Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

So sánh cương lĩnh và luận cương tháng 10-1930

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.92 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM - ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Bài Thuyết Trình
Đề tài: So Sánh Cương Lĩnh Chính
Trị Đầu Tiên Của Đảng Và Luận
Cương Chính Trị Tháng 10 -1930
GVHD: Nguyễn Hữu Kỷ Tỵ
Lớp: BK13-HTD
Nhóm: 8
Danh Sách Nhóm
1. Hồ Duy Bảo

413BK105

2. Bùi Văn Cường

413BK108

3. Trần Công Hậu

413BK117

4. Nguyên Quang Hùng

413BK126

5. Nguyễn Quang Huy

413BK121

6. Hồ Quốc Thái



413BK165


MỤC LỤC
NỘI DUNG......................................................................................3
1./ Hoàn Cảnh Ra Đời Và Nội Dung...................................................................................................................... 3
1.1./ Cương Lĩnh Chính Trị Đầu Tiên...........................................................................................................................3
1.1.1./ Hoàn cảnh ra đời.........................................................................................................................................3
1.1.2./ Nội Dung.....................................................................................................................................................6
1.2./ Luận Cương Chính Trị Tháng 10 – 1930.............................................................................................................9
1.2.1./ Hoàn cảnh ra đời.........................................................................................................................................9
1.2.2./ Nội Dung...................................................................................................................................................12
2./ So Sánh........................................................................................................................................................ 13
2.1./ Những điểm giống nhau:.................................................................................................................................14
2.1.1./ Về phương hướng chiến lược của cách mạng..........................................................................................14
2.1.2./ Về nhiệm vụ cách mạng............................................................................................................................14
2.1.3./ Về lực lượng cách mạng...........................................................................................................................15
2.1.4./ Về phương pháp cách mạng.....................................................................................................................15
2.1.5./ Về vị trí quốc tế.........................................................................................................................................15
2.1.6./ Lãnh đạo cách mạng.................................................................................................................................15
2.2./ Những điểm khác nhau....................................................................................................................................15
2.2.1./ Điểm thức nhất.........................................................................................................................................16
2.2.2./ Điểm thứ hai.............................................................................................................................................16
3./ Ý Nghĩa........................................................................................................................................................ 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................20


NỘI DUNG

1./ Hoàn Cảnh Ra Đời Và Nội Dung
1.1./ Cương Lĩnh Chính Trị Đầu Tiên
1.1.1./ Hoàn cảnh ra đời

- Vào giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp tiến hành chiến tranh xâm lược
Việt Nam. Sau khi hoàn thành việc xâm lược và bình định bằng vũ
lực. Thực dân Pháp thực hiện chính sách nô dịch nhân dân ta cả về kinh tế chính trị- văn hoá. Việt Nam trở thành xã hội thuộc địa của
Pháp.Chính sách cai trị của Pháp đã làm cho mâu thuẫn trong xã hội Việt
Nam trở nên gay gắt. Đó là mâu thuẫn giữa các tầng lớp thống trị và nhân
dân lãnh đạo cực khổ. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc và Việt Nam với đế
quốc, phong kiến. Mâu thuẫn ngày càng trở nên gay gắt, các phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc diễn ra liên tục và mạnh mẽ ở Việt Nam đầu thế kỷ
XX.
- Trước sự phát triển của phong trào công nhân và phong trào yêu
nước cuối tháng 3-1929, ở Hà Nội, một số hội viên tiên tiến của tổ chức
Thanh niên ở Bắc Kỳ đã thành lập ra chi bộ công sản đầu tiên ở Việt Nam,
do đồng chí Trần Văn Cung làm Bí thư chi bộ.
- Tại đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
( tháng 5-1929 ) đã xảy ra bất đồng giữa các đoàn đại biểu về vấn đề thành
lập đảng cộng sản, mà thực chất là sự khác nhau giữa những đại biểu muốn
thành lập ngay một đảng cộng sản và giải thể tổ chức Hội Viện Nam cách
mạng thanh niên, với những đại biểu cũng muốn thành lập đảng cộng sản
nhưng “ không muốn tổ chức đảng ở giữa Đại hội thanh niên và cũng không
Trang 3


muốn phá Thanh niên trước khi thành lập đảng”. Trong hoàn cảnh đó, các tổ
chức công sản ở Việt Nam ra đời.
- Đông Dương Cộng sản Đảng: Ngày 17-6-1929, tại Hà Nội, Đại biểu
các tổ chúc cộng sản ở miền Bắc họp Đại Hội, quyết định thành lập Đông

Dương Cộng sản Đảng. Tuyên ngôn của Đảng nêu rõ: Đảng Cộng sản Đông
Dương tổ chức đại đa số và thực hành công nông liên hiệp mục đích là đánh
đổ đế quốc chủ nghĩa; đánh đổ tư bản chủ nghĩa; diệt trừ chế độ phong kiến;
giải phóng công nông; thực hiện xã hội bình đẳng, tự do bác ái, tức là xã hội
cộng sản.
- An Nam Cộng sản Đảng: trước sự ra đời của Đông Dương Cộng Sản
và để đáp ứng yêu cầu của phòng trào cách mạng, mùa thu 1929, các đồng
chí trong Hội Việt Nam cách mạng thanh niên hoạt động ở Trung Quốc và
Nam Kỳ đã thành lập An Nam Cộng sản Đảng.
- Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn: Việc ra đời của Đông Dương
Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng đã làm cho nội bộ chi bộ Đảng
Tân Việt phân hoá mạnh mẽ, những đảng viên tiên tiến của Tân Việt đã
thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.
- Mặc dù đều vươn cao ngọn cờ chống đế quốc, phong kiến, xây dựng
chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam, nhưng ba tổ chức cộng sản trên hoạt động
phân tán, chia rẽ đã ảnh hưởng xấu đến phong trào cách mạng ở Việt Nam
lúc này. Đến cuối năm 1929 những người cách mạng Việt Nam trong các tổ
chức đã nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một đảng
cộng sản thống nhất.
- Ngày 27-10-1929 Quốc tế Cộng sản gửi những người công sản Đông
Dương, yêu cầu những người cộng sản Đông Dương phải khắc phục ngay sự
chia rẽ giữa các nhóm cộng sản và thành lập một đảng một đảng của giai cấp
vô sản.
- Nhận được tin về sự chia rẽ của những người cộng sản ở Đông
Dương, Nguyễn Ái Quốc rời Xiêm đến Trung Quốc. Người chủ trì hội nghị


hợp nhất Đảng họp từ ngày 6-1 đến ngày 7-2 1930 tại Hương Cảng Trung
Quốc.


Hình 1: Hình ảnh Nguyễn Ái Quốc.

Hình 2: Hình vẽ Hội nghị hợp nhất 3 Đảng Cộng Sản.
- Tại Hội nghị hợp nhất có sự tham gia của: 1 đại biểu Quốc tế Cộng
sản; 2 Đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng; 2 Đại biểu của An Nam
Cộng sản Đảng. Các đại biểu đã nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản để
lập ra Đảng cộng sản Việt Nam. Hội nghị đã thông qua các Chánh
cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, chương trình tóm tắt của Đảng và
Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng Sản Việt Nam Đó là các văn kiện của
Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam
Trang 5


Hình 3: Văn bản Chánh Cương Vắn Tắt

Hình 4: Văn bản Sách Lưọc Vắn Tắt và Điều Lệ Vắn Tắt.
1.1.2./ Nội Dung.

- Về tính chất xã hội Việt Nam: Là xã hội thuộc địa và nửa phong
kiến, tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản là: Mâu thuẫn dân tộc, giữa dân tộc ta với
đế quốc xâm lược mà lúc này là đế quốc Pháp và mâu thuẫn giai cấp, giữa


nhân dân với địa chủ phong kiến chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ
phong kiến trong đó cương lĩnh xác định mâu thuẫn dân tộc là cơ bản nhất
quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thẩy.
1.1.2.1./ Phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam.

- Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân (trước đây Đảng ta gọi là cách mạng tư sản dân quyền

theo lối mới). và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hai giai đoạn cách mạng ấy
đều thuộc phạm trù cách mạng vô sản. Giữa hai giai đoạn cách mạng
không có bức tường nào ngăn cách. Cương lĩnh viết. Chủ trương làm tư sản
dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Mục
tiêu của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam là " đánh đổ đế quốc
Pháp, phong kiến Việt Nam và giai cấp tư sản phản cách mạng mục tiêu
cuối cùng là xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Đảng cộng sản Việt
Nam. Điều đó chứng tỏ, ngay từ đầu Đảng ta đã thấu suốt con đường phát
triển tất yếu của cách mạng nước ta, nhận rõ mối quan hệ chặt chẽ
giữa cách mạng dân tộc, dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa và
giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đường lối
đó nhất quán suốt cả quá trình cách mạng Việt Nam, đã đưa cách
mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
1.1.2.2./ Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng.

- Về chính trị: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến,
làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập, lập chính phủ công nông
binh, tổ chức quân đội công nông

Trang 7


- Về kinh tế: Thủ tiêu hết các thức quốc trái, tịch thu toàn bộ sản
nghiệp lớn ( như công nghiệp, vận tải, ngân hàng…) của tư bản đế quốc chủ
nghĩa Pháp để giao cho Chính phủ công nông binh quản lý, tịch thu toàn bộ
ruộng đất của bọn đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo,
bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo, mở mang công nghiệp và nông nghiệp, thi
hành luật ngày làm tám giờ.
- Về văn hoá – xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình
quyền,…, phổ thông giáo dục theo công nông hoá.

- Về lực lượng cách mạng: Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận
dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng, đánh
đổ bọn đại địa chủ và bọn phong kiến; phải làm cho các đoàn thể thợ thuyền
và dân cày ( công hội, hợp tác xã ) khỏi ở dưới quyền lực và ảnh hưởng của
bọn tư bản quốc gia; phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung
nông, Thanh niên, Tân Việt, … để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. đối với
phú nông, trung, tiêu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách
mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào
đã ra mặt phản cách mạng ( như Đảng lập hiến, ….) thì phải đánh đổ.
- Về lãnh đạo cách mạng: Giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách
mạng Việt Nam. Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, phải thu phục
cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo
được dân chúng; trong khi liên lạc với các giai cấp, phải rất cẩn thận, không
khi nào nhượng bộ một chút lợi ít gì của công nông mà đi vào con đường
thoã hiệp.
- Về quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng
thế giới: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, phải
thực hành liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất
là giai cấp vô sản Pháp.


1.2./ Luận Cương Chính Trị Tháng 10 – 1930.
1.2.1./ Hoàn cảnh ra đời.

- Đồng chí Trần Phú (bí danh Lý Quý), sinh ngày 1 tháng 5 năm 1904
tại thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên; nguyên quán xã
Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Hình 5: Ảnh đồng chí Trần Phú.
- Tháng 7/1925, Hội Phục Việt tập hợp những trí thức yêu nước ra

đời. Đồng chí Trần Phú gia nhập Hội Phục Việt, hăng hái tham gia mở lớp
dạy chữ quốc ngữ cho người nghèo khổ, mượn bục giảng để truyền bá tinh
thần yêu nước cho học trò. Giữa năm 1925, đồng chí đã thôi nghề dạy học
để bước vào con đường hoạt động cách mạng chuyên nghiệp.
- Bước ngoặt trong cuộc đời cách mạng của đồng chí Trần Phú là
được Hội Phục Việt cử sang Quảng Châu bắt liên lạc với Hội Việt Nam
Cách mạng Thanh niên. Là thành viên của Hội Phục Việt, giữa lúc đang
lúng túng về đường lối, đồng chí Trần Phú được gặp lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc và được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp huấn luyện, đào tạo. Tại lớp
huấn luyện chính trị, đồng chí miệt mài học tập, tỏ rõ năng khiếu tư duy lý
luận cách mạng, được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tin tưởng kết nạp vào Cộng
Trang 9


sản Đoàn, nhóm nòng cốt của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Kết
thúc khóa huấn luyện, đồng chí trở về nước hoạt động. Bị mật thám Pháp
truy lùng ráo riết, theo yêu cầu của Hội Phục Việt, đồng chí tạm lánh ra
nước ngoài hoạt động. Đồng chí đã trở lại Quảng Châu, làm việc tại Tổng bộ
Thanh niên. Được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tin cậy, cử sang Liên Xô học ở
Trường đại học Phương Đông. Đầu năm 1927, đồng chí Trần Phú được giới
thiệu vào Đảng Cộng sản Liên xô
- Sau khi tốt nghiệp Trường đại học Phương Đông, tháng 11/1929
đồng chí Trần Phú được Quốc tế Cộng sản cử về nước hoạt động với cương
vị là cán bộ chủ chốt của Đảng. Đồng chí được Đảng giao nhiệm vụ chuẩn
bị dự thảo Luận cương chính trị.
- Chỉ trong một thời gian ngắn, từ tháng 7/1930 đến đầu tháng
10/1930 sống trong điều kiện bị địch truy lùng gắt gao; ban ngày đồng chí
cải trang đi khảo sát thực tế ở địa phương, khuya về dự thảo văn kiện; điều
kiện làm việc khó khăn, di chuyển địa điểm nhiều lần, nhưng đồng chí Trần
Phú đã trực tiếp biên soạn dự thảo nhiều văn kiện, chỉ đạo biên soạn hàng

loạt văn kiện quan trọng của Đảng mở đường cho phong trào cách mạng và
bước phát triển đi lên của cả dân tộc.


Hình 6: Hình ảnh Luận cương chính trị.
- Tháng 10/1930, tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung
ương Đảng họp tại Hương Cảng (Trung Quốc) đồng chí Trần Phú đã trình
bày bản dự thảo Luận cương chính trị của Đảng và đã được Hội nghị nhất trí
thông qua.
- Nội dung chính của Hội nghị:
+ Hội nghị đã thông qua Nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ
cần kíp của Đảng và thảo luận Luận cương chính trị của Đảng, Điều lệ Đảng
và điều lệ các quần chúng.
+ Đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản
Đông Dương.
+ Cử Trần Phú làm Tổng Bí thư.
Trang 11


1.2.2./ Nội Dung.

- Luận cương phân tích đặc điểm, tình hình xã hội thuộc địa nửa
phong kiến và nêu lên những vấn đề cơ bản của cách mạng tư sản dân quyền
ở Đông Dương do giai cấp công nhân lãnh đạo.
1.2.2.1./ Về mâu thuẫn giai cấp.

- Mâu thuẫn diễn ra gay gắt “một bên thì thợ thuyền, dân cày và các
phần tử lao khổ; một bên thì địa chủ, phong kiến, tư bản và đế quốc chủ
nghĩa”.
1.2.2.2./ Về phương hướng chiến lược cách mạng Đông Dương:


- Lúc đầu sẽ làm cách mạng tư sản dân quyền có tính chất thổ địa và
phản đế. Tư sản dân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách
mạng. Sau khi tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời
kỳ tư bản mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa .
1.2.2.3./ Về nhiệm vụ cách mạng.

- Sự cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền là đánh đổ phong kiến,
thực hành thổ địa triệt để; tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm
cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai nhiệm vụ chiến lược đó có quan hệ
khăng khít với nhau, trong đó vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản
dân quyền là cơ sở để
Đảng giành quyền lãnh đạo dân cày.
- Về nhiệm vụ cách mạng: “Giai cấp vô sản và nông dân là hai động
lực chính của cách mạng tư sản dân quyền, trong đó giai cấp vô sản là động


lực chính và mạnh, là giai cấp lãnh đạo cách mạng, nông dân là động lực
mạnh của cách mạng, còn những giai cấp và tầng lớp khác ngoài công nông
như tư sản thương nghiệp thì đứng về phía đế quốc chống cách mạng, còn tư
sản công nghiệp thì đứng về phía quốc gia cải lương và khi cách mạng phát
triển cao thì họ theo đế quốc. Trong giai cấp tiểu tư sản, bộ phận thủ công
nghiệp thì có thái độ do dự; tiểu tư sản thương gia thì không tán thành cách
mạng; tiểu tư sản trí thức thì có xu hướng quốc gia chủ nghĩa và chỉ có thể
hăng hái tham gia chống đế quốc trong thời kì đầu. Chỉ có các phần tử lao
khổ ở đô thị như những người bán hàng rong, thợ thủ công nhỏ, trí thức thất
nghiệp thì mới đi theo cách mạng mà thôi”.
- Về phương pháp cách mạng Lúc thường thì tuỳ theo tình hình mà
đặt khẩu hiệu "phần ít " để dắt vô sản giai cấp và dân cày ra chiến trường
cách mạng. Đến lúc có tình thế cách mạng, Đảng phải lập tức lãnh đạo quần

chúng sử dụng bạo lực cách mạng giành chính quyền.
- Về vai trò lãnh đạo của Đảng: Điều kiện cốt yếu cho thắng lợi của
cách mạng Đông Dương là cần phải có một Đảng Cộng sản có đường lối
chính trị đúng, có kỷ luật tập trung, mật thiết liên lạc với quần chúng và từng
trải tranh đấu mà trưởng thành. Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản,
lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nòng cốt.
- Về quan hệ quốc tế: Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của
cách mạng thế giới; vì thế vô sản Đông Dương phải liên lạc mật thiết với vô
sản thế giới, trước hết là vô sản Pháp.

2./ So Sánh
- Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là một tất yếu của lịch sử, là một
bước ngoặc vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Để xác lập đường lối, chiến
lược, sách lược cơ bản của cách mạng Việt Nam và tôn chỉ mục đích,
Trang 13


nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam, cương lĩnh
chính trị đã được vạch ra. Tại hội nghị thành lập Đảng từ ngày 3/2/1930 đến
ngày 7/2/1930 ở Hương Cảng – Trung Quốc, các đại biểu đã nhất trí thông
qua Chính cương vắn tắt, Sách lược văn tắt và Chương trình tóm tắt do
Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Các văn kiện đó hợp thành Cương lĩnh chính trị
đầu tiên của Đảng ta - Cương lĩnh Hồ Chí Minh. Tiếp theo đó, vào tháng
10.1930 cũng tại Hương Cảng-Trung Quốc Ban chấp hành Trung ương họp
Hội nghị lần thứ nhất đã thông qua Luận cương chính trị do đồng chí Trần
Phú soạn thảo.
- Cương lĩnh chính trị và luận cương chính trị là những văn kiện thể
hiện đường lối cách mạng của Đảng ta.
- Hai văn kiện trên được xây dựng trên cơ sở lý luận và cơ sở thực
tiễn, xác định rõ phương hướng chiến lược, nhiệm vụ cụ thể và cơ bản, lực

lượng cách mạng, phương pháp cách mạng, đoàn kết quốc tế và vai trò lãnh
đạo của Đảng.
Trong mỗi khía cạnh trên đều thể hiện rõ sự giống và khác nhau giữa hai văn
kiện.
2.1./ Những điểm giống nhau:
2.1.1./ Về phương hướng chiến lược của cách mạng

- Cả 2 văn kiện đều xác định được tính chất của cách mạng Việt Nam
là: Cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng, bỏ qua giai đoạn tư
bản chủ nghĩa để đi tới xã hội cộng sản, đây là 2 nhiệm vụ cách mạng nối
tiếp nhau không có bức tường ngăn cách. Phương hướng chiến lược đã phản
ánh xu thế của thời đại và nguyện vọng đông đảo của nhân dân Việt Nam.
2.1.2./ Về nhiệm vụ cách mạng.

- Đều là chống đế quốc, phong kiến để lấy lại ruộng đất và giành độc lập dân
tộc.


2.1.3./ Về lực lượng cách mạng.

- Chủ yếu là công nhân và nông dân. Đây là hai lực lượng nòng cốt và
cơ bản đông đảo trong xã hội góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng dân
tộc nước ta.
2.1.4./ Về phương pháp cách mạng.

- Sử dụng sức mạnh của số đông dân chúng Việt Nam cả về chính trị
và vũ trang nhằm đạt mục tiêu cơ bản của cuộc cách mạng là đánh đổ đế
quốc và phong kiến, giành chính quyền về tay công nông.
2.1.5./ Về vị trí quốc tế.


- Cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít với cách mạng thế
giới đã thể hiện sự mở rộng quan hệ bên ngoài, tìm đồng minh cho mình.
2.1.6./ Lãnh đạo cách mạng

- Là giai cấp công nhân thông qua Đảng cộng sản. “Đảng là đội tiên
phong của vô sản giai cấp phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp
mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng”. Như Hồ Chí
Minh đã từng nói: “Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp
chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước
Việt Nam”. Sự giống nhau trên là do cả hai văn kiện đều thấm nhuần chủ
nghĩa Mác-Lênin và cách mạng vô sản chiụ ảnh hưởng của cách mạng tháng
Mười Nga vĩ đại năm 1917.
2.2./ Những điểm khác nhau
- Bên cạnh những điểm giống nhau, hai cương lĩnh trên có một số
điểm khác sau: Cương lĩnh chính trị xây dựng đường lối của cách mạng Việt
Nam còn Luận cương rộng hơn (Đông Dương).
Trang 15


2.2.1./ Điểm thức nhất.

- Xác định kẻ thù và nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng: Trong cương
lĩnh chính trị xác định kẻ thù, nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ giặc Pháp
sau đó mới đánh đổ phong kiến và tay sai phản cách mạng( nhiệm vụ dân tộc
và dân chủ). Nhiệm vụ dân tộc được coi là nhiệm vụ trọng đại của cách
mạng, nhiệm vụ dân chủ cũng dựa vào vấn đề dân tộc để giải quyết. Như
vậy mục tiêu của cưong lĩnh xác định: làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập,
nhân dân được tự do, dân chủ, bình đẳng, tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc
Việt gian chia cho dân cày nghèo, thành lập chính phủ công nông binh và tổ
chức cho quân đội công nông, thi hành chính sách tự do dân chủ bình đẳng

phổ thông giáo dục theo hướng công nông hóa. Trong Luận cương chính trị
thì xác định phải “tranh đấu để đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các
cách bóc lột theo lối tiền tư bản và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt
để” và “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn
độc lập”.
- Hai nhiệm vụ chiến lược dân chủ và dân tộc được tiến hành cùng
một lúc có quan hệ khăng khít với nhau. Việc xác định nhiệm vụ như vậy
của Luận cương đã đáp ứng những yêu cầu khách quan đồng thời giải quyết
hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam lúc đó là mâu thuẫn dân tộc và
mâu thuẫn giai cấp đang ngày càng sâu sắc. Tuy nhiên, Luận cương chưa
xác định được kẻ thù, nhiệm vụ hàng đầu ở một nước thuộc địa nửa phong
kiến nên không nêu cao vấn đề dân tộc lên hàng đầu đó là nêu cao vấn đề
đấu tranh giai cấp, vấn đề cách mạng ruộng đất.
2.2.2./ Điểm thứ hai.


- Lực lượng cách mạng: Trong Cương lĩnh chính trị xác định lực
lượng cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân nhưng bên cạnh đó cũng
phải liên minh đoàn kết với tiểu tư sản, lợi dụng hoặc trung lập phú nông,
trung nông, tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam chưa rõ mặt phản cách mạng.
Như vậy, ngoài việc xác định lực lượng nòng cốt của cách mạng là giai cấp
công nhân thì cương lĩnh cũng phát huy được sức mạnh của cả khối đoàn kết
dân tộc, hướng vào nhiệm vụ hàng đầu là giải phóng dân tộc. Với Luận
cương thì xác định giai cấp vô sản và nông dân là hai động lực chính của
cách mạng mạng tư sản dân quyền, trong đó giai cấp vô sản là đông lực
chính và mạnh, là giai cấp lãnh đạo cách mạng, nông dân có số lượng đông
đảo nhất, là một động lực mạnh của cách mạng, còn những giai cấp và tầng
lớp khác ngoài công nông như tư sản thương nghiệp thì đứng về phía đế
quốc chống cách mạng, còn tư sản công nghiệp thì đứng về phía quốc gia cải
lương và khi cách mạng phát triển cao thì họ sẽ theo đế quốc. Điều đó cho

thấy ta chưa phát huy được khối đoàn kết dân tộc, chưa đánh giá đúng khả
năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc và phong
kiến ở mức độ nhất định của tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo một bộ phận
trung, tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc và
tay sai.

3./ Ý Nghĩa
- Luận cương đã thể hiện là một văn kiện tiếp thu được những quan
điểm chủ yếu của Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt,
xác định được nhiệm vụ nòng cốt của cách mạng. Tuy nhiên, Luận cương
cũng có những mặt hạn chế nhất định: Sử dụng một cách dập khuôn máy
móc chủ nghĩa Mác-Lênin vào cách mạng Việt Nam, còn quá nhấn mạnh
Trang 17


đấu tranh giai cấp. Còn Cương lĩnh chính trị tuy còn sơ lược vắn tắt nhưng
nó đã vạch ra phương hướng cơ bản của cách mạng nước ta, phát triển từ
cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cương
lĩnh thể hiện sự vận dụng đúng đắn sáng tạo, nhạy bén chủ nghĩa Mác-Lênin
vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu
nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản, giữa tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản và
thực tiễn cách mạng Việt Nam, nó phù hợp với xu thế phát triển của thời đại
mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử .
Hai cương lĩnh trên cùng với sự thống nhất về tổ chức có ý nghĩa hết sức to
lớn cùng với sự ra đời của Đảng ta, là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính
chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt trong tiến trình lịch sử
của dân tộc ta. Chúng là nền tảng cho những văn kiện nhằm xây dựng, phát
triển và hoàn thiện hệ thống lý luận, tư tưởng.



Trang 19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Giáo Trình: Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Do NXB Chính
Trị Quốc Gia phát hành.
[2] Bài viết:“NHỮNG CỐNG HIẾN CỦA TRẦN PHÚ”,
website:www.khuditichtranphu.vn/ thuộc: BAN QUẢN LÝ KHU DI TÍCH TRẦN PHÚ
(Xã Tùng Ảnh - Huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh.)


Bảng Phân Công Công Việc Của Từng Thành Viên

MSSV

Tìm
tài
liệu

Tổng
hợp TL
và Làm
Word

Thiết Kế
Power
Point

Trần Công Hậu


413BK117

X

X

X

So sánh Cương Lĩnh
và Luận Cương

Hồ Duy Bảo

413BK105

X

X

X

Hoàn cảnh ra đời và
nội dung Luận Cương

Hồ Quốc Thái

413BK165

X


X

X

Hoàn cảnh ra đời và
nội dung Cương Lĩnh

Bùi Văn Cường

413BK108

X

X

X

So sánh Cương Lĩnh
và Luận Cương

Nguyễn Quang
Huy

413BK121

X

X

X


Hoàn cảnh ra đời và
nội dung Luận Cương

Nguyễn Quang
Hùng

413BK126

X

X

X

Hoàn cảnh ra đời và
nội dung Cương Lĩnh

Họ Và Tên

Thuyết
Nội Dung Phụ Trách
Trình

Trang 21



×