc và thảo dược trên cải bắp.
- Xây dựng mô hình sản xuất cải bắp an toàn sử dụng chế phẩm vi sinh vật
hữu hiệu (EMINA) thảo mộc và thảo dược kết hợp ñồng thời ñánh giá hiệu
quả kinh tế của mô hình;
- ðề xuất giải pháp cho phát triển sản xuất cải bắp an toàn tại phương;

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

4


2.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
2.3.1. Ý nghĩa khoa học

- Là cơ sở cho các nghiên cứu thử nghiệm và ứng dụng vi sinh vật hữu
hiệu dưới dạng các chế phẩm, phân bón,…trong sản xuất nông nghiệp theo
hướng an toàn, hữu cơ bền vững.
- Là tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học nông
nghiệp hữu cơ nói chung, và sản xuất bắp cải an toàn nói riêng.
2.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả của ñề tài góp phần hoàn thiện các giải pháp kỹ thuật mang
lại hiệu quả (hiệu quả sản xuất, kinh tế, môi trường, xã hội,…) trong sản xuất
rau an toàn
(cải bắp) nói riêng và sản xuất nông nghiệp trên ñịa bàn nghiên cứu.
- Thúc ñẩy sản xuất nông nghiệp trên ñịa bàn ñặc biệt là, nâng cao năng
suất và chất lượng (bắp cải), góp phần tiết kiệm chi phí ñầu tư cho bà con
nông dân, bảo vệ môi trường, cảnh quan, phục vụ, thu hút khách du lịch tại
Việt Nam nói chung và trên ñịa bàn Sa Pa nói riêng.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

5


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất rau an toàn
1.1.1. Một số yêu cầu và chỉ tiêu chất lượng rau sạch, rau an toàn
Theo qui ñịnh của BNN&PTNT, sản phẩm rau sạch, an toàn phải ñáp
ứng ñược các yêu cầu sau ñây:
- Sạch, hấp dẫn về hình thức: Tươi không dập nát, hỏng thối, sạch bụi
bẩn tạp chất, thu ñúng ñộ chín, có chất lượng cao nhất, không có triệu chứng
bệnh, có bao bì ñẹp hấp dẫn.
- Sạch, an toàn về chất lượng: Khi sản phẩm rau có chất lượng ñúng
như ñặc tính giống ñồng thời có các dư lượng thuốc BVTV, hàm lượng nitrat

… không vượt ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn vệ sinh y tế, ñược các cơ
quan có ñầy ñủ thẩm quyền chức năng xác nhận và bảo ñảm an toàn cho
người tiêu dùng và môi trường ñược coi là rau ñảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm, gọi tắt rau an toàn là (RAT) [1].
1.1.2. Một số nguyên nhân gây mất an toàn trong trồng rau
Qua nghiên cứu của các chuyên gia trong lĩnh vực Nông nghiệp từ năm
1990 trở lại ñây cho thấy các nguyên nhân gây mất an toàn trong sản xuất rau
như sau:
- Mất an toàn do sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV)
Theo Nguyễn Ngọc Sinh và cs (1999) thì lượng thuốc BVTV ñược sử
dụng ở nước ta ñã không ngừng gia tăng, nếu năm 1957 nước ta mới biết sử
dụng hoá chất BVTV, cả nước chỉ dùng có 100 tấn thành phẩm thì ñến năm
1990 lượng thuốc BVTV ñã tăng lên ñến 13 - 15 nghìn tấn thành phẩm. So
với năm 1990 thì năm 1999 lượng thuốc cả nước dùng ñã tăng 11,8 lần. [2]
Lượng thuốc BVTV sử dụng trên diện tích canh tác ở Việt Nam từ 2000
ñến 2009 thể hiện ở bảng 1.1

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

6


Bảng 1.1. Lượng thuốc BVTV sử dụng trên diện tích canh tác
ở Việt Nam (2000 - 2009)
Diện tích
Năm

canh tác
(triệu ha)


Lượng
thuốc nhập
(tấn thành
phẩm)

Tổng giá trị
(triệu USD)

Bình quân cho 1ha
Lượng thuốc

Giá trị

Tiền

(kg)

(USD)

2000

8,8

23,000

9,9

0,81

2,31


2001

8,5

30,100

25,5

0,67

2,12

2002

9,18

33,300

29,5

0,77

2,38

2003

10,2

34,500


33,4

0,82

3,31

2004

10,8

30,310

58,9

0,68

5,68

2005

10,9

35,120

103,4

0,85

9,52


2006

10,7

42,141

129,3

2,08

11,82

2007

10,8

40,406

128,0

2,01

12,09

2008

10,9

42,238


197,3

2,35

18,79

2009

10,8

43,115

159,1

2,05

15,12

(Nguồn; Chi cục BVTV Lào Cai 2009)
Như vậy, lượng thuốc BVTV ñã sử dụng trên diện tích canh tác ở Việt
Nam ngày càng gia tăng. Nếu năm 2000 thuốc trừ sâu bệnh chỉ sử dụng cho gần
9 triệu ha cây trồng thì năm 2009 ñã có 10,8 triệu ha cây trồng phải dùng thuốc
BVTV và ñể có lượng thuốc trên tất nhiên chi phí tính theo tiền USD là rất lớn.
Tính ñến năm 2009 nước ta ñã phải chi mất 159,1 triệu USD cho thuốc BVTV
tăng 18,79 lần so với năm 2000. Lượng thuốc BVTV ñược sử dụng tập trung
chủ yếu vào cây lúa, cây rau, cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày khác.
- Mất an toàn do bón nhiều phân ñạm làm tăng hàm lượng Nitrat
(NO3-) trong rau
Theo một số nhà khoa học thì lượng phân hoá học ñược sử dụng vào

trồng trọt ở Việt Nam không vào loại cao so với các nước trong khu vực và so

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

7


với bình quân trên toàn thế giới. Tuy nhiên ảnh hưởng của phân hoá học, nhất
là tồn dư ñạm thể hiện sự tích luỹ nitrat trong rau là cao, cũng là nguyên nhân
khiến việc sử dụng rau là không an toàn.
NO3- vào cơ thể ở mức trung bình, thường không gây ngộ ñộc, chỉ khi hàm
lượng vượt mức cho phép thì mới nguy hiểm. Trong hệ thống tiêu hoá NO3- bị khử
thành nitrit (NO2) và Nitrit là một chất chuyển biến oxyheamo - globin (chất vận
chuyển oxy trong máu) thành chất không hoạt ñộng ñược gọi là Methaemoglobin, ở
mức cao nitrit sẽ làm giảm hô hấp của tế bào, ảnh hưởng tới hoạt ñộng của tuyến
giáp, gây ra ñột biến và phát triển các khối u. Theo một số tài liệu của Mỹ thì hàm
lượng NO3- còn phụ thuộc vào từng loại rau, ví dụ măng tây không quá 50mg/kg
nhưng củ cải mức cho phép 360mg/kg. [3]
- Mất an toàn do tồn dư kim loại nặng trong sản phẩm rau tươi
Việc lạm dụng thuốc BVTV và các loại phân bón hoá học ñã làm cho
một lượng N,P,K và hoá chất trong thuốc BVTV bị rửa trôi xuống các ao hồ,
sông, suối, chúng xâm nhập vào mạch nước ngầm gây ra ô nhiễm nguồn nước
nói chung và nước tưới nói riêng. Các kim loại nặng tiềm ẩn trong ñất trồng
còn ñược thẩm thấu từ nguồn nước thải thành phố và khu công nghiệp chuyển
trực tiếp qua nước tưới ñược rau xanh hấp thụ. [3]
Ngoài ra việc bón lân không cân ñối cũng gây nên hậu quả xấu, ví dụ 1
tấn supe lân có thể chứa 50 - 170g Cadimi (Cd) cũng làm tăng lượng Cadimi
trong ñất và trong sản phẩm rau tươi ñã bị hấp phụ.
- Mất an toàn do sử dụng phân tươi làm cho tồn dư các vi sinh vật tồn tại
trong rau xanh

Việc sử dụng nước phân tươi ñể tưới cho rau ñã trở thành một tập quán
canh tác ở một số vùng, nhất là vùng trồng rau chuyên canh. ðây là một trong
những nguyên nhân làm rau không an toàn. Sử dụng rau gia vị, nhất là ăn rau
thơm, rau sống chính là hình thức truyền tải trứng giun và các nguyên nhân
gây bệnh ñường ruột trực tiếp vào cơ thể người. [4]

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

8


Hậu quả sử dụng rau tươi không an toàn, có vi sinh vật gây hại như E.
coli, Salmonella, trứng giun... tuy chưa ñược thống kê tác hại trực tiếp với con
người nhưng cũng ñã gây thành dịch tiêu chảy làm thiệt hại tiền của, sức khỏe
và ñôi khi cũng cướp ñi cả tính mạng con người.
1.2. ðiều kiện ngoại cảnh ñối với cây cải bắp
Cải bắp thuộc loại cây chịu lạnh, cần qua giai ñoạn xuân hoá ở nhiệt
ñộ 1-100C, bộ lá rất phát triển, có hệ số sử dụng nước rất lớn nhưng lại có bộ
rễ chùm khá dày.
Hiện nay nước ta có nhiều giống cải bắp: Các giống cải bắp thường
ñược trồng là CB26, CB1, giống Hà Nội (Phù ðổng), giống Sa Pa, giống
Lạng Sơn, giống Bắc Hà, KK Cross, KY Cross, NS Cross...
Các loại cải bắp có nguồn gốc xuất xứ khác nhau: Nguồn gốc có ảnh
hưởng rất lớn ñến các yêu cầu của cây ñối với các ñiều kiện ngoại cảnh và các
biện pháp kỹ thuật canh tác.
Các biện pháp kỹ thuật canh tác trồng cải bắp có thể mang lại những
kết quả tốt khi xây dựng trên cơ sở các yêu cầu sinh học của cây. ðặc tính
sinh trưởng và phát triển của cây. Trong quá trình phát triển ñó cây cải bắp
sống trong môi trường thường xuyên chịu tác ñộng của các yếu tố khí
tượng và các tác ñộng vật lý, hoá học, sinh học khác. Cải bắp hấp thụ dinh

dưỡng và ñồng hoá có chọn lọc những tác ñộng từ bên ngoài và từng bước
hình thành nên những yêu cầu cụ thể ñối với các yếu tố ngoại cảnh.
+ Nhiệt ñộ:
Cải bắp có thể sinh trưởng tốt ở nhiệt ñộ khoảng 15-20oC, và có khả
năng chịu rét, nhưng không chịu nóng, nhiệt ñộ cao, cây sinh trưởng khó
khăn, cuốn bắp chậm, chất xơ nhiều, cứng, ăn không ngon.
+ Ánh sáng:
Cải bắp là loại cây trồng ưa thích ánh sáng ngày dài, ñộ dài chiếu sáng
trong ngày tốt nhất là trên 12 giờ/ ngày, ñể qua giai ñoạn ánh sáng ra hoa.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

9


ðiều này cho thấy hầu hết các giống ngoại nhập không ra hoa trong ñiều kiện
thời gian chiếu sáng ngắn ở vùng ñồng bằng nước ta, ánh sáng quá mạnh hoặc
quá yếu ñều không có lợi cho sự sinh trưởng của cây. Ví dụ; ánh sáng yếu và
thời gian chiếu sáng ngắn sẽ làm giảm hàm lượng Vitamin C trong bắp.
+ Nước và ñộ ẩm
Cải bắp là loại rau ưa ẩm, ưa thích tưới nước trong quá trình sinh
trưởng, có nhiều lá, phiến lá lại lớn nên tiêu hao nước nhiều, hệ rễ cạn, vì vậy
cải bắp không chịu hạn, cũng không chịu ngập úng. Năng suất cải bắp cao khi
ñộ ẩm ñất là ñạt khoảng 75-85%, ẩm ñộ tối ưu 80%; ñộ ẩm không khí thích
hợp nhất là từ 80-90%. Khi ñất thiếu nước, thêm vào ñó là ñộ ẩm không khí
thấp thì cây sinh trưởng còi cọc, cây nhỏ, cuốn bắp chậm, tỷ lệ cây cuốn bắp
thấp, bắp cuộn không chặt dẫn ñến năng suất và chất lượng giảm. Nhưng nếu
trong ñất dư thừa nước sẽ làm cho lá mỏng giảm khả năng chống chịu với
ñiều hiện bất lợi và sâu bệnh hại, ñồng thời giảm chất lượng, bắp không chịu
bảo quản và vận chuyển thường hay bị dập nát, héo.

+ ðất và dinh dưỡng:
ðất: cải bắp có thể sinh trưởng trên nhiều loại ñất nhưng loại ñất nhẹ,
tơi xốp, giàu mùn sẽ cho năng suất cao; ñất thích hợp nhất là ñất thịt nhẹ, ñất
phụ xa pha cát, ñộ pH phù hợp 6,5; ñất dùng ñể trồng cải bắp nên luân canh
với cây trồng khác họ và xa nơi bị ô nhiễm.
Chất dinh dưỡng: trong 3 nguyên tố N, P, K. Cải bắp cần nhiều nhất là
ñạm, ñến kali, ít nhất P; ñạm là yếu tố quan trọng có tính chất quyết ñịnh ñến
năng suất và chất lượng cải bắp bên cạnh ñó nó còn có tác dụng làm tăng diện
tích lá tăng tỷ lệ bắp cuốn bắp to do ñó làm tăng năng suất. Nhưng nếu bón
ñạm không hợp lý quá liều lượng sẽ làm tăng dư lượng Nitrat (N03- ) trong
bắp cải, kali làm tăng khả năng bảo quản và vận chuyển của cải bắp.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

10


1. 3 Tình hình sản xuất rau trên ñịa bàn huyện Sa Pa
1.3.1 Tình hình sản xuất rau trên ñịa bàn huyện Sa pa
Tình hình sản xuất rau trên ñịa bàn thể hiện qua bảng 1.2 cho thấy tổng
diện tích trồng rau các lại trong 3 năm gần ñây tăng từ 1350 ha lên 1950 ha
trong ñó:
- Diện tích trồng cải bắp liên tục tăng trong vòng 3 năm: năm 2010 có
diện tích 186 ha chiến 13,8 % cơ cấu giống; ñến năm 2011 diện tích trồng cải
bắp tăng lên 315 ha chiếm 19,9% cơ cấu giống; năm 2012 diện tích là 450 ha
chiếm 23% cơ cấu giống. Như vậy bình quân mỗi năm tăng 132 ha chiếm
4,6% so với tổng diện tích trồng rau.
- Năng suất của cải bắp cũng liên tục tăng trong vòng 3 năm: năm 2010
năng suất chỉ ñạt 48,5 tấn/ha, nhưng ñến 2011 năng suất ñặt 51 tấn/ha (tăng
2,5 tấn/ha), và ñến năm 2012 tiếp tục tăng lên 52,3 tấn/ha (tăng 1,3 tấn/ha).

Như vậy năng suất tăng bình quân 1,9 tấn/ha/năm.
- Sản lượng của cải bắp cũng tăng mạnh: năm 2010 sản lượng 9040,4
tấn, ñến 2011 tăng lên 16065 tấn (tăng 7024,6 tấn); ñến năm 2012 sản lượng
ñạt 23535 tấn (tăng 7470 tấn). Như vậy bình quân mỗi năm sản lượng cũng
tăng trên 7 ngàn tấn.
- Diện tích trồng rau su hào, súp lơ, các loại ñậu ñỗ tăng nhẹ, diện tích
trồng các rau cải các loại và các rau khác tăng không ñảng kể. Nguyên nhân là
do thời tiết vụ ñông quá lạnh kéo dài nên ít có khả năng trồng ñược các loại
rau ñó.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

11


Bảng 1.2 Hiện trạng sản xuất rau trên ñịa bàn huyện Sa Pa trong 3 năm gần ñây
Năm 2011

Năm 2010
STT Tên cây trồng

DT
(ha)

Cơ cấu Năng
DT

suất

Sản

lượng

(%) (tấn/ha) (tấn)

DT
(ha)

Cơ cấu Năng
DT

suất

Năm 2012
Sản
lượng

(%) (tấn/ha) (tấn)

DT
(ha)

Cơ cấu Năng
DT

suất

Sản
lượng

(%) (tấn/ha) (tấn)


Tổng diện tích

1350

1

Cải bắp

186,4

13,8

48,5

9040,4

315

19,9

51

16065

450

23

52,3


23535

2

Su hào

85

6,3

20

1700

102

6,4

21,5

2193

157

8

22,3

3501,1


3

Súp lơ

41,1

3,1

21

863,1

75,3

4,7

23,5

1769,5

92,7

4,75

22,1

2048,7

4


Rau ñậu ñỗ

96,5

7,1

2.8

270,2

153,2

9,6

2,85

437,8

148,2

7,6

3,05

452,01

5 Rau cải các loại

501


37,1

25

12525

615

38,9

25,3

15559

612,1

31,3

25,5 15608,6

6

440

32,5

8,5

3740


319,5

20,3

8,7

2779,6

490

25,1

9,1

Rau ăn lá khác

1580

1950

4459

Nguồn: Phòng kinh tế, phòng thống kê Sa Pa 2012
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

12


1.3.2 Tình hình sản suất cải bắp trên ñịa bàn huyện Sa Pa

Diện tích năng suất, sản lượng cải bắp trồng trên ñịa bàn huyện Sa Pa
giữa các vụ có sự khác nhau rõ rệt thể hiện qua bảng 1.3
Bảng 1.3 Hiện trạng sản xuất rau cải bắp trên ñịa bàn huyện Sa Pa 2012
Thời vụ gieo trồng

Diện tích
(ha)

Năng suất Sản lượng

Cơ cấu mùa vụ

(tấn/ha)

(tấn)

(% so với tổng DT)

Vụ ñông xuân

98

52,5

5145

21,8

Vụ xuân hè


65

46,5

3022,5

14,4

Vụ hè thu

127

52,7

6692,9

28,2

Vụ thu ñông

160

54,2

8674,6

35,6

Tổng cộng


450

151,25

23534,7

100

Nguồn phòng kinh tế Sa Pa 2012
Kết qủa ở bảng 1.3 cho thấy cải bắp ñược trồng quanh năm tại Sa Pa,
trong ñó vụ thu ñông là vụ trồng chính với diện tích lên tới 160 ha (chiếm
35,6 % tổng diện tích cả năm). Diện tích vụ xuân hè 65 ha năng suất chỉ ñạt
46,5 tấn/ha và sản lượng của giống cải bắp vụ xuân hè là thấp nhất là do: Thời
tiết vụ xuân hè ngày nắng nóng có mưa, sâu bệnh hại nên quá trình trồng và
chăm sóc ở vụ này khá khó khăn, dẫn ñến năng suất sản lượng cũng bị giảm
vì vậy người dân trồng ít ở vụ này.
ðối với vụ hè thu ñây là vụ cải bắp gặp khó khăn trong gai ñoạn từ gieo
hạt ñến thời kỳ cuốn bắp do nhiệt ñộ ban ngày cao. Tuy nhiên từ cuốn bắp
ñến thu hoạch nhiệt ñộ giảm mạnh bên cạnh ñó giá thành của rau lúc thu
hoạch khá cao nên người dân vẫn ñầu tư trồng và chăm sóc khá tốt.
Vụ thu ñông thời tiết phù hợp từ khi gieo hạt ñến lúc trồng chăm sóc
cũng thuận lợi, kết hợp với việc thu hoạch lúa mùa sớm nên bà con nông dân
tranh thủ là ñất trồng khá nhiều ở một số xã nên diện tích trồng bắp cải thu
ñông khá cao..

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

13



1.4. Tình hình nghiên cứu, ứng dụng vi sinh vật hữu hiệu (EM) trong sản
xuất nông nghiệp, sản xuất rau trên thế giới và ở Việt Nam
1.4.1. Vi sinh vật hữu hiệu và các dạng chế phẩm EM
Cùng với chất hữu cơ, vi sinh vật sống trong ñất, nước ñều có mối quan
hệ rất chặt chẽ với cây trồng. Hầu như mọi quá trình xảy ra trong ñất ñều có
sự tham gia trực tiếp, hay gián tiếp của vi sinh vật (mùn hoá, khoáng hoá chất
hữu cơ, phân giải, cố ñịnh chất hữu cơ...). Vì vậy, vi sinh vật ñược coi là hệ
thống của bộ phận dinh dưỡng tổng hợp cho cây trồng. Công nghệ sinh học về
phân bón thực chất là tổng hợp các kỹ thuật (vi sinh, vi sinh học phân tử, hoá
sinh...) nhằm sử dụng vi sinh vật sống hoặc các hoạt chất sinh học của chúng
tạo nên các dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng hay thông qua ñó giúp cây
trồng sinh trưởng và phát triển và sử dụng dinh dưỡng tốt hơn [21].
Giáo sư Teruo Higa, trường ðại học Tổng hợp Ryukysu, Okinawa của
Nhật Bản ñã nghiên cứu và phát minh ra công nghệ vi sinh vật hữu hiệu (EM)
vào những năm 70 của thế kỷ 20. T. Higa ñã nghiên cứu phân lập, nuôi cấy,
trộn lẫn 5 nhóm vi sinh vật có ích là vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm
men, xạ khuẩn và nấm sợi ñược tìm thấy trong tự nhiên tạo ra chế phẩm
Effective Microorganisms. Công nghệ EM dần trở nên nổi tiếng và có ứng
dụng rộng rãi ở nhiều nước.
T. Higa cho rằng, chế phẩm EM giúp sinh ra các chất chống oxy hoá
như inositol, ubiquinone, saponine, polysaccharide phân tử thấp, polyphenol
và các muối chelate. Các chất này có khả năng hạn chế bệnh, kìm hãm các vi
sinh vật có hại và kích thích các vi sinh vật có lợi. ðồng thời các chất này
cũng giải ñộc các chất có hại do có sự hình thành các enzym phân huỷ. Vai
trò của EM còn ñược phát huy bởi sự cộng hưởng sóng sinh ra bởi các vi
khuẩn quang dưỡng [13].
Từ công thức của chế phẩm EM, một số chế phẩm tương tự và nội ñịa
hóa ñã ñược sản xuất ở Việt Nam là chế phẩm GEM và VEM . Các vi sinh vật

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp


14


×