Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đáp án các câu hỏi Địa lý 12 học kì II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.07 KB, 4 trang )

Saranghae <3 ^^

Câu 1: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện ở thành phần đất, sinh vật và địa hình ntn?
a.Địa hình:
- Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi
- Bề mặt địa hình bị cắt xẻ, nhiều nơi đất trơ sỏi đá, các quá trình bào mòn xâm thực lở đá…xảy ra mạnh ở vùng
đồi núi tạo nên nhiều dạng địa hình.
- Địa hình ở vùng núi đá vôi có nhiều hang động, thung lũng rộng.
- Các vùng thềm phù sa cổ bị bào mòn tạo thành đất xám bạc màu.
- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông, tạo nên các đồng bằng châu thổ ven biển: ĐB. Sông Hồng, ĐBSCL hằng
năm lấn ra biển vài chục đến hàng trăm mét.
b.Đất đai:
Quá trình Feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu ở nước ta. Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong
hóa diễn ra với cường độ mạnh tạo nên lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất bazơ dễ tan làm đất chua, đồng
thời có sự tích tụ oxit sắt và oxit nhôm tạo ra màu đỏ vàng. Loại đát này gọi là đất feralit.
c.Sinh vật:
- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh là cảnh quan chủ yếu của các loài nhiệt đới chiếm ưu thế.
Thực vật phổ biến ở nước ta là các loài thuộc các họ cây nhiệt đới như: họ Đậu, Dâu tằm, Dầu….Động vật trong
rừng là các loài chim, thú nhiệt đới,…
- Có sự xuất hiện các thành phần cận nhiệt đới và ôn đới núi cao.

Câu 2: Trình bày hoạt động gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó:
Hoạt động gió mùa: Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên có gió tín phong hoạt động mạnh
quanh năm. Khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khí hậu hoạt động theo gió mùa với hai mùa gió
chính : gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
- Gió mùa mùa đông:
+ Nguyên nhân: Mùa đông lục địa bắc bán cầu khuất mặt trời  lạnh  hình thành áp cao Xibia.
+ Thời gian hoạt đông: tháng 11  tháng 4.
+ Phạm vi hoạt động: xuất phát từ áp cao Xibia hoạt động đến phía Bắc dãy Bạch Mã.
+ Hướng gió (thổi): Đông Bắc.
+ Tính chất:


_Nửa đầu mùa đông lạnh khô, nửa sau mùa đông lạnh ẩm mưa phùn.
_Khi di chuyển xuống phía Nam suy yếu dần, bớt lạnh, bị chặn ở dãy Bạch Mã.
_Từ Đà nãng vào gió tín Phong thổi theo hướng Đông Bắc gây mưa ven biển miền Trung, còn Nam Bộ và
Tây Nguyên là mùa khô.
- Gió mùa mùa hạ:
+ Nguyên nhân: lục địa bắc bán cầu hình thành hạ áp (Iran), Đại dương áp ao (Haoai).
+ Thời gian hoạt động: thánh 5  tháng 10.
+ Phạm vi hoạt động: cả nước.
+ Hướng gió (thổi) : 2 luồng gió Tây Nam thổi vào nước ta
+ Tính chất:
_Nửa đầu mùa hạ khối khí nhiệt đới từ Bắc Ấn Độ Dương theo hướng Tây Nam nước ta  gây mưa lớn cho
Nam Bộ và Tây Nguyên  gây khô nóng cho ven biển Trung Bộ, Nam Tây Bắc đôi khi cả đồng bằng Bắc Bộ (do
lực hút của áp thấp vịnh Bắc Bộ). Vượt dãy Trường Sơn, gió tây nam bị biến tính trở nên khô nóng gây hiệu ứng
phơn cho ven biển Trung Bộ và phần Nam Tây Bắc  gió tây nam kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa lớn
cho toàn quốc (Nam Bộ và Tây Nguyên 6-10; ĐB Bắc Bộ tháng 8 và Trung Bộ tháng 9)
_Giữa và cuối mùa hạ từ cuối tháng 6 gió tín phong từ nam bán cầu chuyển và đổi hướng thành gió tây nam
gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên.
Hệ quả: Hệ quả giao tranh giữa các khối khí đã tạo nên sự phân mùa khí hậu:
- Miền Bắc có sự phân chia: mùa đông lạnh khô ít mưa, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều.


Câu 3: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được biểu hiện:
- Do VN nằm trong vùng có vĩ độ thấp  góc nhập xạ lớn
- Do nằm trong vùng nội chí tuyến một năm có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh, nước ta giáp biển với các luồng gió
tới, nước ta nằm trong khu vực gió mùa nên:
+ Tổng lượng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ luôn dương.
+ Nhiệt độ trung bình năm >20°C, tổng số giờ nắng 1400-3000h/năm

Câu 4: Nêu đặc điểm thiên nhiên nổi bật của lãnh thổ phía Bắc và phía Nam:
*Phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra):

- Thiên nhiên ở đây đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
- Nhiệt độ TB năm >20°C.
- Biên độ nhiệt TB năm lớn.
- Phân mùa của khí hậu phân thành 2 mùa rõ rệt là mùa đông và mùa hạ.Mùa đông với 2-3 tháng lạnh, t°TB<18°c
- Sinh vật cảnh quan tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa. Thành phần thực vật có các loại nhiệt đới chiếm ưu
thế, trong rừng còn có các loài cây cận nhiệt đới và ôn đới, các loại thú có lông dày.
*Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào):
- Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa, nóng quanh năm.
- Nhiệt độ TB năm cao >25°C và không có tháng nào <20°C.
- Biên độ nhiệt TB năm nhỏ.
- Phân mùa của khí hậu phân thành 2 mùa là mùa mưa và mùa khô.
- Sinh vật cảnh quan tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa. Thành phần thực vật mang đặc trưng xích đạo và
nhiệt đới với nhiều loài. Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô. Động vật tiêu biểu là
các loài thú lớn.

Câu 5: Nêu tình trạng suy giảm tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, tài nguyên đất và các biện pháp
bảo vệ:
*Tài nguyên rừng:
- Rừng nước ta đang dần được phục hồi.
- Năm 1943: Diện tích rừng là 14,3 triệu ha,rừng giàu của cả nước có gần 10 triệu ha (chiếm 70% diện tích rừng).
- Năm 1983: Diện tích rừng giảm còn 7,2 triệu ha, TB mỗi năm giảm 0,18 triệu ha.
- Năm 2005: Diện tích rừng 12,7 triệu ha (chiếm 38%) và hiện nay có xu hướng tăng trở lại.
- Tỉ lệ che phủ rừng năm 2005 đạt 40% nhưng vẫn thấp hơn năm 1943 (43%).
- Chất lượng rừng bị giảm sút: Năm 1943, 70% diện tích rừng là rừng giàu, đến năm 2005 thì 70% diện tích rừng
mới là rừng nghèo và rừng mới phục hồi.
Các biện pháp bảo vệ:
- Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp barp vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trồng, đồi
núi trọc.
- Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảng quan, đa dạng sinh học của các vường quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
- Đối với rừng sản xuất: Phát triển diện tích và chất lượng rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.

- Nhà nước có chính sách giao đất giao rừng cho người dân và thực hiện chiến lược trồng 5 triệu ha rừng đến năm
2010.
*Suy giảm đa dạng sinh học:
- Giới sinh vật nước ta có tính đa dạng sinh học cao.
- Số lượng loài thực vật và động vật đang bị suy giảm nghiêm trọng.
+Thực vật giảm 500 loài trên tổng số 14500 loài đã biết, trong đó có 100 loài có nguy cơ tuyệt chủng.
+Thú giảm 96 loài trên tổng số 300 loài đã biết, trong đó có 62 loài có nguy cơ tuyệt chủng.
+ Chim giảm 57 loài trên tổng số 830 loài đã biết, trong đó có 29 loài có nguye cơ tuyệt chủng.
Các biện pháp bảo vệ:
- Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
- Ban hành sách đỏ VN.
- Quy định về khai thác gỗ, động vật, thủy sản.


*Suy thoái tài nguyên đất :
- Nước ta có khoảng 12,7 triệu ha đất có rừng, 9,4 triệu ha đất sử dụng trong nông nghiệp, 5,35 triệu ha đất chưa
sử dụng.
- Diện tích đất trồng đồi trọc đang giảm mạnh.
- Diện tích đất bị suy thoái còn rất lớn. Hiện có 9,3 triệu ha đất bị đe dọa sa mạc hóa.
Các biện pháp bảo vệ:
Đối với vùng đồi núi
- Tổ chức định canh di cư.
- Thực hiện phối hợp các biện pháp thủy lợi và canh tác thích hợp, làm ruộng bậc thang.
- Cải tạo đất hoang đồi trọc bằng các biện pháp nông lâm kết hợp. Bảo vệ rừng, đất.
Đối với nông nghiệp nhất là ở vùng đồng bằng:
- Quản lí đất chặt chẽ, sử dụng đất hợp lí.
- Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
- Thực hiện các biện pháp canh tác và cải tạo đất.
- Phòng ngừa ô nhiễm, thoái hóa môi trường đất.


Câu 6: Các chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường:
- Duy trì các hệ sinh thái và các quá trình sinh thái chủ yếu có ý nghĩa quyết định đến đời sống con người.
- Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen các loài nuôi trồng cũng như các loài hoang dại, có liên quan đến
lợi ích lâu dài của nhân dân VN và của cả nhân loại.
- Đảm bảo việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể
phục hồi được.
- Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu về đời sống con người.
- Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí các tài nguyên tự nhiên.
- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm soát và cải tạo môi trường.




×