Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Thực tập theo chuyên đề tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần đầu tư và phát triển vận tải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.2 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

-------()-------

BÁO CÁO THỰC TẬP
Cơ sở ngành Kinh tế
Chuyên đề:

TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA

CÔNG TY CỔ PHẨN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VẬN TẢI

1

Họ và tên sinh viên

: Nguyễn Thị Ngỡi

Lớp

:

Giáo viên hướng dẫn

: Nguyễn Thị Hoa

TCNH3-K5


Hà Nội 2013Lời



mở đầu

Đi kiến tập lần này với mục đích: rèn luyện kỹ năng giao tiếp xã hội,
quan hệ với các đơn vị thực tập để thu thập dữ liệu phục vụ cho báo cáo thực
tậpvà chuẩn bị cho thực tập tốt nghiệp và luận văn tốt nghiệp của năm học
sau. Và ứng dụng những kiến thức và kỹ năng đã học vào thực tế của các hoạt
động của đơn vị thực tập, đồng thời giúp cho việc nghiên cứu phần kiến thức
chuyên sâu của ngành học; xác định được những nhu cầu về số liệu, nguồn số
liệu và phân tích số liệu có được phục vụ cho báo cáo thực tập… Sau khi đi
kiến tập em đã thu được 1 số kết quả và thể hiện trên bài báo cáo của mình.
Để hoàn thành được bài báo cáo này em xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến: quý thầy cô trường ĐHCNHN, các thầy cô trong bộ môn tài chính ngân
hàng và đặc biệt cô giáo Nguyễn Thị Hoa đã hướng dẫn em rất nhiệt tình.
Đồng cảm ơn đến Ban giám đốc công ty Cổ phần đầu tư và phát triển vận tải
và các anh chị trong phòng kế toán đã cho phép em thực tập tại công ty và tạo
điều kiện giúp đỡ em rất nhiều trong suốt quá trình thực tập tại công ty.
Kết cấu của bài báo cáo bao gồm 3 phần chính:
Phần 1: Công tác tổ chức quản lý của công ty cổ phần đầu tư và phát triển
vận tải
Phần 2: Thực tập theo chuyên đề: tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ
phần đầu tư và phát triển vận tải
Phần 3: Đánh giá chung và các đề xuất hoàn thiện
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình học tập cũng như trong quá
trình thực hiện bài báo cáo, nhưng do thời gian có hạn, kiến thức còn hạn chế,
nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự
góp ý của thầy cô để bài bài báo cáo được hoàn thiện và nâng cao hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên
Nguyễn Thị Ngỡi

2


CHƯƠNG I: CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CP
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VẬN TẢI
1.1

Đặc điểm về tổ chức SXKD, quản lý SXKD của Công ty CP đầu tư và
phát triển vận tải

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Cty
Công ty CP đầu tư và phát triển vận tải là công ty trực thuộc Cục
đường bộ Việt Nam, trực thuộc Bộ giao thông vận tải.
Tên giao dịch quốc tế:
TRANSPORT INVESMENT AND DEVELOPMENT STOCK COMPANY.
Tên viết tắt: Trans ID.JSC.
Điện thoại: 043.8210359

043.8211068

Fax: 043.8210198
Email:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103012966
Trụ sở chính: 65 Cảm Hội – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội
Công ty được thành lập năm 1983 và cổ phần hóa năm 2006.
Hiện nay, vốn điều lệ của công ty là : 21.000.000.000 đồng
Số lượng cổ phiếu đang lưu hành là: 2.100.000 cổ phiếu, mệnh
giá:10.000 đồng. Trong đó: cổ phiếu thường:2.100.000, không có cổ phiếu ưu
đãi.
Hình thức sở hữu vốn: Ngân sách nhà nước cấp và vốn tự bổ sung.

Lĩnh vực kinh doanh: Kinh doanh thương mại, dịch vụ vận tải, xăng
dầu, tư vấn thiết kế, sửa chữa phương tiện vận tải…

3


Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Qua 26 năm xây dựng và phát triển công ty cổ phần đầu tư và phát triển
vận tải đã trải qua nhiều giai đoạn:
Tiền thân của công ty cổ phần đầu tư và phát triển vận tải là Xí nghiệp
ô tô số 3. Ngày 04/3/1983, Bộ giao thông vận tải ra quyết định số
315/QĐTCCB-LĐ/BGTVT thành lập xí nghiệp ô tô số 3 để thúc đẩy sự phát
triển của ngành giao thông vận tải nói chung, vận tải ô tô nói riêng và để thực
hiện kế hoạch vận chuyển hàng hóa, cung cấp phục vụ đồng bào dân tộc miền
núi các tỉnh phía Bắc. Xí nghiệp ra đời dựa trên cơ sở sáp nhập của 3 xí
nghiệp đã tồn tại từ trước là: xí nghiệp vận tải ô tố số 2, xí nghiệp vận tải ô tô
số 20,xí nghiệp vận tải quá cảnh C1 và chi cục Đại lý vận tải số 8.
Sau Đại hội VIII của Đảng, Nhà nước xóa bỏ cơ chế quản lý, tập trung
quan liêu bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản
lý của Nhà nước theo định hướng XHCN đã làm thay đổi hướng đi và nhiệm
vụ hoạt động vận tải của công ty. Trước hoàn cảnh đó, thị trường vận tải được
thả nổi và diễn biến phức tạp, công ty đã tích cực thực hiện công cuộc đổi
mới. Theo hướng đó, vào năm 1993 công ty đã đổi tên Xí nghiệp vận tải ô tô
số 3 thành Công ty Vận tải ô tô số 3 nhằm xây dựng cơ cấu hoạt động sản
xuất kinh doanh linh hoạt và hiệu quả hơn.
Từ năm 2005 trở về trước, công ty có chức năng cơ bản là tổ chức vận
chuyển hàng hóa đường bộ trong nước, vận chuyển hàng hóa quá cảnh, hàng
mậu dịch cho các nước trong khu vực là Lào và Campuchia qua các cửa khẩu
quốc tế; vận chuyển hành khách trong nước. Ngoài ra công ty còn tham gia
vào các hoạt dộng xuất nhập khẩu phương tiện và thiết bị phục vụ cho ngành

giao thông vận tải, đảm nhiệm sửa chữa ô tô và kinh doanh xăng dầu; cho
thuê kho bãi và đào tạo lái xe.
Năm 2006, thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước,
công ty vận tải ô tô số 3 chuyển thành công ty cổ phần đầu tư và phát triển

4


vận tải. Công ty được phép bổ sung một số lĩnh vực kinh doanh hàng hóa
mới.
Sau khi cổ phần hóa, công ty cổ phần đầu tư và phát triển vận tải đã
thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ; đẩy mạnh
mở rộng thị trường ở nội địa cũng như ở các nước trong khu vực; đầu tư đổi
mới công nghệ và thiết bị; kiện toàn, đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ
công nhân viên. Trong những năm qua công ty đã nâng cao được doanh thu
và lợi nhuận, từng bước đưa công ty trở thành một doanh nghiệp hoạt động đa
ngành có hiệu quả. Công ty đã và đang khẳng định vị thế của mình trong lĩnh
vực vận tải, trở thành một trong những đơn vị đầu ngành trong cả nước.
Sau bao nhiêu nỗ lực của mình, công ty đã có những thành công nhất
định. Sau đây là kết quả củ công ty trong 3 năm 2010, 2011, 2012 :
STT
CHỈ TIÊU
Năm 2011
Năm 2012
1
Doanh thu các hoạt động
33.818.052.834
33.931.586.629
2
Lợi nhuận

3.905.156.201
3.483.531.995
Tổng vốn :
36.657.829.904 40.987.942.356
3
Vốn cố định
18.759.623.849 19.047.465.293
Vốn lưu động
17.898.206.055 21.940.477.063
Số công nhân viên
104
107
Trình độ :
4
Đại học và trên đại học
64
67
Cao đẳng
40
40
1.1.2 Đặc điểm về tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty.
1.1.2.1 Các phòng ban và chức năng

5


Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức doanh nghiệp
Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát
Tổng giám đốc
Phó TGĐ

Phó TGĐ

Phòng kế hoạch
thị trường

Trung
XN
tâm
kinh
doanh đào tạo

thương
BDCB
mại
-NV

Phòng quản
trị nhân sự

TT

vấn
thiết
kế

Công

ty CP
dịch vụ
vận tải

Phòng tài
chính kế
toán

Văn phòng
công ty

TT
XN 10 trạm XN
CN
XNK cơ dịch vụ sửa
Vận
và xúc khí VTvà chữa tải xe
tiến ô tô
chi
ô tô khách
thương
nhánh
mại
Ghi chú:
: Tác động trực tiếp
---------

: Tác động tương hỗ

Công ty cổ phần đầu từ và phát triển vận tải có mô hình tổ chức, quản

lý của công ty như sơ đồ ở trên:

6


Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, bao
gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Điều lệ của công ty quy định Đại
hội đồng cổ đông họp mỗi năm một lần do Hội đồng quản trị triệu tập trong
thời gian không quá 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc họp bất
thường. Đại hội đồng cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị để quản lý công ty
theo nhiệm kỳ bầu Ban kiểm soát để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh và
công tác quản lý điều hành công ty.
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân
danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của
công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội
đồng quản trị gồm năm thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu và bãi miễn,
có nhiệm kỳ là 3 năm. Đại diện cổđông chi phối có ba thành viên Hội đồng
quản trị trong đó có một thành viên giữ chức chủ tịch.
Ban kiểm soát có ba thành viên, trong đó có một thành viên có chuyên
môn về kế toán tài chính làm trưởng ban. Ban kiểm soát do đại hội cổ đông
bầu và bãi miễn.
Ban giám đốc của công ty gồm một giám đốc và hai phó giám đốc.
-

Giám đốc công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách
nhiệm trước hội đồng quản trị về quyền hạn và nhiệm vụ được giao. Giám
đốc điều hành và quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh

-


hàng ngày của công ty.
Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc, giúp giám đốc thực hiện các
quyết định, đề xuất với giám đốc phương hướng phát triển công ty và các biện
pháp quản lý trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và phải chịu trách nhiệm về
những quyết định của mình.
Bộ máy tham mưu cho giám đốc công ty gồm các phòng ban chức
năng: mỗi phòng ban có nhiệm vụ riêng trong việc tổ chức quản lý sản xuất

7


kinh doanh nhưng có sự phối hợp để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh
được diễn ra liên tục, ổn định.
Phòng kế hoạch thị trường:
Phòng kế hoạch thị trường có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng các kế
hoạch kinh doanh và tham mưu cho ban giám đốc công ty trong lĩnh vực quản
lý và tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh. Phòng kế hoạch thị trường cùng
với phó giám đốc trực tiếp quản lý các trạm và đại lý vận tải, chi nhánh Thành
phố Hồ Chí Minh và các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc.
Phòng quản trị nhân sự
Phòng quản trị nhân sự thực hiện chức năng tham mưu cho ban giám
đốc trong công tác lao động và xây dựng bộ máy quản lý nhân sự công ty.
Phòng kế toán tài chính
Phòng kế toán tài chính có chức năng phản ánh với ban giám đốc về
toàn bộ tình hình biến động tài chính và tất cả các hoạt động kinh tế trong
toàn công ty. Phòng giữ vị trí quan trọng trong công ty và việc điều hành quản
lý kinh tế, thông tin kinh tế trên tất cả các linh vực kinh doanh vận tải, xuất
nhập khẩu và các dịch vụ khác phục vụ trực tiếp cho lãnh đạo công ty chỉ đạo
điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
Văn phòng công ty:

Văn phòng công ty có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề hành chính thông
thường diễn ra tại công ty như thủ tục ra vào công ty, đóng dấu, nhận và
chuyển giấy tờ…

8


1.1.2.2. Đặc điểm công tác kế toán của Công ty.
Thông tin về phòng kế toán
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng

Phó phòng kế toán

Kế toán
viên 1

Kế toán
viên 2

Thủ quỹ

-Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung,
mọi công tác kế toán được thực hiện ở phòng kế toán của Công ty, từ việc thu
thập kiểm tra chứng từ đến việc ghi chép và lập báo cáo kế toán. Nhờ đó mà
lãnh đạo Công ty nắm được toàn bộ thông tin, kịp thời chỉ đạo, kiểm tra sản
xuất có hiệu quả. Phương thức tổ chức kế toán của Công ty có đặc trưng là
mọi nhân viên kế toán đều được điều hành trực tiếp từ một người lãnh đạo là
kế toán trưởng, hay nói cách khác phương pháp tổ chức kế toán của Công ty
là phương pháp trực tuyến.

Kế toán trưởng:
- Tổ chức công tác kế toán, thống kê và bộ máy kế toán phù hợp với
công tác tổ chức sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu tồn tại và phát triển của
Công ty. Tổ chức ghi chép tính toán và phản ảnh chính xác, trung thực, kịp
thời, đầy đủ toàn bộ tài sản và phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của
Công ty

9


- Xác định và phản ánh chính xác, kịp thời, đúng chế độ, kết quả kiểm
kê tài sản hàng kỳ. Đề xuất xử lýcác khoản hao hụt, mất mát, hư hỏng (nếu
có).
- Xét duyệt các báo cáo kế toán, thống kê và báo cáo tài chính của đơn
vị trực thuộc. Lập, tổng hợp đầy đủ và gửi đúng hạn báo cáo kế toán, thống kê
và quyết toán tài chính của Công ty theo chế độ qui định.
- Tổ chức phổ biến và hướng dẫn kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính,
kế toán, thống kê hiện hành cho cấp dưới và các bộ phận liên quan.
Phó phòng kế toán: kế toán doanh thu- công nợ.
- Tùy thuộc vào yêu cầu thực tế, khả năng và sự phân công của Kế toán
trưởng, có thể chia sẻ 01 hoặc nhiều công việc của Kế toán trưởng.
- Viết hoá đơn GTGT xuất giao hàng
- Theo dõi doanh thu bán hàng toàn công ty, lập bảng kê bán ra theo
mẩu báo cáo.
- Theo dõi hợp đồng, lập biên bản thanh lý hợp đồng của những hợp
đồng đã ký kết (nếu cần).
- Theo dõi tình hình phát sinh công nợ trong phạm vi quản lý qui định,
chi tiết theo từng đối tượng. Phát hiện những bất hợp lý, mất cân đối, các hiện
tượng nợ đọng, không có khả năng thu hồi báo cáo với Kế toán trưởng và Ban
Giám đốc để có biện pháp xử lý.

Kế toán viên 1: kế toán ngân hàng- TSCĐ và kế toán tiền lương- BH
- Giao dịch với ngân hàng và theo dõi số liệu theo yêu cầu thanh toán.
- Theo dõi và lập chứng từ tăng giảm, hiện hữu của TSCĐ, sửa chữa và
chi phí sửa chữa TSCĐ trong phạm vi được giao. Tính toán khấu hao theo
10


chế độ hiện hành. Phát hiện tình trạng và mức độ hư hỏng (nếu có) đề xuất
mua sắm mới và sửa chữa khi cần thiết.
- Kiểm tra các tài liệu tính lương bảng kê sản lượng, ngày công, đơn giá
sản phẩm. Quản lý việc tạm ứng và thanh toán tạm ứng theo từng đối tượng.
Đối chiếu số liệu với bảng lương, lập bảng phân bổ và hạch toán chi phí tiền
lương và các khoản theo lương.
- Theo dõi và lập bảng tính phân bổ, hạch toán các khoản BHXH,
BHYT, kinh phí công đoàn phải nộp và đã nộp.
Kế toán viên 2: kế toán thanh toán- thuế VAT
- Lập chứng từ thanh toán trên cơ sở kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của
chứng từ gốc và các chứng từ khác theo qui định (bao gồm các loại thanh toán
- tiền mặt, và không dùng tiền mặt và tín dụng).
- Nhập số liệu vào hệ thống, xử lý, theo dõi, quản lý và báo cáo mọi
phát sinh, biến động, hiện hữu của vốn bằng tiền trong phạm vi được giao
theo chế độ báo cáo hiện hành hoặc theo yêu cầu của BGĐ.
- Quản lý việc tạm ứng và thanh toán tạm ứng theo từng đối tượng.
- Lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng, kiểm tra và theo dõi tờ khai thuế
GTGT hàng tháng của các đơn vị trực thuộc từ đó lên tờ khai GTGT tổng hợp
cho toàn công ty.Thông qua công tác tổng hợp, phát hiện những điểm không
phù hợp trong hạch toán, quản lý, kiểm soát chứng từ; báo cáo hoặc đề xuất
hướng xử lý phù hợp.
Thủ quĩ:
- Thực hiện việc chi, thu tiền mặt theo chứng từ chi, thu do phòng phát

hành theo qui định.
- Quản lý tiền mặt tại quỹ, đảm bảo an toàn tiền.
11


- Kiểm quỹ và lập báo cáo kiểm quỹ theo định kỳ.
- Phát lương hàng tháng theo bảng lương cho từng bộ phận.
- Rút hoặc nộp tiền qua ngân hàng khi có yêu cầu.
Thông tin về kế toán trưởng:
Họ và tên: Phạm Thị Hồng Vân
Chuyên ngành đào tạo: cử nhân TCKT trường đại học Thương Mại
HN, thạc sĩ QTKD trường đại học Thương Mại HN.
Số nhân sự phòng kế toán: Gồm 5 người:
1 Kế toán trưởng
1 Phó phòng kế toán
2 Kế toán viên
1 Thủ quỹ
1.1.2.3 Hình thức tổ chức công tác kế toán
Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quy định 15/2006/QĐBTC do bộ tài chính ban hành ngày 20/3/2006.
Ngày 20/03/2006, Bộ Tài Chính đã ban hành QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
thay thế QĐ số 1141TC/QĐ/CĐKT áp dụng cho các doanh nghiệp theo chế
độ kế toán 1141 và các thông tư chuẩn mực kế toán khác. Quyết định số 15
thống nhất áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần
kinh tế trong cả nước từ năm tài chính 2006.
Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung. Kỳ
kế toán năm bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 dương lịch. Hệ thống sổ kế
toán theo hình thức nhật ký chung bao gồm các loại sổ:
12



- Sổ nhật ký chung: Ghi chép NVKT theo trình tự thời gian và quan hệ
đối ứng của các NV đó, làm cơ sở để ghi vào sổ cái.
- Sổ cái: là sổ kế toán tổng hợp dùng để tập hợp và hệ thống hóa các
nghiệp vụ phát sinh của từng tài khoản tổng hợp. Số liệu sổ cái cuối tháng
được dùng để ghi vào BCĐ số phát sinh =>ghi vào BCĐKT.
- Sổ nhật ký đặc biệt (còn gọi là số nhật ký chuyên dùng) và các loại sổ
kế toán chi tiết (sổ phụ). Sổ nhật ký chuyên dùng: trong trường hợp NV phát
sinh nhiều. Sổ phụ dùng: ghi chép riêng cho từng nghiệp vụ chủ yếu.
Sơ đồ hình thức kế toán- Nhật kí chung:

Chứng từ gốc
Sổ quỹ

Sổ nhật ký đặc biệt Sổ nhật ký chung

Bảng tổng hợp chi
tiết

Sổ cái

Bảng cân đối tài khoản

Báo cáo kế toán
Ghi chú:
Ghi hằng ngày (định kỳ)
Ghi vào cuối tháng (hoặc định kỳ)
Đối chiếu, kiểm tra
13

Sổ chi tiết



* Trình tự ghi chép:Sau hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc ghi NV
phát sinh vào sổ Nhật ký chung =>Số cái. Trường hợp dùng số nhật ký đặc
biệt thì hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc ghi NV phát sinh vào sổ nhật ký
đặc biệt có liên quan, định kỳ hoặc cuối tháng tổng hợp và ghi một lần vào sổ
cái. Cuối tháng tổng hợp SL Số cái =>Bảng Cân đối tài khoản.
Đối với các sổ chi tiết:Căn cứ vào chứng từ gốc =>Số chi tiết. Cuối
tháng tổng hợp để đối chiếu với BCĐTK.
Tuyên bố về việc tuân thủChuẩn mực kế toán và chế độ kế toán Việt
Nam: Công ty tuân thủ đúng và đầy đủ hệ thống các chuẩn mực và chế độ kế
toán Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan.
1.1.3. Đặc điểm kinh doanh của công ty.
1.1.3.1. Sản phẩm kinh doanh và quy trình hoạt động của công ty.
Mặt hàng chủ yếu của công ty cổ phần đầu tư và phát triển vận tải là
cung cấp các dịch vụ vận tải, cho thuê kho bãi, kinh doanh xăng dầu và xuất
nhập khẩu các trang thiết bị, phương tiện vận tải; đào tạo lái xe cơ giới đường
bộ.
Về kinh doanh xăng dầu: Công ty làm tổng đại lý bán xăng dầu cho
Tổng công ty xăng dầu Việt Nam theo hình thức mua bán đứt đoạn, và công
ty kinh doanh dưới hình thức mở các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn Hà Nội.
Mặt hàng kinh doanh chính của công ty là: Xăng Mogas 92, mogas 95, dầu
diesel, dầu hỏa. Các cửa hàng của công ty đã trang bị các cột bơm điện tử tự
động có độ chính xác cao và tỷ lệ hao hụt thấp.
Về dịch vụ vận tải hàng hóa: Công ty chủ yếu vận tải hàng hóa cho các
doanh nghiệp, công ty tập trung chủ yếu vào công tác khai thác đại lý và tổ
chức vận tải trên tuyến Bắc Nam.Trong đó trọng tâm là hệ thống kho gửi
hàng, nhận hàng ở cả hai tuyến đầu: thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí
14



Minh. Những hàng hóa chủ yếu mà công ty vận chuyển là: xi măng, sắt, thép,
thực phẩm… và khách hàng chủ yếu của công ty là: công ty xi măng Bỉm
Sơn, công ty xi măng Văn Điển, công ty giày Thượng Đình, tập đoàn than
khoáng sản Việt Nam, công ty Lâm sản Lai Châu, Sơn La, Điện Biên…
Về hoạt động cho thuê kho bãi, sân tập, nhà xưởng: công ty chủ yếu
cho thuê dưới hình thức kí kết các hợp đồng và theo giá thỏa thuận. Công ty
có hệ thống kho bãi, đất đai và nhà cửa cho thuê khá phong phú. Hoạt động
cho thuê kho bãi có: Sân bãi Kiến Hưng, sân bãi Cảm Hội, sân bãi Sóc Sơn,
sân bãi Tuần Giáo…Trong năm 2009 vừa qua, công ty đã hoàn thành một số
công trình như kho bãi tại Kiến Hưng- Hà Đông…nhằm nâng cao doanh thu
của hoạt động cho thuê kho bãi của công ty.
Về hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ lái xe cơ giới: công ty kí
kết các hợp đồng với các doanh nghiệp, các cá nhân có nhu cầu bồi dưỡng
nghiệp vụ, thi nâng bậc hay cấp bằng lái xe. Đây là hoạt động mang lại nhiều
lợi nhuận cho công ty. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động này công ty đã
không ngừng bồi dưỡng đào tạo cán bộ giáo viên, nâng cấp hệ thống sân tập,
phòng học, cải tiến các phương tiện vận tải phục vụ cho hoạt động thực
hành…Trong năm 2009 vừa qua công ty cũng đã hoàn thành công trình sân
tập lái xe tại Mai Đình – Sóc Sơn.
Về hoạt động cải tạo phương tiện cơ giới đường bộ và tư vấn thiết kế:
công ty kí kết hợp đồng thiết kế, thi công với đơn vị có tư cách pháp nhân.
Thiết kế, cải tạo phương tiện giao thông đường bộ sau đó thẩm định hồ sơ
thiết kế và thi công theo hồ sơ thiết kế đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm
định. Cuối cùng cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
xe cơ giới cải tạo sau khi đã nghiệm thu, xuất xưởng và kiểm tra phương tiện.

15



Về hoạt động xuất khẩu: công ty chú trọng việc xuất nhập khẩu một số
mặt hàng truyền thống như mây tre đan, thủ công mỹ nghệ, đồ gia dụng và
một số hàng lâm sản như chè, cà phê, lạc, gạo, xuất khẩu hạt nhựa…
Về hoạt động nhập khẩu: công ty tập trung chủ yếu vào nhập khẩu máy
móc, thiết bị vận tải, một số mặt hàng phục vụ cho ngành Giao thông vận tải,
tem nhãn theo các hợp đồng kinh tế của các doanh nghiệp và cá nhân có nhu
cầu. Đây là những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất
không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.
1.1.3.2. Đặc điểm cơ sở vật chất kĩ thuật.
Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ vận tải, kinh
doanh thương mại, kinh doanh xăng dầu và đào tạo nghiệp vụ xe cơ giới nên
công ty có hệ thống kho bãi, gara, nhà xưởng khá khang trang đồng thời công
ty đã và đang từng bước đổi mới các phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị
quản lý để phát triển kinh doanh. Nhìn chung, các điều kiện hoạt động kinh
doanh của công ty là khá tốt, khả năng tiêu thụ được mở rộng, công suất máy
móc được khai thác tối đa, hiệu quả hoạt động ngày càng được nâng cao.
1.1.3.3. Thị trường các yếu tố đầu vào và thị trường đầu ra của công ty
Các yếu tố đầu vào của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển vận tải là
xăng dầu, các phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị vận tải và các dịch vụ
mua ngoài khác như điện nước, điện thoại…Trong đó, xăng dầu chiếm tỷ
trọng lớn nhất, được công ty mua của tổng công ty xăng dầu Việt Nam và giá
do nhà nước quy định.
Thị trường đầu ra và vị thế cạnh tranh của công ty: Do Công ty cổ
phần đầu tư và phát triển vận tải là công ty hoạt động đa ngành, cung cấp các
dịch vụ vận tải, kinh doanh xăng dầu và cả các hoạt động xuất nhập khẩu các
thiết bị phục vụ trực tiếp cho ngành vận tải nên thị trường mà công ty vươn
16


tới là rất rộng lớn, được chia thành nhiều vùng miền, nhiều mảng khách hàng

khác nhau. Các sản phẩm dịch vụ có mặt ở hầu hết tất cả mọi miền đất nước.
Trong thời gian qua, do sức ép cạnh tranh ngày càng lớn và công ty hoạt động
đa ngành nghề chứ không chuyên về một ngành nên thị trường của công ty có
nguy cơ bị thu hẹp song công ty luôn luôn chú trọng tới việc xâm nhập và đẩy
mạnh thị trường trong toàn quốc.
Như đã nói ở trên, do đặc điểm kinh doanh của công ty là kinh doanh
đa ngành nghề, cung cấp nhiều dịch vụ cho thị trường nên hiện nay khi xuất
hiện ngày càng nhiều công ty cung cấp các dịch vụ, hàng hóa cùng loại với
công ty thì sức ép cạnh tranh đối với công ty là rất lớn. Các đối thủ cạnh tranh
của công ty đang không ngừng cải tiến công nghệ, đưa ra nhiều sản phẩm,
nhiều gói dịch vụ mới nên khách hang có nhiều sự lựa chọn hơn, tạo áp lực
cho công ty. Vì vậy công ty phải có những chiến lược hiệu quả để phát triển
kinh doanh, khẳng định vị thế của mình trên thương trường, tăng vị sức cạnh
tranh của DN.

17



×