Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

TỔNG HỢP ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.95 KB, 14 trang )

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40)
Câu 1: Cho hỗn hợp bột gồm Fe và Cu vào dung dịch AgNO3 dư thu được dung dịch X. Trong dung dịch X
chứa
A. Fe(NO3)3, Cu(NO3)2, AgNO3
B. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, AgNO3
C. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2
D. Fe(NO3)3, Cu(NO3)2
Câu 2: Hợp chất hữu cơ X chứa C, H, O và có tỉ khối đối với H 2 là 37. X tác dụng được với Na,
dung dịch NaOH và dung dịch AgNO3/NH3. Công thức phân tử của X là
A. C4H10O
B. C3H6O2
C. C2H2O3
D. C3H4O2
Câu 3: Để chứng minh sự có mặt của ion NO3 trong dung dịch gồm Na+, OH-, NO3- ta nên dùng
A. Cu và dung dịch H2SO4
B. Quỳ tím
C. bột Al và quỳ tím ẩm
D. Dung dịch HCl
Câu 4: Cho 1,28g Cu vào 100 mL dung dịch gồm NaNO 3 0,15M và H2SO4 0,2M, sau khi phản ứng
xảy ra hoàn toàn thu được khí NO duy nhất có thể tích (đktc) là
A. 0,3 lit.
B. 0,336 lit
C. 0,112 lit
D. 0,224 lit
Câu 5: Tổng số hạt cơ bản trong ion X 2- là 50 và trong X2- có số hạt mang điện gấp 2,125 lần số hạt
không mang điện. Số hạt proton, notron, electron trong X là
A. 16, 16, 18
B. 16, 16, 16
C. 17, 17, 16
D. 17, 16, 17
Câu 6: Khi cho phenol tác dụng với HCHO, ngoài nhựa phenol-fomandehit người ta còn thu được


sản phẩm phụ X có CTPT C8H10O3. X không tác dụng với dung dịch Na2CO3 nhưng phản ứng được với
dung dịch NaOH. Khi cho 0,1 mol X tác dụng với Na giải phóng ra lượng H 2 bằng lượng H2 sinh ra khi
điện phân hoàn toàn dung dịch chứa 17,55g NaCl. CTCT thu gọn của X là
A. (HO)2C6H2CH3(CH2OH)
B. (HO)2C6H3CH2CHO
C. (HO)2C6H5COCH3
D. HOC6H3(CH2OH)2
Câu 7: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 L CO2 (đktc) vào 500 mL dung dịch hỗn hợp gồm KOH 0,4M và
Ba(OH)2 0,05M thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 5
B. 19,7
C. 9,85
D. 4,925
Câu 8: Công thức đơn giản của 1 axit hữu cơ X mạch hở là (CHO) n. Khi đốt cháy 1 mol X thu được
dưới 6 mol CO2. CTCT của X là
A. HCOOH
B. OHC-CH2COOH
C. HOOC-CH=CH-COOH
D. C3H3(COOH)3
Câu 9: Hòa tan hoàn toàn 25,6 g chất rắn X gồm Fe, FeS, FeS 2 và S bằng dung dịch HNO 3 dư thấy
thoát ra V lit khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch Y. Thêm Ba(OH) 2 dư vào Y thu được
126,25 g kết tủa. Giá trị của V là
A. 17,92
B. 19,04
C. 24,64
D. 27,58
Câu 10: Chất nào sau đây không cho kết tủa trắng bạc khi tác dụng với dung dịch AgNO 3/NH3 ?
A. mantozo
B. fructozo
C. vinyl axetat

D. axetilen
Câu 11: Hỗn hợp A gồm metanal và etanal. Khi oxi hóa m gam A thu được hỗn hợp B gồm 2 axit
hữu cơ tương ứng có tỉ khối hơi so với A bằng x. Hiệu suất phản ứng đạt 100%. Khoảng giá trị của x là
A. 1,33 < x < 1,53
B. 1,53 < x < 1,73
C. 1,36 < x < 1,45
D. 1,36 < x < 1,53
Câu 12: hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 nặng 9 gam. Cho X vào dung dịch HCl dư thấy còn 1,6 gam
Cu không tan. Khối lượng Fe3O4 trong X là
A. 7,4 g
B. 5,8 g
C. 2,32g
D. 3,48 g
Câu 13: X và Y là 2 kim loại thuộc nhóm A. Biết ZX + ZY = 32 và ZX < ZY. Kết luận đúng là
A. tính kim loại của X > Y
B. năng lượng ion hóa I1 của X < Y
C. X và Y đều có 2e ở lớp ngoài cùng D. bán kính nguyên tử của X > Y
Câu 14: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: X1 → X2 → X3 → X4 → X5.
Biết X4 tham gia phản ứng tráng bạc, X5 là axit propandioic. Tên gọi của X1 là
Trang 1


A. propan
B. xiclopropan
C. propen
D. propin
Câu 15: Hợp chất hữu cơ X chỉ chứa các nguyên tố C, H, O. X tác dụng với NaHCO 3 thì có khí bay
ra. Cho X tác dụng hết với Na tạo ra số mol H 2 bằng số mol của X. Số lượng hợp chất có khối lượng
mol nhỏ nhất thỏa mãn các tính chất trên là
A. 3

B. 2
C. 1
D. 4
Câu 16: Để khử hoàn toàn 8,64 g hỗn hợp Fe, FeO, Fe 2O3 và Fe3O4 cần 0,5 mol CO. Mặt khác hòa
tan hoàn toàn hỗn hợp trên bằng dung dịch HNO 3 loãng dư thì thu được V lít NO (sản phẩm khử duy
nhất, đktc). Giá trị của V là
A. 2,688
B. 2,389
C. 4,704
D. 3,316
Câu 17: Phải thực hiện ít nhất bao nhiêu phản ứng với chất nào sau đây để từ đó xác định được khối
lượng CH3COOH trong hỗn hợp gồm: CH3COOH, CH3COOC2H5, CH3CHO, C2H5OH, CH3COCH3 ?
A. 2 phản ứng với Na và NaOH
B. 1 phản ứng với Na kim loại dư
C. 1 phản ứng với dung dịch NaOH
D. 1 phản ứng với dung dịch NaHCO3
Câu 18: Thủy phân hoàn toàn 13,75g hợp chất PCl 3 thu được dung dịch X gồm 2 axit. Trung hòa X
cần thể tích dung dịch NaOH 0,1M là
A. 4 L
B. 3 L
C. 6 L
D. 5 L
Câu 19: Trong tự nhiên có nhiều nguồn chất hữu cơ sau khi bị thối rửa tạo ra khí H 2S. Tuy nhiên
trong không khí hàm lượng H2S rất ít, đó là vì
A. H2S bị oxi không khí oxi hóa chậm thành chất khác
B. H2S bị phân hủy ở nhiệt độ thường tạo ra lưu huỳnh và hidro
C. H2S bị CO2 trong không khí oxi hóa thành chất khác
D. H2S tan được trong nước.
Câu 20: Có 4 chất hữu cơ A, B, C, D mạch hở đều có cùng công thức C 3H6O. Để phân biệt 4 chất
trên thì dùng các hóa chất sau đây theo trình tự là

A. dung dịch AgNO3/NH3, nước Br2, dung dịch NaOH
B. Na, dung dịch NaOH, nước Br2
C. Na, nước Br2, dung dịch AgNO3/NH3
D. dung dịch NaOH, dung dịch AgNO3/NH3, Na.
Câu 21: Cho 0,01 mol một trong các chất: Fe, Fe 3O4, FeS, Cu, S, FeO, Ag tác dụng với dung dịch H 2SO4
đặc, nóng dư thấy thoát ra V lit khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Nếu V = 0,112 thì số chất phù hợp là
A. 4
B. 6
C. 5
D. 3
Câu 22: Cho cân bằng hóa học: aA + bB ↔ cC + dD
Ở 1050C số mol chất D là x mol còn ở 180 0C số mol chất D là y mol. Biết x > y và (a + b) > (c + d).
Các chất trong cân bằng đều ở pha khí. Kết luận đúng là
A. Phản ứng thuận thu nhiệt và làm giảm áp suất
B. phản ứng thuận tỏa nhiệt và làm tăng áp suất
C. phản ứng thuận thu nhiệt và làm tăng áp suất
D. phản ứng thuận tỏa nhiệt và làm giảm áp suất
Câu 23: Cho hỗn hợp gồm 0,2 mol Mg và 0,3 mol Fe phản ứng với V lit dung dịch HNO3 1M thu được
dung dịch X, hỗn hợp khí Y gồm 0,05 mol N2O, 0,1 mol NO và còn lại 2,8g kim loại. Giá trị của V là
A. 1,15
B. 0,9
C. 1,1
D. 1,22
Câu 24: Phenol không phải là nguyên liệu để điều chế
A. nhựa bakelit
B. axit picric
C. 2,4-D và 2,4,5-T
D. thủy tinh hữu cơ
Câu 25: Có 5 mẫu kim loại Ag, Mg, Fe, Zn, Ba. Chỉ dùng 1 hóa chất nào dưới đây có thể nhận biết
được cả 5 mẫu kim loại trên ?

A. dung dịch NaCl
B. dung dịch NH3
C. dung dịch NaOH
D. dung dịch H2SO4 loãng
Câu 26: dung dịch NH3 và dung dịch NaOH có cùng nồng độ mol, pH của 2 dung dịch tương ứng là
x và y. Giả thiết cứ 100 phân tử NH3 thì có 1 phân tử điện li. Quan hệ giữ x và y là
Trang 2


A. y = x – 2
B. y = 2x
C. y = x + 2
D. y = 100x
Câu 27: hỗn hợp nào sau đây với số mol thích hợp không thể hòa tan hoàn toàn trong nước dư ?
A. Al, NaNO3, NaOH
B. K2S, AlCl3, AgNO3
C. Cu, KNO3, H2SO4
D. Na, Al, Zn
Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 L (đktc) hỗn hợp khí gồm CH 4, C2H4, C2H6, C3H8, C4H10 thu được
6,16g CO2 và 4,14g H2O. Số mol của C2H4 trong hỗn hợp trên là
A. 0,01
B. 0,08
C. 0,02
D. 0,09.
Câu 29: Hấp thụ hết a mol NO2 vào dung dịch chứa a mol NaOH thu được dung dịch X. Dung dịch X

A. pH = 7
B. pH < 7
C. pH > 7
D. pH = 14.

Câu 30: Cho 5 hợp chất sau:
(1) CH3CHCl2 ; (2) CH3COOCH=CH2 ; (3) CH3COOCH2CH=CH2
(4) CH3CH2CH(OH)Cl
; (5) CH3COOCH3
Chất thủy phân trong môi trường kiềm tạo sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là
A. (1)
B. (5)
C. (1), (3)
D. (1), (2), (4)
Câu 31: hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào nước dư thấy thoát ra V lit khí. Nếu cũng cho
m gam hỗn hợp X vào dung dịch NaOH dư thì thu được 1,75 lit khí. Biết các khí đo ở cùng điều kiện. %
khối lượng của Na trong X là
A. 29,87%
B. 70,13%
C. 22,69%
D. 77,31%
Câu 32: Công thức tổng quát của este (2 chức) tạo bởi 1 ancol no 2 chức, mạch hở với 1 axit chưa
no (có 1 nối đôi C=C) đơn chức là
A. CnH2n-4O4 (n ≥ 8)
B. CnH2n-8O4 (n ≥ 6)
C. CnH2n-8O2 (n ≥ 6)
D. CnH2n-6O4 (n ≥ 8)
Câu 33: Cho 200 mL dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,5M và Ba(OH) 2 0,1M vào 100 mL dung dịch
hỗn hợp H2SO4 0,2M và Al2(SO4)3 0,15M thì khối lượng kết tủa thu được là
A. 6,22g
B. 7g
C. 4,66g
D. 62,2g
Câu 34: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X thu được 3 mol glyxin, 1 mol alanin và 1 mol valin.
Khi thủy phân không hoàn toàn X thì trong hỗn hợp sản phẩm có các đipeptit: Ala – Gly, Gly – Ala và

tripeptit Gly – Gly – Val. Trình tự các amino axit trong X là
A. Gly – Ala –Gly – Gly - Val
B. Gly – Gly – Val – Gly - Ala
C. Ala – Gly – Gly – Gly - Val
D. Gly – Gly – Val – Ala – Gly
Câu 35: Cho PVC phản ứng với clo tạo thành tơ clorin. Trung bình cứ 3 mắt xích PVC phản ứng
với 1 phân tử clo. % khối lượng của clo trong tơ clorin thu được là
A. 63,96%
B. 66,7%
C. 73,2%
D. 56,81%
Câu 36: Dẫn 2,24 lit hỗn hợp X (đktc) gồm 2 hidrocacbon mạch hở từ từ qua bình chứa 0,7 lit dung
dịch Br2 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol Br2 giảm đi một nửa và khối lượng bình tăng
thêm 3,35g. Công thức 2 hidrocacbon đó là
A. C2H2 và C4H10
B. C3H6 và C4H8
C. C2H2 và C4H8
D. C2H2 và C3H4
Câu 37: Hòa tan 0,1 mol FeCO3 vào dung dịch HNO3 loãng (vừa đủ) thu được dung dịch X và hỗn hợp khí
gồm CO2 và NO (sản phẩm khử duy nhất). Thêm H2SO4 loãng dư vào X thì dung dịch thu được có thể hòa tan tối
đa số gam Cu là
A. 6,4
B. 25,6
C. 32
D. 3,2
Câu 38: Cho lần lượt các dung dịch: NaOH, NH 3, Na2CO3, K2S, NH4Cl, KHSO4 vào dung dịch
Al2(SO4)3. Số trường hợp có thể tạo ra kết tủa Al(OH)3 là
A. 3
B. 1
C. 2

D. 4
Câu 39: Chất melamin bị phát hiện lẫn trong sữa bột ở một số quốc gia châu
Á
làm trẻ em bị mắc chúng sỏi thận. Melamin có CTCT như hình bên:
Hàm lượng %N trong melamin là
A. 66,67%
B.75,6%
C. 87,62%
D. 28,57%
Câu 40: Cho m gam hỗn hợp X gồm 2 ancol đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng
Trang 3


đẳng tác dụng với CuO dư, nung nóng thì thu được hỗn hợp rắn Z và hỗn hợp hơi Y (có tỉ khối so với H 2 bằng
13,75). Cho toàn bộ Y phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 64,8g Ag. Giá trị của m là
A. 7,8
B. 8,8
C. 7,4
D. 9,2
II. PHẦN RIÊNG (10 câu)
Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 phần: phần A hoặc phần B
Phần A. Theo chương trình cơ bản [10 câu, từ câu 41 đến câu 50]
Câu 41: Cho 9,52 dm3 hỗn hợp khí X gồm 2 hidrocacbon mạch hở vào bình đựng dung dịch brom dư. Sau
khi phản ứng hoàn toàn thấy thoát ra 3,36 dm 3 khí và có 44g brom đã phản ứng. Hai hidrocacbon trong hỗn hợp X
là (các thể tích đo ở đktc)
A. ankan và xicloankadien
B. ankan và ankin
C. ankan và ankadien
D. anken và ankan
Câu 42: Để phân biệt Fe2O3 và Fe3O4 có thể dùng

A. dung dịch HNO3
B. dung dịch HCN C. dung dịch HCl D. dung dịch
H2SO4 loãng
Câu 43: Cho 500g benzene phản ứng với hỗn hợp gồm HNO 3đ và H2SO4đ. Lượng nitrobenzene sinh
ra được khử thành aniline. Hiệu suất mỗi phản ứng đạt 78%. Khối lượng aniline thu được là
A. 465g
B. 764,3
C. 362,7g
D. 596,2g
Câu 44: Thực hiện phản ứng este hóa hỗn hợp gồm axit fomic, axit axetic và etilen glycol với H 2SO4 đặc làm
xúc tác thì số chất chứa chức este tối đa thu được là
A. 4
B. 5
C. 6
D. 3
Câu 45: Hòa tan sắt kim loại trong dung dịch HCl. Cấu hình electron của cation kim loại có trong dung dịch
thu được là
A. [Ar] 3d5
B. [Ar] 3d6
C. [Ar] 3d54s1
D. [Ar] 3d44s2
Câu 46: Có 3 chất lỏng đựng trong các bình mất nhãn riêng biệt: natri phenolat, natri etylat, natri
aluminat. Để phân biệt 3 chất lỏng này bằng một thuốc thử duy nhất có thể dùng dung dịch
A. NaOH
B. HCl
C. CaCl2
D. phenolphthalein
Câu 47: Cho 40g hỗn hợp gồm Au, Ag, Cu, Fe, Zn tác dụng với O 2 dư nung nóng thu được 46,4g
hỗn hợp chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 2M tối thiểu phản ứng vừa đủ với X là
A. 0,4 L

B. 0,5 L
C. 0,35 L
D. 0,8 L
Câu 48: Có hiện tượng gì xảy ra khi sục khí SO2 tới dư vào ống nghiệm chứa dung dịch hỗn hợp K2Cr2O7 và
H2SO4 ?
A. có kết tủa màu xanh xuất hiện
B. dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu xanh
C. dung dịch chuyển từ màu vàng rơm sang không màu
D. hiện tượng khác
Câu 49: Sục từ từ khí clo vào dung dịch KBr đến dư thì dung dịch thu được gồm
A. KCl, HCl, HClO
B. KCl
C. KCl, HBrO3, HCl, HClO
D. KCl, HClO
Câu 50: Hợp chất hữu cơ no, đa chức X có công thức phân tử C 7H12O4. Cho 0,1 mol X tác dụng vừa
đủ với 100g dung dịch NaOH 8% thu được chất hữu cơ Y và 17,8g hỗn hợp muối. Công thức cấu tạo
thu gọn của X là
A. CH3OOC-(CH2)2-COOC2H5
B. CH3COO-(CH2)2-COOC2H5
C. CH3OOC-(CH2)2-OOCC2H5
D. CH3OOC-CH2-COOC3H7
Phần B. Theo chương trình nâng cao [10 câu, từ câu 51 đến câu 60]
Câu 51: Cho các loại hợp chất sau: anken; xicloankan; andehit no, đơn chức, mạch hở; este no, đơn
chức, mạch hở; ancol no, đơn chức, mạch hở; axit cacboxylic no, 2 chức, mạch hở. Số hợp chất ở trên
khi đốt cháy hoàn toàn cho số mol H2O bằng số mol CO2 là
A. 5
B. 3
C. 4
D. 2


Trang 4


Câu 52: hỗn hợp A gồm 0,04 mol Al và 0,06 mol Mg. Nếu hòa tan hoàn toàn hỗn hợp này trong
HNO3 thu được 0,03 mol sản phẩm X do sự khử của N +5. Nếu hòa tan hoàn toàn hỗn hợp A trong H 2SO4
đặc, nóng cũng thu được 0,03 mol sản phẩm Y do sự khử của S+6. X và Y lần lượt là
A. NH4NO3 và H2S
B. NO2 và SO2
C. NO2 và H2S
D. NO và SO2
Câu 53: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở có cùng CTPT C 2H4O2 lần lượt tác dụng với Na,
NaOH, NaHCO3, AgNO3/NH3. Số phản ứng xảy ra là
A. 7
B. 4
C. 3
D. 5
Câu 54: Trường hợp nào dưới đây thanh Fe bị ăn mòn nhanh hơn ?
A. để thanh Fe ngoài không khí ẩm
B. quấn dây Zn lên thanh Fe và để ngoài không khí khô
C. quấn dây Zn lên thanh Fe và để ngoài không khí ẩm
D. quấn dây Cu lên thanh Fe và để ngoài không khí ẩm.
Câu 55: dung dịch axit fomic 0,46% ( D = 1g /mL) có pH = 3. Độ điện li của axit fomic bằng
A. 1%
B. 4,6%
C. 1,3%
D. 10%
Câu 56: Đun 0,06 mol hỗn hợp X có khối lượng 9,7g gồm 2 đồng đẳng của monobrombenzen với
NaOH đặc, nóng, dư, sau đó sục CO 2 đi qua dung dịch thu được m gam hỗn hợp Y gồm 2 chất hữu cơ.
Giá trị của m là
A. 5,29

B. 5,92
C. 4,3
D. 5,52
Câu 57: Hấp thụ hết CO2 vào dung dịch NaOH được dung dịch A. Biết rằng:
- Khi cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch A thì phải mất 50 mL dung dịch HCl mới bắt đầu có khí thoát ra.
- Khi cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch A thì thu được 7,88g kết tủa.
Vậy dung dịch A chứa
A. Na2CO3
B. NaHCO3
C. NaOH, Na2CO3
D. NaHCO3, Na2CO3
Câu 58: Điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp 2 muối CuSO4 và NaCl với cường độ dòng điện I = 4A
cho đến khi nước ở cả 2 điện cực cũng bị điện phân thì dừng lại. Khi đó ở anot có 448 mL khí thoát ra (đktc).
Dung dịch sau điện phân hòa tan vừa đủ 1,6g CuO. Giá trị của m là
A. 5,97g
B. 4,8g
C. 4,95g
D. 3,875g
Câu 59: Khi phân tích một mẫu hóa chất chưa xác định thu được kết quả sau: thêm dung dịch chứa
Cl- thì xuất hiện kết tủa. Một phần kết tủa tan khi thêm nước nóng, phần kết tủa còn lại tan hết trong
dung dịch NH3 dư. Từ các thí nghiệm này có thể kết luận mẫu đem thử có chứa
A. Ag+, Pb2+
B. Ag+, Cu2+
C. Ag+, Pb2+, Cu2+
D. Cu2+
Câu 60: Cho biết hợp chất hữu cơ X chứa 2 hoặc 3 nguyên tố (trong số C, H, O). Trộn 2,688 lit CH 4
với 5,376 lít khí X (các khí đo ở đktc) được hỗn hợp khí Y có khối lượng 9,12g. Đốt cháy hoàn toàn Y
rồi cho sản phẩm vào dung dịch chứa 0,48 mol Ba(OH)2 thấy tạo thành 70,92g kết tủa. X có thể là
A. HCHO
B. C3H8, CH3COOH C. C2H6

D. C2H6, HCHO
.........................HẾT............................
ĐÁP ÁN 016
1A

2C

3C

4D

5B

6D

7D

8C

9C

10C

11D

12A

13C

14B


15C

16B

17D

18D

19A

20C

21D

22D

23A

24D

25D

26C

27B

28A

29C


30D

Trang 5


31A

32D

33A

34A

35A

36C

37C

38D

39A

40A

41D

42A


43C

44B

45B

46B

47A

48B

49C

50C

51C

52A

53D

54D

55A

56B

57C


58A

59A

60D

Đề 2:
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40)
Câu 1: Cho 300 ml dung dịch NaHCO 3 x (M) và Na2CO3 y (M). Thêm từ từ dung dịch HCl z (M) vào
dung dịch trên đến khi bắt đầu có khí bay ra thì dừng lại thấy hết t (ml). Mối liên hệ giữa x, y, z, t là:
A. z.t = 150 xy

B. z.t = 100 xy

C. z.t = 300 y

D. z.t = 300 xy

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Ứng với công thức phân tử C4H8 có 3 anken mạch hở
B. Cho propen đi qua dung dịch H3PO4 thu được 2 ancol
C. Tách một phân tử H2 từ butan thu được 3 anken
D. Đốt cháy bất kì một anken nào đều thu được số mol nước và số mol CO2 như nhau
Câu 3: Đem nung hỗn hợp A, gồm hai kim loại: x mol Fe và 0,15 mol Cu, trong không khí một thời
gian, thu được 63,2 gam hỗn hợp B, gồm hai kim loại trên và hỗn hợp các oxit của chúng. Đem hòa tan
hết lượng hỗn hợp B trên bằng dung dịch H2SO4 đậm đặc, thì thu được 0,3 mol SO2. Trị số của x là:
A. 0,7 mol

B. 0,5 mol


C. 0,6 mol

D. 0,4 mol

Câu 4: Hòa tan hết 17,84 gam hỗn hợp A gồm ba kim loại là sắt, bạc và đồng bằng 203,4 ml dung dịch
HNO3 20% (có khối lượng riêng 1,115 gam/ml) vừa đủ. Có 4,032 lít khí NO duy nhất thoát ra (đktc) và
còn lại dung dịch X. Đem cô cạn dung dịch X, thu được m gam hỗn hợp chỉ gồm ba muối khan. Giá trị
của m là:
Trang 6


A. 54,28 gam

B. 51,32 gam

C. 45,64 gam

D. 60,27 gam

Câu 5: Cho bột kim loại nhôm vào một dung dịch HNO3, không thấy khí bay ra. Như vậy có thể:
A. Al đã không phản ứng với dung dịch HNO3.
B. Al đã phản ứng với dung dịch HNO3 tạo NH4NO3.
C. Al đã phản ứng tạo khí NO không màu bay ra nên có cảm giác là không có khí.
D. Có thể Al không phản ứng với HNO3 hoặc phản ứng tạo ra NH4NO3.
Câu 6: Cho các chất: isobutan (1), isopentan (2), neopentan (3), pentan (4). Sắp xếp các chất trên theo
chiều nhiệt độ sôi tăng dần là:
A. 1, 4, 2, 3

B. 1, 4, 3, 2


C. 1, 3, 2, 4

D. 1, 2, 3, 4

Câu 7: Cho 250 ml hỗn hợp A gồm các khí Cl 2, HCl và H2 (đktc) vào lượng dư dung dịch KI (trong
bóng tối), có 1,27 gam I2 tạo ra. Phần khí thoát ra khỏi dung dịch KI có thể tích 80 ml. Phần trăm thể
tích HCl trong hỗn hợp A là (cho các thể tích khí đều đo ở đktc):
A. 44,8

B. 32%

C. 25%

D. 23,2%

Câu 8: Cho 6,48 gam bột kim loại nhôm vào 100 ml dung dịch hỗn hợp Fe 2(SO4)3 1M và ZnSO4 0,8M.
Sau khi kết thúc phản ứng, thu được m gam hỗn hợp các kim loại. Trị số của m là:
A. 14,5 gam

B. 16,4 gam

C. 15,1 gam

D. 11,2 gam

Câu 9: Để phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch CrCl3 1M cần m gam Zn. Giá trị m là:
A. 19,5

B. 6,5


C. 13

D. 9,75

Câu 10: Khí than ướt là:
A. Hỗn hợp khí: CO, CO2, H2, N2

B. Hỗn hợp: C, O2, N2, H2O

C. Hỗn hợp: C, hơi nước

D. Hỗn hợp khí: CO, H2O

Câu 11: Hoá hơi 6,7 gam hỗn hợp A gồm CH 3COOH, CH3COOC2H5, HCOOCH3 thu được 2,24 lít hơi
(đktc). Đốt cháy hoàn toàn 6,7g hỗn hợp A thì số gam nước sinh ra là:
A. 4,5g

B. 5,4g

C. 3,6g

D. Không xác định được

Câu 12: Cấu hình electron ở lớp vỏ ngoài cùng của một ion là 2p 6. Cấu hình electron của nguyên tử tạo
ra ion đó là:
A. 1s2 2s2 2p5.

B. 1s2 2s2 2p4.

C. 1s2 2s2 2p6 3s1.


D. Tất cả đều có thể đúng.

Câu 13: Cho α-amino axit mạch không phân nhánh A có công thức H 2NR(COOH)2 phản ứng hết với
0,1 mol NaOH tạo 9,55 gam muối. A là:
A. axit 2-aminopentanđioic

B. axit 2-aminobutanđioic.

C. axit 2-aminohexanđioic

D. axit 2-aminopropanđioic
Trang 7


Câu 14: Cho các chất: phenol (1), anilin (2), toluen (3), metyl phenyl ete (4). Những chất tác dụng với
nước Br2 là
A. (3) và (4)

B. (1), (2), (3) và (4) C. (1) và (2)

D. (1), (2) và (4)

Câu 15: Benzo[a]piren là hợp chất gây bệnh ung thư có nhiều trong thuốc lá, CTPT C 20H12. Hiđro hóa
0

Ni,t
→ C 20 H 22
hoàn toàn benzo[a]piren ta có phản ứng sau: C 20 H12 + 10H 2 


Số vòng trong phân tử benzo[a]piren là (biết phản ứng hiđro hóa không làm thay đổi mạch C):
A. 4.

B. 3.

C. 5.

D. 6.

Câu 16: Cho các chất sau: axit oxalic, axit acrylic, axit oleic, axit silixic, axit clohiđric, axit hipoclorơ,
natriclorua. Có bao nhiêu chất vô cơ?
A. 5

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 17: Cho Na tác dụng với 100ml dd AlCl 3 thu được 5,6 lít H2(đktc) và kết tủa. Lọc kết tủa rồi đem
nung đến khối lượng không đổi thu được 5,1 gam chất rắn. Nồng độ mol/l của dd AlCl 3 là:
A. 1,5M

B. 2,5M

C. 1,0M

D. 2,0M

Câu 18: Cho dung dịch KHSO4 vào lượng dư dung dịch Ba(HCO3)2 phản ứng tạo ra:

A. khí CO2, chất không tan BaSO4, phần dung dịch có K2SO4 và H2O
B. khí CO2, chất không tan BaSO4, phần dung dịch có chứa KHCO3 và H2O
C. không có phản ứng hóa học xảy ra
D. tạo hai chất không tan BaSO4, BaCO3, phần dung dịch chứa KHCO3, H2O
Câu 19: Cho hỗn hợp X gồm CH 3OH, và C3H7OH, mỗi chất 0,02 mol tác dụng với CuO dư đun nóng
(hiệu suất 100%) thu được hỗn hợp chất hữu cơ Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO 3/NH3 dư thu
được m (g) kết tủa. Giá trị của m là:
A. 8,64g hoặc 12,96g B. 12,96 g

C. 8,64g

D. 4,32g hoặc 8,64g

Câu 20: Cho x mol Al và y mol Zn vào dung dịch chứa z mol Fe 2+ và t mol Cu2+. Cho biết 2t < 3x. Điều
kiện để dung dịch thu được 3 loại ion kim loại là (Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn).
A. y < z -1,5x + t

B. y < z – 3x + t

C. y < 2z – 3x + 2t

D. y < 2z + 3x – t

Câu 21: Chia hỗn hợp 2 kim loại có hoá trị không đổi làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 tan hết trong dung
dịch HCl tạo ra 1,792 lít H2 (đktc). Phần 2, nung trong oxi thu được 2,84 gam hỗn hợp oxit. Khối lượng
hỗn hợp 2 kim loại ban đầu là:
A. 2,2 gam

B. 3,12 gam


C. 2,4 gam

D. 1,56 gam

Câu 22: Cho các chất C2H2, C2H4, CH3CH2OH, CH3CHBr2, CH3CH3, CH3COOCH=CH2, C2H4(OH)2.
Có bao nhiêu chất bằng một phản ứng trực tiếp tạo ra được axetanđehit
Trang 8


A. 5

B. 7

C. 6

D. 4

Câu 23: Trong phân tử hợp chất hữu cơ Y (C 4H10O3) chỉ chứa chức ancol. Biết Y tác dụng được với
Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh. Số công thức cấu tạo của Y là:
A. 3

B. 4

C. 2

D. 5

Câu 24: Số đồng phân amin mạch không phân nhánh ứng với công thức phân tử C4H11N là:
A. 4


B. 5

C. 3

D. 6

Câu 25: Thủy phân este X trong môi trường axit thu được hai chất hữu cơ Y và Z. Oxi hóa Y tạo sản
phẩm là chất Z. Chất X không thể là:
A. isopropyl propionat
axetat

B. vinyl axetat

C. etilenglicol oxalat

D. etyl

Câu 26: Chất geranial có công thức phân tử C 10H16O (chất X). Biết X mạch hở và có một chức anđehit.
4,56 gam X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch Br2 0,1M (trong CCl4). Giá trị của V là:
A. 500

B. 600

C. 900

D. 300

Câu 27: Cho các chất sau: HCl, NaCl, LiCl, NH 4Cl, HF. Số chất mà phân tử chỉ gồm liên kết cộng hoá
trị là:
A. 1


B. 3

C. 4

D. 2

Câu 28: Hoà tan hỗn hợp gồm: a mol Na 2O và b mol Al2O3 vào nước thì chỉ thu được dung dịch chứa
chất tan duy nhất. khẳng định nào đúng ?
A. a ≤ b

B. a=b

C. a = 2b

D. a ≥ b

Câu 29: Công thức tổng quát của este đa chức (chỉ có chức este) tạo bởi ancol no hai chức và axit
không no có một nối đôi 3 chức là:
A. CnH2n - 6O4

B. CnH2n - 10O6

C. CnH2n - 18O12

D. CnH2n -16O12

Câu 30: Cho 2,72 gam CH3COOC6H5 vào 500 ml dung dịch NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản
ứng thu được số gam chất rắn là:
A. 1,64g


B. 3,96g

C. 2,84g

D. 4,36g

Câu 31: Một hỗn hợp lỏng X gồm ancol etylic và 2 hiđrocacbon đồng đẳng kế tiếp nhau. Chia hỗn hợp
X thành 2 phần bằng nhau.
- Phần 1: Cho bay hơi thì thu được 1 thể tích đúng bằng thể tích của 3,3 gam CO 2 (cùng điều kiện)
- Phần 2: Đốt cháy hoàn toàn thì cần 6,44 lit O2 (đktc). Sản phẩm cháy được dẫn qua bình đựng dung
dịch Ca(OH)2 dư sau thí nghiệm thu được 17,5 gam kết tủa. Hai hiđrocacbon ở trên là:
A. C2H2 và C3H4

B. C2H6 và C3H8

C. C3H8 và C4H10

D. C2H4 và C3H6

Trang 9


Câu 32: Ứng với công thức C3H8On có bao nhiêu đồng phân chỉ chứa nhóm chức –OH trong phân tử có
thể hoà tan được Cu(OH)2 ?
A. 3

B. 1

C. 2.


D. 4

Câu 33: Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Các thiết bị máy móc bằng kim loại khi tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn
mòn hóa học.
B. Một miếng vỏ đồ hộp làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây sát tận bên trong, để trong không
khí ẩm thì thiếc bị ăn mòn trước.
C. Nối thanh Zn với vỏ tầu thủy bằng thép thì vỏ tầu thủy sẽ được bảo vệ.
D. Để đồ vật bằng thép ngoài không khí ẩm thì đồ vật sẽ bị ăn mòn điện hóa.
Câu 34: Trong nước tự nhiên thường có lẫn những lượng nhỏ các muối: Ca(NO 3)2, Mg(NO3)2,
Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. Để loại đồng thời các cation trong các muối trên nên dùng dung dịch nào trong
các dung dịch sau?
A. K2SO4

B. NaHCO3

C. NaOH

D. Na2SO4

Câu 35: Đun nóng 4,03 kg chất béo tripanmitin với lượng dư dung dịch NaOH. Khối lượng glixerol và
khối lượng xà phòng chứa 72% muối natri panmitat điều chế được lần lượt là:
A. 0,41 kg và 5,97 kg B. 0,42 kg và 6,79 kg C. 0,46 kg và 4,17 kg D. 0,46 kg và 5,79 kg
Câu 36: Cao su thiên nhiên được lưu hóa chứa 1,71% lưu huỳnh. Hỏi cứ khoảng bao nhiêu mắt xích
isopren có một cầu nối đisunfua –S-S-?
A. 52

B. 25


C. 46

D. 54

Câu 37: Một trong những lí do mà người ta dùng Al làm dây dẫn điện thay thế đồng là:
A. Al là kim loại có tính dẫn tốt hơn Cu.

B. Al là kim loại nhẹ hơn đồng

C. Al hoạt động hóa học mạnh hơn Cu

D. Al ít bị ăn mòn hơn Cu.

Câu 38: Hỗn hợp A gồm hai kim loại Al, Ba. Cho lượng nước dư vào 4,225 gam hỗn hợp A, khuấy đều
để phản ứng xảy ra hoàn toàn, có khí thoát, phần chất rắn còn lại không bị hòa tan hết là 0,405 gam.
Khối lượng mỗi kim loại trong 4,225 gam hỗn hợp A là:
A. 1,485 g; 2,74 g

B. 1,62 g; 2,605 g

C. 2,16 g; 2,065 g

D. 0,405g; 3,82g

Câu 39: Cho 15,2 gam hỗn hợp gồm glixerol và một ancol no, đơn chức phản ứng hết với natri dư thấy
thoát ra 4,48 lít khí (đktc). Cũng lượng hỗn hợp trên chỉ có thể hoà tan được tối đa 4,9 gam Cu(OH)2.
Công thức của ancol chưa biết là
A. C2H5OH

B. C3H7OH


C. C4H9OH

D. CH3OH

Trang 10


Câu 40: Điện phân dung dịch NaCl đến hết (có màng ngăn, điện cực trơ), cường độ dòng địên 1,61A thì
hết 60 phút. Thêm 0,04 mol H2SO4 vào dung dịch sau điện phân thì thu được muối với khối lượng:
A. 4,26 gam

B. 7,20 gam

C. 5,24 gam

D. 6,39 gam

II. PHẦN RIÊNG [10 câu]
Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc B)
A. Theo chương trình Chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50)
Câu 41: Điện phân dung dịch hỗn hợp chứa 0,1 mol FeCl 3, 0,2 mol CuCl2 và 0,1 mol HCl (điện cực trơ,
màng ngăn xốp). Khi ở catot bắt đầu sủi bọt khí thì dừng điện phân. Tại thời điểm này khối lượng catot
đã tăng:
A. 0,0 gam

B. 18,4 gam

C. 12,8 gam


D. 5,6 gam

Câu 42: Trong các chất sau, H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, CH3-CH2-NH2,
HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH. Số chất làm quì tím chuyển sang màu hồng:
A. 2

B. 4

C. 1

D. 3

Câu 43: Hỗn hợp X gồm C3H4, C3H6 và C3H8. Lấy 2,24 lit mol hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với dung
dịch Br2 thấy hết 24 gam Br2 phản ứng. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 8,2 gam X rồi cho toàn bộ sản
phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch NaOH dư thì thấy khối lượng bình tăng lên m gam kết
tủa. Giá trị của m là:
A. 26,4.

B. 35,4

C. 44,4

D. 18,60

Câu 44: Hai kim loại bền trong không khí và nước nhờ có lớp màng oxit rất mỏng bảo vệ là:
A. Al và Cr

B. Al và Mg

C. Fe và Cr


D. Fe và Al

Câu 45: Từ glucozơ điều chế cao su buna theo sơ đồ sau đây:
glucozơ → ancol etylic → buta-1,3-đien→ cao su buna.
Hiệu suất của quá trình điều chế là 75%, muốn thu được 32,4kg cao su thì khối lượng glucozơ cần
dùng là:
A. 72kg.

B. 192kg.

C. 144kg

D. 288kg.

Câu 46: Cho các ancol sau: CH3CH2CH2OH (1); CH3CH(OH)CH3 (2); CH3CH2CH(OH)CH2CH3 (3);
CH3CH(OH)C(CH3)3 (4). Dãy gồm các ancol khi tách nước từ mỗi ancol chỉ cho 1 olefin duy nhất là
(không tính đồng phân hình học và xem như các phản ứng đều giữ nguyên mạch C)
A. 1 và 2.

B. 1, 2, 3.

C. 1, 2, 4.

D. 1, 2, 3, 4.

Câu 47: Người ta nhận thấy nơi các mối hàn kim loại dễ bị rỉ (gỉ, mau hư) hơn so với kim loại không
hàn, nguyên nhân chính là:
A. Do nơi mối hàn thường là hai kim loại khác nhau nên có sự ăn mòn điện hóa học
Trang 11



B. Do kim loại làm mối hàn không chắc bằng kim loại được hàn
C. Do kim loại nơi mối hàn dễ bị ăn mòn hóa học hơn
D. Do ở mối hàn kim loại bị đã bị oxi hóa vì bị đốt nóng.
Câu 48: Những bức tranh cổ thường được vẽ bằng bột “trắng chì” có công thức là Pb(OH) 2.PbCO3 lâu
ngày thường bị xám đen là do tạo thành.
A. PbO.

B. PbSO3.

C. PbS.

D. PbO2.

Câu 49: Có các hợp chất sau: C 2H5OH, n-C10H21OH, C6H5OH, C6H5NH2, CH3COOH, n-C6H14,
HOCH2CHOHCH2OH, C6H6 và C6H12O6 (glucozơ). Trong các chất này có x chất tan tốt trong nước, y
chất ít tan trong nước và z chất hầu như không tan. Các giá trị x, y và z lần lượt bằng
A. 2, 3 và 4

B. 3, 4 và 2

C. 3, 3 và 3

D. 4, 3 và 2

Câu 50: Khi cho 41,4 gam hỗn hợp X gồm Fe 2O3, Cr2O3 và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH đặc
(dư), sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng 16 gam. Để khử hoàn toàn 41,4 gam X bằng phản
ứng nhiệt nhôm, phải dùng 10,8 gam Al. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Cr 2O3 trong hỗn
hợp X là: (Cho: hiệu suất của các phản ứng là 100%)

A. 26,08%.

B. 36,71%.

C. 50,67%.

D. 66,67%.

B. Theo chương trình Nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60)
Câu 51: Axit salixylic (axit o-hidroxibenzoic) tác dụng với chất X có xúc tác H 2SO4 tạo ra metyl
salixylat dùng làm thuốc xoa bóp, còn tác dụng với chất Y tạo ra axit axetyl salixylic (aspirin) dùng làm
thuốc cảm. Các chất X và Y lần lượt là:
A. metan và anhiđrit axetic

B. metan và axit axetic.

C. metanol và anhiđrit axetic

D. metanol và axit axetic

Câu 52: Cho các chất sau: Ancol benzylic; benzyl clorua; phenol; phenyl clorua; p-crezol; axit axetic.
Trong số các chất trên có bao nhiêu chất có thể tác dụng với NaOH đặc ở nhiệt độ cao và áp suất cao?
A. 4.

B. 5.

C. 3.

D. 6.


Câu 53: Trong bình kín dung tích 1 lít, người ta cho vào 5,6 gam khí CO và 5,4 gam hơi nước. Phản
ứng xẩy ra là: CO + H2O ƒ CO2 + H2. Ở 850oC hằng số cân bằng của phản ứng trên là K C = 1
(K =

[CO 2 ][H 2 ]
) . Số mol của CO và H2O khi đạt đến cân bằng hóa học lần lượt là
[CO][H 2O]

A. 0,2 và 0,3.

B. 0,08 và 0,2.

C. 0,12 và 0,12.

D. 0,08 và 0,18.

Câu 54: Ion đicromat Cr2O72-, trong môi trường axit, oxi hoá được muối Fe 2+ tạo muối Fe3+, còn
đicromat bị khử tạo muối Cr 3+. Cho biết 10 ml dung dịch FeSO 4 phản ứng vừa đủ với 12 ml dung dịch
K2Cr2O7 0,1M, trong môi trường axit H2SO4. Nồng độ mol/l của dung dịch FeSO4 là:
A. 0,82M

B. 7,2M

C. 0,72M

D. 0,62M
Trang 12


Câu 55: Xét phản ứng hòa tan vàng bằng xianua (phản ứng chưa được cân bằng):

Au + O2 + H2O + NaCN → Na[Au(CN)2] + NaOH
Khi lượng vàng bị hòa tan là 1,97 gam thì lượng NaCN đã dùng là:
A. 0,02 mol.

B. 0,04 mol.

C. 0,01 mol.

D. 0,03 mol.

Câu 56: Cho dung dịch metylamin dư lần lượt vào từng dung dịch FeCl 3, AgNO3, NaCl, Cu(NO3)2. Số
trường hợp thu được kết tủa sau phản ứng là:
A. 3

B. 2

C. 1

D. 4

Câu 57: Hòa tan m gam hỗn hợp saccarozơ và mantozơ vào nước thu được dung dịch X. Chia X thành
hai phần bằng nhau. Phần thứ nhất tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3, thu được 10,8
gam kết tủa. Phần thứ hai đun hồi lâu trong môi trường axit (HCl loãng) thu được dung dịch Y. Dung
dịch Y phản ứng vừa hết với 40 gam Br 2 trong dung dịch. Giả thiết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.
Khối lượng m bằng:
A. 68,4 gam

B. 273,6 gam

C. 205,2 gam


D. 136,8 gam

Câu 58: Khi người thợ hàn hoạt động cũng như khi cắt kim loại bằng mỏ hàn (dùng nhiệt độ cao của
mỏ hàn điện để kim loại nóng chảy và đứt ra), ngoài các hạt kim loại chói sáng bắn ra còn có mùi khét
rất khó chịu. Mùi khét này chủ yếu là mùi của chất nào?
A. Mùi của oxit kim loại
B. Mùi của các tạp chất trong kim loại cháy tạo ra (như do tạp chất S cháy tạo SO 2)
C. Mùi của hơi kim loại bốc hơi ở nhiệt độ cao
D. Mùi của ozon tạo ra từ oxi ở nhiệt độ cao
Câu 59: Cho m gam Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,42 mol H 2SO4 đặc nóng, thu được
dung dịch chỉ chứa 28,56 gam muối và khí SO2. Giá trị m là:
A. 8,4 gam

B. 7,84 gam

C. 11,2 gam

D. 23,52 gam

Câu 60: Tiến hành phản ứng este hóa từ 1 mol CH 3COOH và 1 mol C2H5OH thì hiệu suất phản ứng là
66,67%. Để hiệu suất đạt 90%, cần tiến hành este hóa 1 mol CH3COOH với số mol ancol bằng:
A. 0,342 mol

B. 2,925 mol

C. 0,456 mol

D. 2,456 mol


Đáp án đề số 013sĐA----------------------------

1 C

6

C 11 A 16 D 21 B 26 B 31 B 36 D 41 C 46 D 51 C 56 B

2 C

7

D 12 D 17 D 22 C 27 D 32 C 37 B 42 C 47 A 52 B 57 A

3 A

8

C 13 A 18 B 23 A 28 B 33 B 38 A 43 B 48 B 53 D 58 D

4 B

9

B 14 D 19 A 24 A 29 D 34 C 39 B 44 A 49 D 54 C Trang
59 13
A

5 D 10 A 15 C 20 A 25 A 30 D 35 C 40 C 45 C 50 B 55 A 60 B



Trang 14



×