TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC ĐỢT 1
QUẢNG BÌNH NĂM HỌC 2013-2014
Môn: NGỮ VĂN (khối C)
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (5,0 điểm)
Câu I. (2,0 điểm)
Trong truyện ngắn Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), cụ Mết đã kể chuyện cuộc đời
Tnú trong không gian, thời gian nào? Ý nghĩa của việc chọn không gian, thời gian đó?
.
Câu II. (3,0 điểm)
Hãy viết bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau
đây của nhà văn Lỗ Tấn:
“Ước mơ không phải là cái gì sẵn có, cũng không phải là cái gì không thể có”.
PHẦN RIÊNG: (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu ( câu III.a hoặc câu III.b)
Câu III.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm)
Bàn về truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân), có ý kiến cho rằng: “Người vợ nhặt vừa đáng
thương vừa đáng trách”, nhưng có ý kiến khác lại cho rằng “thị vừa đáng thương vừa đáng
trọng”.
Bằng những cảm nhận về nhân vật người vợ nhặt, anh/chị hãy bình luận về hai ý kiến
trên.
Câu III.b. Theo chương trình nâng cao (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
(Trích Tương tư- Nguyễn Bính)
và
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
(Trích Việt Bắc- Tố Hữu)
Hết
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC ĐỢT 1
QUẢNG BÌNH NĂM HỌC 2013-2014
Môn: NGỮ VĂN (khối D)
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (5,0 điểm)
Câu I. (2,0 điểm)
Truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) đã mở đầu như thế nào? Ý nghĩa của việc mở đầu
truyện như thế?
Câu II. (3,0 điểm)
Hãy viết bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau
đây của nhà văn Lỗ Tấn:
“Ước mơ không phải là cái gì sẵn có, cũng không phải là cái gì không thể có”.
PHẦN RIÊNG: (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b)
Câu III.a. Theo chương trình chuẩn
Bàn về bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh), có ý kiến cho rằng: “Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn
vừa truyền thống vùa hiện đại của người phụ nữ Việt Nam”.
Anh/chị hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến trên.
Câu III.b. Theo chương trình nâng cao
Anh/chị hãy phân tích những nét tương đồng và khác biệt trong diễn biến tâm trạng của
hai nhân vật: Tràng và bà cụ Tứ (Vợ nhặt- Kim Lân).
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐÁP ÁN-THANG ĐIỂM
QUẢNG BÌNH ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC ĐỢT 1
Năm học: 2013-2014; Môn: NGỮ VĂN (C)
Câu Ý Nội dung Điểm
I Ý nghĩa của không, thời gian cụ Mết kể chuyện về Tnú 2,0
1 Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
Rừng xà nu (1965) là truyện ngắn tiêu biểu cho đời văn
Nguyễn Trung Thành. Truyện viết về cuộc sống, chiến đấu ở
một buôn làng Tây Nguyên trong những năm chống Mĩ ác
liệt.
0,25
2 Không, thời gian cụ Mết kể chuyện về Tnú
- Cụ Mết kể chuyện cuộc đời Tnú trong đêm anh về thăm làng
Xô man. Sau hồi mõ vang lên từ nhà ưng, lũ làng quây quần
bên bếp lửa nghe cụ cất tiếng trầm ồ kể chuyện, ngoài trời lấm
tấm một trận mưa đêm.
0,5
3 Ý nghĩa
- Không gian, thời gian trang trọng, thiêng liêng vừa đậm tính
lễ nghi vừa giàu sức gợi:
+ gợi nhớ truyền thống kể khan, một nét văn hoá truyền thống
đậm bản sắc Tây Nguyên.
+ gợi mở những chiến công, những phẩm chất đẹp ở nhân vật
Tnú, con người sánh ngang những huyền thoại anh hùng của
Tây Nguyên xưa.
- Thể hiện niềm yêu mến tự hào của cụ Mết, niềm khát khao
tiếp nối những truyền thống đẹp trong lũ làng Xôman.
0,5
0,5
0,25
II Ước mơ không phải là cái gì sẵn có, cũng không phải là cái
gì không thể có
3,0
1 Giải thích ý kiến
- Ước mơ là mong muốn thiết tha những điều tốt đẹp trong
tương lai, là khát khao những gì chưa có trong thực tế với
mong muốn hiện thực hoá nó trong tương lai. Mỗi người trong
cuộc đời đều ấp ủ ước mơ: có ước mơ nhỏ nhoi, có ước mơ
lớn lao, cao cả; có ước mơ là cái có thể có, có ước mơ chỉ là
ảo mộng không bao giờ thực hiện được
- Câu nói của Lỗ Tấn khuyên con người cần biết ước mơ,
nhưng quan trọng hơn là phải biết hành động để biến ước mơ
thành hiện thực.
0,5
0,5
2 Luận bàn về ý kiến
- Ước mơ là cái có thể có nếu con người biết khát khao và
hành động; biết nỗ lực hết mình để vượt qua những gian khổ,
0,75
thử thách hiện thực hoá nó.
- Đôi lúc chỉ có ý chí, quyết tâm hành động của cá nhân là
chưa đủ, con người cần sự giúp đỡ, tiếp sức từ cộng đồng để
thực hiện ước mơ.
- Phê phán những kẻ chỉ mơ mộng hão huyền, ngại khó ngại
khổ, dễ nản lòng, không dám hành động để biến ước mơ thành
hiện thực.
0,25
0,5
3 Bài học nhận thức và hành động
- Phải biết ước mơ và hành động để biến ước mơ thành hiên
thực; tuổi trẻ cần nuôi dưỡng những ước mơ đẹp, không chỉ vì
lợi ích cá nhân, mà còn vì cuộc sống tốt đẹp của cộng đồng.
0,5
III.a Bình luận về hai ý kiến
1 Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và hai ý kiến
- Kim Lân là nhà văn chuyên viết về nông thôn Việt Nam với
sự am hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của những người nông
dân nghèo.
- Vợ nhặt là truyện ngắn đặc sắc của Kim Lân viết về số phận
người dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Trên
nền tăm tối ấy, nhà văn đã khắc hoạ chân thực hình tượng
người vợ nhặt.
0,25
0,25
2 Cảm nhận về người vợ nhặt và bình luận về hai ý kiến
2a Cảm nhận
- Người vợ nhặt là nạn nhân của nạn đói khủng khiếp:
+ Bị tàn phá cả nhân hình (mặt lưỡi cày xám xịt, hai mắt trũng
hoáy, áo quần rách nát tả tơi)
+ Bị tàn phá cả nhân tính (nói năng chua ngoa, hành động táo
tợn, trơ trẽn)
- Người vợ nhặt tiềm ẩn những vẻ đẹp khuất lấp:
+ Thị có lòng ham sống mãnh liệt, ý thức bám víu sự sống.
+ Thị thẹn thùng, ý tứ như một cô dâu, dù được “nhặt” về.
+ Thị khát khao tình yêu thương, khát khao mái ấm gia đình.
+ Thị trân trọng hạnh phúc đang có, vun đắp cho tổ ấm gia
đình; cùng Tràng và cụ Tứ chia sẻ đói nghèo.
- Người vợ nhặt được khắc hoạ bằng những nghệ thuật độc
đáo: tình huống bất ngờ, chi tiết đắt, văn phong hóm hỉnh,
sinh động và tinh tế.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
2b Bình luận về hai ý kiến
- Bác bỏ ý kiến cho rằng “thị vừa đáng thương vừa đáng
trách” vì: Ý kiến nhìn nhận nhân vật phiến diện, tách rời hoàn
cảnh, chưa thấy được tác động của nạn đói khủng khiếp với số
phận con người; chưa thấy được những vẻ đẹp khuất lấp trong
người vợ nhặt; chưa thấu hiểu niềm đồng cảm và tình yêu
0,5
thương con người của nhà văn.
- Khẳng định ý kiến cho rằng “thị vừa đáng thương vừa đáng
trọng”vì: Thị đáng thương vì là nạn nhân của nạn đói khủng
khiếp; đáng trọng vì đã vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt ấy để
sống, để yêu thương, vun đắp hạnh phúc và hi vọng về tương
lai. Ý kiến đã nhìn nhận, đánh giá trọn vẹn con người trong
nhiều mối quan hệ (ngoại hiện và nội tâm; tính cách, số phận
và hoàn cảnh, nhân vật và tư tưởng nhà văn…).
0,5
III.b. Cảm nhận về hai đoạn thơ
1 Giới thiệu về tác giả và tác phẩm
- Nguyễn Bính là ngôi sao sáng trong phong trào thơ mới với
hồn thơ chân quê, sở trường về lục bát. Tương tư là bài thơ
đặc sắc, Nguyễn Bính thể hiện nỗi nhớ mong chân thực và
tinh tế của chàng trai quê.
- Tố Hữu (1920-2002) là nhà thơ lớn của văn học cách mạng
với phong cách trữ tình chính trị. Việt Bắc tiêu biểu cho phong
cách Tố Hữu, thể hiện tình cảm sâu nặng với chiến khu và
những kỉ niệm kháng chiến.
0,25
0,25
2 Cảm nhận hai đoạn thơ
* Về đoạn thơ trong bài Tương tư (2,0)
-Nội dung
+ Tâm trạng tương tư của chàng trai quê được bộc lộ thành
những nhớ mong da diết, trĩu nặng. Nỗi niềm ấy được xem
như một qui luật tự nhiên không thể cưỡng lại, một thứ ‘tâm
bệnh” khó chữa của người đang yêu.
+ Nỗi nhớ mong gắn liền với khung cảnh làng quê khiến cả
không gian cũng nhuốm đầy nỗi tương tư.
- Nghệ thuật
+ Thể thơ lục bát thấm đượm phong vị ca dao.
+ Chất liệu ngôn từ chân quê với những địa danh, thành ngữ
gần gũi; cách tổ chức lời thơ độc đáo; sử dụng nhuần nhuyễn
nhiều biện pháp tu từ: hoán dụ, nhân hoá, đối sánh, tăng tiến
0,5
0,5
0,25
0,5
Về đoạn thơ trong bài Việt Bắc (2,0)
- Nội dung
+ Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ đằm thắm, sâu nặng của người
cán bộ kháng chiến dành cho Việt Bắc, trong đó chan hoà tình
nghĩa riêng chung.
+ Hiện lên trong nỗi nhớ ấy là hình ảnh Việt Bắc thân thương
với cảnh vật bình dị mà thơ mộng, với nhịp sống đơn sơ mà
êm đềm, đầm ấm.
- Nghệ thuật
+ Thể thơ lục bát kết hợp nhuần nhuyễn chất cổ điển và chất
0,5
0,5
0,25
dân gian, nhịp điệu linh hoạt, âm hưởng ngọt ngào, tha thiết.
+ Hình ảnh thơ giản dị mà gợi cảm; ví von quen thuộc mà độc
đáo, cách tổ chức lời thơ với phép điệp, tiểu đối hài hoà, cân
xứng…
0,5
3 Sự tương đồng, khác biệt giữa hai đoạn thơ
- Tương đồng: cả hai đoạn thơ đều thể hiện nỗi nhớ da diết,
sâu nặng; sử dụng thể thơ lục bát điêu luyện.
- Khác biệt: Đoạn thơ trong Tương tư là nỗi nhớ của tình yêu
đôi lứa, gắn với không gian làng quê Bắc Bộ, vừa bày tỏ “lí
sự” về tương tư, cách đối sánh táo bạo…Đoạn thơ trong Việt
Bắc là nỗi nhớ của tình cảm cách mạng, gắn với không gian
núi rừng Việt Bắc, bộc bạch tâm tình với cách ví von duyên
dáng…
- Lí giải: Do sự khác biệt về thời đại và phong cách của hai
nhà thơ
0,25
0,25
0,5
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐÁP ÁN-THANG ĐIỂM
QUẢNG BÌNH ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC ĐỢT 1
Năm học: 2013-2014; Môn: NGỮ VĂN (D)
Câu Ý Nội dung Điểm
I Ý nghĩa của mở đầu truyện ngắn Chí Phèo 2,0
1 Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
- Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc. Chí Phèo là điển
hình bất hủ về số phận bi đát của người nông dân nghèo trong
xã hồi cũ. Thiên truyện là một kiệt tác, tiêu biểu cho tư tưởng
và nghệ thuật của Nam Cao.
0,25
2 Mở đầu của truyện
- Chí Phèo say ngật ngưỡng vừa đi vừa chửi: chửi trời, chửi
đời, chửi làng Vũ Đại, chửi những người không chửi nhau với
hắn, chửi đứa nào đã đẻ ra hắn.
0,5
3 Ý nghĩa
- Cách mở đầu trực tiếp, độc đáo và ấn tượng gây tò mò cuốn
hút.
- Hé mở bi kịch cuộc đời của Chí Phèo:
+ Sự gắng gỏi với nỗi khát khao được giao tiếp với đồng loại.
+ Nỗi đau bị làng Vũ Đại im lặng, cự tuyệt vì không coi Chí
Phèo là người.
0,25
0,5
0,5
II Ước mơ không phải là cái gì sẵn có, cũng không phải là cái
gì không thể có
3,0
1 Giải thích ý kiến
- Ước mơ là mong muốn thiết tha những điều tốt đẹp trong
tương lai, là khát khao những gì chưa có trong thực tế với
mong muốn hiện thực hoá nó trong tương lai. Mỗi người trong
cuộc đời đều ấp ủ ước mơ: có ước mơ nhỏ nhoi, có ước mơ
lớn lao, cao cả; có ước mơ là cái có thể có, có ước mơ chỉ là
ảo mộng không bao giờ thực hiện được
- Câu nói của Lỗ Tấn khuyên con người cần biết ước mơ,
nhưng quan trọng hơn là phải biết hành động để biến ước mơ
thành hiện thực.
0,5
0,5
2 Luận bàn về ý kiến
- Ước mơ là cái có thể có nếu con người biết khát khao và
hành động; biết nỗ lực hết mình để vượt qua những gian khổ,
thử thách hiện thực hoá nó.
- Đôi lúc chỉ có ý chí, quyết tâm hành động của cá nhân là
chưa đủ, con người cần sự giúp đỡ, tiếp sức từ cộng đồng để
0,75
0,25
thực hiện ước mơ.
- Phê phán những kẻ chỉ mơ mộng hão huyền, ngại khó ngại
khổ, dễ nản lòng, không dám hành động để biến ước mơ thành
hiện thực.
0,5
3 Bài học nhận thức và hành động
- Phải biết ước mơ và hành động để biến ước mơ thành hiên
thực; tuổi trẻ cần nuôi dưỡng những ước mơ đẹp, không chỉ vì
lợi ích cá nhân, mà còn vì cuộc sống tốt đẹp của cộng đồng.
0,5
III.a Phân tích “Sóng” để sáng tỏ nhận định
1 Giới thiệu tác giả, tác phẩm và ý kiến
- Xuân Quỳnh là hồn thơ độc đáo của thơ trẻ chống Mĩ, giữa
chiến tranh vẫn luôn da diết với khát vọng tình yêu, hạnh phúc
đời thường. Sóng (Hoa dọc chiến hào) là bài thơ tiêu biểu cho
điệu hồn Xuân Quỳnh.
0,5
2 Giải thích và khẳng định ý kiến
* Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam
với sự hài hoà những nét đối lập: truyền thống mà hiện đại
- Truyền thống
+ Nhớ nhung da diết với tấm lòng thuỷ chung và niềm tin vào
sức mạnh của tình yêu.
+ Khát khao một tình yêu bền vững, dài lâu và khắc khoải âu
lo tình yêu đổ vỡ.
- Hiện đại
+ Luôn ẩn chứa những cảm xúc đối cực, đa chiều; những băn
khoăn về nguồn gốc bí ẩn của tình yêu
+ Khát khao kiếm tìm tình yêu đích thực với niềm đồng cảm
trọn vẹn.
+ Dám “tự hát” đến tận đáy cùng cảm xúc, dám trả giá để
sống hết mình, sống thành thực với tình yêu.
0,75
0,75
0,75
1,0
0,5
3 Đánh giá chung
- Bài thơ là tiếng lòng rất thành thực của chính Xuân Quỳnh,
một nhà thơ nữ thời hiện đại và cũng là tiếng lòng chung của
người phụ nữ Việt Nam luôn da diết với tình yêu, hạnh phúc.
- Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ Việt Nam
bằng những nghệ thuật đặc sắc: thể thơ 5 chữ; hình tượng
sóng với nhạc điệu và hình ảnh sống động; nhiều ẩn dụ, nhân
hoá và điệp từ điệp ngữ
0,25
0,5
III.b Tâm trạng Tràng và cụ Tứ
1 Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và nhân vật
- Kim Lân là nhà văn chuyên viết về nông thôn Việt Nam với
sự am hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của những người nông
0,25
dân nghèo.
- Vợ nhặt là truyện ngắn đặc sắc của Kim Lân viết về số phận
người dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Trên
nền hiện thực tăm tối ấy, nhà văn đã khắc hoạ những diễn biến
tâm trạng tinh tế của Tràng và cụ Tứ
0,25
2 Những điểm tương đồng và khác biệt trong tâm trạng Tràng
và cụ Tứ
- Tương đồng:
Trước tình huống trớ trêu: Tràng nhặt được vợ trong nạn đói
khủng khiếp, người chết đói nhiều như ngả rạ, cả hai nhân vật
đều có những nét tâm trạng:
+ Ngạc nhiên không tin đó là thật
+ Lo âu không biết có thể nuôi nổi nhau qua nạn đói không.
+ Hi vọng vào cuộc sống, yêu thương gắn bó với gia đình hơn.
- Khác biệt:
+ Với Tràng, nỗi lo âu chỉ thoáng qua rồi nhanh chóng
nhường chỗ cho niềm vui sướng trước hạnh phúc bất ngờ, bởi
lấy vợ là nỗi mong ước thầm lặng bấy lâu Tràng vẫn ấp ủ.
+ Với cụ Tứ: nỗi lo âu trĩu nặng hơn, bà mẹ nghèo còn buồn
tủi cho thân phận mình và con trai khi con lấy vợ trong tình
cảnh oái oăm ấy. Cụ Tứ thể hiện sự cảm thông với Tràng và
người vợ nhặt, đồng thời khơi dậy trong con những ý nghĩ lạc
quan tươi sáng về ngày mai.
0,5
0,5
0,5
1,0
1,0
3 Đánh giá chung
- Tâm trạng hai nhân vật được thể hiện bằng một ngôn ngữ
mộc mạc, giản dị mà trong sáng và giàu sức gợi. Nhà văn sáng
tạo tình huống độc đáo và chọn lọc nhiều chi tiết chân thực,
đặc sắc.
- Tâm trạng hai nhân vật góp phần thể hiện ý nghĩa của tác
phẩm: số phận bi thảm của người dân nghèo khổ và niềm tin,
hi vọng sống mãnh liệt trong cảnh khốn cùng.
0,5
0,5
Lưu ý: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm
bảo yêu cầu về mặt kiến thức. Trên đây chỉ là những ý cơ bản học sinh cần đáp
ứng, việc cho điểm từng câu cần dựa vào hướng dẫn chấm như sau:
Câu 1: Thí sinh chỉ cần trình bày bằng hình thức trả lời câu hỏi, không yêu
cầu kỹ năng tạo lập văn bản. Tuy nhiên, chỉ cho điểm tối đa mỗi ý nếu học sinh
đáp ứng các yêu cầu sau về diễn đạt: rõ ràng, mạch lạc, mắc ít lỗi chính tả, dùng từ
và ngữ pháp.
Câu 2 : Chỉ cho điểm tối đa mỗi ý khi HS đạt được các yêu cầu sau về kỹ
năng:
- Yêu cầu 1: Biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội. Biết sử dụng các
hiểu biết và dẫn chứng từ đời sống xã hội kết hợp với trải nghiệm của bản thân để
giải quyết vấn đề.
- Yêu cầu 2: Bố cục bài làm rõ ràng, kết cấu hợp lý. Hình thành và triển khai
ý tốt.
- Yêu cầu 3: Diễn đạt suôn sẻ. Mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
Câu 3: Chỉ cho điểm tối đa mỗi ý khi HS đạt được các yêu cầu sau về kỹ
năng:
- Yêu cầu 1: Biết cách làm một bài văn nghị luận văn học. Biết phát hiện và
lựa chọn chi tiết nghệ thuật để phân tích.
- Yêu cầu 2: Bố cục bài làm rõ ràng, kết cấu hợp lý. Hình thành và triển khai
ý tốt.
- Yêu cầu 3: Diễn đạt suôn sẻ. Mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
HÕt