Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

khảo sát thành phần loài và phân bố của cá họ mugilidae ở vùng ven biển bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

-----------

ĐỖ THANH THANH

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA CÁ
HỌ MUGILIDAE Ở VÙNG VEN BIỂN BẠC LIÊU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ThS.NGUYỄN VĂN THƯỜNG

2014


KHẢO SÁT THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA CÁ HỌ
MUGILIDAE PHÂN BỐ Ở VÙNG VEN BIỂN BẠC LIÊU
Sinh viên : Đỗ Thanh Thanh - MSSV: 4118384
Lớp Quản lý nguồn lợi thủy sản K37 - Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ
GVHD: Ths. Nguyễn Văn Thường
ABSTRACT
Mullet Fish of the family Mugilidae includes the species of Perciliformes which widely
distributed in tropical and temperate seas. They mainly live in brackish and saltwater, but
some others live in freshwater at shallow depths about 20m. The researcher has discovered
about 20 genera and 75 species
The Mullets was exploited from natural resources along the coastal areas of Bac Lieu.
The research on species composition and distribution of the mullets are limited..


The distribution and species compositions which were conducted from September to
November 2014 along the coastal areas of Bac Lieu have some limitations to their research
datas. The initial research result was determined 3 species that are Chelon subviridis
(Valenciennes,1836), Mugil cephalus (Linnaeus, 1978), Valamugil speigleri.( Bleeker, 1858).
Most of species was be exploited bodies of water with depths 15-20m. They can bring many
benefits in economy value of fish, well trend for fish breeders, farming and conservation of
fish in the future.
Key words: Mullet, Mugilidae, species composition, distribution
Title: The species composition and distribution of mullet (Mugilidae) in the coastal areas
of Bac Lieu.
TÓM TẮT
Họ cá đối (Mugilidae) bao gồm các loài thuộc bộ cá vược (Perciliformes), phân bố chủ
yếu trong các vùng duyên hải nhiệt đới và ôn đới. Chủ yếu sinh sống trong các vùng nước
mặn và nước lợ, nông với độ sâu khoảng 20 m nhưng có một vài loài sống trong nước ngọt.
Đã phát hiện khoảng 20 giống với 75 loài.
Ở vùng ven biển Bạc Liêu, cá đối hiện được khai thác chủ yếu từ tự nhiên. Các dẫn liệu
nghiên cứu về thành phần loài và phân bố của họ cá này còn khá hạn chế.
Khảo sát thành phần loài và phân bố của các loài cá họ Mugilidae phân bố ở vùng ven
biển Bạc Liêu được thực hiện từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2014 dọc theo ven biển Bạc
Liêu.Kết quả nghiên cứu bước đầu đã xác định được 3 loài đó là: Chelon subviridis
(Valenciennes,1836), Mugil cephalus (Linnaeus, 1978), Valamugil speigleri.( Bleeker, 1858).
Đa số các loài được khai thác ở thủy vực có độ sâu 15-20 m .Đây là các loài có giá trị kinh tế,
triển vọng cho sản xuất giống, nuôi trồng và bảo tồn nguồn lợi thủy sản trong tương lai.
Từ khóa: cá đối, Mugilidae, thành phần loài, phân bố

1


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Giới thiệu

Họ cá đối (Mugilidae) là loài rộng muối và phân bố rộng rãi ở các thủy vực nước ven biển
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới. Cá đối còn được coi là đối tượng nuôi có
giá trị kinh tế ở các nước thuộc vùng Địa trung hải, Isael, Tuynisia, HongKong, Đài Loan…
do lớn nhanh và dễ nuôi ghép với các loài khác (Trần Ngọc Hải, Nguyễn Thanh Phương,
2006). Ngoài ra trứng cá đối còn là món ăn quý được ưa thích ở Trung Quốc, vì vậy chúng đã
được xem như đối tượng nghiên cứu trên nhiều lãnh vực từ thập niên 60 trở lại đây.
Ở Việt Nam, họ Mugilidae gồm các đối tượng quan trọng trong khai thác tự nhiên và ngày
nay được chú trọng trong việc phát triển tiềm năng nuôi thủy sản nước lợ ở các tỉnh ven biển
ĐBSCL.Nhưng nghiên cứu về thành phần loài và phân bố của họ Mugilidae còn rất ít đặc biệt
là ở vùng biển phía Nam.
Bạc Liêu là tỉnh ven biển thuộc ĐBSCL với bờ biển dài 56 km, nhiều sông ngòi chảy ra
biển như sông Gành Hào, sông Bạc Liêu rất thích hợp cho sự phát triển của loài rộng muối
như họ cá đối (Mugilidae). Nên đề tài “ Khảo sát thành phần loài và phân bố của cá họ
Mugilidae ở vùng ven biển tỉnh Bạc Liêu” là cần thiết được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Bổ sung dẫn liệu về định loại và phân bố của cá họ Mugilidae ở vùng ven biển tỉnh Bạc
Liêu nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy, bảo vệ và phát triển nguồn
lợi thủy sản.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Khảo sát thành phần giống loài và mô tả các chỉ tiêu đặc điểm hình thái phân loại cá họ
Mugilidae ở vùng ven biển Bạc Liêu
Khảo sát phân bố của các loài cá họ Mugilidae tại các điểm thu mẫu.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Hình 1 : Bản đồ thu mẫu cá
(theo 2014)
Ghi chú :1: Kinh Nhà Mát 2: Cửa sông Gành hào
2



Bắt đầu từ tháng 09 năm 2014 đến tháng 12 năm 2014 chia làm ba đợt thu mẫu, mỗi tháng
thu một lần và mỗi lần thu kéo dài từ 3 đến 4 ngày (đợt 1: tháng 9/2014; đợt 2: tháng 10/2014;
đợt 3: tháng 11/2014)
Trên tuyến ven biển thị xã Bạc Liêu chia làm 2 điểm thu mẫu. Các điểm thu mẫu gồm :
- Điểm 1 : Kinh Nhà Mát
- Điểm 2 : Cửa sông Gành Hào
2.2 Phương pháp thu và xử lý mẫu
2.2.1 Nguồn mẫu thu và phương pháp thu
Tại mỗi điểm đã chọn tiến hành thu mẫu bên trong và bên ngoài tuyến đê dựa vào các ngư
cụ khai thác ở địa phương : cào, lưới, chài…Ngoài ra còn thu mẫu bổ sung ở các chợ địa
phương trên tuyến ven biển.
2.2.2 Phương pháp xử lý mẫu
Mẫu cá sau khi thu được rửa sạch, bảo quản trong thùng lạnh và chuyển về Khoa Thủy
Sản – Đại học Cần Thơ tiến hành nghiên cứu.
2.3 Các chỉ tiêu khảo sát
2.3.1 Chỉ tiêu đo.
(1): Dài tổng (TL, mm), (2): Dài chuẩn (SL, mm), (3): Dài đầu (mm), (4): Đường kính mắt
(mm), (5): Cao thân tại gốc vi lưng I (mm)

Hình 2. Các chỉ tiêu hình thái đo của cá họ Mugilidae
(theo Carpenter K.E, 1999 )
2.3.3 Chỉ tiêu đếm:
Đếm số tia vi cứng và tia mềm của các vi : vi lưng (D), vi ngực (P), vi bụng (V), vi hậu
môn (A), vi đuôi (C), vẩy đường dọc, vẩy ngang, vẩy quanh cuống đuôi, lược mang của cung
mang thứ nhất.

3



Hình 3: Các chỉ tiêu đếm của cá họ Mugilidae
(theo: Carpenter K.E, 1999)
Ngoài ra, khảo sát một số chỉ tiêu khác: cấu tạo xương hốc mắt, xương hàm trên, vẩy,
màng mỡ của mắt và vẩy nách của vi ngực.
2.3.4 Khảo sát màu sắc:
Màu sắc cơ thể, màu sắc các vây, số đường sọc dọc hai bên thân, sự phát triển của màng
mỡ mắt, các chấm sắc tố làm căn cứ để xác định loài. Chụp hình tại hiện trường các mẫu vật
khi đi thu để nhận dạng rõ hình ảnh tươi sống.
2.4 Tài liệu định loại
Tài liệu mô tả định loại của Carpenter K.E, 1999. The living marine resources of the
Western central Pacific
Dựa vào khóa định loại theo />3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Thành phần loài cá họ Mugilidae thu được ở vùng ven biển tỉnh Bạc Liêu
Bảng 1: Thành phần loài và nơi phân bố của cá họ Mugilidae thu được ở vùng ven biển tỉnh
Bạc Liêu
TT

1
2
3

Thành phần loài
GIỐNG CHELON
Chelon subviridis
GIỐNG MUGIL
Mugil cephalus
GIỐNG VALAMUGIL
Valamugil speigleri

Tháng

09/2014

Nhà Mát
Tháng
10/2014

Tháng
11/2014

Tháng
09/2014

Gành Hào
Tháng
10/2014

Tháng
11/2014

+

+

+

+

+

+


+

+

+

+

+

+

+

+

(Ghi chú: + cá thể xuất hiện)
Qua số liệu bảng cho thấy thành phần cá họ Mugilidae xuất hiện ở vùng ven biển tỉnh Bạc
Liêu gồm có:

4


Loài Chelon subviridis (Cá đối đất) có đặc tính phân bố rộng từ vịnh Bắc bộ đến các vùng
biển miền Nam (Nguyễn Khắc Hường, 1993). Loài cá này phân bố rất nhiều ở biển, cửa sông,
sông và vuông tôm, rất phổ biến ở vùng ven biển tỉnh Bạc Liêu.
Loài Mugil cephalus (Cá đối mục) đây là loài rất hiếm gặp ở hai địa điểm kinh Nhà Mát
và cửa sông Gành Hào, chỉ gặp ở biển với số lượng ít.
Loài Valamugil speigleri phân bố chủ yếu ở biển và cửa sông.

Qua quá trình thu mẫu ở kinh Nhà Mát và Gành Hào ở ven biển tỉnh Bạc Liêu cho thấy
hai loài Mugil cephalus và Valamugil speigleri có phân bố ở vùng ven biển tỉnh Bạc Liêu. So
sánh với nghiên cứu của Trần Đắc Định et al, (2013) thì không thấy đề cập trong danh sách
thành phần loài phân bố ở ĐBSCL. Tuy nhiên, theo Nguyễn Khắc Hường (1993); Nguyễn
Hữu Phụng và Nguyễn Nhật Thi (1994) công bố hai loài trên có phân bố ở vùng biển Việt
Nam. Theo dẫn liệu của Fishbase (2014) loài cá đối mục Mugil cephalus và loài cá đối xám
Valamugil speigleri phân bố từ vịnh Bắc bộ đến vùng biển phía Nam của Việt Nam
3.2 Thành phần loài cá họ Mugilidae phân bố ở vùng ven biển Bạc Liêu:
3.2.1 Loài 1: Chelon subviridis Valenciennes,1836

Hình 4. Hình dạng cá đối đất (Chelon subviridis)
Hệ thống phân loại: (Theo )
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Perciliformes
Họ: Mugilidae
Giống: Chelon
Loài: Chelon subviridis
Tên theo fishbase: Greenback mullet
Tên địa phương: cá đối đất
Các đồng danh : (theo ):
Chelon subviridis (Valenciennes, 1836)
Mugil subviridis (Valenciennes, 1836)
Liza subviridis (Valenciennes, 1836)
5


Liza dussumieri (Valenciennes, 1836)
Mugil javanicus (Bleeker, 1853)

Các số liệu thu được qua khảo sát đo đạc loài cá đối đất được trình bày qua bảng 2 như
sau:
Bảng 2: Các chỉ tiêu hình thái xác định loài cá đối đất (Chelon subviridis) qua khảo sát
Chỉ tiêu
Dài tổng TL (mm)
Dài chuẩn SL (mm)
Cao thân tại gốc vi lưng I/SL (%)
Dài đầu/SL(%)
Đường kính mắt/ dài đầu (%)
Số vẩy đường dọc
Số vẩy ngang
Số vẩy quanh cuống đuôi
Số vẩy đường dọc đến mút vi ngực I
Số vẩy đường dọc đến gốc vi lưng II
Số lược mang
Vi lưng (D)
Vi ngực (P)
Vi bụng(V)
Vi hậu môn (A)
Vi đuôi (C)

Theo khảo sát
(n = 45)
96,2-255
76,7-200
21,23-27,78
21,02-28,18
21-30
27-32
10-11

16
7-8
19-21
43-60
IV;I,8-9
I,15
I,5
III,8-9
14

Theo Carpenter, 1999
400 thông thường 250
22-30
21-30
28-32
9-11
16
7-8
18-21
40-68
IV;I,8-9
I,14-16
I,5
III,9
14

Theo Bùi Văn Công,
2013 (n = 529)
32,4-330
25,6-265

21-27,3
22-28
21-30
27-32
10-11
16
7-8
19-21
41-60
IV;I,8-9
I,15
I,5
III,8-9
14

Qua bảng số liệu cho thấy các chỉ tiêu đo đếm của cá đối Chelon subviridis khá phù hợp
với kết quả mô tả của các tác giả khác. Bên cạnh đó, chiều dài tổng của loài có sự chênh lệch
với kết quả khảo sát của Bùi Văn Công (2013) là do số mẫu thu được ít và không phát hiện
được những loài có kích thước nhỏ hơn 90 mm.
 Đặc điểm nhận dạng:
Xương hàm trên mập, cong dạng sisma gần chóp, thấy được từ sau bụng đến gốc miệng.
Xương trước hốc mắt có răng cưa nhỏ ở trước mặt bụng dạng nút xoắn và cạnh sau mặt bụng
hông có hình dạng gai lớn, chóp rộng và vuông góc.

A

B

Hình 5. Cấu tạo hình thái xương trước hốc mắt của cá đối đất Chelon subviridis
(A: theo Carpenter K.E (1999); B: Hình chụp)


6


Vẩy lược thiếu màng, rìa sau xẻ ngón nhỏ.Theo Nguyễn Khắc Hường (1993) thì loài cá
đối đất có vẩy tròn nhưng rìa sau gợn sóng. Nhưng theo nghiên cứu của Carpenter, K.E
(1999) thì mô tả vẩy của loài cá đối đất là vẩy lược, rìa sau xẻ ngón, phù hợp với kết quả quan
sát được.
Màu sắc: mặt lưng màu xám xẫm, mặt bụng màu trắng bạc, trên thân có 3 đến 6 sọc chạy
dọc theo chiều ngang của thân. Vi đuôi màu xanh với rìa đen.
 Phân bố của cá đối đất (Chelon subviridis).
Trên thế giới : cá đối đất phân bố rộng ở Biển Đỏ đến Samoa, phía bắc Nhật Bản, Natal,
Nam Phi, Indonesia, Philippines, Malaysia, Việt Nam….
Ở Việt Nam : cá đối đất (Chelon subviridis) phân bố vùng ven biển, cửa sông, đầm nước
lợ… từ Vịnh Bắc bộ đến Nam bộ (Nguyễn Khắc Hường, 1993; Nguyễn Hữu Phụng và
Nguyễn Nhật Thi, 1994)
Ở vùng ven biển Bạc Liêu: loài cá đối (Chelon subviridis) phân bố quanh năm ở các điểm
thu mẫu với số lượng lớn, xuất hiện ở vùng biển, cửa sông, sông, vuông tôm, kênh rạch.
Đây là loài di cư sinh sản, từ tháng 9 hằng năm khi mùa gió Đông Bắc hình thành thì từng
đàn cá tập trung gần cửa sông và cống vuông tôm để chuẩn bị di cư ra biển khơi. Cá đối đất
tập trung sinh sản vào tháng 10 đến tháng 3 năm sau, sức sinh sản tuyệt đối đạt 91.597 –
493.655 trứng/cá cái và sức sinh sản tương đối trung bình là 1.551.164 trứng/kg. Đây là loài
rộng muối có khả năng sinh trưởng ở độ mặn 0-300/00 (Lê Quốc Việt, 2010). Vào tháng 2,
tháng 3 hằng năm cá con xuất hiện theo con thủy triều vào trong các kênh rạch, vuông tôm
vào mùa này ngư dân khai thác phục vụ cho nghề nuôi.
Ngư cụ khai thác chủ yếu là lưới vây, lưới rê và sử dụng thuốc cá để đánh bắt trong các
vuông tôm. Mùa vụ khai thác ở biển và cửa sông tập trung vào tháng 5-7 và tháng 9-3 năm
sau.
3.2.2 Loài 2: Mugil cephalus Linnaeus, 1958
Hệ thống phân loại: (Theo )

Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinoptergii
Bộ: Mugiformes
Họ: Mugilidae
Giống: Mugil
Loài: Mugil cephalus
Tên theo fishbase: Flathead grey mullet
Tên địa phương: Cá đối mục
Các đồng danh : (theo ):
Mugil cephalotus (Valenciennes, 1836)
Mugil mexicanus (Steindachner, 1876)
Mugil japonicus (Temminck & Schlegel, 1845)
Mugil grandis (Castelnau, 1879)
7


Hình 6. Hình dạng loài cá đối mục Mugil cephalus
Số mẫu cá đối mục (Mugil cephalus) thu được rất ít nhưng đây là loài phân bố rộng có các
đặc điểm hình thái đặc trưng riêng của loài. Các chỉ tiêu đo đếm hình thái của loài này được
trình bày qua bảng 3.
Bảng 3: Các chỉ tiêu hình thái xác định loài cá đối mục (Mugil cephalus) qua khảo sát
Chỉ tiêu
Dài tổng TL (mm)
Dài chuẩn SL (mm)
Cao thân tại gốc vi lưng I/SL (%)
Dài đầu/SL(%)
Đường kính mắt/ dài đầu (%)
Số vẩy đường dọc
Số vẩy ngang

Số vẩy quanh cuống đuôi
Số vẩy đường dọc đến mút vi ngực I
Số vẩy đường dọc đến gốc vi lưng II
Số lược mang
Vi lưng (D)
Vi ngực (P)
Vi bụng(V)
Vi hậu môn (A)
Vi đuôi (C)

Theo khảo sát
(n =2)
181-195
145-168
21,43-24,14
24,4-27,6
22,2-22,25
38-39
13
19
12
24-25
53-55
IV;I,8
I,16
I,5
III,9
14

Theo Carpenter, 1999

910 thông thường 350
38-42
13-15
19-21
25-26
50-90
IV;I,7-9
I,15-17
I,5
III,8-9
14

Theo Bùi Văn
Công, 2013 (n = 3)
172-185
135-148
27-27,7
23-23,7
26-28
38-39
13-14
19
12
24-25
50-55
IV;I,8
I,16
I,5
III,8-9
14


Qua bảng số liệu cho thấy các chỉ tiêu đo đếm của cá đối Chelon subviridis khá phù hợp
với kết quả mô tả của các tác giả khác. Tuy nhiên, chiều dài tổng của loài có sự chênh lệch lớn
với kết quả khảo sát của Carpenter K.E (1999) là do số mẫu thu được ít và không phát hiện
được mẫu có chiều dài tổng lớn.
 Đặc điểm nhận dạng:
Xương hàm trên nhỏ và thẳng, chóp không cong. Xương trước hốc mắt dạng hình cánh én
với chóp nhọn, có cạnh răng cưa trước mặt bụng.
Vẩy chỉ phân bố ở gốc trước của vi lưng thứ hai và vi hậu môn, vi ngực đạt tới gốc của vi
lưng thứ nhất. Vẩy có màng rìa sau xẻ ngón.
Màu sắc: lưng màu xám đậm, hai bên sườn và bụng trắng bạc. Dọc thân có các đường
chấm sắc tố đen nhỏ chạy dọc thân. Vi ngực có chấm đen.
8


A
B
Hình 7. Cấu tạo hình thái xương trước hốc mắt của cá đối mục Mugil cephalus
(A: theo Carpenter K.E (1999); B: Hình chụp)
 Phân bố của cá đối mục Mugil cephalus:
Cá đối mục sống ở biển, nơi nước trong, xa bờ. Không phát hiện loài này xuất hiện ở các
các con sông gần bờ. Cá đối mục có đặc điểm tập trung thành đàn và di cư sinh sản ở ngoài
biển khơi. Ấu trùng và cá con theo thủy triều vào vùng cửa sông nơi có các thủy vực ấm và
nông thuộc vùng trung triều để sinh sống. Trước mùa mưa, cá đối mục tập trung thành đàn ở
cửa sông để chuẩn bị di cư ra biển để sinh sản. Cá đẻ ở những thủy vực nước sâu ngoài khơi,
từ giữa tháng 10 đến cuối tháng giêng, tập trung sinh sản vào tháng 11 đến tháng 12.
Trên Thế giới: cá đối mục phân bố ở vùng nước ven biển của vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới
và ôn đới của biển cả. Đông Thái Bình Dương: California, USA, Chile, Tây Thái Bình
Dương: Nhật Bản đến Australia, Ấn Độ Dương Tây: từ Ấn Độ đến Nam Phi, Western
Atlantic: Nova Scotia, Canada đến Brazil , phía nam vịnh Mexico (Ref 26.938, phía Đông Đại

Tây Dương: Vịnh Biscay đến Nam Phi, bao gồm cả vùng biển Địa Trung Hải và Biển Đen
(theo Fishbase, 2014)
Ở Việt Nam: Loài cá đối mục Mugil cephalus phân bố từ Bắc tới Nam, tập trung ở biển
Nam Định (Nguyễn Khắc Hường, 1993)
Ở ven biển tỉnh Bạc Liêu: mẫu thu được ở kinh Nhà Mát và Gành Hào vào tháng 10 và
tháng 11 năm 2014. Ngư cụ đánh bắt là lưới vây và lưới rê.
3.2.3 Loài 3: Valamugil speigleri Bleeker, 1858
Hệ thống phân loại: (theo )
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinoptergii
Bộ: Mugiformes
Họ: Mugilidae
Giống: Valamugil
Loài: Valamugil speigleri
Tên theo Fishbase: Speigler’s mullet
Tên địa phương: cá đối xám

9


Đồng danh: (theo />Valamugil speigleri (Bleeker, 1858)
Mugil speigleri Bleeker, 1858
Moolgarda speigleri (Bleeker, 1858)

Hình 8. Hình dạng cá đối xám Valamugil speigleri
Bảng 4: Các chỉ tiêu hình thái xác định loài cá đối xám (Valamugil speigleri) qua khảo sát
Chỉ tiêu
Dài tổng TL (mm)
Dài chuẩn SL (mm)

Cao thân tại gốc vi lưng I/SL (%)
Dài đầu/SL(%)
Đường kính mắt/ dài đầu (%)
Số vẩy đường dọc
Số vẩy ngang
Số vẩy quanh cuống đuôi
Số vẩy đường dọc đến mút vi ngực I
Số vẩy đường dọc đến gốc vi lưng II
Số lược mang
Vi lưng (D)
Vi ngực (P)
Vi bụng(V)
Vi hậu môn (A)
Vi đuôi (C)

Theo khảo sát
(n = 4)
135-332
107-268
20,52-23,08
19,78-22,9
22,1-28,3
37-39
11-12
16
12
24-25
39-45
IV;9
I,15

I,5
III,9
14

Theo Carpenter,
1999
350 thông thường
37-41
11-12
16
12-13
23-26
35-45
IV;9
I,15-16
I,5
III,9
14

Theo Bùi Văn Công,
2013 (n = 199)
111-196
89-156
20-25
22,2-26,6
22,1-28,5
36-39
11-12
16
12-13

24-25
35-45
IV;9
I,15
I,5
III,9
14

Kết quả đo đếm các chỉ tiêu hình thái của cá đối xám Valamugil Speigleri được trình bày
ở bảng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Kent E.carpenter (1999) và Bùi Văn Công (2013).
Tuy nhiên, chiều dài chuẩn của loài có sự chênh lệch với kết quả khảo sát của Carpenter K.E
(1999) là do số mẫu thu được ít và không phát hiện được mẫu có chiều dài lớn.
 Đặc điểm nhận dạng:
Cá đối xám có thân dài, đầu nhọn, dẹp bằng và giữa hai mắt hơi nhô lên. Mõm ngắn và
hơi tù, lỗ mũi với 2 đôi, đôi trước tròn, đôi sau dạng bầu dục. Màng mỡ mắt rất phát triển.
Môi trên dày hơn môi dưới, răng ở hàm trên nhỏ dạng lông mịn, răng ở hàm dưới dạng lông
mịn hoặc không có.
10


Xương hàm trên mảnh, hơi thẳng. Mút cùng của xương hàm trên ẩn. Xương trước hốc mắt
có răng cưa ở trước mặt bụng, chóp hẹp nhưng không nhọn, hơi vuông.
Các tia vi của vi lưng thứ nhất mỏng. Đường nối từ gốc vi lưng thứ hai qua ¼ đến ½ của
vi hậu môn. Vi ngực dài tới gốc của vi lưng thứ nhất, vẩy nách dài tới chóp vẩy kéo dài và
nhọn.

A
B
Hình 9. Cấu tạo xương trước hốc mắt của loài cá đối xám Valamugil speigleri
(A: theo Carpenter K.E (1999); B: Hình chụp)

Vẩy có màng, rìa sau xẻ ngón dạng gợn sóng.
Màu sắc: lưng màu xanh xám, bụng màu trắng bạc. Vi lưng và vi đuôi sẫm có rìa đen. Vi
ngực có chấm đen ở gốc
 Phân bố của cá đối xám Valamugil speigleri
Cá đối xám sống chủ yếu ở biển ở vùng nước trong và các sông lớn.
Trên Thế giới: Ấn Độ-Tây, Thái Bình Dương, Pakistan, khu vực Đông Nam Á đến New
Guinea. Ở những nơi khác kéo dài từ bờ biển Trung Quốc, India, Maylasia, Thailand, Việt
Nam… (Theo , 2014)
Ở vùng ven biển Bạc Liêu: cá đối xám chủ yếu ở biển, mùa vụ khai thác tập trung vào
mùa gió mùa Đông Bắc (từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau), phân bố tập trung ở nơi nước trong,
đánh bắt chủ yếu bằng lưới rê hoặc lưới vây.
3.3 Thảo luận
Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy nghiên cứu “Cá biển Việt Nam” của Nguyễn Khắc
Hường (1993) đã mô tả khá nhiều về họ cá Mugilidae ở vùng biển Việt Nam. Tuy nhiên, khi
so sánh với mô tả định loại một số loài cá đối của tác giả Carpenter K.E (1999) cho thấy còn
nhầm lẫn trong định danh và mô tả loài. Ngoài ra, dẫn liệu của Trần Đắc Định (2013) cho thấy
cá họ Mugilidae ở vùng ven biển ĐBSCL có tổng cộng là 5 loài: cá đối đuôi bằng (Ellochelon
vaigiensis), cá đối đất (Chelon subviridis), cá đối miệng rộng (Paramugil parmatus), cá đối
vây dài (Moolgarda perusii) và cá đối mục (Moolgarda cunnesius). Ngoài ra, tài liệu của tác
giả Trần Đắc Định (2013) chỉ đưa ra các chỉ tiêu phân loại cơ bản mà không mô tả chi tiết các
đặc điểm hình thái của từng loài. Trong các loài cá đối thu được có 2 loài có kích thước lớn,
có triển vọng cho nghề nuôi và sản xuất giống trong tương lai đó là : Chelon subviridis và
Valamugil speigleri.
Về đặc tính phân bố địa lý của cá họ Mugilidae cho thấy đa số đều phân bố trong vùng
biển Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương trong đó có phân bố ở vùng biển Việt Nam (Trần Đắc
Định, 2013) Ngoài ra số liệu khảo sát về sự phân bố và ngư trường khai thác các loài cá đối
11


thu được qua nghiên cứu này chủ yếu dựa vào khảo sát ngư dân ở địa phương có phần hạn

chế, vì thế cần bổ sung dẫn liệu khảo sát thực tế trong thủy vực tự nhiên về đặc điểm môi
trường sống và phân bố của các loài cá họ Mugilidae để hoàn thiện hơn.
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1 Kết luận
Kết quả nghiên cứu đã định loại và mô tả khá đầy đủ về đặc điểm hình thái của 3 loài cá
họ Mugilidae ở vùng ven biển Bạc Liêu: loài cá đối đất Chelon subviridis, loài cá đối mục
Mugil cephalus và loài cá đối xám Valamugil speigleri.
Loài cá đối đất Chelon subviridis là loài phổ biến và có vai trò quan trọng trong nghề nuôi,
cũng như khai thác ở vùng biển Bạc Liêu,
Loài cá đối mục Mugil cephalus và loài cá đối xám Valamugil speigleri là loài hiếm gặp ở
vùng biển Bạc Liêu với số lượng mẫu thu được rất ít. Đây cũng là 2 loài lần đầu tiên được xác
định phân bố ở vùng biển Bạc Liêu.
4.2 Đề xuất
Tiếp tục nghiên cứu bổ sung dẫn liệu về đặc điểm sinh học của các loài cá thuộc họ
Mugilidae nhằm phục vụ cho công tác quản lý nguồn lợi thủy sản và phát triển nghề nuôi
thương phẩm.
Tiếp tục điều tra thành phần loài cá Mugil cephalus, Valamugil speigleri ở các tỉnh ven
biển còn lại của vùng Đồng bằng sông Cửu Long để có số liệu thống kê đầy đủ về đa dạng
sinh học của loài cá này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Văn Công, 2013. Khảo sát thành phần loài và phân bố của cá họ Mugilidae ở vùng
ven biển tỉnh Cà Mau. Luận văn tốt nghiệp đại học. Đại học Cần Thơ, 124 trang
2. Carpenter K.E.; Niem, V.H. (eds), 1999. The living marine resources of the Western
central Pacific, Rome, FAO, 4218 page
3. , tháng 8/2014 – Bộ Mugiliformes
4.
5. Lê Quốc Việt, Trần Ngọc Hải, Nguyễn Anh Tuấn, 2010. Ương ấu trùng cá đối (Liza
subviridis) với các loại thức ăn và độ mặn khác nhau. Tạp chí khoa học 2010: 14b 298-310.
Trường Đại học Cần Thơ, 12 trang.

6. Nguyễn Hữu Phụng và Nguyễn Nhật Thi, 1994. Danh mục cá biển Việt Nam tập II.
Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội, 221-227 trang
7. Nguyễn Khắc Hường, 1993.Cá Biển Việt Nam tập II quyển 3. Nhà xuất bản khoa học
và kỹ thuật Hà Nội, 133 trang
8. Trần Đắc Định, Shibukawakoichi, Nguyễn Thanh Phương, Hà Phước Hùng, Trần
Xuân Lợi, Mai Văn Hiếu, Utsugi kenzo. Mô tả định loại cá ĐBSCL, Việt Nam, 2013. Nhà
xuất bản Đại học Cần Thơ, 174 trang.
9. Trần Ngọc Hải, Nguyễn Thanh Phương, 2006. Giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống và
nuôi cá biển, 64 trang.

12



×