Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Ảnh hưởng của phun chế phẩm điền mĩ lên lá đến sinh trưởng và năng suất cây lạc ( arachis hypogaea l )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 43 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
- -  - -



HÀ THỊ HẰNG



ẢNH HƯỞNG CỦA PHUN CHẾ PHẨM
ĐIỀN MĨ LÊN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG
VÀ NĂNG SUẤT CÂY LẠC
(Arachis hypogaea L.)


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh lý học thực vật




HÀ NỘI - 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
- -  - -




HÀ THỊ HẰNG



ẢNH HƯỞNG CỦA PHUN CHẾ PHẨM
ĐIỀN MĨ LÊN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG
VÀ NĂNG SUẤT CÂY LẠC
(Arachis hypogaea L.)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh lý học thực vật

Người hướng dẫn khoa học
TS. Nguyễn Văn Đính



HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian làm đề tài em đã nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo
tận tình của thầy giáo – TS Nguyễn Văn Đính, cùng các thầy cô giáo trong tổ
Sinh Lý Thực Vật Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 và toàn thể các bạn
sinh viên.
Qua cuốn luận văn này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất của
mình tới TS Nguyễn Văn Đính – người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em

trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu thực hiện đề tài.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các Thầy trong Ban Giám Hiệu trường
ĐHSP Hà Nội 2 cùng các Thầy, Cô trong Ban Chủ Nhiệm khoa Sinh – KTNN
trường ĐHSP Hà Nội 2 và tập thể cán bộ Trung tâm Hỗ trợ Nghiên cứu Khoa
học & Chuyển giao Công nghệ, trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo điều kiện
thuận lợi cho em hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và những góp ý của ThS. La Việt
Hồng – Trợ lý thiết bị khoa Sinh – KTNN trường ĐHSP Hà Nội 2 giúp em
hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn bên
cạnh động viên, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên


Hà Thị Hằng





LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan khóa luận của được hoàn thành là kết quả nghiên cứu
của riêng em. Những số liệu này là trung thực, không trùng lặp hoặc sao chép
kết quả của một đề tài khác.
Hà Nội,tháng 5 năm 2013
Sinh viên



Hà Thị Hằng


















DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1.Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ đến chiều cao cây giống lạc L14.
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ đến tổng số cành/ cây giống lạc
L14.
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ đến khối lượng tươi của thân
giống lạc L14.
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ đến khối lượng khô của thân
giống lạc L14.
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ đến khối lượng tươi của lá giống

lạc L14.
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ đến khối lượng khô của lá giống
lạc L14.
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ đến năng suấtgiống lạc L14.
Bảng 3.8. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng chế phẩm Điền Mĩ phun lên lá
giống lạc L14.



DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ đến chiều cao cây giống lạc L14.
Hình 3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ đến tổng số cành/cây giống lạc
L14.
Hình 3.3. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ đến khối lượng tươi của thân
giống lạc L14.
Hình 3.4. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ đến khối lượng khô của thân
giống lạc L14.
Hình 3.5. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ đến khối lượng tươi của lá giống
lạc L14.
Hình 3.6. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ đến khối lượng tươi của lá giống
lạc L14.
Hình 3.7.1. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ đến năng suất tươi của giống
lạc L14.
Hình 3.7.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ đến năng suất khô của giống
lạc L14.














DANH MỤC VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
CS
Cộng sự
ĐC
Đối chứng
VNĐ
Việt Nam đồng
Nxb
Nhà xuất bản
Tr.
Trang



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2

3. Nội dung nghiên cứu 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
4.1. Ý nghĩa khoa học 3
4.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
NỘI DUNG 4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Giới thiệu chung về cây lạc 4
1.1.1. Sơ lược về cây lạc 4
1.1.2. Đặc điểm hình thái cây lạc 4
1.1.3. Thời vụ 5
1.1.4. Giá trị ding dưỡng 5
1.2. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và Việt Nam 6
1.2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới 6
1.2.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam 7
1.3. Khái quát về chế phẩm phân bón lá và chế phẩm Điền Mĩ 8
1.4. Các nghiên cứu về sử dụng chế phẩm phân bón lá 9
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 12
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 13
2.2. Phương pháp nghiên cứu 13
2.2.1. Cách bố trí thí nghiệm 13
2.2.2. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu 14


2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu thí nghiệm 15
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 16
3.1. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ đến các chỉ tiêu sinh trưởng 16
3.1.1. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ đến chiều cao cây giống lạc
L14 16

3.1.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ đến tổng số cành /cây giống lạc
L14 17
3.1.3. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ đến khả năng tích lũy sinh khối
tươi, khô của thân giống lạc L14 19
3.1.4. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ đến khả năng tích lũy sinh khối
tươi, khô của lá giống lạc L14 22
3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ đến năng suất giống lạc L14 24
3.3. Đánh giá hiệu quả việc sử dụng chế phẩm Điền Mĩ phun lên lá giống lạc
L14 26
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 28
4.1. Kết luận 28
4.2. Đề nghị 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
PHỤ LỤC
3
2
1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cây lạc là một loại cây thực phẩm thuộc họ Đậu (Fabacaea), chi
Arachis và có tên khoa học là Arachis hypogaea L. [18], [25].
Cây lạc được gieo trồng phổ biến ở rất nhiều nơi trên thế giới (Trung
Quốc, Ấn Độ, Nigeria,…) [24]. Ở Việt Nam, lạc cũng được gieo trồng ở
nhiều vùng sinh thái nông khác nhau, nhưng chủ yếu ở trung du miền núi Bắc
Bộ, đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung [20].
Mặt khác, cây lạc là cây công nghiệp ngắn ngày, có giá trị kinh tế cao.
Hạt lạc chứa rất nhiều chất béo, protein, các chất khoáng và vitamin, là nguồn
nguyên liệu chính sản xuất dầu ăn, bánh kẹo,… Ngoài ra, trồng lạc còn có tác
dụng cải tạo đất và các phụ phẩm của lạc (khô dầu, thân, lá) dùng làm thức ăn

cho gia súc đều rất tốt [24].
Trong quá trình trồng lạc có nhiều yếu tố như đặc điểm di truyền của
giống, yếu tố khí hậu, phân bón, chất kích thích tăng trưởng,… làm ảnh
hưởng trực tiếp đến sinh trưởng của cây. Vì vậy, để tăng năng suất cây trồng,
ngoài việc bón phân và tưới tiêu hợp lý thì bổ sung chất kích thích sinh trưởng
là một việc làm hữu hiệu giúp tăng quá trình sinh trưởng và năng suất của
cây. Chính vì vậy, trong sản xuất con người đã sử dụng các chất kích thích
sinh trưởng phun lên lá nhằm bổ sung một số chất cần thiết cho cây trồng, gọi
chung là phân bón lá. Dùng phân bón lá có nhiều ưu điểm: chất dinh dưỡng
được cung cấp nhanh hơn bón gốc, hiệu suất sử dụng phân bón cao hơn, chi
phí thấp, ít ảnh hưởng đến môi trường và làm tăng quá trình sinh lý trong cây.
Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá
đến các cây trồng khác nhau như lạc [8], [9]; đậu [10], [11], [12], [15],[16];
khoai tây [4], [5], [6], [7]; dâu [17]. Các công trình đó cho thấy, sử dụng phân
bón lá làm tăng năng suất và chất lượng nông sản.
2

Các chế phẩm kích thích sinh trưởng phun lên lá được bán rất nhiều
trên thị trường hiện nay như: Atonik 1,8 DD, Basfoliar – K, Master, Điền
Mĩ,… Các chế phẩm này được sử dụng trên nhiều đối tượng cây trồng khác
nhau. Tuy nhiên, không phải tất cả các cây trồng đều có phản ứng như nhau
khi sử dụng với liều lượng được khuyến cáo bởi nhà sản xuất. Hơn nữa, dùng
phân bón lá một cách khoa học để có hiệu quả kinh tế cao nhất và không ảnh
hưởng đến chất lượng của nông sản nói chung cần được tập trung hơn nữa.
Chế phẩm phân bón lá Điền Mĩ hiện đang được bán rộng rãi ở các cửa hàng
vật tư nông nghiệp, giống cây trồng trong tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và thị xã
Phúc Yên nói riêng. Tuy nhiên, cơ sở thực nghiệm về khoa học của loại chế
phẩm này đối với cây trồng lại còn ít nghiên cứu. Xuất phát từ lí do trên, tôi
đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của phun chế phẩm Điền Mĩ lên lá
đến sinh trưởng và năng suất cây lạc (Arachis hypogaea L.)” nhằm khẳng

định hiệu quả của loại chế phẩm này đối với sinh trưởng cũng như năng suất
lạc làm cơ sở khoa học khuyến cáo cho người sử dụng.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá hiệu lực của chế phẩm Điền Mĩ đến khả năng sinh trưởng,
năng suất của giống lạc L14. Đây là giống lạc đang được trồng phổ biến trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
3.Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của phun chế phẩm Điền Mĩ đến:
- Các chỉ tiêu sinh trưởng: chiều cao cây; số cành/cây; khối lượng tươi -
khô của thân và lá.
- Các yếu tố cấu thành năng suất.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng chế phẩm trên đối tượng
cây lạc (giống lạc L14).

3

4. Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa lí luận
Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung các tài liệu nghiên cứu ảnh
hưởng của các chế phẩm Điền Mĩ đến sinh trưởng và năng suất đối với cây
lạc.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Cung cấp luận chứng khoa học về ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ
đến sinh trưởng và năng suất giống lạc L14. Đây là cơ sở tin cậy cho người sử
dụng chế phẩm này nhằm tăng hiệu quả kinh tế.








4

NỘI DUNG

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Giới thiệu chung về cây lạc
1.1.1. Sơ lược về cây lạc
Những người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đầu tiên đến Châu Mỹ đã
thấy dân bản xứ trồng lạc, cùng với những cây lương thực khác [25]. Hiện
nay, cây lạc cũng được trồng phổ biến trên thế giới và Việt Nam.
Lạc là cây họ Đậu thuộc họ cánh bướm (Fabacecae), có tên khoa học là
Arachis hypogaea L. [24]. Lá gồm 2 đôi lá chét, rễ có nốt sần, hoa màu vàng,
quả chín trong đất, hạt có chứa nhiều lipit và protein. Đây là thực phẩm quan
trọng.
1.1.2. Đặc điểm hình thái
Về đặc điểm hình thái, cây lạc gồm có 3 bộ phận chính là: rễ, thân và lá.
Rễ cây lạc thuộc loại rễ cọc bao gồm rễ chính và rễ bên. Khi cây lạc
được 5 lá thật thì bộ rễ tương đối hoàn chỉnh. Bộ rễ có thể ăn sâu 18 cm – 30
cm và rộng khoảng 30 cm – 40 cm. Sau khi gieo từ 15 – 30 ngày, những nốt
sần đầu tiên xuất hiện do loại vi khuẩn Rhyzobium cộng sinh với hệ rễ [3]. Tại
nốt sần xảy ra quá trình cố định đạm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Nhờ
có vi khuẩn cộng sinh mà trồng lạc có tác dụng cải tạo đất.
Thân cây lạc thuộc loại thân thảo ít gỗ. Khi còn non thân thường tròn
và đặc. Khi thân già có hình góc cạnh và rỗng giữa. Tốc độ tăng trưởng của
thân tăng dần và đạt cao nhất ở thời kì ra hoa rộ. Cây lạc phân cành ngay từ
gốc. Cành cấp 1 được mọc từ gốc thường có nhiều hoa, cành cấp 2 mọc từ
cành cấp 1 và thường có ít hoa hơn [25]. Số cành/cây khác nhau tuỳ giống và

có ảnh hưởng trực tiếp đến số hoa và quả của cây.
5


Lá lạc thuộc lá kép lông chim chẵn, gồm 2 đôi lá chét [3]. Hai lá mầm
có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng cho cây ở giai đoạn đầu. Hai lá kèm hình
mũi mác có nhiệm vụ bảo vệ mầm, lá thật có màu xanh thẫm và nhọn ở đầu.
Diện tích lá đạt tối đa ở thời kỳ hình thành quả và hạt nhưng lại giảm nhanh
và có thể đạt giá trị âm vào thời kỳ chín [3]. Khi hoa tắt thì lá không mọc
thêm nữa. Hoa tắt được vài ngày bộ lá chuyển sang màu vàng. Lúc quả chín,
bộ lá đen và rụng.
Hoa lạc mọc ở nách lá thành chùm từ 3 – 5 hoa/chùm. Hoa lạc màu
vàng, không có cuống gồm 5 phần: lá bắc, lá đài, tràng hoa, nhị đực và nhụy
cái. Khi cây có từ 9 – 10 lá thật thì hoa nở [3]. Khi hoa nở là đã thụ phấn
xong, sau đó cuống nhụy mọc dài, nghiêng xuống, đầu bầu nhụy cắm vào đất
[25]. Quá trình phân hoá hoa kéo dài nên quá trình nở hoa cũng kéo dài.
Quả lạc là loại quả khô thường có 2 – 3 hạt. Quả lạc bao gồm gốc quả,
mỏ quả và eo quả. Hạt lạc bao gồm vỏ lụa bao bọc bên ngoài, bên trong hạt
có phôi với hai lá mầm và một trục thẳng [3]. Kích thước và màu sắc hạt thay
đổi tuỳ theo giống, thời vụ gieo trồng và chế độ chăm sóc.
1.1.3. Thời vụ
Việt Nam là nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có khí hậu
nóng, ẩm, mưa nhiều. Tuy nhiên, sự phân bố các yếu tố đó lại không đều trong
năm và ở từng vùng sinh thái, ảnh hưởng tới sinh trưởng và năng suất cây lạc.
Vì vậy, tùy từng vùng sinh thái khác nhau mà tiến hành trồng theo các vụ khác
nhau, để tăng năng suất và tăng hệ số sử dụng đất. Cây lạc thường được gieo
trồng vào 2 vụ chính:
- Ở các tỉnh phía Bắc: vụ Xuân (gieo trồng vào tháng 1 – 2); vụ Đông
(gieo trồng vào tháng 8 – 9).
- Ở các tỉnh Duyên hải miền Trung: vụ Xuân (gieo trồng vào tháng 12

– 1 năm sau); vụ Đông (gieo trồng vào tháng 7 – 8) [25].
6

1.1.4. Giá trị dinh dưỡng
Ở nước ta lạc được coi là cây công nghiệp ngắn ngày, là cây trồng có
giá trị dinh dưỡng cao và có giá trị rất đa dạng. Lạc là cây thực phẩm quan
trọng trong đời sống của người dân với giá trị dinh dưỡng cao. Trong dầu lạc
chứa hàm lượng axit béo chưa no cao (80% trong thành phần axit béo của dầu
lạc) đây chính là loại dầu tốt cho sức khỏe con người [3]. Trong hạt lạc có chất
lecithin (photphattidyl cholin) có tác dụng trong việc làm giảm lượng
cholesterol trong máu, chống hiện tượng xơ vữa mạch máu. Lạc là loại thực
phẩm cung cấp năng lượng cao, 100g hạt lạc cung cấp 590 cal, trong khi đậu
tương là 400 cal [3]. Hạt có thể sử dụng trực tiếp hoặc ép lấy dầu.
Hạt lạc chứa nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin A [2]. Vì vậy, sử
dụng các sản phẩm từ hạt lạc sẽ khắc phục được sự thiếu hụt vitamin A.
Lạc còn được sử dụng trong chăn nuôi, khô dầu lạc chế biến thành thức
ăn gia súc, vỏ quả lạc có thể nghiền thành cám, cám lạc có giá trị tương
đương vitamin với cám gạo. Vỏ lạc có thành phần là celluloz và hemicelluloz
được sử dụng để chế biến thành vật liệu hấp phụ kim loại nặng, đây là một
trong những hướng nghiên cứu có tính ứng dụng quan trọng trong việc xử lí
nước thải, bảo vệ nguồn nước.
1.2. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Ngày nay, lạc được trồng phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới
(khoảng 115 nước) với diện tích 25,66 triệu ha và sản lượng đạt 53,38 triệu
tấn vào năm 2008. Châu Á là nơi có diện tích trồng và sản lượng lạc cao nhất,
chiếm trên 60% sản lượng của thế giới. Châu Phi đứng thứ hai chiếm 30%,
các châu lục khác rất ít (châu Mỹ 5%, châu Âu 0,22%). Sản lượng lạc (trên
60%) tập chung ở một số nước như Ấn Độ (chiếm 31% sản lượng lạc toàn thế
giới), Trung Quốc (15%), Xenegan, Nigieria và Mỹ [21].

7

Ấn Độ là nước đứng đầu thế giới về diện tích trồng lạc (trên 8 triệu ha)
nhưng năng suất thấp (6,9 - 9,89 tạ/ha), sản lượng hàng năm chỉ đạt 5,4 triệu
tấn. Nói chung, năng suất lạc ở Ấn Độ không đồng đều, có vùng chỉ đạt 0,5
tấn/ha, có vùng lại đạt tới 3 tấn/ha [22]. Trung Quốc là nước đứng thứ hai về
diện tích trồng lạc. Diện tích trồng lạc ở Trung Quốc có xu hướng tăng (năm
1993 tổng diện tích là 3379,0 nghìn ha, đến năm 2002 tổng diện tích là 4920,7
nghìn ha). Năng suất lạc ở Trung Quốc khá đồng đều ở các vùng. Nhiều năm
nay, sản phẩm lạc Trung Quốc là một trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu
nổi tiếng trên thị trường quốc tế. Vào năm 60 của thế kỉ XX, năng suất lạc
toàn quốc trung bình đạt 3,0 tấn/ha. Sản lượng lạc hàng năm đạt 11,89 triệu
tấn, đứng đầu thế giới [21]. Mỹ là nước trồng lạc không lớn (0,59 triệu ha),
nhưng năng suất lạc cao nhất thế giới (3,1 tấn/ha), sản lượng đạt 1,8 triệu tấn
(số liệu năm 2003). Điều đó chứng tỏ Mỹ là nước đứng đầu về áp dụng các
tiến bộ khoa học kĩ thuật [22].
1.2.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cây lạc được trồng rộng rãi ở hầu hết các tỉnh thành trong
cả nước và được chia theo các vùng sinh thái ở 2 miền Nam, Bắc. Theo cục
thống kê, năm 2007 diện tích lạc ở nước ta đạt 27,99 ngàn ha, năng suất đạt
1980 kg/ha với sản lượng 554,2 ngàn tấn [20], [21].
1.3. Khái quát về chế phẩm phân bón lá và chế phẩm Điền Mĩ
Thuật ngữ phân bón được hình thành và giao tiếp trong quá trình làm
việc. Từ phân bón dùng để chỉ các chất để bón vào đất hoặc bổ sung lên lá
nhằm bổ sung các chất dinh dưỡng mà đất không cung cấp đầy đủ cho cây.
Phân bón lá là loại phân bón nhằm cung cấp các nguyên tố cần thiết và các
chất điều hòa sinh trưởng cần thiết cho cây qua bộ lá của chúng, mặc dù cây
trồng vẫn phải được cung cấp đầy đủ các dinh dưỡng từ đất qua bộ rễ. Sử
dụng phân bón qua lá là biện pháp kĩ thuật để tăng năng suất cây trồng.
8


Theo Nguyễn Văn Uyển (1995) [23], thì phân bón lá trên thị trường
trong nước và thế giới rất phong phú, thường được sản xuất dưới dạng các chế
phẩn bón qua lá, có thể chia thành 3 nhóm:
- Nhóm chỉ có các yếu tố đa lượng và vi lượng phối hợp hoặc riêng rẽ.
- Nhóm có thêm các chất kích thích sinh trưởng, nhằm thúc đẩy sinh
trưởng hoặc thúc đẩy ra hoa kết trái, giảm tỷ lệ rụng quả, thúc đẩy quá trình
chín hoặc làm mau ra rễ.
- Nhóm có các loại thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh được phối hợp
trộn với tỷ lệ thích hợp.
Chế phẩm Điền Mĩ thuộc nhóm thứ 2 ở trên. Chế phẩm này là sự kết
hợp giữa các yếu tố đa lượng, vi lượng và các chất kích thích sinh trưởng ở
một tỷ lệ nhất định có tác dụng: cung cấp chất dinh dưỡng, nở hoa nhiều, đậu
quả nhiều, chống rụng hoa – quả non, quả to, hạt chắc sáng cho năng suất cao,
kích thích đậu quả, kích thích ra nhiều hoa, tăng sức đề kháng của cây với sâu
bệnh.
Chế phẩm phân bón lá hiện nay đã được bán nhiều trên thị trường và
được người dân sử dụng rộng rãi trên nhiều đối tượng cho thấy có nhiều ưu
điểm như: chất dinh dưỡng được cung cấp nhanh, hiệu quả sử dụng phân bón
cao hơn, chi phí thấp và ít ảnh hưởng đến môi trường, đồng thời, làm tăng các
quá trình sinh lý trong cây. Theo số liệu đã được công bố, hiệu suất sử dụng
chất dinh dưỡng qua lá đạt 95%. Ở Philippin dùng phân bón lá tăng năng suất
lúa 1,5 lần so với sử dụng phân bón gốc qua rễ và gấp 3,5 lần khi không bón
phân. Dùng phân bón lá, lượng bón chỉ tốn bằng 1/4 so với phân bón qua đất.
1.4. Các nghiên cứu về sử dụng chế phẩm phân bón lá
Trên thực tế, thực vật có khả năng hấp thụ với số lượng nhiều hay ít
khác nhau từ môi trường xung quanh tất cả các nguyên tố của hệ thống tuần
hoàn. Các nguyên tố trong cây thường được phân loại dựa theo hàm lượng
9


của chúng: Các nguyên tố đa lượng, các nguyên tố vi lượng và các nguyên tố
siêu vi lượng.
Như đã biết, các nguyên tố này đóng vai trò quan trọng trong việc cải
thiện năng suất cây trồng. Cây trồng vẫn hút các nguyên tố đa lượng và vi
lượng từ đất nhờ bộ rễ là chủ yếu. Tuy nhiên, do hàm lượng các nguyên tố
quá nhỏ, hơn nữa vào những giai đoạn cây trồng có những biến động mạnh
như phân cành, ra hoa, tạo quả thì nhu cầu các nguyên tố này tăng. Vì vậy,
các nhà khoa học trên thế giới và ở Việt Nam cũng đã sử dụng các nguyên tố
đa lượng và vi lượng đơn lẻ hay phối hợp với nhau để phun lên lá giúp cây
sinh trưởng tốt, tăng khả năng quang hợp, tăng khả năng chống chịu (hạn,
úng) của các cây trồng như lạc [8], [9]; đậu [10], [11], [12], [15].
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyên Văn Đính sử dụng KCl (2%)
phun lên lá cho khoai tây đã có ảnh hưởng tốt đến các chỉ tiêu sinh lý, năng
suất cây khoai tây [4], [5], [6], [7]. Trong tạp chí khoa học và công nghệ nông
nghiệp Việt Nam (năm 2013), Nguyễn văn Đính đã nghiên cứu và kết luận
phun chế phẩm Pisomix Y95 lên lá cây lạc đã tăng làm tăng hàm lượng diệp
lục, khả năng tích lũy sinh khối, tăng năng suất và phẩm chất của lạc [9].
Theo Trần Thị Áng (1996) khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân vi
lượng đối với năng suất và phẩm chất một số cây trồng thì: phân vi lượng đã
làm tăng năng suất lúa từ 15 - 20% so với đối chứng, ngô tăng từ 7 - 26%.
Hơn nữa phân vi lượng còn làm tăng phẩm chất nông sản, làm hàm lượng tinh
bột tăng 4 - 7%, làm tăng lượng protein tổng số trong hạt ngô VMI 14% [1].
Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Mã cũng cho thấy: phân vi
lượng có tác động mạnh đến sự hình thành nốt sần ở rễ đậu tương, làm tăng
hoạt tính enzim nitrogennase từ 20 - 30% làm tăng năng suất và hàm lượng
protein từ cây đậu tương. Cũng theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Văn Mã khi phun dung dịch vi lượng qua lá ở nồng độ 0,02% vào lúc ra hoa
10

làm tăng khả năng chịu hạn và năng suất so với đối chứng. Xử lý hạt giống

với nồng độ 0,005% và phun lên lá với nồng độ 0,02% cũng có kết quả tương
tự [11], [12].
Kết quả nghiên cứu của tác giả Điêu Thị Mai Hoa, Nguyễn Văn Mã đã
khẳng định: phun phân vi lượng dưới dạng chế phẩm Vilado có ảnh hưởng tới
khả năng chịu hạn của đậu xanh và cũng khẳng định khi phun Vilado vào thời
kỳ ra hoa có thể làm tăng năng suất đậu xanh từ 10 - 13%, tăng hàm lượng
protein 15 - 35% [10].
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Duy Minh (2011) về hiệu lực của
Molypden tẩm vào hạt và phun trên lá cây đậu xanh cho thấy: khi sử dụng ở
các nồng độ 1, 5, 10, 20 mg/lít Mo tẩm vào hạt làm tăng đáng kể tỷ lệ nảy
mầm của đậu xanh, còn khi sử dụng dung dịch bổ sung Molypden phun qua lá
ở các giai đoạn 7 lá, 9 lá, ra hoa và tạo quả đều làm tăng chiều cao cây, tăng
diện tích lá, giảm cường độ thoát hơi nước, tăng khả năng giữ nước, tăng hàm
lượng diệp lục, năng suất quang hợp thuần túy ở cây đậu xanh [16].
Trên đối tượng cây dâu, nghiên cứu của tác giả Trần Thị Ngọc (2011)
đã tiến hành thí nghiệm phun chế phẩm bón lá Pomior lên cây dâu với 3
ngưỡng nồng độ 0,4%; 0,5%; 0,6% và khoảng cách giữa 2 lần phun là 10
ngày. Kết quả thí nghiệm cho thấy: chế phẩm Pomior đã có tác dụng làm tăng
khả năng sinh trưởng của cây dâu, từ đó tăng năng suất lá dâu từ 18,73% đến
44,95% ở vụ xuân hè và 12,41% đến 55,11% ở vụ hè thu. Chế phẩm Pomior
cũng có tác dụng làm tăng chất lượng lá dâu qua kết quả nuôi tằm, làm tăng
năng suất kén tằm từ 9,59% đến 16,67% ở vụ xuân hè và 10,51% đến 27,17%
ở vụ hè thu. Trong các nồng độ thí nghiệm thì kết quả cao nhất ở nồng độ
0,6%; tiếp là nồng độ 0,5%; cuối cùng là nồng độ 0,4 % [17].
Nếu xét về khía cạnh môi trường thì phân bón qua lá, phân vi sinh và
các loại phân tương tự khác được khuyến kích nghiên cứu và đưa vào sản suất
11

nông nghiệp có ý nghĩa lớn trong sự phát triển nông nghiệp bền vững, trong
vấn đề an toàn dinh dưỡng cây trồng.

Theo Trương Hợp Tác phân bón làm tăng năng suất cây trồng từ 35 –
45%, phần còn lại là do giống và các yếu tố khác. Phân bón lá có vị trí nhất
định trong thâm canh tăng năng suất, chất lượng các sản phẩm cây trồng nông
nghiệp, nhất là trong lĩnh vực sản xuất rau hoa quả. Hiện nay nước ta đang sử
dụng khoảng 400 loại phân bón lá ở các dạng lỏng, viên, bột cung cấp cho cây
trồng các chất dinh dưỡng đa – trung – vi lượng. Một số loại được bổ sung
chất điều hòa sinh trưởng, kháng sinh. Khả năng sản suất và cung ứng các loại
phân bón lá của các cơ sở sản suất trong nước cơ bản đáp ứng được nhu cầu
sử dụng, hạ giá thành sản phẩm và sử dụng phân bón lá để có thể tiết kiệm
được từ 20 - 30% lượng nước tiêu tốn [19].
Như vậy, việc sử dụng các loại phân và chế phẩm bón lên lá cho cây
trồng đang được nghiên cứu ngày càng sâu, rộng trên nhiều đối tượng khác
nhau để giúp cho cây sinh trưởng tốt, cho năng suất cao, cải thiện chất lượng
nông sản. Tuy nhiên, các chế phẩm hiện đang được bán tại các cửa hàng dịch
vụ nông nghiệp thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cần có những thực nghiệm
cụ thể.


12

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Mẫu thực vật: Giống lạc L14 là giống nhập nội từ Trung Quốc được
trung tâm tài nguyên thực vật kiểm nghiệm đánh giá là giống có khả năng
chịu lạnh khá. Giống lạc L14 cho năng suất cao và có nhiều đặc điểm nông
học tốt. Giống thuộc dạng hình thân đứng, tán gọn, chống đổ tốt, màu lá xanh
đậm, kháng bệnh khá, quả to, eo nông, vỏ lụa màu hồng, chịu thâm canh và
cho năng suất cao. Thời gian sinh trưởng từ 120 đến 135 ngày (vụ xuân); 90 -

110 ngày (vụ đông). Chiều cao cây từ 30 - 50 cm, khối lượng 1000 hạt từ 155
- 165 g. Năng suất từ 45 - 60 tạ/ha [3], [25].
- Chế phẩm Điền Mĩ:
Thành phần: (ppm)
Thành
phần
N
P
2
O
5

K
2
O
Bo
MgO
Ca
Fe
Cu
Zn
Mn
ppm
5
4
1
90
500
1000
600

600
500
900

Và các chất phụ gia.
Công dụng: cung cấp chất dinh dưỡng, nở hoa nhiều, đậu quả nhiều,
chống rụng hoa – quả non, quả to, hạt chắc sáng cho năng suất cao.
Liều lượng: Pha 1 gói với 12 – 16 lít H
2
O, phun ướt đều tán cây, phun
trước khi ra hoa, sau khi đậu quả, phun định kì 7 - 10 ngày/lần.
Nguồn gốc: do công ty Việt Thành sản xuất và phân phối.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Từ ngày 20/08/2012 đến ngày 30/03/2013.
13

- Địa điểm: Khu đồng ruộng xã Cao Minh, phường Xuân Hòa, thị xã
Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Sinh lí thực vật
của khoa Sinh – KTNN trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Trung tâm Hỗ trợ
Nghiên cứu Khoa học & Chuyển giao Công nghệ và ở ngoài đồng ruộng.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Bố trí thí nghiệm
Sơ đồ bố trí thí nghiệm:


Phun lần 1
Phun lần 1
Khi cây có 5 lá thực
Phun lần 2

10 ngày
Cây lạc L14
Công thức 1(ĐC)
Công thức 3
Không
phun
Công thức 2
Thời điểm xác định các chỉ tiêu sinh trưởng:
- Chiều cao (cm).
- Số cành/cây.
- Khối lượng thân và lá (gam/cây).
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
5
1
0
1
5
Ngày
14

Thí nghiệm ngoài đồng ruộng theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh
đảm bảo sự đồng đều giữa các công thức. Mỗi công thức nhắc lại 30 lần. Diện
tích mỗi ô 30 m
2
gồm 3 công thức:
- Công thức 1: Đối chứng không phun chế phẩm Điền Mĩ.
- Công thức 2: Phun chế phẩm Điền Mĩ 1 lần vào giai đoạn 5 lá thực
(cây lạc đang phân nhánh).
- Công thức 3: Phun chế phẩm Điền Mĩ 2 lần (lần 1 khi cây lạc có 5 lá
thực, lần 2 sau lần 1 là 10 ngày).

2.2.2. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu
Các chỉ tiêu sinh trưởng được xác định làm 3 đợt sau khi phun chế
phẩm Điền Mĩ 2 lần là: 5 ngày (đợt 1); 10 ngày (đợt 2); 15 ngày (đợt 3).
- Chiều cao cây (cm): chiều cao cây xác định bằng phương pháp đo
trực tiếp từ cổ rễ đến đỉnh sinh trưởng. Mỗi công thức đo 30 cây ngẫu nhiên.
- Khối lượng thân (gam): khối lượng thân được xác định bằng phương
pháp cân trực tiếp bằng cân phân tích điện Satorius.
- Số cành/cây (cành cấp 1, cấp 2, cấp 3): số cành/cây được xác định
bằng cách đếm trực tiếp của 30 cây ngẫu nhiên.
- Khối lượng lá (gam): khối lượng lá được xác định bằng phương pháp
cân trực tiếp bằng cân phân tích điện Satorius.
Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ đến năng suất
Chúng tôi tiến hành thu 30 cây ở mỗi ô thí nghiệm để xác định năng
suất quả tươi và tiến hành phơi quả để xác định năng suất quả khô.
Đánh giá hiệu quả việc sử dụng chế phẩm
Để đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm chúng tôi tiến hành:
- Xác định năng suất củ ở công thức thí nghiệm và công thức đối chứng
xem tăng hay giảm.
15

- Xác định giá lạc vỏ, chế phẩm, công lao động dùng để phun chế
phẩm.
- Tính giá trị gia tăng = Tổng giá trị do bán sản phẩm – Tổng giá trị chi
tiêu.
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu thí nghiệm
Số liệu thí nghiệm được xử lý nhờ chương trình Excel 2007 với các
thông số và chương trình thống kê sinh học IRRISTART 4.0 của IRRI [13],
[14].
-Trung bình:
i

x
X
n




- Độ lệch chuẩn:
2
()
i
XX
n



với n ≤ 30
- Sai số trung bình: m = ±
n








16

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


3.1. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ đến các chỉ tiêu sinh trưởng
3.1.1. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ đến chiều cao cây
Chiều cao cây là một trong những đặc trưng hình thái cơ bản để phân
biệt giống, do đặc tính di truyền quy định và chịu tác động của ngoại cảnh.
Đồng thời, cũng phản ánh sát thực sinh trưởng của thực vật. Nghiên cứu ảnh
hưởng của chế phẩm Điền Mĩ đến chiều cao cây chúng tôi thu được kết quả ở
bảng 3.1 và hình 3.1.
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ đến chiều cao cây
giống lạc L14
Đơn vị: cm/cây
Công thức
Chiều cao của thân (cm/cây)
Đợt 1
Đợt 2
Đợt 3
Đối chứng
16,52 ± 0,12

18,97 ± 0,15
23,25 ± 0,25
Phun chế phẩm Điền Mĩ 1 lần
18,03 ± 0,31
21,05 ± 0,26
24,77 ± 0,41
% so với ĐC
109,18*
110,98*
111,97*
Phun chế phẩm Điền Mĩ 2 lần

18,67 ± 0,22
21,28 ± 0,31
25,20 ± 0,38
% so với ĐC
113,02*
112,21*
114,18*

Ghi dấu * thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa α = 0,05.

×