Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Diễn biến mật độ rầy nâu Nilaparvata lugens (Stål), sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis Guenee và thiên địch chính của chúng ở ruộng lúa ứng dụng công nghệ sinh thái tại phường châu phú B, thị xã Châu Đốc, Tỉnh An Giang, vụ Thu Đông năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.45 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

CAO VĨNH THÔNG

DIỄN BIẾN MẬT ðỘ RẦY NÂU Nilaparvata lugens (Stål),
SÂU CUỐN LÁ NHỎ Cnaphalocrocis medinalis Guenee VÀ
THIÊN ðỊCH CHÍNH CỦA CHÚNG Ở RUỘNG LÚA ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ SINH THÁI TẠI PHƯỜNG CHÂU PHÚ B, THỊ XÃ
CHÂU ðỐC, TỈNH AN GIANG, VỤ THU ðÔNG NĂM 2012

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

CAO VĨNH THÔNG

DIỄN BIẾN MẬT ðỘ RẦY NÂU Nilaparvata lugens (Stål),
SÂU CUỐN LÁ NHỎ Cnaphalocrocis medinalis Guenee VÀ
THIÊN ðỊCH CHÍNH CỦA CHÚNG Ở RUỘNG LÚA ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ SINH THÁI TẠI PHƯỜNG CHÂU PHÚ B, THỊ XÃ
CHÂU ðỐC, TỈNH AN GIANG, VỤ THU ðÔNG NĂM 2012

CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT
MÃ SỐ

: 60.62.01.12



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. NGUYỄN VĂN ðĨNH

HÀ NỘI - 2013


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất
kỳ công trình luận văn nào trước ñây.

Tác giả luận văn

Cao Vĩnh Thông

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

i


LỜI CẢM ƠN

Thành kính biết ơn!
GS.TS. Nguyễn Văn ðĩnh ñã tận tâm hướng dẫn, ñộng viên, giúp ñỡ và tạo
mọi ñiều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này; GS.TS. Phạm Văn Lầm,
Viện Bảo vệ thực vật ñã hỗ trợ giám ñịnh mẫu và ñịnh danh các loài côn trùng trong
quá trình thực hiện thí nghiệm.
Quí thầy cô giảng dạy lớp K20 BVTV An Giang ñã nhiệt tình giảng dạy và
truyền ñạt kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn hết sức quý báu cho chúng tôi.

Chân thành cảm ơn!
Ban Giám hiệu, các khoa, phòng, ban chuyên môn của Trường ðại học Nông
nghiệp Hà Nội và Trường ðại học An Giang ñã giúp ñỡ và tạo mọi ñiều kiện về cơ
sở vật chất, tinh thần cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập.
Ban lãnh ñạo và các anh chị em ở Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh An Giang ñã
nhiệt tình tạo ñiều kiện và hỗ trợ kinh phí trong suốt quá trình thí nghiệm.
Anh chị em cán bộ kỹ thuật và kỹ thuật viên trồng trọt ở Trạm Bảo vệ Thực
vật thị xã Châu ðốc, huyện Thoại Sơn ñã nhiệt tình tạo ñiều kiện và giúp ñỡ trong
quá trình bố trí và thu hoạch lúa của thí nghiệm.
Anh Hồ Tấn Phong, anh Võ Văn Học, nông dân Hợp tác xã nông nghiệp
phường Châu Phú B, thị xã Châu ðốc ñã tận tình giúp ñỡ và tạo ñiều kiện tốt nhất
trong việc bố trí thí nghiệm ngoài ñồng.
Chân thành gởi ñến tập thể các anh chị và các bạn học viên lớp Cao học
K20BVTV An Giang lời cảm ơn chân thành và chúc thành ñạt trong cuộc sống.
Cuối cùng xin cảm ơn Ba má, các anh chị em, vợ và con trai luôn luôn là hậu
phương vững chắc ñã giúp ñỡ, ñộng viên, khích lệ về tinh thần và vật chất trong
suốt quá trình học tập.
Tác giả luận văn

Cao Vĩnh Thông
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan

i


Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục từ viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

Danh mục hình

viii

MỞ ðẦU

1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

1.1


Tình hình nghiên cứu trên thế giới

4

1.1.1

Khái niệm về công nghệ sinh thái

4

1.1.2

Sự ña dạng và phong phú của côn trùng và nhện trong ruộng lúa

5

1.1.3

Vai trò của cây có hoa-Nơi cư trú của thiên ñịch trên ñồng ruộng

5

1.1.4

Lựa chọn loài cây có hoa thích hợp và cách thiết lập cây có hoa trên
ñồng ruộng

7

1.2


Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

8

1.1.1

Khái niệm về công nghệ sinh thái

8

1.2.2

Sự ña dạng và phong phú của côn trùng và nhện trong ruộng lúa

9

1.2.3

Vai trò của cây có hoa-Nơi cư trú của thiên ñịch trên ñồng ruộng

10

1.2.4

Lựa chọn loài cây có hoa thích hợp và cách thiết lập cây có hoa trên

1.3

ñồng ruộng


11

Ứng dụng công nghệ sinh thái trong sản xuất lúa ở Việt Nam

11

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

15

2.1

ðối tượng nghiên cứu

15

2.2

Nội dung nghiên cứu

15

2.3

Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu

15

2.4


Vật liệu nghiên cứu

16

2.4.1

Cây trồng

16

2.4.2

Dụng cụ nghiên cứu

16

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iii


2.4.3

Vật liệu xây dựng mô hình ruộng lúa có bờ trồng hoa

16

2.5


Phương pháp thực hiện

17

2.5.1

Phương pháp bố trí ruộng thí nghiệm

17

2.5.2

Phương pháp ñiều tra

17

2.5.3

Phương pháp bảo quản mẫu vật:

18

2.5.4

Chỉ tiêu theo dõi

19

2.5.5


Phương pháp phân tích mẫu và xử lý số liệu

20

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1

Thành phần sâu hại và thiên ñịch trên ruộng có bờ hoa và ruộng không
có bờ hoa

3.1.1

21
21

Thành phần sâu hại trên ruộng có bờ hoa và ruộng không có bờ hoa
qua các giai ñoạn sinh trưởng khác nhau của cây lúa tại phường Châu
Phú B, thị xã Châu ðốc, tỉnh An Giang, vụ thu ñông năm 2012

3.1.2

21

Thành phần thiên ñịch trên ruộng lúa có bờ trồng hoa và ruộng không
có bờ hoa tại phường Châu Phú B, thị xã Châu ðốc, tỉnh An Giang, vụ
thu ñông năm 2012

3.2

Diễn biến mật ñộ rầy nâu Nilaparvata lugens (Stal) trên ruộng có bờ

hoa và ruộng không có bờ hoa

3.2.1

24
30

Diễn biến mật ñộ rầy nâu Nilaparvata lugens (Stal) trên ruộng có bờ
hoa và ruộng không có bờ hoa qua phương pháp lấy mẫu bằng ñếm
khung tại phường Châu Phú B, thị xã Châu ðốc, tỉnh An Giang, vụ
thu ñông năm 2012

3.2.2

30

Diễn biến mật ñộ rầy nâu qua Nilaparvata lugens (Stal) trên ruộng có
bờ hoa và ruộng không có bờ hoa qua phương pháp lấy mẫu bằng vợt
trên ruộng có bờ hoa và ruộng không có bờ hoa tại phường Châu Phú
B, thị xã Châu ðốc, tỉnh An Giang, vụ thu ñông năm 2012

3.3

Diễn biến mật ñộ sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis (Guenee)
trên ruộng lúa có bờ hoa và không có bờ hoa

3.3.1

32
34


Diễn biến mật ñộ sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis (Guenee)
trên ruộng có bờ hoa và ruộng không có bờ hoa qua phương pháp lấy

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iv


mẫu ñếm khung trên ruộng có bờ hoa và ruộng không có bờ hoa tại
phường Châu Phú B, thị xã Châu ðốc, tỉnh An Giang, vụ thu ñông
năm 2012
3.3.2

34

Diễn biến mật ñộ sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis (Guenee)
qua phương pháp lấy mẫu bằng vợt trên ruộng có bờ hoa và ruộng
không có bờ hoa tại phường Châu Phú B, thị xã Châu ðốc, tỉnh An
Giang, vụ thu ñông năm 2012

3.4

Diễn biến mật ñộ bốn loài thiên ñịch chính trên ruộng lúa có bờ hoa và
ruộng không có bờ hoa

3.4.1

36
38


Diễn biến mật ñộ nhện sói vân hình ñinh ba Pardosa pseudoannulata
trên ruộng lúa có bờ hoa và ruộng không có bờ hoa tại phường Châu
Phú B, thị xã Châu ðốc, tỉnh An Giang, vụ thu ñông năm 2012

38

3.4.2

Diễn biến mật ñộ Bọ xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis (Reuter)

43

3.4.3

Diễn biến mật ñộ ong ñen kén trắng ñơn Apanteles cypris Nixon trên
ruộng lúa có bờ hoa và ruộng không có bờ hoa

3.4.4

47

Diễn biến mật ñộ ong ký sinh trứng rầy Anagrus sp trên ruộng lúa có
bờ hoa và ruộng không có bờ hoa trên ruộng có bờ hoa và ruộng
không có bờ hoa tại phường Châu Phú B, thị xã Châu ðốc, tỉnh An
Giang, vụ thu ñông năm 2012

50

3.4.5


Tỷ lệ trứng rầy nâu bị ký sinh

52

3.5

Thành phần côn trùng và nhện trên bờ hoa

54

3.5.1

Thành phần côn trùng và nhện trên các loài hoa ñược trồng ở bờ hoa
qua các giai ñoạn sinh trưởng của cây lúa trên ruộng có bờ hoa và
ruộng không có bờ hoa tại phường Châu Phú B, thị xã Châu ðốc, tỉnh
An Giang, vụ thu ñông năm 2012

3.5.2

54

Diễn biến mật ñộ các loài thiên ñịch chính trên các loài hoa ở các giai
ñoạn sinh trưởng khác nhau của cây lúa

68

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

74


TÀI LIỆU THAM KHẢO

76

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BVTV: Bảo vệ thực vật
ðBSCL: ðồng bằng sông Cửu Long
PTNT: Phát triển nông thôn

GIẢI THÍCH CÁC TỪ NGỮ
Ruộng mô hình: ruộng có bờ trồng hoa
Ruộng ñối chứng: ruộng có bờ không trồng hoa

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vi


DANH MỤC BẢNG
STT
3.1

Tên bảng


Trang

Thành phần sâu hại trên ruộng lúa có bờ trồng hoa và ruộng không có
bờ hoa ở 04 giai ñoạn sinh trưởng của cây lúa tại phường Châu Phú B,
thị xã Châu ðốc, tỉnh An Giang, vụ thu ñông năm 2012

3.2

22

Thành phần thiên ñịch trên ruộng lúa có bờ trồng hoa và ruộng không
có bờ hoa ở 04 giai ñoạn sinh trưởng của cây lúa tại phường Châu Phú
B, thị xã Châu ðốc, tỉnh An Giang, vụ thu ñông năm 2012

3.3

25

Tỷ lệ trứng rầy nâu bị ký sinh (%)t rên ruộng có bờ hoa và ruộng
không có bờ hoa tại phường Châu Phú B, thị xã Châu ðốc, tỉnh An
Giang, vụ thu ñông năm 2012

3.4

52

Thành phần côn trùng và nhện trên các loài hoa ở bờ trồng hoa công
nghệ sinh thái khi lúa ở giai ñoạn mạ trên ruộng có bờ hoa và ruộng
không có bờ hoa tại phường Châu Phú B, thị xã Châu ðốc, tỉnh An

Giang, vụ thu ñông năm 2012

3.5

55

Thành phần côn trùng và nhện trên các loài hoa ở bờ trồng hoa công
nghệ sinh thái khi lúa ở giai ñoạn ñẻ nhánh trên ruộng có bờ hoa và
ruộng không có bờ hoa tại phường Châu Phú B, thị xã Châu ðốc, tỉnh
An Giang, vụ thu ñông năm 2012

3.6

58

Thành phần côn trùng và nhện trên các loài hoa ở bờ trồng hoa công
nghệ sinh thái khi lúa ở giai ñoạn ñòng – trổ trên ruộng có bờ hoa và
ruộng không có bờ hoa tại phường Châu Phú B, thị xã Châu ðốc, tỉnh
An Giang, vụ thu ñông năm 2012

3.7

61

Thành phần côn trùng và nhện trên các loài hoa ở bờ trồng hoa công
nghệ sinh thái khi lúa ở giai ñoạn chín trên ruộng có bờ hoa và ruộng
không có bờ hoa tại phường Châu Phú B, thị xã Châu ðốc, tỉnh An
Giang, vụ thu ñông năm 2012

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


65

vii


DANH MỤC HÌNH
STT
1.1

Tên hình

Trang

Mô hình Công nghệ sinh thái tại xã Vĩnh Khánh, huyện Thoại Sơn, vụ
ðông Xuân 2010-2011(hình bên trái) và tại xã Vĩnh Châu, thị xã Châu
ðốc, An Giang, vụ ðông Xuân 2011-2012(hình bên phải)

1.2

13

Các loại hoa ñược gieo trồng trong mô hình công nghệ sinh thái tại
tỉnh An Giang

13

1.3.

Pano và Poster Công nghệ sinh thái tại An Giang


14

2.1

Sơ ñồ vợt bắt côn trùng

16

2.2

Bảo quản mẫu vật và ñịnh danh côn trùng

19

3.1

Diễn biến mật ñộ rầy nâu Nilaparvata lugens (Stal) qua phương pháp
lấy mẫu ñếm khung trên ruộng có bờ hoa và ruộng không có bờ hoa
tại phường Châu Phú B, thị xã Châu ðốc, tỉnh An Giang, vụ thu ñông
năm 2012

3.2

31

Diễn biến mật ñộ rầy nâu Nilaparvata lugens (Stal) qua phương pháp
lấy mẫu bằng vợt trên ruộng có bờ hoa và ruộng không có bờ hoa tại
phường Châu Phú B, thị xã Châu ðốc, tỉnh An Giang, vụ thu ñông
năm 2012


3.3

32

Diễn biến mật ñộ sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis (Guenee)
qua phương pháp lấy mẫu ñếm khung trên ruộng có bờ hoa và ruộng
không có bờ hoa tại phường Châu Phú B, thị xã Châu ðốc, tỉnh An
Giang, vụ thu ñông năm 2012

3.4

35

Diễn biến mật ñộ sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis (Guenee)
qua phương pháp lấy mẫu bằng vợt trên ruộng có bờ hoa và ruộng
không có bờ hoa tại phường Châu Phú B, thị xã Châu ðốc, tỉnh An
Giang, vụ thu ñông năm 2012

3.5

36

Diễn biến mật ñộ sói nhện sói vân hình ñinh ba Pardosa
pseudoannulata qua phương pháp lấy mẫu ñếm khung trên ruộng có
bờ hoa và ruộng không có bờ hoa tại phường Châu Phú B, thị xã Châu
ðốc, tỉnh An Giang, vụ thu ñông năm 2012

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


39
viii


3.6

Diễn biến mật ñộ nhện sói vân hình ñinh ba Pardosa pseudoannulata
qua phương pháp lấy mẫu bằng vợt trên ruộng có bờ hoa và ruộng
không có bờ hoa tại phường Châu Phú B, thị xã Châu ðốc, tỉnh An
Giang, vụ thu ñông năm 2012

3.7

42

Diễn biến mật ñộ bọ xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis Reuter qua
phương pháp lấy mẫu ñếm khung trên ruộng có bờ hoa và ruộng
không có bờ hoa tại phường Châu Phú B, thị xã Châu ðốc, tỉnh An
Giang, vụ thu ñông năm 2012

3.8

44

Diễn biến mật ñộ bọ xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis Reuter qua
phương pháp lấy mẫu bằng vợt trên ruộng có bờ hoa và ruộng không
có bờ hoa tại phường Châu Phú B, thị xã Châu ðốc, tỉnh An Giang, vụ
thu ñông năm 2012

3.9


46

Diễn biến mật ñộ ong ñen kén trắng ñơn Apanteles cypris Nixon qua
phương pháp lấy mẫu bằng ñếm khung trên ruộng có bờ hoa và ruộng
không có bờ hoa tại phường Châu Phú B, thị xã Châu ðốc, tỉnh An
Giang, vụ thu ñông năm 2012

3.10

47

Diễn biến mật ñộ ong ñen kén trắng ñơn Apanteles cypris Nixon qua
phương pháp lấy mẫu bằng vợt trên ruộng có bờ hoa và ruộng không
có bờ hoa tại phường Châu Phú B, thị xã Châu ðốc, tỉnh An Giang, vụ
thu ñông năm 2012

3.11

49

Diễn biến mật ñộ ong ký sinh trứng rầy Anagrus sp. ñược theo dõi
bằng phương pháp lấy mẫu bằng vợt trên ruộng có bờ hoa và ruộng
không có bờ hoa tại phường Châu Phú B, thị xã Châu ðốc, tỉnh An
Giang, vụ thu ñông năm 2012

3.12

51


ðặt bẩy trứng rầy trên ruộng có bờ hoa và ruộng không có bờ hoa tại
phường Châu Phú B, thị xã Châu ðốc, tỉnh An Giang, vụ thu ñông
năm 2012 và hình ảnh ong ký sinh trứng rầy Anagrus spp.

3.13

53

Diễn biến mật ñộ các loài thiên ñịch chính trên hoa sao nhái ở các giai
ñoạn sinh trưởng khác nhau của cây lúa trên ruộng có bờ hoa và ruộng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

ix


không có bờ hoa tại phường Châu Phú B, thị xã Châu ðốc, tỉnh An
Giang, vụ thu ñông
3.14

năm 2012

68

Diễn biến mật ñộ các loài thiên ñịch chính trên hoa mè ở các giai ñoạn
sinh trưởng khác nhau của cây lúa trên ruộng có bờ hoa và ruộng
không có bờ hoa tại phường Châu Phú B, thị xã Châu ðốc, tỉnh An
Giang, vụ thu ñông năm 2012

3.15


69

Diễn biến mật ñộ các loài thiên ñịch chính trên hoa cúc ở các giai
ñoạn sinh trưởng khác nhau của cây lúa trên ruộng có bờ hoa và
ruộng không có bờ hoa tại phường Châu Phú B, thị xã Châu ðốc, tỉnh
An Giang, vụ thu ñông năm 2012

3.16

70

Diễn biến mật ñộ các loài thiên ñịch chính trên hoa hướng dương ở bờ
hoa qua các giai ñoạn sinh trưởng khác nhau của cây lúa tại phường
Châu Phú B, thị xã Châu ðốc, tỉnh An Giang, vụ thu ñông năm 2012

3.17

71

Diễn biến mật ñộ các loài thiên ñịch chính trên ñậu bắp ở các giai
ñoạn sinh trưởng khác nhau của cây lúa

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

72

x



MỞ ðẦU
Trên trái ñất có khoảng một triệu loài côn trùng, trong ñó có khoảng năm vạn
loài ăn thực vật và chỉ có khoảng 1% (khoảng 500 loài côn trùng) chuyên ăn hoa
màu, cây ăn quả. Tuy số lượng chủng loại không nhiều nhưng chúng rất phàm ăn và
ăn rất khoẻ, gây tác hại rất lớn ñối với cây lương thực, rau xanh, cây ăn quả.
Ngành hóa học và công nghiệp hoá chất không ngừng phát triển và sản xuất
ra hết loại thuốc trừ sâu này ñến loại thuốc trừ sâu khác ñể ñối phó với côn trùng có
hại. Trong thực tế, con người không những không tiêu diệt hết ñược côn trùng có
hại mà càng ngày chúng càng phát triển hơn. ðến nay, loài người mới tỉnh ngộ
rằng, nếu chỉ dựa vào thuốc trừ sâu thì không thể tiêu diệt hết ñược côn trùng có
hại. Bởi lẽ trong quá trình sử dụng thuốc trừ sâu tràn lan, ñối tượng bị hại nhiều
nhất không phải là côn trùng có hại mà là kẻ thù của chúng - những loài thiên ñịch
sẽ bị tiêu diệt; trong khi ñó các loài sâu hại sinh sôi nảy nở rất nhanh và mau chóng
nhờn thuốc, càng phun thuốc trừ sâu nhiều càng làm ô nhiễm môi trường không khí,
nước, ñất và cây trồng.
Những năm qua, ngành sản xuất nông nghiệp nước ta cũng như trên thế giới
ñã có những chuyển biến mạnh mẽ với sự xuất hiện hàng loạt các giống cây trồng
với giá trị kinh tế cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh. ðồng thời việc thâm canh
theo phương pháp mới cũng ñã nâng cao ñược năng suất và chất lượng một cách
ñáng kể. Trong xu hướng chung ñó, công tác bảo vệ thực vật ñã trở thành một vấn
ñề rất quan trọng, giúp cho việc thâm canh cây trồng ñảm bảo ñược hiệu quả trên cơ
sở con người biết tác ñộng vào trồng trọt một cách hiểu biết; một trong những biện
pháp mới ñể nâng cao sản lượng và phẩm chất nông sản là áp dụng các giải pháp về
các thành tựu của việc phòng trừ sinh học vào sản xuất nông nghiệp. Phương pháp
phòng trừ sinh học hay còn gọi là ñấu tranh sinh học trong bảo vệ thực vật là việc
dùng các loài sinh vật hay sản phẩm hoạt ñộng của chúng ñể ngăn ngừa hoặc làm
giảm thiệt hại do các loài sâu bệnh gây ra cho cây trồng.
Biện pháp phòng trừ theo hướng sinh học ñặc biệt ñược chú ý khi biện pháp
hóa học sau một thời gian giữ vai trò chủ ñạo trong các hoạt ñộng bảo vệ thực vật
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


1


ñã bộc lộ nhiều hạn chế. Mô hình công nghệ sinh thái hay trồng hoa trên bờ ruộng
nhằm thu hút thiên ñịch phòng trừ dịch hại trên lúa là thiết kế lại ñồng ruộng với
mục ñích nhằm khôi phục lại sự ña dạng sinh học của hệ sinh thái, ñảm bảo môi
trường tự nhiên, giữ mật số dịch hại ở mức thấp nhất không gây ra sự mất mát về
năng suất và hạn chế tối ña việc sử dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp.
Cây lúa là cây lương thực chủ yếu của người dân ðông Nam Á nói chung,
của người dân Việt Nam nói riêng. Bên cạnh ñó, lúa còn là loại sản phẩm xuất khẩu
có giá trị kinh tế. Song cây lúa bị rất nhiều loài sâu hại tấn công, trong ñó có rầy nâu
Nilaparvata lugens (Stål), sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis Guenee là
những loài sâu hại quan trọng tại hầu hết các vùng sản xuất lúa trong cả nước, ñặc
biệt là các tỉnh phía Nam, nơi có ñiều kiện sinh thái phù hợp cho chúng phát triển
quanh năm, nơi có ñiều kiện sinh thái

phù hợp cho chúng phát triển quanh

năm.Thêm vào ñó do thâm canh cao, lạm dụng thuốc trừ sâu và biến ñổi khí
hậu…ñã dẫn ñến mức ñộ phát sinh và gây hại của các loài dịch hại này ngày càng
trở nên quan trọng hơn.Sự gây hại của chúng ñã ảnh hưởng không nhỏ ñến sản xuất
và thu nhập kinh tế của người nông dân. Biện pháp phòng chống chúng bằng thuốc
hóa học ñã ñể lại ít nhiều những hậu quả bất lợi và hiệu quả phòng trừ thấp.
ðể có các giải pháp quản lý hiệu quả, thân thiện với môi trường cho vùng
trồng lúa của tỉnh An Giang, ñề tài khảo sát “Diễn biến mật ñộ rầy nâu Nilaparvata
lugens (Stål), sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis Guenee và thiên ñịch
chính của chúng ở ruộng lúa ứng dụng công nghệ sinh thái tại phường Châu Phú B,
thị xã Châu ðốc, tỉnh An Giang, vụ thu ñông năm 2012” ñược thực hiện ñể ñánh
giá hiệu quả của việc ứng dụng mô hình công nghệ sinh thái nhằm giúp giảm số lần

phun thuốc trừ sâu mà vẫn quản lý tốt dịch hại trên ruộng, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường, bảo tồn ñược môi trường tự nhiên cho các loại thiên ñịch sinh sống, cân
bằng hệ sinh thái ñồng ruộng. Từ ñó, giúp nông dân giảm chi phí, giá thành và nâng
cao hiệu quả trong sản xuất. Những kết quả ñiều tra về thành phần cũng như diễn
biến mật ñộ của rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ và 04 loài thiên ñịch chính của chúng trên
ruộng lúa ứng dụng công nghệ sinh thái tại phường Châu Phú B, thị xã Châu ðốc,
tỉnh An Giang, vụ thu ñông năm 2012 thực sự là những ñóng góp hoàn toàn mới
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

2


cho khoa học và sản xuất.
MỤC ðÍCH CỦA ðỀ TÀI
Xác ñịnh ñược khả năng khống chế mật số rầy nâu Nilaparvata lugens (Stal)
và sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis Guenee của các loài thiên ñịch ở
ruộng ứng dụng công nghệ sinh thái tại tại phường Châu Phú B, thị xã Châu ðốc,
tỉnh An Giang, vụ thu ñông năm 2012, nhằm cung cấp nguồn thông tin cho khoa
học và làm cơ sở ñể ñề xuất triển khai ứng dụng rộng rãi mô hình, bổ sung biện
pháp phòng trừ rầy nâu một cách hợp lý, ñem lại hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi
trường và sức khỏe con người.
YÊU CẦU CỦA ðỀ TÀI
Xác ñịnh diễn biến mật ñộ của rầy nâu Nilaparvata lugens (Stal) và sâu cuốn
lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis Guenee trên ruộng lúa và 04 loài thiên ñịch chính:
bọ xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis Reuter; nhện sói vân hình ñinh ba Pardosa
pseudoannulata; ong ñen kén trắng ñơn Apanteles cypris Nixon và ong ký sinh
trứng rầy Anagrus sp. trên bờ hoa và trên ruộng lúa.
Xác ñịnh sự hiện diện của tập ñoàn thiên ñịch, sâu hại chính và kiểm chứng
hiệu quả phòng trừ sinh học của mô hình “ruộng lúa bờ hoa”.
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN CỦA ðỀ TÀI

Sử dụng quan ñiểm “Dịch vụ sinh thái” ñể bổ sung cái còn thiếu trong hệ
sinh thái nhằm thu hút năng lượng (thiên ñịch ñến diệt trừ sâu hại cây trồng) trong
tự nhiên ñể tạo sự cân bằng bền vững trong hệ sinh thái (ñôi bên cùng có lợi). Nội
dung chính của ñề tài là việc trồng các loại cây có hoa trên các bờ ruộng. Cây hoa
này có phấn và mật hoa sẽ thu hút các loài thiên ñịch ñến cư trú và sinh sản vì ở giai
ñoạn trưởng thành chúng cần ăn thêm mật và phấn hoa ñể bổ sung năng lượng cho
sự sinh sản. Sự hiện diện của thiên ñịch sẽ giúp khống chế sự tấn công của sâu hại.
ðề tài ñược thực hiện nhằm góp phần tìm hiểu vai trò ñích thực của việc
trồng hoa trên bờ ruộng lúa ñối với việc quản lý rầy nâu và sâu cuốn lá nhỏ hại lúa,
góp phần vào việc giới thiệu các giải pháp phòng chống dịch hại theo hướng sinh
thái, giảm lệ thuộc vào thuốc trừ sâu trong sản xuất lúa hiện nay ở Việt Nam.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.1.1. Khái niệm về công nghệ sinh thái
Công nghệ sinh thái là những tác ñộng của con người nhằm cải thiện môi
trường dựa trên những nguyên tắc về sinh thái (Parrott, 2002). Theo nhà sinh thái
học người Mỹ Odum (1962) ñã ñề cập ñến khái niệm “Công nghệ sinh thái”
(ecological engineering) và có cách nhìn tổng quan là “ðiều khiển môi trường bởi
con người bằng cách cung cấp một số lượng năng lượng nhỏ cho hệ sinh thái muốn
kiểm soát rồi lấy lại từ ñó nguồn năng lượng tự nhiên”. Tuy nhiên, những năm gần
ñây Mithsch và Jogensen (1989) ñã ñịnh nghĩa “Công nghệ sinh thái là sự phát họa
về xã hội của con người theo hướng môi trường tự nhiên của nó ñể cả hai cùng có
lợi”, ñó chính là sự thiết kế lại hệ thống ruộng lúa sao cho kết cấu giữa thực vật
(Flora) và ñộng vật (Fauna) một cách hài hòa và phong phú. Từ ñó tạo ñược chuỗi

thức ăn và mạng lưới thức ăn trong sự biến ñộng nhưng cân bằng. Các hoạt ñộng
này còn ñược gọi là “Dịch vụ sinh thái”( Ecological services). Từ chuỗi dịch vụ
sinh thái này, các thiên ñịch sẽ tấn công các loài sâu hại và giữ mật số của dịch hại
ở mức thấp nhất không gây ra sự mất mát năng suất và con người không cần phải sử
dụng thuốc trừ sâu (Gurr et al., 2004b).
Gurr et al. (2004a) kết luận rằng mặc dù sử dụng công nghệ sinh thái trong
quản lý dịch hại mới xuất hiện và còn non trẻ, nhưng ñã mang ñến phương pháp
chiến lược cho các nhà nghiên cứu nhằm áp dụng vào thực tế ñồng ruộng. Công
nghệ sinh thái là một công cụ, một thành phần tiềm năng trong chương trình IPM
vốn ñang ñược ứng dụng rộng rãi trong nhiều nền nông nghiệp.
Từ năm 1973 ñến năm 2002 ñã xuất bản các kết quả về “Quản lý dịch hại
bằng công nghệ sinh thái” ở Mỹ, Anh và Châu Âu chiếm 60% tổng cộng có 3.529
mô hình, trong ñó phân nữa là ở Mỹ; Anh và Châu Âu chiếm 20 %, phần còn lại là
Liên Xô, Trung Quốc, Châu ðại Dương và Châu Phi ở mỗi nơi chiếm từ 4 - 8 %
(Gurr et al., 2004b).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

4


1.1.2. Sự ña dạng và phong phú của côn trùng và nhện trong ruộng lúa
Theo Barrion và Litsinger (1995), có trên 342 loài côn trùng và nhện ñã ñược
phát hiện trên các ruộng lúa ở Philippines và các nước khác vùng ðông Nam Châu
Á. Bambaradeniya (2003) ghi nhận có khoảng 280 loài côn trùng và 60 loài nhện
hiện diện trên ruộng lúa tại Sri Lanka. Heong et al. (1991) ñã ghi nhận có 46 loài ăn
mồi thuộc nhóm bọ xít và nhện, 14 loài ong ký sinh và các loài rầy gây hại trên
ruộng lúa tại Philippines. Số lượng loài côn trùng gây hại trên cây lúa biến ñộng từ
20 ñến 30 loài (Riessing et al.,1986).Vai trò các nơi cư trú quanh ruộng lúa, các loài
ăn mồi liên hệ chặt chẽ với quy luật phòng trừ sinh học tự nhiên ở mức ñộ cộng
ñồng các nhóm sinh vật trong hệ sinh thái ruộng lúa (Heong et al., 1994).

1.1.3. Vai trò của cây có hoa-Nơi cư trú của thiên ñịch trên ñồng ruộng
Những biện pháp rõ ràng và có hệ thống ñầu tiên áp dụng khái niệm rộng kỹ
thuật sinh thái ñể quản lý dịch hại (Gurr et al., 2004a) ñã thấy tập quán văn hóa
ñược sử dụng ñể tăng cường kiểm soát sinh học (ví dụ, môi trường sống thao tác) là
phù hợp với triết lý kỹ thuật sinh thái. Những phương pháp này bao gồm các loại
cây trồng bẫy (1) ñể chuyển hướng sâu bệnh từ cây trồng, (2) các hình thức khác
nhau ñể giảm nhập cư polycultures hại hoặc nơi cư trú, và (3) cung cấp nguồn lực
cho những kẻ thù tự nhiên.
Landis et al., (2005) cho biết những nơi cư trú thuộc ñất trồng trọt và không
trồng trọt cung cấp trực tiếp cho thiên ñịch nguồn phấn hoa, mật và gián tiếp thông
qua việc gia tăng mật số ký chủ, con mồi hay cung cấp vùng tiểu khí hậu ôn hòa cho
thiên ñịch sinh sống. Các loài ký sinh và bắt mồi sử dụng phấn hoa và mật hoa làm
nguồn năng lượng ñể tái sản xuất cũng như tăng mật số trong khoảng thời gian mà
mật số con mồi thấp hoặc khan hiếm. Trong khi một số loài côn trùng khác lại tiêu
thụ một lượng lớn các loại hạt cỏ như là một thành phần quan trọng trong bữa ăn
của chúng, vì vậy các loài côn trùng này cũng có vai trò quan trọng trong quản lý
tổng hợp cỏ dại, nhằm giảm sự phụ thuộc vào sử dụng thuốc hóa học.
Một số nghiên cứu cho rằng việc xây dựng mô hình công nghệ sinh thái,
trồng các loài hoa dại có màu sặc sỡ, có nhiều phấn hoa và hương thơm trên bờ
ruộng trong suốt vụ lúa nhằm thu hút các loài thiên ñịch của rầy nâu cư trú là cần
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

5


thiết (Dyer et al.,1996), Gurr et al. (2004b).
Kiritani (1979) cho biết các loài chân ñốt với chu kỳ sống khác nhau, mỗi
loài sẽ chiếm giữ một nơi cư trú trên ñồng ruộng, vì vậy sự ña dạng của hệ sinh thái
ñồng ruộng không chỉ phụ thuộc vào bản thân nó mà còn phụ thuộc vào các yếu tố
khác như: ñất trống quanh ruộng, bờ bao, bờ ñê, nguồn nước,… Way (1994), trích

dẫn bởi Yu (2005) cho rằng các loài bắt mồi và ký sinh là tác nhân sinh học quan
trọng tiêu diệt côn trùng gây hại, tuy vậy các loài thiên ñịch trong tự nhiên thường
không ñủ khả năng kiềm chế sự gây hại dưới ngưỡng kinh tế, nguyên nhân là do nơi
cư trú không ổn ñịnh trong ñồng ruộng (ảnh hưởng của thời gian thu hoạch, thuốc
hóa học,…) ñã làm giảm mật số thiên ñịch. Vì vậy các nơi cư trú xung quanh ruộng
lúa rất quan trọng trong việc bảo tồn và gia tăng quần thể thiên ñịch.
Heong et al. (1994) cho biết quản lý nơi cư trú trên ñồng ruộng là chiến lược
ñể bảo tồn biện pháp quản lý sinh học bằng việc ña dạng và nâng cao nguồn tài
nguyên thiên ñịch. Ví dụ: Brachiaia, Zizania là các loài thực vật xung quanh ñồng
ruộng có vai trò cung cấp nơi cư trú cho các loài ký sinh trứng và bắt mồi. Vì vậy
các nơi cư trú quanh năm từ vùng lân cận cây lúa sẽ rất quan trọng, thể hiện ñược sự
ña dạng của hệ sinh thái và khả năng chống lại các bất lợi từ hạn hán, lũ lụt hay
thuốc trừ sâu bệnh. Zhang và Qi (2004) thấy rằng nơi cư trú cho côn trùng trên ñồng
ruộng rất ña dạng, các loài ký sinh và bắt mồi có khả năng ñịnh vị và bắt các loài
côn trùng ăn thực vật một cách nhanh chóng, nên chúng có vai trò quan trọng ñể
quản lý mật số sâu hại. Việc duy trì sự ña dạng của các nơi cư trú xung quanh ñồng
ruộng là rất cần thiết và có hiệu quả.
Landis et al.(2005) chứng minh ñược các ñồng cỏ, hàng cây xanh, bờ bao
quanh ruộng hay các luống cỏ có vai trò như những nơi cư trú ổn ñịnh giúp tăng
mật số, khả năng sinh sản của bọ cánh cứng và các loài sinh vật khác nhờ vào việc
cung cấp thức ăn, nơi trú ẩn và qua ñông; việc cung cấp thường xuyên các nơi cư
trú phân bố gần ñồng ruộng là biện pháp tốt ñể bảo tồn côn trùng có ích và dễ dàng
quản lý hơn so với việc tăng các nơi cư trú trong ñồng ruộng. Những nơi cư trú
thuộc ñất trồng trọt và không trồng trọt cung cấp trực tiếp cho thiên ñịch nguồn
phấn hoa, mật và gián tiếp thông qua việc gia tăng mật số ký chủ, con mồi hay cung
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

6



cấp vùng tiểu khí hậu ôn hòa cho thiên ñịch sinh sống. Các loài ký sinh và bắt mồi
sử dụng phấn hoa và mật hoa làm nguồn năng lượng ñể tái sản xuất cũng như tăng
mật số trong khoảng thời gian mà mật số con mồi thấp hoặc khan hiếm. Trong khi
một số loài côn trùng khác lại tiêu thụ một lượng lớn các loại hạt cỏ như là một
thành phần quan trọng trong bữa ăn của chúng, vì vậy các loài côn trùng này cũng
có vai trò quan trọng trong quản lý tổng hợp cỏ dại, nhằm giảm sự phụ thuộc vào sử
dụng thuốc hóa học.
1.1.4. Lựa chọn loài cây có hoa thích hợp và cách thiết lập cây có hoa trên ñồng
ruộng
Luka et al.(1998) thấy rằng các loài cây có hoa rất có tiềm năng trong việc
thu hút các loài ong ăn rầy mềm và ong ký sinh; hiệu quả thu hút của các loài hoa
không giống nhau: một số loài có khả năng hấp dẫn mạnh thiên ñịch trong khi các
loài khác thể hiện khả năng ít hoặc hoàn toàn không thu hút thiên ñịch. Kết quả sử
dụng 15 loại cây có hoa khác nhau ñể dẫn dụ các loài ong trên ruộng trồng cải bông
xanh cho thấy loài cải bông vàng (Lobularia maritime) có khả năng thu hút các loài
ong mạnh nhất. Penderghrass et al. (2008) cho biết nguyên tắc của việc sử dụng cây
có hoa thu hút thiên ñịch là tạo tính ña dạng bằng nhiều loại hoa ñể ñảm bảo có hoa
nở trong suốt mùa vụ, cung cấp bền vững nguồn mật và phấn hoa. Các loài hoa
ñược sử dụng thường có hoa nhỏ ñể phù hợp với các loài ký sinh và bắt mồi vốn có
kích thước và miệng nhỏ, tốt nhất là có hoa ñơn, hình tách, miệng hoa mở ñể thích
hợp cho côn trùng lấy mật và phấn hoa. Williams L.; Hendrix D.(2008) thí nghiệm
trên bốn loài cây có hoa là Erigeron annarus, Oenothra speciosa, Lamium
amplexcicaule, Capsella bursa-pastoris ñối với tuổi thọ của ong ký sinh Anaphes
iole nhưng không có khác biệt so với không trồng hoa: tác giả kết luận do các loài
cây này còn chưa phù hợp với ong Anaphes iole.
Penderghrass et al.(2008) ñã ñề xuất các bước thực hiện việc thiết lập cây có
hoa trên ñồng ruộng với một kế hoạch cụ thể, khởi ñầu bằng việc lựa chọn ñược loại
cây thích hợp; các loại cây có hoa tự nhiên trong vùng ñược khuyến cáo vì phù hợp
với ñiều kiện ñất ñai khí hậu tại ñịa phương, ñã ñược biết rõ và quan sát kỹ khả
năng cung cấp hoa, các loài lấy phấn hoa cũng dễ tìm thấy nơi cư trú thích hợp trên

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

7


các cây bản ñịa. Cần sử dụng nhiều loại cây có hoa ñể tạo sự ña dạng cung cấp hoa
suốt vụ, nhiều loại hoa, nhiều kích cỡ ñể phù hợp với các loài thiên ñịch khác nhau.
Cần chú ý trồng ñể cây cho hoa trước khi mùa vụ bắt ñầu, giúp các loài ong phát
triển và nhân mật số sẽ có tác dụng tốt khi bước vào vụ mùa. Diện tích và hình dạng
của khu vực trồng hoa phải ñảm bảo có tác dụng ñối với thiên ñịch: thông thường
diện tích trồng hoa tối thiểu phải ñạt 0,5 acre (khoảng 2.000 m2), trồng theo từng dãi
rộng hình vuông ñối với các loài cỏ có hoa. Tuy nhiên trong thực tế thường áp dụng
bằng cách trồng theo ñường thẳng dọc theo bờ bao, bờ mương, ñường dẫn của ñồng
ruộng.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
1.1.1. Khái niệm về công nghệ sinh thái
Biện pháp sinh học ñóng vai trò cốt lõi trong hệ thống biện pháp quản lý dịch
hại tổng hợp (IPM) và quan ñiểm này ñã ñược chứng minh qua thực tiễn sản xuất
nông nghiệp ở nước ta. Từ năm 1992 Việt Nam ñã chính thức tham gia mạng lưới
IPM network và từ ñó ñến nay chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM ñã phát
triển mạnh mẽ ở trên cây lúa, cây rau và cây ăn quả ñã mang lại cho nông dân nhiều
lợi ích thiết thực. Theo Nguyễn Hữu Huân và Bùi Sĩ Doanh (2007), nổi bật nhất là
chương trình quốc gia về IPM trên cây lúa từ những năm 1990 cho ñến năm 2002
với chương trình nhập nội, nhân nuôi và phóng thích ong ký sinh bọ cánh cứng hại
dừa; những thành tựu này ñã ñược tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên
hiệp quốc (FAO) ñánh giá cao và xem là bài học ñiển hình cho các

nước khác.

Phạm Văn Lầm (2002) ñã cung cấp thông tin bước ñầu về nguồn tài nguyên

thiên ñịch của sâu hại trên cây lúa, ngô, ñậu tương, ñậu ăn quả, chè, cà phê, cây ăn
quả có múi, rau họ thập tự. Công trình này ñã xác ñịnh tên khoa học của 452 loài
thuộc 18 bộ của lớp côn trùng, nhện, nấm, virus, và tuyến trùng.
Kết quả nghiên cứu của Lã Phạm Lân và cs.(2005) cho thấy có sự di chuyển
qua lại của các loài giữa các hệ sinh thái kế cận, và một hệ sinh thái không phải lúa
có thể là nơi trú ẩn cho các loài thiên ñịch.
Theo Nguyễn Văn ðĩnh và cs.(2007) cho rằng trong khoảng 1/3 thế kỷ qua,
chúng ta ñã tiến hành nghiên cứu nhiều vấn ñề về biện pháp sinh học. Các nghiên
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

8


cứu này thường tập trung vào hai hướng chính là: (1) bảo vệ duy trì và phát triển
quần thể thiên ñịch có sẵn trong tự nhiên. (2) Bổ sung thiên ñịch vào sinh quần cây
trồng nông lâm nghiệp.
Mặt khác, ảnh hưởng của ñiều kiện ngoại cảnh ñến sự tích lũy số lượng của
thiên ñịch trên các cây trồng là một cơ sở quan trọng ñể xây dựng biện pháp bảo vệ,
khích lệ các thiên ñịch tự nhiên trong hạn chế dịch hại. Khi không có lúa trên ñồng,
các cây cỏ mà hoa có mật là nơi cư trú của nhiều thiên ñịch vì mật hoa và phấn hoa
là nguồn thức ăn thêm có giá trị của nhiều loài thiên ñịch. Ở vùng Cần Thơ ñã ghi
nhận ñược 30 loại cây cỏ là nơi trú ngụ của nhiều loài thiên ñịch của sâu hại
lúa.(Lương Minh Châu và cs.,1987).
Các nhóm thiên ñịch (hay từng loài thiên ñịch) có vai trò không giống nhau
trong việc kìm hãm sự phát triển của dịch hại. Bởi vậy việc ñánh giá vai trò của
thiên ñịch trong hạn chế số lượng dịch hại là vấn ñề rất quan trọng khi nghiên cứu
lợi dụng chúng ñể phòng chống dịch hại. Vai trò kìm hãm số lượng sâu hại lúa của
riêng từng loài thiên ñịch thường không lớn, song vai trò này của một tập hợp thiên
ñịch ñối với một loài sâu hại lúa nào ñó trong từng lúc ở từng ñiều kiện cụ thể thì lại
rất lớn và rất có ý nghĩa kìm hãm sâu hại phát triển. Kết quả nghiên cứu của Lương

Minh Châu (1989) cho thấy hầu hết côn trùng và nhện sống trên ruộng lúa ñều hiện
diện trong vườn cây và bờ kênh dẫn nước, chứng tỏ thiên ñịch có thể thích nghi với
các môi trường sống tùy vào ñiều kiện cụ thể. Thành phần loài thiên ñịch trên các
vườn cây ăn trái rất phong phú là nguồn bổ sung cho hệ thiên ñịch trên ruộng lúa, là
nơi trú ẩn lý tưởng cho thiên ñịch khi mưa gió hay lúc ruộng lúa thiếu mồi. Nhìn
chung, có sự liên hệ rất chặt chẽ giữa hệ sinh thái và hệ thiên ñịch vì có một sự di
chuyển qua lại giữa các loài từ vườn cây, bờ cỏ xuống ruộng và ngược lại.
1.2.2. Sự ña dạng và phong phú của côn trùng và nhện trong ruộng lúa
Tại Việt Nam, theo Phạm Văn Lầm (2000) có 415 loài thiên ñịch trên lúa ở
Việt Nam thuộc 14 bộ, 58 họ, 241 giống của các lớp côn trùng, nhện, nấm và tuyến
trùng; có khoảng 85 loài hiện diện thường xuyên trong ruộng lúa, chiếm 20,4%
trong tổng số loài ñã phát hiện ñược. Về diễn biến hệ sinh thái trong ruộng lúa, theo
Lã Phạm Lân và cs.(2005) thì nhóm sâu hại hiện diện chiếm 20%, nhóm ăn mồi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

9


chiếm khoảng 20-30% và phát triển quần thể khá ổn ñịnh nhóm ký sinh hiện diện
tương ñối thấp, chiều biến thiên cùng chiều với sự xâm nhập của dịch hại; các nhóm
khác chiếm 2-50% có vai trò chủ yếu là cầu dinh dưỡng. Tính phong phú và ña
dạng của quần thể ký sinh thiên ñịch ở những nơi cư trú gần ruộng lúa thì cỏ dại là
nơi cư trú chính của nhiều loài ký sinh thiên ñịch. Một số lớn các loài ñược tìm thấy
phổ biến ở cỏ dại hơn là ruộng lúa (Lã Phạm Lân và cs., 2005).
Kết quả nghiên cứu của Lương Minh Châu (1989) cho thấy hầu hết côn trùng
và nhện sống trên ruộng lúa ñều hiện diện trong vườn cây và bờ kênh dẫn nước,
chứng tỏ thiên ñịch có thể thích nghi với các môi trường sống tùy vào ñiều kiện cụ
thể. Thành phần loài thiên ñịch trên các vườn cây ăn trái rất phong phú là nguồn bổ
sung cho hệ thiên ñịch trên ruộng lúa, là nơi trú ẩn lý tưởng cho thiên ñịch khi mưa
gió hay lúc ruộng lúa thiếu mồi. Nhìn chung, có sự liên hệ rất chặt chẽ giữa hệ sinh

thái và hệ thiên ñịch vì có một sự di chuyển qua lại giữa các loài từ vườn cây, bờ cỏ
xuống ruộng và ngược lại.
Thành phần côn trùng thiên ñịch rất phong phú, hiện diện khắp mọi nơi, gần
như nơi nào có côn trùng gây hại là ñều có sự hiện diện của côn trùng thiên
ñịch.Tác ñộng của các côn trùng thiên ñịch (ăn mồi, ký sinh) rất lớn, có thể nói
không có gì mà con người làm có thể so sánh với tác ñộng của côn trùng thiên ñịch.
Với nhiều ưu ñiểm nổi trội so với việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ñể phòng
trừ dịch hại, trong 3 thập kỷ qua ñã có một sự gia tăng vượt bực về các công trình
nghiên cứu và ứng dụng côn trùng thiên ñịch trong phòng trừ sinh học (Nguyễn Thị
Thu Cúc, 2010).
1.2.3. Vai trò của cây có hoa-Nơi cư trú của thiên ñịch trên ñồng ruộng
Lã Phạm Lân và cs.(2005) cũng tìm thấy rằng các hệ sinh thái xung quanh
ruộng lúa rất tốt cho việc canh tác và quản lý dịch hại và phần lớn các loài thiên
ñịch trong ruộng lúa có thể bắt gặp trong các bãi cỏ, vườn cây xung quanh. Sự hiện
diện của các loài thiên ñịch ở các hệ sinh thái không phải lúa chỉ ra rằng có sự di
chuyển ñan xen qua lại của thiên ñịch, dù chỉ là di chuyển ngẫu nhiên hay tìm mồi
giữa hai khu vực sinh thái kế cận. ðiều này rất có ý nghĩa trong việc tăng cường khả
năng quản lý dịch hại tự nhiên của ñồng ruộng, chúng bổ sung và tăng cường hiệu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

10


quả trong việc áp dụng IPM với không sử dụng thuốc trong 40 ngày sau sạ.
Nguyễn Văn ðĩnh và cs.(2007) thấy rằng cần trồng xung quanh cây trồng
chính những cây có hoa ñể tạo ra nguồn thức ăn như mật, phấn hoa có tác dụng
trong việc tăng thời gian sống, khả năng sinh sản của nhiều loài thiên ñịch như bọ
cánh cứng bắt mồi, bọ cánh mạch, ong ký sinh…; mặt khác cây trồng xen không bị
phun thuốc là nơi ẩn náo quan trọng cho thiên ñịch: ñiều này rất có ý nghĩa trong
việc bảo vệ và nâng cao vai trò của thiên ñịch trong phòng chống dịch hại.

1.2.4. Lựa chọn loài cây có hoa thích hợp và cách thiết lập cây có hoa trên ñồng
ruộng
Từ ñầu vụ ðông Xuân 2009-2010, mô hình công nghệ sinh thái ñầu tiên ñã
ñược triển khai tại hai ñịa ñiểm có rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá gây hại trầm
trọng nhất là huyện Cai Lậy và Cái Bè của tỉnh Tiền Giang, trên diện tích của mỗi có
bờ trồng hoa khoảng 30 -36,7 ha lúa cho nguyên cả cánh ñồng với 36- 43 nông dân
tham gia trong một cộng ñồng. Nông dân ñược tập huấn về kỹ thuật canh tác tiên tiến,
áp dụng biện pháp gieo sạ “né rầy” và hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu bằng cách
trồng các loại cỏ có hoa trên bờ ruộng ñể thu hút thiên ñịch. Chọn những loại hoa có
màu sắc và hương thơm phù hợp, nhiều mật và phấn hoa ñể thu hút thiên ñịch như:
Sài ñất Wedelia chinensis, Xuyến chi Bidens pilosa, cúc Gót Colobogyne sp. và cỏ
Cứt heo Agelatum conyzoides (Nguyễn Hữu Huân và cs., 2011).
1.3. Ứng dụng công nghệ sinh thái trong sản xuất lúa ở Việt Nam
Các giải pháp quản lý tổng hợp dịch hại cây lúa bền vững là nhằm tăng
cường các dịch vụ sinh thái trong sản xuất lúa, ñồng thời giảm thiểu việc sử dụng
thuốc trừ sâu hóa học ñộc hại ñối với sinh cảnh ñồng lúa. Giải pháp mới có tên gọi
“công nghệ sinh thái” ñược giới thiệu ñưa vào ứng dụng trên ñồng lúa ðBSCL từ
năm 2009 nhằm tăng cường tính ña dạng, phong phú của quần thể các loài thiên
ñịch trong sinh quần ruộng lúa (Nguyễn Hữu Huân và cs.,2011).
Từ vụ ðông xuân 2009-2010, Trung tâm BVTV phía Nam kết hợp với
trường ðại học Cần Thơ, Viện Khoa học nông nghiệp Miền Nam, Sở Nông nghiệp
và PTNT tỉnh Tiền Giang ñã thực hiện thành công hai mô hình có bờ trồng hoa
“Công nghệ sinh thái” dựa trên nền tảng cộng ñồng nông dân ñể tiến hành “IPM”,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

11


“3 Giảm 3 Tăng”, “Gieo sạ ñồng loạt và né rầy”, “trồng hoa có mật và phấn hoa
trên bờ ruộng” tại hai huyện Cai Lậy và Cái Bè, mỗi có bờ trồng hoa là 50 ha. Quy

trình ứng dụng công nghệ sinh thái trong thâm canh lúa ở ðBSCL ñã ñược các
chuyên gia của Viện nghiên cứu lúa Quốc tế IRRI và Việt Nam phác thảo, in ấn và
phát hành rộng rãi ñến nông ñân; ñồng thời ñã ñược Bộ Nông nghiệp và PTNT
chính thức phát ñộng áp dụng rộng rãi trong sản xuất lúa hiệu quả, bền vững tại
ðBSCL, bắt ñầu từ vụ ðông xuân 2010-2011 (Hồ Văn Chiến và cs., 2012).
ðến tháng 7/2013 ñã có 131 xã, 65 huyện thị của 16 tỉnh thành phía Nam
ứng dụng mô hình, các tỉnh có diện tích ứng dụng nhiều nhất là Tiền Giang, An
Giang, Kiên Giang, ðồng Tháp, Sóc Trăng,...với tổng diện tích ứng dụng là 5.083,6
ha, nông dân tham gia 7.814 hộ, tổng số mô hình trồng hoa là 228, số lớp tập huấn
là 689 lớp. Trong các cánh ñồng áp dụng công nghệ sinh thái, ong ký sinh và các
loại thiên ñịch khác có mật số gia tăng ñáng kể, nông dân giảm 50 % chi phí thuốc
trừ sâu, năng suất cao hơn. Việc giảm thuốc trừ sâu tăng thu nhập nông dân từ US$
45-145 ha/vụ (từ 900.000 ñồng ñến 2.900.000 ñồng/ha) (Hồ Văn Chiến, 2013).
Tại tỉnh An Giang ñã bắt ñầu triển khai thực hiện thử nghiệm mô hình
“Công nghệ sinh thái” trồng hoa trên bờ ruộng lần ñầu tiên tại xã Vĩnh Bình, huyện
Châu Thành trong vụ Hè Thu 2010 với sự tham gia của nhóm 15 nông dân cùng
trồng hoa bên bờ ruộng bao quanh cánh ñồng “1 phải 5 giảm”. Từ thành công bước
ñầu của mô hình, trong các vụ lúa tiếp theo, mô hình ñược tiếp tục phát ñộng triển
khai tại 11 huyện, thị, thành phố trong tỉnh, lồng ghép với các ñiểm triển khai huấn
luyện chương trình “1 phải 5 giảm” và khu vực 33 ha ruộng sản xuất lúa hàng hóa
ñạt tiêu chuẩn Global GAP tại xã Vĩnh Khánh, huyện Thoại Sơn.
Hoa ñược trồng chủ yếu gồm các loại: trâm ổi, sao nhái, cúc mặt trời,
xuyến chi, sục sạc, mè, ñậu bắp và hướng dương…. Kết quả ñiều tra tại các ruộng
mô hình cho thấy việc trồng cây có hoa trên bờ ruộng ñã làm tăng số loài thiên ñịch
trong ruộng lúa so với ruộng không có bờ trồng hoa.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

12



Hình 1.1 Mô hình Công nghệ sinh thái tại xã Vĩnh Khánh, huyện Thoại Sơn,
vụ ðông Xuân 2010-2011(hình bên trái) và tại xã Vĩnh Châu, thị xã Châu ðốc,
An Giang, vụ ðông Xuân 2011-2012(hình bên phải)

Hoa Trâm ổi
(Lantana camarac)

Cây sục sạc
(Crotalaria)

Hoa hướng dương
(Helianthus annuus)

Hoa ñậu bắp
(Abelmoschus)

Hoa sao nhái
(Cosmos bipinnatus Cav. )

Hoa cúc
( Esculentus)

Hoa mè
(Sesamum)

Hình 1.2 Các loại hoa ñược gieo trồng trong mô hình công nghệ sinh thái
tại tỉnh An Giang
ðại diện Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI, nhà côn trùng học K.L. Heong,
dự án IRRI – ADB – Rice planthopper phối hợp với Chi cục BVTV An Giang tổ

chức hội thảo phác họa vật liệu thông tin, hỗ trợ thực hiện pano, poster, leaflet về
chương trình công nghệ sinh thái thông qua mô hình trồng cây có hoa trên bờ ruộng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

13


×