Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

thực trạng và giải pháp chủ yếu xóa đói giảm nghèo cho hộ nông dân tại huyện samraong tỉnh takeo campuchia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.6 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
--------

-------

NOUN SOPHEAK

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÓA ðÓI
GIẢM NGHÈO CHO HỘ NÔNG DÂN TẠI
HUYỆN SAMRAONG - TỈNH TAKEO - CAMPUCHIA

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2013
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
--------

-------

NOUN SOPHEAK

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÓA ðÓI
GIẢM NGHÈO CHO HỘ NÔNG DÂN TẠI
HUYỆN SAMRAONG - TỈNH TAKEO - CAMPUCHIA



LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Chuyên ngành : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 60.62.01.15

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. MAI THANH CÚC

HÀ NỘI - 2013
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

ii


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan rằng ñây là công trình nghiên cứu ñộc lập của tôi. Các
nội dung và kết quả nghiên cứu của tôi trong luận văn là trung thực và chưa
từng ñược công bố ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng những mục trích dẫn luận văn ñều ñược chỉ rõ
nguồn gốc và mọi sự giúp ñỡ ñã ñược cảm ơn.
Hà Hội ngày tháng

năm 2012

Tác giả luận văn

Noun Sopheak

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………


i


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nỗ lực học tập tại trường ðại học Nông nghiệp Hà
Nội, dưới sự dìu dắt, dạy dỗ nhiệt tình của các thầy, các cô giáo trong trường
ñại học Nông nghiệp Hà nội, các thầy cô giáo trong khoa KT&PTNN ñã tạo
ñiều kiện và mang ðến cho tôi những kiến thức thật bổ ích và lý thú ñể làm
hành trang bước vào cuộc sống.
ðược tiến hành ñề tài này, ngoài sự phấn ñấu hết mình của bản thân thì
tôi còn có ñược nhiều sự giúp ñỡ, ñặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới thầy PGS.TS. Mai Thanh Cúc.
Bằng tấm lòng chân thành của mình, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
các thấy, các cô giáo trong khoa kinh tế và phát triển nông thôn ñặc biệt các
thầy cô trong bộ môn Phát triển nông thôn, các cán bộ lãnh ñạo ở Sở phát
triển nông thôn, Sở nông nghiệp – lâm nghiệp, Sở kế hoạch, cán bộ huyện
Samraong, tỉnh Takeo ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi, giúp ñỡ tôi, dành rất
nhiều thời gian ñể giúp tôi hoàn thành ñề tài một cách tốt ñẹp nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội ngày tháng

năm 2012

Tác giả luận văn

Noun Sopheak

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

ii



MỤC LỤC
Lời cam ñoan………………………………………………………………….i
Lời cảm ơn……………………………………………………………………ii
Mục lục………………………………………………………………………iii
Danh mục bảng………………………………………………………………vi
Danh mục ñồ thị……………………………………………………………..vii
Danh mục viết tắt…………………………………………………………...viii
PHẦN I MỞ ðẦU......................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của ñề tài..................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ñề tài................................................................. 2

1.2.1.

Mục tiêu chung.................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................. 3

1.3.

ðối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................... 3


1.3.1.

ðối tượng nghiên cứu. ....................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3

PHẦN II TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận ..................................................................................... 4

2.1.1.

Khái niệm về ñói nghèo..................................................................... 4

2.1.2.

Vai trò của xóa ñói giảm nghèo ........................................................ 8

2.1.3.

ðặc ñiểm của người nghèo .............................................................. 12

2.1.4.

Nội dung xóa ñói giảm nghèo .......................................................... 14

2.1.5.


Các yếu tố ảnh hưởng ñến ñói nghèo ............................................... 16

2.1.6.

ðặc ñiểm ñói nghèo của huyện Samraong ....................................... 22

2.2.

Cơ sở thực tiễn ................................................................................ 24

2.2.1.

Tình hình ñói nghèo......................................................................... 24

2.3.

Bài học kinh nghiệm........................................................................ 27

2.3.1

Kính nghiệm xóa ñói giảm nghèo trên thế giới…………………….27

2.3.2.

Những nghiên cứu về xóa ñói giảm nghèo có liên quan................... 33
iii

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………



PHẦN III ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU................................................................................................ 36
3.1.

ðặc ñiểm ñịa bàn huyện Samrang.................................................... 36

3.1.1.

ðiều kiện tự nhiên ........................................................................... 36

3.1.2.

ðiều kiện kinh tế - xã hội................................................................. 40

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 48

3.2.1.

Cách tiếp cận ................................................................................... 48

3.2.2.

Khung phân tích .............................................................................. 49

3.2.3.

Phương pháp thu thập số liệu........................................................... 49


3.2.4.

Phương pháp xử lý số liệu ............................................................... 52

3.2.5.

Phương pháp phân tích số liệu ......................................................... 52

3.2.6.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................... 53

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................... 54
4.1.

Thực trạng ñói nghèo tại nông hộ huyện Samraong ......................... 54

4.1.1.

Khái quát về tình hình ñói nghèo của huyện Samraong ................... 54

4.1.2.

ðặc ñiểm của nông hộ khảo sát ....................................................... 57

4.1.3.

Nguồn lực của nông hộ.................................................................... 58


4.1.4.

Tình hình sản xuất và nguồn thu của hộ nghèo ................................ 65

4.1.5.

Mức ñộ ñói nghèo của nông hộ tại huyện Samraong........................ 80

4.2.

Các chính sách và kết quả trong công tác xóa ñói giảm nghèo
trong thời gian qua của huyện Samraong ......................................... 81

4.2.1.

Các chính sách của huyện Samraong ............................................... 81

4.2.2.

Nội dung chính trong công tác xóa ñói giảm nghèo của huyện ........ 82

4.2.3.

Kết quả thực hiện xóa ñói giảm nghèo những năm qua.................... 84

4.3.

Những nguyên nhân dẫn ñến ñói nghèo của huyện Samraong và
nhóm hộ ñiều tra.............................................................................. 87


4.3.1.

Những nguyên nhân dẫn ñến ñói nghèo của các hộ dân huyện
Samraong......................................................................................... 87
iv

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………


4.3.2.

Nhuyên nhân dẫn ñến ñói nghèo của nhóm hộ ñiều tra .................... 89

4.4.

ðịnh hướng, mục tiêu và giải pháp chủ yếu xóa ñói giảm nghèo ..... 91

4.4.1.

Mục tiêu tổng quát của chương trình quốc gia về xóa ñói giảm
nghèo............................................................................................... 91

4.4.2.

ðịnh hướng, mục tiêu xóa ñói giảm nghèo của huyện Samraong..... 92

4.5.

Các giải pháp chủ yếu xóa ñói giảm nghèo tại huyện Samraong..... 95


4.5.1.

Giải pháp tập huấn khoa học kỹ thuật và hỗ trợ sản xuất ................. 95

4.5.2.

Chính sách tín dụng ......................................................................... 97

4.5.3.

Chính sách hỗ trợ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ cho người
nghèo............................................................................................... 98

4.5.4.

Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn ........100

4.5.5.

ðầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng........................................................100

4.5.6.

Bài trừ các tệ nạn xã hội .................................................................101

4.5.7.

Giải pháp về công tác quy hoạch, ñịnh hướng phát triển.................102

4.5.8.


Công tác y tế, dân số và kế hoạch hóa gia ñình...............................102

4.5.9.

Chính sách ñất ñai ..........................................................................103

4.5.10. Nâng cao dân trí cho người nghèo, tạo nhiều ñiều kiện thích hợp
cho các hộ nghèo phát triển kinh tế, tự vươn lên xóa ñói giảm
nghèo..............................................................................................104
4.5.11. Giải pháp thị trường và phát triển thương mại, dịch vụ...................105
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................106
5.1.

Kết luận ..........................................................................................106

5.2.

Kiến nghị........................................................................................108

5.2.1.

ðối với Nhà nước và các tổ chức phi chính phủ..............................108

5.2.3.

ðối với huyện ................................................................................108

5.2.4.


ðối với các hộ nông dân .................................................................108

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................109
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

v


DANH MỤC BẢNG
STT

TÊN BẢNG

TRANG

Bảng 2. 1: Tổng giá trị hư hỏng bởi rủi ro về thiên tai .................................. 20
Bảng 2. 2: Tổng kết sau khi có thiên tai........................................................ 21
Bảng 2.3: Các nước kém phát triển nhất và nghèo nhất ................................ 29
Bảng 3. 4: Tình hình sử dụng ñất ñai của huyện Saraong ............................. 38
Bảng 3.5: Tình hình dân số và lao ñộng của huyện Samraong ...................... 43
Bảng 3. 6: Tình hình giáo dục ở huyện Samraong ñến cuối năm 2011.......... 45
Bảng 3.7: Tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng của
huyện năm 2011............................................................................ 46
Bảng 3. 8: ðặc ñiểm của xã chọn ñể nghiên cứu........................................... 51
Bảng 4. 9: Tình hình ñói nghèo của huyện Samraong................................... 56
Bảng 4. 10: ðặc ñiểm của nông hộ khảo sát ................................................. 57
Bảng 4. 11: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của hộ ñiều tra năm 2012..... 62
Bảng 4.12: Tình hình sản xuất một số loại cây trồng chính của hộ ñiều tra... 66
Bảng 4. 13: Kết quả sản xuất một số loại cây trồng chính của hộ ñiều tra..... 68
Bảng 4. 14: Kết quả sản xuất một số loại vật nuôi chính của hộ ................... 69

Bảng 4. 15: Giá trị sản xuất theo ngành nghề của hộ .................................... 71
Bảng 4. 16: Tình hình thu nhập của hộ nghèo............................................... 73
Bảng 4. 17: Tình hình chi tiêu của hộ ñiều tra .............................................. 77
Bảng 4. 18: Tình hình nhà ở và trang bị sinh hoạt của các hộ ñiều tra năm
2012..........................................................................................................79
Bảng 4. 19: Kết quả thu ñược trong công tác xóa ñói giảm nghèo ................ 83
Bảng 4. 20: Tình hình giảm nghèo của huyện Samraong .............................. 84
Bảng 21 : Nguyên nhân ñói nghèo của các hộ tai huyện Samraong .............. 87
Bảng 22: Nguyên nhân chủ quan dẫn ñến ñói nghèo của các hộ ñiều tra ...... 89
Bảng 23: Mục tiêu phát triển KTXH và XðGN của Samraong ñến 2017 ..... 93
Bảng 24: Kế hoạch hỗ trợ công tác khuyến nông và ñào tạo nghề trong 3
năm của huyện Samraong ............................................................. 95
vi

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………


DANH MỤC BIỂU ðỒ
STT

BIỂU ðỒ

TRANG

Biểu ñồ 2.1: Phân bố dân số thế giới sống dưới 1 ñola một ngày
(1,1 tỷ người)……………………………………………………………… 29
Biểu ñồ 3.2: Cơ cấu ñất ñai của huyện năm 2011 ......................................... 39
Biểu ñồ 3.3: Tỷ lệ hộ gia ñình có nuôi bò qua các năm................................. 47
Biểu ñồ 3.4: Tỷ lệ hộ gia ñình có nuôi lợn qua các năm ............................... 47
Hình 3. 5: Bản ñồ huyện Samraong .............................................................. 50

Sơ ñồ 4. 6 : Hệ thống cung cấp thông tin .................................................... 100

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQ

: Bình quân

BTK. Tbong : Boeng Tranh Khang Tbong
CC

: Cơ cấu

ESCAP

: Economic and Social Commission for Asia and the Pacific
(Ủy ban kinh tế - xã hội châu Á Thái Bình Dương)

GDP

: Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc dân)

IMF

: International Monetary Fund (Quỹ Tiền tệ quốc tế)


KH KT

: Khoa học Kỹ thuật

LT TP

: Lương thực – Thực phẩm

NCDD

: National Committee for Sub-National Democratic Development.
(Ủy ban Quốc gia về Phát triển Dân chủ ðịa phương)

NN

: Nông Nghiệp

NGO

: Non Government Organization (Tổ chức phi chính phủ)

PTKT

: Phát triển kinh tế

TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp

UBND


: Uỷ Ban nhân dân

SDDB

: Samraong District Data Book (Quận Sách Samraong)

UNDP

: United Nation Development Programme
(Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc)

UNICEF

: United Nation International Children Emergency Funds
(Quỹ khẩn cấp cho trẻ em của Liên Hợp Quốc)

WB

: World Bank (Ngân hàng thế giới)

WFP

: World Food Programme (Chương trình Lương thực thế giới)

XðGN

: Xóa ñói giảm nghèo

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………


viii


PHẦN I MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Từ ñầu thập kỷ 80 trở lại ñây, nghèo ñói là một vấn ñề nóng bỏng và có
tính chất toàn cầu, nó ñược các giới nghiên cứu, các cơ quan hoạch ñịnh chính
sách của nhiều quốc gia quan tâm nghiên cứu
Ngày 20-24/9/1993 ñã diễn ra hội nghị lần ñầu của Uỷ ban giảm nghèo ñói,
tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế - xã hội khu vực Châu Á Thái Bình
Dương (Bộ Lao ñộng - Thương binh và Xã hội, 1993). Hội nghị ñã khẳng ñịnh
tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội là con ñường cơ bản ñể giảm nghèo ñói,
ñồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải tạo dựng môi trường chính sách ngành,
liên ngành, các chương trình ñịnh hướng nhằm giảm nghèo ñói, ñặc biệt quan
tâm ñến các nhóm dân cư ở vùng xa xôi hẻo lánh, dân tộc ít người.
Nghèo ñói là vấn ñề rất khó khăn ñang xảy ra trên toàn thế giới cũng như
ở Campuchia, nhân dân Campuchia khoảng 27,40% sống dưới sự nghèo ñói
năm 2010, trong ñó nghèo ñói tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn.Trong
những năm qua, kinh tế Campuchia có bước phát triển, ñời sống của nông dân
ñược nâng cao, nhưng hiện tại Campuchia thuộc nước nghèo với thu nhập
bình quân GDP thấp hơn 755 USD/năm (Word Bank, 2010). Theo thực tế
phát triển cho thấy, mức sống của nông dân vẫn còn thấp so với mức ñộ phát
triển kinh tế của các nước.
Takeo thuộc một trong những tỉnh có nhiều hộ ñói nghèo ở Campuchia,
có dân số khoảng 25,20% sống dưới sự nghèo ñói (Bộ Kế hoạch, 2011). Việc
xóa ñói giảm nghèo trở thành một vấn ñề xã hội ñược quan tâm hàng ñầu, là
một nhiệm vụ hết sức quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài, là một trong
những mục tiêu hàng ñầu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, mà hiện
nay tỉnh Takeo cũng như trên toàn Campuchia ñang và cần phải giải quyết.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

1


Hơn nữa, tỉnh Takeo có nhiệm vụ quan trọng là xác ñịnh và thiết lập những
giải pháp cụ thể hơn ñể hạn chế ñói nghèo và cần phải bắt ñầu ngay từ khi nền
kinh tế của ñất nước ñang có xu hướng chuyển ñổi. Thực hiện chính sách xóa
ñói giảm nghèo, tỉnhTakeo ñã tiến hành triển khai và bước ñầu ñã ñạt ñược
những thành tựu ñáng kể trong việc thực hiện chính sách xóa ñói giảm nghèo.
Như vậy, xóa ñói giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược ổn
ñịnh, phát triển kinh tế - xã hội.
ðối với huyện Samraong là một huyện khó khăn nhất trong những huyện
của tỉnh. Cuộc sống của nông dân vẫn nghèo bởi nông nghiệp là một nghề
chính của các nông dân tuy nhiên thiếu nguồn nước tưới tiêu cho ñất ruộng và
vườn, thiếu cơ sở hạ tầng và thiếu sự quan tâm từ các tổ chức phát triển của
chính phủ và phi chính phủ.. ðể việc làm này có hiệu quả thì nông dân cần có
một số giải quyết các cấp từ người phát triển ñể nâng cao mức sống, nâng cao
khả năng trong nghề nghiệp và nâng cao sự tham gia trong sự phát triển tại
khu vực.
Nhà nước ñã có nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp ñể giải quyết
vấn ñề ñói nghèo,nhưng thực tế cho thấy không thể áp dụng một cách máy
móc cho tất cả các trường hợp, mà ñối với từng khu vực, từng ñịa phương cần
phải nghiên cứu một cách cụ thể về thực trạng và các nguyên nhân dẫn ñến
nghèo ñói. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài:
“Thực trạng và giải pháp chủ yếu xóa ñói giảm nghèo cho hộ nông
dân tại huyện Samraong, tỉnh Takeo - Campuchia” làm luận văn thạc sỹ
kinh tế.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ñề tài
1.2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích và ñiều tra thực tế ñời sống của hộ nông dân huyện
Samraong, ñánh giá thực trạng và các nguyên nhân ñói nghèo, từ ñó ñề xuất
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

2


ñịnh hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm thúc ñẩy quá trình xóa ñói giảm
nghèo tại Huyện Samraong, tỉnh Takeo – Campuchia.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về ñói nghèo và giải pháp
xóa ñói giảm nghèo.
- ðánh giá thực trạng ñói nghèo của huyện Samraong, các chính sách và
kết quả công tác xóa ñói giảm nghèo, phân tích các nguyên nhân ñói nghèo tại
ñịa phương.
- ðể xuất các giải pháp chủ yếu góp phần xóa ñói giảm nghèo tại huyện
Samraong tỉnh Takeo thời gian tới.
1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. ðối tượng nghiên cứu.
+ ðề tài tập trung nghiên cứu thực trạng ñói nghèo và các giải pháp ñang
triển khai về xóa ñói giảm nghèo tại Huyện Samraong, tỉnh Takeo – Campuchia
+ ðối tượng khảo sát là 127 hộ nông dân, ñặc biệt các hộ ñói nghèo.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Nội dung: ðề tài ñi sâu vào việc nghiên cứu về thực trạng ñói nghèo
và các biện pháp xóa ñói giảm nghèo tại huyện Samraong.
+Thời gian
- ðánh giá thực trạng trong thời kỳ 3 năm 2009 – 2011 và ñi sâu khảo sát
thực tế năm 2012.
- ðề xuất ñịnh hướng và giải pháp cho ñến 2015.
+ Không gian: tại 3 xã (xã Rovieng, xã Kwav và xã Boeng Tranh Khang

Tboung) huyện Samraong tỉnh Takeo.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

3


PHẦN II
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm về ñói nghèo
2.1.1.1. Khái niệm nghèo
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều quan ñiểm khác nhau khi nghiên cứu về
vấn ñề ñói nghèo.. ðói nghèo không chỉ xảy ra ở nước có nền kinh tế kém phát
triển mà còn xảy ra ở nước công nghiệp phát triển. ðiều này chứng tỏ ñây là vấn
ñề phức tạp, không dễ gì mà một cơ quan hay một tổ chức của quốc gia có thể
giải quyết ñược. Tuy nhiên, ñể hiểu rõ thế nào là ñói nghèo thì hiện nay lại ñang
có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau chưa ñi ñến một quan ñiểm thống nhất.
Nghèo là tình trạng sống không ñược ấm no. Chúng ta có thể hiểu một
người sống ấm no phát triển tốt là người biết làm chủ, có ñủ hàng hóa nói
chung, làm chủ nguồn lực. Như vậy có thể hiểu nghèo là thiếu sự làm chủ ñối
với hàng hóa nói chung hoặc một loại tiêu dùng thiết yếu (như lương thực).
Nghèo là tình trạng bị thiếu thốn ở nhiều phương diện. Thu nhập hạn
chế, hoặc thiếu cơ hội tạo ra thu nhập, thiếu tài sản ñể ñảm bảo tiêu dùng
trong những lúc khó khăn và dễ bị tổn thương do những ñột biến bất lợi, ít có
khả năng truyền ñạt nhu cầu khó khăn tới những người có khả năng giải
quyết, ít ñược tham gia vào quá trình ra quyết ñịnh, cảm giác bị xỉ nhục…
(ðẬU NGỌC ANH, 2000).
Từ các quan ñiểm trên tôi cho rằng: Nghèo là tình trạng của một bộ phận
dân cư chưa thỏa mãn một phần các nhu cầu cơ bản của con người và có mức

sống ngang bằng mức tối thiểu của cộng ñồng. Mức sống tối thiểu ở ñay ñược
hiểu là các ñiều kiện ăn, ở, mặc và các nhu cầu khác như văn hóa, y tế, giáo
dục, ñi lại giao tiếp… chỉ ñạt mức duy trì cuộc sống bình thường.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

4


Nghèo khổ không phải xuất hiện và tồn tại song song với sự phát triển
của loài người, mà là phạm trù của lịch sử chỉ ñến trình ñộ phát triển nhất
ñịnh nào ñó của lực lượng sản xuất và phân công lao ñộng mới tạo ra sản
phẩm thặng dư làm nảy sinh bất bình ñẳng trong chiếm hữu tư liệu sản xuất
và sản phẩm dẫn ñến sự phân hoá thành những ñẳng cấp khác nhau. Cũng từ
những mong muốn ñó từ thế kỷ 19 ñến thế kỷ 20, nhiều công trình nghiên cứu
và các tổ chức hiệp hội quốc tế ñã ra ñời và tìm ra những khái niệm ñể làm
sáng tỏ vấn ñề quan ñiểm của mình. Cách ñây hơn nửa thế kỷ liên hiệp quốc
ñược thành lập với một trong những mục tiêu quan trọng là chống ñói nghèo
trên phạm vi toàn cầu và cũng từ ñó họ tiến hành xa hơn khi ñặt ra câu hỏi ai
là người nghèo khổ? (Sor Van Din, 2006).
Nghèo khổ là vấn ñề mang tính rất sâu sắc nhưng nguyên nhân của
nghèo khổ lại rất ña dạng, nhưng chủ yếu là do kinh tế.
Theo cách tiếp cận tương ñối: nghèo khổ là một phạm trù chỉ mức sống
của một cộng ñồng hay một nhóm dân cư khác.
Theo phương pháp tiếp cận tuyệt ñối: nghèo khổ là tình trạng cuộc sống
của con người không ñược ñáp ứng các nhu cầu tối thiểu.
ðối với mặt kinh tế mà nói, ñồng nghĩa với nghèo khổ là tình trạng thu
nhập thực tế của người dân về nhu cầu ñời sống gồm có nhu cầu về lượng
thực, thực phẩm, nhà cửa, ñồ dùng khác. Ngoài ra còn có nhu cầu về mặt tinh
thần. Tinh thần rất quan trọng ñối với con người như: văn hóa, giáo dục, ñi lại
giao tiếp chính trị, xã hội chỉ một phần rất nhỏ không ñáng kể. Nếu thiếu sự

ñáp ứng nhu cầu ấy nó sẽ rơi vào sự ñói nghèo (Nguyễn Thị Hằng, 1997).
Các nước ñang phát triển ñã ñưa ra quan niệm nghèo khổ, có nghĩa là
những hộ gia ñình không ñảm bảo dược mức sống tối thiểu (2100
calo/người/ngày) sẽ là hộ nghèo khổ.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

5


+ Khái niệm về ñói:
ðói là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo, có mức sống dưới mức tối
thiểu, không bảo ñảm nhu cầu vật chất ñể duy trì cuộc sống của mình. Có
nghĩa là con người không ñủ năng lượng tối thiểu ñể duy trì sự sống hàng
ngày và không ñủ sức ñể lao ñộng.
ðói kinh niên là tình trạng thiếu ăn thường xuyên. ðói thường ñi với thiếu
dinh dưỡng hay suy dinh dưỡng, chủ yếu về lương thực. Khi gặp hoàn cảnh ñột
xuất, bất ngờ do thiên tai, bệnh tật, rơi vào cùng cực, không có gì ñể sống. Vì
không có lương thực - thực phẩm ñể ăn, có thể dẫn tới chết, ñó là trường hợp ñói
gay gắt cấp tính, cần phải ñược cứu trợ khẩn cấp kịp thời. Vì vậy, về cấp ñộ có thể
hiểu ñược có sự khác nhau ñối với thiếu ñói và ñói gay gắt.
- Thiếu ñói là một nhóm dân cư có mức sống dưới mức tối thiểu, chỉ ñủ
khả năng ñảm bảo ñược bữa ñói, bữa no.
- ðói gay gắt là một nhóm dân cư có mức sống dưới mức tối thiểu về
năng lượng, nếu trong một ngày, con người chỉ ñược thỏa mãn mức 1500
calo/người/ngày (Nguyễn Nhân Chiến, 2004).
+ Khái niệm về ñói nghèo:
ðể phân biệt chuẩn mức ñói nghèo một cách chi tiết hơn, nó phải phụ
thuộc vào từng vùng hay ñiều kiện lịch sử nhất ñịnh. Ngân hàng phát triển
Châu Á ñã ñưa ra 2 khái niệm như sau:

- Nghèo tuyệt ñối là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng
thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống (ðói nghèo ở VN,
1993). Nhu cầu tối thiểu là những bảo ñảm ở mức tối thiếu, những nhu cầu
thiết yếu về ăn, mặc, ở, vệ sinh sinh hoạt hàng ngày gồm văn hóa, y tế, giáo
dục, giao tiếp.
- Nghèo tương ñối là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống
dưới mức trung bình của cộng ñồng ñịa phương (Nguyễn Công ðồng, 1999).
Nó phát triển theo thời gian và không gian nhất ñịnh tùy thuộc vào mức sống
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………
6


chung của xã hội. Như vậy, nghèo tương ñối gắn liền với sự chênh lệch mức
sống của một bộ phận dân cư so với mức sống trung bình của ñịa phương dó
tình trạng không công bằng trong xã hội gây ra. Như vậy, có thể nói không
công bằng trong xã hội tăng thêm ñói nghèo.
Theo hội nghị bàn về XðGN trong khu vực châu Á – Thái Bình dương
do ASCAP tổ chức vào ngày 9/1993 tại Thái Lan, nghèo ñói ñược ñịnh nghĩa
như sau: “nghèo ñói là tình trạng một bộ phận dân cư không ñược hưởng và
thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy ñược xã hội
thừa nhận tùy theo trình ñộ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán
của ñịa phương”. ðây là ñịnh nghĩa chung nhất về sự nghèo ñói, có tính chất
ñịnh hướng về phương pháp ñánh giá, nhận diện nét chính yếu, phổ biến về
nghèo ñói nhất hiện nay.
ðể giải quyết ñói nghèo ñòi hỏi phải có sự liên kết của nhiều ngành,
nhiều cơ quan chức năng khác nhau của các quốc gia với nỗ lực hỗ trợ của
các tổ chức quốc tế mới có hi vọng ñạt ñược những kết quả như mong muốn.
2.1.1.2. Quan ñiểm khái niệm ñói nghèo ñược vận dụng ở Campuchia
Ở Campuchia có nhiều ñiểm ñưa ra xung quanh các vấn ñề khái niệm,
chỉ tiêu cũng như chuẩn mực ñánh giá nghèo ñói.

Nghèo tuyệt ñối: là tình trạng một bộ phận dân cư có mức thu nhập
thấp, không ñủ khả năng thỏa mãn nhu cầu tối thiểu ñể duy trì cuộc sống. Bộ
phận dân cư này có mức sống dưới mức tối thiểu, không ñủ khả năng ñảm bảo
lương thực cho bữa ăn hàng ngày (lúc ñói, lúc no), có khi ñứt bữa kéo dài vào
những ngày giáp hạt.
Nghèo tương ñối: là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức thu nhập
thấp không ñủ khả năng ñáp ứng những nhu cầu sinh hoạt, xã hội như: ăn, ở,
mặc, ñi lại, chữa bệnh, học hành.… tại một thời ñiểm nhất ñịnh.
Chỉ tiêu ñánh giá ñói nghèo ở Campuchia bao gồm:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

7


- Thu nhập bình quân ñầu người một tháng (hoặc một năm) ñược ño
bằng giá trị hiện vật quy ñổi ñể ñánh giá (thường là gạo).
- Chi phí cho tiêu dùng cá nhân và gia ñình tính bình quân ñầu người
một tháng (hoặc một năm) thể hiện qua dinh dưỡng bữa ăn, mặc, ở…
2.1.2. Vai trò của xóa ñói giảm nghèo
2.1.2.1. Nâng cao mức sống của nông dân
Trong nhiều năm qua, xóa ñói giảm nghèo luôn là vấn ñề ñược Chính
phủ quan tâm, Chính phủ ñã có nhiều chủ trương, chính sách xóa ñóa giảm
nghèo như: xây dựng chính sách phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông
thôn, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế cho từng vùng nông thôn, ưu tiên
tín dụng các nguồn vốn cho xóa ñói giảm nghèo, thiết lập nguồn vốn vay cho
người nghèo.
* Chính sách và giải pháp
Nhà nước Campuchia ñã ñặt ra chính sách xóa ñói giảm nghèo với 4
mục tiêu như là:
i- ðộc lập cơ hội:

- Bền vững vĩ mô
- Tăng trưởng kinh tế
- ðề cao sự phát triển thành phần cá nhân
- Sửa chữa cơ sở hạ tầng bao gồm thủy lợi và ñường ñất
- Biện pháp trong việc thúc ñẩy sự phát triển nông nghiệp hóa
- Sửa chữa ñất ñai
ii- Mở rộng hòa bình:
- Kế hoạch vi mô tài chính
- Chương trình bảo hiểm nông thôn
- Bảo vệ môi trường
- ðộc lập dịch vụ y tế
- Việc giải quyết về Mines
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

8


- Sửa chữa hệ thống thủy lợi và sự tái chế hệ thống thủy lợi
- Trồng cây xen canh trong nông nghiệp
iii- Mở rộng công suất:
- Cung cấp dịch vụ
- Tăng cường và mở rộng cộng ñồng ñối với y tế giáo dục nông nghiệp
và phát triển nông thôn.
iv- Cung cấp sức mạnh:
- Sửa chữa công lý
- Chính sách giáo dục
- ðộc lập ñiều kiện chiếu cố ñối với tổ chức phi chính phủ
- Quản lý và giải pháp chống thối nát
- Phân quyền
+ Giải pháp xóa ñói giảm nghèo của nước bao gồm:

- ðầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, tập trung vào vùng cao, vùng
sâu, vùng căn cứ cách mạng, biên giới.
- Giải quyết ruộng ñất và hỗ trợ công cụ sản xuất cho người nghèo.
- Hỗ trợ cho người nghèo về y tế.
- Vận ñộng ñịnh canh, ñịnh cư.
- Hỗ trợ ñồng bào dân tộc ñặc biệt khó khăn.
- Hướng dẫn cách làm ăn và chuyển giao công nghệ cho người nghèo.
- Giải pháp về tài chính: Nguồn vốn từ ngân sách trung ương, ñịa
phương tập trung chủ yếu cho dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và một phần cho
ñiều chỉnh ruộng ñất, hỗ trợ giáo dục, y tế. Các nguồn khác chủ yếu cho
người nghèo vay vốn, hỗ trợ hướng dẫn cach làm ăn (CL. tàm giác của Chính
phủ, 2003).
- Hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy công tác xóa ñói giảm nghèo từ
trung ương ñến cơ sở.
- Thành lập ngân hàng nông nghiệp. (năm 2004 ñến 2007).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

9


ðể giảm nhanh tỷ lệ ñói nghèo, thủ tướng Chính phủ Hun Sen ñã ñạt chủ
trương chiến lược quốc gia giai ñoạn (2003-2008 và 2008- 2013) gia như:
- Sự tăng trưởng nâng cao lĩnh vực nông nghiệp
- Sự phát triển cá nhân và việc làm
- Sửa chữa cơ sở hạ tầng cũ và xây dựng mới
- Xây dựng khả năng và sự phát triển nguồn nhân lực.
2.1.2.2. Thúc ñẩy sự tham gia của nông dân ñặc biệt phụ nữ hoạt ñộng sản
xuất nông nghiện, kinh tế - xã hội
Lịch sử loài người từ trước ñến nay ñã ghi nhận phụ nữ bao giờ cũng có
vai trò quan trọng ñối với gia ñình và xã hội. ðối với xã hội, phụ nữ là một

lực lượng trực tiếp sản xuất nông nghiệp kinh tế- xã hội, và trực tiếp sản xuất
ra của cải ñể nuôi sống con người. Không chỉ sản xuất ra của cải vật chất, phụ
nữ còn tái sản xuất ra bản thân con người ñể duy trì và phát triển xã hội góp
phần sáng tạo nền văn hóa nhân loại, là lực lượng không thể thiếu trong ñấu
tranh giai cấp, vì sự tiến bộ của nhân loại. ðối với gia ñình, phụ nữ là người
chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu, là người sắp xếp, tổ chức cuộc sống và
giữ vai trò trọng yếu trong việc ñiều hòa các mối quan hệ gia ñình. Bất kỳ ở
thời ñại nào, quốc gia nào sự ảnh hưởng của người phụ nữ cũng có sức lan tỏa
rộng lớn và thẩm thấu vào từng tế bào của xã hội tạo nên nó, nuôi sống nó.
2.1.2.3. Tăng trưởng kinh tế hộ nông dân
Trong lịch sử phát triển nông nghiệp của thế giới, hộ nông dân là khái
niệm chỉ một ñơn vị cấu thành cơ bản trong sản suất nông nghiệp, chỉ số hộ
sống ở khu vực nông thôn và liên quan ñến hoạt ñộng sản suất nông nghiệp
xen lẫn với phi nông nghiệp có mức ñộ khác nhau. Hộ nông dân có thể tham
gia hoạt ñộng phi nông nghiệp với mức ñộ khác nhau. Tuy nhiên cuộc sống
của hộ chủ yếu dựa vào các nguồn tài nguyên như: ñất ñai, các hoạt ñộng
chăn nuôi và sản suất nông nghiệp, chủ yếu dựa vào lao ñộng gia ñình với ñặc
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

10


trưng tham gia từng phần trong thị trường ñầu vào và ñầu ra với mức ñộ hoàn
hảo( ðào Thế Tuấn, 1997).
Thúc ñẩy tăng trưởng kinh tế hộ nông dân nhanh và bền vững ñi ñối với
thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội nhằm nâng cao ñiều kiện và chất lượng
cuộc sống của mọi tầng lớp dân cư. Tạo ñiều kiện ñể có tăng trưởng cao về
kinh tế, ñồng thời tập trung phát triển nông nghiệp, bảo ñảm an ninh về lương
thực, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn, quan tâm
nhiều hơn ñầu tư hỗ trợ cho các vùng kém phát triển, hạn chế bớt chệnh lệch

về khoảng cách phát triển trong huyện.
Tạo ra môi trường kinh doanh bình ñẳng cho tất cả các loại hình doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn ñầu tư
trực tiếp từ nước ngoài, trong việc hưởng lợi từ các dịch vụ công và cơ hội
ñầu tư kinh doanh, khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Khuyến khích phát triển con người và giảm bất bình ñẳng, ưu tiên phát
triển y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường, kiềm chế lây nhiễm HIV. Giải quyết
các vấn ñề ñặc thù của (Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, 2002)
2.1.2.4. Giải quyết việc làm cho nông dân
Hiện nay một số người dân còn có tính ỷ lại, không tích cực trong lao
ñộng, chưa biết cách tính toán tiết kiệm trong lao ñộng cũng như sản xuất và
ñời sống hàng ngày nên tỷ lệ hộ ñói nghèo còn khá cao. Vì vậy cần có chính
sách vận ñộng tuyên truyền, khuyến khích nhân dân hăng say lao ñộng, có ý
thức trong lao ñộng và tiết kiệm trong cuộc sống. ðây là vấn ñề then chốt
nhằm từng bước giảm nghèo, nâng cao ñời sống cho nhân dân trong huyện.
- Phát triển giáo dục, nâng cao trình ñộ dân trí là tiền ñề có ý nghĩa quyết
ñịnh ñể ñào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Mọi ngành nghề phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, không trái với
luật pháp và ñạo ñức xã hội ñều ñáng tôn trọng, ñược Nhà nước khuyến khích.
- Có chính sách thu hút ñầu tư và phát triển kinh tế rõ ràng thuận lợi.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

11


- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố an ninh quốc
phòng, an ninh chính trị, kinh tế cụ thể trên từng ñịa bàn ñô thị, nông thôn và
các khu vực khác trong huyện.
- Nhà nước tạo môi trường và ñiều kiện ñể mọi người lao ñộng có việc
làm ñể nâng cao thu nhập, chống tâm lý ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước. Mặt

khác, Nhà nước quan tâm, ñầu tư ñào tạo nghề, nâng cao trình ñộ nhận thức
và kỹ năng nghề nghiệp cho nông dân (Chu Tiến Quang , 2001).
2.1.3. ðặc ñiểm của người nghèo
2.1.3.1. Về trình ñộ văn hóa
Trong các hộ nghèo, số chủ hộ có trình ñộ phổ thông trung học (PTTH)
trở lên chiếm tỉ lệ ít, chủ yếu chỉ có trình ñộ từ phổ thông cơ sở (PTCS) trở
xuống, thậm chí có nhiều chủ hộ còn mù chữ. Người nghèo cơ bản không
ñược ñào tạo nghề, ñây là ñiều ñáng lo ngại nhất với người nghèo và là mối
quan tâm của toàn xã hội. Theo số liệu của Tổng cục Thống Kê ñiều tra năm
2008 thì tỷ lệ nghèo giảm xuống khi trình ñộ học vấn tăng lên và sự chênh
lệch học vấn giữa người giàu và người nghèo là khá rõ ràng.
2.1.3.2. Về tài sản,nhà ở ñời sống tinh thần
Mức ñộ chênh lệch giữa hộ nghèo và hộ giàu không chỉ biểu hiện ở thu
nhập hay chi tiêu mà còn thấy ở sự gia tăng khá nhanh khoảng cách về mức
ñộ mua sắm tài sản, phương tiện phục vụ sản xuất và ñói sống tinh thần, ña số
các hộ nghèo và người nghèo còn gặp rất nhiều khó khăn.
Kết quả ñiều tra năm 2010 của Bộ nông nghiệp lâm nghiệp và Ngư
nghiệp và Bộ kế hoạch về tình trạng giàu nghèo cho thấy: Nhà ở của hộ nghèo
còn ñơn sơ, chỉ số hộ có nhà ngói chiếm là 16,30%, số hộ còn ở nhà tranh
chiếm là 72%, số hộ còn ở lều tạm 11,70%. ðồ dùng trong sinh hoạt còn quá
thiếu thốn, bình quân mỗi hộ có một chiếc giường gỗ hoặc tre, 0,3 chiếc xe
ñạp. Tại thời ñiểm này các hộ nghèo trong số hộ ñiều tra không có ti vi, xe
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

12


máy, về tư liệu sản xuất, bình quân 10 hộ mới có 1 con trâu hoặc bò, ngay cả
cày, bừa bằng gỗ còn thiếu thốn .
2.1.3.3. Về người nghèo thường rất dễ bị tổn thương

Nguy cơ dễ bị tổn thương của người nghèo thể hiện ở chỗ: những khó
khăn ñột biến, rủi ro ñến với gia ñình, những cuộc khủng hoảng xảy ra ñối với
cộng ñồng… thường gây thiệt hại rất lớn ñối với những người nghèo, ñó là
nét ñặc trưng rất cơ bản của các xã hội khác nhau. Những hộ gia ñình nghèo
chỉ có khả năng trang trải ở mức ñộ hạn chế, tối thiếu các chi phí lương thực
và nhu cầu thiết yếu khác, họ rất dễ bị tổn thương trước các yếu tố khác xảy
ra, họ thường phải bỏ thêm chi phí không ñáng có hoặc bị giảm thu nhập vì
khó tiếp cận các cơ hội của tăng trưởng kinh tế. ðối với hộ nghèo khi có một
thành viên của gia ñình bị ốm ñau thì ñó là một sự cố nghiêm trọng, mà các
hộ nghèo thường có người ñau yếu do mức sinh hoạt thấp, vì vậy cuộc sống
của các hộ nghèo thường gặp rất nhiều khó khăn.
2.1.3.4. Về kết qủa của nhiều yếu tố
ðã có nhiều cuộc ñiều tra, nghiên cứu xác ñịnh yếu tố nghèo ñói, trong
ñó có cuộc ñiều tra của Bộ nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) năm 2008, tại 10 tỉnh
trong cả nước ñã xác ñịnh có 9 yếu tố dẫn ñến nghèo ñói, ñó là: ñông con,
thiếu vốn, thiếu lao ñộng , thiếu ñất ruộng sản xuất, rủi ro tai nạn, không có
kinh nghiệm làm ăn, chi tiêu không có kế hoạch, sức khỏe, không có nghề gì
khác ngoài nông nghiệp.
Trong ñó, số hộ rơi vào cảnh nghèo ñói do từ 3-5 yếu tố chiếm tỷ lệ cao
nhất. Trên thực tế cũng khó xác ñịnh ñược ñâu là yếu tố ñầu tiên gây ra tình
trạng nghèo ñói. Nguyên nhân và hậu quả của nghèo ñói thể hiện rất ña dạng,
muôn hình muôn vẻ trong cuộc sống hiện tại. Tuy nhiên, cách tiếp cận hợp lý
hơn cả ñể có thể nhìn nhận nghèo ñói là do nhiều yếu tố gây ra, bắt nguồn từ
kinh tế cả ở tầm vĩ mô và vi mô.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

13


Kinh tế kém phát triển, tăng trưởng chậm, sẽ không có cơ hội việc làm cho

người nghèo ñể tăng thu nhập. Tăng trưởng không cao, năng suất lao ñộng thấp,
ngân sách hạn chế, thì việc ñảm bảo cung cấp ñầy ñủ các dịch vụ xã hội ñặc biệt
là giáo dục tiểu học, y tế cho người nghèo cũng sẽ rất khó khăn…
Bất lợi của người nghèo gồm 5 yếu tố chính, ñó là: nghèo nàn, yếu kém
về thể chất, dễ bị tổn thương, bị cô lập và vô quyền (Robert Chambert, 1991).
Quả vậy, những vấn ñề này là bức tranh khá tổng hợp về hộ gia ñình nghèo.
Bản thân nghèo nàn lại là nhân tố dẫn ñến các nhân tố khác. Nghèo nàn góp
phần vào sự yếu kém về thể chất do ăn uống thiếu thốn dẫn tới dáng người
nhỏ bé, suy dinh dưỡng, dẫn ñến, khả năng miễn dịch với các bệnh lây lan
kém. Không có khả năng tiếp cận hoặc trả tiền cho các dịch vụ y tế, giáo dục,
thông tin… , thiếu phương tiện ñi lại ñể tìm kiếm việc làm, hoặc ñể sống gần
trung tâm thôn xã hoặc gần ñường cái, nó làm cho tình trạng dễ bị tổn thương
càng trầm trọng hơn do không có ñủ khả năng chi trả những khoản dịch vụ
tốn kém hoặc những rủi ro bất thường, và làm cho người nghèo không có
tiếng nói.
2.1.4. Nội dung xóa ñói giảm nghèo
2.1.4.1. Nguyên nhân về ñói nghèo
Nguyên nhân chính của tình trạng ñói là do: Việc thờ ơ về vấn ñề nông
nghiệp của các Chính phủ cũng như các tổ chức quốc tế ñối với những người
rất nghèo, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu ñang diễn
ra hiện nay, sự gia tăng ñáng kể của giá lương thực trong vài năm trở lại ñây.
Ngoài ra còn có rất nhiều các nguyên nhân khác như: thiếu vốn, thiếu lao
ñộng, ñiều kiện sản xuất khó khăn, dân trí thấp, thiếu kiến thức khoa học- kỹ
thuật, thiếu ñất ruộng sản xuất, thiếu việc làm, thiếu cơ hội ( thông tin và công
nghệ), thiếu thị trường tiêu thụ hàng hóa, ñông con, yếu về thể lực, sự can
thiệp, hỗ trợ chưa hợp lý, tình trạng bất bình ñẳng nam, nữ.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

14



2.1.4.2. Mức ñộ ñói nghèo
ðiều này thể hiện ñời sống của người dân nông thôn hiện còn rất nhiều
khó khăn, thiếu thốn. Sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị
và nông thôn cao và tăng nhanh. ðời sống một bộ phận nhân dân nhất là ở
một số vùng nông thôn xa xôi còn rất khó khăn. Chất lượng giáo dục, ñào tạo,
y tế ở nhiều nơi còn rất thấp, người nghèo không ñủ tiền ñể chữa bệnh và cho
con ñi học.
ðối với Campuchia, ñói nghèo ñược xác ñịnh dưới tình trạng và mức ñộ
khác nhau. Theo chuẩn mức ñánh giá của Ngân hàng Thế giới cho rằng người
nghèo có mức thu nhập từ 1 - 2 ñola/1 ngày và ñối với người nghèo tuyệt ñối
có mức thu nhập dưới 1ñola/1 ngày, và nếu một hộ gia ñình ñược coi là nghèo
thì có mức thu nhập không ñủ mua gạo cung cấp 2100 calo bình quân cho 1
người/ ngày, một phần nữa ñó là ăn, ở, thuốc chữa bệnh, củi ñốt cần thiết. Chỉ
tiêu cho một người/1 ngày như sau: (1USD = 4120 real).
+ Ở Phnom Penh

: 1.819 real

+ Thành thị

: 1.518 real

+ Nông thôn

: 1.349 real

Tóm lại, hộ gia ñình có mức thu nhập trung bình thấp hơn so với GDP
của quốc gia, mặc dù một số nơi có bước phát triển nhưng một hộ gia ñình chỉ
có thu nhập thấp so với mức thu nhập của quốc gia. Thu nhập của hộ ở nông

thôn từ ña nguồn và trong ñó thu nhập từ nông nghiệp, lao ñộng làm thuê và
thu hoạch từ nguồn tài nguyên (CRR: tài nguyên nước như cá và rừng) ñể có
thu nhập (CPQC. Campuchia, 1999).
2.1.4.3. Tình hình ñời sống và sinh kế của người nghèo
ðể phân biệt mức ñộ ñói nghèo một cách chi tiết hơn, nó phải phụ thuộc
vào từng vùng hay ñiều kiện lịch sử nhất ñịnh. ði sâu vào nghiên cứu ở nhiều
góc ñộ khác nhau thì nhiều nhà khoa học và nhà kinh tế ñã sử dụng nhiều chỉ
tiêu hỗn hợp ñể ñánh giá thu nhập của một hộ nông dân. Thu nhập hỗn hợp
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………
15


×