Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

yếu tố ma trong tín ngưỡng của người tày, nùng thể hiện qua các tác phẩm của nhà văn vi hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.97 KB, 19 trang )

YẾU TỐ MA TRONG TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI
TÀY, NÙNG THỂ HIỆN QUA CÁC TÁC PHẨM
CỦA NHÀ VĂN VI HỒNG
(KHẢO SÁT QUA 3 TÁC PHẨM: VÃI ĐÀNG, ĐẤT BẰNG, NÚI CỎ YÊU
THƯƠNG)

Thành viên trong nhóm :
Nguyễn Thị Lệ
Nguyễn Thị Hoài
Nguyễn Thị Kiều Như
Nguyễn Thị Ngân
Trần Thị Thu Huyền
Nguyễn Thị Anh
Vũ Thị Hằng
Lương Thị Ngân


YẾU TỐ MA TRONG TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI TÀY, NÙNG
THỂ HIỆN QUA CÁC TÁC PHẨM CỦA NHÀ VĂN VI HỒNG
(KHẢO SÁT QUA 3 TÁC PHẨM: VÃI ĐÀNG, ĐẤT BẰNG, NÚI CỎ YÊU
THƯƠNG)

I.TÁC GIẢ VI HỒNG.
II. “MA” TRONG QUAN NIỆM CỦA NGƯỜI TÀY, NÙNG.
III. “MA” TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA NHÀ VĂN VI HỒNG.
3.1: Ma gà.
3.2: Ma gây bệnh cho người.
3.3: Ma nguyền.
3.4: Ma Thuồng Luồng.
IV. KẾT LUẬN



I. MỘT VÀI ĐIỀU VỀ TÁC GIẢ VI HỒNG
Nhà văn Vi Hồng (1936-1997). Dân tộc Tày.
Quê quán: Đức Long, Hoà An, Cao Bằng.
Ông là giảng viên trường Đại học Sư phạm Việt Bắc (sau này là Đại học Sư
phạm Thái Nguyên). Ông là tác giả của khoảng 30 đầu sách, chủ yếu là tiểu thuyết
(Đất bằng, Núi cỏ yêu thương, Thung lũng đá rơi, Tình yêu hai nửa, Người
trong ống, Dòng sông nước mắt, Tháng năm biết nói, Gã ngược đời…)
Giải thưởng chính: Giải thưởng Báo Văn nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam năm
1971. Giải thưởng Uỷ ban Dân tộc Chính phủ năm 1985. Giải thưởng Nhà Xuất
bản Kim Đồng 1997. Giải thưởng Nhà nước năm 2012.
Các tác phẩm của ông thu hút người đọc qua giọng kể sinh động với nét văn
hóa đặc trưng của người dân tộc ( mà tiêu biểu là dân tộc Tày và Nùng) . Đôi khi
thông qua văn chương ông kể lại cuộc đời mình, bạn bè mình trong câu truyện
phải vượt đường rừng đi học “ cái chữ ” . Đi bộ hàng trăm cây số đường rừng để
đến với trường Lương Ngọc Quyến mà đã được ông mô tả trong cuốn tự truyện
“Đường về với mẹ chữ” (tác phẩm đoạt giải Nhất Cuộc Vận động Sáng tác cho
Thiếu nhi 1996-1997 của Nhà xuất bản Kim Đồng, đồng thời cũng là một trong hai
tác phẩm xét trao tặng Giải thưởng Nhà nước năm 2012) làm cho người đọc“ sởn
tóc gáy” về sức chịu đựng phi thường của con người. Đôi khi là bản tình ca đẹp
của chàng trai, cô gái Tày rồi một ý chí vượt lên số phận đi tìm chân lý, nguồn
sống hướng tới ánh sáng cách mạng, một tình yêu với quê hương sâu đậm…
Vào cuối những năm 90, do ông nhận thức được rằng việc trần thuật theo
dòng tuyến tính sẽ giúp cho độc giả là người dân tộc thiểu số dễ theo dõi, nắm bắt


nội dung ý nghĩa của truyện nhưng cơ hội đem lại những hiệu quả thẩm mĩ từ sự
so le giữa diễn biến cốt truyện với trật tự trần thuật đã bị bỏ phí đã tạo ra những
đảo lộn thời gian nhất định mà tác phẩm Đất Bằng ra đời. Đất Bằng của Vi Hồng
do Nhà xuất bản Tác phẩm mới cho phát hành gồm có 2 truyện: Vãi Đàng và

Đin Phiêng( Đất Bằng) .
Hai tác phẩm này đã tạo ra những đảo lộn thời gian nhất định (truyện dài
này mở đầu bằng hình ảnh cô Đàng khi đã về già, vào một ngày xuân gặp người
bạn cũ, cả hai cùng nhớ lại dĩ vãng, từ đó thiên truyện nhập vào hồi ức của họ mà
“chảy dài vào những năm tháng xa xưa”) trong Vãi Đàng, và cuộc hội ngộ của
“hai già hai trẻ, chăn trâu trên núi Ngỗng Ấp…Ngồi dưới gốc cây lan- xau
chúa..” của già Viền Và già Xanh kể về mảnh đất Đin Phiêng xưa kia…rồi lại
tiếp tục trở về với hoạt cảnh hiện tai.
Các tác phẩm này đã đánh dấu tên tuổi của ông trước công chúng bạn đọc.
Tuy không gây được tiếng vang xa đầy tính nhân văn sâu sắc như “ Đường về với
mẹ chữ”, không phải là bản tình ca đẹp như “ Người trong ống” nhưng 3 tác
phẩm : Vãi Đàng và Đin Phiêng ( Đất Bằng) và Núi cỏ yêu thương là một bức
tranh đầy màu sắc của hai dân tộc Tày,Nùng- hai dân tộc anh em , thân thiết mà
gắn bó. Trong bức tranh đó có đầy đủ các yếu tố văn hóa, không chỉ nét tinh hoa
trong văn hóa mà qua ngòi bút của ông cũng như cho ta thấy sự tồn tại của
những hủ tục lạc hậu trong hai tộc người này khi mà ánh sáng cách mạng chưa
đến, dưới chế độ chủ-nô đặc trưng của vùng miền núi.

II: Ma trong quan niệm của người Tày, Nùng
Đời sống tin ngưỡng của các dân tộc ở nước ta rất phong phú và dân tộc
Tày, Nùng cũng không ngoại lệ. Theo các nhà nghiên cứu, hai dân tộc này không
theo một tôn giáo nhất định nào, họ thờ tổ tiên là chính, đồng thời thờ một số vị


Phật, Thần thường thấy trong Phật giáo như Phật bà quan âm, trong Đạo giáo thì là
các Hoa Vương, Thánh Mẫu….Tín ngưỡng của người Tày, Nùng thì đều là tín
ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh, tục tin ở rất nhiều thứ ma, gọi là “ phi”
Theo cuốn sách “ Văn hóa Tày Nùng” của tác giả Lã Văn Lô và Hà Văn
Thư thì đã đưa ra một khái niệm cụ thể về ma (phi) như sau:
“ Danh từ “phi” dịch ra tiếng Việt là ma, ma theo tiếng Việt có nghĩa là

xấu), có một nghĩa rất rộng, chỉ tất cả các thần thánh, ma quỷ có mặt trên trời đất,
dưới nước như: ma trời (tiếng Tày là Phi fạ), ma đất ( Phi đin), ma rừng (Phi pá),
ma núi cao rừng già ( Phi slấn), ma thuồng luồng (Phi nguộc), ma những người
chết bất đắc kỳ tử ( Phi slương), ma thề nguyền ( Phi mang), ma thiên lôi (Phi lòi),
ma thành hoàng, ma thổ công, ma tổ tiên ( Phi pẩu pú), ma người chết (Phi thai),
ma người sống ( Phi đíp)…“ Phi” đồng nghĩa với linh hồn, mỗi vật đều có phần
hồn phần xác.
Trong cuốn sách này tác giả còn cho ta thấy rằng có hai loại ma đó là ma
lành với ma dữ tức là giống phúc thần và hung thần. Hai loại ma này được cúng ở
hai nơi khác nhau: Ma lành thường được cúng bái trong nhà hay miếu Thổ công,
Thành Hoàng. Còn đối với ma dữ, mọi người sẽ không thờ cúng mà còn cúng đuổi
nó đi.
Người Tày, Nùng luôn cho rằng có rất nhiều loại ma làm hại người khác
nhau. Trong mỗi loại lại có những điều tai hại riêng và một trong số đó loại ma gà
là nguy hiểm nhất.Bởi đó là ma người sống (Phi Đíp). Họ tin rằng ở một số người
có ma người sống, vì con ma đó luôn luôn đi với người như hình với bóng để làm
hại người khác.


Ma gà với nhiều tên gọi khác nhau như: “phi cáy”, “phi giống”, “phi
phắn”, “phi Phạm nhan”, “Phi đằm cằm”…Riêng người Nùng Phàn Sính, có ma
đuôi cộc “ phi hang cắn” cũng tác hại như ma gà.
Theo họ thì nguyên nhân sinh ra loại ma này đó là do ngày xưa khi quân
Nguyên Mông sang xâm lược nước ta có tên dẫn đường là Phạm Nhan – ông là
người Hoa kiều đi sang Trung Quốc học. Qua đó, ông đã thành tài. Ông đỗ tiến sĩ
nhưng do một lần phạm trọng tội mà bị sử tử hình(Trong Việt Nam Sử Lược của
Trần Trọng Kim_ nhà xuất bản Tân Việt trang 105 có đoạn viết“ Có sách ghi chép:
Thoát Hoan đánh ta lần thứ 2 có tên dẫn đường là Nguyễn Nhan, chữ là Nguyễn Bá
Linh, cha là người Quảng Đông, mẹ là người làng An Bài, huyện Đông Triều, Hải
Dương, Nhan sang Trung Quốc học, đỗ tiến sĩ, phạm tội chém, xin tái công chuộc

tội,giúpThoát Hoan dùng tà thuật đánh ta, Trần Hưng Đạo bắt được, đem chém tại
làng An Bài, hồn biến thành ma, ghẹo đàn bà, con gái. Ai phạm đến thì chết, nên
gọi là Phạm Nhan ”). Để cứu lấy mạng của mình ông ta đã xin đi theo MôngNguyên để lấy công chuộc tội. Khi tướng quân lúc bấy giờ là Trần Hưng Đạo bắt
được Phạm Nhan đã sai quân chặt xác y thành ba đoạn, sau đó hồn của Phạm
Nhan đã bay lên núi để tiếp tục hại dân.
Chính vì thế mà ma này con có tên ma “Phạm Nhan slam”( Phạm Nhan ba
đoạn). Một nguyên nhân khác cho rằng những người làm nghề thầy cúng chết đi
mà không có con cháu hoặc con cháu làm ma không chu đáo thì những âm hồn này
sẽ luẩn khuất ở dưới trần gian không có đất dụng võ lâu ngày cũng có thể biến
thành ma gà hoặc những người có ma gà chết tuyệt tự mồ mả không ai chăm nom,
cũng có thể biến thành một thứ ma gà đi lang thang (Phi pjống làng). Thứ mà này
tuy không bấu víu vào người sống nhưng cũng có thể cắn chết và gia súc. Còn
nguyên nhân gây ra ma đuôi cộc là do người ta cho rằng do linh hồn của một em bé
nhỏ chết vào giờ thiêng mà biến thành. Theo quan niệm thì những nhà có chủ yếu


là do từ ngày xưa truyền lại, nghĩa là từ đời cụ đời ông có ma thì đời con cháu sau
này cũng sẽ trở thành gia đình có ma.
Những gia đình mà mang tiếng ma thì bà con làng xóm không đến vay
mượn hoặc lấy của cải của nhà ấy. Vì họ nghĩ rằng nếu vay mượn hoặc lấy của cải
mà không trả thì con ma đấy sẽ đên đòi nợ bằng việc nhập vào vía người sống (chủ
yếu là những người yếu bóng vía) nhất là đàn bà ở cữ, trẻ sơ sinh và những người
ốm yếu để ăn gan của họ…Vì vậy những nhà có ma sẽ trở thành mối nguy hiểm
của hàng xóm và làng bản. Người có ma trông thấy người ốm có thể làm cho họ
ốm thêm hoặc chết, trông thấy hoa quả chín hoặc là thức ăn ngon có thể làm cho
nó thành quả ôi quả thối. Và họ cho rằng thứ ma này chuyên đi hút máu của người
và vật (rất nguy hiểm cho đàn bà ở cữ, trẻ sơ sinh và các súc vật mới đẻ).
Ma gà hay ma đuôi cộc thường do thầy bói phát hiện mỗi khi gia đình có
người ốm hoặc có người nhà đó đến xin quẻ. Người ốm tự nói ra là con ma người
nọ người kia đến làm hại mình hoặc tự xưng là người có ma

Trong các tác phẩm Vãi Đàng, Đất Bằng( Đin Phiêng), Núi cỏ yêu thương,
yếu tố ma trong tín ngưỡng của dân tộc Tày, Nùng được khắc họa một cách rõ nét.
III. “MA” TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA VI HỒNG.
3.1 .Ma Gà
Trong tác phẩm Vãi Đàng, nhân vật Đàng là một cô gái xinh đẹp và giỏi
giang. Cô là cô gái hiếm hoi của vùng núi biết chữ Nho, chữ Quốc Ngữ, có tình
yêu và khát vọng hạnh phúc nhưng cô vẫn không thể thoát khỏi cái xiềng xích
phong kiến trên vùng miền núi. Cô bị bà vợ cả của lão phó Tổng Vọi vu cho là ma
gà: “Con Đàng ma Gà!.. ma Gà con Đàng bắt chồng tao!...” khiến cả gia đình cô
bị người trong bản hắt hủi, phải bỏ làng ra đi. Rồi lại một lần nữa vì mang tiếng


ma Gà mà Đàng và đứa con Thèn chưa đầy một tháng bị bắt, xích đặt trên cái
mảng lớn (giống cái bè bằng tre) ngoài sông, cho thả trôi sông.
Sở dĩ mà người bị cho là ma Gà bị đối xử như vậy đó là bởi vì người ta cho
rằng loại ma này sẽ làm cho người, trâu , bò, gà, lợn nhà mình bị chết và con gái là
ma gà có xinh đến đâu không lấy được chồng, trai là ma gà dù tài giỏi đến đâu
cũng không lấy được vợ, người đó phải được làm lễ “tống ma gà” (slấy phi cáy)
mà lễ này cần rất nhiều đồ cúng, bạc trắng nên chỉ người giàu mới có đủ tiền bạc
đề làm lễ .
Trong tác phẩm tác giả đã nói lên sự nguy hiểm của loại ma này trong quan
niệm của người Tày, Nùng. Khi gia đình có người bị ma gà thì người ta cho rằng
cả dòng họ sẽ bị lây ma gà và đó là việc “đại họa”, “đại tai” cho cả tộc người
cùng chung sống trong vùng đất đấy. Người đó sẽ bị “người trong bản, trong
mường khinh bỉ hơn bất cứ loài vật nào. Người ta khạc nhổ vào mặt bất cứ kẻ
mang tiếng ma gà ấy ở đâu. Ma thường là những người nghèo khổ mới bị gán
tiếng (người nên ma gà). Người ma gà, sống thui thủi như cái bóng trong bản
mường. Không ai dám đến nhà , dám chào hỏi…Người ta sợ nếu có quan hệ với
“người nên ma gà” sẽ bị con ma làm cho người , trâu, bò, gà, lợn… của nhà
mình bị chết do ma gà bắt.. Người ma gà dù có đẹp có xinh đến đâu cũng không

ai dám hỏi làm vợ làm chồng”.
Để tống khứ ma gà thì cần phải làm lễ “tống ma gà” do thầy Tảo (Thầy Mo,
bà Then) chỉ đạo làm lễ.
Theo tín ngưỡng của những người Tày, Nùng thì Bà Then, ông Tảo là những
người làm nghề cúng bái. Họ chủ yếu là những tín đồ của Đạo giáo nhưng trong
khi cúng bái họ tụng Kinh Phật, vận dụng một số nghi lễ của Khổng Giáo vì ở


nước ta Đạo Giáo, Phật Giáo, Khổng Giáo có liên quan chặt chẽ với nhau. Người
ta có thể phân biệt hai loại thầy cúng:
Loại thứ nhất là các Tảo (hay còn gọi Tào), Tào Slang trong đồng bào Tày,
Nùng Cháo, Tào Lài trong đồng bào Nùng Phàn Sình. Đây là loại thầy cúng cao
tay, khi cúng nhất thiết phải có sách cúng, kinh kệ, sớ tấu bằng chữ Hán và buộc
phải biết chữ Hán, phải có một tập thể thầy cúng khoảng dăm bảy người do một
thầy cả (Lạo Slay) đứng đầu chủ trì các buổi lễ, lại cần phải có đủ nhạc cụ như
Thanh La, Não Bạt, trống, sáo, nhị để hòa nhạc theo nhịp bài ca cúng bái. Các Tảo
chuyên chủ trì các đám ma, chay đồng thời làm nhiệm vụ cúng bái để chữa bệnh,
cầu yên, cầu phúc cho nhân dân. Ngoài ra họ còn kiêm nghề bói toán, địa lý, đoán
tình trạng người ốm, chọn ngày lành tháng tốt cho việc cưới xin, xem tử vi cho
các đôi trai gái, xem đất cát xây nhà xây mộ…Làm nhiệm vụ cấp sắc cho các Mo,
Then, Pụt trong buổi lễ thụ phong.
Loại thứ hai là Then (Mo, Pụt). Họ cúng bằng tiếng dân tộc theo những bài
đã được học thuộc lòng không có sách cúng. Họ thường đi một mình và kèm theo
nhạc cụ đơn giản đó là cây đàn Tính ba dây và một bộ nhạc làm bằng đồng tượng
trưng cho chiến mã. Bà Then thì cúng bái để cầu yên giải hạn làm lễ chuộc hồn
cho người chết đưa lên cõi tiên nhưng việc chính vẫn là cũng để chữa bệnh cho
nhân dân.
Trong Vãi Đàng tác gia Vi Hồng đã miêu tả một cách chi tiết của nghi lễ
“Tống ma gà”. Sau khi bị vu cho là ma gà, Đàng được nhà Tổng Nhự (chồng của
Đàng và là chánh Tổng của Nặm Cáp) làm cho cái “lễ tống ma gà”. Một cái lễ vô

cùng tốn kém với người dân nơi đây, “Trâu, bò, lợn, ngựa phải giết đực cái, mỗi
thứ một đôi để dâng ma gà, đưa ma gà đi nơi khác. Mỗi thứ khác, như lợn con, chó
con, gà, vịt, ngan, ngỗng, cuốc cày, thóc giống, bát, chảo, nồi niêu,…Mọi dụng cụ


trong nhà đầy đủ kể cả chăn màn, quần áo, vải,…Tất cả các thứ ấy sau mấy ngày
làm lễ, được đặt trên một cái mảng lớn ngoài sông.”
Người bị ma gà (Đàng và con gái Thèn) bị xích một chân bằng xích sắt nhốt
ở một cái lều. Đó là cái lều của đám ma được làm tạm bằng lá cây Cáp Tao bờm
xờm như bờm ngựa đặt ở rìa sông, bốn góc và hai đầu nóc lều cắm những chiếc cờ
giấy vác lưỡi mác, mép cắt hình răng cưa ở giữa lá cờ vẽ những hình thù kì quái.
“Rùng rợn hơn cả là những hình con ma-tựa hình người-cụt đầu và bị chặt bốn
chân tay. Những lá cờ bằng giấy màu tím chết vàng úa trên mảng (trôi ma gà), là
dấu hiện báo co mọi người ở hai bên sông đó là mảng tống khứ ma gà ra biển lớn
ở tận lối Mặt Trời mọc.”
Trong lễ cúng “thầy Mo sẽ đội mũ Tảo, áo Tảo, thêu màu sắc và hình thù
quỷ quái, tay trái cầm sét bùa, tay phải cầm kiếm, sách mở ra trước mặt hát
những lời dọa nạt đuổi con ma gà ra khỏi nhà. Mâm hương trước mặt, xung
quanh, suốt ngày khói nghi ngút và chân hương luôn luôn thay cho đầy bát”. Khi
diễn ra lễ cúng ông Tảo thì viết bùa vào khoảng không trước mặt. Thỉnh thoảng
cầm kiếm vẽ các đường trên không.
Những người phụ giúp ông Tảo thì có nhiệm vụ cầm chiêng để đánh giục
các bước tiếp theo trong khi ông Tảo múa. Khi ông Tảo ra vẻ đã nhìn thấy con ma
thì: “Tảo đến tận nơi xắn áo, tay trái cầm bát nước có lá thanh thảo và lá bưởi, tay
phải cầm kiếm múa, miệng ngậm nước phun phù phù vào chỗ ma trốn”. “Tảo bắt
một người cầm bó đuốc và một người cầm một nửa cái nồi đất vỡ có nối cán dài.
Đuốc đốt dưới mảnh nồi đất đựng dầu lai, dầu lạc,…Trên mảnh nồi sôi sung sục…
Tảo chỉ đến đâu, người cầm đuốc và nguời cầm mảnh nồi phải đi đến đấy. Tảo
ngậm rượu, phun vào dầu đang sôi…”. “Tảo vừa đọc bùa chú vừa yểm bùa, vừa
phun rượu khắp trong nhà ngoài nhà…”.



Trong lễ cúng khi ông Tảo đuổi ma gà thì bà Then có cái trò là đàn “dập dìu
thánh thót, hát những bài tha thiết để dụ dỗ ma ra khỏi nhà”. Theo quan niệm thì
họ cho rằng khi bà Then hát những bài hát thì sẽ đưa con ma gà đến những nơi thật
đẹp thật sung sướng. Bà Then bắc cho ma gà “một chiếc cầu” thực chất là một tấm
vải nguyên khổ dài trăm sải được rải từ nhà đến goài đường rồi lại bắc từ bờ sông
đến cái mảng để tống tiễn ma gà. Sau khi tiến hành xong lễ cho ma gà đi qua cầu
vải thì lập tức lấy tấm vải này ném xuống sông, cắt thành dây để buộc mảng.
Hai mẹ con Đàng bị xích trêm cái mảng lớn trong một cái lều dùng cho đám
ma. Cái mảng này có đầy đủ vật dụng trong nhà, những thứ mà gắn bó với hai mẹ
con như con chó Đăm.Trên cái mảng với lều được treo lợi cờ màu tím. Có rất
nhiều thứ : “ Trên mảng có hàng trăm thứ của quý, có khi cả vàng bạc, những của
cải để dỗ dành cho con ma rời gia chủ…”. “ Trong mảng của mẹ con Đàng ma
gà có giường, chăn đệm, các thức ăn, các đồ quý giá, có vàng lá và bạc thoi”. Cái
mảng được thả trôi khi mà ông Tảo cắt đứt dây thừng buộc mảng. Thả trên dòng
sông Nặm Cáp để nó tự trôi dần ra biển lớn. Khi thả trên sông, dù trên mảng có rất
nhiều đồ quý giá cũng không ai dám sờ vào cái mảng đó dù chỉ là cái dây, càng
không ai dám cứu người trên mảng đó vì người ta sợ rằng khi chạm vào mảng thì
con ma trên mảng sẽ bám lấy người đó và người đó lập tức trở thành ma gà .
Họ còn cho rằng, to hơn ma gà còn là con “ma gà rồng” khi làm lễ cúng
tống ma cho Đàng, nhưng sau một thời gian mà không thấy mẹ con Đàng đâu (do
được The-vợ hai của chánh tổng Ngự cứu thoát khỏi cái mảng) thì họ nghĩ là “..do
con ma gà này biến thành “ma gà rồng” ăn hết vật cúng và cả con của nó”..
Như vậy qua ngòi bút của nhà văn ta đã hiểu phần nào về loại ma gà trong
tín ngưỡng của người Tày, Nùng. Tai hại nó gây ra đã làm cho bao người phải bất
an, cuộc sống của người chịu ma gà trở nên khổ sở. Qua đó chúng ta sẽ nhìn nhận


ra được khía cạnh nào đó của hủ tục trong lối sống của người dân tộc miền núi nói

chung và người Tày, Nùng nói riêng.
3.2. Ma gây bệnh cho người
Được thể hiện rõ trong tác phẩm tác phẩm Đất Bằng ( Đin Phiêng). Theo
dòng kể nhân vật thì trên mảnh đất Đin Phiêng khi chưa có sự soi sáng của chủ
chương chính sách mới thì những người làm Then, Tảo cho rằng người bị bệnh
sốt rét vì hồn của họ bị ma quỷ hay thuồng luồng bắt dìm xuống nước. “Mỗi ngày
một lần, hay hai ngày một lần, ma quỷ đem hồn người dìm xuống nước một lần,
người lên cơn rét ốm”.
Theo tác phẩm họ tin rằng “người bị thuồng luồng hay bị hồn người chết
đuối (Phi Mất) bắt thì rất nguy hiểm. Phải được Ông Tảo cao tay mới cứu được
hồn người ốm về, nếu không phải có bộ ba hợp sức mạnh. Bộ ba là Tảo, Then,
Đống. Người nhìn Đống có con mắt rất tinh nhìn vào tấm gương đặt trên một tờ
giấy phép của Tảo, họ có thể nhìn thấy hồn người ốm đang bị ma quỷ giam giữ ở
chỗ nào”.
Trong lễ bắt ma này người xem Đống cầm hương khỏa khỏa trên đầu để dẫn
thầy Tảo đến tận nơi hồn người ốm bị ma quỷ giam giữ rồi phá ngục quỷ rước hồn
về. Trong khi đó bà Then thì điều Binh Then hỗ trợ thầy Tảo. Nếu hồn bị giam ở
hang hóc bờ suối thì phải bắc thang xuống đáy hang, đáy suối để rước hồn về.
Con người nhà của người ốm thì tay bưng thúng quần áo của người ốm đó đi theo
người cúng miệng không ngớt gọi tên người ốm về nhà. Để “những thùng quần
áo được mang đến tận nơi hồn bị giam, để hồn nhớ hơi cũ, áo xưa mà tìm đường
về nhà .”
3.3. Ma nguyền


Ma nguyền thực chất là một loại ma do người sống tạo nên bằng lời nguyền
hay còn gọi là “lời mang”. Người Tày, Nùng tin rằng một số người có thể tạo ma
thuật làm hại người mà họ thù hằn. Thuật này thể hiện bằng cách niệm một số câu
thần chú hướng vào tên tuổi người mà mình định nguyền. trong tác phẩm Đin
Phiêng, khi ông Xanh chết, vợ ông-bà Xanh vì uất ức trước cái chết oan của chồng

mà bà đã ra cách đồng Đin Phiêng, “ vừa đi vừa thề trời làm cho cách đồng mênh
mông của hai họ trở thành cánh đồng ma. Cả hai họ chết hết cũng mặc. Trong
tiếng Tày ruộng ma là nà mang.
Người Tày quan niệm mê tín cho rằng “lời mang” rất ứng nghiệm. Khi
người đưa ra “lời mang” ,đặt lời nguyền tới người họ thù hằn thông qua một vật gì
đó hay trên một nơi nào đó thì cả vật đó lẫn nơi đó sẽ mang “lời mang” mãi mãi
nếu không được hóa giải. Để hóa giải phải lập đàn cúng tế “ xin lỗi” ma quỷ và
chính người nói “lời mang” nói ngược lại lời mình mang ba đầu thì mới có thể giải
được lời mang.
Như trong tác phẩm này, trước khi đặt“lời mang”, bà Xanh sai con gái thắp
một bó hương to. Bà ra cánh đồng Đin Phiêng.“ Bà ngồi trên vũng máu của chồng
đỏ ra ban sáng vẫn chưa khô hẳn.” Rồi“Bà thắp hương bên bờ suối, trên bờ
ruộng, dọc phai nước. Bà chắp tay ngửa mặt lên trời khấn: Hỡi con ma có cánh,
có tóc trên đầu như ngọn lửa đuốc, đầu nhọn như hoa chuối, răng sắc như mũi kim
và cong như răng liềm, hãy về đây rút gân, móc mắt những người đã làm ra ruộng
Đin Phiêng. Ôi ông thần ngày xưa đã nằm ngửa trên cách đồng này hãy về đây thu
lại ruộng đất của thần. Người hãy ngăn cấm trai gái hai bản, hai dòng họ đời đời
không bao giờ được nên chồng vợ! Ôi bố thằng Xanh, anh có linh thiêng hãy bắt
em đi theo”


Lời nguyền đã làm cho hai bản “Đin Phiêng” tan tác bởi lời nguyền không
giải do bà Xanh sau khi đặt lời mang đã chạy như bay đến bò sông Bằng nhảy
xuống cửa hang thuồng luồng chết, trong khi kêu gào thảm thiết. Lời mang đã
khiến cho cả làng phải bỏ nhà, bỏ cửa, ruộng vườn, vào rừng, vào núi, khiến mảnh
đất Đin Phương màu mỡ trở thành vùng đất hoang vu, cằn cỗi, không có người ở,
trai gái hai bản không bao giờ lấy nhau. Ngay cả đến khi vùng đất Đin Phiêng
được người ta sử dụng lại do tư tưởng của người dân đã được soi sang bởi lý tưởng
của Đảng, của Cách Mạng thì một lần nữa “ Ma nguyền ” lại xuất hiện.
Khi mà lúa vụ đầu của cánh đồng này chưa kịp gánh về phơi đầy sàn thì

những con gà chưa ăn hạt thóc nào, chưa được bới cọng rơm nào đã lăn đùng ra
chết. “ Đàn gà của tập thể , của tất cả các nhà tính đến mấy trăm con, hàng nghìn
con bỗng lăn ra chết, không còn một con nhỏ, không còn một con lớn”. Người ăn
gà toi nhiều thì bị đau bụng, trẻ con có đứa bị co giật, họ tin đó là do ma nguyền về
đòi lại ruộng. Rồi đến khi trâu mất “Dãy chuồng trâu gồm mấy chục cái. Có đến
hai chục chuồng gồm trăm con trâu bị tháo then vắng không. Những chuồng còn
lại trâu chết ngổn ngang, có con đang trợn mắt, sùi bọt mép”thì cả bản bắt đầu
gồng gánh, xếp đồ đạc về lũng ngay. Những nhà còn lại thì mời thầy tảo là Mu để
cúng, nhưng sau khi cúng không thành công thì người ta cho rằng con ma đã biến
thành răn cạp long cắn chết vua Thổ công.
3.4. Ma Thuồng Luồng.
Theo quan niệm của người Tày, Nùng, ma Thuồng Luồng là ma dưới sông
Thuồng Luồngvà Vực Chàm ở cửa suối Đin Phiêng nếu ai phạm phải khi đi qua
sông Thuồng Luồng hoặc người yếu bóng vía sẽ bị nó nuốt chửng. Trong tác phẩm
Đất Bằng tác giả đã viết “Suối Thuồng Luồng chảy ngầm dưới lòng đất rồi nứt
toác lên giữa cánh đồng Pác Cam thành suối to, rạch cánh đồng thành hai mảng.


Một vạt rừng già sừng sững, hai bên bờ sông, lòng đá lởm chởm, nhiều hình thù kỳ
quái, cửa suối Thuồng Luồng đổ xuống vực thành thác Thuồng Luồng. Từ xưa,
chẳng ai dám đến gần, đứng xa đã nghe thấy suối Thuồng Luồng réo thành những
âm thanh lạ lẫm...”.
“ Người ta truyền rằng suối Thuồng Luồng là đường đưa ma Thuồng Luồng
Vực Chàm. Các cụ già còn sống nói rõ ràng thấy Thuồng Luồng đưa ma theo suối
Thuồng Luồng đi lên. Đám ma Thuồng Luồng y như đám ma của người. Thuồng
Luồng khênh cây linh tinh, cao ngất đi trước, theo sau là cây Linh Xa úp lên quan
tài, sau cùng là những cây hầu. Tất cả rực rỡ tỏa sắc cầu vồng...Người nhà
Thuồng Luồng quần áo trái, đội khăn, đàn ông, đàn bà trùm vải xô khóc than như
nước suối, thác réo.
Tác giả còn miêu tả “Những ngày nắng ấm, Thuồng Luồng nên nằm sưởi

nắng, vần vũ nhau, mỗi con to bằng cái “rằm tẹm đúng”, mào bằng cái quạt giấy
đỏ rực. Nghe nói ngày xưa, có một ông can đảm nhất rừng thử mò vào Piêu
Ngược, thấy hàng trăm cái đầu mào Thuồng Luồng, ông bị Thuồng luồng thu mất
hồn, về nhà được ba tháng ốm chết”. Piêu Ngược là lỗ thông hơi của Thuồng
Luồng, người ta cho rằng dưới đó còn có cả lâu đài của Long Vương. Lỗ thông hơi
này có ma Thuồng Luồng sống ở đó, ai mà dám đến gần Piêu Ngược sẽ bị Thuồng
Luồng hút hồn, về nhà ốm chết ngay. Đối với người dân tộc nhất là người Tày,
Nùng, hang Thuồng Luồng vẫn là bí mật ghê gớm.
Theo lời kể của ông Háo, người đã vào hang Thuồng Luồng kể lại : “ Hang
rất sâu và rộng- cửa hang chỉ vừa lọt một người”.
Trong tác phẩm Núi Cỏ Yêu Thương, tác giả có viết hang Thuồng Luồng
được gắn theo một lời nguyền “Thuồng Luồng bắt vợ tôi”, người ta cho rằng “ Hai
bên sông Nậm Đáo, trai gái ngàn đời không được lấy nhau, nếu cứ lấy nhau sẽ bị


Thuồng Luồng nuốt chửng, nếu không bị Thuồng Luồng nuốt cũng bị chết non,
chết yểu.”
Trong tác phẩm này, tác giả đề cập rằng “ Thuồng Luồng bắt vợ tôi” được
viết bằng thơ, “Ngày xưa, ở Nậm Đáo có một anh mồ côi cha mẹ, đi chăn trâu
thuê cho bản cho mường, anh ta rất sáng dạ, có ngọn lửa trong tim, trong mắt
sáng chói, cho nên anh ta giỏi giang hơn nhiều bạn bè cùng lứa, trong mường
ngày ấy có một ông thầy giỏi mở trường dạy chữ, anh ta lân la đến để nghe và học
chữ.Tuy học trộm nhưng anh ta học rất giỏi nên được thầy cưu mang, anh ta đi tận
Tràng An và thi đỗ Trạng nguyên.
Đỗ Trạng Nguyên mà anh không làm quan mà về quê làm thầy dậy học.
Ông đồ nho dạy anh có một người con gái rất xinh đẹp, thời anh ta nghèo khổ cô
đã yêu,cô chờ đợi khi anh đỗ đạt trở về mới làm lẽ cưới, nhà chàng Trạng Nguyên
ở bên núi Ruồng Oa, còn cô gái ở bên Núi Mây, hai vợ chồng yêu nhau đến những
cặp San-péc, anh tài cũng phải gen tị, tình yêu của họ làm cho mọi thứ mọi vật lớn
lên nhanh chóng, họ cấy lúa chỉ một mùa trăng lúa đã chin, họ nuôi lợn, lợn lớn

như thổi....Hai vợ chồng không bao giờ rời nhau, một năm nước sông lên to, hai
vợ chồng chèo mảng, đi sang nhà bố vợ ăn giỗ. Mảng ra đén giữa dòng thì có con
Thuồng Luồng to gần chật sông nhô lên đội lật mảng, rồi nuốt người vợ, người
chồng lao theo định cướp lại vợ, liền bị Thuồng Luồng nuốt luôn vào bụng, trong
bụng Thuồng Luồng tối như bưng, anh ta không tìm thấy vợ, anh ta liền rút con
dao găm luôn mang theo bên mình, rạch bụng chui ra và đã viết lên truyện thơ
này.
Tác giả còn nói thêm: “ đáng lẽ tôi đã chết theo vợ tôi ngay, nhưng tôi
muốn để lại cho đời sau tấm tình yêu của tôi, tình yêu có thể biến hóa mọi vật theo
ý muốn của mình. Tôi sẽ viết đến khi nào tôi khô hết người, cạn hết hơi thở tôi mới


dừng.” Đoạn kết là một lời nguyền ngìn năm trai gái hai bên sông, nhất là hai họ
Đàm và Hoàng không bao giờ được lấy nhau.
Thông qua ba tác phẩm Vãi Đàng, Đất Bằng (Đin Phiêng), Núi cỏ yêu
thương đã thể hiện một thực tế của xã hội miền núi thời kì chưa được ánh sáng của
Cách Mạng soi dõi. Đó là hiện trạng của tín ngưỡng mê tín dị đoan của người dân
tộc Tày và Nùng. Đó là quan niệm thế giới quan về các vị thần linh, trời đất, con
người... Họ đều tin rằng vạn vật đều có phần hồn và phần xác.
Như một lời nhắc nhở về lối sống, cách sống của con người, quan niệm sống
tốt, xấu, ma tốt, ma xấu, ma lành, ma dữ. Loại mà lành ban ơn ban phúc cho con
người trần nhưng cũng trừng phạt họ nếu làm trái ý hoặc lo việc cúng bái chưa tốt.
Ma (phi) xuất phát từ lòng tin vạn vật có linh hồn, cho rằng tất cả hiện tượng trong
tự nhiên và trong xã hội đều có phi có thể tác oai, tác phúc đối với con người.
Thông qua ba tác phẩm thể hiện tín ngưỡng này cho thấy một khi con người khống
chế được những lực lượng tự phát của tự nhiên, hiểu được chúng thì mới không
còn “phi” nữa. Một xã hội với tàn dư của xã hội phong kiến, với chế độ chủ nô lạc
hậu, người dân còn quá mê tín. Chỉ khi có Đảng, có Cách Mạng thì họ mới thấy
được ánh sáng của văn minh, đời sống xã hội thay đổi, đời sống vật chất nâng cao.
Chỉ khi xóa bỏ được bất công xã hội, mê tín dị đoan trong tư tưởng của người Tày,

Nùng thì chắc chắn không tồn tại yếu tố ma (phi).

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.

Văn hóa Tày Nùng ( Hà Văn Thư, Lã Văn Lô) - Nhà xuất bản văn hóa năm

2.

1984.
Đất bằng tập truyện Vi Hồng – Nhà xuất bản Tác phẩm mới hội nhà văn

3.

Việt Nam - Hà Nội 1980.
Núi cỏ yêu thương ( VI Hồng) – Nhà xuất bản Thanh NIên 1984.




×