Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Phân tích tình hình xuất khẩu mặt hàng túi nylon của Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Bao bì và Hàng xuất khẩu Hà Nội (HAPEX) nhằm đưa ra các giải pháp giúp cho doanh nghiệp xuất khẩu hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 21 trang )

Thu hoạch thực tập
Nhung

GVHD: Ths Dương Thị Hoài

Báo cáo thực tập giữa khóa
Đề tài : “Phân tích tình hình xuất khẩu mặt hàng túi nylon của Công
ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Bao bì và Hàng xuất khẩu Hà Nội
(HAPEX) nhằm đưa ra các giải pháp giúp cho doanh nghiệp xuất khẩu
hiệu quả”

CAO XUÂN THẮNG

STT: 16 - A4 – KDQT – K46


Thu hoạch thực tập

GVHD: Ths Dương Thị Hoài Nhung

Lời mở đầu
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như ở nước ta hiện nay, sự
cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt và khốc liệt. Mỗi ngày trên cả
nước có hàng trăm loại hình doanh nghiệp, công ty được thành lập và
không ít trong số đó nhanh chóng tuyên bố phá sản. Cạnh tranh gay gắt
và khốc liệt như vậy nên doanh nghiệp nào nhanh chóng nắm bắt cơ hội
và vận mệnh của mình thì sẽ tồn tại và phát triển. CÔNG TY CỔ PHẦN
SẢN XUẤT KINH DOANH BAO BÌ VÀ HÀNG XUẤT KHẨU HÀ NỘI

(HAPEX) là một trong số những doanh nghiệp như vậy. Từ khi thành lập
đến nay, công ty đã không ngừng học hỏi, đổi mới công nghệ, đầu tư cơ


sở sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, không ngừng nâng cao trình độ tay
nghề cho cán bộ công nhân viên trong công ty nhằm phát triển hoạt động
xuất khẩu của công ty
Quan tâm tới lĩnh vực xuất khẩu của Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh
Bao bì và Hàng xuất khẩu Hà Nội và những kết quả trong xuất khẩu



công ty đã đạt ñược, em chọn thực tập tại phòng kinh doanh và xuất nhập khẩu
của công ty và e đã chọn viết đề tài “Phân tích tình hình xuất khẩu mặt hàng
túi nylon của Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Bao bì và Hàng xuất
khẩu Hà Nội (HAPEX) nhằm đưa ra các giải pháp giúp cho doanh nghiệp
xuất khẩu hiệu quả”

Bài báo cáo được chia làm 4 phần :
Phần I : Giới thiệu chung về công ty HAPEX
Phần II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu túi nylon tại Công ty (7-8tr)
Phần III:Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động xuất khẩu của doanh
nghiệp và kiến nghị với công ty HAPEX
Phần IV: Tóm tắt quá trình thực tập (1-2tr)

CAO XUÂN THẮNG

2

STT: 16 - A4 – KDQT – K46


Thu hoạch thực tập


GVHD: Ths Dương Thị Hoài Nhung

Bài báo cáo được viết dựa trên sự hướng dẫn của thạc sĩ Dương Thị Hoài
Nhung, những số liệu thực tế về hoạt động xuất nhập khẩu của công ty, tài liệu
tham khảo và những kiến thức về bộ môn Kinh tế Kĩ thuật Nghiệp vụ Ngoại
thương đã được học trong trường ở học kỳ vừa qua.
Em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo, cám ơn Công ty Cổ phần
Sản xuất Kinh doanh Bao bì và Hàng xuất khẩu Hà Nội đã giúp em hoàn thành
tốt đợt thực tập này. Đây là bước khởi đầu tốt cho em làm quen với công việc
thực tế tại một công ty, ở một lĩnh vực cụ thể.

Mục lục
Phần I : Giới thiệu chung về công ty HAPEX
1. Hình thức tổ chức và tư cách pháp nhân
2. Tên công ty, trụ sở và phạm vi hoạt động
3. Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh
4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động

CAO XUÂN THẮNG

3

STT: 16 - A4 – KDQT – K46


Thu hoạch thực tập

GVHD: Ths Dương Thị Hoài Nhung

5. Phân tích kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty trong 3 năm gần đây

( 2007, 2008, 2009)
Phần II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu túi nylon tại Công ty (7-8tr)
1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu 3 năm 2007, 2008, 2009
2. Đánh giá hoạt động xuất khẩu 3 năm 2007, 2008, 2009
a. Điểm mạnh
b. Điểm yếu và nguyên nhân
Phần III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động xuất khẩu của doanh
nghiệp
1. Giải pháp trong khâu quản lý nguồn nhân lực
2. Giải pháp trong việc mở rộng thị trường
2.1 Mở rộng thị trường nội địa
2.2 Mở rộng thị trường nước ngoài
Phần IV: Tóm tắt quá trình thực tập
• Mô tả nhiệm vụ được giao, các công việc đã thực hiện quá trình thực
tập, giải thích những khó khăn trong quá trình thực tập.
• Bài học rút ra từ quá trình thực tập.
• Đánh giá, nhận xét của lãnh đạo cơ quan nơi sinh viên thực tập.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phần I : Giới thiệu chung về công ty HAPEX
1. Hình thức tổ chức và tư cách pháp nhân
- Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Bao bì và Hàng xuất khẩu Hà Nội thuộc
sở hữu các cổ đông được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa doanh nghiệp nhà
nước, hoạt động theo Luật doanh nghiệp số 13/1999/QH10 ngày 12 tháng 6 năm
1999 của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Bao bì và Hàng xuất khẩu Hà Nội

CAO XUÂN THẮNG

4


STT: 16 - A4 – KDQT – K46


Thu hoạch thực tập

GVHD: Ths Dương Thị Hoài Nhung

+ Có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc, ngân
hàng.
+ Có vốn điều lệ và chịu trách nhiệm tài chính hữu hạn đối với các khoản nợ
bằng số vốn đó.
+ Hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.Tên công ty, trụ sở và phạm vi hoạt động
2.1. Tên công ty
- Tên đối nội: CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT KINH DOANH BAO BÌ VÀ
HÀNG XUẤT KHẨU HÀ NỘI
- Tên đối ngoại: HANOI TRADING COMPANY FOR PACKING AND
EXPORT PRODUCTS JOINT STOCKS
- Tên viết tắt: HAPEX
- Biểu tượng (logo) của công ty:

2.2 Trụ sở
Số 94 – Khu thủ công nghiệp Hoàng Cầu – P. Ô Chợ Dừa – Q. Đống Đa – Hà
Nội.
ĐT: (84-4) 38514558

/Fax: (84-4) 38519587


2.3 Phạm vi hoạt động

CAO XUÂN THẮNG

5

STT: 16 - A4 – KDQT – K46


Thu hoạch thực tập

GVHD: Ths Dương Thị Hoài Nhung

Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Bao bì và Hàng xuất khẩu Hà Nội hoạt
động trên phạm vi toàn lãnh thổ nước Cộng hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Công ty có thể mở chi nhánh, văn phòng đại diện trong và ngoài nước theo quy
định của luật pháp Việt Nam.
3.Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh
3.1 Mục tiêu:
Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Bao bì và Hàng xuất khẩu Hà Nội được
thành lập nhằm mục tiêu: Huy động mọi nguồn vốn để đầu tư mở rộng san xuất
kinh doanh, thu hút thêm lao động , nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất kinh
doanh, phát triển doanh nghiệp, đồng thời tạo ra sự phân phối thành quả hợp lý,
công bằng, không ngừng nâng cao lợi ích của các cô đông.
Góp phần thiết thực vào việc thực hiện các nhiệm vực kinh tế- xã hội của Thành
phố và đất nước.
3.2 Ngành nghề kinh doanh:
-Sản xuất, kinh doanh các loại bao bì bằng giấy, gỗ, và chất dẻo.
- Kinh doanh hàng tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng như: Điện máy,công nghệ
phẩm, vật tư, phụ tùng hóa chất phục vụ cho ngành bao bì và hóa mỹ phẩm, thủ

công mỹ nghệ nhằm đáp ứng như cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Được liên doanh liên kết, làm đại diện , đại lý cho các đơn vị kinh tế trong và
ngoài nước, được mở cửa hàng giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm của Công ty và
sản phẩm liên doanh.
- Kinh doanh nông sản thực phẩm bao gồm: Cà phê, hồ tiêu, hạt điều, đậu, lạc,
chè, vừng...
- Kinh doanh XNK phương tiện vận tải, điện máy, kim khí, thiết bị phục vụ xây
dựng, thiết bị vật liệu trang trí nội thất và hàng tiêu dùng để phục vụ sản xuất và
xây dựng.
4.Nguyên tắc tổ chức và hoạt động

CAO XUÂN THẮNG

6

STT: 16 - A4 – KDQT – K46


Thu hoạch thực tập

GVHD: Ths Dương Thị Hoài Nhung

- Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Bao bì và Hàng xuất khẩu Hà Nội tổ
chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và tôn trọng
pháp luật.
- Cơ quan quyết định cao nhất của Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Bao bì
và Hàng xuất khẩu Hà Nội là Đại hội đồng cổ đông.
- Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu và
miễn nhiệm.
-Gíam đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và là người điều hành hoạt động sản

xuất kinh doanh của Công ty cổ phần.
5.Phân tích kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty trong 3 năm gần đây
( 2007, 2008, 2009)
Bảng báo cáo sơ bộ kết quả xuất khẩu của công ty HAPEX

STT

Chỉ tiêu

1

Doanh Thu
Giá trị Sản

2

xuất

Công

nghiệp
3
4
5
6
7

Đơn vị Các Năm
2007
tính

Tỷ
6.02
đồng
Tỷ
đồng

Lợi nhuận từ Tỷ
Xuất khẩu
đồng
Nộp
Ngân Triệu
sách
đồng
Tổng số Lao
Người
động
Thu nhập đầu Triệu
người
đồng
Lợi
nhuận/ Tỷ
năm

CAO XUÂN THẮNG

đồng

2008

2009


6.81

7.87

12.5

13.1

13.988

3.2

3.84

4.35

312

326.976

349.13

75

80

85

1.8


1.8864

2.202

3.52

4.13

4.76

7

STT: 16 - A4 – KDQT – K46


Thu hoạch thực tập

GVHD: Ths Dương Thị Hoài Nhung

(Nguồn: ..(Phòng nào của CTy)
Từ bảng báo cáo sơ bộ kết quả xuất khẩu của công ty HAPEX – một công ty mà
doanh thu chủ yếu xuất phát từ hoạt động xuất khẩu, chúng ta thấy được công ty
HAPEX có tình trạng xuất khẩu rất khả quan trong 3 năm gần đây, tuy giá trị
xuất khẩu k tăng nhiều nhưng tăng trưởng rất đều và bền vưng. Là một công ty
nhỏ nhưng HAPEX đã biết phát huy thế mạnh của mình và có đóng góp nhiều
vào việc nộp ngân sách cho nhà nước cũng như tạo công ăn việc làm cho công
nhân viên. Tuy nhiên, 1 thực trạng xảy ra là lợi nhuận từ xuất khẩu vẫn chưa cao,
em sẽ đưa ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục dưới đây.


Phần II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu túi nylon tại Công ty
1.Thực trạng hoạt động xuất khẩu 3 năm 2007, 2008, 2009
1.1 Thị trường xuất khẩu chủ lực
Phân tích 2tờ Vận đơn(B/L) để thấy được thị trường xuất khẩu chính của công
ty HAPEX

CAO XUÂN THẮNG

8

STT: 16 - A4 – KDQT – K46


Thu hoạch thực tập

CAO XUÂN THẮNG

GVHD: Ths Dương Thị Hoài Nhung

9

STT: 16 - A4 – KDQT – K46


Thu hoạch thực tập

CAO XUÂN THẮNG

GVHD: Ths Dương Thị Hoài Nhung


10

STT: 16 - A4 – KDQT – K46


Thu hoạch thực tập

GVHD: Ths Dương Thị Hoài Nhung

Từ 2 tờ B/L trên chúng ta có thể thấy được , thị trường xuất khẩu túi nylon chính
của công ty HAPEX là nước Pháp và khách hàng chủ lực là công ty
EVENPLAST. Ở đây cảng đi là cảng Hải Phòng và cảng đến là cảng FOX. Hình
thức xuất khẩu là nguyên công (FCL) và công ty vận tải là MSC hay NYK.
Thống kê mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Pháp 4 tháng đầu năm 2010
4 tháng năm 2010

4 tháng năm 2009

Tăng

Tăng

giảm kim giảm kim
ngạch so ngạch so
với tháng với cùng
Mặt hàng

Lượng trị giá

Lượng trị giá


3/2010

kỳ

(tấn)

(Tấn)

(%)

2009 (%)

(USD)

(USD)

năm

Giày dép các
loại
Hàng

47.449.720 +99,99

-3,96

32.113.411

33.028.982 +49,07


-2,77

29.745.091

18.488.558 +20,12

+60,88

8.523.911

6.105.150

-37,00

+39,62

dệt,

may
Hàng

45.569.694

thuỷ

sản
Sản phẩm từ
chất dẻo
Cà phê


4.309

5.819.582

15.285 22.475.847 -33,82

-74,11

Hạt tiêu

833

2.750.871

677

1.932.580

+42,34

Gạo

894

359.093

943

463.859


+46,10

-22,59

Theo thống kê mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Pháp 4 tháng đầu năm 2010
của các mặt hàng nói chung và mặt hàng túi nylon (mặt hàng được làm từ chất

CAO XUÂN THẮNG

11

STT: 16 - A4 – KDQT – K46


Thu hoạch thực tập

GVHD: Ths Dương Thị Hoài Nhung

dẻo) nói riêng, mặt hàng chất dẻo tăng 39,62 % so với năm 2009, điều đó nói lên
các mặt hàng chất dẻo có tiềm năng rất lớn ở thị trường Pháp.

1.2 Nghiên cứu đặc điểm của thị trường Pháp nhằm phục vụ cho việc xuất
khẩu hiệu quả hơn
1.2.1. Điều lệ và tiêu chuẩn thương mại ở Pháp
1.2.1.1 Thuế quan và thuế nhập khẩu
Để xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm tới Pháp, các nhà xuất khẩu nước ngoài
nên xem xét những hạn chế khi tiếp cận thị trường và những quy định cho việc
xuất khẩu sản phẩm của mình.
Hệ thống thuế quan của Pháp dựa vào Danh Pháp Hội Đồng Hợp Tác Thuế

Quan (CCCN) được xem như là hệ thống hài hoà(HS). Hệ thống này đưa ra một
chế độ phân loại mức thuế quan chuẩn cho mọi sản phẩm xuất khẩu và nhập
khẩu trên thế giới. Hàng nông nghiệp phải chịu thuế nhập khẩu cao để duy trì
quy chế nghiêm ngặt cho hàng nông sản và thịt nhập vào EU. Hàng nông sản và
thịt không có hocmôn sẽ ít phải đối mặt với những hạn chế nghiêm ngặt.
Thuế VAT
Ngoài những loại thuế phải chịu theo Thuế ngoại thương chung, hàng được nhập
khẩu vào Pháp còn phải chịu thêm thuế VAT.
- Mức tiêu chuẩn là 19,6%
- Mức được giảm là 5,5% áp dụng cho hầu hết hàng nông sản, lương thực, các
công trình nghệ thuật và một số loại dược phẩm.
VAT được cộng vào giá của mọi loại sản phẩm và dịch vụ bán ở Pháp. Nhà
cung cấp hàng hóa hay dịch vụ ghi hóa đơn cho khách hàng mức giá bán cộng
với tổng VAT tính theo mức % được áp dụng. Nhà cung cấp thu tổng số tiền và
phải trừ ra tổng VAT thu được để nộp lại cho cơ quan thuế theo kỳ.

CAO XUÂN THẮNG

12

STT: 16 - A4 – KDQT – K46


Thu hoạch thực tập

GVHD: Ths Dương Thị Hoài Nhung

1.2.1.2 Rào cản thương mại
Điều đầu tiên phải nói tới là thị trường Pháp là một thị trường tự do tuy nhiên thị
trường Pháp có những tiêu chuẩn phức tạp và thủ tục thanh kiểm tra quá mất thì

giờ gây phiền hà cho các doanh nghiệp nước ngoài. Những yêu cầu thanh kiểm
tra (luôn được thực hiện ở Pháp) và các tiêu chuẩn đôi khi vượt quá mức yêu cầu
bình thường cho việc đảm bảo tính nghiêm túc và an toàn. Phần lớn hàng điện tử,
thiết bị viễn thông, và mặt hàng yêu cầu tiêu chuẩn vệ sinh phải chịu nhiều phiền
toái nhất. Mặt hàng túi nylon của công ty HAPEX cũng phải có những giấy phép
như REACH CERTICATE hay C/O để có thể nhập khẩu vào Pháp.
Những yêu cầu thanh kiểm tra (luôn được thực hiện ở Pháp) và các tiêu chuẩn
đôi khi vượt quá mức yêu cầu bình thường cho việc đảm bảo tính nghiêm túc và
an toàn.

1.2.1.3 Yêu cầu về nhãn mác
Việc ghi nhãn phải đầy đủ các thông tin sau:
- Tên loại sản phẩm
- Công dụng
- Thành phần
- Giá
- Cách sử dụng
- Hạn sử dụng
Nếu muốn thâm nhập thị trường Pháp, các nhà xuất khẩu nên nghiên cứu những
quy định của Châu Âu và Pháp. Các quốc gia thuộc Liên Minh Châu Âu đang
dần đưa luật châu Âu vào áp dụng cho quốc gia của họ. Vì nhiều quy định về
việc dán nhãn mác vẫn đang trong giai đoạn điều chỉnh nên các nhà xuất khẩu

CAO XUÂN THẮNG

13

STT: 16 - A4 – KDQT – K46



Thu hoạch thực tập

GVHD: Ths Dương Thị Hoài Nhung

nên cập nhật thường xuyên những quy định và tiêu chuẩn về việc dán nhãn mác
của EU.
Việc ghi nhãn mác có vai trò làm tăng thông tin và thậm chí là một cách quảng
cáo. Nhãn mác thường được xem là "những người bán hàng thầm lặng", đặc biệt
với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng cửa hàng bán lẻ gần đây, nhãn mác
cũng góp phần trợ giúp cho việc bán hàng.
Một số yêu cầu cơ bản trong việc dán nhãn mác:
- Ngôn ngữ: Nhãn phải được ghi rõ ràng, dễ hiểu bằng tiếng Pháp. Nếu có từ hay
chữ viết tắt nước ngoài phải được luật của Pháp hay luật quốc tế chấp nhận.
- Tên: Ghi rõ tên sản phẩm là gì. Ví dụ "dầu ôliu"
- Thương hiệu: Bất kỳ tên, biểu tượng hay ký hiệu có liên quan tới sản phẩm đều
phải có ngoài bao bì, trên nhãn hoặc nắp chai. Nhãn hiệu và thương hiệu được
đăng ký chỉ dành cho nhà sản xuất sử dụng.
- Thành phần: Mọi thành phần hay chất liệu làm nên sản phẩm đều phải được liệt
kê trên nhãn, mác.
- Hướng dẫn sử dụng: Phải giải thích cặn kẽ sản phẩm được sử dụng như thế nào.
- Thời hạn: Cần ghi rõ ngày sản xuất, hạn sử dụng.
- Tên và địa chỉ cụ thể của nhà sản xuất.
- Đặc điểm kỹ thuật,
- Giá: Giá (bao gồm mọi loại thuế) phải được ghi trên mọi sản phẩm đóng gói
sẵn, trừ khi chúng được bán theo đơn đặt hàng.
- Mã vạch.
Các công ty Pháp yêu cầu rất khắt khe trong việc dán mác và họ sẵn sàn phạt các
doanh nghiệp Việt Nam mạnh mẽ nhằm răn đe, công ty HAPEX trong một lần
đánh mã vạch sai thùng cartoon đã bi doanh nghiệp Pháp phạt rất nặng.


CAO XUÂN THẮNG

14

STT: 16 - A4 – KDQT – K46


Thu hoạch thực tập

GVHD: Ths Dương Thị Hoài Nhung

1.2.2 Những điều cần lưu ý khi kinh doanh ở Pháp
1.2.2.1 Giao tiếp trong kinh doanh
Điểm quan trọng nhất về cách cư xử giao tiếp kinh doanh truyền thống của Pháp
là lịch sự và trang trọng. Sắp xếp cuộc hẹn và danh mục thứ bậc ưu tiên được đặc
biệt coi trọng và phương thức phù hợp nhất là bằng thư điện tử hoặc fax và nên
thông báo hay phản hồi nhanh chóng. Theo tục lệ thông thường, khi bắt đầu hoặc
kết thúc buổi gặp mặt, bạn nên bắt tay mọi người cùng với sự chào đón niềm nở.
Trang phục cần phải phù hợp và lịch thiệp, nam complê (cà vạt), nữ áo vét và
váy.
Ngày làm việc sau ngày nghỉ hoặc kỳ nghỉ không phải là thời điểm thuận lợi cho
các buổi gặp gỡ kinh doanh (tháng 8, kỳ nghỉ Nôen và Lễ phục sinh). Giờ làm
việc ở Pháp thường bắt đầu từ 9 giờ sáng tới 6 giờ chiều (ngân hàng mở cửa từ 9
giờ sáng tới 4.30 chiều) từ thứ 2 tới thứ 6; Các cửa hàng thường mở cửa từ 10 giờ
sáng tới 7 giờ tối từ thứ 2 tới thứ 7. Để đảm bảo không lãng phí thời gian nên lên
kế hoạch hẹn gặp trước.
1.2.2.2. Ngôn ngữ thương mại
Tiếng Pháp là ngôn ngữ chính ở Pháp, nhưng nhiều nhà kinh doanh nói tiếng
Anh. Tài liệu sản phẩm, thư từ hay các cuộc đàm phán sử dụng tiếng Pháp sẽ có
lợi thế hơn khi sử dụng tiếng Anh. Lưu ý: các nhà cung cấp EU thường giao dịch

bằng tiếng Pháp.
1.2.2.3 Ngày nghỉ
Dưới đây là các ngày nghỉ trong năm ở Pháp
Ngày 1 tháng 1: Tết
Ngày 1 tháng 4: Ngày thứ 2 đầu sau phục
Ngày 1 tháng 5: Quốc tế lao động
Ngày 8, 9 tháng 5: Lễ thăng thiên
Ngày 20 tháng 5: Ngày thứ 2 sau ngày lễ phục sinh

CAO XUÂN THẮNG

15

STT: 16 - A4 – KDQT – K46


Thu hoạch thực tập

GVHD: Ths Dương Thị Hoài Nhung

Ngày 14 tháng 7: Quốc khánh
Ngày 15 tháng 8: Lễ Đức mẹ lên trời
Ngày 1 tháng 11: Ngày lễ thánh
Ngày 11 tháng 11: Ngày cựu chiến binh
Ngày 25 tháng 12: Nôen

2.1 Đánh giá hoạt động xuất khẩu 3 năm 2007, 2008, 2009
2.1.1 Điểm mạnh
- Trong 3 năm gần đây, tình hinh hoạt động xuất khẩu của công ty rất khả quan.
- Công ty đã biết cách quan tâm chăm sóc khách hàng truyền thống và thị trường

mục tiêu nơi tạo ra lợi nhuận chủ yếu cho công ty.
2.1.2 Điểm yếu
-Việc quá quan tâm tới khách hàng truyền thống mà không phát triển, tìm hiểu
các khách hàng ở thị trường khác cũng chính là điểm yếu của công ty. Điều này
khiến cho công ty không mở rộng thị trường, chính thế doanh thu dù tăng nhưng
không có sự biến động nhiều

CAO XUÂN THẮNG

16

STT: 16 - A4 – KDQT – K46


Thu hoạch thực tập

GVHD: Ths Dương Thị Hoài Nhung

Phần III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động xuất khẩu của doanh
nghiệp
1. Giải pháp trong khâu quản lý nguồn nhân lực
a. Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu Quản lý nguồn nhân lực là gì?
Trước tiên quản lý nguồn nhân lực vừa là nghệ thuật vừa là khoa học làm cho
những mong muốn của doanh nghiệp và mong muốn của nhân viên của bạn
tương hợp với nhau và cùng đạt đến mục tiêu. Hãy nghiên cứu biểu đồ dưới đây
để tự đánh giá xem bạn xác định được tới đâu mong muốn của bạn và của nhân
viên trong doanh nghiệp. Nhân viên của bạn trông đợi từ phía bạn một mức
lương thoả đáng, điều kiện làm việc an toàn, sự gắn bó với tổ chức, những nhiệm
vụ có tính thách thức, trách nhiệm và quyền hạn. Mặt khác, bạn với tư cách là
chủ lao động mong muốn nhân viên của mình sẽ tuẩn thủ quy định tại nơi làm

việc và các chính sách kinh doanh, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ, đóng góp sáng
kiến vào các mục tiêu kinh doanh, chịu trách nhiệm về cả việc tốt và việc dở,
liêm khiết và trung thực.
-Thứ hai, quản lý nguồn nhân lực là những hoạt động (một quy trình) mà bạn và
nhóm quản lý nhân sự của bạn tiến hành triển khai sắp xếp nhân lực nhằm đạt
được các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Quy trình này gồm các bước
tuyển dụng, quản lý, trả lương, nâng cao hiệu quả hoạt động, và sa thải nhân viên
trong doanh nghiệp.
b.Từ định nghĩa trên công ty nên làm những biện pháp sau để quản trị nguồn
nhân lực hiệu quả
-Rao quyền thực sự cho người dưới quyền. Là lãnh đạo, chắc chắn phải có tầm
nhìn, khả năng nhận định cơ hội, khả năng lên kế hoạch và triển khai. Nhưng có
một điều nhà lãnh đạo không thể bỏ qua là sự ý thức về tầm quan trọng của việc
nhìn ra được người giỏi và ủy thác những quyền hạn nhất định để họ có thể làm
việc tốt. Một khi đã quyết định ủy thác trách nhiệm cho ai, người lãnh đạo phải

CAO XUÂN THẮNG

17

STT: 16 - A4 – KDQT – K46


Thu hoạch thực tập

GVHD: Ths Dương Thị Hoài Nhung

thực sự tin tưởng họ và để cho họ làm công việc của mình chứ không nên "dòm
ngó" hoặc gây khó dễ họ.
- Quản lý theo định hướng con người và minh bạch. Quản lý theo định hướng

con người sẽ giúp cho nhân viên tối ưu hóa được khả năng nếu nhà quản lý biết
tạo ra chế độ tưởng thưởng cho sự sáng tạo và dám chấp nhận rủi ro (có tính
toán). Kiểu quản lý này chú trọng đến tâm lý nhân viên, thông cảm với nhu cầu
của họ, cân nhắc giữa việc xây dựng phát triển đội ngũ nhân viên sao cho nhu
cầu của họ thống nhất với nhu cầu của doanh nghiệp. Quản lý một cách minh
bạch có nghĩa là người lãnh đạo chia sẻ với nhân viên những thông tin về hướng
phát triển, tình hình thực tế cũng như những thách thức và cơ hội mà doanh
nghiệp đang phải đối mặt. Bằng cách truyền đạt công khai, các quyết định của
doanh nghiệp sẽ được sự đồng tình và ủng hộ của nhân viên. Nhân viên cần hiểu
trách nhiệm, quyền lợi của mình cũng như biết rõ các mục tiêu mà mình phải đạt
được cùng với doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải xây dựng và công bố các tiêu
chuẩn đánh giá công việc một cách rõ ràng để mọi người yên tâm phát huy sự
sáng tạo mà không sợ bị tranh công hay trù dập. Phát huy được sự sáng tạo trong
nhân viên sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao được khả năng cạnh tranh.
- Xây dựng một môi trường làm việc tôn trọng lẫn nhau. Môi trường làm việc
gồm có hai phần cứng và mềm. Môi trường mềm chính là mối quan hệ giữa
người với người trong doanh nghiệp, bao gồm tinh thần tôn trọng, tin tưởng, hỗ
trợ lẫn nhau để giải quyết nhiều vấn đề và để gắn bó với nhau. Nói một cách
khác, môi trường mềm thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau của mọi thành viên trong
một tổ chức.
Môi trường cứng bao gồm cơ sở vật chất, văn phòng, phương tiện vận chuyển,
bàn ghế, thiết bị máy móc… Môi trường này lệ thuộc rất nhiều vào tình hình tài
chính của doanh nghiệp.
Môi trường mềm quan trọng hơn môi trường cứng rất nhiều vì không thể giải
quyết tất cả vấn đề bằng tiền được. Mà muốn cải thiện tình hình tài chính của

CAO XUÂN THẮNG

18


STT: 16 - A4 – KDQT – K46


Thu hoạch thực tập

GVHD: Ths Dương Thị Hoài Nhung

doanh nghiệp phải có môi trường mềm thật tốt. Một trong những lý do chính mà
doanh nghiệp Việt Nam thường không tìm ra được người giỏi hoặc để mất người
cho doanh nghiệp nước ngoài là do môi trường mềm chưa được tốt.
-Thu nhập chưa phải là tất cả. Thu nhập bao gồm lương bổng, lợi ích xã hội,
trợ cấp, tiền thưởng và lợi nhuận. Thu nhập sẽ khẳng định và làm thỏa mãn giá
trị và địa vị của nhân viên. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có điều
kiện tài chính để thực hiện những điều trên. Sự thiếu thốn về tài chính cũng
không thể cản trở việc thu hút và giữ chân người giỏi nếu doanh nghiệp có được
ba điều trên. Vì vậy, lãnh đạo và nhà quản lý doanh nghiệp phải có tầm nhìn về
chiến lược, truyền đạt tầm nhìn đó cho nhân viên một cách thuyết phục, và tạo ra
một môi trường làm việc thuận lợi cho nhân viên thì người giỏi sẽ có niềm tin và
lòng trung thành để ở lại với doanh nghiệp. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể
giữ chân và sử dụng một cách tối ưu nguồn nhân lực của mình.
2. Giải pháp trong việc mở rộng thị trường
2.1 Mở rộng thị trường nội địa
Hiện nay sản phẩm của công ty vẫn chưa có mặt tại thị trường nội địa, đây là một
thách thức và cũng là một cơ hội rất lớn. Việt Nam được biết tới với rất nhiều đặc
điểm thuận lợi như:
- Việt Nam có 85,1 triệu dân. Mỗi năm có thêm khoảng 1 triệu trẻ em ra đời. Nếu
các DN nước ngoài nhìn thấy số dân này thì đây là một thị trường lớn.
- Việt Nam có ít nhất 10 tỉnh, thành đông dân số, là những thị trường tiềm năng
rất lớn cho các DN trong nước.
- Con số nhập khẩu 3,3 tỷ USD (chỉ tính trong tháng 1/2009) đối với nhiều mặt

hàng mà chúng ta hoàn toàn có thể sản xuất được trong nước cho thấy thị trường
nội địa còn đang bị bỏ ngỏ nhiều.
Những thuận lợi trên đã nói lên tiềm năng to lớn của công ty trong việc chiếm
lĩnh thị trường nội địa. Tuy nhiên việc làm này k phải đơn giản, công ty nên mở
rộng kênh phân phối, quảng cáo và maketing mạnh cho sản phẩm của công ty.

CAO XUÂN THẮNG

19

STT: 16 - A4 – KDQT – K46


Thu hoạch thực tập

GVHD: Ths Dương Thị Hoài Nhung

2.2 Mở rộng thị trường nước ngoài
Như ở trên đã nêu, khách hàng mục tiêu của công ty là tại Pháp tuy nhiên công ty
cần mở rộng thị trường sang nước ngoài, các nước khác ở EU, ở Mĩ...
Đây là một điều quan trọng và mang tính sống còn, bởi lẽ việc lệ thuộc quá nhiều
vào một thị trường có nhiều thay đổi về mặt giấy phép, thủ tục như Pháp dừng
như là quá mạo hiểm.
Để mở rộng thị trường nước ngoài công ty cần sử dụng nguồn lực có trong công
ty để tập trung nghiên cứu, phân tích các thị trường khác; không chỉ có thế công
ty có thể thông qua lãnh sự quán tại các nước để tìm kiếm thêm khách hàng.
Ngoài ra việc quảng cáo, marketing hình ảnh công ty ra thị trường quốc tế là một
điều hết sức quan trọng.

CAO XUÂN THẮNG


20

STT: 16 - A4 – KDQT – K46


Thu hoạch thực tập

GVHD: Ths Dương Thị Hoài Nhung

Phần IV: Tóm tắt quá trình thực tập (1-2tr)
1.Mô tả nhiệm vụ được giao, các công việc đã thực hiện quá trình thực tập,
giải thích những khó khăn trong quá trình thực tập.
- Công việc được giao của e trong những ngày kiến tập vừa qua là nghiên cứu thị
trường xuất khẩu của Pháp và một số thị trường khác như Mĩ hay các nước thuộc
EU; ngoài ra e cũng được hướng dẫn sơ qua về các thủ tục xuất khẩu, tầm quan
trọng của một bộ chứng từ và một bộ chứng từ xuất khẩu cần những gì.
-Khó khăn trong quá trình thực tập của em là ở chỗ e quá thiếu kinh nhiệm, nhiều
chỗ về lĩnh vực xuất khẩu e chưa hiểu hết nhưng được sự chỉ dậy nhiệt tình của
anh chị phòng xuất khẩu

e

rất vui và thấy xuất khẩu đúng là lĩnh vực không

những có lợi cho đất nước mà còn có lợi cho cá nhân, hay công ty tham gia xuất
nhập khẩu.
2.Bài học rút ra từ quá trình thực tập
Trong quá trình thực tập em đã đúc kết thêm được rất nhiều kinh nhiệm, những
kiến thức quý báu mà có lẽ chỉ khi ra làm việc mới có được. Hơn nữa một điều

mà em cảm nhận được sâu sắc là khi thực hành kết hợp với lý thuyết mà các thầy
cô đã nhiệt tình chỉ dậy thì chúng ta sẽ giải quyết được rất nhiều điều khó.
Qua buổi kiến tập em thấy mình cần cố gắng nhiều để trau dồi kiến thức, hoàn
thiện bản thân, sao cho ra trường có thể thích nghi nhanh nhất với công việc được
giao cho.
3.Đánh giá, nhận xét của lãnh đạo cơ quan nơi sinh viên thực tập.

CAO XUÂN THẮNG

21

STT: 16 - A4 – KDQT – K46


Thu hoạch thực tập

GVHD: Ths Dương Thị Hoài Nhung
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tấn Bình. (2005). “Phân tích hoạt động doanh nghiệp”. Nhà xuất bản
thống kê.
2.Hoàng Văn Châu “ Kĩ thuật nghiệp vụ Ngoại thương”

CAO XUÂN THẮNG

22

STT: 16 - A4 – KDQT – K46




×