Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Ô nhiễm môi trường đô thị tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.53 KB, 17 trang )

Môn: Kinh tế khu vực công
Họ và tên: Lê Hà Phương
Lớp: KH14- chính sách công
Tiểu luận:
Ô nhiễm môi trường đô thị ở Việt Nam

Hà Nội ngày 09 tháng 11 năm 2015

1


Mục lục

I. Lý do chọn vấn đề ô nhiễm môi trường
II. Ô nhiễm môi trường đô thị.
1. Ô nhiễm môi trường nước
2. Ô nhiễm môi trường không khí
III. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đô thị
IV. Phương hướng giải quyết dựa trên vấn đề kinh tế

I. Lý do chọn vấn đề ô nhiễm đô thị
Xã hội càng hiện đại thì các nguy cơ tiềm ẩn sự phá hoại và nguy hiểm
càng gia tăng, càng ngày các vấn đề đó càng trở nên bức xúc trong cuộc sống

2


thường ngày. Các vấn đề bức xúc đó có thể là: bufnh nổ dân số, tai nạn giao
thông, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, thất nghiệp và thiếu
việc làm,.... Còn rất nhiều các vấn đề khác nó tồn tại và ảnh hưởng tiêu cực trực
tiếp đến cuộc sống con người. Đặc biệt tôi đang sống trong lòng thủ đô càng


thấm thía hơn mình một sự ô nhiễm nặng nề ở đô thị. Nó khiến con người ta
không khỏe mạnh, không khí và môi trường không trong lành, nó làm giảm tuổi
thọ, kì hãm kinh tế và đe dọa sự phát triển của con người và đô thị. Chính vì vậy
mà tôi chọn đề tài này để nghiên cứu để thể hiện sự quan tâm của tôi với đất
nước này.
II. Ô nhiễm môi trường đô thị
Chúng ta mỗi một ngày sinh hoạt là có sự sản sinh của rác thải, tôi cũng
đang sống và sinh hoạt đều thải rác. Và ở đô thị mức rác thải cũng rất là nhiều
nhưng như thế nào thì được gọi là ô nhiễm đô thị? Vậy ô nhiễm đô thị là gì? Nó
đang ô nhiễm như thế nào?
Trước hết ô nhiễm đô thị là sự quá tải của rác thải, khí thải và chất thải
trong quá trình sinh hoạt ở đô thị. Nó nhiều đến mức rác không được xử lý hoặc
không kịp thời xử lý khi lượng thải ra là rất lớn. Nó làm ô nhiễm môi trường đô
thị, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống xã hội, kìm hãm xã hội
phát triển.

Ô nhiễm đô thị nó thê hiện và bị tác động rõ nhất là môi trường nước và
môi trường không khí.

3


1.Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước :
Tỷ lệ dân cư được cấp nước máy còn rất thấp chất lượng nước còn kém.
Cấp nước sạch cho đô thị là một trong những điều kiện cơ bản để đảm bảo sinh
môi trường đô thị ,"tỷ lệ dân đô thị được cấp nước sạch tính chung là 53% .
Nguồn nước cung cấp cho đô thị hiện nay là khoảng 70% là lấy từ nguồn nước
mặt, 50% lấy từ nguồn nước ngầm"(1). Ở một số thành phố do khai thác nguồn
nước ngầm quá mức đã gây sụt lún đất ở đô thị và nguồn nước ngầm chớm bị ô
nhiễm chất hữu cơ. Khai thác nước ngầm quá mức ở một số vùng ven biển làm

nước bị mặn hoá .
Hiện nay , công nghệ xử lý cấp nước tại nhiều nhà máy còn nhiều lạc hậu
chất lượng nước cấp không đảm bảo vệ sinh .
* Thoát nước và xử lý nước thải chưa đạt yêu cầu tối thiểu.
Hệ thống thoát nước tại các đô thị hiện nay đều là hệ thống chung cho cả thoát
nước mưa , nước thải công nghiệp . Hệ thống thoát nước này có 3 nhược điểm
chính là chưa có trạm xử lý nước thải tập trung tiết diện các đường cống nhỏ và
bị bùn cạn lắng đọng làm khả năng thoát nước kém, hệ thống cống rãnh thưa,
nhiều nhiều đường phố không có cống thoát nước . Hệ thống cống rãnh thoát
nước yếu kém cùng với hồ ao bị san lấp đã gây ra tình trạng úng ngập trầm trọng
trong mùa mưa ở rất nhiều nơi, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và sản xuất
kinh tế . Lấy ví dụ như trận mưa tháng 8 -2001 đã làm cả thủ đô tràn ngập trong
nước mưa, cán bộ công nhân viên không thể đi làm được và một số nhà máy
cũng bị đóng cửa vì cũng bị ngập dẫn đến sản xuất bị đình đốn ảnh hưởng đến
phát triển kinh tế của đất nước ta , hơn thế nữa nó còn ảnh hưởng đến sức khoẻ
của người dân.
Tuy nhiên hiện nay ở Hà Nội đã xây dựng trạm bơm thoát nước Yên Sở
bắt đầu nạo vét sông, thoát nước nhằm giải quyết cơ bản tình trạng úng ngập
trong mùa mưa nhưng hệ thống thoát nước ở nội đô vẫn chưa được nâng cấp
(

4


đáng kể nên tình trạng ngập úng trong thời gian gần đây vẫn xảy ra nghiêm
trọng
Nước thải bệnh viện : chứa rất nhiều mầm mống gây bệnh truyền nhiễm
và các hoá chất độc hại. Mà các nguồn nước thải này chỉ được xử lý sơ bộ lại
thải trực tiếp vào nguồn nước mặt đó chính là nguyên nhân chủ yếu gây nên ô
nhiễm môi trường nước mặt ở đô thị còn các nguyên nhân kia chỉ là nguyên

nhân bên trong . Và cho dù nó là nhiều nguyên nhân hay một nguyên nhân thì nó
cũng gây nên nhiều kết quả bởi nó có mối liên hệ biện chứng với nhau .
* Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước ở đô thị
Tình hình chung ở các đô thị là môi trường nước mặt đều là nơi tiếp nhận
các nguồn nước chưa được xử lý nên đã bị ô nhiễm có nơi bị ô nhiễm nặng .
"Nồng độ chất ô nhiễm trong nước mặt thường cao như chất rắn lửng lơ nhu cầu
ôxy sinh hoá , nhu cầu oxy hoá học , nitơrit , nitơrat .. gấp từ hai đến 5 lần
thậm chí từ 10 đến 15 lần tiêu chuẩn cho phép (TCCP) đối với nguồn nước mặt .
Lượng hóa học côli vượt TCCP hàng trăm lần . Ngoài chất ô nhiễm hữu cơ trên
môi truờng nước mặt đô thị ở một số nơi còn bị ô nhiễm kim loại nặng và hoá
chất độc hại nặng như thuỷ ngân asen ,clo, phenon...” dẫn đến tình trạng sức
khoẻ ngày càng suy thoái số bệnh nhân tại khoa chống độc ở các bệnh viện ngày
càng tăng nhanh nhà nước đã phải đầu tư rất nhiều tiền vào chữa trị cho người
dân và còn dẫn đến nhiều ảnh hưởng khác.
Ví dụ: ô nhiễm nguồn nước tại sông Thị Vải ở Hà Nội.
Nguyên nhân trực tiếp là do rác thải từ nhà máy bột ngọt Vedan. Những
chất thải không qua quas trình xử lya được thải trực tiếp ra môi trường, làm sông
Thị Vải bị ô nhiễm. Dòng nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối, không một sinh vật
nào có thể sống được trong môi trường đó. Người dân xung quanh cũng bị ảnh
hưởng nặng nề, nước dùng bị ô nhiễm, không khí cũng toàn mùi hôi thối, cây
cối nông ngiệp, cokng ngiệp không thể phát triển vì ô nhiễm đất và nước. Sức
khỏe người dân đi xuống, tỷ lệ người bị ung thư ngày một tăng lên.
Không chỉ riêng sông Thị Vải mà còn rất nhiều sokng khác như sông Tô
5


Lịch hay kể cả sông Hồng,...Do khối lượng chất thải quá lớn mà không có con
đường nào khác ngoài thải ra sông biển nên chúng ta đang phải đối mặt với sự
quá tải của rác thải và ô nhiễm môi trường sống. Đó cũng là một nguyên nhân
gây suy giảm tuổi thọ của con người.

2.Hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí :
Ở hầu hết các đô thị đều bị ô nhiễm rất trầm trọng tới mức báo động
"nồng độ bụi trung bình ở các thành phố là 0,4 đến 0,5 mg/m, nồng độ bụi ở
các khu dân cư bên cạnh các nhà máy , xí nghiệp hay gần đường giao thông
lớn đều vượt TCCP từ 1,5 đến 3 lần nơi bị ô nhiễm lớn nhất trong các địa
điểm là khu dân cư gần các nhà máy xi măng Hải Phòng..."(3). Ô nhiễm bụi
chủ yếu do giao thông vận tải xây dựng sửa chữa nhà cửa và một phần do
sản xuất công nghiệp gây ra .
.
* Ô nhiễm các khí SO2 , CO , NO2 .
"Nồng độ khí SO2 , CO , NO2 ở một số khu trung cư gần khu công
nghiệp thì vượt quá mức độ cho phép nhiều lần, ở một số nút giao thông lớn
trong đô thị nồng độ khí NO2 vượt quá TCCP " .(4)
* Ô nhiễm tiếng ồn đô thị :
Theo kết quả quan trắc cho thấy mức độ ồn ào ngoài nhà vào buổi tối thì
vượt quá TCCP.
Tỷ lệ cây xanh thấp cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến ô nhiễm môi
trường đô thị tỷ lệ cây xanh ở các khu công nghiệp , khu đô thị còn quá thấp
cho dù trong thời gian gần đây ở khắp các nước ta hầu hết đã quan tâm trồng cây
xanh hơn . " ở một số khu công nghiệp khi thẩm duyệt xây dựng thì không thực
hiện yêu cầu của Khoa học công nghệ môi trường là phải dành 15% diện tích để
trồng cây xanh "(5)
III. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đô thị
Song song với đô thị hóa là một số các tiêu cực cũng được diễn ra, nó đã
tác động trực tiếp đến sự ô nhiễm môi trường ở đô thị.
(
(
(

6



Trước hết đó là sự mở rộng diệ tích để quy hoạch đô thị. Việc này đã làm
giảm mất diện tích trồng cây và diện tích nông nghiệp. Đây là nguyên nhân
chính gây suy giảm lượng cây xanh ở đô thị. Khoing khí kém trong lành hơn khi
lượng khí, bụi thải ra không có các tán cây hút và lọc, đâu đâu cũng nhà cao
tầng, mà không khí chẳng được trong lành. Lượng khí độc và khí CO2 cao khiến
cho con người không khỏe mạnh và nó gây ô nhiễm môi trường không khí.
Thứ hai, việc xây các tòa nhà kín mít, lấp các kênh mương, các đồng
ruộng, các ao hồ,... đã làm giảm hệ thống thoát nước. Tuy là khi xây dựng cũng
phải có hệ thống thoát nước nhưng nó cũng không thể bằng hệ thống cũ được.
Lượng nước thải sinh hoạt của đô thị là vô cùng lớn mà đường ống xả lại quá tải
nên thường xuyên bị tắc dẫn nước thải. Nhất là trong những ngày mưa nước
ngập ứ lên, vào trong nhà, ngoài đường thì lên đến chân, gây khó khăn cho việc
giao thông. Đặc biệt nó làm ô nhiễm nước sạch, không thể phân biệt được đâu là
nước sạch đâu là nước bẩn, mùi hôi thối bốc lên quả thực là khó chịu.
Thứ ba, ở đô thị mọc lên các khu chế xuất, khu công nghiệp thải ra rất
nhiều rác thải mà hầu như đều không qua xử lý. Có doanh nghiệp còn thải trực
tiếp ra môi trường. Những hộ dân không được di dời phải sống trong khu công
nghiệp, hay sống vùng lân cận phải gánh hậu quả đủ điều. Chất thải ra làm ô
nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí khiến người dân khu vực bị ảnh hưởng
đến sức khỏe và khó có thể phát triển kinh tế.
Thứ tư, một nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm do chính ý thức người dân ở
đô thị. Mỗi gia đình mỗi cá nhân đều sử dụng và xả rác. Số lượng rác thải rất
nhiều vì dân số ở đô thị cũng rất là đông. Nhưng chỉ cần một bộ phận không ý
thức thôi cũng đủ làm cả đô thị ô nhiễm. Họ có thói quen xả rác nơi công cộng,
xả rác không đúng nơi quy định, xả rất nhiều rác mà có những thứ vẫn còn tái
xử dụng được,... Họ không ý thức được hành động đó sẽ tác động ngược trở lại
đời sống của họ, họ cứ vậy xả và rác mỗi ngày một nhiều, nó quá tải, nó tràn lan
khắp đô thị rộng lớn và kết quả xảy ra tình trạng ô nhiễm.

Và lý do cuối cùng là do ở khoa học công nghệ và chính sách nhà nước.
7


Hiện nay chúng ta còn kém về khâu xử lý rác thải và khí thải. Chưa có các biện
pháp khoa học và hiện đại để xử lý. Kèm the đó là máy móc chưa hiện đại, nếu
có phương pháp xử lý thì giá thành lại cao nên không được áp dụng phổ biến.
Nhà nước ra cũng chưa quy định rõ ràng, chưa triệt để việc xả rác thải, xử lý rác
thải và vi phạm điều này. Nên nhiều cá nhân vẫn xem nhẹ và vô ý thức, nhiều
tập thể vẫn lách luật và không tính đến thiệt hại, chỉ nghĩ lợi ích trước mắt. Do
xử lý rác thải mất khá nhiều chi phí nên nhiều doanh nghiệp bỏ qua khâu này và
xả trực tiếp ra moo trường. Còn có nơi thì quá thô sơ và lạc hậu k cí trang bị.
IV.Giải quyết mâu thuẫn và biện pháp khắc phục :
Qua đây có lẽ chúng ta cũng thấy được những nguyên nhân của sự ô
nhiễm môi trường và tầm quan trọng của môi trường với đời sống con người và
đối với phát triển kinh tế xã hội đồng thời cũng thấy được mức độ trầm trọng
của sự ô nhiễm môi trường ảnh hưởng như thế nào . Vậy em xin được đưa ra
một số đề xuất về biện pháp giải quyết và khắc phục ô nhiễm môi trường đô thị
đó là :
+ Cần bổ xung chính sách thuế phí, quỹ môi trường chính sách về áp dụng
công nghệ sạch hơn , công nghệ ít chất thải , công nghệ xử lý chất thải .
+ Tăng cường sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý kết hợp các công cụ
quản lý có tính mệnh lệnh . Đảm bảo công bằng các lợi ích về môi trường .
+ Tăng cường các biện pháp cưỡng chế tài chính đối với hành vi không tuân
thủ quy định bảo vệ môi trường .
+ Cần đẩy mạnh phong trào văn hoá công tác bảo vệ môi trường đó là khôi
phục củng cố phát huy truyền thống địa phương trong giữ gìn vệ sinh phường
khu phố như phong trào trồng cây xanh sạch đẹp
+ Vận động dân cư có ý thức bảo vệ môi trường , mỗi người dân tự mình
phải có ý thức bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp ...

Môi trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống và
sự phát triển của con người, của mỗi Quốc gia, của toàn nhân
loại. Bảo vệ môi trường là các hoạt động giữ cho môi trường
8


xanh, sạch, đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái. Trong sinh hoạt
đời sốngvà phát triển kinh tế - xã hội không được làm ô nhiễm
môi trường, thường xuyên áp dụng các biện pháp bảo vệ môi
trường trong sản xuất và sinh hoạt. Khai thác và sử dụng hợp
lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên; chăm sóc, bảo vệ
các loài động vật quý hiếm cần bảo tồn. Có các biện pháp ngăn
chặn, khắc phục các hậu quả xâu do con người và thiên nhiên
gây ra.
TCCS - Ngày 21-1-2009, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số
29-CT/W về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của
Bộ Chính trị khóa IX "Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước". Chỉ thị của Ban Bí thư đã đặt ra
nhiều nhiệm vụ mới, nhấn mạnh nhiều quan điểm mới, sâu sắc, có ý
nghĩa chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường trong suốt thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thấu suốt mục tiêu, quan điểm của Đảng về bảo vệ môi trường trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trong công cuộc đổi mới, Đảng ta khẳng định, kết hợp hài hòa giữa
phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ và cải thiện môi trường theo
hướng phát triển bền vững. Quan điểm đó của Đảng đã được cụ thể
hóa sâu sắc trên những điểm sau:
Thứ nhất, ô nhiễm, suy thoái môi trường là một trong những vấn đề mà
loài người đang phải đối mặt song song với các vấn đề đói nghèo, đại
dịch AIDS... Những vấn đề này đang đe dọa sự tồn tại và phát triển của

trái đất, vì vậy, bảo vệ môi trường cũng đồng nghĩa với bảo vệ môi
trường sống, bảo đảm mọi người dân được sống trong môi trường trong
lành, sạch đẹp, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống
của nhân dân, đồng thời là nội dung quan trọng của phát triền bền vững.
Thứ hai, để phát triển bền vững đất nước, cần phải có sự kết hợp cân
đối, hài hòa giữa ba nội dung là: phát triển kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã
hội và bảo vệ môi trường. Vì vậy, phải xem bảo vệ môi trường là một nội
dung quan trọng, không thể tách rời trong quá trình phát triển kinh tế và
không thể phát triển kinh tế bằng mọi giá mà xem nhẹ công tác bảo vệ
môi trường. Việc lồng ghép yếu tố môi trường trong các chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch và dự án phát triển của các cấp, các ngành phải được

9


quan tâm đúng mức và thực hiện một cách nghiêm túc. Đầu tư cho bảo
vệ môi trường cần phải có những chuyển biến rõ rệt trong quan điểm về
đầu tư, mức đầu tư cũng như hiệu quả đầu tư đối với công tác bảo vệ
môi trường. Đa dạng hóa nguồn lực tài chính đầu tư cho bảo vệ môi
trường thông qua các tổ chức quốc tế, cá nhân và xã hội hóa hoạt động
bảo vệ môi trường.
Thứ ba, bảo vệ môi trường đem lại lợi ích cho toàn xã hội. Điều đó, đòi
hỏi mỗi tổ chức, cá nhân, hộ gia đình phải tham gia vào các hoạt động
bảo vệ môi trường. Công tác bảo vệ môi trường chỉ có thể thành công
và hiệu quả khi có sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, của
toàn xã hội. Bảo vệ môi trường được xem là nét văn hóa, đạo đức của
con người trong xã hội văn minh. Con người phải có hành xử văn hóa
đối với môi trường, thiên nhiên, không thực hiện các hành vi gây ô
nhiễm, suy thoái môi trường mà phải sống hài hòa và thân thiện với
thiên nhiên.

Thứ tư, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường là việc làm
khó khăn, tốn kém. Phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi
trường là biện pháp hiệu quả nhất và phù hợp nhất. Nếu công tác phòng
ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường được thực hiện khoa
học, nghiêm túc và hiệu quả thì sẽ tiết kiệm được nguồn lực lớn cho
công tác khắc phục, phục hồi môi trường sau này. Phải thực hiện các
nội dung bảo vệ môi trường ở ngay từ khâu lập, thẩm định và phê duyệt
các chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch và dự án phát triển
nhằm tránh và không để xuất hiện các nguồn gây ô nhiễm trong
tươnglai.
Thứ năm, bảo vệ môi trường phải được thực hiện thường xuyên, lâu dài
và đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo và quản lý thống nhất
của Chính phủ cũng như sự tham gia của các cấp, các ngành và toàn xã
hội. Đây là nhiệm vụ cấp thiết trong bối cảnh ô nhiễm, suy thoái môi
trường đang ngày càng nghiêm trọng, đã và đang ảnh hưởng xấu trực
tiếp đến sức khỏe, môi trường sống của nhân dân và phát triển bền
vững đất nước. Để thực hiện công tác bảo vệ môi trường hiệu quả, cần
xác định những vấn đề ưu tiên, trọng tâm và cấp bách để xử lý, giải
quyết, tránh thực hiện dàn trải.
Thứ sáu, Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong công tác bảo vệ môi
trường, đại diện cho nhân dân quản lý và bảo vệ môi trường, đem lại
môi trường trong lành, sạch đẹp. Tăng cường quản lý nhà nước là cần
thiết và là nhiệm vụ cấp bách để đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi
trường trong giai đoạn mới, giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Hoàn thiện thể chế và

10


pháp luật bảo vệ môi trường theo hướng quy định rõ quyền và nghĩa vụ

của các chủ thể, kết hợp giữa quản lý tài nguyên với bảo vệ môi trường,
nâng cao năng lực của bộ máy và cán bộ làm công tác quản lý môi
trường.
Thứ bảy, đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, có cơ chế,
chính sách, khuyến khích cá nhân, tổ chức, cộng đồng tham gia bảo vệ
môi trường. Tăng cường sự giám sát của cộng đồng, các đoàn thể nhân
dân đối với bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
Mọi tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường phải có trách
nhiệm khắc phục, phục hồi, bồi thường thiệt hại. Môi trường là tài sản
quốc gia, Nhà nước với tư cách là đại diện có trách nhiệm quản lý và
bảo vệ môi trường sống cho nhân dân, có quyền buộc các tổ chức, cá
nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường phải bồi thường, khắc phục và
phục hồi môi trường.
Đảng ta cũng chỉ ra mục tiêu bảo vệ môi trường về cơ bản, lâu dài là
phải đạt được sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ xã
hội và bảo vệ môi trường; mọi người đều có ý thức bảo vệ môi trường
và sống trong môi trường trong lành, sạch, đẹp và thân thiện với thiên
nhiên. Mục tiêu này bao trùm lên toàn bộ các hoạt động bảo vệ môi
trường nhằm bảo đảm phát triển bền vững đất nước.
Tuy nhiên, mục tiêu trước mắt là phải ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia
tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường do hoạt động của con
người và tác động của tự nhiên gây ra; khắc phục ô nhiễm môi trường,
trước hết ở những nơi đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, phụchồi các hệ sinh
thái đã bị suy thoái; quản lý, sử dụng hợp lý, bền vững tài nguyên thiên
nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học; từng bước nâng cao chất lượng môi
trường.
Những hạn chế trong thực hiện và nguyên nhân
Thời gian qua, nhờ tập trung thực hiện có hiệu quả trong thực tế các
mục tiêu, quan điểm của Đảng, công tác bảo vệ môi trường đã có nhiều
chuyển biến tích cực. Nhận thức về bảo vệ môi trường trong các cấp,

các ngành và nhân dân đã được nâng lên. Mức độ gia tăng ô nhiễm, suy
thoái và sự cố môi trường đã từng bước được hạn chế. Công tác bảo
tồn thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học đã đạt những tiến bộ rõ rệt.
Hệ thống các quan điểm, mục tiêu, giải pháp; hệ thống pháp luật, tổ
chức và nhân lực cho bảo vệ môi trường được xây dựng, liên tục bổ
sung và hoàn thiện đã góp phần hạn chế các tác động tiêu cực lên môi
trường.
Bên cạnh những thành tựu rất cơ bản, tình trạng môi trường trong mấy
11


năm gần đây vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc, nguyên nhân chính là do sự
phát triển thiếu bền vững. Có hơn 90% số cơ sở sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ không xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường. Hơn 70% các
khu công nghiệp, hơn 90% các khu đô thị, dân cư không có hệ thống xử
lý nước thải tập trung. Hầu hết các làng nghề đang trong tình trạng báo
động về ô nhiễm môi trường. Có hơn 4.000 cơ sở đang hoạt động thuộc
diện gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải xử lý triệt để. Hầu hết
các bãi chôn lấp chất thải rắn còn thô sơ, không bảo đảm các yêu cầu
tối thiểu về kỹ thuật. Phần lớn chất thải nguy hại còn tồn đọng mà chưa
có hướng giải quyết. Hậu quả là nhiều dòng sông bị ô nhiễm nặng, nhiều
nơi nguồn nước mặt, nước ngầm bị nhiễm độc. Không khí ở nhiều đô thị
không còn bảo đảm chất lượng. Nhiều bệnh tật nguy hiểm xuất hiện.
Theo tính toán của các chuyên gia, trong 20 năm qua, mức độ ô nhiễm,
suy thoái môi trường tăng khoảng 10 - 15 lần.
Điều dễ nhận thấy là, do chúng ta phải tập trung mọi nguồn lực và giải
pháp để thoát ra khỏi tình trạng suy thoái kinh tế, tụt hậu, trong một thời
gian dài môi trường đã không được quan tâm đúng mức. Kết cấu hạ
tầng khu đô thị và khu công nghiệp không có các công trình bảo vệ môi
trường, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thực hiện các

yêu cầu bảo vệ môi trường dẫn đến việc tồn tại nhiều cơ sở gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng phải xử lý triệt để.
Năng lực tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các
doanh nghiệp ở nước ta còn yếu. Cả nước hiện có khoảng 200.000
doanh nghiệp, trong đó các doanh nghiệp có quy mô lớn, có khả năng
tài chính chỉ chiếm khoảng 25%, còn lại chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và
vừa (có số vốn đăng ký dưới 10 tỉ đồng, hoặc số lượng lao động trung
bình hằng năm dưới 300 người). Khi tiềm lực kinh tế chưa đủ mạnh,
thông thường chủ các doanh nghiệp sẽ tập trung cho phát triển sản xuất,
kinh doanh, mà không chú trọng những mục tiêu môi trường. Kết quả
của đợt khảo sát về công tác bảo vệ môi trường trong các khu công
nghiệp tại 3 miền Bắc, Trung, Nam của Cục Bảo vệ môi trường vừa qua
cho thấy, hầu hết các ban quản lý khu công nghiệp đều không có bộ
phận chuyên trách về quản lý môi trường.
Công nghệ sản xuất ở một bộ phận lớn các doanh nghiệp vẫn là công
nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều tài nguyên, năng lượng và sinh ra nhiều
chất thải. Theo đánh giá của nhiều tổ chức nước ngoài, các doanh
nghiệp có công nghệ cao ở nước ta chỉ khoảng 20%, trong khi đó ở Philip-pin, con số đó là 29%, Ma-lai-xi-a: 51% và Xin-ga-po: 73%. Công
nghệ sạch, công nghệ thân thiện với môi trường hiện vẫn là “xa xỉ” đối
với phần lớn các doanh nghiệp. Sự ô nhiễm từ làng nghề có nguyên
nhân chủ yếu là do trang thiết bị, công nghệ sản xuất rất lạc hậu. Tại các
12


làng nghề tái chế thép dân dụng, người ta sử dụng chủ yếu các thiết bị
cũ kỹ, lạc hậu nhập từ Trung Quốc; trong chế biến lương thực thì chủ
yếu sử dụng máy móc tự tạo, hiệu suất rất thấp. Điều này đã tạo thêm
hậu quả xấu về ô nhiễm môi trường lao động cho những người nghèo
trong xã hội.
Việc thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường thời gian qua còn yếu kém,

một phần do năng lực hạn chế của Nhà nước trong việc đáp ứng các
yêu cầu về bảo vệ môi trường. Quan điểm phát triển bền vững của Đảng
chưa được nhận thức, tiếp thu và coi trọng. Nhiều cấp lãnh đạo của các
bộ, ngành, các tỉnh và thành phố vẫn coi phát triển kinh tế là ưu tiên số
một. Phát triển kinh tế trước, xử lý ô nhiễm môi trường sau, trong khi
phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm là một trong những nguyên tắc cơ
bản của hoạt động bảo vệ môi trường. Tư tưởng này đã dẫn đến sự
thỏa hiệp các mục tiêu môi trường để nhận lấy những lợi ích về kinh tế.
Ở nước ta, rừng vẫn đang bị tàn phá, đa dạng sinh học bị đe dọa, môi
trường đất, nước ở nông thôn đang xấu đi do sử dụng phân bón, hóa
chất và thuốc bảo vệ thực vật không hợp lý. Ở khu vực đô thị, rác thải
vứt bừa bãi, ô nhiễm không khí do sinh hoạt đang là vấn đề bức xúc.
Nguyên nhân của các vấn đề này là do những hạn chế trong năng lực
tuân thủ pháp luật về môi trường của cộng đồng dân cư. Một bộ phận
người dân vẫn còn nghèo, sống chủ yếu dựa vào môi trường, vì mưu
sinh mà phá hoại môi trường. Những người nghèo ở vùng miền núi phía
Bắc hay Tây Nguyên, vì không có đất canh tác nên đã phá rừng để trồng
trọt. Phương thức canh tác du canh du cư không bền vững, hủy hoại tài
nguyên mà vẫn không thoát được nghèo. Người nghèo ở vùng ven biển,
sống chủ yếu dựa vào đánh bắt ven bờ, sử dụng những phương tiện
đánh bắt hủy diệt gây cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, làm cho bản thân họ
ngày càng nghèo thêm. Người nghèo ở khu vực đô thị, do không có điều
kiện phải sống ở những nơi “ổ chuột”, phải sử dụng nhiên liệu gây ô
nhiễm trong sinh hoạt, trốn tránh nộp phí thu gom rác thải bằng việc vứt
rác bừa bãi.
Nhận thức của cộng đồng về lợi ích bảo vệ môi trường còn hạn chế. Một
bộ phận người dân vẫn thích ăn thịt thú rừng, dùng thú rừng để chữa
bệnh, mà không biết đã góp phần săn bắt động vật hoang dã trái phép,
thích dùng các loại gỗ quý hiếm để làm nhà mà không nghĩ mình đã tiếp
tay cho lâm tặc. Nhận thức về vệ sinh môi trường quá thấp, thói quen

sinh hoạt bừa bãi ở một số vùng nông thôn cũng là vấn đề lớn gây ô
nhiễm môi trường, dịch bệnh tác hại đến sức khỏe con người. Theo
thống kê từ dịch tả năm 2008 cho thấy, có xã có đến 100% số hộ gia
đình không có, hoặc có nhà vệ sinh không hợp vệ sinh, mặc dù đây
không phải là những hộ nghèo, xã nghèo. Nhận thức hạn chế về môi
13


trường cũng dẫn đến hành vi gây ô nhiễm, phóng uế nơi công cộng, tại
các điểm danh lam thắng cảnh. Trong nông nghiệp do nhận thức và hiểu
biết hạn chế đã dẫn đến việc sử dụng không đúng cách các loại phân
bón và thuốc bảo vệ thực vật, gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường đất,
môi trường nước.
Thực hiện kiên quyết, đồng bộ các giải pháp
Để nhanh chóng khắc phục những yếu kém, thực hiện có hiệu quả hơn
nữa trong thực tế các mục tiêu, quan điểm của Đảng về bảo vệ môi
trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chúng ta
phải tập trung thực hiện kiên quyết, đồng bộ các giải pháp sau:
Một là, tích cực phòng ngừa ô nhiễm môi trường, lồng ghép yêu cầu môi
trường ngay từ khâu xây dựng, phê duyệt chiến lược, quy hoạch và dự
án phát triển, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi
trường. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm soát ô nhiễm ở
các cấp quốc gia, ngành, địa phương để ngăn chặn, xử lý và kiểm soát
các nguồn gây ô nhiễm, suy thoái môi trường. Kiểm tra, giám sát và có
biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các công trình xây dựng, các
phương tiện chuyên chở vật liệu xây dựng, các cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường.
Hai là, ưu tiên phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm nghiêm
trọng, các hệ sinh thái bị suy thoái nặng như các địa điểm khai thác
khoáng sản, biển và ven biển, các thành phố lớn. Giải quyết cơ bản tình

trạng ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư
do chất thải trong sản xuất công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp gây ra.
Từng bước khắc phục các khu vực bị nhiễm độc do hậu quả chất độc
hóa học của Mỹ sử dụng trong chiến tranh. ứng phó sự cố môi trường
và khắc phục nhanh hậu quả ô nhiễm môi trường do lũ lụt. Bảo đảm tính
hiệu quả, bền vững trong khai thác và sử dụng các nguồn tàinguyên
thiên nhiên trước mắt cũng như lâudài.
Ba là, hình thành ý thức giữ gìn vệ sinh chung, từ bỏ các phong tục, tập
quán lạc hậu, các thói quen, nếp sống không văn minh, thiếu vệ sinh,
các hủ tục trong mai táng. Xây dựng công sở, xí nghiệp, gia đình, làng
bản, khu phố sạch, đẹp đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh môi trường. Đa
dạng hóa các dịch vụ cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường cho
nhân dân. Quan tâm bảo vệ, giữ gìn và tôn tạo cảnh quan môi trường.
Thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt để bảo vệ môi trường các khu di
tich lịch sử, danh lam thắng cảnh, nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái.
Bốn là, xây dựng và hoàn thiện chính sách và tiêu chuẩn môi trường
phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ngăn chặn việc lợi dụng
14


rào cản môi trường trong xuất khẩu hàng hóa làm ảnh hưởng xấu đến
sản xuất, kinh doanh. Hình thành các cơ chế công nhận, chứng nhận
phù hợp với điều kiện trong nước và tiêu chuẩn quốc tế về môi trường.
Tăng cường năng lực kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm mọi hành vi
chuyển chất thải, công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường từ bên
ngoài vào nước ta.
Năm là, chấm dứt nạn đổ rác và xả nước thải chưa qua xử lý đạt tiêu
chuẩn môi trường vào các sông, kênh, rạch, ao, hồ; xử lý ô nhiễm và
bảo vệ môi trường các lưu vực sông. Thu gom và xử lý toàn bộ rác thải
sinh hoạt và rác thải công nghiệp bằng các phương pháp thích hợp,

trong đó ưu tiên cho việc tái sử dụng, tái chế chất thải, hạn chế tối đa
khối lượng rác chôn lấp, nhất là với các đô thị thiếu mặt bằng làm bãi
chôn lấp. Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;
kiên quyết đình chỉ hoạt động hoặc buộc di dời đối với những cơ sở gây
ô nhiễm nghiêm trọng trong khu dân cư nhưng không có giải phắp khắc
phục có hiệu quả. Tăng cường lượng cây xanh dọc các tuyến phố và
vành đai xanh xung quanh đô thị.
Sáu là, bảo vệ nghiêm ngặt rừng tự nhiên, rừng ngập mặn; hạn chế đến
mức thấp nhất việc mở đường giao thông và các hoạt động gây tổn hại
đến tài nguyên rừng; đẩy mạnh trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc
và khôi phục rừng ngập mặn; phát triển kỹ thuật canh tác trên đất dốc có
lợi cho bảo vệ độ màu mỡ của đất, ngăn chặn tình trạng thoái hóa đất và
sa mạc hóa đất đai. Nghiêm cấm triệt để việc săn bắt chim, thú trong
danh mục cần bảo vệ; ngăn chặn nạn sử dụng các phương tiện đánh
bắt có tính hủy diệt nguồn lợi thủy, hải sản; quy hoạch phát triển các khu
bảo tồn biển và bảo tồn đất ngập nước.
Bảy là, đưa nội dung môi trường và bảo vệ môi trường vào trường học.
Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng trong bảo vệ môi trường.
Phát huy vai trò của các tổ chức, xã hội, đoàn thể, các hoạt động, phong
trào, diễn đàn về bảo vệ môi trường. Xây dựng tiêu chí bảo vệ môi
trường để xem xét, công nhận làng, xã, gia đình văn hóa. Khen thưởng,
tuyên dương các hoạt động, điển hình tốt trong bảo vệ môi trường theo
hướng phát triển bền vững
Qua phân tích trên đây chúng ta có thể thấy rõ thực trạng ô nhiễm môi
trường cũng như mức độ ô nhiễm môi trường đô thị ở Việt Nam trong quá trình
xây dựng và phát triển đất nước . Do vậy Chính Phủ cần tìm ra nhiều biện pháp
ngăn chặn sự suy thoái môi trường nói chung và môi trường đô thị nói riêng.

15



Vậy nhiệm vụ của Chính Phủ là phải bảo vệ môi trường song Chính Phủ không
thể tự mình làm được tất cả. Do vậy để bảo vệ môi trường cần có sự tham gia
của mọi công dân. Hợp sức cùng nhau không còn là điều lựa chọn mà là điều
cần thiết . Bởi vì tất cả chúng ta cùng hít thở một bầu không khí , uống một dòng
nước , lao động nghỉ ngơi và giải trí trong cùng một môi trường . Do đó nhà
nước cần tiếp tục có chính sách khuyến khích cộng đồng dân cư thực hiện hoá
chủ trương của Đảng "bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng toàn dân "
làm tốt nhiệm vụ hoá bảo vệ môi trường trước mắt cần xây dựng chương trình
bảo vệ môi trường để phát triển bền vững từ cộng đồng là cách tiếp cận phù hợp
nhất cho phát triển bền vững môi trường đất nước Thế kỷ 21.

16


17



×