Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

khảo sát thành phần loài và điều tra sự phân bố của tôm bộ stomatopoda ở vùng ven biển bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.22 MB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Khoa Thủy Sản

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐIỀU TRA
SỰ PHÂN BỐ CỦA TÔM BỘ STOMATOPODA
Ở VÙNG VEN BIỂN BẠC LIÊU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN VĂN THƯỜNG

2014

1


KHẢO SÁT THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐIỀU TRA
SỰ PHÂN BỐ CỦA TÔM BỘ STOMATOPODA
Ở VÙNG VEN BIỂN BẠC LIÊU
SVTH : Phạm Anh Duy - MSSV: 4118364
Lớp Quản lý nguồn lợi thủy sản K37 - Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ
GVHD: Ths. Nguyễn Văn Thường
ABSTRACT
The mantis shrimps (Stomatopoda) were marine, predatory species, characterized by the
greatly developed second maxilliped modified as large powerful raptorial appendages. Many
species that in habit soft bottoms and distributed from Indian ocean to the Pacific ocean.
In coastal Bac Lieu, the mantis shrimp was captured from the nature. Preliminary results were
identified four species of Squillidae, namely: Achisquilla fasciata (de Haan, 1844), Harpiosquilla
harpax (de Haan, 1844), Miyakea nepa (Latreille, 1828) and Oratosquillina interrupta (Kemp,


1911).
In which, three species of mantis shrimp, including Achisquilla fasciata, Miyakea nepa and
Oratosquillina interrupta were captured in shallow water and muddy sand substrates.
Harpiosquilla harpax were captured in deep water and muddy sand substrates and large sized
(TLmax: 273 mm) in total length, respectively. These were an economic and potential species for
seed production and commercial mantis shrimps farming in the future.
Keywords: Mantis shrimps, squillidae, species composition, distribution
Title: The species composition and distribution of mantis shrimp (Stomatopoda) in the
coastal areas of Bac Lieu
TÓM TẮT
Tôm tít bao gồm các loài giáp xác biển, thuộc bộ tôm chân miệng (Stomatopoda), với đặc
điểm có chân hàm 2 phát triển thành dạng chân móc để bắt mồi. Đa số các loài tôm tít sống ở nền
đáy mềm, phân bố ở vùng biển nhiệt đới và ôn đới từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương.
Ở vùng ven biển Bạc Liêu, tôm tít hiện được khai thác chủ yếu từ tự nhiên. Kết quả nghiên
cứu bước đầu đã xác định được 4 loài thuộc họ Squillidae, đó là: Achisquilla fasciata (de Haan,
1844), Harpiosquilla harpax (de Haan, 1844), Miyakea nepa (Latreille, 1828) và Oratosquillina
interrupta (Kemp, 1911).
Trong đó 3 loài Achisquilla fasciata, Miyakea nepa và Oratosquillina interrupta là loài sống
ven bờ, nền đáy cát bùn. Loài Harpiosquilla harpax là loài sống xa bờ, nền đáy cát bùn và có
kích thước khá lớn (TLmax: 273 mm). Đây là loài có giá trị kinh tế, triển vọng cho sản xuất
giống và nghề nuôi tôm thương phẩm trong tương lai.
2


Từ Khóa: Tôm tít, squillidae, thành phần loài, phân bố
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bạc Liêu là tỉnh ven biển thuộc ĐBSCL, với bờ biển dài 56 km, động vật biển phong phú,
cung cấp nguồn lợi tôm, cá quan trọng cho nghề nuôi và khai thác ven biển. Một trong những
nguồn lợi đáng kể đó là nhóm tôm tít (Stomatopoda), có giá trị dinh dưỡng trong ẩm thực và giá
trị kinh tế cao, được ưa chuộng không những ở Việt Nam mà còn trên thế giới.

Trên thế giới, bộ Stomatopoda rất đa dang về thành phần loài, đã phát hiện hơn 450 loài thuộc
7 tổng họ và 17 họ (Ahyong, 2001), nhưng dẫn liệu nghiên cứu về thành phần loài tôm này ở
vùng biển Việt Nam vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó, loài tôm này đóng một vai trò quan trọng
trong hệ sinh thái biển, là một mắc xích quan trọng trong chuỗi thức ăn, góp phần làm đa dạng
quần thể sinh vật biển. Chúng rất nhạy cảm với các chất gây ô nhiễm môi trường và là một sinh
vật chỉ thị về mức độ ô nhiễm ở các rạn san hô, cũng như khu vực biển mà chúng sinh sống.
(Barber and Boyce, 2006). Nếu khai thác quá mức nhóm tôm này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến
hệ sinh thái môi trường vùng biển Bạc Liệu nói riêng và vùng biển Việt Nam nói chung. Vì vậy,
đề tài “Khảo sát thành phần loài và điều tra sự phân bố của tôm bộ Stomatopoda ở vùng
ven biển Bạc Liêu” là cần thiết được thực hiện.
1.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nhằm bổ sung dẫn liệu về thành phần loài và phân bố của tôm thuộc bộ Stomatopoda ở
vùng ven biển Bạc Liêu, phục vụ cho công tác định hướng phát triển và bảo vệ nguồn lợi tôm tít
trong tự nhiên.
1.2 Nội dung nghiên cứu
Khảo sát thành phần loài của các loài tôm thuộc bộ Stomatopoda ở vùng ven biển Bạc Liêu.
Điều tra sự phân bố của các loài tôm thuộc bộ Stomatopoda ở vùng ven biển Bạc Liêu.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Bắt đầu từ tháng 09 năm 2014 đến tháng 12 năm 2014, chia làm 3 đợt thu mẫu, mỗi tháng thu
1 lần và mỗi lần thu kéo dài từ 2 đến 3 ngày: đợt 1: tháng 9/2014, đợt 2: tháng 10/2014 và đợt 3:
tháng 11/2014.
Chia làm 2 điểm thu mẫu: Điểm 1: Kênh Nhà mát; Điểm 2: Cửa sông Gành Hào

3


Hình 1 Bản đồ địa lý tỉnh Bạc Liêu (Theo: 2014)
2.2 Phương pháp thu mẫu và phân tích số liệu
Mẫu thu chủ yếu từ các ngư dân khai thác ngoài tự nhiên và thu bổ sung ở các chợ địa phương

trên tuyến ven biển. Tối thiểu mỗi điểm thu 30 mẫu/ 3 đợt. Thu thập thông tin về sự phân bố của
tôm tít (bộ Stomatopoda) tại các địa điểm khảo sát bằng phiếu điều tra hỏi trực tiếp ngư dân, thực
hiện 30 phiếu/ 3 đợt tại mỗi điểm thu.
Mẫu tôm sau được bảo quản trong thùng lạnh, chuyển về phòng mẫu vật Khoa Thủy Sản – Đại
học Cần Thơ để tiến hành phân tích định loại.
Định loại dựa vào tài liệu của: Nguyễn Văn Chung và ctv (2000), Ahyong et al (2008),
Nguyễn Văn Thường và Phạm Minh Đức (2014), thông qua các chỉ tiêu:
- Chỉ tiêu hình thái : Hình dạng chủy, màu sắc cơ thể; cấu tạo của chân móc và chân đuôi, cấu
tạo của các gai, gờ, rãnh và mấu trên giáp đầu ngực, đốt bụng và đốt đuôi.
- Chỉ tiêu đo: Chiều dài thân TL (mm): đo từ đỉnh chủy đến gai cuối của đốt đuôi.
- Chỉ tiêu đếm: Số răng của đốt ngón, số gai và mấu của giáp đầu ngực, đốt bụng và đốt đuôi.

Hình 2: Hình dạng tôm tít (bộ Stomatopoda) (Theo: Nguyễn Văn Chung và ctv, 2000)
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Vị trí phân loại
Ngành: Arthropoda
Ngành phụ: Crustacea Brünnich, 1772
Lớp: Malacostraca Latreille, 1802
Lớp phụ: Hoplocarida Calman, 1904
Bộ: Stomatopoda Latreille, 1817
Bộ phụ: Unipeltata Latreille, 1825
Tổng họ: Squilloidei Latreille, 1802
Họ: Squillidae Latreille, 1802
Theo kết quả khảo sát qua 3 đợt thu mẫu ở vùng ven biển Bạc Liêu, bước đầu đã phát hiện chỉ
có 1 họ tôm duy nhất, đó là họ Squillidae:
Đặc điểm nhận dạng họ Squillidae: Cơ thể dẹp, rắn chắc, đốt đuôi có gờ giữa rõ rệt (Nguyễn
Văn Thường và Phạm Minh Đức, 2014), kích thước cá thể đa dạng, góc bên sau của giáp đầu

4



ngực tròn, đốt bàn của chân móc có gai dạng tấm lược (Nguyễn Văn Chung và ctv, 2000), đốt
ngón của chân móc dạng “đâm”.

Hình 3: Hình dạng chân móc của tôm tít
Hình 4: Hình dạng đốt đuôi của tôm tít
(họ Squillidae) (Theo: Ahyong, 2001)
(họ Squillidae) (Theo: Ahyong, 2001)
3.2 Thành phần loài tôm bộ Stomatopoda phân bố ở ven biển Bạc Liêu
3.2.1 Thành phần loài tôm thu được
Kết quả khảo sát về thành phần loài được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1: Thành phần loài tôm họ Squillidae thu được ở ven biển Bạc Liêu
TT
1
2
3
4

Thành Phần loài
GIỐNG ANCHISQUILLA
Anchisquilla fasciata
GIỐNG HARPIOSQUILLA
Harpiosquilla harpax
GIỐNG MIYAKEA
Miyakea nepa
GIỐNG ORATOSQUILLINA
Oratosquillina interrupta

Nhà Mát


Gành Hào
+

+

+

+

+

+

+

3.2.2 Đặc điểm nhận dạng các loài tôm tít thu đươc
Loài 1: Anchisquilla fasciata (de Haan, 1844)

Hình 5: Loài Anchisquilla fasciata (de Haan, 1844)
Các đồng danh (Synonyms):
- Squilla fasciata (de Haan, 1844)
5


- Squilla subfasciata (Tate, 1883)
- Achisquilla facsiata – Manning, 1995 – Liu & Wu, 1966
Đặc điểm nhận dạng:
- Chủy hình tam giác, giáp đầu ngực không có gờ giữa, 2 góc bên trước giáp đầu ngực đều
có một gai, đốt ngón có 6 răng, đốt đuôi có nhiều gờ lưng. (Nguyễn Văn Chung và ctv, 2000)
- Đặc điểm dễ nhận dạng của loài này là có sọc đen ở giữa.mặt lưng của cơ thể tôm.


Hình 6: Phần trước giáp đầu ngực của loài
Anchisquilla fasciata (de Haan, 1844)

Hình 7: Chân móc của loài Anchisquilla
fasciata (de Haan, 1844)

Hình 8: Đốt đuôi của loài Anchisquilla fasciata (de Haan, 1844)
Bảng 2: Các chỉ tiêu hình thái xác định loài Anchisquilla fascia qua khảo sát
Chỉ tiêu
Chiều dài thân TL (mm)
Số răng đốt ngón
Số gai đốt đuôi
Môi trường sống
Độ sâu khai thác (m)

Theo khảo sát
(n = 1)
95
6
11
Đáy bùn cát
8 - 12

Theo Ahyong et al,
2008
100
6
11
Đáy bùn cát

50

Theo Nguyễn Văn Chung
và ctv, 2000
50 - 80
6
11
Đáy bùn cát
15 - 25

Số liệu khảo sát các chỉ tiêu hình thái của loài Anchisquilla fasciata được mô tả ở trên cho
thấy khá phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ahyong et al (2008) và Nguyễn Văn Chung và ctv
(2000). Tuy nhiên về độ sâu khai thác loài này, số liệu ở bảng 2 cho thấy có sự khác biệt. Vì thế
6


cần có số liệu điều tra bổ sung để xác định tính chất ngư trường và độ sâu khai thác ở vùng biển
Nam Bộ nói chung và vùng biển Bạc Liêu nói riêng.
Phân bố:
- Thế giới: Malaysia, Singapore, Philippin, Đài Loan và Nhật (Ahyong et al, 2008)
- Trong nước: Vịnh Bắc Bộ đến vùng biển Nam Bộ (Nguyễn Văn Chung và ctv, 2000)
- Vùng biển Bạc Liêu: Gành Hào
- Môi trường sống: sống ở tầng đáy, nền đáy bùn cát. Loài này được khai thác bằng ghe cào
ở độ sâu 8 – 12 m, quanh ngư trường thuộc vùng ven biển Gành Hào.
Loài 2: Harpiosquilla harpax (de Haan, 1844)

Hình 9: Loài Harpiosquilla harpax (de Haan, 1844)
Các đồng danh (Synonyms):
- Chloridella raphidea Schmitt, 1931 not C. raphidea (Fabricius, 1798)
- Harpiosquilla malagasiensis (Manning, 1978b)

- Harpiosquilla paradipa (Ghosh, 1987)
- Harpiosquilla harpax Manning, 1995; Liu & Wang, 1999 NOT Harpiosquilla harpax
Lee & Wu, 1966
Đặc điểm nhận dạng:
- Chủy dạng tam giác, giáp đầu ngực có gờ giữa thẳng và mép sau lõm sâu, đốt ngón có 8
răng. (Nguyễn Văn Thường và Phạm Minh Đức, 2014), đốt đuôi bầu tròn.
- Đặc điểm dễ nhận dạng loài này là có đốm sắc tố màu nâu đậm đối xứng qua gờ giữa của
đốt đuôi. Nhánh trong của chân đuôi có màu nâu đen, nhánh ngoài màu nâu vàng. (Nguyễn Văn
Thường và Phạm Minh Đức, 2014)
Bảng 3: Các chỉ tiêu xác định loài Harpiosquilla harpax qua khảo sát
Chỉ tiêu
Chiều dài thân TL (mm)
Số răng đốt ngón
Số gai đốt đuôi

Theo khảo sát
(n = 40)
250 - 273
8
11

Theo Ahyong et
al, 2008
262
8
11
7

Theo Nguyễn Văn Thường và
Phạm Minh Đức, 2014

190
8
11


Môi trường sống
Độ sâu khai thác (m)

Đáy bùn cát
Trên 30

Đáy bùn cát
Vùng triều - 70

Đáy bùn cát
8 – 12

Số liệu khảo sát các chỉ tiêu hình thái của loài Harpiosquilla harpax được mô tả ở bảng 3 cho
thấy khá phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ahyong et al (2008) và Nguyễn Văn Thường và
Phạm Minh Đức (2014). Kết quả khảo sát cho thấy kích thước mẫu thu khá lớn (273mm), loài
này có phân bố xa bờ và được ngư dân khai thác quanh năm, có giá trị kinh tế cao.

Hình 10: Phần trước giáp đầu ngực của
loài Harpiosquilla harpax (de Haan, 1844)

Hình 11: Chân móc của
loài Harpiosquilla harpax (de Haan, 1844)

Hình 12: Đốt đuôi của loài Harpiosquilla harpax (de Haan, 1844)
Phân bố:

- Thế giới: Tây Ấn Độ Dương đến Australia, Indonesia, biển Nam Trung quốc, Đài
Loan và Nhật Bản (Ahyong et al, 2008)
- Trong nước: Vịnh Bắc Bộ, Nha Trang (Nguyễn Văn Chung và ctv, 2000), ven biển Cà
Mau, Kiên Giang (Nguyễn Văn Thường và Phạm Minh Đức, 2014)
- Vùng ven biển Bạc Liêu: Nhà Mát, Gành Hào
8


- Môi trường sống: sống ở tầng đáy, nền đáy bùn cát. Loài này được khai thác bằng ghe cào
ở độ sâu trên 30 m, quanh ngư trường thuộc vùng ven biển Bạc Liêu từ Nhà Mát đến Gành Hào.
Loài 3: Miyakea nepa (Latreille, 1828)

Hình 13: Loài Miyakea nepa (Latreille, 1828)
Các đồng danh (Synonyms):
- Squilla nepa (Latreille, 1828)
- Squilla edwardsi (Giebel, 1861)
- Chloridella nepa (Schmitt, 1931)
- Oratosquilla nepa (Dong et al., 1983)
- Miyakea nepa Manning, 1995; Ahyong, 2001; Ahyong & Naiyanetr, 2002
Đặc điểm nhận dạng:
- Chủy dạng hình thang, giáp đầu ngực có gờ giữa phân nhánh dài, giữa phần gốc của phân
nhánh có điểm lõm. Đốt ngón có 6 răng. (Nguyễn Văn Thường và Phạm Minh Đức, 2014)
- Đặc điểm dễ nhận dạng loài này là đốt đuôi có sóng giữa và các gờ gai màu xanh đậm.
(Nguyễn Văn Thường và Phạm Minh Đức, 2014), chân đuôi màu vàng và có sọc ngang màu đen.
Bảng 4: Các chỉ tiêu xác định loài Miyakea nepa qua khảo sát
Chỉ tiêu
Chiều dài thân TL (mm)
Số răng đốt ngón
Số gai đốt đuôi
Môi trường sống

Độ sâu khai thác (m)

Theo khảo sát
(n = 44)
86 - 150
6
11
Đáy bùn cát
8 - 12

Theo Ahyong et
al, 2008
166
6
11
Đáy bùn cát
Dưới 25

Theo Nguyễn Văn Chung
và ctv, 2000
70 -150
6
11
Đáy bùn cát
8 - 25

Số liệu khảo sát các chỉ tiêu hình thái của loài Miyakea nepa được mô tả ở bảng 4 cho thấy
khá phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ahyong et al (2008) và Nguyễn Văn Chung và ctv
(2000). Tuy nhiên về độ sâu khai thác loài này có sự khác biệt, vì thế cần có số liệu điều tra bổ
sung để xác định tính chất ngư trường và độ sâu khai thác ở vùng biển Nam Bộ nói chung và

vùng biển Bạc Liêu nói riêng. Về chiều dài thân (TL) theo Ahyong et al (2008) là rất lớn (166
mm), vì thế cần có số liệu điều tra bổ sung về mùa vụ và biến động quần thể của tôm tít.
9


Hình 14: Phần trước giáp đầu ngực
của loài Miyakea nepa (Latreille, 1828)

Hình 15: Chân móc của
loài Miyakea nepa (Latreille, 1828)

Hình 16: Đốt đuôi của loài Miyakea nepa (Latreille, 1828)
Phân bố:
- Thế giới: Tây Ấn Độ đến Australia, New Caledonia và Đài Loan (Ahyong et al, 2008).
- Trong nước: Vịnh Bắc Bộ, Nha Trang (Nguyễn Văn Chung và ctv, 2000), ven biển Cà
Mau, Kiên Giang (Nguyễn Văn Thường và Phạm Minh Đức, 2014)
- Vùng ven biển Bạc Liêu: Nhà Mát, Gành Hào
- Môi trường sống: sống ở tầng đáy, nền đáy bùn cát, khai thác ở độ sâu 8 – 12 m, quanh
ngư trường thuộc vùng ven biển Bạc Liêu từ Nhà Mát đến Gành Hào.
Loài 4: Oratosquillina interrupta (Kemp, 1911)
Các đồng danh (Synonyms):
- Squilla interrupta (Kemp, 1911)
- Chloridella interrupta (Schmitt, 1931)
- Oratosquilla interrupta (Dong et al., 1983)
- Oratosquillina interrupta Manning, 1995; Liu & Wang, 1999; Ahyong, 2001
10


Hình 17: Loài Oratosquillina interrupta (Kemp, 1911)
Đặc điểm nhận dạng:

- Chủy dạng hình chữ nhật, giáp đầu ngực tương đối rộng, phần phân nhánh phía trước
của gờ giữa bị đứt đoạn. Đốt ngón có 6 răng. (Nguyễn Văn Thường và Phạm Minh Đức, 2014)
- Đặc điểm dễ nhận dạng loài này là đốt đuôi có gờ giữa màu xanh đậm, chân đuôi có gai ở
phần cuối màu đỏ. (Nguyễn Văn Thường và Phạm Minh Đức, 2014), đầu gờ giữa có đốm sắc tố
màu nâu đậm.

Hình 18: Phần trước giáp đầu ngực của
loài Oratosquillina interrupta (Kemp, 1911)

Hình 19: Chân móc của loài
Oratosquillina interrupta (Kemp, 1911)

Hình 20: Đốt đuôi của loài Oratosquillina interrupta (Kemp, 1911)
11


Bảng 5: Các chỉ tiêu xác định loài Oratosquillina interrupta qua khảo sát
Chỉ tiêu
Chiều dài thân TL (mm)
Số răng đốt ngón
Số gai đốt đuôi
Môi trường sống
Độ sâu khai thác (m)

Theo khảo sát
(n = 182)
84 - 136
6
11
Đáy bùn cát

8 - 12

Theo Ahyong et
al, 2008
160
6
11
Đáy bùn cát
Vùng triều -25

Theo Nguyễn Văn
Chung và ctv, 2000
81
6
11
Đáy bùn cát
5 - 25

Số liệu khảo sát các chỉ tiêu hình thái của loài Oratosquillina interrupta được mô tả ở bảng 5
cho thấy khá phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ahyong et al (2008) và Nguyễn Văn Chung và
ctv (2000). Tuy nhiên về độ sâu khai thác loài này có sự khác biệt, vì thế cần có số liệu điều tra
bổ sung để xác định tính chất ngư trường và độ sâu khai thác ở vùng biển Nam Bộ nói chung và
vùng biển Bạc Liêu nói riêng. Về chiều dài thân (TL) theo Ahyong et al (2008) là rất lớn
(160mm), vì thế cần có số liệu điều tra bổ sung về mùa vụ và biến động quần thể của tôm tít.
Phân bố:
- Thế giới: Từ Đông Vịnh Ba Tư tới Đài Loan, Hồng Kông và Australia (Ahyong et al,
2008)
- Trong nước: Vịnh Bắc Bộ, Nha Trang (Nguyễn Văn Chung và ctv, 2000), ven biển Cà
Mau, Kiên Giang (Nguyễn Văn Thường và Phạm Minh Đức, 2014)
- Vùng ven biển Bạc Liêu: Nhà Mát và Gành Hào

- Môi trường sống: sống ở tầng đáy, nền đáy bùn cát. Loài này được khai thác bằng ghe cào
ở độ sâu 8-12 m, quanh ngư trường thuộc vùng ven biển Bạc Liêu từ Nhà Mát đến Gành Hào.
3.3 Thảo luận
Theo Nguyễn Văn Chung và ctv (2000) thống kê về thành phần loài họ Squillidae cho thấy có
11 giống và 18 loài. Tuy nhiên các dẫn liệu có hạn chế, cần phải cập nhật về định loại, không có
hình chụp và bản đồ phân bố, chỉ có hình vẽ. Tính đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào bổ
sung cho các dẫn liệu trên.
Theo Nguyễn Văn Thường và Phạm Minh Đức (2014) ở vùng biển Đồng bằng sông Cửu
Long, số liệu bước đầu thu được 4 loài là Erugosquilla woodmasoni, Harpiosquilla harpax,
Miyakea nepa và Oratosquillina interrupta. Điều này có thể lý giải do chỉ thu mẫu ở 2 tỉnh Kiên
Giang và Cà Mau nên số liệu còn hạn chế. Do đó, kết quả nghiên cứu này thu được gồm có 4 loài
là Achisquilla fasciata, Harpiosquilla harpax, Miyakea nepa và Oratosquillina interrupta là sự
bổ sung dữ liệu cần thiết và đã bổ sung thêm được loài Achisquilla fasciata.
Loài Achisquilla fasciata xuất hiện ở vùng biển Gành Hào, Bạc Liêu là hoàn toàn có cơ sơ vì
theo Ahyong (2001) và Moosa (2000), đây là loài phân bố rộng bao gồm vùng biển Việt Nam,
Đài Loan, Nhật, Philippin, Úc, Ấn Độ Dương kéo dài tới Biển Đỏ và theo Nguyễn Văn Chung và
ctv (2000) xác định loài này có phân bố ở vùng biển Nam Bộ.
Loài Erugosquilla woodmasoni và các giống có thành phần loài ưu thế thuộc họ Squillidae
như: Carcinosquilla (3 loài), Clorida (3 loài) không xuất hiện ở các đợt thu mẫu. Điều này có thể
lý giải là do chỉ thu mẫu trong 3 tháng 9,10, 11 ở 2 điểm nên số liệu còn hạn chế.
Loài Harpiosquilla harpax có kích thước lớn, giá trị kinh tế cao, xuất hiện đều qua các điểm
thu mẫu. Tuy nhiên loài này không có trong danh sách thành phần loài thu được của Nguyễn Văn
Chung và ctv (2000).
12


Trong thành phần loài tôm thu được, có 3 loài Achisquilla fasciata, Miyakea nepa và
Oratosquillina interrupta đã và đang được khai thác quá mức, biểu hiện là khai thác cả những cá
thể quá nhỏ (Miyakea nepa và Oratosquillina interrupta), Achisquilla fasciata rất hiếm, chỉ có ở
Gành Hào.

Về đặc tính phân bố địa lý của tôm họ Squillidae cho thấy đa phần đều phân bố trong vùng Ấn
Độ Dương - Tây Thái Bình Dương, trong đó có vùng biển của Việt Nam (Ahyong et al, 2008).
Các dẫn liệu thu được về đặc tính phân bố của các loài tôm trên theo Nguyễn Văn Chung và ctv.
(2000) đa phần chỉ nêu vùng biển phân bố ở Bắc Bộ và Nha Trang, nêu cần bổ sung các dẫn liệu
ở các tỉnh ven biển khác.
Ngoài ra số liệu điều tra về sự phân bố và ngư trường khai thác các loài tôm thu được qua
nghiên cứu này chủ yếu dựa vào điều tra các ghe cào khai thác ở địa phương nên có phần hạn
chế, vì thế cần bổ sung dẫn liệu khảo sát thực tế trong thủy vực tự nhiên về đặc điểm môi trường
sống và phân bố của chúng để hoàn chỉnh hơn.
4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1 Kết luận
Đã thu được 4 loài tôm tít thuộc họ Squillidae, phân bố ở vùng ven biển Bạc Liêu, đó là:
Achisquilla fasciata, Harpiosquilla harpax, Miyakea nepa và Oratosquillina interrupta.
Từ kết quả điều tra sự phân bố cho thấy các loài thu được có môi trường sống ở nền đáy bùn
cát, trong đó 3 loài Achisquilla fasciata, Miyakea nepa và Oratosquillina interrupta có xu hướng
sống gần bờ, còn loài Harpiosquilla harpax có xu hướng sống ở vùng nước sâu xa bờ.
4.2 Đề xuất
Cần phải quản lý chặt chẽ trong việc khai thác để phát triển nguồn lợi của nhóm tôm thuộc bộ
Stomatopoda theo hướng bền vững, vì không những nhóm tôm này có giá trị về kinh tế mà còn
rất có giá trị về đa dạng sinh học, nhưng đã và đang bị khai thác triệt để.
Tiếp tục nghiên cứu bổ sung dẫn liệu về đặc điểm sinh học của loài Harpiosquilla harpax, để
định hướng khả năng sản xuất giống và nuôi thương phẩm trong tương lai.
Tiếp tục điều tra thành phần loài tôm tít (Stomatopoda) ở các tỉnh ven biển còn lại của vùng
Đồng bằng sông Cửu Long để có số liệu thống kê đầy đủ về đa dạng sinh học của nhóm tôm này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1
2
3


4

5
6

Ahyong .S. T, 2001. Revision of the Australian Stomatopod Crustacea. Records of the
Australian Museum. Page 1-326.
Ahyong .S. T, Chan T. Y and Liao Y. C, 2008. A Catalog of the Mantis Shrimps
(Stomatopoda) in Taiwan. National Taiwan Ocean University. Page 1-203.
Barber. P. H and Boyce L. S, 2006. Estimating Diversity of Indo-Pacific Coral Reef
Stomatopods Through DNA Barcoding of Stomatopod Larvae. Boston University Marine
Program, Woods Hole, MA 02543, USA. Page 1-9.
Moosa .M. K, 2010. Marine Biodiversity of the South China: A Checklist of Stomatopod
Crustacea. The Raffles Bulletin of Zoology 2000 Supplement No 8. National University of
Singapore. Page 405-457.
Nguyễn Văn Chung, Đặng Ngọc Thanh và Phạm Thị Dự, 2000. Động vật chí Việt Nam Tập 1
Tôm Biển. Trang 170-242.
Nguyễn Văn Thường và Phạm Minh Đức, 2014. Thành phần loài và phân bố của tôm họ
Squillidae ở vùng ven biển Đồng Bằng Sông Cữu Long. Tập chí khoa học Đại Học Cần Thơ.
Chuyên đề Thủy Sản. Trang 270-277.

13



×