Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

khảo sát hiện trạng nguồn lợi cá dày channa lucius ở huyện hồng dân và phước long, tỉnh bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.11 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN

NGUYỄN THỊ NHANH

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NGUỒN LỢI
CÁ DÀY Channa lucius Ở HUYỆN HỒNG DÂN
VÀ PHƯỚC LONG, TỈNH BẠC LIÊU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN

NGUYỄN THỊ NHANH

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NGUỒN LỢI
CÁ DÀY Channa lucius Ở HUYỆN HỒNG DÂN
VÀ PHƯỚC LONG, TỈNH BẠC LIÊU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. MAI VIẾT VĂN

2014




KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NGUỒN LỢI
CÁ DÀY Channa lucius Ở HUYỆN HỒNG DÂN
VÀ PHƯỚC LONG, TỈNH BẠC LIÊU
Nguyễn Thị Nhanh1 và Mai Viết Văn1
ABSTRACT
The status of Splendid Snake-head (Channa lucius) in Hong Dan and Phuoc Long districts,
Bac Lieu province was conducted from August to November, 2014. It provided the
information about the status of Splendid Snake-head in the region, and made the scientific
base for study, instruction, capture, and preservation of Splendid Snake-head in the region.
Based on prepared questionnaire; direct interviews were carried out with 54 fishermen in
Hong Dan and Phuoc Long districts. Results of the study showed that Splendid Snake-head
was distributed in natural aquatics. Splendid Snake-head appeared much in rivers/canals
with (53,70%) and little in rice fields (81,48%) and ponds/ditches (70,37%). There were 6
types of fishing gears being used in fishing. The size of caught fish was diverse, but mainly
less than or equal 0,2 kg/ind (95,83% in rice fields, 82,79% in rivers/canals and 50,00% in
ponds/ditches). The proportion of caught Splendid Snake-head in rivers/canals accounted
for 0,24% of total capture proportion which was higher than that in rice fileds (0,12%) and
ponds/ditches (0,20%). Spawning season of Splendid Snake-head may occur during year but
it converges basically from April to May. The profit was 27,32 thousand
VNĐ/household/year. Splendid Snakehead distributed to the region decreased manily being
overfishing (38,82%), used many types fertilizers and pesticides on farm (25,88%) and used
some types prohibited (22,35%). Need the solutions to restore and recreate populations of
Splendid Snake-head in the region.
Keyword: Channa lucius, capture, natural aquatic, Hong Dan, Phuoc Long
Title: The status of Splendid Snake-head (Channa lucius) in Hong Dan and Phuoc
Long districts, Bac Lieu province
TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát hiện trạng nguồn lợi cá dày Channa lucius ở huyện Hồng Dân và

Phước Long, tỉnh Bạc Liêu” được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2014 nhằm
cung cấp thông tin thực trạng về nguồn lợi cá dày ở địa bàn nghiên cứu qua đó làm
cơ sở khoa học để phục vụ cho việc học tập, giảng dạy, nghiên cứu, khai thác và bảo
vệ thích hợp nguồn lợi cá dày tại địa phương. Thông qua phỏng vấn 54 hộ dân làm
nghề khai thác thủy sản ở địa bàn nghiên cứu. Kết quả cho thấy cá dày xuất hiện hầu hết
trong các loại hình thủy vực tự nhiên, tần suất xuất hiện nhiều ở sông/kênh rạch
(53,70%), ít xuất hiện ở đồng ruộng (81,48%) và ao/mương vườn (70,37%). Có 6 loại
ngư cụ được sử dụng để khai thác cá dày. Kích cỡ cá dày khai thác khá đa dạng nhưng
chủ yếu nhỏ hơn hoặc bằng 0,2 kg/con (95,83% ở đồng ruộng, 82,79% ở sông/kênh rạch
và 50,00% ở ao/mương vườn). Ở sông/kênh rạch, tỷ lệ cá dày khai thác được chiếm tỷ lệ
0,24% trên tổng sản lượng khai thác, cao hơn so với đồng ruộng (0,12%) và ao/mương
1

Bộ môn Quản lý và Kinh tế Nghề Cá, Khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ

1


vườn (0,20%). Mùa vụ sinh sản cá dày trong tự nhiên quanh năm nhưng sinh sản tập
trung từ tháng 4 đến tháng 5. Lợi nhuận trung bình từ khai thác cá dày là 27,32 ngàn
đồng/hộ/năm. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nguồn lợi cá dày trong tự nhiên tại địa
bàn nghiên cứu ngày càng suy giảm chủ yếu do khai thác quá mức (38,82%), sử dụng
nhiều loại phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp (25,88%) và sử dụng các
ngư cụ cấm khai thác (22,35%). Cần có biện pháp để khôi phục và tái tạo quần đàn cá
dày tại địa phương.
Từ khóa: Cá dày, Channa lucius, khai thác, thủy vực tự nhiên, Hồng Dân, Phước Long
1 GIỚI THIỆU
Cá dày Channa lucius (Cuvier, 1831) là loài cá thuộc họ cá lóc Channidae. Với
chất lượng thịt thơm ngon nên cá dày có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng phát triển
thành một đối tượng nuôi quan trọng. Do đó, nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm

hình thái, dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản cá dày đã được thực hiện bởi nhiều tác giả
như Nguyễn Quốc Sơn (2011), Hoàng Văn Tân (2012), Tiền Hải Lý và Bùi Minh Tâm
(2012), Dương Thanh Trúc (2012), Azrita và Syandri (2013), Võ Minh Khôi (2013).
Tuy nhiên, do là đối tượng mới và có kích thước nhỏ hơn hai loài cá lóc đen (Channa
striata) và cá lóc bông (Channa micropeltes) nên cá dày chưa được nuôi phổ biến, chủ
yếu khai thác ngoài tự nhiên (Hồ Mỹ Hạnh và Bùi Minh Tâm, 2014). Đặc biệt, hiện nay
việc thâm canh hóa của ngành nông nghiệp trong việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu
ngày càng tăng cùng với tình trạng khai thác quá mức và sử dụng các loại ngư cụ cấm đã
làm cho nguồn lợi cá dày trong tự nhiên đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt. Đề tài “Khảo
sát hiện trạng nguồn lợi cá dày (Channa lucius) ở huyện Hồng Dân và Phước Long, tỉnh
Bạc Liêu” được thực hiện nhằm cung cấp thông tin thực trạng về nguồn lợi cá dày ở địa
bàn nghiên cứu qua đó làm cơ sở khoa học để phục vụ cho việc học tập, giảng dạy,
nghiên cứu, khai thác và bảo vệ thích hợp nguồn lợi cá dày tại địa phương.
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cá dày (Channa lucius), ở giai đoạn cá con hình thái bên
ngoài của cá dày có đầu và thân có 2 đường sọc đậm chạy từ đầu phần miệng ngang
qua mắt đến các vây đuôi, một ở phía trên và một ở phía dưới thân (Froese và Pauly,
2014). Cá trưởng thành có đầu dài, nhọn, hơi dẹp bằng và đỉnh đầu bằng. Mõm ngắn
hơi hướng lên trên. Mặt bên thân cá có những đốm đậm màu xanh đen. Vi ngực, vi
bụng, vi đuôi và vi hậu môn có các vệt đen trắng xen kẽ vắt ngang các tia vi (Tiền Hải
Lý và Bùi Minh Tâm, 2012) (Hình 2.1).

2


Hình 2.1 Hình dạng bên ngoài cá dày
2.2 Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu trong quá trình nghiên cứu gồm có: bảng phỏng vấn, bản đồ, ngư cụ
khai thác, thước đo, cân đồng hồ, thùng chứa và các dụng cụ như sổ ghi chép, viết.

2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại 2 huyện của tỉnh Bạc Liêu là Hồng Dân và
Phước Long trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2014.

Chú thích
khu vực khảo sát
Hình 2.2 Khu vực khảo sát ở tỉnh Bạc Liêu
2.3.2 Phương pháp thu mẫu
Thông tin thứ cấp: số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo của các cơ
quan tại địa phương. Các tạp chí, tài liệu, đề tài/dự án đã được xuất bản và các
website có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.
Thông tin sơ cấp: số liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc phỏng vấn trực
tiếp 54 hộ khai thác cá dày ở 2 huyện là Hồng Dân và Phước Long của tỉnh Bạc Liêu
(mỗi huyện 27 hộ). Các thông tin thu thập bao gồm thông tin chung về địa bàn nghiên
cứu; nông hộ khai thác; tần suất xuất hiện của cá dày; mùa vụ và ngư cụ khai thác;

3


biến động kích cỡ cá dày khai thác được; sản lượng và tỷ lệ cá dày; mùa vụ sinh sản;
hiệu quả kinh tế nghề khai thác cá dày; biến động nguồn lợi cá dày ở địa phương.
Thu mẫu thực địa: mẫu cá được thu bằng các ngư cụ như lợp, câu cắm, dớn,
lưới 3 màng, bẫy rập (12 cửa ngục)…ở các thủy vực như đồng ruộng, sông/kênh rạch
và ao/mương vườn ở 2 địa phương. Sau đó, mẫu được trữ lạnh và chuyển về phòng
thí nghiệm Nguồn lợi của Khoa Thủy Sản, trường Đại học Cần Thơ để phân tích xác
định kích cỡ cá dày khai thác ở địa phương.
2.3.3 Phương pháp phân tích và tính toán số liệu
Sản lượng được xác định theo công thức của King (1995. trích dẫn bởi Trần
Đắc Định, 2010): C= CPUE x f

Trong đó C: sản lượng (kg)
CPUE (Catch Per Unit Effort): sản lượng trên 1 đơn vị khai
thác (kg/ngày)
f: năng lực khai thác (ngày).
Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế được xác định theo công thức của Nguyễn Văn
Song và ctv., (2006. trích dẫn bởi Đặng Thị Phượng, 2012) như:
H=E+I

N= C x G

Trong đó H: tổng chi phí (ngàn đồng)

L=N – H
I: chi phí biến đổi (ngàn đồng)

E: chi phí cố định (ngàn đồng)

N: tổng thu nhập (ngàn đồng)

C: sản lượng cá dày (kg)

G: giá bán (ngàn đồng/kg)

L: lợi nhuận (ngàn đồng)
2.4 Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp thống kê mô tả như tính toán giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá
trị tối đa, tối thiểu và tỷ lệ phần trăm đã được dùng để xử lý số liệu thông qua phần
mềm Excel 2003.
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu

Bạc Liêu là tỉnh nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, có hơn 80% là
đất ngập nước và có nhiều sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và lượng nước dồi dào nên
nguồn lợi thủy sản nước ngọt ở Bạc Liêu đa dạng và phong phú về số lượng loài. Bên
cạnh đó, Bạc Liêu có vùng nước ngọt hoàn toàn chiếm diện tích 75.700 ha và vùng
nước ngọt vào mùa mưa và lợ, mặn vào mùa khô có diện tích 79.155 ha chủ yếu ở 2
huyện là Hồng Dân và Phước Long nên diện tích canh tác lúa ở Hồng Dân (27.726 ha)
và Phước Long (19.465 ha) nhiều hơn so với các huyện khác trong tỉnh. Do đó, nguồn
lợi cá đồng ở 2 huyện tương đối đa dạng. Đồng thời, người dân còn tận dụng mặt nước
ở đồng ruộng, sông/kênh rạch và ao/mương vườn để khai thác và nuôi trồng các loài
4


thủy sản với diện tích nuôi trồng thủy sản ở Hồng Dân (22.943 ha) và Phước Long
(18.450 ha). Từ đó cho thấy nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản ở Hồng Dân và
Phước Long tương đối phát triển so với các huyện khác trong tỉnh (Bảng 3.1).
Bảng 3.1 Sản lượng và tỷ lệ của khai thác nội địa và nuôi trồng ở huyện Hồng Dân
và Phước Long năm 2012
Diễn giải

Hồng Dân

Phước Long

Sản lượng (tấn)

Tỷ lệ (%)

Sản lượng (tấn)

Tỷ lệ (%)


Khai thác nội địa

1.800

6,31

2.393

10,18

Nuôi trồng thủy sản

26.693

93,69

21.110

89,82

(Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu, 2013)

Nghề nuôi trồng thủy sản ở huyện Hồng Dân và Phước Long phát triển mạnh
và có sản lượng chiếm tỷ lệ cao so với khai thác. Mặc dù sản lượng khai thác thấp
nhưng nghề khai thác thủy sản nội địa ở huyện Hồng Dân và Phước Long phát triển
mạnh hơn so với các khu vực khác trong tỉnh và có sản lượng khai thác chiếm tỷ lệ
cao Hồng Dân (36,97%), Phước Long (49,16%) so với toàn tỉnh.
3.2 Thông tin chung về nông hộ tham gia khai thác
Kết quả điều tra cho thấy phần lớn các hộ tham gia khai thác tại địa bàn nghiên

cứu chủ yếu là nam giới chiếm tỷ lệ 87,04% số hộ khảo sát. Do nam giới thường
đóng vai trò chủ chốt trong vấn đề tạo ra nguồn thu nhập cho gia đình. Mặc khác, do
cuộc sống người dân ở địa phương còn nhiều khó khăn nên người nam trong gia đình
khó có thể nuôi sống các thành viên trong gia đình nên vẫn có 12,96% số hộ là nữ
tham gia khai thác để góp phần có thêm thu nhập để nuôi sống gia đình.
Độ tuổi lao động của các hộ khai thác thủy sản dao động từ 18-60 tuổi chiếm
88,89%, trên 60 tuổi chiếm 11,11%. Với độ tuổi này cho thấy các hộ tích lũy được
nhiều kinh nghiệm trong khai thác do đó mà số năm khai thác của các hộ trung bình
8,87±5,62 năm, kinh nghiệm cao nhất là 30 năm và thấp nhất là 2 năm. Điều này cho
thấy những hộ khai thác với kinh nghiệm lâu năm nên thường có kinh nghiệm trong
việc chọn thủy vực, mùa vụ, ngư cụ và có khả năng đánh giá hiện trạng khai thác
chính xác hơn so với những hộ mới vào nghề.
Địa bàn nghiên cứu do là vùng chuyên sản xuất nông nghiệp nên các hộ khai thác
thủy sản chủ yếu kết hợp giữa nghề khai thác thủy sản và làm lúa (68,52%), kết hợp với
nuôi trồng thủy sản chiếm 12,96% và số hộ sống phụ thuộc vào nghề khai thác thủy sản
11,11%. Một số hộ khác còn kết hợp nuôi trồng thủy sản và làm lúa (5,56%), trồng hoa
màu (1,85%).
Trình độ học vấn của người khai thác thủy sản ở địa phương còn khá thấp, chủ
yếu là cấp I và cấp II (79,63%), cấp III (3,70%) và đặc biệt có 16,67% số hộ mù chữ
điều đó làm hạn chế nhận thức của người dân trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản
tại địa phương.

5


3.3 Tình hình khai thác nguồn lợi cá dày ở địa bàn nghiên cứu
3.3.1 Tần suất xuất hiện của cá dày khai thác tự nhiên
Kết quả điều tra cho thấy cá dày xuất hiện hầu hết trong các thủy vực tự nhiên xuất
hiện nhiều ở sông/kênh rạch, ít xuất hiện ở đồng ruộng và ao/mương vườn (Bảng 3.2). Ở
sông/kênh rạch, nhận định của người dân thấy cá dày xuất hiện nhiều chiếm tỷ lệ tương

đối cao (53,70%). Vì đây là thủy vực tập trung nhiều thực vật thủy sinh, nhiều rễ cây và
cây cỏ rậm rạp, là nơi trú ẩn và phù hợp với tập tính rình mồi của cá dày nên tần suất
xuất hiện nhiều của cá dày ở sông/kênh rạch chiếm tỷ lệ cao.
Ở đồng ruộng, do là thủy vực sản xuất nông nghiệp thường canh tác quanh năm và
do ảnh hưởng của thuốc và phân bón được sử dụng nhiều. Do đó, có 81,48% nhận định
của người dân khai thác thấy cá dày ít xuất hiện ở đồng ruộng. Đối với thủy vực
ao/mương vườn cũng là nơi thích hợp cho việc cư trú của cá dày. Tuy nhiên, nguồn thức
ăn không phong phú như sông/kênh rạch nên đa số người dân khai thác thấy cá dày ít
xuất hiện ở ao/mương vườn chiếm tỷ lệ (70,37%).
Bảng 3.2 Tần suất xuất hiện cá dày trong các thủy vực tự nhiên

(ĐVT:%)

Thủy vực
Diễn giải

Đồng ruộng

Sông/kênh rạch

Ao/mương vườn

Ít

81,48

25,93

70,37


Nhiều
Bình thường

11,11
7,41

53,70
20,37

12,96
16,67

Từ đó, cho thấy cá dày xuất hiện nhiều trong thủy vực sông/kênh rạch và tương
tự như kết quả nghiên cứu của Lưu Văn Nghị (2012) ở Bạc Liêu, cá dày phân bố đều
trên các thủy vực nhưng chủ yếu phân bố ở sông/kênh rạch là nhiều nhất.
3.3.2 Mùa vụ và ngư cụ khai thác cá dày ở địa bàn nghiên cứu
Mùa vụ khai thác cá dày diễn ra từ tháng 3 đến tháng 12. Ở đồng ruộng thì thời
gian khai thác diễn ra từ tháng 6 đến tháng 12 nhưng tập trung nhiều từ tháng 7 đến
tháng 9 chiếm 81,08%. Khai thác ở sông/kênh rạch chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 12,
tập trung khai thác nhiều vào tháng 8 đến tháng 10 chiếm 63,81%. Thời gian khai thác
ở ao/mương vườn diễn ra từ tháng 3 đến tháng 10, có 61,54% thời gian khai thác nhiều
vào tháng 7 đến tháng 9 (Hình 3.1).
đồng ruộng

Sông/Kênh rạch

Ao/mương vườn

Tỷ lệ %


35.0
30.0
25.0
20.0
15.0
10.0
5.0
0.0
3

4

5

6

7
Tháng

8

9

10

11

12

Hình 3.1 Mùa vụ khai thác cá dày theo thủy vực

6


Qua đó, cho thấy thời gian khai thác cá dày tập trung nhiều từ tháng 7 đến
tháng 9, diễn ra trùng với mùa lũ, nước dâng cao, nguồn thức ăn phong phú, cá bắt
đầu kiếm ăn trên các thủy vực nên sản lượng cá đánh bắt được thường cao hơn
những thời gian khác trong năm.
Kết quả khảo sát ở địa bàn nghiên cứu có 6 loại ngư cụ dùng để khai thác cá
dày. Trong đó, dớn và bẫy rập được sử dụng nhiều chiếm 64,82%. Các ngư cụ khác
được sử dụng nhưng với tỷ lệ thấp như lợp (11,11%), lưới 3 màng (9,26%) và câu
cắm (7,41%). Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát thì ở Hồng Dân ngư cụ vó không
phổ biến chủ yếu ở Phước Long (14,81%). Nhìn chung, các ngư cụ khai thác này còn
thô sơ chủ yếu là các ngư cụ khai thác có truyền thống lâu đời (Bảng 3.3).
Bảng 3.3 Các ngư cụ khai thác cá dày

(ĐVT: %)

Diễn giải

Hồng Dân (n=27)

Phước Long (n=27)

Câu cắm

11,11

3,70

7,41


Dớn

25,93

51,85

38,89

Lưới 3 màng

7,41

11,11

9,26

Lợp

18,52

3,70

11,11

Bẫy rập

37,04

14,81


25,93

-

14,81

7,41



Toàn vùng (n=54)

Kết quả khảo sát cũng cho thấy mỗi loại ngư cụ được sử dụng ở các thủy vực
và có mùa vụ khai thác khác nhau. Trong 6 loại ngư cụ khai thác cá dày thì có 3 loại
ngư cụ khai thác ở đồng ruộng là câu cắm, dớn và bẫy rập. Ở sông/kênh rạch có 5
loại ngư cụ khai thác là dớn, lưới 3 màng, lợp, bẫy rập, vó và 2 loại ngư cụ khai thác
ở ao/mương vườn là câu cắm và lợp. Do đặc tính của ngư cụ nên lưới 3 màng và vó
chỉ sử dụng chủ yếu ở thủy vực sông/kênh rạch (Bảng 3.4).
Bảng 3.4 Ngư cụ khai thác qua các tháng trên các thủy vực
Đồng ruộng

Sông/kênh rạch

Ao/mương vườn

Diễn giải

Tháng khai
thác


Tỷ lệ
(%)

Tháng khai
thác

Tỷ lệ
(%)

Tháng khai
thác

Tỷ lệ (%)

Câu cắm

7-9

21,62

-

-

7-10

30,77

Dớn


6-12

64,86

4-12

36,19

-

-

Lưới 3 màng

-

-

6-12

14,29

-

-

Lợp

-


-

7-11

10,48

3-9

69,23

6-9

13,51

4-12

28,57

-

-

-

-

7-10

10,48


-

-

Bẫy rập


Ở đồng ruộng, dớn được sử dụng với thời gian khai thác dài và chiếm tỷ lệ cao
(64,86%), các ngư cụ như câu cắm và bẫy rập được sử dụng khai thác và chiếm tỷ lệ
lần lượt là 21,62% và 13,51%. Sông/kênh rạch là thủy vực có nhiều ngư cụ khai thác
hoạt động. Trong đó, ngư cụ dớn và bẫy rập được sử dụng khai thác nhiều tháng nhất

7


từ tháng 4 đến tháng 12 chiếm 64,86% số hộ. Do đặc tính của thủy vực ao/mương
vườn nên số loại ngư cụ khai thác cũng hạn chế chủ yếu là câu cắm và lợp. Trong đó,
lợp sử dụng nhiều nhất (69,23%).
3.3.3 Biến động kích cỡ cá dày khai thác tự nhiên
Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn các ngư cụ khai thác được cá dày có kích
cỡ nhỏ, bình quân nhỏ hơn hoặc bằng 0,2 kg/con (95,83% ở đồng ruộng, 82,79% ở
sông/kênh rạch và 50,00% ở ao/mương vườn) (Bảng 3.5).
Ở đồng ruộng, phần lớn các ngư cụ không khai thác được cá dày có kích cỡ lớn
hơn hoặc bằng 0,3 kg/con, chủ yếu ở sông/kênh rạch (12,00%) và ao/mương vườn
(50,00%). Do là thủy vực có nhiều thực vật thủy sinh, nguồn thức ăn phong phú nên
các ngư cụ như lợp (25,00%), lưới 3 màng (20,00%), bẫy rập (8,33%) và dớn (7,69%)
khai thác được cá dày có kích cỡ lớn hơn hoặc bằng 0,3 kg/con ở thủy vực sông/kênh
rạch. Ở ao/mương vườn thì ngư cụ lợp khai thác được cá dày có kích cỡ lớn.
Bảng 3.5 Kích cỡ cá dày trong khai thác


(ĐVT: %)

Đồng ruộng
Ngư cụ

≤ 0,2
kg/con

Sông/kênh rạch

0,21-0,29 ≥0,3

Ao/mương vườn

≤ 0,2 0,21-0,29 ≥0,3

≤ 0,2 0,21-0,29

kg/con kg/con kg/con kg/con kg/con kg/con kg/con

≥0,3
kg/con

Câu cắm

100,00

-


-

-

-

-

100,00

-

-

Dớn

87,50

12,50

-

92,31

-

7,69

-


-

-

Lưới 3 màng

-

-

-

80,00

-

20,00

-

-

-

Lợp

-

-


-

75,00

-

25,00

-

-

100,00

100,00

-

-

91,67

-

8,33

-

-


-

-

-

-

75,00

25,00

-

-

-

-

95,83

4,27

-

82,79

5,00


-

50,00

Bẫy rập

Trung bình

12,00 50,00

Kết quả thu mẫu cá dày ở 2 huyện khảo sát cho thấy, cá dày có kích cỡ dao
động từ 0,03-0,14 kg/con. Ở kích cỡ lớn hơn thì không thu được.
Qua đó, cho thấy nguồn lợi cá dày ngày càng suy giảm, số lượng cá có kích cỡ
lớn ngày càng ít. Bên cạnh đó, một số ngư cụ có kích thước mắc lưới nhỏ nên kích cỡ
cá khai thác được nhỏ do đó cần có biện pháp qui định mắc lưới đối với một số ngư
cụ đặc biệt là dớn.
3.3.4 Sản lượng cá dày khai thác tự nhiên
Cá dày là loài cá ít phổ biến ở địa phương nên sản lượng khai thác được cá dày
ở các thủy vực rất thấp, trung bình 0,38±0,06 kg/năm khai thác ở đồng ruộng,
0,50±0,09 kg/năm đối với sông/kênh rạch và 0,48±0,39 kg/năm đối với ao/mương
vườn, thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Lưu Văn Nghị (2012) là bình quân
1,3±0,43 kg/tháng. Tuy nhiên, so các thủy vực thì sản lượng khai thác ở sông/kênh

8


rạch cao hơn so với đồng ruộng và ao/mương vườn, vì đây là thủy vực có nhiều ngư
cụ khai thác hoạt động nên sản lượng cá dày cao hơn (Bảng 3.6).
Bảng 3.6 Sản lượng và tỷ lệ cá dày khai thác theo từng loại ngư cụ ở các thủy vực
Đồng ruộng

Diễn giải

Sông/kênh rạch

Ao/mương vườn

Sản lượng

Tỷ lệ

Sản lượng

Tỷ lệ

Sản lượng

Tỷ lệ

cá dày

cá dày

cá dày

cá dày

cá dày

cá dày


(kg/năm)

(%)

(kg/năm)

(%)

(kg/năm)

(%)

Câu cắm

0,44±0,21

0,35

-

-

0,20

0,50

Dớn

0,33±0,17


0,06

0,50±0,31

0,32

-

-

Lưới 3 màng

-

-

0,52±0,29

0,33

-

-

Lợp

-

-


0,60±0,27

0,31

0,75±0,35

0,18

0,38±0,18

0,14

0,35±0,11

0,15

-

-

-

-

0,53±0,13

0,18

-


-

0,38 ±0,06

0,12

0,50 ±0,09

0,24

0,48 ±0,39

0,20

Bẫy rập

Trung bình

Trên đồng ruộng thì ngư cụ khai thác được sản lượng cá dày nhiều nhất là câu
cắm trung bình (0,44 kg/năm) và có tỷ lệ cá dày trên tổng sản lượng chiếm tỷ lệ cao
(0,35%). Ở sông/kênh rạch, các ngư cụ như dớn, lưới 3 màng, lợp và vó khai thác được
sản lượng cá dày cao. Tuy nhiên, vó (0,18%) không là ngư cụ khai thác được tỷ lệ cá
dày cao như dớn (0,32%), lưới 3 màng (0,33%) và lợp (0,31%). Bên cạnh đó, bẫy rập
được sử dụng nhiều nhưng do phần lớn kích cỡ cá dày khai thác được chủ yếu nhỏ hơn
hoặc bằng 0,2 kg/con nên sản lượng và tỷ lệ cá dày khai thác được thấp hơn các ngư cụ
khác. Ở ao/mương vườn, lợp khai thác được sản lượng cá dày nhiều nhất (0,75
kg/năm) tuy nhiên tỷ lệ cá dày khai thác được (0,18%) lại thấp hơn câu cắm (0,50%).
Do sản lượng cá dày chiếm tỷ lệ thấp nên sản phẩm cá dày khai thác được chủ
yếu phục vụ nhu cầu thực phẩm trong gia đình là chính (52,96%), một số hộ khác
dùng để bán lẻ và bán cho thương lái (43,89%) với giá bán trung bình 58,21 ngàn

đồng/kg và không khác biệt gì so với nghiên cứu của Lưu Văn nghị (2012) là giá bán
của cá dày trung bình 57.800 đồng/kg và sử dụng cá dày để làm giống nuôi chiếm tỷ
lệ thấp (3,15%).
3.3.5 Mùa vụ sinh sản của cá dày
Kết quả khảo sát ở địa bàn nghiên cứu cho thấy mùa vụ sinh sản của cá dày
trong tự nhiên thường diễn ra quanh năm nhưng sinh sản tập trung từ tháng 4 đến
tháng 5 (Hình 3.2), có sự khác biệt so với các nghiên cứu trước như của Nguyễn
Quốc Sơn (2011) là mùa vụ sinh sản của cá dày từ tháng 4 đến tháng 7 tập trung
nhiều vào tháng 6 và nghiên cứu của Hoàng Văn Tân (2012) là mùa vụ sinh sản
chính của cá dày từ tháng 2 trở về sau.

9


35.0
30.0

Tỷ lệ %

25.0
20.0
15.0
10.0
5.0
0.0
1

2

3


4

5

6

7

8

9

10

11

12

Tháng

Hình 3.2 Mùa vụ sinh sản cá dày
Kết quả khảo sát cũng cho thấy cá dày con xuất hiện nhiều vào tháng 6
(56,52%). Tuy nhiên, do nhận thức của người dân khai thác ở địa phương còn hạn
chế nên tỷ lệ số người không biết mùa vụ sinh sản cá dày chiếm (33,48%), không
phân biệt cá dày con so với các loài cá lóc khác và mùa vụ cá dày con xuất hiện
chiếm tỷ lệ cao (68,52%). Qua đó cho thấy mùa vụ sinh sản của cá dày diễn ra vào
đầu mùa mưa, mực nước trong các thủy vực thay đổi, nguồn thức ăn tự nhiên dồi
dào, đa dạng do đó cá bắt đầu sinh sản.
3.3.6 Hiệu quả kinh tế nghề khai thác cá dày

Kết quả khảo sát cho thấy ở chi phí đầu tư cho khai thác cá dày rất thấp. Trong 2
huyện khảo sát thì ở Hồng Dân có chi phí đầu tư cho khai thác cao hơn Phước Long,
do phần lớn các hộ khai thác ở Hồng Dân khai thác với số lượng ngư cụ nhiều và quá
trình khai thác tốn nhiều chi phí xăng dầu. Tuy nhiên, do sản lượng khai thác ngày
càng giảm cùng với chi phí mua ngư cụ và xăng dầu ngày càng tăng nên lợi nhuận thu
được từ khai thác cá dày bình quân chỉ có 27,32 ngàn đồng/hộ/năm (Bảng 3.7).
Bảng 3.7 Chi phí, thu nhập và lợi nhuận của ngư dân khai thác
Diễn giải

(ĐVT: ngàn đồng/hộ/năm)

Chi phí

Thu nhập từ

Lợi nhuận

khai thác

khai thác

khai thác

Hồng Dân (n=27)

3,73 ±3,86

34,79 ±14,25

31,06 ±20,70


Phước Long (n=27)

2,35 ±3,14

25,14 ±9,23

22,79 ±12,33

Toàn vùng (n=54)

3,04±3,56

30,37±12,93

27,32±17,07

Mặc dù lợi nhuận thu được từ cá dày rất thấp nhưng nghề khai thác cá dày ở 2 huyện
nghiên cứu vẫn hoạt động do nghề khai thác thủy sản là nghề truyền thống của người dân
địa phương. Ngoài ra, trong quá trình khai thác, cá dày là đối tượng chính vẫn có một số
loài thủy sản khác mà người dân khai thác được. Do đó, ngoài thu nhập từ cá dày thì người
dân vẫn có thêm thu nhập từ các loài thủy sản khác.
3.3.7 Nhận định về biến động nguồn lợi cá dày ở địa phương
Kết quả khảo sát cho thấy sản lượng cá dày thấp hơn nhiều so với năm 2010
dao động giảm từ 64,78% đến 71,08% (Bảng 3.8) và tương tự với kết quả nghiên cứu
của Lưu Văn Nghị (2012) là sản lượng cá dày giảm 66,7%. Trong các thủy vực thì
10


sản lượng cá dày ở thủy vực ao/mương vườn giảm nhiều nhất (71,08%) từ 1,66±1,78

kg/năm (năm 2010) giảm còn 0,48±0,39 kg/năm (năm 2014), do phần lớn hiện nay
người dân chủ động phá mương vườn để sản xuất nông nghiệp nên nguồn lợi cá
trong ao mương vườn ngày càng giảm.
Bảng 3.8 Sản lượng khai thác cá dày năm 2014 so với năm 2010

(ĐVT: kg/năm)

Thủy vực

Năm 2014

Năm 2010

Đồng ruộng

0,38 ±0,06

1,20 ±0,43

Sông/kênh rạch

0,50 ±0,09

1,42 ±0,28

Ao/mương vườn

0,48 ±0,39

1,66 ±1,78


Qua khảo sát cho thấy nguồn lợi cá dày ở địa phương ngày càng suy giảm.
Nguyên nhân chủ yếu là tình trạng khai thác quá mức (38,82%), do phần lớn cuộc
sống người dân còn nhiều khó khăn nên đa số người dân tham gia khai thác nguồn
lợi cá tự nhiên để kiếm sống. Nguyên nhân tiếp theo là việc sử dụng nhiều phân bón,
thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp (25,88%) và việc sử dụng các ngư cụ cấm
khai thác (22,35% ) do đó làm ô nhiễm môi trường, phá hủy nơi sống của các loài
thủy sản trong đó có cá dày. Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân cũng tác động
đến sự suy giảm nguồn lợi cá dày (chủ yếu ở khu vực huyện Hồng Dân) như tình
trạng phá mương/rẫy để sản xuất nông nghiệp (4,71%), thuốc cá trong ao nuôi tôm
(4,71%) và sự xâm nhập mặn (3,53%).
Nhận thức của người dân khai thác về sự suy giảm nguồn lợi cá dày còn hạn
chế do phần lớn các hộ khai thác cho rằng nguồn lợi cá dày không quan trọng. Chỉ có
một số hộ khai thác cho rằng nguồn lợi thủy sản bao gồm cả cá dày là một nguồn
quan trọng về cung cấp thực phẩm, giúp tăng thu nhập và góp phần cải thiện cuộc
sống cho gia đình. Do đó, chỉ có 20,37% số hộ khai thác đề xuất, chủ yếu là cán bộ
địa phương nên quản lý chặt chẽ trong việc xử lý các ngư cụ khai thác trái phép đặc
biệt là xiệc điện.
4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1 Kết luận
Ở địa bàn nghiên cứu, cá dày xuất hiện hầu hết trong các thủy vực tự nhiên, tần
suất xuất hiện nhiều ở sông/kênh rạch và ít xuất hiện ở đồng ruộng và ao/mương vườn.
Kích cỡ cá dày khai thác được có kích cỡ nhỏ. Hiệu quả kinh tế từ nghề khai thác cá dày
rất thấp. Sản lượng cá dày trong tự nhiên ngày càng suy giảm so với năm 2010. Nhận
thức của người dân khai thác về sự suy giảm nguồn lợi cá dày còn hạn chế.
4.2 Đề xuất
Cần có biện pháp để khôi phục và tái tạo quần đàn cá dày tại địa phương. Bên cạnh
đó, các cơ quan cần tuyên truyền nâng cao ý thức trong việc bảo vệ nguồn lợi cá dày tại
địa phương; kiểm tra và xử lý các ngư cụ xiệc điện và cần có quy định mắc lưới đối với
ngư cụ dớn.


11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Azrita and H. Syandri, 2013. Fecundity, egg diameter and food Channa lucius cuvier
in different water habitats, Journal of Fisheries and Aquaculture. Volume 4, 3:
115 – 120. />truy cập 19/08/2014.
Dương Thanh Trúc, 2012. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và dinh dưỡng của cá
dày (Channa lucius). Luận văn tốt nghiệp đại học ngành nuôi trồng thủy sản,
trường Đại học Cần Thơ.
Đặng Thị Phượng, 2012. Giáo trình kinh tế tài nguyên thủy sản. Tủ sách Đại học Cần Thơ.
64 trang.
Froese, R. and D. Pauly. Editors., 2014. Channa lucius (Cuvier, 1831)
www.fishbase.org truy cập 09/08/2014.
Hồ Mỹ Hạnh và Bùi Minh Tâm, 2014. Đặc điểm sinh học sinh sản của cá chành dục
(Channa gachua) phân bố ở tỉnh Hậu Giang. Tạp chí khoa học trường Đại học
Cần Thơ, 2014 (1): 188 – 195.
Hoàng Văn Tân, 2012. Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá dày (Channa
lucius). Luận văn tốt nghiệp đại học ngành nuôi trồng thủy sản, trường Đại học
Cần Thơ.
Lưu Văn Nghị, 2012. Hiện trạng khai thác họ cá lóc và khả năng phát triển nuôi cá
lóc đen Channa striata (Bloch, 1975) ở tỉnh Bạc Liêu. Luận văn tốt nghiệp cao
học ngành quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, trường Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Quốc Sơn, 2011. Hình thái đá tai và một số đặc điểm sinh học của giống cá lóc
(Channa). Luận văn tốt nghiệp cao học ngành nuôi trồng thủy sản, trường Đại học
Cần Thơ.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu, 2013. Báo cáo sản xuất nông,
lâm, diêm nghiệp và thủy sản năm 2012 và kế hoạch năm 2013.
Tiền Hải Lý và Bùi Minh Tâm, 2012. Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, dinh

dưỡng và sinh sản cá dày Channa lucius (Cuvier, 1831). Tuyển tập hội nghị
khoa học trẻ ngành thủy sản toàn quốc lần thứ 3, Đại học Nông Lâm Huế, ngày
24, 25/03/2012: 73 – 82.
Trần Đắc Định, 2010. Giáo trình đánh giá và quản lý nguồn lợi thủy sản. Tủ sách Đại học Cần
Thơ. 77 trang.
Võ Minh Khôi, 2013. Thử nghiệm nuôi vỗ thành thục và kích thích sinh sản cá dày
(Channa lucius, Cuvier 1831). Luận văn tốt nghiệp cao học ngành nuôi trồng thủy
sản, Đại học Cần Thơ.

12



×