Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật cho phát triển sản xuất lúa japonica ở vùng cao tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.81 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
--------------------

NGUYỄN VIỆT HÀ

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CHO
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA JAPONICA Ở VÙNG
CAO TỈNH YÊN BÁI
Chuyên ngành: khoa học cây trồng
Mã số: 60620110

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ QUỐC THANH

HÀ NỘI - 2012


LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành luận văn này, tôi ñã nhận ñược sự quan tâm giúp ñỡ của
cơ quan, các thầy cô, gia ñình và bạn bè ñồng nghiệp.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn: TS. Lê
Quốc Thanh người ñã tận tâm hướng dẫn, giúp ñỡ, ñộng viên tôi trong quá
trình thực hiện ñề tài và hoàn thành luận văn.
Nhân dịp này tôi cũng chân thành cảm ơn Ban lãnh ñạo Trung tâm
Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông, các bạn ñồng nghiệp ñã nhiệt tình
giúp ñỡ, tạo mọi ñiều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện ñề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban ñào tạo sau ñại học, Viện Khoa học


nông nghiệp Việt Nam ñã giúp ñỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và tạo
ñiều kiện thuần lợi ñể tôi hoàn thành khóa học và thực hiện ñề tài.
Tôi cũng xin cảm ơn phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện
Văn Chấn, UBND xã Gia Hội, UBND xã Phù Nham tỉnh Yên Bái là nơi tôi
tiến hành thực tập ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi và giúp ñỡ về mọi mặt ñể tôi
hoàn thành ñề tài này.
Và cuối cùng tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới người thân, bạn bè những
người luôn bên cạnh, ñộng viên giúp ñỡ tôi trong quá trình học tập và thực
hiện luận văn này.
Tôi chân thành cảm ơn vô cùng ñối với những sự giúp ñỡ quý báu ñó!
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2012
Tác giả luận văn

Nguyễn Việt Hà
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng
dẫn của TS. Lê Quốc Thanh. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
là trung thực và chưa từng ñược ai công bố. Các thông tin trích dẫn trong luận
văn này ñược ghi rõ nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2012
Tác giả luận văn

Nguyễn Việt Hà


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii


MôC LôC
Trang phụ bìa.........................................................................................................

i

Lời cảm ơn............................................................................................................

ii

Lời cam ñoan........................................................................................................

iii

Mục lục.................................................................................................................

iv

Danh mục các bảng...............................................................................................

v

Danh mục các hình vẽ, biểu ñồ.............................................................................

vi


MỞ ðẦU................................................................................................................................i
1. Tính cấp thiết của ñề tài:....................................................................................................1
2. Mục tiêu của ñề tài:............................................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài:..........................................................................2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn:............................................................................................................2
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài:....................................................................3
CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI .............4
1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu: .............................................................................4
1.1.1. Nguồn gốc và một số ñặc ñiểm của cây lúa: ...............................................................4
1.1.2. Xếp loại các giống lúa: ................................................................................................5
1.1.3. Phân loại lúa:................................................................................................................7
1.1.4. Giá trị dinh dưỡng:.......................................................................................................9
1.1.5. Giá trị kinh tế: ............................................................................................................10
1.1.6. Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng ñến cây lúa: .........................................................11
1.2. Một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan ñến ñề tài:.........................12
1.2.1. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống lúa trên thế giới:.............................................12
1.2.2. Tình hình sản xuất lúa chất lượng cao ở Việt Nam:..................................................15
1.3. Tình hình sản xuất lúa Japonica trên thế giới: ..............................................................19
1.3.1.Tình hình sản xuất lúa Japonica trên thế giới .............................................................19
1.3.2. Tình hình sản xuất lúa Japonica ở Việt Nam:............................................................21
1.4. Các giải pháp phát triển lúa Japonica tại Việt Nam:.....................................................24
1.5. Xuất khẩu gạo trên thế giới và ở Việt Nam:.................................................................26
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv


CHƯƠNG II VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............30
2.1. Vật liệu nghiên cứu:......................................................................................................30
2.2. Nội dung nghiên cứu của ñề tài. ...................................................................................31

2.3. Phương pháp nghiên cứu:.............................................................................................32
2.3.2. ðối với nội dung: Nghiên cứu xác ñịnh một số biện pháp kỹ thuật cho sản xuất lúa
Japonica ở vùng cao của tỉnh Yên Bái.................................................................................32
2.4. Thời vụ và kỹ thuật gieo cấy: .......................................................................................33
2.5. Phương pháp xử lý số liệu: ...........................................................................................42
CHƯƠNG III.......................................................................................................................43
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................................................43
3.1. ðiều kiện tự nhiên và xã hội của tỉnh Yên Bái.............................................................43
3.1.1. ðiều kiện tự nhiên:.....................................................................................................43
3.1.2. Dân cư:.......................................................................................................................45
3.1.3. Hiện trạng sử dụng ñất sản xuất nông nghiệp tỉnh Yên Bái:.....................................45
3.2. ðặc ñiểm tự nhiên - kinh tế - xã hội huyện Văn Chấn: ................................................46
3.3. Kết quả thí nghiệm nghiên cứu xác ñịnh giống lúa Japonica phù hợp với vùng cao của
tỉnh Yên Bái:........................................................................................................................49
3.3.1. ðặc ñiểm sinh trưởng của các dòng/giống lúa giai ñoạn mạ:....................................50
3.3.1.1. Tình hình sinh trưởng của các dòng/giống lúa nghiên cứu giai ñoạn mạ vụ Xuân
2011 .....................................................................................................................................50
3.3.1.2. Tình hình sinh trưởng của các dòng/giống lúa nghiên cứu giai ñoạn mạ vụ Mùa
2011 .....................................................................................................................................51
3.3.2. ðộng thái tăng trưởng chiều cao của các dòng/giống lúa nghiên cứu: ..........................52
3.3.2.1. ðộng thái tăng trưởng chiều cao của các dòng/giống lúa nghiên cứu vụ Xuân
2011(số liệu cụ thể phụ lục 1)..............................................................................................52
3.3.2.2. ðộng thái tăng trưởng chiều cao của các dòng/giống lúa nghiên cứu vụ Mùa
2011(số liệu cụ thể phụ lục 3)..............................................................................................53
3.3.3.Thời gian sinh trưởng của các giống tham gia thí nghiệm vụ Xuân 2011: ................54
3.3.4. Thời gian sinh trưởng của các giống tham gia thí nghiệm vụ Mùa 2011:.................55

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v



3.3.5. Khả năng ñẻ nhánh của các dòng/giống lúa nghiên cứu: ..........................................56
3.3.6. Mức ñộ nhiễm sâu bệnh của các dòng/giống lúa tham gia thí nghiệm: ....................57
3.3.7. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa tham gia thí nghiệm:
.............................................................................................................................................60
3.3.7.1. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa tham gia thí nghiệm
trong vụ Xuân 2011.............................................................................................................60

3.3.7.2. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa tham
gia thí nghiệm vụ Mùa 2011......................................................................... 62
3.4. Kết quả nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật ñảm bảo sản xuất bền vững một số
giống lúa Japonica ở vùng cao của tỉnh Yên Bái.................................................................64
3.4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng về thời vụ ñến năng suất của lúa ðS1 tại tỉnh Yên Bái: ......64
3.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón tới năng suất và chất lượng giống
lúa ðS1: ...............................................................................................................................70
3.4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật ñộ tới năng suất và chất lượng giống lúa ðS1:......76
3.5. Xây dựng mô hình sản xuất giống lúa ðS1 huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái:...............80
3.5.1. ðánh giá kết quả xây dựng mô hình ứng dụng sản xuất giống lúa ðS1 vụ Mùa năm
2012: ....................................................................................................................................80
3.5.2. Mức ñộ nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chống ñổ của giống ðS1 trong mô hình
trình diễn:.............................................................................................................................81
3.5.3. Kết quả ñánh giá chất lượng gạo của giống lúa ðS1 vụ Mùa 2012:.........................82
3.5.4. Hiệu quả kinh tế:........................................................................................................85
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ ................................................................................................87
1. Kết luận:...........................................................................................................................87
2. ðề nghị:............................................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................88

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


vi


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
AC

Hàm lượng amylose

CCC

Chiều cao cây

FAO

Tổ chức lương thực thế giới

HT1 (ñ/c)

Hương thơm số 1 (ñối chứng)

IARI

Viện nghiên cứu nông nghiệp Ấn ðộ

IRRI

Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế

ICARD


Chương trình hợp tác nông nghiệp và PTNT Quốc tế

MPI

Ministry of planning and investment

NHH

Nhánh hữu hiệu

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Kết quả sản xuất lúa năm 2010-2011..................................................................17
Bảng 2.2: Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam, giai ñoạn 2000-2011...........................27
Bảng 2.1: Danh sách các giống tham gia ñề tài...................................................................30
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng ñất sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Yên Bái ............................46
Bảng 3.2.1: Một số chỉ tiêu khí hậu ở Văn Chấn ................................................................47

Bảng 3.2: Một số ñặc ñiểm sinh trưởng của mạ vụ Xuân 2011..........................................50
Bảng 3.3: Một số ñặc ñiểm sinh trưởng của mạ vụ Mùa 2011 ...........................................51
của các giống lúa trong vụ Xuân 2011 ................................................................................52
3.3.2.2. ðộng thái tăng trưởng chiều cao của các dòng/giống lúa nghiên cứu vụ Mùa
2011(số liệu cụ thể phụ lục 3)..............................................................................................53
Hình 3.2: ðồ thị thể hiện ñộng thái tăng trưởng chiều cao cây...........................................53
của các giống lúa trong vụ Mùa 2011 .................................................................................53
3.3.3.Thời gian sinh trưởng của các giống tham gia thí nghiệm vụ Xuân 2011: ................54
Bảng 3.6: Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống tham gia thí nghiệm vụ Xuân
2011 .....................................................................................................................................54
Bảng 3.7: Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống tham gia thí nghiệm vụ Mùa
2011 .....................................................................................................................................55
Bảng 3.8: Khả năng ñẻ nhánh của các giống tham gia nghiên cứu.....................................56
3.3.6. Mức ñộ nhiễm sâu bệnh của các dòng/giống lúa tham gia thí nghiệm: ....................57
Bảng 3.9: Mức ñộ nhiễm sâu bệnh của các giống lúa tham gia thí nghiệm........................58
Bảng 3.10: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất....................................................61
của giống lúa tham gia thí nghiệm vụ Xuân 2011...............................................................61
Bảng 3.11: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất....................................................62
của các giống tham gia thí nghiệm vụ Mùa 2011................................................................62
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của thời vụ ñến một số ñặc ñiểm nông sinh học của giống lúa ðS1
vụ Xuân và vụ Mùa 2012 ....................................................................................................65
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của thời vụ ñến số nhánh của giống lúa ðS1 vụ Xuân, Mùa 2012...
.....................................................................................................................................................66

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

viii


Bảng 3.14: Ảnh hưởng của thời vụ tới mức ñộ nhiễm sâu bệnh hại chính trên giống lúa

ðS1 vụ Xuân và vụ Mùa 2012............................................................................................67
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của thời vụ ñến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của
giống lúa ðS1 trong ñiều kiện vụ Xuân và vụ Mùa 2012...................................................69
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của phân bón ñến một số ñặc ñiểm nông sinh học của giống lúa
ðS1 vụ Xuân và vụ Mùa 2012............................................................................................70
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của phân bón ñến số nhánh của giống lúa ðS1 vụ Xuân và vụ Mùa
2012 .....................................................................................................................................71
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của phân bón tới sâu bệnh hại chính qua các mật ñộ gieo trồng trên
giống lúa ðS1 vụ Xuân và vụ Mùa 2012............................................................................72
Bảng 3.19: Ảnh hưởng của phân bón ñến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của
giống lúa ðS1 trong ñiều kiện vụ Xuân và vụ Mùa 2012...................................................74
Bảng 3.20: Hiệu quả kinh tế của các phân bón ...................................................................75
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của mật ñộ ñến một số ñặc ñiểm nông sinh học của giống lúa ðS1
vụ Xuân và vụ Mùa 2012 ....................................................................................................76
Bảng 3.22: Ảnh hưởng của mật ñộ cấy ñến số nhánh của giống lúa ðS1 vụ Xuân và vụ
Mùa 2012.............................................................................................................................77
Bảng 3.23: Ảnh hưởng của mật ñộ tới sâu bệnh hại chính và khả năng chống ñổ qua các
mật ñộ gieo trồng trên giống lúa ðS1 vụ Xuân và vụ Mùa 2012 .......................................78
Bảng 3.24: Ảnh hưởng của mật ñộ cấy ñến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
của giống lúa ðS1 trong ñiều kiện vụ Xuân và vụ Mùa 2012 ............................................79
Bảng 3.25: Kết quả xây dựng mô hình khảo nghiệm sản xuất giống lúa ðS1 vụ Mùa năm
2012 .....................................................................................................................................81
Bảng 3.26 Mức ñộ nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chống ñổ của giống lúa ðS1 trong mô
hình ở vụ mùa 2012.............................................................................................................82
Bảng 3.27: Một số chỉ tiêu chất lượng dinh dưỡng của giống ðS1....................................83
Bảng 3.28: Một số chỉ tiêu chất lượng dinh dưỡng của giống ðS1....................................84
Bảng 3.29: ðánh giá phẩm chất cơm của giống ðS1 .........................................................84
Bảng 3.30: Hiệu quả kinh tế của các giống ðS1.................................................................85

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


ix


DANH MỤC HÌNH, ðỒ THỊ

Tên

Trang

Sơ ñồ
Sơ ñồ 1: Tổ tiên của cây lúa trồng (O. sativa)

7

Biểu ñồ
Biểu ñồ: 3.1: ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống lúa vụ

52

Xuân
Biểu ñồ: 3.2: ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống lúa vụ

53

Mùa
Biểu ñồ: 3.3 NSLT và NSTT của các giống lúa Vụ Xuân và vụ Mùa

64


Hình ảnh
Hình ảnh của các giống lúa Japonica

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

x


MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài:
Trong hoàn cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu như hiện nay nhiều nền kinh
tế trong ñó có Việt Nam gặp không ít khó khăn, thách thức. Trong khi các
ngành kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, giảm tốc ñộ tăng trưởng thì sản
xuất nông nghiệp của chúng ta vẫn ñạt mức ñộ tăng trưởng khá và ñược ñánh
giá là trụ ñỡ của nền kinh tế nước nhà. Ngành trồng trọt ñặc biệt là lúa gạo
vẫn tiếp tục gia tăng ñóng góp vào an sinh xã hội và nguồn thu ngoại tệ không
nhỏ cho nền kinh tế Quốc dân.
Nghề sản xuất lúa gạo của chúng ta ñã trở thành thương hiệu Quốc tế với
truyền thống gắn bó từ lâu ñời vượt qua nhiều cam go thách thức. Sản xuất
nông nghiệp nói chung và xuất khẩu lúa gạo nói riêng ñứng trước muôn vàn
thời cơ và thách thức mới. Từ một nước thiếu lương thực Việt Nam ñã vượt
lên trở thành nước xuất khẩu gạo ñứng ñầu thế giới. Tuy nhiên, các sản phẩm
từ lúa gạo còn thiếu ña dạng, ñơn ñiệu trong khi giá thành sản xuất các mặt
hàng gạo chất lượng có xu hướng tăng lên. Năm 2009 giá gạo bình quân của
Việt Nam chỉ bằng 80% giá gạo bình quân thế giới (220 USD/tấn) và thường
thấp hơn giá bán gạo của Thái Lan khoảng 150 USD-160 USD/tấn (theo báo
cáo thường niên của ngành lúa gạo Việt Nam)
Trong thời ñại hiện nay, nền kinh tế của chúng ta ngày càng hội nhập sâu
rộng với nền kinh tế thế giới một trong những yêu cầu của thực tiễn ñặt ra là
cần có nhiều hơn nữa sự lựa chọn với sản xuất lúa gạo, từ ñó có thêm sự ña

dạng của lúa gạo hàng hóa tạo cơ hội cạnh tranh.
Hiện nay, bằng các nguồn nhập nội và lai tạo của nhiều tác giả trong nước ñã
có nhiều giống lúa thuộc loài phụ Japonica có tiềm năng, năng suất, chất lượng
cao ra ñời. Tuy nhiên, do sản xuất vẫn quen với tập quán sử dụng những giống có
nguồn gốc Indica nhất là các ñịa phương có lợi thế sản xuất lúa Japonica.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1


Lúa Japonica thuộc loài phụ có xuất xứ từ các nước ôn ñới, cận nhiệt ñới
và có thể trồng ở những nơi có ñộ cao trên 1000m. Ưu ñiểm quan trọng của
lúa Japonica là có khả năng sinh trưởng phát triển tốt ở nhiệt ñộ xung quanh
150C. Lúa Japonica cho năng suất, chất lượng và giá trị hàng hóa cao phù hợp
với ñiều kiện miền Bắc Việt Nam.
Sự cố gắng của các nhà khoa học cũng như ñịa phương bước ñầu sản
phẩm lúa gạo trên miền Núi ñã có tín hiệu tốt mà ñể phát triển bền vững hiệu
quả hơn nữa lúa gạo tại Yên Bái chúng tôi tiến hành nghiên cứu các các giải
pháp kỹ thuật cơ bản phát triển lúa Japonica nhằm khai thác lợi thế và chất
lượng sản phẩm là rất cần thiết
Xuất phát từ những vấn ñề trên, ñể góp phần làm phong phú bộ giống lúa
chất lượng chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Nghiên cứu một số giải
pháp kỹ thuật cho phát triển sản xuất lúa Japonica ở vùng cao tỉnh Yên Bái”
2. Mục tiêu của ñề tài:
Xác ñịnh ñược một số giải pháp kỹ thuật gồm: giống, mật ñộ, phân bón,
thời vụ ñể mở rộng sản xuất lúa Japonica trở thành vùng sản xuất tại một số
huyện của tỉnh Yên Bái.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài:
3.1. Ý nghĩa khoa học:
- Xác ñịnh ñược mùa vụ, quy trình kỹ thuật ñể ñạt năng suất cao, chống

chịu sâu bệnh trong ñiều kiện ở nước ta.
- Kết qủa nghiên cứu của ñề tài là góp phần mở ra một hướng sản xuất
mới trong nghề trồng lúa của Vùng ñó là sản xuất các giống lúa Japonica cho
năng suất chất lượng cao, góp phần ñảm bảo an ninh lương thực của vùng núi
phía Bắc nước ta.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn:
- Góp phần nâng cao trình ñộ hiểu biết, tận dụng các ñiều kiện lợi thế
vùng miền Núi như: ðộ cao, lạnh, biên ñộ nhiệt ñộ ngày và ñêm lớn... ñể tăng
hiệu quả kinh tế cho người trồng lúa.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2


- Hiệu quả ñầu tư cho sản xuất các giống lúa ñặc sản cao hơn so với các
giống thâm canh, chất lượng kém.
- Nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất góp phần tăng thu nhập cho nông dân
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài:
• ðối tượng:
Gồm các dòng, giống lúa Japonica do Viện Khoa học nông nghiệp Việt
Nam (VAAS) nhập nội và tuyển chọn.
• Phạm vi nghiên cứu:
ðánh giá và phân tích một số ñặc ñiểm nông sinh học và năng suất của
các dòng, giống lúa Japonica triển vọng. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật
bao gồm: giống, mật ñộ, phân bón, thời vụ thích hợp cho các giống lúa
Japonica
• Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 1 năm 2010 ñến tháng 11 năm 2012 tại huyện Văn Chấn tỉnh
Yên Bái.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI
1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu:
1.1.1. Nguồn gốc và một số ñặc ñiểm của cây lúa:
Lúa là một trong số những cây trồng cổ xưa nhất. Sự tiến hoá của cây lúa
gắn liền với lịch sử tiến hoá của loài người, ñặc biệt là ở Châu Á.
Về nguồn gốc xuất xứ của cây lúa, cho ñến nay cũng có nhiều ý kiến khác
nhau. Có ý kiến cho rằng cây lúa ñược hình thành ñầu tiên ở vùng Tây bắc Ấn
ðộ, Myanmar, Thái Lan, Lào, nam Trung Quốc, Việt Nam. Một số tác giả cho
rằng cây lúa bắt nguồn từ Ấn ðộ. Một số tác giả khác coi nam Trung Quốc là
vùng xuất hiện cây lúa ñầu tiên. Lại có người cho rằng cây lúa có nguồn gốc ở
Việt Nam, Campuchia. Một số tác giả khác lại cho rằng quê hương cây lúa là
vùng ñồng bằng ðông nam Á. Như vậy, những ý kiến có tính chất chung nhất
ñều cho rằng cây lúa trồng có nguồn gốc từ ðông nam Á.
Cây lúa thuộc ngành thực vật có hoa Angiospermae, lớp một lá mầm
Monocotyledones, bộ hoà thảo có hoa Graminales, họ hoà thảo Graminae, chi
Oryza.
Chi Oryza có nhiều loài khác nhau bao gồm cả các loài hàng niên và ña
niên. Tuy nhiên, trên thế giới chỉ có cư dân ở hai vùng châu Á và châu Phi
biết thuần dưỡng cây lúa từ loài lúa hoang dại thành lúa trồng cách ñây hàng
vạn năm ñể cung cấp lương thực cho con người. ðó chính là hai loài lúa trồng
Oryza sativa ở châu Á và Oryza glaberrima ở châu Phi
Loài lúa trồng O.sativa L ñược phân bố rộng rãi trên toàn thế giới, là loài
chiếm ưu thế trong sản xuất và tiêu thụ vì có tiềm năng sản xuất cao hơn loài
O.glaberrima tới 2-3 lần.

Lúa trồng Oryza sativa (2n=24) ñược phân làm các loài phụ: Indica,
Japonica và Javanica hay Japonica nhiệt ñới. Theo những nghiên cứu gần
ñây, người ta phân loại lúa trồng thành 6 nhóm: nhóm I (Indica), II, III, IV, V,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4


VI (Japonica), trong ñó nhóm II, III gần giống nhóm I; nhóm IV, V gần giống
nhóm VI. ða số các giống lúa thơm Basmati 370 Khao Dawk Mali 105- các
giống ñược cho là ñứng hàng ñầu thế giới về chất lượng gạo, giá cao và các
giống lúa rẫy thiên về nhóm VI.
Có hai giả thuyết về nguồn gốc của loài phụ Japonica, thứ nhất là cây
lúa Japonica có nguồn gốc ở miền Bắc dãy núi Hymalaya, thứ hai là do lúa
Indica tiến hoá thành và di chuyển lên miền Bắc Trung Quốc từ ñó ñến Nhật.
Lúa Japonica là loại hình cây thấp ñến trung bình, lá to, xanh ñậm, bông
chụm, hạt ngắn, vỏ trấu dầy, ít rụng hạt, chống ñổ tốt, có khả năng chống chịu
nhiều sâu bệnh, thời gian sinh trưởng từ ngắn ñến trung bình. Một ưu ñiểm
của lúa Japonica là khả năng chịu lạnh, ngưỡng nhiệt ñộ thấp cho sinh trưởng
là xung quanh 15oC, tuy nhiên nếu nhiệt ñộ xuống tới 11oC, giai ñoạn trỗ
bông sẽ dẫn ñến gây hại nặng.
Giống lúa Japonica thích hợp với vùng trồng có khí hậu ôn ñới, cận
nhiệt ñới và có thể trồng ở những nơi có ñộ cao trên 1000m, trong khi ñó,
giống Indica chỉ trồng ñược ở vùng nhiệt ñới ẩm, thích nghi với ñiều kiện
thâm canh, chịu phân tốt, nên có khả năng cho năng suất cao.
1.1.2. Xếp loại các giống lúa:
* Phương pháp xếp loại cổ truyền:
Vào năm 1928, Kato et al[59] báo cáo rằng có hai loại lúa trên thế giới và ñặt
tên là lúa india ở vùng nhiệt ñới và lúa Japonica ở vùng ôn ñới. Vào năm 1952,
Matsuo căn cứ trên hình dạng của cây mà xếp loại thành 3 nhóm A, B và C và sau

ñó ñược ñối chiếu với Japonica, Javanica và indica. Năm 1958, Oka [62] xếp loại
147 giống lúa ở châu Á thành hai loại, tên là lúa “Lục ñịa” và lúa “Quần ñảo”, sau
ñó ñược ñối chiếu với India và Japonica. Ông căn cứ vào một số ñặc tính chính
như chiều dài của ñuôi, phản ứng rượu phenol của hạt, kháng KClO3 và chịu nhiệt
ñộ thấp và hạn hán. Phương pháp xếp loại lúa này có tính chất tổng quát và dựa
vào khảo sát vật lý nên không ñi sâu vào cấp ñộ tế bào ñể ñược chính xác hơn.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5


Nghiên cứu về vị thế của lúa rẫy liên hệ ñến xếp loại theo hình dạng
Japonica (A), Javanica (B) và Indica (C), ñã ñược tìm thấy trước kia bởi
Matsuo (1952). Ngoài ra, sự xếp loại IRRI-IBPGR (1980) [54] hầu hết căn cứ
vào hình thái và phân biệt ra ba loại cây ñã mô tả bởi Matsuo (1997) [60]
thêm vào “loại lai.”
Chang (1979) [47] cho biết rằng sự xếp loại lúa cổ xưa ở Trung Quốc
gồm loại Hsien (Indica)/Tiên và Keng/Cánh (Japonica) có thể ñược dùng cho
tất cả lúa ở châu Á. Những ñặc tính chính ñược dùng ñể phân loại này gồm có
hình dạng hạt, phản ứng phenol, lông của vỏ trấu, lông của lá, khoảng cách
giữa hai ñốt của trục gié lúa và màu vỏ lúa khi trổ bông. Các nhà khoa học
Trung Quốc ñề nghị dùng tên Hsien và Keng vì Indica và Japonica ám chỉ về
sự phân phối ñịa dư, không thích ứng với tình trạng hiện tại, nhưng ñề nghị
này chưa ñược các nhà khảo cứu trên thế giới chấp nhập rộng rãi, vì sự thay
ñổi danh từ không giúp thêm lợi ích cho người dùng.
Xếp loại lúa theo Glaszmann: Phương pháp xếp loại lúa này có tính
cách khoa học và chính xác hơn, càng ngày ñược nhiều nhà khoa học dùng
ñến. Glaszmann (1987) [52] ñã nghiên cứu trên 1.688 giống lúa cổ truyền của
châu Á bằng cách dùng ñến 15 polymorphic loci làm mã số cho 8 enzym. Sự
biến ñổi của enzyme ñược ñiện di trên gel tinh bột (starch gel electrophoresis)

ñã ñược dùng ñể nghiên cứu cấu trúc di truyền của các loài O. sativa, L. Phân
tích thống kê các kết quả khảo cứu thu thập ñược cho phép nhận diện 6 nhóm
giống lúa với hai nhóm chính: nhóm I và nhóm VI. Nhóm I tượng trưng cho
các giống Indica ở vùng nhiệt ñới và nhóm VI dành cho lúa Japonica, ñược
tìm thấy hầu hết ở vùng ôn ñới và những nơi có cao ñộ. Giữa hai nhóm này có
các nhóm khác như nhóm IV và V thì gần với nhóm VI (Japonica), trong khi
nhóm II và III gần với nhóm I (Indica).
Xếp loại lúa theo Mackill: Mackill (1995) [61] nhận thấy ñánh dấu
DNA (RAPD) random amplified polymorphic) rất tiện dụng ñể xếp loại các
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6


giống lúa Japonica thành Japonica ôn ñới và Japonica nhiệt ñới (Javanica).
Ông ñã tìm thấy rằng khoảng cách giữa Japonica ôn ñới và Japonica nhiệt
ñới ít hơn giữa Indica và Japonica.
Mặc dù sự khác biệt về khí hậu và tình trạng nhiệt ñộ ở các vùng trồng lúa
còn tồn tại, sự phân biệt giữa các giống lúa Indica và Japonica ñã dần dần trở nên
ít ñi do sự lai tạo giữa hai nhóm lúa này ngày càng ñược dùng nhiều trong các
chương trình lai tạo giống mới. Ở nhiều nơi lúa Japonica và Indica ñược trồng lẫn
lộn nhau trong những vùng rộng lớn như ở vùng Bắc Trung Quốc, tạo ra cơ hội
cho những tạp giao chéo và những giống trung gian của hai nhóm lúa này. Cho
nên, tạp giao ñã gây ra nhiều khó khăn cho công tác xếp loại lúa chính xác.
1.1.3. Phân loại lúa:
Cây lúa (Oryza sativa L.) thuộc họ hào thảo (Graminae), có 30.000 50.000 gen, chứa 2n với n = 12NST và có bộ gen nhỏ nhất trong số các cây
trồng một lá mầm. Những loại lúa trồng hiện nay thuộc hai loài phụ Indica và
Japonica.
Di truyền học cây lúa họp tại Viện Lúa quốc tế IRRI xác ñịnh có 19 loài.
Trong ñó, loài Oryza sativa.L và Oryza glaberima là hai loài ñược trồng phổ biến

nhất hiện nay. Chủ yếu là Oryza sativa còn Oryza glaberima ñược trồng ở một số
nước vùng Tây Phi. Có thể hiểu tổ tiên của lúa trồng hiện nay theo sơ ñồ sau:

Hình 1.1: Sơ ñồ tổ tiên của cây lúa trồng (O.sativa).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7


Ngày nay, các nhà phân loại học ñều cơ bản nhất trí rằng chi Oryza có
23 loài trong ñó có 21 loài hoang dại và 2 loài lúa trồng O.sativa và
O.glaberrima thuộc loại nhị bội 2n = 24, có bộ gen AA. Loài O.glaberrima
ñược gieo trồng chủ yếu ở Tây Phi và Trung Phi còn loài O.sativa hiện nay
ñược gieo trồng trên khắp thế giới và ñược chia thành hai loài phụ là Indica
và Japonica.
Trong quá trình tiến hóa của cây lúa, ngoài hai loài phụ Indica và
Japonica còn có nhiều loại hình trung gian như Javanica …
Hiện tại thế giới có khoảng 120.000 giống lúa O. sativa, ñược phân loại
thành 2 nhóm giống-phụ (sub-species) chính là Indica và Japonica. Việc phân
loại dựa theo ñặc tính hình thái và sinh lý, tính kháng hạn, như chiều cao, màu
sắc lá, phản ứng phenol, v.v., nhất là sự khác biệt môi trường sinh sống (habitat).
Indica là lúa vùng ñất thấp có ngập nước (lowlands) của vùng Châu Á nhiệt ñới,
còn Japonica là lúa của vùng ñất cao (Uplands, lúa rẫy) trên ñồi núi của vùng
Nam Trung Quốc, ðông Dương, ðông Nam Á, Indonesia, và ngay cả ở Châu
Phi và Châu Mỹ. Loài phụ Japonica lại ñược phân loại thành 2 dạng khác biệt,
dạng nhiệt ñới tức Javanica, và dạng ôn ñới Japonica. Ngoài 2 nhóm chính này,
với phương pháp ñánh dấu di truyền (genetic markers) còn phân biệt thêm nhiều
giống phụ nhỏ khác, trong số này quan trọng là nhóm lúa-ñất-cao-kháng-hạnAus (upland drought-tolerant Aus) của Ấn ðộ và Bangladesh, lúa-ngập-sâu
(deep water) Ashina của Bangladesh, và lúa-thơm-Basmati của Ấn ðộ [13].
Ngoài ra, các nhà khoa học còn dựa vào thời gian sinh trưởng, chiều cao

cây, phản ứng trỗ bông với quang chu kỳ,…ñã phân loại lúa theo các nhóm
ñiển hình. Viện nghiên cứu Lúa quốc tế (1996) [56] khi căn cứ vào chiều cao
cây ñã chia lúa ra 3 loại sau:
+ Giống nửa lùn có chiều cao cây nhỏ hơn 100 cm;
+ Giống cao trung bình có chiều cao cây từ 110-130 cm;
+ Giống lúa cao cây có chiều cao cây lớn hơn 130 cm.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8


Dựa vào thời gian sinh trưởng của cây lúa, ðinh Văn Lữ (1978)[10] ñã
chia ra thành 3 nhóm:
+ Giống lúa ngắn ngày có TGST từ 100-130 ngày;
+ Giống lúa trung ngày có TGST từ 130-140 ngày;
+ Giống lúa dài ngày có TGST trên 150 ngày.
Viện lúa quốc tế ñã phân chia các nhóm giống theo vùng sinh thái như
lúa có nước tưới (nhóm ngắn ngày, nhóm trung ngày, nhóm dài ngày), lúa
nước trời, lúa cạn, lúa nước sâu. Các nhóm lúa cũng ñược phân chia theo khả
năng chống chịu ñiều kiện bất lợi như chịu lạnh, chịu nóng,…, chống chịu sâu
bệnh chính như ñạo ôn, khô vằn, bạc lá, rầy nâu,…(IRRI, 1995) [55]
1.1.4. Giá trị dinh dưỡng:
Lúa gạo là thực phẩm chính của hơn một nửa dân số trên thế giới và
cung cấp hơn 20% tổng năng lượng hấp thụ hàng ngày của nhân loại.
Hạt gạo chứa 80% tinh bột, 7,5% protein, 12% là nước, còn lại là các
vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như các vitamin nhóm B (B1, B2,
B6), vitamin PP, vitamin E... Hạt gạo là loại thức ăn dễ tiêu hoá và cung cấp
loại protein tốt nhất cho cơ thể con người. Chỉ số giá trị sử dụng protein thật
sự của gạo là 63 trong khi chỉ số này của lúa mì là 49, ở ngô là 36.
Giá trị dinh dưỡng của hạt gạo ñược xác ñịnh thông qua một số chỉ tiêu như

hàm lượng protein, amylose, lipid, khoáng chất, ñộ bền thể gel… trong ñó có hai
chỉ tiêu thường ñược sử dụng nhiều nhất là hàm lượng amylose và protein.
Tinh bột của hạt gạo gồm hai cấu tử: Amylose và amylopectin, hai thành
phần này có ảnh hưởng lớn tới chất lượng hạt cơm. Hạt gạo có nhiều
amylopectin sẽ cho cơm dẻo hơn hạt gạo có nhiều amylose. Gạo nếp chứa 90100% amylopectin là thức ăn chính của người Lào, người Thái và một số dân
tộc thiểu số miền Núi.
Lúa gạo cung cấp ít nhất 40% lượng protein mà người châu Á cần.
Protein của lúa gạo có sự cân bằng của các axit amin không thay thế như
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9


lysine, methionine… Hàm lượng protein trong lúa gạo có liên quan mật thiết
ñến thành phần, cấu trúc tinh bột. Thường các giống có hàm lượng
amylopectin càng cao thì quá trình tổng hợp protein càng thuận lợi.
Nghiên cứu hàm lượng protein của gần 100 giống lúa phổ biến ở nước ta
biến thiên rất rộng từ 5,35% (giống Tám số 14) ñến 8,92% (giống BMN 450).
ða số các giống lúa của nước ta có hàm lượng protein 7-8%. Trong khi ñó
theo nghiên cứu của Gome (IRRI) [53], hàm lượng protein trong lúa gạo trên
toàn thế giới biến ñộng trong khoảng 4,3-18,2% với trị số trung bình là 9,5%.
Tuy thế khi hạt lúa ñược xay, chà thành gạo, một phần tinh bột, protein,
vitamin khoáng chất và vi lượng quan trọng bị mất ñi. Vì thế ở một số quốc
gia, các nhà khoa học khuyến cáo người dân nên dùng gạo lức trong bữa ăn
hàng ngày ñể bổ sung chất dinh dưỡng ñặc biệt là với những nước sử dụng
gạo là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính.
1.1.5. Giá trị kinh tế:
Có thể nói cây lúa là loài thảo mộc ña năng, ngoài việc cung cấp lương
thực cho hơn một nửa dân số thế giới, nó còn tạo ra nhiều việc làm cho các cư
dân vùng nông thôn và mang lại nguồn ngoại tệ ñáng kể cho các quốc gia xuất

khẩu gạo.
Tất cả các bộ phận của cây lúa như thân lá, hạt và các sản phẩm phụ như
trấu, tấm, cám… ñều ñựơc con người sử dụng tạo ra vật chất cho bản thân gia
ñình và xã hội.
- Rơm rạ ñược dùng làm thực phẩm cho gia súc, làm phân bón ñể tăng
cường mùn hữu cơ cho ñất, trồng nấm ăn và nấm dược liệu….
- Vỏ trấu ñược sử dụng nhiều trong lĩnh vực sản xuất năng lượng như
nhiệt, ñiện và gas, sản xuất chất silica, làm phân bón và giá thể trồng cây.
- Cám là thức ăn bổ dưỡng cho cả người và gia súc, gia cầm, sản xuất
tinh dầu cám, dược phẩm.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10


- Gạo và tấm ngoài việc làm thức ăn chính cho hơn 3 tỉ người trên trái
ñất, còn ñược dùng làm thức ăn gia súc và các sản phẩm khác như rượu gạo,
mạch nha, mỹ phẩm….
Tuy nhiên trình ñộ sản xuất, chế biến và khả năng sử dụng các sản phẩm
này còn tuỳ thuộc từng vùng và dân tộc trên thế giới. Các quốc gia châu Á
thường sử dụng các sản phẩm phụ từ cây lúa triệt ñể hơn các quốc gia châu
Phi, Mỹ, Âu và Trung ðông.
1.1.6. Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng ñến cây lúa:
Cũng như các loại cây trồng khác, quá trình sinh trưởng, phát triển của
cây lúa chịu ảnh hưởng rất lớn của ñiều kiện ngoại cảnh. Tại hội nghị quốc tế
về an ninh lương thực, thực phẩm, Swanminathan M.S (1978)[70] ñã kết luận
trong 3 yếu tố: thời tiết khí hậu, dịch bệnh và kinh tế xã hội thì yếu tố thời tiết
là nguyên nhân quan trọng làm cho sản lượng lương thực trên giới thế giới
giảm mạnh.
ðể hoàn thành chu kì sống cây lúa cần một lượng nhiệt nhất ñịnh. Theo

tác giả Bugai X.M, Maistrenko A.L cho rằng: cây lúa ôn ñới yêu cầu tổng
nhiệt ñộ 2.500-3.0000C; lúa nhiệt ñới yêu cầu 3.500-4.5000C; giống dài ngày
cần 5.0000C và giống ngắn ngày yêu cầu lượng nhiệt thấp hơn 2.500-3.0000C.
Cây lúa sống trong ruộng nước, là cây cần nước và ưa nước ñiển hình.
Nhu cầu nước của cây lúa lớn hơn một số cây trồng khác. Theo Smith hệ số
thoát nước của lúa là 710, so với lúa mì là 513 và ngô là 386. Theo Goutchin,
ñể tạo một ñơn vị thân lá cây lúa cần 450 ñơn vị nước, ñể tạo ra một ñơn vị
hạt cần 300-350 ñơn vị nước. Nhu cầu nước thay ñổi theo thời kì sinh trưởng,
giống và ñiều kiện thâm canh. Theo Goutchin, ruộng lúa không cần lớp nước
trên mặt mà chỉ cần ñảm bảo ñộ ẩm 90%. Ngược lại, Erughin cho rằng ruộng
lúa cần tưới ngập.
Ngoài nhiệt ñộ và nước, ánh sáng là yếu tố thứ 3 có ảnh hưởng không
nhỏ ñến sinh trưởng và năng suất lúa. Cường ñộ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11


ñến hoạt ñộng quang hợp và tạo năng suất. Chu kì chiếu sáng lại có tác ñộng
ñến quá trình làm ñòng, trỗ bông.
Cường ñộ ánh sáng thay ñổi theo vĩ ñộ ñịa lý, theo ngày tháng trong năm
và theo thời gian trong ngày. Cường ñộ ánh sáng thuận lợi cho hoạt ñộng
quang hợp của cây lúa là 250-400 calo/cm2/ngày. Theo Murata, tại Nhật Bản
năng suất lúa ñược hình thành vào tháng 8-9, cường ñộ ánh sáng trong 2
tháng ñó là 386 calo/cm2/ngày.
Theo Hoomaw và Vergarai B, các giống lúa nhiệt ñới có thời gian sinh
trưởng khoảng 130 ngày cần 1.000 giờ sáng, riêng tháng cuối cùng cần 220240 giờ. Các tác giả Nhật Bản cho rằng trong hai tháng cuối ñời cây lúa cần ít
nhất 400 giờ sáng.
1.2. Một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan ñến ñề tài:


1.2.1. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống lúa trên thế giới:
* Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác ñến năng suất và
chất lượng lúa gạo:
Trong những thời gian qua, các nhà chọn tạo giống tập trung sự cố gắng
của mình vào việc duy trì chất lượng ñạm chứ chưa tập trung vào cải tiến chất
lựợng ñạm. Chất lượng dinh dưỡng của các giống lúa có hàm lượng ñạm cao
sẽ cao hơn các giống lúa có hàm lượng ñạm thấp vì nó chứa một lượng axit
amin không thay thế lớn hơn tất cả (Blaekwell, Yang, Juliano, 1966)[58]
* Ảnh hưởng của mùa vụ:
Năng suất và chất lượng lúa gạo chịu ảnh hưởng rất lớn của cơ cấu mùa vụ.
Theo Somrith (1996) [64] cho rằng mùi thơm của gạo Khawdack Mali phụ thuộc
vào mùa vụ gieo trồng, loại ñất, ñịa ñiểm và ñộ phì của ñất. Ali và cs (1991)[45]
Một số nghiên cứu cho thấy giống lúa Basmati 370 có chất lượng tốt
nhất khi nó ñược gieo trồng ở vùng Tây Bắc Ấn ðộ và vùng Bắc Pakistan, nơi
mà giống lúa Basmati 370 chín vào tháng 10 khi thời tiết mát mẻ. Giống lúa
Basmati cần nhiệt ñộ mat khoảng 250C vào ban ngày và 120c vào ban ñêm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12


trong suốt giai ñoạn trỗ chín. Ddieuf này chỉ ra rằng chính ñiều kiện khí hậu
của vùng là yếu tố ảnh hưởng ñến chất lượng của lúa gạo.
ða số các giống lúa có chất lượng gạo ngon ñặc biệt là những giống lúa
cảm quan trỗ bông trong ñiều kiện ngắn ngày khí hậu mát.
Theo nghiên cứu về khả năng thích nghi của các giống khác nhau ñối với
thời vụ gieo cấy muộn. Kết quả cho thấy số ngày từ gieo cấy ñến trỗ thường
rút ngắn lại nếu gieo cấy muộn. Mức ñộ rút ngắn thời gian sinh trưởng phụ
thuộc tùy theo giống. Sự khác biệt về thời gian sinh trưởng bị rút ngắn chủ
yếu ở giai ñoạn từ gieo cấy ñến phân hóa ñòng. Các nhà khoa học ñều cho

rằng sự hình thành và duy trì mùi thơm ñược gia tăng nếu trong giai ñoạn hạt
vào chắc nhiệt ñộ xuống thấp.
* Ảnh hưởng của yếu tố giống:
Giống là yếu tố quan trọng quyết ñịnh ñến chất lượng hạt gạo. Kết quả
trồng và phân tích ñánh giá nhiều dòng lúa tại Viện lúa Quốc tế IRRI cho thấy
khoảng 25% những thay ñổi hàm lượng Protein là do tính di truyền quyết ñịnh.
Theo kết quả thông báo của IRRI (1970) [71] trong hai loài phụ của lúa
trồng (Oryza sativa) thì loài phụ Indica có hàm lượng Protein cao hơn loài
phụ Japonica. Taira (1971) cho biết: Lúa nếp có hàm lượng Protein cao hơn
lúa tẻ. Trung bình 6 giống lúa nếp tại Nhật Bản có hàm lượng Protein là
9,01% với phạm vi biến ñộng 7,17% ñến 11,13%.
Theo Kido và cộng sự những giống lúa ngắn ngày có hàm lượng Protein
cao hơn những giống lúa dài ngày. Những giống lúa trồng ở vùng ðồng bằng
có hàm lượng Protein cao hơn những giống lúa trồng ở vùng ðồi núi
(Swaminathan, 1971)[70]. Trong cùng một giống, những hạt nhỏ có hàm
lượng protein cao hơn những hạt to
* Ảnh hưởng của phân bón:
Nhiều thí nghiệm tại các vùng trồng lúa ở Liên Xô (cũ) khi bón phân cho
lúa với liều lượng thích hợp, nhất là lượng phân ñạm thì hàm lượng ñạm trong
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13


hạt là 2-3%. Trị số này thay ñổi tuỳ thuộc vào ñiều kiện gieo trồng cụ thể. Liều
lượng và thời gian bón ñạm rất quan trọng trong việc nâng cao hàm lượng ñạm
trong hạt, nhưng nếu bón quá nhiều sẽ làm giảm hàm lượng ñạm ñi.
Các kết quả thu ñược về ảnh hưởng của phân bón ñến khả năng ñẻ nhánh,
chiều cao cây, các hoạt ñộng quang hợp, hô hấp, diện tích lá, hệ số nhận ánh
sáng ñến khả năng tích luỹ các chất khô, các yếu tố cấu thành năng suất, khả

năng chống chịu sâu bệnh, hàm lượng tinh bột, protein, amylose... Ảnh hưởng
của liều lượng và thời kỳ bón phân ñến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa
trên thế giới ñã ñược nhiều nhà khoa học nghiên cứu quan tâm. Theo báo cáo
của IRRI năm 1970 (Juliano, B.O.,L.U. Onate and A.M. del Mundo, 1972) [58]
trong vụ Mùa, thời gian bón ñạm ảnh hưởng không ñáng kể ñến hàm lượng
protein. Tuy nhiên, bón ñạm lúc lúa trỗ có chiều hướng làm tăng hàm lượng
protein trong hạt gạo. Với lượng ñạm bón từ 150 kg N/ha bón khi cấy và phân
hoá ñòng làm cho hàm lượng protein cao hơn khi bón lót (Awasthi,C.P.,
A.Singh, A. KShukla, S. K. Addy and R. Singh, 1989). Nếu bón nhiều kali hơn
lượng dùng phổ biến ñể ñạt năng suất tối ña thì sẽ làm tăng mùi thơm và góp
phần làm hạt gạo sáng hơn, nhưng sẽ làm giảm ñộ mềm của cơm. Bón tăng
lượng Kali cũng ñược Bahmaniar et al., (2007)[72] nghiên cứu cho biết ñộ bền
của gel cứng hơn. Bón cân ñối giữa ðạm và Lưu huỳnh sẽ làm tăng mùi vị
thơm của lúa. Kongkiattikajorn (2007)[73] cho biết hàm lượng 2-AP trong gạo
dự trữ ở 250C sau 7 tháng sẽ giảm từ 562,35 ng/g còn 274,25 ng/g, còn ở 350C
giảm còn 112,42 ng/g.
YoSida (1979)[43] ñã nói: ”ðạm là yếu tố quan trọng nhất ñối với lúa,
nếu như không bón ñạm thì ở ñâu cũng thiếu ñạm”, ñiều này rất phù hợp với
thực tiễn ở Việt Nam.
Mutara (1965)[60] cũng cho biết: Ảnh hưởng của ñạm ñến quang hợp
thông qua hàm lượng diệp lục có trong lá: “Nếu bón lượng ñạm cao thì cường
ñộ quang hợp ít bị ảnh hưởng, mặc dù ñiều kiện ánh sáng yếu”.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14


Tìm hiểu hiệu suất phân ñạm với lúa thấy: Bón ñạm với liều lượng cao
thì hiệu suất nhất là vào lúc lúa ñẻ nhánh, sau ñó giảm dần. Với liều lượng
thấp thì bón vào lúc ñẻ nhánh và trước trỗ 10 ngày sẽ có hiệu quả cao.

Bón thúc ñạm sau trỗ làm tăng hàm lượng Protein trong hạt gạo.
* Ảnh hưởng của mùa vụ và biện pháp canh tác:
Sự hình thành và duy trì mùi thơm ñược gia tăng nếu trong giai ñoạn hạt
vào chắc nhiệt ñộ xuống thấp và phụ thuộc vào biên ñộ ngày ñêm. Hàm lượng
2-AP còn bị ảnh hưởng bởi khô hạn. Khô hạn trong giai ñoạn chín sữa làm
tăng hàm lượng 2-AP nhưng khô hạn trong giai ñoạn chín vàng thì hàm lượng
2-AP không tăng và hàm lượng 2-AP tăng cao nhất trong giai ñoạn 4 -5 tuần
sau khi trỗ, sau ñó giảm dần. Cho nên, tháo cạn nước giai ñoạn vào chắc sẽ
thuận lợi cho việc hình thành mùi thơm.
Kongkiattikajom. J (2007)[63] ñã nghiên cứu khả năng thích nghi của
các giống khác nhau ñối với thời vụ gieo cấy muộn. Kết quả cho thấy số ngày
từ gieo cấy ñến trỗ thường rút ngắn lại. Mức ñộ rút ngắn thời gian sinh trưởng
phụ thuộc tuỳ theo giống. Những giống chín sớm có số ngày rút ngắn ít hơn
so với giống chín trung bình và giống chín muộn. Sự khác biệt về thời gian
sinh trưởng bị rút ngắn chủ yếu ở giai ñoạn từ gieo cấy ñến phân hoá ñòng.
Theo Somith (1996) [64] mùi thơm của gạo Khao Dawk Mali 105 phụ
thuộc vào thời vụ gieo trồng, loại ñất, ñịa ñiểm và ñộ phì của ñất.
Ali và cộng [45]sự cho biết, giống Basmati 370 nếu cấy vào ngày 1/7 và
Basmati cấy vào ngày 16/7 thì chất lượng gạo tốt nhất. Nếu cấy sớm hơn thì
mùi thơm sẽ giảm còn cấy muộn hơn thì hàm lượng amylose sẽ tăng
1.2.2. Tình hình sản xuất lúa chất lượng cao ở Việt Nam:
*Tình hình sản xuất lúa tại Việt Nam:
Lúa nếp, lúa thơm và lúa nương, lúa Japonica là những nhóm lúa ñặc sản
khá phổ biến ở Việt Nam (Nguyễn Hữu Nghĩa và CS, 2001)[67]. Tại Trung tâm
TNDTTV ñang bảo quản hơn 5000 mẫu giống lúa ñịa phương của Việt Nam,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15



×