Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

PHÂN TÍCH NHỮNG TIỀN ĐỀ RA ĐỜI CỦA NHÀ NƯỚC ĐẦU TIÊN VĂN LANG SO SÁNH VỚI ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ĐẦU TIÊN Ở TRUNG QUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.99 KB, 8 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
---------------
BÀI GIỮA KỲ
MÔN: TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM CỔ TRUNG ĐẠI
ĐỀ BÀI :
PHÂN TÍCH NHỮNG TIỀN ĐỀ RA ĐỜI CỦA NHÀ NƯỚC ĐẦU TIÊN VĂN
LANG SO SÁNH VỚI ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ĐẦU TIÊN Ở
TRUNG QUỐC

Sự ra đời của Nhà Nước là kết quả của một quá trình lịch sử lâu dài, đánh
dấu sự phát triển vượt bậc của xã hội loài người.Điều kiện quan trọng nhất dẫn
đến sự ra đời của một Nhà Nước đó chính là sức sản xuất phát triển đến đỉnh cao
xuất hiện sự phân hóa xã hội. Nhà nước là sản phẩm tất yếu của một xã hội mà
mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Đó cũng là điều kiện chung của sự
ra đời tất cả các nhà nước trên thế giới này. Song bên cạnh đó sự ra đời của mỗi
nhà nước còn mang những đặc trưng riêng tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế xã
hội của quốc gia đó. Tiền đề ra đời của nhà nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên
của Việt Nam cũng thể hiện rõ điều đó, đặc biệt là trong sự đối chiếu với lịch sử
nhà nước đầu tiên ở Trung Quốc.
Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia có vị trí địa lý tương đối giống
nhau. Trong lịch sử cổ đại đều nằm trong khu vực văn hóa văn minh phương
Đông. Do vậy mà xét trên những phương diện cơ bản tiền đề ra đời của nhà
nước đầu tiên ở hai quốc gia hầu như là tương đồng.
Điều kiện đầu tiên thúc đẩy sự ra đời của một Nhà nước ở mọi quốc gia
nói chung cũng như Việt Nam nói riêng là sự phân hóa xã hội đạt đến mức cao.
Nhân loại dải những bước dài trên chặng đường phát triển của lịch sử. Cùng với
sự ra đời của kim khí mà cụ thể là đồ sắt đã đưa nền sản xuất lên một trình độ
mới, của cải làm ra nhiều hơn. Nó không chỉ đủ cho nhu cầu hàng ngày mà còn
dư thừa. Quá trình này dẫn đến sự tư hữu, song do địa vị xã hội khác nhau mà sự


tư hữu cũng khác nhau, người có nhiều người có ít. Sự phân hóa giàu nghèo,
phân hóa đẳng cấp cũng theo đó mà hình thành. Các đẳng cấp không giống nhau
thì quyền lợi cũng không thể thống nhất được. đó là lý do tại sao mà mẫu thuẫn
giai cấp ngày càng lớn. Giai cấp thống trị muốn duy trì quyền lợi của mình, đàn
áp dân chúng thì cần phải tổ chức ra một lực lượng bảo vệ quyền lợi cho bản
thân. Nhà nước ra đời trong bối cảnh như vậy,là kết quả của mâu thuẫn giai cấp
không điều hòa được. Do vậy khi không còn giai cấp thì nhà nước sẽ tư tiêu
biến.

Lịch sử Việt Nam đến thời kỳ văn hóa Đông Sơn (khoảng đầu thiên niên
kỷ thứ 1 TCN) nền kinh tế-xã hội đã đạt đến bước phát triển vượt bậc. Trước
tiên là kinh tế: Thời kỳ văn hóa Đông Sơn đánh dấu sự thăng hoa của đồ đồng
và manh nha của luyện kim. Bên cạnh đóng góp về mặt văn hóa nghệ thuật nó
thúc đẩy sự phát triển của công cụ sản xuất, làm cho năng suất lao động ngày
một tăng cao. Sức sản xuất của xã hội tăng lên, phân hóa giai cấp ngày một rõ
rệt. Thông qua nghiên cứu của giới khảo cổ về mộ táng đã chứng minh rất rõ về
điều nay. Tại khu Làng Cả (Việt Trì) phản ánh rất rõ tình trạng phân hóa xã hội
này: Trong số 307 ngôi mộ có 258 ngôi mộ không có hiện vật,có 38 ngôi mộ có
từ 1 đến 5 hiện vật, 5 ngôi mộ có từ 6 đến 10 hiện vật, 3 ngôi mộ có từ 11 đến
15 hiện vật và có 3 ngôi mộ trên 16 hiện vật. . Mộ của quý tộc, địa chủ giàu có
thường mang theo nhiều đồ tùy táng như gươm, dao, dụng cụ quý giá trong cuộc
sống hàng ngày .Còn mộ của thường dân thì hầu như không có đồ tùy táng.
Sự phát triển của kinh tế cũng kéo theo sự chuyển biến của xã hội. Thứ
nhất là công xã thị tộc mẫu hệ chuyển sang chế độ phụ hệ. chế độ mấu hệ đánh
dấu vai trò của người phụ nữ trong thời kỳ kinh tế mà hoạt động hái lượm còn là
phương thức sinh sống chủ yếu của cả thị tộc. Quan hệ hôn nhân trong thời kỳ
này là quần hôn, do vậy hầu như người con sinh ra chỉ biết mặt mẹ mình. Sau
này khi đồ sắt xuất hiện, người đàn ông là lực lượng lao động chính sản xuất ra
của cải vật chất. Họ dần dần chiếm lấy địa vị trong xã hội. Chế độ phụ hệ ra đời,
thay thế cho chế độ mẫu hệ. các tác phẩm văn học dân gian của nước ta in dấu

bước chuyển biến này như Truyện Chử Đồng Tử- Tiên Dung, Sơn Tinh-Thủy
Tinh, Truyện Trầu Cau….đề cao vai trò của người đàn ông. Đồng thời thông
qua các câu chuyện cổ tích dân gian này cũng cho thấy sự ra đời của các gia
đình hạt nhân là quá trình tan rã của công xã thị tộc với chế độ quần hôn. Thay
vào đó là hôn nhân đối ngẫu hay là cặp đôi về hôn nhân.
Thứ hai là công xã thị tộc phát triển thành công xã nông thôn. Công xã
thị tộc sinh sống trong một phạm vi không gian xác định giữa các thành viên
trong công xã đó được xác định theo quan hệ huyết thống. Sản xuất phát triển,
diện tích ở một nơi cố định không còn đủ cho nhân dân phát triển. họ phải đi đến

những miền đất xa hơn. Những cộng đồng người tụ tập quây quần bên các dòng
sông không chỉ đơn thuần là quan hệ huyết thống mà còn quan hệ ngoài huyết
thống. Đó chính là tiền thân của làng. Nhà Nước được xem là một tập hợp của
nhiều phần tử làng.
Do vậy mà có thể nói, sự chuyển biến về kinh tế xã hội của văn hóa Đông
Sơn đã tạo nền móng cho sự ra đời của nhà nước Văn Lang về sau.
Ngược dòng chảy của lịch sử, đi qua sự ngăn trở của không gian, chúng ta
cùng tìm hiểu lịch sử Trung Quốc với quá trình xây dựng những tiền đề đầu tiên
cho sự ra đời của nhà nước. Cũng giống như nước ta, điều kiện quan trọng bao
trùm lên tất cả là sự phân hóa xã hội, phản ánh mâu thuẫn giai cấp không điều
hòa được. Giai cấp ra đời là dấu hiệu của xã hội mà kinh tế đã có những tiến bộ
vượt bậc Thời kỳ văn hóa Đại Vấn Khẩu (cách ngày nay 4000-5000 năm) là thời
kỳ mà Trung Quốc có sự chuyển biến lớn trong kinh tế- xã hội. Với sự tiến bộ
trong công cụ sản xuất đã đưa lại những bước phát triển cho nông nghiệp.Sản
xuất nâng cao tạo điều kiện cho của cải dư thừa và nguồn gốc tạo nên phân hóa
xã hội. Các di chỉ mộ táng ở Đại Vấn Khẩu minh chứng rất rõ cho những kết
luận này. Có một số ngôi mộ có rất nhiều đồ tùy táng, mộ táng càng nhiều thì
chứng tỏ lúc còn sống người chết rất giàu. Ngôi mộ nhiều đồ tùy táng nhất có tới
180 món, không chỉ có vậy mà họ cũng phát hiện rằng trong một số ngôi mộ chỉ
có một vài đồ tùy táng sơ sài hoặc là không có. Cũng thông qua các di chỉ khảo

cổ các nhà khoa học đã phát hiện ra một ngôi mộ hợp của cặp nam nữ tại vùng
Đại Vấn Khấu thuộc huyện Thái An tỉnh Sơn Đông ngày nay, đó là di chỉ của xã
hội thị tộc phụ hệ cách ngày nay 4000-5000 năm trước. Đây cũng là bước
chuyển biến của chế độ mẫu hệ từ thời văn hóa Hà Mẫu Độ lên chế độ phụ hệ,
khẳng định vai trò của người đàn ông là lực lượng lao động chính của nông
nghiệp, vươn lên nắm quyền trong xã hội. Vì vậy mà thay vì “gả” những người
con trai của thị tộc mình cho thị tộc khác, người ta đã “lấy’ những người con gái
của thị tộc khác về, người phụ nữ phải theo chồng suốt đời.
Do sự khác biệt về lịch sử mà nhà nước đầu tiên của Trung Quốc đã ra đời
sớm hơn của Việt Nam. Trung Quốc: cách đây 4000-5000 năm, Việt Nam:2700

năm. Còn lại đều được cấu thành trên những điều kiện tương đối giống nhau, và
giống với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Đó là sự phát triển không kìm hãm
được của mâu thuẫn giai cấp dẫn đến sự ra đời của nhà nước.
Song Phương Đông huyền bí đã vốn mang trong mình nhứng yếu tố khác
lạ. Điều kiện để hình thành nên nhà nước đầu tiên trong lịch sử còn có những
đặc trưng rất phương Đông.Ph.Enghen đã giải thích về sự ra đời của nhà nước
nơi đây: “trên cơ sở phân hóa xã hội là tiền đề vật chất không thể thiếu được yêu
cầu tổ chức công trình tưới nước và yêu cầu đấu tranh tự vệ làm cho Nhà nước
ban đầu vốn là “chức năng xã hội’ tiêu biểu cho lợi ích chung của cộng đồng, rồi
chuyển sang địa vị độc lập với xã hội”. Như vậy nói rõ ra để một nhà nước ở
Phương Đông ra đời còn cần có thêm hai điều kiện, đó là nhu cầu trị thủy và nhu
cầu đấu tranh chống ngoại xâm. Nhà nước Văn Lang ra đời cũng không ngoài
quy luật này.
Trước tiên là sự gắn kết cộng đồng bắt đầu từ nhu cầu trị thủy, thủy lợi.
Khi công cụ sản xuất bắt đầu tiến bộ, nhu cầu sản xuất của cư dân Việt cổ không
chỉ dừng lại trong những hang động của thị tộc mình mà họ bắt đầu tràn xuống
vùng đồng bằng, nơi gần các con sông có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển. Vùng đồng bằng sông Hồng là nơi mà cư dân Việt cổ đã chọn để khai phá.
Song sông Hồng bắt nguồn từ Trung Quốc, khi chảy vào Việt Nam trên địa bàn

có độ dốc cao thì sông Hồng lại trở thành con sông khá “nguy hiểm”. Do vậy
mặc dù lượng phù sa ở đây rất cao song để chinh phục được nó cũng là một quá
trình khó khăn, gian khổ. Để có thể chủ động tưới tiêu vào mùa khô và chống lũ
lụt vào mùa mưa, cư dân Việt cổ không chỉ “trông trời trông đất hay là thần Sấm
thần Sét” mà cần có những công trình trị thủy. Theo nghiên cứu của các nhà
khảo cổ thời kỳ Hùng Vương, cư dân đồng bằng sông Hồng đã biết đắp đê, xây
dựng một số công trình nhân tạo như kênh, phai, đập…Song điều đáng nói ở đây
là công việc chống ngập lụt chưa bao giờ là công việc của một cá nhân, một gia
đình cụ thể nào mà đó là công việc đòi hỏi nhiều người, nhiều khu vực với sự cố
kết của cộng đồng rất cao. Ban đầu thì nhu cầu trị thủy này chỉ là xuất phát từ

×