Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

nghiên cứu tuyển chọn một số giống lúa năng suất cao tại huyện angoche thuộc tỉnh nampula, cộng hòa mozambich

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (588.63 KB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------------------------

JOSE GABRIEL CARNEIRO FAGEMA

NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN MỘT SỐ GIỐNG LÚA NĂNG SUẤT
CAO TẠI HUYỆN ANGOCHE THUỘC TỈNH NAMPULA,
CỘNG HÒA MOZAMBICH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------------------------

JOSE GABRIEL CARNEIRO FAGEMA

NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN MỘT SỐ GIỐNG LÚA
NĂNG SUẤT CAO TẠI HUYỆN ANGOCHE THUỘC
TỈNH NAMPULA, CỘNG HÒA MOZAMBICH

Chuyên ngành: Di Truyền & CGCT
Mã số:

60 62 01 11



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH. Trần Duy Quý

HÀ NỘI - 2012


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu hoàn toàn của tôi, công
trình chưa từng ñược sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ tài liệu nào khác;
Số liệu trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực theo kết
quả thu ñược tại các ñịa ñiểm mà tôi tiến hành nghiên cứu;
Mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này tôi xin trân trọng cám
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược ghi rõ nguồn gốc;
Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn với báo cáo của luận văn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2012

Tác giả luận văn

José Gabriel Carneiro Fagema

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i



LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành bản luận văn này ngoài sự cố gắng của bản thân tôi còn
nhận ñược sự giúp ñỡ nhiệt tình, chu ñáo của GS.TS. Trần Duy Quý - người ñã
hướng dẫn và tạo mọi ñiều kiện tốt nhất giúp ñỡ tôi có thêm nhiều am hiểu, nâng
cao kiến thức. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới thầy.
Nhân dịp ñây tôi xin trân trọng cảm ơn Ban ñào tạo sau ñại học, Viện
khoa học Nông nghiệp Việt Nam cùng toàn thể các thầy cô giáo, Ban chủ
nhiệm nghị ñịnh thư hợp tác Việt Nam và Mô-dăm-bích và gia ñình, bạn bè
ñã giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành luận văn này
Tác giả luận văn

José Gabriel Carneiro Fagema

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ðOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ii
MỤC LỤC ....................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vi
MỞ ðẦU ....................................................................................................... 1
1 Tính cấp thiết của ñề tài........................................................................... 1
2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài ............................................................. 2
2.1. Mục ñích.......................................................................................... 2

2.2. Yêu cầu ........................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ðề tài ................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học............................................................................. 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................. 3
4. Giới hạn của ñề tài.................................................................................. 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 4
1.1. Nhu cầu lương thực trong nước và trên thế giới................................... 4
1.1.1. Nhu cầu lương thực trên thế giới................................................... 4
1.1.2. Nhu cầu trong nước (Mô - dăm -bích)........................................... 6
1.2. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và Mô - dăm - bích....................... 6
1.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới............................................... 6
1.2.2. Tình hình sản xuất lúa ở Mô - dăm - bích ..................................... 8
1.3. Những nghiên cứu cơ bản về cây lúa ................................................. 18
1.3.1. Những nghiên cứu về nguồn gốc và phân loại cây lúa ............... 18
1.3.2. Nghiên cứu về các tính trạng ñặc trưng của cây lúa .................... 20
1.3.3.Các chỉ tiêu ñánh giá và tình hình nghiên cứu chất lượng lúa
gạo.............................................................................................. 26
1.4. Những nghiên cứu trong lĩnh vực chọn tạo giống .............................. 27
1.4.1. Vai trò của giống mới ................................................................. 27
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii


1.4.2. Các hướng chọn tạo giống có kiểu cây mới................................. 30
1.4.3. Phương hướng chọn tạo giống lúa .............................................. 33
1.4.4. Những kết quả ñạt ñược trong công tác chọn giống .................... 36
Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.1. Vật liệu nghiên cứu............................................................................ 37
2.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 38

2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 38
2.3.1. Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu............................................... 38
2.3.2. Bố trí thí nghiệm......................................................................... 38
2.3.3. Quy trình kỹ thuật dùng trong thí nghiệm ................................... 41
2.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi. ............................................... 42
2.4.1. Thời gian qua các giai ñoạn sinh trưởng ..................................... 42
2.4.2. ðặc ñiểm nông sinh học.............................................................. 42
2.4.3. ðặc ñiểm hình thái...................................................................... 44
2.4.4. Mức ñộ nhiễm sâu bệnh .............................................................. 44
2.4.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất............................... 44
2.5. Phương pháp ñánh giá các chỉ tiêu theo dõi ....................................... 45
2.6. Xử lý số liệu ..................................................................................... 45
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 46
3.1. ðặc ñiểm của giai ñoạn mạ................................................................ 46
3.2. Thời gian sinh trưởng của các giống .................................................. 47
3.3. Khả năng ñẻ nhánh ............................................................................ 50
*Chiều cao cây ......................................................................................... 52
3.4. Một số ñặc trưng hình thái và khả năng chống ñổ.............................. 53
3.4.1. Màu sắc lá................................................................................... 54
3.4.2 Góc ñộ lá ñòng............................................................................. 55
3.4.3. Thế lá.......................................................................................... 55
3.4.4. Màu sắc mỏ hạt........................................................................... 56
3.4.5. Khả năng chống ñổ ..................................................................... 56

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv


3.5. Mức ñộ nhiễm sâu bệnh hại chính ..................................................... 57

3.5.1. Rầy các loại ................................................................................ 57
3.5.2. Sâu ñục thân ............................................................................... 57
3.5.3. Sâu cuốn lá nhỏ .......................................................................... 58
3.5.4. Bệnh ñạo ôn................................................................................ 58
3.5.5. Bệnh khô vằn.............................................................................. 59
3.5.6. Bệnh bạc lá ................................................................................. 59
3.6. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ..................................... 61
3.6.1. Số bông/m2 ................................................................................. 61
3.6.2. Số hạt/bông................................................................................. 62
3.6.3. Số hạt chắc/bông......................................................................... 63
3.6.4. Khối lượng 1000 hạt ................................................................... 63
3.6.5. Năng suất lý thuyết ..................................................................... 63
3.6.6. Năng suất thực thu ...................................................................... 64
3.7. Kết quả ðánh giá ảnh hưởng của liều lượng phân bón ñến 2
giống lúa trên trong ñiều kiện sinh thái của huyện Angoche.............. 65
3.8. Xác ñịnh mật ñộ cấy thích hợp cho hai giống lúa PC6 và CH207
triển vọng trong ñiều kiện sinh thái của huyện Angoche.................... 69
3.9. Giới thiệu một số giống có triển vọng................................................ 70
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ ......................................................................... 72
1. Kết luận ................................................................................................ 72
2. ðề nghị................................................................................................ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 74

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 1.1.

Sản xuất lúa gạo của thế giới từ năm 2005 ñến năm 2010........... 7

Bảng 1.2.

Sản xuất lúa gạo của 10 nước ñứng ñầu thế giới. ........................ 7

Bảng 1.3.

Tình hình sản xuất lúa gạo của Mô-dăm-bích ........................... 13

Bảng 1.4.

Tỷ lệ phần trăm ñóng góp về sản lượng gạo của các khu
vục tại Mô-dăm-bích ................................................................ 13

Bảng 1.5.

Tiềm năng hiện tại và tiềm nãng sản xuất lúa gạo tại Môdăm-bích ................................................................................... 16

Bảng 1.6.

Mục tiêu mang tính chiến lược trong sản xuất và tiêu thụ
lúa gạo của Mô-dăm-bích từ 2008-2018 ................................... 17

Bảng 2.1.

Danh sách các dòng, giống lúa thuần tham gia thí nghiệm........ 37


Bảng 3.1.

ðặc ñiểm hình thái ở giai ñoạn mạ vụ năm 2011-2012 ............. 46

Bảng 3.2.

Thời gian qua các giai ñoạn sinh trưởng của các giống lúa
trong vụ năm 2011-2012........................................................... 47

Bảng 3.4.

ðặc ñiểm hình thái và khả năng chống ñổ của các giống lúa
thuần tham gia thí nghiệm ........................................................ 54

Bảng 3.5.

Tình hình nhiễm dịch hại trên các dòng giống lúa thuần vụ
năm 2011- 2012........................................................................ 60

Bảng 3.6.

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống
lúa vụ năm 2011-2012 .............................................................. 62

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón ñến chiều cao cây của
giống PC6 vụ năm 2011-2012 .................................................. 66
Bảng 3.8.

Ảnh hưởng của liều lượng phân bón ñến năng suất của
giống PC6 vụ năm 2011- 2012 ................................................. 66


Bảng 3.9.

Ảnh hưởng của liều lượng phân bón ñến chiều cao của
giống CH207 vụ năm 2011-2012 .............................................. 67

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi


Bảng 3.10. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón ñến năng suất của
giống CH207 năm 2011-2012 ................................................... 68
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của mật ñộ cấy ñến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của giống PC6 vụ 2011 - 2012 ...................... 69
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của mật ñộ cấy ñến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của giống CH207 vụ 2011 - 2012.................. 70
Bảng 3.13. Bảng ñặc ñiểm của 2 giống triển vọng...................................... 71

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii


MỞ ðẦU
1 Tính cấp thiết của ñề tài
Mozambique (Mô-dăm-bích) là quốc gia ở ñông nam Châu Phi. Diện
tích 812 nghìn km2. Dân số 19,105 triệu (2000), 99,1% là người Bantu
(Bantu), số cũ lại là người gốc Châu Âu và Châu Á. Dân thành thị 38,9%
(1999). Ở phía bắc có các vựng ñất bằng trên bình sơn ðông Phi (cao ñến

2.419 m); ở phía tây, giáp Zimbabuê có núi Binga (Binga) cao nhất (2.436 m);
phía ñông - miền ñất thấp duyên hải. Khí hậu á xích ñạo ở phía Bắc, nhiệt ñới
ở phía Nam. Lượng mưa trung bình 1.500 mm/năm. Các sông lớn: Zămbezi
(Zambezi), Limpôpô (Limpopo). Năm 1994, rừng chiếm 22% diện tích, ñồng
cỏ 56%, ñất canh tác 4%, các ñất khác 18%. Nhiệt ñộ trung bình cả năm là
290C, nhiệt ñộ cao nhất từ là 360C, thấp nhất là 240C, như vậy yếu tố nhiệt ñộ
là hoàn toàn phù hợp với canh tác lúa. Tuy nhiên, yếu tố nước tưới lại là yếu
tố hạn chế quan trọng ảnh hưởng ñến canh tác lúa, mặc dù tổng lượng mưa
hàng năm là 1500mm, nhưng tập trung chủ yếu vào các tháng mùa mưa (từ
tháng 10 ñến tháng 3) với lượng mưa 1300-1400mm, thêm nữa hệ thống ñồng
ruộng, thuỷ lợi của Mô-dăm-bíc còn quá nghèo nàn, không ñảm bảo tưới tiêu
chủ ñộng nên việc canh tác lúa gặp rất nhiều khó khăn.
Trong những năm gần ñây cùng với sự giúp ñỡ của một số tổ chức
quốc tế (FAO, IRRI…) và Việt Nam do vậy mà năng suất lúa của Mô-dămbích ñã ñược cải thiện rõ rệt dặc biệt là ở các tỉnh Zambezia, Cabo Delgado
và Nampula nhưng do diện tích còn rất hạn chế chính vì vậy mà lượng lương
thực của Mô-dăm-bích vẫn phải nhập khẩu là chủ yếu.
Chính vì vậy mà xu hướng nhập nội các giống lúa vào Mô-dăm-bích ñể
ñánh giá khả năng thích nghi của các giống này tại các tỉnh có thể phát triển
diện tích trồng lúa của Mô-dăm-bích là hết sức cần thiết. Nhằm mục ñích khai
thác triệt ñể các dòng giống lúa do Việt Nam và một số tổ chức khác cung

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1


cấp, mở rộng diện tích trồng lúa không những ở tỉnh Nampula và còn mở
rộng tại khác tỉnh khác. Chính vì vậy mà ñánh giá tính thích ứng của các
giống lúa nhập nội phù hợp ñiều kiện sinh thái của tỉnh là vấn ñề hết sức cấp
thiết hiện nay. Do vậy, chúng tôi thực hiện ñề tài. “Nghiên cứu tuyển chọn

một số giống lúa năng suất cao tại huyện Angoche thuộc tỉnh Nampula,
Cộng hòa Mô-dăm-bích”
2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
2.1. Mục ñích
Tuyển chọn ñược một số giống lúa thuần có năng suất cao, chất
lượng, nhiễm nhẹ sâu bệnh cho huyện Angoche thuộc tỉnh Nampula nhằm
làm phong phú bộ giống lúa, ñáp ứng nhu cầu sản xuất lương thực của tỉnh.
2.2. Yêu cầu
- ðánh giá ñược ñặc ñiểm sinh trưởng, phát triển, ñặc ñiểm nông sinh
học, hình thái của các dòng giống lúa thuần tại huyện Angoche thuộc tỉnh
Nampula.
- ðánh giá ñược mức ñộ nhiễm sâu bệnh, năng suất và chất lượng của
các dòng, giống lúa thuần.
- Xác ñịnh ñược liều lượng phân bón và mật ñộ cho các giống triển
vọng
- Chọn ñược một 1-2 dòng, giống lúa thuần thích ứng với ñiều kiện
huyện Angoche thuộc tỉnh Nampula có năng suất, chất lượng tốt và nhiễm
nhẹ với sâu bệnh.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ðề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học

Kết quả của ðề tài sẽ góp phần ñịnh hướng cho các nhà chọn tạo
giống, tiến hành nghiên cứu sản xuất hạt giống lúa thuần tại huyện Angoche
thuộc tỉnh Nampula.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2



3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả của ðề tài sẽ góp phần ña dạng hóa bộ giống lúa thuần cho
nông dân sản xuất lúa và nâng cao sản lượng lương thực cho tỉnh Nampula.
4. Giới hạn của ñề tài

Do thời gian có hạn, nên tôi chỉ tiến hành nghiên cứu trên một số giống
lúa thuần ở 1 tại huyện Angoche thuộc tỉnh Nampula.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nhu cầu lương thực trong nước và trên thế giới
1.1.1. Nhu cầu lương thực trên thế giới
Gạo là lương thực quan trọng trong những bữa ăn hàng ngày của người
dân ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Châu Á gạo là nguồn cung cấp calori
chủ yếu, ñóng góp 56% năng lượng, 42,9 % protein hàng ngày [48]. Nó ñặc
biệt quan trọng ñối với những người nghèo, khi mà lương thực cung cấp tới
70% năng lượng và protein thông qua bữa ăn hàng ngày. Tuỳ theo truyền
thống ẩm thực và thu nhập của các quốc gia, bộ phận dân cư khác nhau mà
yêu cầu về chất lượng gạo cũng khác nhau.
Các nghiên cứu của Kaosai và trung tâm thông tin Bộ Nông nghiệp
(2001) [37] cho thấy: tại thị trường Hồng Kông các loại gạo hạt dài, tỷ lệ gạo
nguyên cao, cơm mềm luôn ñược bán với giá cao. Tại Rome các loại gạo
Japonica ñược ưa chuộng. Trái lại khách hàng Tây Á và Italia lại ưa chuộng
gạo ñục và cơm cứng. Người Nhật Bản ưa gạo tròn, mềm ướt, thật trắng

không có mùi thơm. Còn thị trường và người Thái Lan lại thích gạo hạt dài,
cơm khô.
Những nơi mà gạo là lương thực thứ yếu (Châu Âu) thì họ yêu cầu loại
gạo tốt. Gạo 5-10% tấm ñược tiêu thụ nhiều ở Tây Âu và 10-13% ở các nước
ðông Âu. Ngày nay, loại gạo hạt dài chiếm ưu thế trên thị trường Tây Âu.
Một số nước như Hà Lan, Bỉ, Thuỵ Sĩ, Anh và một số vùng nước Pháp có
chiều hướng tăng các món ăn phương ðông nên sử dụng nhiều loại gạo hạt
dài. Trong khi ñó ở các nước ðông Âu người tiêu dùng lại thích dùng loại gạo
hạy tròn hơn. Gần 90% dân số Bangladesh và phần lớn dân số Ấn ðộ,
Srilanca, Pakistan, các nước thuộc Châu Phi tiêu dùng loại gạo ñồ, còn gạo

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4


nếp ñược tiêu thụ chính ở Lào, Cam pu chia và một số vùng ở Thái Lan
(FAO, 1988) [11].
Hàng năm thị trường toàn cầu tiêu thụ khoảng 23 triệu tấn gạo, trong ñó
các quốc gia Châu Á nhập khẩu nhiều nhất chiếm 49% tổng nhập khẩu toàn
thế giới nhất là Philippine và Indonesia.
Theo USDA (2001) dự báo những năm tiếp theo tới ñây, Thái Lan, Việt
nam, Mỹ, Ấn ðộ vẫn là các quốc gia xuất khẩu gạo chủ yếu [36].
Trong những năm gần ñây, giá lương thực trên thế giới liên tục tăng
cao, ñẩy thế giới vào một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Nguyên
nhân chính của tình trạng này là do ñiều kiện thời tiết khí hậu ngày càng trở
lên khắc nghiệt, hạn hán, lũ lụt kéo dài làm mất mùa và sản lượng lương thực
giảm mạnh, ñồng thời các nước tiên tiến trên thế giới sử dụng một lượng
lương thực khổng lồ vào sản xuất nhiên liệu sinh học làm kho dự trữ lương
thực của thế giới ñang ở mức thấp nhất kể từ 30 năm nay trong khi giá gạo

không ngừng gia tăng trong vòng 5 năm qua. Không những vậy, thế giới còn
ñang ñối mặt với tình trạng tăng dân số, dân số thế giới ước tính sẽ ñạt 9 tỷ
người vào năm 2050, ñây chính là yếu tố tác ñộng lâu dài hơn ñến tình trạng
lương thực thế giới. Theo ghi nhận của Liên hiệp Quốc (LHQ), giá lương thực
toàn cầu vào tháng 1/2008 ñã tăng 35 % so với kỳ cùng năm trước. Chỉ tính
trong năm 2007 giá gạo ñã tăng 42%, theo dự báo của Tổ chức Hợp tác và
Phát triển Kinh tế (OECD) và LHQ ñưa ra vào tháng 2/2008, giá ngũ cốc có
thể tăng 27% và giá gạo tăng thêm 9% trong 10 năm tới.
ðể ñảm bảo an ninh lương thực, hạn chế các tác ñộng bất lợi của các
ñiều kiện khó khăn FAO ñã ñưa ra khuyến cáo: tăng cường công tác nghiên
cứu tạo ra các giống lúa mới phù hợp với từng vùng sinh thái, hoàn thiện kỹ
thuật canh tác tại các vùng sinh thái ñó. ðồng thời chỉ rõ: ðây là quá trình
không ngừng nghỉ và chỉ có như vậy mới có thể ñẩy ñói nghèo, lạc hậu.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5


* Tại Châu Phi: Châu Phi có 41 quốc gia trồng lúa, nước có diện tích
trồng lúa lớn nhất châu lục này là Nigeria với 2,207 triệu ha, nước có diện
tích lúa nhỏ nhất là Reunion chỉ có 40 ha. Năng suất lúa cao nhất Châu lục
này là Ai Cập ñạt 9,283 tấn/ha.
1.1.2. Nhu cầu trong nước (Mô - dăm -bích)
Trước những năm 1975, lương thực chủ yếu của người dân Mô-dămbích chủ yếu là lúa mạch, lúa miến tuy nhiên với sản lượng thấp (800 000-900
000 tấn/năm- chỉ ñảm bảo 30% nhu cầu lương thực) nên phải nhập khẩu ngô,
lúa mì (70% nhu cầu lương thực). Sau ñó chính phủ Mô-dăm-bích ñã nhập
thêm gạo từ một số nước châu Á. Trong những năm gần ñây (2000 – 2008)
hàng năm Mô-dăm-bích phải nhập từ 500 000 - 600 000 tấn gạo ñể ñáp ứng
nhu cầu trong nước. Tuy nhiên do nguồn ngoại tệ có hạn, hệ thống vận

chuyển cung ứng còn nhiều bất cập nên một bộ phận lớn người dân Mô-dămbích thường xuyên bị thiếu lương thực trầm trọng.
1.2. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và Mô - dăm - bích
1.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Cây lúa là một trong những cây lương thực quan trọng ñối với ñời
sống con người. Do vậy, nó ñược trồng và phân bố rộng khắp trên thế giới.
Theo thống kê thì hiện nay trên thế giới có khoảng trên 100 quốc gia trồng
và sản xuất lúa gạo, trong ñó tập trung nhiều ở các nước Châu Á , 85% sản
lượng lúa trên thế giới phụ thuộc vào 8 nước ở Châu Á: Thái Lan, Việt Nam,
Trung Quốc, Ấn ðộ, Indonexia, Banglades, Myamar và Nhật Bản [12]
ðến năm 2010 (FAO, 2010), tổng diện tích trồng lúa trên toàn thế
giới là 155,602 triệu ha, năng suất trung bình ñạt 4,33 tấn/ha và tổng sản
lượng lúa là 660,278 triệu tấn. Nước có năng suất cao nhất là Nhật Bản với
6,511 tấn/ha, sau ñến Trung Quốc với 6,022 tấn/ha. Tuy nhiên xét về sản

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6


lượng thì Trung Quốc lại là nước ñứng ñầu ñạt 183,276 triệu tấn, tiếp ñó là
Ấn ðộ với sản lượng ñạt 139,955 triệu tấn.
Bảng 1.1. Sản xuất lúa gạo của thế giới từ năm 2005 ñến năm 2010
Năm
2005

Chỉ tiêu

Năm
2006


Năm
2007

Năm
2008

Năm
2009

Năm
2010

Diện tích (triệu ha) 154,834 155,792 155,812 154,834 155,792 155,602
Năng suất (tấn/ha)
Sản lượng (triệu
tấn)

40,835

41,185

42,332

42,352

42,134

43,338

632,272 641,636 659,591 659,693 662,231 660,278


Nguồn: FAOSTAT.FAO
Bảng 1.2. Sản xuất lúa gạo của 10 nước ñứng ñầu thế giới.
Năm 2009
Quốc gia

Năm 2010

Diện tích Năng suất Sản lượng Diện tích Năng suất Sản lượng
(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn) (triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

Trung Quốc

29,201

62,763

183,276

29,179

60,223


187,397

Ấn ðộ

43,810

31,945

139,955

43,770

33,029

144,570

Indonexia

11,786

46,201

54,455

12,476

47,052

57,157


Bangladet

10,579

38,541

40,773

10,732

41,120

43,057

Thái Lan

10,165

29,160

29,642

10,669

30,086

32,099

Việt Nam


7,440

52,300

38,895

7,513

53,200

29,988

Myamar

8,140

37,592

30,600

8,200

39,768

32,610

Philippin

4,160


36,843

15,327

4,270

39,768

16,240

Braxin

2,970

38,789

11,527

2,890

38,007

11,061

Nhật Bản

1,688

63,359


10,695

1,673

65,110

10,893

Nguồn: FAOSTAT.FAO, 2011

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7


Về diện tích, Ấn ðộ là nước có diện tích trồng lúa cao nhất với
43,770 triệu ha, sau ñó là Trung Quốc có diện tích trồng lúa là 29,179
triệu ha (bảng 2.2).
Có thể nói, tình hình sản xuất lúa trên thế giới ñang có xu hướng tăng
dần nhưng tăng rất chậm, sản lượng năm 2005 là 623,272 triệu tấn và ñến
năm 2010 là 660,278 triệu tấn , tuy nhiên với tốc ñộ tăng dân số như hiện nay
cần phải nâng cao hơn nữa năng suất, sản lượng cũng như chất lượng mới
ñảm bảo ñược vấn ñề an ninh lương thực của toàn xã hội. Theo ñự ñoán của
FAO, trong vòng 30 năm tới, tổng sản lượng lúa trên toàn thế giới phải tăng
ñược 56% mới ñảm bảo ñược nhu cầu lương thực cho mọi người dân [59].
1.2.2. Tình hình sản xuất lúa ở Mô - dăm - bích

Hiện trong nước ñó có Viện Nghiên cứu Nông nghiệp quốc gia: Viện
có nhóm nghiên cứu về lúa, trong ñó có 2 người chuyên môn về lúa, còn lại là

cán bộ kỹ thuật. Hiện tập ñoàn giống có trên 1.200 mẫu giống lúa nhận ñược
từ Viện lúa quốc tế IRRI, CIAT, lúa ñịa phương. Theo báo cáo, họ bắt ñầu
hình thành bộ phận nghiên cứu chuyên về lúa từ 2005. Năm 2007 ñã chọn
ñược > 100 dòng, giống lúa triển vọng, có 1 giống có tiềm năng NS cao >12
tấn/ha, ñối chứng IR64 > 6tấn/ha. Có 4 người Việt Nam sang giúp về trồng
lúa ngắn hạn.
Khí hậu của Mô - dăm - bích là á xích ñạo ở phía Bắc, nhiệt ñới ở phía
Nam. Mưa trung bình 1.500 mm/năm. Các sông lớn: Zămbezi (Zambezi),
Limpôpô (Limpopo). Năm 1994, rừng chiếm 22% diện tích, ñồng cỏ 56%, ñất
canh tác 4%, các ñất khác 18%. Nhiệt ñộ trung bình cả năm là 290C, nhiệt ñộ
cao nhất từ là 360C, thấp nhất là 240C, như vây yếu tố nhiệt ñộ là hoàn toàn
phù hợp với canh tác lúa. Tuy nhiên, yếu tố nước tưới lại là yếu tố giới hạn
quan trọng ảnh hưởng ñến canh tác lúa, mặc dù tổng lượng mưa hàng năm là
1500mm, nhưng tập trung chủ yếu vào các tháng mùa mưa (từ tháng 10 ñến

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8


tháng 3) với lượng mưa 1300-1400mm, thêm nữa hệ thống ñồng ruộng, thuỷ
lợi của Mô-dăm-bíc còn quá nghèo nàn, không ñảm bảo tưới tiêu chủ ñộng
nên việc canh tác lúa gặp rất nhiều khó khăn.
Trong nhiều năm qua có nhiều tổ chức quốc tế (FAO, IRRI..) và quốc
gia (Việt Nam..) ñã giúp ñỡ Mô-dăm-bích trong việc tăng cường năng lực sản
xuất lúa gạo nhưng ñến nay hệ thống sản xuất lúa gạo vẫn còn nghèo nàn vì
các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Do chiến tranh kéo dài nên hạ tầng cơ sở cho sản xuất lúa gạo (ñồng
ruộng, mương máng...) bị phá huỷ gần như hoàn toàn.
- Hệ thống các cơ sở nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật canh tác, sản xuất

hạt giống không còn tồn tại.
- Nguồn giống lúa nghèo nàn.
- Thiếu nguồn cán bộ kỹ thuật có kiến thức tốt về khoa học trồng lúa.
- Kiến thức về canh tác lúa của ñại bộ phận nông dân ñã bị mai một.
- Hệ thống cung ứng vật tư (giống, phân bón, thuốc sâu bệnh...) còn
rất yếu.
Các giống lúa ñược canh tác tại Mô-dăm-bích hiện nay chủ yếu là các
giống lúa phù hợp với ñiều kiện canh tác nhờ nước trời, năng suất thấp (1,82,5 tấn/ha) và người nông dân nơi ñây chỉ canh tác 1 vụ lúa/năm.
Sản xuất nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng và có nhiều tiềm năng
ñể phát triển. Thống kê dữ liệu về ñiều kiện kinh tế xã hội Mô-dăm-bíc trong
năm 2010 cho thấy:
- Tổng diện tích tự nhiên là 799.380 km2, bằng 2,6% tổng diện tích
châu Phi.
- Dân số 23,4 triệu người. trong ñó có 43,3% dân số dưới 24 tuổi,
52,5% dân số trong ñộ tuổi 25-45. ðây là ñất nước có tỷ lệ dân số trẻ và có
tiềm năng dồi dào cho người lao ñộng.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9


- Mật ñộ dân số là 25 người/km2. ðất nước có diện tích lớn với dân cư
thưa thớt
- Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế là 7,8% / năm
- Bình quân ñầu người sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2010 là 326
USD/người/ năm.
- Góp phần tỷ lệ phần trăm của ba khu vực kinh tế (%)
+ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản: 28,3%
+ Công nghiệp và xây dựng: 25,9%

+ Dịch vụ: 45,8%
- Trong năm 2010, giá trị xuất khẩu là 2.7 tỷ USD
- Trong năm 2010, giá trị nhập khẩu là 3,0 tỷ USD
- Năm 2010, chỉ số phát triển giới tính là 0,373, xếp hạng 150 trên
thế giới
- Trong năm 2010, chỉ số phát triển con người (HDI) là 0,384, xếp hạng
172 trên thế giới.
Nói chung, Mô-dăm-bích là một nước nông nghiệp với sản phẩm chính
là ngô, sắn, gạo, hạt ñiều, chè, cùi dừa, bông, mía, thuốc lá, và lạc… Nền kinh
tế vẫn dựa vào việc cung cấp các dịch vụ như xuất khẩu ñiện, dịch vụ và thu
phí giao thông quá cảnh của các nước láng giềng.
Mô-dăm-bích ñã ñạt ñược nhiều thành công trong quá trình ñổi mới
kinh tế chẳng hạn như việc sử dụng hiệu quả quỹ quốc tế, duy trì tăng trưởng
liên tục 7 - 8%/ năm, xóa ñói, giảm nghèo.
Theo dữ liệu của Viện thống kê Mô-dăm-bích trong năm 2010, ñất
nông nghiệp quốc gia là 12,0 triệu ha (15% trong tổng số 79,93 triệu ha diện
tích tự nhiên). Tiềm năng khai thác ñất nông nghiệp là 37,5 triệu ha. Tuy
nhiên, thực tế sử dụng ñất ñược sử dụng là 4,53 triệu ha (37,5% tổng số ñất

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10


nông nghiệp và 12,5% ñất nông nghiệp tiềm năng). Vì vậy, khả năng mở rộng
ñối với ñất nông nghiệp là cao. Tổng quan về sản xuất nông nghiệp Mô-dămbích cho thấy rằng:
- Nông nghiệp là một ngành quan trọng của nền kinh tế quốc gia.
- Lao ñộng nông nghiệp có một phần quan trọng trong tổng số lao ñộng
của cả nước.
- Năng suất nông nghiệp còn thấp.

- Thức ăn của nông dân trong nước phụ thuộc vào cây lương thực.
- Nông dân thu nhập vẫn còn thấp, bởi vì các sản phẩm nông nghiệp
chất lượng còn quá kém không thể bán trên thị trường.
- Thương mại nông nghiệp chưa phát triển ở khu vực nông thôn.
- ðể tăng năng suất nông nghiệp và thực hiện Chiến lược Phát triển của
Mô-dăm-bích có một nhu cầu cấp thiết ñể tập trung vào bốn lĩnh vực chiến
lược sau:
1. Nâng cao kỹ thuật nông nghiệp
- Cung cấp giống ñược cải thiện
- Cải thiện ñất ñất nông nghiệp
- Cơ giới hoá nông nghiệp
- Tăng cường các dịch vụ khuyến nông công cộng
2. Nâng cao hiệu quả sử dụng ñất
- Cải thiện hệ thống sử dụng ñất
- Xây dựng cơ sở hạ tầng ñất nông nghiệp
- Sử dụng ñất nhàn rỗi
- Rà soát quy ñịnh của pháp luật về ñất ñai
3. Mở rộng thị trường:
- Tăng cường các thị trường ở các khu vực nông thôn

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11


- Mở rộng thị trường bán buôn
- Ổn ñịnh giá cả nông sản
- Nghiên cứu về thị trường nông sản.
4. Mở rộng tài chính nông nghiệp
- Tạo nhãn hiệu hàng hoá

- Tạo ngân hàng tổ chức
- Phát triển các hiệp hội nông dân và tín dụng quy mô viện
Theo thống kê nông nghiệp Mô-dăm-bích năm 2010, năng suất của một
số sản phẩm thực phẩm lương thực chủ yếu như sau: ngô 1,40 triệu tấn, sắn
6,66 triệu tấn, gạo 196 nghìn tấn, lúa mì 202 nghìn tấn, kê 22 nghìn tấn, ñậu
132 nghìn tấn, lạc 85 nghìn tấn.
Nhìn chung, năng suất cây lương thực ở Mô-dăm-bích rất thấp. Ví dụ:
tại thời ñiểm hiện tại, năng suất của mỗi vụ như sau: ngô 0,74 tấn/ha (tiềm
năng 5,0-6,0 tấn/ha); lúa mì 0,32 tấn/ha (tiềm năng 0,8 - 2,0 tấn/ha; gạo 0,96
tấn/ha, (tiềm năng 2,5 - 6,0 tấn/ha); sắn 5,37 tấn/ha (tiềm năng 5,0 - 10,0
tấn/ha) ...
Sau 10 năm phát triển quy mô sản xuất lúa gạo một số tỉnh phía Nam,
miền Trung và miền Bắc, nơi ñiều kiện sinh thái có nhiều thuận lợi cho phát
triển trồng lúa ở quy mô tập trung, gồm cả khu vực trung tâm (Tete, Manica,
Sofala, Zambezia) sản lượng mới ñạt ñược 62,2% tổng sản lượng gạo quốc
gia cần như vậy vẫn phải nhập khẩu 37,8%.
Các kết quả ñiều tra cho thấy trong thời gian 1997-2010 sản lượng gạo
ñược nông dân tiêu thụ tại chỗ chiếm 84 - 90% tổng sản lượng họ làm ra,
phần còn lại (khoảng 10 - 16%) ñược bán cho thị trường. ðây là lý do khó
khăn trong việc giải quyết an ninh lương thực. Các số liệu thống kê sản xuất
lúa gạo ở Mô-dăm-bích ñược trình bày trong bảng dưới ñây.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12


Bảng 1.3. Tình hình sản xuất lúa gạo của Mô-dăm-bích

Năm


Diện tích
(ha)

Sản lượng
(tấn)

Năng suất
(tấn/ha)

1997

130,000

113,000

0.87

1998

175,000

139,000

0.79

1999

198,000


183,000

0.92

2001

182,000

199,000

1.09

2002

190,000

201,000

1.05

2003

169,000

151,000

0.89

2004


178,000

167,000

0.94

2005

174,000

168,000

0.97

2006

179,000

200,000

1.37

2007

183,000

187,000

1.13


2008

182,000

187,000

1.03

2009

194,252

182,573

0.94

2010

204,031

195,967

0.96

Nguồn: MINAG. Aviso Prévio
Bảng 1.4. Tỷ lệ phần trăm ñóng góp về sản lượng gạo của các khu vục tại
Mô-dăm-bích

Vùng, miền


2002 – 2006 (%)

2007 – 2010 (%)

Bắc

27.1

30.8

Trung

48.5

62.2

Nam
24.4
7.0
Nguồn: INE, 2011
Theo số liệu của FAO, năm 2009 - 2010, năng lực tưới tiêu của Môdăm-bíc có thể cung cấp 3,07 triệu ha. Nhưng hiện nay chỉ có 123,2 nghìn ha
ñược thiết kế công trình thuỷ lợi (4% công suất tiềm năng). Trên thực tế là chỉ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13


có 42,01 nghìn ha (34% của khu vực thiết kế) còn lại 81,21 nghìn ha ñất canh
tác (66%) là không tưới. Lý do là sự suy thoái của các trạm bơm, kênh
mương, và quản lý kém.

Số liệu thống kê và kết quả ñiều tra cho thấy tổng số 42,01 nghìn ha ñất
canh tác ñược tưới tiêu bằng công trình thuỷ lợi có thể ñược phân loại theo
quy mô diện tích tưới tiêu và phương pháp tưới tiêu.
Các dữ liệu thống kê và kết quả ñiều tra cũng cho thấy rằng 90% gạo ở
Mô-dăm-bíc ñược sản xuất bởi các hộ gia ñình với quy mô sản xuất nhỏ (ít
hơn 0,5 ha), tự cung cấp là mục ñích duy nhất và chủ yếu là trồng một
vụ/năm.
Trong diện tích ñất bằng phẳng của một số tỉnh như Gaza, Maputo,
Sofala, Zambezia, Nampula, Cabo Delgado sản xuất lúa gạo hoàn toàn dựa
vào nước trời với năng suất trồng lúa chỉ ñạt 0,8 - 1,2 tấn/ha.
Các kết quả từ ñiều tra của Ngân hàng Thế giới và Báo cáo Chiến lược
Mô-dăm-bíc về phát triển nông nghiệp năm 2010 cho thấy: Trên toàn quốc, có
tổng số 2.276 cán bộ khuyến nông trong ñó có 708 người là nhân viên chính
phủ, 1.309 người nhân viên của các tổ chức phi chính phủ và 259 người hoạt
ñộng theo cá nhân. Như vậy với mật ñộ khoảng 1,3 nhân viên trên 10.000
người, ñiều này giải thích rất nhiều khó khăn trong việc hướng dẫn và chuyển
giao kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến cho nông dân.
Bên cạnh ñó còn có một số lý do khó khăn lớn trong sản xuất lúa
gạo ở Mô-dăm-bíc như sau: thay ñổi lượng mưa trong giai ñoạn sinh
trưởng, chuẩn bị ñất kém, thiếu hạt giống tốt, kiểm soát cỏ dại yếu, quản lý
nguồn nước chưa tốt, tổn thất trong thu hoạch và chế biến, thiếu ñầu vào
nông nghiệp như phân bón, lao ñộng. Bên cạnh ñó, thiếu thông tin tiếp cận
ñược với thị trường lúa gạo cũng là một trong nhứng trở ngại lớn cho sản
xuất lúa ạo của quốc gia này.
- Công nghệ sau thu hoạch

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14



- Thị trường
- Yếu, hạn chế và thiếu lao ñộng tri thức
- Công nghệ thích hợp
- Cải thiện quản lý nước
- Cơ giới hóa trong nông nghiệp
- Khắc phục thiên tai
Theo Chiến lược phát triển ngành lúa gạo ở Mô-dăm-bích, trong thập
kỷ qua sản lượng gạo nhập khẩu ñã tăng lên nhanh chóng. Tổng số lượng ước
tính tiêu thụ gạo của Mô-dăm-bíc là 550 nghìn tấn (350.000 tấn gạo nhập
khẩu từ châu Á). Với giá gạo nhập khẩu 190 USD/tấn, tổng lượng gạo nhập
khẩu là khoảng 70 triệu USD.
Dưới ñiều kiện thực tế của cuộc khủng hoảng lương thực và giá cả
ngày càng tăng, số lượng gạo nhập khẩu có thể tăng gấp ñôi do hạn chế của
hệ thống thông tin thực phẩm, không ñồng bộ của hệ thống chính sách an ninh
lương thực, hoạt ñộng không ñầy ñủ và cơ chế quản lý nhập khẩu gạo cũng
như hệ thống ñóng góp gạo là những trở ngại trong thực phẩm khi thay ñổi
thời tiết và thị trường ñặc biệt là ở vùng sâu vùng xa và nông dân nghèo.
Mô-dăm-bích có tiềm năng và môi trường chính trị thuận lợi lớn ñể
phát triển lúa gạo. Khoảng 900 nghìn ha trên toàn quốc là thích hợp cho sản
xuất lúa gạo. Nếu tăng ñầu tư ñầu vào cơ sở hạ tầng của sản xuất lúa gạo, số
lượng hộ gia ñình (khoảng 630 nghìn hộ gia ñình) những người nông dân sản
xuất lúa gạo có thể dễ dàng tăng năng suất lúa. Nếu tăng sản xuất gạo trong
nước, lượng tiền nhập khẩu gạo và sản xuất có thể ñược giảm xuống 70 triệu
USD mỗi năm từ gạo nhập khẩu. Tiền có thể ñược sử dụng cho mục ñích kinh
tế xã hội khác.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15



Bảng 1.5. Tiềm năng hiện tại và tiềm nãng sản xuất lúa gạo tại Mô-dăm-bích

ðơn vị tính: ha

Tỉnh

Tiềm năng hiện
Tiềm
tại ñã sử dụng của
năng
khu vực (20062010 Trung bình) sử dụng

Tiềm
năng
chưa sử
dụng của
khu vục

Hệ thống
sản xuất chính

C. Delgado

14,527

40,000

25,473


Thấp nhờ nước
trời/vùng cao

Nampula

34,652

100,000

65,348

Thấp nhờ nước
trời/vùng cao

Bắc

49,179

140,000

90,821

Zambézia

80,904

400,000

319,096


Thấp nhờ nước trời

Sofala

29,039

200,000

170,961

Thấp nhờ nước trời

Trung tâm

109,943

600,000

490,057

Inhambane

3321

10,000

6,679

Thấp nhờ nước

trời/vùng cao

Gaza

4,652

80,000

75,348

Có hệ thống tưới
tiêu

Maputo

3,146

60,000

56,854

Thấp nhờ nước trời

Nam

11,119

150,000

138,881


Tổng

170,241

890,000

719,759

Nguồn: Zandamela, C.B., Jorge, A. and Fumo, C. 2011.
Trong nãm 2010, Chính phủ Mô-dăm-bích phê duyệt ưu tiên hàng ñầu
cho an ninh lương thực. Mục ñích là ñể triển khai chiến lược sản xuất lương
thực, tạo việc làm, và ñổi mới màu xanh lá cây. Chiến lược này ñược coi như
một công cụ khuyến khích tăng nãng suất và cải thiện các sản phẩm nông
nghiệp và cây lương thực quan trọng khác, trong ñó gạo nắm giữ tầm quan
trọng thứ hai sau ngô.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

16


×