Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tuyển tập câu hỏi Tiến hóa - 4 phần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.64 KB, 4 trang )

TUYỂN TẬP CÂU HỎI ÔN TẬP TIẾN HÓA – PHẦN 1
1. Theo quan điểm tiến hoá hiện đại, những nhận định sau về cơ chế tiến hoá là đúng hay sai? Giải thích.
- Trong điều kiện bình thường, chọn lọc tự nhiên luôn đào thải hết một alen lặn gây chết ra khỏi quần thể
giao phối.
- Chọn lọc tự nhiên là nhân tố trực tiếp tạo ra những kiểu gen thích nghi với môi trường.
- Sai. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, do đó đối với các alen lặn thì khi ở trạng thái dị hợp nó
không được biểu hiện, do vậy không bị chọn lọc tự nhiên đào thải. Cho nên CLTN không thể đào thải hết alen lặn ra
khỏi quần thể.
- Sai. Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc và phân hoá các kiểu gen khác nhau trong quần thể, tạo điều kiện
cho các kiểu gen thích nghi nhất sinh sản và phát triển ưu thế chứ nó không trực tiếp tạo ra những kiểu gen thích
nghi. (đột biến và giao phối sẽ tạo ra các kiểu gen khác nhau, trong đó có các kiểu gen thích nghi).
2. Nêu mối quan hệ giữa đột biến và giao phối trong tiến hoá nhỏ.
Trong tiến hoá nhỏ, đột biến tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp còn giáo phối sẽ tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp cho
quá trình tiến hoá.
- Đột biến tạo ra vô số các alen mới nhưng phải nhờ giao phối thì các alen đột biến mới tổ hợp được với nhau và tổ
hợp với các alen khác để tạo ra vô số loại kiểu gen khác nhau trong quần thể. Quá trình giao phối tạo điều kiện cho
đột biến được nhân lên và phát tán trong quần thể.
- Nếu không có đột biến thì không có các alen mới, khi đó giao phối không thể tạo ra được các kiểu gen mới, do
vậy không tạo ra được nguồn biến dị tổ hợp cho quá trình tiến hoá
3. Tác động của chọn lọc vận động rõ nhất đối với con đường hình thành loài nào? Trình bày cơ chế của con
đường hình thành loài đó.
- Tác động của chọn lọc vận động rõ nhất đối với con đường hình thành loài khác khu hay bằng con đường địa lí, vì
khi khu phân bố của loài được mở rộng hay bị chia cắt làm cho điều kiện sống thay đổi do đó hướng chọn lọc cũng
thay đổi.
- Cơ chế hình thành loài khác khu có thể hình dung như sau:
+ Khi khu phân bố của loài bị chia cắt do các trở ngại về mặt địa lí, một quần thể ban đầu được chia thành nhiều
quần thể cách li nhau.
+ Do tác động của các tác nhân tố tiến hoá, các quần thể nhỏ được cách li ngày càng khác xa nhau về tần số các
alen và thành phần các kiểu gen.
+ Sự khác biệt về tần số alen được tích luỹ dần dưới tác động của chọn lọc vận động và đến một thời điểm nào đó
có thể xuất hiện các trở ngại dẫn đến cách li sinh sản với các dạng gốc hay lân cận dẫn đến khả năng hình thành loài


mới.
4. So sánh sự khác nhau về vai trò giữa chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên trong quá trình tiến hoá
nhỏ.


- Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi từ từ tần số alen và thành phần kiểu gen theo một hướng xác định. Các yếu tố ngẫu
nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen một cách đột ngột không theo một hướng xác định.
- Hiệu quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thường phụ thuộc vào kích thước quần thể (quần thể càng nhỏ thì
hiệu quả tác động càng lớn), còn CLTN thì không.
- Dưới tác dụng của CLTN, thì một alen lặn có hại thường không bị loại thải hết ra khỏi quần thể giao phối. Dưới
tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì các alen lặn có hại (hoặc bất cứ alen nào khác kể cả có lợi) cũng có thể bị loại
thải hoàn toàn và một alen bất kì có thể trở nên phổ biến trong quần thể.
- Kết quả của CLTN dẫn đến hình thành quần thể thích nghi và hình thành loài mới, còn kết quả tác động của các
yếu tố ngẫu nhiên đưa đến sự phân hoá tần số alen và thành phần kiểu gen và không có hướng.
5. Màu sắc trên thân động vật có những ý nghĩa sinh học gì? Mỗi một ý nghĩa cho 1 ví dụ.
- Nhận biết đồng loại: Ở những loài có tập tính sống bầy đàn, có màu sắc đàn như các vạch, các xoang, các chấm
màu đa dạng.
- Màu sắc bảo vệ: màu sắc phù hợp với môi trường, giúp sinh vật lẫn trốn kẻ thù hay ẩn nấp trong môi trường tốt
hơn. Ví dụ, các loài sâu ăn lá cây thường có màu xanh. Rắn lục có màu xanh lục.
- Màu sắc báo hiệu: màu sắc nổi bật, có tuyến độc, có mùi hôi. Các loài sinh vật có tuyến độc hay có mùi hôi thường
có màu sắc nổi bật trên nền môi trường. Ví dụ, các loài ếch có độc, rắn độc thường có màu sắc nổi bật như vàng, đỏ.
Ong vò vẽ có màu nâu đỏ báo hiệu cơ thể chúng có nọc độc.
- Màu sắc giả trang hay bắt chước: một số loài tuy không có nọc độc và tuyến hôi nhưng lại có màu sắc nổi bật
giống như những loài có nọc độc và tuyến hôi.
6. Cánh chim và cánh dơi là cơ quan tương tự hay cơ quan tương đồng? Giải thích. Cho một ví dụ tương tự.
Cánh chim và cánh dơi lvừa là cơ quan tương đồng vừa là cơ quan tương tự.
- Cơ quan tương đồng: Vì cùng có nguồn gốc từ chi trước của động vật thuộc siêu lớp Tetrapoda. Có thể thức cấu
tạo chung giống nhau về sự phân bố xương, cơ, thần kinh, mạch máu .... nhưng khác biệt về chi tiết. Ở cánh dơi
xương ngón phát triển tạo thành khung căng màng da để tạo lực cản không khí trong khi bay. Ở chim, cánh hình
thành do sự liên kết của nhiều lông vũ mọc ra từ biểu bì nên một số xương ngón thoái hoá.

- Cơ quan tương tự : Vì cùng có chức năng bay, thích nghi với lối sống bay lượn trong không trung. Cánh dơi có cấu
tạo thứ sinh từ chi trước của thú có lẽ là từ một đột biến lại tổ tương tự như cánh ở khủng long bay.
- Ví dụ tương tự: màng bơi ở chân ếch và màng bơi ở chân vịt. Bộ Vịt là một nhánh tiến hóa quan trọng từ lớp Chim
quay lại đời sống trong môi trường nước nên xuất hiện trở lại đặc điểm bàn chân có màng nên màng bơi ở chân ếch
và màng bơi ở chân vịt cũng là cơ quan vừa tương tự vừa tương đồng.
7. Hóa thạch là gì? Sự phát hiện hóa thạch nào đã trở thành bằng chứng thuyết phục nhất cho quan niệm
chim tiến hóa từ bò sát? Hãy nêu những đặc điểm của loại hóa thạch đó.
Hóa thạch là di tích của sinh vạt sống trong các thời đại cổ xưa để lại trong các lớp đất đá. Trong một số điều kiện
nhất định thì xác sinh vật hóa đã có hình dạng giống với sinh vật trước kia. Trường hợp đặc biệt, cơ thể sinh vật


đươc bảo tồn gần như nguyên vẹn như xác voi mamut cách đây hàng chục vạn năm vẫn còn tươi nguyên trong băng
tuyết hay xác sâu bọ còn nguyên vẹn trong hổ phách.
Hóa thạch chi cổ Archeopteryx vừa có đặc điểm của chim, vừa có những đặc điểm của bò sát.

- Đặc điểm của bò sát:
- Trong miệng còn có nhiều răng nhọn
- Đuôi dài, gồm nhiều đốt xương sống
- Chân có lớp vảy sừng bao phủ
- Đặc điểm của chim:
- Hình dáng giống chim
- Có lông vũ bao quanh thân
- Cánh phát triển, có thể bay lượn như chim


8. Tại sao lặp gen là một cơ chế phổ biến trong quá trình tiến hóa dẫn đến sự hình thành một gen có chức
năng mới ? Từ vùng không mã hóa của hệ gen, hãy chỉ ra một cách khác cũng có thể dẫn đến sự hình thành
một gen mới.
- Đột biến lặp đoạn NST dẫn tới lặp gen. Quá trình lặp đoạn xảy ra do trao đổi chéo không cân giữa các đoạn
crômatit trong cặp tương đồng. Khi trao đổi, sự bắt chéo xảy ra ở một vị trí giữa một gen nào đó thì dẫn tới gen này

được lặp nhưng không còn nguyên vẹn (bị thay đổi vị trí của vùng promoter, bị mất một đoạn nuclêôtit), khi đó sẽ
hình thành một gen mới.
- Các vùng không mã hóa thì không có promoter nên không được phiên mã. Nếu đột biến chuyển đoạn, lặp đoạn,
đảo đoạn làm cho các đoạn promoter gắn vào các vùng không mã hóa thì các vùng này có khả năng phiên mã tổng
hợp mARN và dịch mã tổng hợp prôtêin → vùng không mã hóa trở thành gen mới.
9. Phân tích đặc điểm cấu tạo thích nghi của xương chi trước ở một số loài trong lớp Thú đã thích nghi với
những điều kiện sống khác nhau như thế nào ?
- Dơi là loài thú sống trên không: Xương ngón phát triển thành bộ khung, xương của cánh, trừ ngón cái biến thành
dạng móc để treo mình lúc ngủ.
- Chuột chũi là loài thú sống trong hang: chân trước to khỏe hơn rất nhiều so với chân sau, bàn chân có hình xẻng
thích nghi với cử động đào đất và hất ngược đất về phía sau khi đào hang.
- Chó sói là loài thú săn mồi trên đồng cỏ: Chân trước tương đương với chân sau, đầu ngón chân có vuốt nhọn thích
nghi với hoạt động săn mồi.
- Chuột túi là loài thú đẻ con chưa hoàn chỉnh: Chuột túi mang con trước bụng nên chỉ di chuyển chủ yếu bằng 2
chân sau, chân trước kém phát triển.
- Hải cẩu, cá voi là loài thú sống chủ yếu trong môi trường nước: chân trước có cấu tạo dạng mái chèo.
- Voi là loài thú có kích thước lớn, di chuyển thần hình đồ sộ khá nhanh nên chân trước tương đương với chân sau
và có cấu tạo vững chắc.
- Người thích nghi với hoạt động đi trên hai chân, 2 tay có chức năng cầm nắm và sử dụng công cụ nên bàn tay có
ngón cái phát triển và chụm được vào các ngón khác.
10. Giải thích sự hình thành các cơ quan thoái hóa và sự xuất hiện thể đột biến làm cho cá thể mang các đặc
điểm cấu tạo đã thoái hóa ở tổ tiên.
- Môi trường sống thay đổi → nhu cầu sống thay đổi → hoạt động các cơ quan và ý nghĩa thích nghi của cơ quan
cũng có những thay đổi tương ứng. Chọn lọc tự nhiên phát huy tác dụng, cơ quan không còn chức năng sẽ thoái hóa
dần và biến mất. Ví dụ sự tiêu biến của đuôi ở người và vượn người hiện đại.
- Sự lại tổ: Đột biến phát sinh làm biểu hiện trở lại những đặc điểm vốn chỉ có ở tổ tiên xa xưa như người có đuôi,
có nhiều đôi vú, hay có lông rậm ở mặt ...




×