Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

ảnh hưởng của liều lượng đạm hạt vàng chậm tan đến sinh trưởng và năng suất lúa mtl612 trồng trong chậu ở vụ đông xuân năm 20112012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
- oOo -

NGUYỄN LÝ NGÂN

ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG ĐẠM HẠT VÀNG CHẬM TAN
ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT LÚA MTL612 TRỒNG
TRONG CHẬU Ở VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2011-2012

LUẬN VĂN KỸ SƯ NÔNG HỌC

Cần Thơ - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
- oOo -

ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG ĐẠM HẠT VÀNG CHẬM TAN
ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT LÚA MTL612 TRỒNG
TRONG CHẬU Ở VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2011-2012

LUẬN VĂN KỸ SƯ NÔNG HỌC

Cán bộ hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. Nguyễn Thành Hối


Nguyễn Lý Ngân
MSSV: 3093195
Lớp: Nông Học K35

Cần Thơ - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SHƯD
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
..........................................................................................................................

Chứng nhận đã chấp thuận luận văn với đề tài:
“Ảnh hưởng của liều lượng đạm hạt vàng chậm tan đến sinh trưởng và năng
suất lúa MTL612 trồng trong chậu ở vụ Đông Xuân năm 2011-2012”

Do sinh viên Nguyễn Lý Ngân thực hiện
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.

Cần Thơ, ngày ……..tháng ……năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

TS. Nguyễn Thành Hối


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SHƯD
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP

..........................................................................................................................

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn với đề tài:
“Ảnh hưởng của liều lượng đạm hạt vàng chậm tan đến sinh trưởng và năng
suất lúa MTL612 trồng trong chậu ở vụ Đông Xuân năm 2011-2012”
Do sinh viên Nguyễn Lý Ngân thực hiện và bảo vệ trước hội đồng.
Luận văn đã được hội đồng chấp nhận và đánh giá ở mức: ......................................
Ý kiến hội đồng:..............................……………………………………………….
……………………………………………………………………………………...
…..………………………………………………………………………………...
Cần Thơ, ngày ……..tháng ……năm 2012
Thành viên Hội đồng

-------------------------

------------------------

------------------------

DUYỆT KHOA
Trưởng khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn này hoàn toàn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây.

Tác giả luận văn


Nguyễn Lý Ngân


LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Sinh viên: Nguyễn Lý Ngân
Giới tính: Nam
Sinh ngày: 25 tháng 9 năm 1790
Nơi sinh: Xã Thuận Thới – Huyện Trà Ôn – Tỉnh Vĩnh Long
Quê quán: Xã Thuận Thới – Huyện Trà Ôn – Tỉnh Vĩnh Long
Dân tộc: Kinh
Số điện thoại liên lạc: 0906284600
Con Ông: Nguyễn Văn Cận
Con Bà: Nguyễn Thị Mai
Đã tốt nghiệp tại Trường Trung Học Phổ Thông Vĩnh Xuân, Huyện Trà Ôn, Tỉnh
Vĩnh Long.
Vào trường Đại Học Cần Thơ năm 2009, theo ngành Nông Học, khoá 35, Khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.

Cần Thơ, ngày…..tháng ……năm 2012
Người khai ký tên

Nguyễn Lý Ngân


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng
Ba Mẹ những người suốt đời tận tụy vì chúng con, xin cảm ơn những người
thân đã giúp đỡ, động viên con trong suốt thời gian qua.

Chân thành biết ơn
Thầy Nguyễn Thành Hối đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em
trong suốt thời gian làm và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Cố vấn học tập Trần Thị Thanh Thuỷ, cùng toàn thể quý thầy cô khoa
Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng vì những kiến thức mà quý thầy cô đã truyền
dạy cho em trong suốt thời gian học tập tại trường. Đây sẽ là hành trang vững chắc
giúp em bước vào đời.
Chân thành cảm ơn
Các anh chị và các bạn sinh viên làm đề tài ở Bộ Môn Khoa Học Cây
Trồng và các bạn Trồng Trọt, Nông Học khoá 35 đã đóng góp, động viên và giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.

Nguyễn Lý Ngân


Nguyễn Lý Ngân, 2012. “Ảnh hưởng của liều lượng đạm hạt vàng chậm tan
đến sinh trưởng và năng suất lúa MTL612 trồng trong chậu ở vụ Đông Xuân
năm 2011-2012”
Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông Học, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng,
Trường Đại Học Cần Thơ. 39 Trang
Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Thành Hối.

TÓM LƯỢC
Ngày nay, do việc thâm canh trồng lúa trong thời gian dài làm cho đất thiếu
dinh dưỡng dẫn đến người dân phải sử dụng một lượng lớn phân đạm để cung cấp
dinh dưỡng cho lúa. Bên cạnh đó, việc sử dụng phân hóa học ngày càng làm cho
đất canh tác trồng trọt trở nên chai cứng, bạc màu nhất là lượng phân đạm bón
không hợp lý làm lưu tồn trong đất sau mỗi vụ mùa, trong sản phẩm sau thu hoạch
đã góp phần làm cho môi trường ngày càng trở nên ô nhiễm trầm trọng và ảnh
hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Mặt khác, sự mất đạm do các tiến trình

rửa trôi, bay hơi, bất động đạm do vi sinh vật ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và
năng suất của cây lúa. Đề tài: “Ảnh hưởng của liều lượng đạm hạt vàng đến sinh
trưởng và năng suất lúa MTL612 trồng trong chậu ở vụ Đông Xuân năm 20112012” đã được thực hiện từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 2 năm 2012. Mục tiêu
của đề tài là đánh giá mức độ ảnh hưởng của phân đạm hạt vàng chậm tan trong
việc cải thiện sinh trưởng và năng suất lúa MTL612.
Phân đạm hạt vàng chậm tan gồm 3 nghiệm thức 3 liều lượng bón khác
nhau: 0,1 g/chậu, 0,15 g/chậu, 0,2 g/chậu và một nghiệm thức sử dụng phân urê
với liều lượng 0,2 g/chậu cùng với nghiệm thức đối chứng (không bón đạm). Thí
nghiệm thực hiện trong chậu được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lần lặp lại, có
tất cả là 20 nghiệm thức.
Kết quả thí nghiệm cho thấy, sử dụng phân đạm hạt vàng chậm tan có hiệu
quả hơn so với urê. Chiều cao cây lúa ở các nghiệm thức có bón đạm có sự khác
biệt ý nghĩa thống kê so với chiều cao cây của nghiệm thức đối chứng không bón
đạm. Về số chồi, việc bón đạm hạt vàng chậm tan đã làm tăng số chồi so với số
chồi của nghiệm thức đối chứng không bón đạm ở các giai đoạn. Đối với các
thành phần năng suất, việc bón đạm đã làm tăng số bông/chậu nhưng nghiệm thức
bón nhiều đạm đã làm giảm số hạt/bông và tỉ lệ hạt chắc. Bón phân đạm đã làm
tăng năng suất thực tế cũng như chỉ số thu hoạch, tuy nhiên lượng bón nhiều cũng
làm giảm năng suất và chỉ số thu hoạch. Với lúa MTL612 trồng trong chậu ở vụ
Đông Xuân tại Cần Thơ sử dụng 0,15 g đạm hạt vàng chậm tan/chậu cho năng
suất và hiệu quả kinh tế cao nhất.


MỤC LỤC
Chương

Trang

Trang phụ bìa


i

Lời cam đoan

ii

Lý lịch cá nhân

iii

Cảm tạ

iv

Tóm lược

v

Mục lục

vi

Danh sách bảng

x

Danh sách hình

xi


MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1 – LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ......................................................... 2
1.1 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÂY LÚA ..................................................... 2
1.1.1 Rễ lúa ......................................................................................................... 2
1.1.2 Thân lúa...................................................................................................... 2
1.1.2 Lá lúa ......................................................................................................... 2
1.1.3 Bông lúa ..................................................................................................... 3
1.1.4 Hạt lúa ........................................................................................................ 3
1.2 ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CÂY LÚA ............................................................. 4
1.2.1 Nhiệt độ ...................................................................................................... 4
1.2.2 Ánh sáng..................................................................................................... 4
1.2.3 Lượng mưa ................................................................................................. 5
1.2.4 Gió ............................................................................................................. 5
1.2.5 Đất đai ........................................................................................................ 6
1.3 SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LÚA............................. 6
1.3.1 Giai đoạn tăng trưởng ................................................................................. 6
1.3.2 Giai đoạn sinh sản....................................................................................... 6
1.3.3 Giai đoạn chín ............................................................................................ 7
1.4 HIỆU QUẢ CỦA PHÂN ĐẠM ĐỐI VỚI LÚA ........................................... 7


1.4.1 Vai trò của đạm .......................................................................................... 7
1.4.2 Sự biến chuyển đạm trong đất ..................................................................... 8
1.4.3 Sự mất đạm............................................................................................... 10
1.4.4 Sự biến chuyển đạm khi phân đạm được bón vào đất ................................ 11
1.4.5 Các loại phân đạm được sử dụng trong thí nghiệm.................................... 12
1.5 NĂNG SUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ TẠO THÀNH NĂNG SUẤT ................. 13
1.5.1 Số bông trên chậu ..................................................................................... 14
1.5.2 Số hạt trên bông ........................................................................................ 14
1.5.3 Tỷ lệ hạt chắc ........................................................................................... 15

1.5.4 Trọng lượng 1000 hạt ............................................................................... 15
1.5.5 Chỉ số thu hoạch (HI)................................................................................ 16
CHƯƠNG 2 – PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP.................................. 17
2.1 PHƯƠNG TIỆN .......................................................................................... 17
2.2.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm.............................................................. 17
2.1.1 Vật liệu thí nghiệm ................................................................................... 17
2.2 PHƯƠNG PHÁP ......................................................................................... 19
2.2.1 Bố trí thí nghiệm ....................................................................................... 19
2.2.2 Kỹ thuật canh tác ...................................................................................... 20
2.3 CÁC CHỈ TIÊU NÔNG HỌC...................................................................... 21
2.3.1 Chỉ tiêu về chiều cao cây và số chồi.......................................................... 21
2.3.2 Các thành phần năng suất và năng suất ..................................................... 22
2.3.2.1 Các thành phần năng suất ................................................................ 22
2.3.2.2 Năng suất ......................................................................................... 23
2.3.3 Phân tích kết quả ...................................................................................... 23
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................. 24
3.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THÍ NGHIỆM................................................. 24
3.1.1 Đặc điểm khí hậu ...................................................................................... 24
3.1.1 Tình hình dịch bệnh .................................................................................. 24
3.2 CÁC CHỈ TIÊU NÔNG HỌC CỦA CÂY LÚA .......................................... 25


3.2.1 Chiều cao cây lúa...................................................................................... 25
3.2.2 Số chồi...................................................................................................... 27
3.3 CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT CÂY LÚA ........... 30
3.3.1 Các thành phần năng suất.......................................................................... 30
3.3.1.1 Số bông trên chậu ............................................................................. 30
3.3.1.1 Số hạt trên bông ............................................................................... 31
3.3.1.2 Tỷ lệ hạt chắc ................................................................................... 31
3.3.1.2 Trọng lượng 1000 hạt ....................................................................... 32

3.3.2 Năng suất .................................................................................................. 33
3.3.2.1 Năng suất thực tế.............................................................................. 33
3.3.2.1 Chỉ số thu hoạch............................................................................... 34
3.3.3 Nhận xét chung ......................................................................................... 35
CHƯƠNG 4 - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................... 36
4.1 KẾT LUẬN ................................................................................................. 36
4.2 ĐỀ NGHỊ .................................................................................................... 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 37
PHỤ LỤC


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

2.1 Đặc điểm vật lý và hoá học đất thí nghiệm...................................................18
3.1 Đặc điểm khí hậu TP. Cần Thơ năm 2011-2012 (Trung tâm khí tượng thủy
văn TP. Cần Thơ,
2012...................................................................................................................24
3.2 Ảnh hưởng của liều lượng đạm hạt vàng chậm tan đến chiều cao (cm)
lúa MTL612 trồng trong chậu qua các thời điểm sinh trưởng ở vụ Đông
Xuân 2011 – 2012.............................................................................................27
3.3 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân đạm hạt vàng chậm tan lên số
chồi lúa MTL612 trồng trong chậu qua các thời điểm ở vụ Đông Xuân
năm 2011-2012..................................................................................................29
3.4 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân đạm lên các thành phần năng
suất lúa MTL612 trồng trong chậu ở vụ Đông Xuân năm 2011-2012.......33



DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

1.1 Cấu tạo hạt lúa.................................................................................................3
2.1 Chậu dùng để trồng lúa trong thí nghiệm.......................................................18
2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm...................................................................................19
3.1 Năng suất thực tế của lúa MTL612 ở các nghiệm thức..................................34
3.2 Chỉ số thu hoạch lúa MTL612 ở các nghiệm thức..........................................35


MỞ ĐẦU

Lúa là cây lương thực quan trọng nhất của nước ta và đặc biệt là ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Những năm gần đây, Việt Nam đã tham gia vào
thị trường lúa gạo quốc tế với sản lượng gạo xuất khẩu đứng hàng thứ 2-3 trên thế
giới. Nhìn vào quá trình phát triển và các tiến bộ trong ngành trồng lúa, trong mấy
thập niên gần đây và các nổ lực hiện tại cho phép chúng ta tin tưởng vào triển
vọng tốt đẹp của ngành trồng lúa nước ta nói chung và ĐBSCL nói riêng.
Trong quá trình phát triển đất nước cây lúa không những đóng vai trò quan
trọng trong việc cung cấp lương thực cho nhân dân mà còn có vai trò quan trọng
trong việc đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời góp phần làm giàu cho đất
nước. Tuy nhiên, giá và sản lượng lương thực tăng nhưng thu nhập của nông dân
vẫn chưa được cải thiện vì chi phí sản xuất cao cho phân bón. Bên cạnh đó, việc
sử dụng phân hóa học ngày càng làm cho đất canh tác trồng trọt trở nên chai cứng,

bạc màu nhất là lượng phân đạm bón không hợp lý làm lưu tồn trong đất sau mỗi
vụ mùa, trong sản phẩm sau thu hoạch đã góp phần làm cho môi trường ngày càng
trở nên ô nhiễm trầm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Mặt
khác, sự mất đạm do các tiến trình rửa trôi, bay hơi, bất động đạm do vi sinh vật
ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và năng suất của cây lúa. Vì vậy, việc sử dụng
phân đạm sao cho hiệu quả, tránh lãng phí và ô nhiễm môi trường là quan tâm
hàng đầu của tất cả bà con nông dân nói chung và người trồng lúa nói riêng.
Do đó, đề tài: “Ảnh hưởng của liều lượng đạm hạt vàng chậm tan đến
sinh trưởng và năng suất lúa MTL612 trồng trong chậu ở vụ Đông Xuân năm
2011-2012” được thực hiện với mục tiêu đánh giá hiệu quả tác dụng của phân đạm
hạt vàng chậm tan trong việc cải thiện sinh trưởng và năng suất lúa.


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÂY LÚA
1.1.1 Rễ lúa
Cây lúa có hai loại rễ: rễ mầm và rễ phụ. Rễ mầm là rễ mọc ra đầu tiên khi
hạt lúa nảy mầm, nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp phôi phát triển và sẽ chết sau 1015 ngày, lúc cây mạ 3-4 lá. Rễ phụ (rễ bất định) mọc ra từ các mắt (đốt) trên thân
lúa, mỗi mắt có 5-25 rễ phụ, rễ phụ mọc dài có nhiều nhánh và lông hút. Ở đất
khô, rễ mọc thành chùm to, số rễ nhiều hơn, mọc rộng ra và ăn sâu xuống đất có
thể đến 1 m hay sâu hơn để tăng khả năng hút nước. Ở đất ngập nước, bộ rễ ít ăn
sâu đến 40 cm. Bên trong rễ có nhiều khoảng trống ăn thông với thân và lá. Nhờ
có cấu tạo đặc biệt này mà rễ lúa có thể sống được trong điều kiện thiếu ôxy do
ngập nước. Nhiệm vụ chính của rễ là hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây, giúp
cây bám chặt vào đất cho nên bộ rễ khỏe mạnh thì cây lúa mới phát triển tốt và
đứng vững (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
1.1.2 Thân lúa
Thân lúa gồm những mắt và lóng nối tiếp nhau. Lóng là phần thân rỗng ở
giữa 2 mắt và thường được bẹ lá ôm chặt. Thiết diện của lóng có hình tròn hay bầu

dục với thành lóng dày hay mỏng và lóng dài hay ngắn tùy từng loại giống và điều
kiện môi trường, đặc biệt là nước. Thân lúa có nhiệm vụ vận chuyển và tích trữ
các chất trong cây. Cây lúa sẽ cứng, chắc nếu có lóng ngắn, thành lóng dày và bẹ
ôm sát thân (Nguyễn Ngọc Đệ, 1998).
1.1.3 Lá lúa
Lúa là cây đơn tử diệp. Lá lúa mọc đối ở 2 bên thân lúa, lá ra sau nằm về
phía đối diện với lá trước đó. Lá trên cùng (lá cuối cùng trước khi trổ bông) gọi là
lá cờ hay lá đòng. Lá lúa gồm phiến lá, cổ lá và bẹ lá (Yoshida, 1981 ).
Phiến lá (leaf blade) là phần lá phơi ra ngoài ánh sáng, bộ phận quang hợp
chủ yếu của cây lúa. Phiến lá là gồm 1 gân chính ở giữa và nhiều gân song song
chạy dài từ cổ lá đến chóp lá. Phiến lá chứa nhiều bó mạch lớn nhỏ và các bộng
khí lớn phát triển ở gân chính đồng thời ở 2 mặt lá đều có khí khẩu. Mặt trên phiến
lá có nhiều lông để hạn chế thoát hơi nước và điều hoà nhiệt độ. Lá lúa có thể
quang hợp được ở cả 2 mặt lá (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009)
Bẹ lá (leaf sheath) là phần ôm lấy thân lúa. Giống lúa nào có bẹ lá ôm sát
thân thì cây lúa đứng vững khó đổ ngã hơn. Bẹ lá có nhiều khoảng trống nối liền
các khí khổng ở phiến lá thông với thân và rễ, dẫn khí từ trên lá xuống rễ giúp rễ


có thể hô hấp được trong điều kiện ngập nước (Yoshida, 1981).
Cổ lá (colar) là phần nối tiếp giữa phiến lá và bẹ lá. Cổ lá to hay nhỏ ảnh
hưởng tới góc độ của phiến lá. Cổ lá càng nhỏ, góc lá càng hẹp, lá lúa càng thẳng
đứng và càng thuận lợi cho việc sử dụng ánh sáng mặt trời để quang hợp (Nguyễn
Ngọc Đệ, 2009).
1.1.4 Bông lúa
Bông lúa là cả một phát hoa bao gồm nhiều nhánh gié có mang hoa. Bông
lúa có nhiều dạng: bông túm hay bông xoè (do các nhánh gié bậc nhất tạo với trục
bông một góc nhỏ hay lớn), đóng hạt thưa dày (thưa nách hay dày nách), cổ hở
hay cổ kín (cổ bông thoát ra khỏi bẹ lá cờ hay không) tuỳ đặc tính giống hay điều
kiện môi trường. Sau khi ra đủ số lá nhất định thì cây lúa sẽ trổ bông, thời gian lúa

trổ bông dài hay ngắn cũng tuỳ theo giống, điều kiện môi trường và độ đồng đều
trong ruộng lúa. Những giống lúa ngắn ngày thường trổ nhanh hơn, trung bình từ
5-7 ngày. Những giống lúa dài ngày có khi trổ kéo dài 10-14 ngày. Thời gian trổ
càng ngắn càng tránh được thiệt hại do tác động xấu của môi trường như, gió,
mưa, nhiệt độ thấp… Nếu quá trình phân hóa đòng bị trở ngại thì bông lúa sẽ ít
hạt, hạt nhỏ, nhiều hoa bị thoái hóa. Nếu sự trổ bông, phơi màu, thụ phấn xảy ra
trong điều kiện không thuận lợi thì sẽ có nhiều hạt lép. Trong thời kỳ ngậm sữa,
nếu thời tiết xấu, lúa bị ngã đổ hay thiếu dinh dưỡng cây lúa sẽ sản sinh ra nhiều
hạt lững (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
1.1.5 Hạt lúa

Hình 1. 1 Cấu tạo hạt lúa
Hạt lúa gồm hai phần vỏ lúa và hạt gạo
- Vỏ lúa: Vỏ lúa gồm hai vỏ trấu ghép lại (trấu lớn và trấu nhỏ). Phần vỏ
chiếm khoảng 20% trọng lượng của hạt lúa.


- Hạt gạo: hạt gạo bên trong vỏ lúa. Hạt gạo gồm ba phần:
 Vỏ cám: tùy theo giống mà vỏ cám có màu sắc khác nhau, có tác dụng
bảo vệ, chống ẩm, chống sâu bệnh cho phôi và nội nhũ.
 Phôi mầm: nằm ở góc dưới hạt gạo, chỗ dính vào đế hoa và ở về phía
trấu lớn. Phôi là nơi dữ trữ chất dinh dưỡng của hạt và nảy mầm tạo cây mới trong
điều kiện thích hợp.
 Nội nhũ: chiếm phần lớn hạt gạo chứa chất dự trữ, chủ yếu là tinh bột.
Bên ngoài hạt gạo được bao bọc bởi một lớp vỏ lụa mõng chứa nhiều vitamin,
nhất là vitamin nhóm B. Khi chà trắng lớp này tróc ra thành cám mịn.
1.2 ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CÂY LÚA
1.2.1 Nhiệt độ
Cây lúa là loại cây ưa nóng. Để hoàn thành chu kỳ sống, cây lúa cần một
lượng nhiệt nhất định. Cây lúa ôn đới yêu cầu lượng nhiệt độ 2500-30000C. Lúa

nhiệt đới yêu cầu 3500-45000C, giống dài ngày cần trên 50000C, các giống ngắn
ngày yêu cầu tổng nhiệt độ thấp hơn 2000-30000C. Trong quá trình sinh trưởng
nếu gặp nhiệt độ cao, cây lúa chống đạt được tổng nhiệt độ cần thiết, sẽ ra hoa và
chín sớm hơn, nếu gặp nhiệt độ thấp thì ngược lại.
Nhiệt độ có tác dụng quyết định đến tốc độ sinh trưởng của cây lúa nhanh
hay chậm, tốt hay xấu. Trong phạm vi giới hạn (20-300C), nhiệt độ càng tăng cây
lúa phát triển càng mạnh. Nhiệt độ trên 400C hoặc dưới 170C cây lúa tăng trưởng
chậm lại. Phạm vi nhiệt độ mà cây lúa có thể chịu đựng được và nhiệt độ tối hảo
thay đổi tùy theo giống lúa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009 ).
Trong giai đoạn sinh trưởng ban đầu, nhiệt độ nước ảnh hưởng đến nắng
suất thông qua việc ảnh hưởng lên số bông trên bụi. Giai đoạn giữa nhiệt độ nước
ảnh hưởng lên số hạt trên bông và phần trăm hạt chắc. Đến giai đoạn sau, nhiệt độ
không khí sẽ ảnh hưởng đến năng suất thông qua ảnh hưởng trên phần trăm hạt
chắc và trọng lượng hạt (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Ở nhiệt độ thấp dưới 200C có
thể gây tỷ lệ lép cao nếu duy trì liên tục từ lúc ngậm dòng đến lúc trổ bông, nhưng
trái lại ở nhiệt độ cao hơn 350C vào lúc trổ bông có thể làm tỷ lệ lép cao (Nguyễn
Ngọc Đệ, 1998).
1.2.2 Ánh sáng
Cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới và là loài cây ưa sáng. Ánh sáng ảnh hưởng
rất lớn đến sinh trưởng, phát triển và phát dục của cây lúa trên 2 phương diện:
cường độ ánh sáng và độ dài chiếu sáng trong ngày (quang kỳ). Cường độ ánh
sáng ảnh hưởng trực tiếp đến sự quang hợp của cây lúa, thể hiện chủ yếu bằng


năng lượng ánh sáng mặt trời chiếu trên đơn vị diện tích đất (lượng bức xạ).
Thông thường, cây lúa chỉ sử dụng được khoảng 65% năng lượng ánh sáng mặt
trời chiếu tới ruộng lúa. Trong điều kiện bình thường, lượng bức xạ trung bình từ
250-300 cal/cm2/ngày thì cây lúa sinh trưởng tốt và trong phạm vi này lượng bức
xạ càng cao thì quá trình quang hợp xảy ra càng mạnh (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Cây lúa thuộc nhóm cây ngắn ngày, thời gian chiếu sáng ngắn 9-10 giờ/ngày có

tác dụng rõ rết đối với việc xúc tiến làm đòng và trổ bông.
1.2.3 Lượng mưa
Trong điều kiện thủy lợi chưa hoàn chỉnh, lượng mưa là một trong những
yếu tố khí hậu có tính chất quyết định đến việc hình thành các vùng trồng lúa và
các vụ lúa trong năm.Trong mùa mưa ẩm, lượng mưa cần thiết cho cây lúa trung
bình là 6 – 7 mm/ngày và 8 – 9 mm/ngày trong mùa khô nếu không có nguồn
nước khác bổ sung. Nếu tính luôn lượng nước thấm rút và bốc hơi thì trung bình 1
tháng cây lúa cần một lượng mưa khoảng 200 mm và suốt vụ lúa 5 tháng cần
khoảng 1000 mm.
Ở ĐBSCL, lượng mưa hằng năm trung bình từ 1200-2000 mm nhưng phân
phối không đều gây ngập úng giữa mùa mưa ở nhiều nơi, mua khô lại không đủ
nước tưới. Mưa nhiều, gió to, trời âm u, ít nắng, cây lúa phát triển không thuận lợi.
Mưa còn tạo điều kiện ẩm độ thích hợp cho sâu bệnh phát triển làm hại lúa.
1.2.4 Gió
Đồng bằng sông Cửu Long thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, một năm có hai
mùa rõ rệt trùng với hai mùa mưa và khô. Mùa khô (từ tháng 12-4 dương lịch)
hướng gió chính là gió Đông Bắc lạnh và khô. Mùa mưa (từ tháng 5-11 dương
lich) hướng gió chính là gió Tây Nam nóng và ẩm. Ở giai đoạn làm đòng và trổ
nếu gặp gió lớn gây ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành và phát triển của
đòng lúa, sự trổ bông, thụ phấn, thụ tinh, tăng tỷ lệ hạt lép, hạt lửng, làm giảm
năng suất lúa.
Ở giai đoạn làm đòng và trổ, gió mạnh làm ảnh hưởng xấu đến quá trình
hình thành và phát triển đòng lúa, sự trổ bông, thụ phấn, thụ tinh và sự tích luỹ
chất khô trong hạt bị trở ngại làm tăng tỉ lệ hạt lép, hạt lững (gạo không đầy vỏ
trấu) làm giảm năng suất lúa.
Tuy nhiên, gió nhẹ giúp cho quá trình trao đổi không khí trong quần thể
ruộng lúa tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quang hợp và hô hấp của
ruộng lúa góp phần tăng năng suất.



1.2.5 Đất đai
Nói chung đất trồng lúa cần giàu dinh dưỡng, nhiều hữu cơ, tơi xốp, thoáng
khí, khả năng giữ nước, giữ phân tốt, tầng canh tác dầy để bộ rễ ăn sâu, bám chặt
vào đất và huy động nhiều dinh dưỡng nuôi cây. Loại đất thịt hay đất thịt pha sét,
ít chua hoặc trung tính (pH = 5,5-7,5) là thích hợp đối với cây lúa. Tuy nhiên,
muốn trồng lúa đạt năng suất cao, đất ruộng cần bằng phẳng và chủ động nước.
Trong thực tế, có những giống lúa có thể thích nghi được trong những điều kiện
đất đai khắc nghiệt (phèn, mặn, khô hạn, ngập úng) rất tốt.
1.3 SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LÚA
Đời sống cây lúa bắt đầu từ lúc nẩy mầm cho đến khi lúa chín có thể chia
làm 3 giai đoạn chính: giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn sinh sản và giai đoạn chín
(Võ Tòng Xuân, 1984).
1.3.1 Giai đoạn tăng trưởng
Giai đoạn tăng trưởng bắt đầu từ khi hạt nẩy mầm đến khi cây lúa bắt đầu
hóa đòng. Giai đoạn này cây lúa phát triển về thân lá, chiều cao phát triển dần và
ra nhiều chồi mới, trong điều kiện đầy đủ dinh dưỡng, ánh sáng và thời tiết thuận
lợi cây lúa có thể bắt đầu nở bụi khi có lá thứ 5-6 (Võ Tòng Xuân, 1984). Thời
gian sinh trưởng của các giống lúa dài hay ngắn khác nhau chủ yếu là do giai đoạn
tăng trưởng này dài hay ngắn.
Trong điều kiện quần thể ruộng lúa cấy với mật độ cao, dinh dưỡng hạn chế
các nhánh được sinh ra ở mắt thứ 4 và sau cấy 20 đến 25 ngày đã là nhánh vô hiệu
(Vũ Văn Hiến và Nguyễn Văn Hoan, 1999). Thời điểm có số chồi tối đa có thể đạt
được cùng lúc hoặc trước hay sau thời kỳ phân hoá đòng tuỳ theo giống lúa (Võ
Tòng Xuân, 1984).
1.3.2 Giai đoạn sinh sản
Giai đoạn sinh sản bắt đầu từ lúc phân hóa đòng đến khi lúa trổ bông. Giai
đoạn này kéo dài khoảng 27 đến 35 ngày, trung bình 30 ngày và giống lúa dài hay
ngắn ngày thường không khác nhau nhiều. Lúc này chồi vô hiệu giảm nhanh,
chiều cao tăng rõ rệt lúa phát triển qua giai đoạn cuối cùng thoát ra khỏi bẹ lá cờ
lúc này gọi là lúa trổ.

Theo Võ Tòng Xuân (1984), muốn bông lúa hình thành nhiều hoa, vỏ trấu
đạt kích thước lớn nhất thì phải tạo điều kiện cho cây lúa đầy đủ dinh dưỡng, mực
nước thích hợp, ánh sang nhiều, không sâu bệnh tấn công và tăng trưởng thuận lợi.


1.3.3 Giai đoạn chín
Giai đoạn chín bắt đầu từ lúc trổ bông đến lúc thu hoạch, giai đọan này
trung bình khoảng 30 ngày với hầu hết các giống lúa ở miền nhiệt đới. Trời mưa
nhiều hoặc thời tiết lạnh có thể làm kéo dài giai đoạn chín. Ngược lại, trời nắng
ấm có thể làm rút ngắn lại giai đoạn chín (Võ Tòng Xuân, 1984). Giai đoạn chín
đặc trưng bởi sự sinh trưởng của hạt: sự tăng kích thước và trọng lượng, sự thay
đổi màu và sự già hoá của lá (Yoshida, 1981). Theo Võ Tòng Xuân (1984) trong
giai đoạn chín của cây lúa chia ra làm các thời kỳ: chín sữa, chín sáp, chín vàng và
chín hoàn toàn.
- Thời kỳ chín sữa: các chất dự trữ trong thân lá và sản phẩm quang hợp
được chuyển vào trong hạt. Hơn 80% là do quang hợp ở giai đoạn sau khi trổ, lúc
này hạt gạo chứa dịch lỏng màu trắng đục như sữa, bông lúa nặng cong xuống.
- Thời kỳ chín sáp: hạt gạo mất nước từ từ đặc lại, lúc bấy giờ võ trấu vẫn
còn xanh.
- Thời kỳ chín vàng: hạt tiếp tục mất nước gạo cứng dần võ trấu chuyển
sang màu vàng đặc thù từ những hạt cuối bông lên cổ bông, lá già chết đi.
- Thời kỳ chín hoàn toàn: hạt chuyển sang màu trấu đặc trưng của giống
khoảng 80% hạt gạo khô cứng lại, ẩm độ khoảng 20% hoặc thấp hơn, lá già rụi
hết.
1.4 HIỆU QUẢ CỦA PHÂN ĐẠM ĐỐI VỚI CÂY LÚA
1.4.1 Vai trò của đạm
Đạm là một trong những dưỡng chất không thể thiếu được trong đời sống
cây trồng nó có tác động đến năng suất mạnh nhất. Đạm là thành phần cấu tạo sinh
chất, nhân tế bào, là thành phần chính của tất cả các amino acid tạo thành protein,
enzyme mà các hợp chất này kiểm soát toàn bộ các tiến trình sinh học bên trong

cây (Võ Thị Gương 2004).
Theo Nguyễn Phi Long và La Thị Hiền (1978) sự thiếu đạm thể hiện qua
màu sắc lá xanh nhạt, sinh trưởng bị chậm lại, hệ thống rễ phát triển kém, năng
suất thấp, phẩm chất hạt lúa không cao.
Theo Đào Thế Tuấn (1970) đạm làm tăng diện tích lá một cách rõ rệt. Có
hai thời kỳ trong đời sống cây lúa không thể thiếu đạm:
- Thời lỳ đẻ nhánh hữu kiệu (số bông giảm).
- Thời kỳ hình thành bông con đến lúc ôm đòng (số hạt/gié và số hạt/bông
giảm).


Khi thiếu đạm, toàn bộ quá trình sinh trưởng của cây sẽ bị trì trệ do thiếu
chất hình thành tế bào, các quá trình sinh hóa cũng bị ngưng trệ, cây lúa thấp, đẻ
nhánh kém, phiến lá nhỏ, hàm lượng diệp lục giảm. Hệ thống rễ phát triển kém,
tính chống chịu với môi trường giảm, lá lúa ngả màu vàng và lúa sẽ trổ sớm hơn,
số bông và số lượng hạt ít hơn, cuối cùng cho năng suất và phẩm chất xấu. Đối với
lúa, đạm giúp lúa sinh trưởng tốt, chiều cao, số chồi và số bông/m2 tăng, tăng kích
thước cũng như trọng lượng 1000 hạt. Đủ đạm, cây quang hợp mạnh cho năng
suất cao.
Khi thừa đạm cây phát triển xum xuê, mềm yếu, lá lúa to, dài, phiến lá
mõng, lúa đẻ nhánh vô hiệu nhiều, trổ muộn, mất cân bằng giữa quang hợp và hô
hấp, làm tăng mức độ lây nhiễm sâu bệnh, màu sắc xanh đậm của lá thu hút các
loại côn trùng đến cư trú, đẻ trứng, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh hại phát sinh,
phát triển, chất khô giảm, nhất là khi lúa trổ và chín, cây lúa phát triển cao lên,
làm cho lóng dài ra, dẫn đến việc cây dễ đổ ngã dẫn đến năng suất, hiệu suất lúa
không cao. Khuynh hướng này càng rõ rệt khi cường độ ánh sáng thấp, trời mây
mù nhiều trong mùa mưa.
Cây lúa có hai thời kỳ nếu hút quá nhiều đạm sẽ gây nguy hiểm, đó là:
- Lúc lúa đẻ nhánh mạnh nhất: mô gốc cây lúa cấu tạo non yếu dễ đổ. Rễ
yếu đi rất sớm nên lúc hình thành bông dễ bị héo đi.

- Trước khi trổ: nếu hút quá nhiều đạm sẽ bị thối cổ gié.
Cây lúa hấp thu đạm chủ yếu dạng NH4+ và NO3- để tổng hợp thành các thành
phần protein, tuy vậy NH4+ quá nhiều sẽ gây ngộ độc. Dạng NH4+ khi được hấp
thụ tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp acid amin và protein. Dạng NO3- có
thể tích lũy với lượng lớn mà không gây ngộ đôc cho cây. Tuy vậy, NO3- không
được cây sử dụng trực tiếp vào quá trình tổng hợp acid amin và peotein mà phải
được khử thành NH4+.
Khi bón đạm với liều lượng thấp có hai thời kỳ bón đạt kiệu quả cao nhất là
khi lúa đẻ nhánh và 10 ngày trước khi trổ.
Khi bón đạm với liều lượng cao thì hiệu quả của phân đạt cao nhất khi nảy
chồi tích cực. Như vậy để đạt năng suất cao và phẩm chất tốt cần phải đáp ứng đầy
đủ nhu cầu về đạm ở các giai đoạn sinh tưởng phát triển thích hợp nhất.
1.4.2 Sự biến chuyển đạm trong đất
Theo Đỗ Thị Thanh Ren và ctv. (1993), thì đất có khả năng làm bất động
sinh học và hoá học đạm vô cơ, làm cho cây trồng không hấp thu được.


 Sự bất động đạm
Sự bất động đạm là sự biến chuyển đạm vô cơ hữu dụng sang dạng đạm
không hữu dụng cho cây hoặc hữu dụng chậm. Có hai tiến trình làm bất động đạm
trong đất: Tiến trình hóa học và tiến trình sinh học.
Tiến trình cố định hóa học có 3 nguyên nhân:
- Sự cố định của sét 2:1.
 Sự cố định amonium tại vị trí xen giữa các khoáng mica bị kiệt quệ K và
sét Vermicucite. Sét này có khả năng cố định lớn nhất, sau đó là Smectites. Các
khoáng sét này tích điện âm, hấp dẫn các cation đi vào bề mặt của các đơn vị tinh
thể. Hầu hết các cation này có thể di chuyển tự do vào ra các khoảng trống này và
có khả năng trao đổi Ion
 Tuy nhiên Ion NH4+ có kích thước gần bằng với kích thước các khoảng
cách đó, nên khi chúng đi vào thì bị kẹt giữa 2 phiến sét đó và biến dạng không

trao đổi. Đạm amonium chỉ được phóng thích một cách chậm chạp cho cây và sinh
vật trong những điều kiện nhất định.
- Do tạo thành photphatamonium-alunium khó tan.
- Do sự cố định ammonium của các thành phần hữu cơ.
Tiến trình sinh học là sự biến chuyển cùa các dạng đạm vô cơ sang hữu cơ
trong các cơ thể sinh vật trong quá trình phân hủy chất hữu cơ.
 Sự khoáng hóa
Là quá trình biến đổi đạm từ dạng hữu cơ sang vô cơ hữu dụng. Quá trình
này xảy ra qua 3 bước:
- Quá trình amin hóa: Là quá trình biến đổi các hợp chất hữu cơ sang đạm
vô cơ hữu dụng.
Protein

R-NH2 + amino acid + năng lượng.

- Quá trình ammonium hóa:
R-NH2 + H2O

NH3

NH3 hình thành tác dụng với khí CO2 và H2O có sẵn trong đất để tạo ra
(NH4)2CO3 và sau đó sễ phân ly thành 2NH3+ + CO32-.
- Quá trình nitrat hóa chia thành 2 giai đoạn:
 Giai đoạn 1:
Nitrosomnas


NH4+

NO2-


2NH4+ + 3O2

2NO2 + 2H2O + 4H+.

 Giai đoạn 2:
Nitrobacter
NO2NO2- + O2

NO32NO3-.

1.4.3 Sự mất đạm
 Mất đạm do cây hút
Đây là dạng mất mát đạm quan trọng nhất. Cây hút đạm để tạo thành các
thành phần sinh khối. Ở các nước nhiệt đới, để tạo ra một tấn thóc khô cây hút từ
18-20 kg đạm nguyên chất (kg N) . Lượng rơm cần thiết để tạo ra một tấn thóc là
1,5 tấn.
Theo Ponnamperuma để tạo ra 1,5 tấn rơm cần 9 kg N. Như vậy, để tạo
năng suất 5 tấn hạt cây lúa hút 100 kg N và để tạo ra 7,5 tấn rơm cần 45 kg N.
Tổng cộng trên 1ha trong một mùa vụ cần 145 kgN. Nếu số rơm ra sau khi gặt
được sử dụng vào mục đích khác thì lượng đạm mất đi trên 1ha sẽ khá lớn, lớn
hơn lượng phân bón sử dụng hàng vụ. Khi vùi số rơm rạ vào đất thì có thể trả lại
cho đất một lượng đạm đáng kể.
 Sự rữa trôi đạm NH4+ và NO3Cả hai dạng đạm NH4+ và NO3- đều có thể bị rửa trôi bởi nhiều lý do. Đạm
NO3- trong phân bón hoặc được hình thành ở tầng oxy hóa trong đất ngập nước sẽ
có thể di chuyển dễ dàng ra khỏi tầng rễ bằng cách khuếch tán và thấm lọc vào
tầng khử để bị khử nhanh chóng. Sự mất NO3- do rửa trôi chủ yếu xảy ra trong đất
có cấu trúc thô và CEC thấp do NO3- không bị keo đất hấp thụ. Ion NH4+ hấp phụ
trên phức hệ trao đổi cation thường khó bị rửa trôi. Sự mất đạm dạng NH4+ khỏi
đất thường xảy ra trong dung dịch đất bởi sự khử ion ammonium thành ammoniac

NH3 và sau đó sẽ bay hơi. Nếu pH nước ruộng tăng cao hơn 9 thì sự mất đạm do
bay hơi có thể hơn 50% lượng phân đạm sử dụng. Ngoài ra, NH4+ cũng có thể bị
rửa trôi theo nước một cách đáng kể nếu nồng độ ion ammonium trong nước
ruộng tăng cao do bón phân đạm với liều lượng cao.
 Sự khuếch tán NH4+
Sự mất đạm còn do quá trình khuếch tán NH4+ từ tầng đất yếm khí lên tầng
thoáng khí để xảy ra quá trình nitrat hóa và khử nitrat. Đạm NH4+ khuếch tán từ


tầng đất yếm khí lên tầng thoáng khí chiếm hơn 50% tổng số đạm mất đi. Và phần
còn lại có nguồn gốc ban đầu trong tầng thoáng khí.
 Sự chảy tràn
Theo Tahamusa thì 13-16% đạm bón cho lúa mất đi do chảy tràn. Hầu hết
đạm chảy tràn ở dạng NH4+ một số rất ít ở dạng NO3-. Sự mất đạm do chảy tràn
trong điều kiện thoát thủy có thể được ngăn cản bởi cách bón vùi phân đạm và giữ
cho lượng nước tưới hay nước mưa trên đồng ruộng khoảng 5 ngày sau khi bón
phân.
 Sự bốc hơi NH3
Chất hữu cơ trong đất trong điều kiện không có oxy và pH cao sẽ phân hủy
đề phóng thích NH3 một cách dễ dàng. Trong đất và ruộng lúa bị ngập nước NH3
cũng được tạo thành một cách liên tục do kết quả của sự khoáng hóa đạm. nguồn
phân đạm amonium chứa NH4+ hoặc phân đạm dạng amid như urê có thể phân ly
trực tiếp hay nhờ các chất xúc tác thủy phân cho ra các ion NH4+ trong nước. Các
ion NH4+ liên kết lỏng lẻo trong nước ở pH dưới 9,2. Với sự gia tăng nồng độ OH trong nước, NH4+ được ion hóa sẽ bị khử và biến thành NH3 không ion hóa. NH3
có thể bốc hơi ở dạng khí. Nguồn đạm NH3 mất đi cao nhất trên đất kiềm và có thể
xảy ra ở đất có pH trung tính đến axid yếu (Surajit, De data 1981).
1.4.4 Sự biến chuyển đạm khi phân đạm được bón vào đất
Phân đạm khi bón vào đất ở hai dạng NH4+ và NO3-. Nguồn đạm này bao gồm
cả phân vô cơ (SA, Urê… ) và phân hữu cơ (phân chuồng, phân xanh). Khi bón
vào đất phân sẽ biến đổi qua các giai đoạn:

-

Hòa tan và khuếch tán với nước trong đất.

-

Ammonia hóa.

-

Nitrat hóa và khử nitrat.

Phân urê CO(NH2)2 khi bón rải trên mặt ruộng sẽ bị thủy phân dưới tác dụng
của urease. Ở đất tốt, sau 2-3 ngày urê bị thủy phân hoàn toàn. Ở đất xấu, sau 7-10
ngày bị thủy phân thành NH4+ theo phương trình:
urease
CO(NH2)2 + 2H2O
(NH4)2CO3 + H2O

(NH4)2CO3
NH4HCO3 + NH4OH

Các ion NH4+ được tạo thành tạm thời gây đất hóa kiềm, NH4+ một phần được
cây hấp thu, một phần bị mất do khử nitrat, bay hơi NH3, rửa trôi NH4+.
Quá trình nitrat hóa chỉ xảy ra ở đất thoáng khí, ở đất trồng lúa do ngập nước


thường xuyên nên quá trình này hầu như không xảy ra. Nếu phân đạm dạng
ammôn được bón bằng cách rải trên mặt ruộng mà không được vùi thì ion NH4+ có
thể bị nitrat hóa ở tầng oxy hóa dày 2-3 m, sau đó bị khử khi NO3- di chuyển

xuống tầng khử của đất.
1.4.5 Các loại phân đạm được sử dụng trong thí nghiệm
 Urê
Phân urê có ưu điểm hơn những dạng phân khác như giá rẽ, hàm lượng
đạm nguyên chất cao 46% N nên chi phí vận chuyển và tồn trử trên một đơn vị
cũng rẽ hơn những dạng phân đạm khác. Phân dễ hoà tan trong nước, dễ sử dụng
và không gây cháy nổ. Hơn nữa urê còn thích hợp cho sản xuất phân hỗn hợp ở
dạng viên hay dung dịch để bón vào đất và có thể làm phân phun lá. Nên urê được
sử dụng rộng rãi và là nguồn đạm chủ lực ở nước ta (Nguyễn Bảo Vệ, 2000). Tuy
nhiên, đây lại là loại phân bón dễ thất thoát, nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả
sử dụng phân urê rất thấp, thường chỉ khoảng 30-40% được hấp thu bởi lúa, số
còn lại bị mất do thấm lậu, chảy tràn hoặc bay hơi. Việc sử dụng phân đạm sao
cho hiệu quả, tránh lãng phí và ô nhiễm môi trường là quan tâm hàng đầu của tất
cả bà con nông dân nói chung và người trồng lúa nói riêng.
Theo Trần Thành Lập (1998), urê là loại phân có hiệu quả nhanh nhất vì
sau khi được bón vào đất, nó chuyển rất nhanh sang dạng (NH4)2CO3 và NH4+
được keo đất hấp phụ.
CO(NH2)2+ 2H2O  (NH4)2CO3
(NH4)2CO3 + [KĐ]H+ [KĐ]NH4+ + CO3- + 2H+
Nếu bón phân urê lên mặt đất mà không vùi thì đạm dễ bị mất do bay hơi
và dễ bị rửa trôi
NH4+ + OH-  NH3 + H2O
Ngoài ra, còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc thất thoát như nhiệt độ, pH
của đất, pH của nước, mực nước trong ruộng,… Vào lúc thời tiết nắng nóng,
lượng đạm bị mất trong một ngày có thể lên đến 50%.
Theo kết quả nghiên cứu của Trương Thị Nga và ctv (1994), phân urê phân
huỷ mạnh vào ngày thứ 2-3 sau khi bón phân và thuỷ phân hoàn toàn vào ngày thứ
4-5 làm cho pH đất gia tăng. Sau khi quá trình thuỷ phân xảy ra thì NH4+ có thể bị
vi sinh vật sử dụng, keo đất hấp phụ do tác dụng trao đổi ion hoặc có thể bị nitrate
hoá tạo thành HNO3 tạm thời làm đất chua nhưng sau một thời gian cây hút cả 2

dạng NH4+ và NO3- làm cho gốc acid và kiềm biến mất lúc này urê là loại phân
sinh lý trung tính ổn định trở lại.


×