Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

VỊ VUA ĐẦU TIÊN VIẾT CHIẾU NHẬN LỖI VỚI DÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.45 KB, 5 trang )

VỊ VUA ĐẦU TIÊN VIẾT CHIẾU NHẬN LỖI VỚI DÂN
Trần Anh Tông bị ném vỡ đầu
Trần Anh Tông là vị vua thứ 4 của nhà Trần, ở ngôi 21 năm (1293 1314), được sử sách đánh giá là “khéo nối chí giữ nghiệp, cho nên đất
nước được thái bình, chính trị tốt đẹp, văn vật, chế độ dần thịnh lên,
cũng là bậc vua tốt của triều Trần” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Để tiếp cận với đời sống nhân dân, vua Trần Anh Tông thường đi vi
hành và có lần ông đã bị ném vỡ đầu. Sử cho biết như sau: “Vua thích
vi hành, cứ đêm đêm lại lên kiệu cùng với hơn chục thị vệ đi khắp trong
kinh kỳ, gà gáy mới trở về cung. Có đêm ra đến quân phường bị bọn vô
lại ném gạch trúng vào đầu vua. Người theo hầu thét lên: kiệu vua đấy;
bọn chúng biết nhà vua mới tan chạy cả. Một hôm thượng hoàng thấy
đầu vua có vết thương, vặn hỏi, vua cứ thú thực mà thưa. Thượng
hoàng giận dữ hồi lâu” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Vua Tự Đức thi văn đỗ hạng... bét
Là người thông minh, giỏi văn, hay chữ nên
hoàng đế thứ 4 của triều Nguyễn là Tự Đức rất
tự cao tự đại mặc dù bề ngoài luôn tỏ ra khiêm
tốn. Có lần vua nói: Trẫm không đi thi nhưng
nếu đi thi nhất định trẫm sẽ đỗ Trạng nguyên.

Vua Tự Đức
mấy!”.

Thấy mọi người không có vẻ tán đồng, Tự Đức
liền nghĩ ra một cách, ông cùng một số vị đại
khoa làm một bài luận rồi rọc phách gửi sang
nhờ vua Thanh lập ban giám khảo chấm giúp.
Tự tin nghĩ thế nào mình cũng đỗ đầu nhưng
hoá ra bài văn của Tự Đức xếp cuối; trong bài
của ông có lời phê rằng: “Bài này tỏ ra tác giả
là một người học rộng, khí phách, không phải


là người thường nhưng là người không có tài


Lý Nam Đế từng là một chú tiểu
Lý Nam Đế tên thật là Lý Bí (còn gọi là Lý Bôn) là người lãnh đạo cuộc
khởi nghĩa năm Tân Dậu (541) lật đổ chính quyền đô hộ, xây dựng một
chính quyền tự chủ của nhà nước Vạn Xuân, ông xưng đế và trở thành
vị Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.
Lý Bí xuất thân trong một gia đình “đời đời là hào hữu”, cha là Lý Toản,
tù trưởng bộ lạc, mẹ là Lê Thị Oánh, người Ái Châu (nay là Thanh Hóa).
Là con độc nhất trong gia đình, từ nhỏ đã tỏ rõ là người thông minh,
hiểu biết, thế nhưng ông sớm phải sống trong cảnh mồ côi, khi lên 5 tuổi
thì cha mất, 7 tuổi mẹ lâm bệnh qua đời; Lý Bí được người chú ruột đón
về nuôi dưỡng. Một hôm có vị thiền sư đến làm lễ tại ngôi chùa trong
làng, tình cờ nhìn thấy Lý Bí. Ngắm dung mạo cậu bé khôi ngô, thiền sư
biết là người sau này có thể làm lên sự nghiệp. Biết hoàn cảnh đáng
thương của Lý Bí, thiền sư liền đến gặp người chú xin đem cậu bé về
làm “con nuôi cửa Phật”. Từ đó Lý Bí trở thành chú tiểu, theo Pháp tổ
thiền sư về chùa Linh Bảo ở đất Giang Xá (nay thuộc xã Đức Giang,
huyện Hoài Đức, Hà Nội).
Được vị thiền sư hết lòng dạy bảo, lại thông minh chăm chỉ nên qua hơn
10 năm đèn sách, rèn luyện, Lý Bí trở thành nhân vật thiên tư lỗi lạc,
văn võ toàn tài. Mọi người ai cũng quý mến, tin phục, sau đó đồng lòng
suy tôn ông lên làm thủ lĩnh địa phương và sau này, chú tiểu năm nào
đã phất cờ đại nghĩa, lật đổ ách đô hộ gần 500 năm của Bắc triều, đặt
những nền móng đầu tiên cho sự ra đời quốc gia phong kiến độc lập.
Vua đầu tiên nhận lỗi với thần dân
Vua Lý Cao Tông chính là người đầu tiên làm “thiên tử” thay trời hành
đạo mà lại dũng cảm thừa nhận trước thần dân sai lầm của mình.
Dưới thời Lý Cao Tông, triều chính bắt đầu đi xuống, loạn lạc nổi lên

khắp nơi. Sử chép: “Vua chơi bời không điều độ, hình chính không rõ
ràng, giặc cướp như ong, đói kém liền năm, cơ nghiệp nhà Lý từ đấy
suy kém… Kinh Thi có câu: Bên trong mê sắc đẹp, bên ngoài mê săn
bắn, ham rượu, thích nhạc, nhà cao tường đẹp, người nào phạm một
trong các điều ấy tất phải diệt vong, mà vua thì phạm đủ các điều ấy,


còn làm gì được…” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Đến mùa thu, tháng 8 năm Đinh Mão (1207), vua Lý Cao Tông thấy giặc
cướp nổi lên như ong bèn hối lại lỗi xưa, nhân đó hạ chiếu nhận lỗi, bài
chiếu viết rằng: “Trẫm còn bé mà phải gánh vác việc lớn, ở tận nơi cửu
trùng, không biết được cảnh khó khăn của dân chúng, nghe lời bọn tiểu
nhân mà gây nên oán với kẻ dưới. Dân đã oán thì trẫm còn biết dựa vào
ai? Nay trẫm sẽ sửa lỗi, cùng dân đổi mới. Ai có ruộng đất, sản nghiệp
bị sung công sẽ được hoàn lại” (Đại Việt sử lược).
Từ tù nhân trở thành hoàng đế
Câu chuyện lạ lùng này liên quan đến vua Lê Hiển Tông, vị hoàng đế
thứ 26 của nhà Hậu Lê. Ông là con trai trưởng của Lê Thuần Tông, sinh
năm Đinh Dậu (1717), mất năm Bính Ngọ (1786), thọ 69 tuổi. Lê Hiển
Tông là một trong số những vị vua có tuổi thọ cao nhất và là vị vua thọ
nhất triều Hậu Lê. Vị hoàng đế này cũng là một trong những người ở
ngôi lâu nhất trong lịch sử Việt Nam và là người làm vua lâu nhất triều
Hậu Lê.
Chuyện lên ngôi của Lê Hiển Tông chứa đựng nhiều yếu tố may mắn.
Khi còn là hoàng tử, vì có người chú là hoàng thân Lê Duy Mật nổi binh
đánh lại họ Trịnh nhằm khôi phục quyền lực cho vua Lê, do đó ông bị
chúa Trịnh Giang nghi ngờ đem giam cầm ở nhà viên quan nội thị Hồng
quận công.
Năm Canh Thân (1740) Trịnh Doanh lên ngôi chúa mới chuyển hoàng
tử đến giam ở nhà cậu mình là Vũ Tất Thận. Đêm trước đó, Vũ Tất

Thận “mơ thấy thiên tử tới nhà, cờ quạt phấp phới, nhã nhạc vang lừng,
rõ ra cảnh tượng của đời thái bình” (Hoàng Lê nhất thống chí). Sáng
hôm sau thấy quân lính giải hoàng tử đến nhà, ông ta rất kinh ngạc cho
là ứng vào giấc mộng của mình bèn kể lại với chúa. Trịnh Doanh thấy
vậy cho là người có phúc lớn bèn đón hoàng tử về tôn lên làm vua, đặt
niên hiệu là Cảnh Hưng.
Đôi mắt sáng như sao của vua Quang Trung


Vua Quang Trung sinh năm Quý Dậu
(1753), hồi nhỏ có tên là Hồ Thơm, con
thứ của ông Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn
Thị Đồng. Khi trưởng thành ông đổi họ
Hồ sang họ Nguyễn và lấy tên là
Nguyễn Văn Thơm, sau đó được thầy
học đổi tên là Nguyễn Huệ, ngoài ra ông
còn có các tên khác là Nguyễn Văn
Bình, Nguyễn Văn Huệ, Nguyễn Quang
Bình… Các sách sử đều mô tả Quang
Trung là người cao lớn, tóc quăn, da
sần, tiếng nói sang sảng như chuông,
Hình vua Quang Trung trên
cặp mắt sáng như chớp, có thể nhìn rõ
một con tem cổ
mọi vật trong đêm tối.
Đôi mắt lạ nhất của Quang Trung theo sách sử cho biết nó khiến nhiều
người khi thấy thần sắc của ông “đều run sợ, hãi hùng… không một
người nào dám nhìn thẳng vào mắt” (Hoàng Lê nhất thống chí). Đôi mắt
này được mô tả như sau: “đôi mắt lập lòe như ánh điện” (Đại Nam chính
biên liệt truyện), “con mắt nhỏ nhưng cái tròng rất lạ, ban đêm ngồi

không có đèn, ánh sáng từ mắt soi sáng cả chiếu” (Tây Sơn thuật lược).
Vua Gia Long bị ngã lộn cổ xuống huyệt mộ
Cuộc đời vua Gia Long, vị hoàng đế khai sáng vương triều Nguyễn, có
nhiều giai thoại kỳ lạ trong thời kỳ bôn ba gian khổ để mưu đồ phục
quốc. Tuy nhiên một chuyện lạ có thật ít người biết, đó là chuyện vua đã
bị ngã xuống huyệt mộ của mẹ mình là bà Hiếu Khang hoàng thái hậu
vào tháng giêng năm Nhâm Thân (1812) và lạ hơn nữa là cách hành xử
của quan lại trước cú ngã của vua. Sách Quốc sử di biên viết: “Trước
đây sai Thị trung trực học sĩ Lê Quý Kiệt sửa sơn lăng; Quý Kiệt nói đào
đến huyệt tất có đất ngũ sắc, rồi quả nhiên đúng, vua cho là lạ ngày
càng khen thưởng. Đến lúc làm nhà bên mộ, mưa gió to, vua xảy chân
ngã, quan lại đều sợ tản đi hết. Phò mã Trương Văn Minh đỡ vua dậy
đưa ra khỏi huyệt”.
Lê Thái Dũng




×