Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

đề và đáp an kiểm tra 45 ph lớp 12 - học kì 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.37 KB, 3 trang )

- 1 -
Trường ...........................
------------------
ĐỀ KIỂM TRA 45 phút - HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2008- 2009
MÔN: ĐỊA LÍ - LỚP 12 Chương trình chuẩn
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1.(4 điểm) Chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp của nước ta có sự phân hoá về mặt lãnh thổ. Tại
sao có sự phân hoá đó.
Câu 2. ( 3 điểm) Trình bày những thuận lợi của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên để phát triển
ngành thuỷ sản nước ta.
Câu 3. (3 điểm) Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp (đơn vị %)
năm
Ngành
1990 1995 2000 2005
Ngành trồng trọt 79,3 78,1 78,2 73,5
Ngành chăn nuôi 17,9 18,9 19,3 24,7
Ngành dịch vụ nông nghiệp 2,8 3,0 2,5 1,8
Hãy vẽ biểu đồ thể hiện rõ nhất cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta trong khoảng
thời gian từ 1990 đến 2005, từ đó nêu nhận xét, giải thích sự chuyển dịch cơ cấu trên.
--------------------------- Hết --------------------------
Học sinh được sử dụng Atlat của Nhà xuất bản Giáo dục
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trường THPTBC Phan Bội Châu
------------------
ĐÁP ÁNKIỂM TRA 45 phút - HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2008- 2009
MÔN: ĐỊA LÍ - LỚP 12 Chương trình chuẩn
Câu 1 CM rằng cơ cấu công nghiệp của nước ta có sự phân hoá về mặt lãnh thổ. Tại sao
có sự phân hoá đó.
4 điểm
* Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực 0,25
- Ở Bắc Bộ, ĐBSH và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung cao nhất 0,25


Từ Hà Nội, tỏa đi nhiều hướng dọc theo các tuyến đường giao thông huyết mạch: 1,5
+ Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả (cơ khí, khai thác than, VLXD)
+ Đáp Cầu – Bắc Giang (VLXD, phân hóa học)
+ Đông Anh – Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim)
+ Việt Trì – Lâm Thao (hoá chất – giấy)
+ Hoà Bình - Sơn La (thuỷ điện)
+ Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hoá (dệt may, điện, vật liệu xây dựng).
- Ở Nam Bộ: hình thành một dải công nghiệp, hướng chuyên môn hoá rất đa dạng với
các TTCN hàng đầu như Tp.Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một...
0,75
- Duyên hải miền Trung có các trung tâm: Đà Nẵng (quan trọng nhất), Vinh, ... 0,25
- Khu vực còn lại hoạt động CN phát triển chậm; phân bố rời rạc, phân tán 0,25
* Nguyên nhân: Do tác động của nhiều nhân tố như vị trí địa lý và TNTN, nguồn lao
động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng.
0,5
Câu 2 Những thuận lợi của ĐKTN,TNTN để phát triển ngành thuỷ sản nước ta. 3 điểm
- 2 -
- Bờ biển dài 3.260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn. 0,5
- Nguồn lợi hải sản khá phong phú, nhiều loại có giá trị xuất khẩu cao 0,5
- Có 4 ngư trường trọng điểm: 1,0
· Ngư trường Cà Mau – Kiên Giang
· Ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu,
· Ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh
· Ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
- Dọc bờ biển có bãi triều, đầm phá, … 0,25
- Một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều thủy sản có giá trị kinh tế . 0,25
- Ven bờ có nhiều đảo và vụng, vịnh tạo điều kiện hình thành các bãi cho cá đẻ. 0,25
- Sông, kênh rạch,…vùng đồng bằng có các ô trũng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt. 0,25
Câu 3 Hãy vẽ biểu đồ, nhận xét, giải thích sự chuyển dịch cơ cấu GTSX nông nghiệp 3 điểm
* Vẽ biểu đồ Miền đúng, chính xác, rõ ràng : 1,0

+ Thiếu 1 yêu cầu trừ 0.25 đ
* Nhận xét : 1.5
- Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta có sự chuyển dịch
+ So với năm 1990 thì năm 2005 tỉ trọng ngành trồng trọt và dịch vụ nông nghiệp
giảm, trong đó trồng trọt giảm 5,8%, dịch vụ nông nghiệp giảm 1,0%
+ Tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng, năm 2005 tăng 6,8% so với năm 1990.
- Tỉ trọng ngành trồng trọt giảm nhưng vẫn còn chiếm tỉ trọng cao.
* Giải thích: 0,5
- Phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình CNH,HĐH
- Chăn nuôi phát triển nhờ cơ sở đảm bảo thức ăn cho chăn nuôi được đảm bảo tốt hơn
nhiều.Dịch vụ về giống, thú y đã có nhiều tiến bộ và phát triển rộng khắp.
- 3 -

×