Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

MINH MẠNG BỎ TRỐNG NGÔI HOÀNG HẬU VÌ GIẬN VỢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.17 KB, 4 trang )

MINH MẠNG BỎ TRỐNG NGÔI HOÀNG HẬU VÌ GIẬN VỢ (II)
Được làm vua nhờ... ăn vạ
Lý Cao Tông (còn có tên là Long Trát) sinh ngày 25 tháng 5 năm Quý Tị
(1173) là người được truyền ngôi một cách may mắn nhất. Chuyện rằng ngôi
Thái tử vốn thuộc về anh trai của Long Trát là Long Xưởng, nhưng do mắc
nhiều khuyết điểm nên Long Xưởng bị phế làm dân và Lý Anh Tông chưa biết
chọn ai thay vào ngôi vị thái tử.
Một hôm Lý Anh Tông đùa chơi với người con trai thứ sáu là Long Trát. Cậu bé
2 tuổi thấy vua cha đội mũ liền khóc đòi. Vua chưa kịp tháo mũ ra thì cậu khóc
thét lên, lúc cầm được mũ rồi thì cười thích thú. Hành động của cậu bé được Lý
Anh Tông cho đó là điềm lạ nên mới lập Long Trát làm Thái tử. Đến tháng 4
năm Ất Mùi (1175) sau khi vua mất, Thái tử lên kế vị ngôi báu, trở thành vị vua
thứ 7 của triều Lý.
Vua đi chơi đêm bị cướp mất gươm, ấn
Vua bị cướp, mà vật bị cướp lại là biểu tượng của quyền lực tối cao là chuyện
rất khó tin nhưng hoàn toàn có thật, được chính sử và nhiều tài liệu ghi lại.
Trần Dụ Tông là vị vua thứ 7 của nhà Trần, tên thật là Trần Hạo, làm vua 28
năm (1341-1369). Thời kỳ đầu ông chăm lo chính sự nhưng về sau lại lao vào
ăn chơi sa đọa, ham mê tửu sắc làm triều chính suy vi, dân tình đói khổ, giặc giã
nổi lên khắp nơi… Vì là người ham chơi nên Trần Dụ Tông hay đi thăm thú,
ngoạn cảnh nhiều nơi. Vào một đêm mùa hạ, tháng 6 năm Bính Ngọ (1366), vua
đi chơi ở hương Mễ Sở (nay thuộc Hưng Yên) đến canh ba mới trở về kinh, khi
đến sông Chử Gia thì bị kẻ cướp chặn đường lấy mất cả gươm báu lẫn ấn báu.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Tháng 6, vua ngự thuyền nhỏ đến chơi nhà
Thiếu úy Trần Ngô Lang ở hương Mễ Sở, đến canh ba mới về. Khi tới sông
Chử Gia bị cướp mất ấn báu, gươm báu”. Một số tài liệu khác cũng chép tương
tự, như Việt sử địa dư viết: “Trần Dụ Tông, niên hiệu Đại Trị năm thứ 9 (1366),
vua đi chơi hương Mễ Sở, khi trở về đến bãi Chử Gia bị cướp, mất cả ấn báu và
gươm báu”… Sau khi bị cướp, Trần Dụ Tông cho đó là điềm chẳng lành, khó
mà sống lâu nên càng thả sức chơi bời, cơ nghiệp nhà Trần ngày càng suy thoái.
Được phong làm Thái tử khi cha chưa lên ngôi


Người được chọn vào ngôi vị Thái tử là người sẽ kế thừa ngôi báu sau này,
nhưng trong lịch sử phong kiến Việt Nam có một trường hợp độc nhất vô nhị
được cha phong làm Thái tử trong khi người cha đó chưa làm vua, đó là chuyện


của Hồ Hán Thương.
Hồ Hán Thương là vị vua thứ 2 và cũng là vua cuối cùng của nhà Hồ. Triều đại
nhà Hồ được thành lập vào tháng 3 năm Canh Thìn (1400) sau khi Hồ Qúy Ly
cướp ngôi của cháu ngoại là Trần An (Trần Thiếu Đế), thế nhưng trước đó, vào
tháng giêng cùng năm, khi chưa làm vua nhưng Hồ Quý Ly đã lập Hồ Hán
Thương làm thái tử với ý định chọn người con thứ này nối nghiệp mình.
Vua đóng giả làm sư
Trong lịch sử Việt Nam có một số vị vua từ bỏ địa vị tôn quý để xuất gia tu
hành, trở thành những vị sư như trường hợp của Trần Nhân Tông, Lý Huệ
Tông…. Riêng vua Mạc Mậu Hợp cũng làm sư, nhưng không phải muốn “học
đạo cứu đời” mà chỉ làm một ông sư giả để cứu mạng chính mình.
Năm Nhâm Thìn (1592) quân nhà Lê do Trịnh Tùng chỉ huy mở cuộc tổng phản
công đánh ra bắc. Quân Mạc thua to. Vua Mạc Mậu Hợp kinh sợ bỏ chạy khỏi
Thăng Long rồi trốn vào ngôi chùa Mô Khuê ở Phượng Nhãn (nay thuộc huyện
Yên Dũng, Bắc Giang). Quân lính đi lùng bắt, được dân cho biết “ông sư giả”
này đang ẩn trong chùa đã được 11 ngày rồi. Lính kéo vào chùa “thấy một ông
sư ngồi xếp bằng gõ mõ liền hỏi, Mạc Mậu Hợp đáp: "Bần tăng tu hành từ hồi
còn trẻ tuổi ở am mây này, chén muối đĩa rau hàng ngày trai dưỡng, thắp hương
thờ Phật, công đức chuyên làm. Thấy nhà sư ăn nói hoạt bát khiêm tốn, quân
lính biết ngay là Mạc Mậu Hợp liền bắt giữ” (Đại Việt thông sử).
Sau đó Mạc Mậu Hợp bị đưa về Thăng Long treo sống 3 ngày, sau đó bị chém
đầu tại bãi Bồ Đề (nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội), thủ cấp bị đưa vào
Thanh Hóa, hai mắt bị đóng rồi bêu ở ngoài chợ.
Lê Thần Tông phải lấy bác dâu làm vợ
Cuộc đời của Lê Thần Tông, ông vua thứ 17 của nhà Hậu Lê có rất nhiều điểm

đặc biệt như hai lần làm vua, có nhiều con làm vua nhất, có vợ là người phương
Tây, có con nuôi là người phương Tây… Trong số những chuyện lạ về vua, có
chuyện ông phải lấy bác dâu làm vợ.


Tượng Trịnh Thị Ngọc Trúc ở chùa Mật
Sơn
Tháng 5 năm Canh Ngọ (1630) chúa Trịnh Tráng đem con gái là Trịnh Thị
Ngọc Trúc gả cho Lê Thần Tông, ép lập làm Hoàng hậu. Điều đáng nói, đây lại
là bác dâu của vua, bà là vợ Cường quận công Lê Trụ, bác họ của Lê Thần Tông
và đã có 4 con với ông này. Sử chép: “Khi ấy, Lê Trụ bị giam trong ngục.
Vương đem Ngọc Trúc gả cho vua, vua lấy vào cung” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Thấy trái với luân thường đạo lý, triều thần ra sức can ngăn nhưng ở thời xã hội
đảo điên, vua chỉ là bù nhìn mà thôi nên Lê Thần Tông vẫn phải cam chịu mà
nói rằng: “Xong việc thì thôi, lấy gượng vậy” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Minh Mạng bỏ trống ngôi Hoàng hậu vì giận vợ
Nhiều người lầm tưởng rằng vua Minh Mạng đặt ra lệ “Tứ bất” là không lập
Hoàng hậu, không lập Thái tử, không phong lấy tể tướng, không lấy Trạng
nguyên (có sách chép là không phong vương). Thế nhưng không hề có văn bản
nào quy định về điều này.


Vua Minh Mạng
Riêng về trường hợp không lập Hoàng hậu, không phải vì Minh Mạng lo ngại
thế lực bên họ hàng của Hoàng hậu can thiệp vào chính sự, lũng loạn triều chính
mà lý do là vì vua giận vợ. Sách Quốc sử di biên cho biết như sau: “Chính cung
húy là Kiều, con gái Doanh tượng quan… Đệ nhị cung tên húy là Hinh, con gái
Lê Tông Chất… Có lần vua hơi se mình, chính cung cùng đệ nhị cung cùng đi
cầu đảo ở chùa Thiên Mạc. Nhị cung nói rằng: Nếu phải tội với trời thì không
cầu đảo vào đâu được. Đến lúc vua khỏi, chính cung đem câu nói ấy tâu với

vua. Vua giận lắm, cho nên ngôi hoàng hậu vẫn để trống, bàn mãi không quyết
định được”.
Lê Thái Dũng



×