Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

đề cương ôn tập cấu tạo ô tô 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.2 KB, 23 trang )

PHOTO ĐỨC HẠNH

PHOTO ĐỨC HẠNH

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CẤU TẠO Ô TÔ 1

Câu 1: Trình bày các cụm và hệ thống cơ bản trên ô tô nói chung?
Trả lời:
• Động cơ: là nguồn lực phát ra năng lượng để ô tô hoạt động. Động cơ


-

-

thường dùng trên ô tô là động cơ đốt trong kiểu piston. Các bộ phận chính
của động cơ: thân vỏ động cơ, cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền, cơ cấu
phối khí, hệ thống bôi trơn, hệ thống điện.
Gầm ô tô:
Hệ thống truyền lực: là tổ hợp của các cụm, tổng thành nối từ động cơ tới
bánh xe chủ động.
Các bộ phận chuyển động, các hệ thống điều khiển.
• Thân vỏ: dùng để chứa người lái, hành khách và hàng hóa
- Ô tô tải: cabin và thùng chứa hàng
- Ô tô chở người: khoang người lái và khoang hành khách.
• Hệ thống điện:
Hệ thống điện động cơ: hệ thống khởi động, hệ thống nạp, hệ thống đánh
lửa động cơ xăng.
Hệ thống điện thân xe: Hệ thống chiếu sáng, hệ thống gạt nước mưa, hệ
thống điều khiển khác.
Câu 2: Phân tích ưu nhược điểm của phương pháp bố trí động cơ đặt


nằm ngang phía trước, sau cầu chủ động?
Trả lời:

• Ưu điểm: cho phép không gian ứng dụng lớn, dễ dàng bố trí trong khoang

hành lý có thể tích đủ lớn, mở rộng không gian của người ngồi, được sử
dụng trên các ô tô con, khả năng truyền lực của ô tô lớn, ô tô chạy khỏe.
• Nhược điểm: Khó khăn lớn nhất đối với kết cấu này là không gian bố trí
HTTL và các cụm phanh, buồng lái rất chật hẹp, gây rung và có tiếng ồn
cho người lái.

PHOTO ĐÚC HẠNH

1

PHOTO ĐÚC HẠNH


PHOTO ĐỨC HẠNH

PHOTO ĐỨC HẠNH

Câu 3: Nêu công dụng và điều kiện làm việc của nhóm thân máy và
nắp máy?
Trả lời:
a, Thân động cơ:
Công dụng:
Là giá đỡ để bắt các chi tiết, bộ phận của động cơ.
Chịu bộ phận lực của động cơ
Bố trí tương quan các bộ phận, chi tiết của động cơ: trục khuỷu, trục

cam, xi lanh…
- Chứa các đường ống nước, áo nước làm mát cho động cơ.
• Điều kiện làm việc: thân máy là nơi chịu các tải trọng cơ học và tải trọng
nhiệt sinh ra trong quá trình động cơ làm việc, do vậy cần có kết cấu bền
vững, cứng và được tản nhiệt tốt, ngày nay sử dụng nhôm hợp kim để đúc
thân máy nhằm giảm nhẹ trọng lượng. Trong thân máy có các lỗ, các
đường dẫn dầu bôi trơn và nước làm mát nhằm giảm nhiệt độ cho động cơ
bên trong.

-

b, Nắp máy:
Công dụng của nắp máy:
Cùng với xi lanh tạo thành buồng đốt động cơ
Là nơi lắp đặt, đỡ các bộ phận ở trên
Chịu lực
Bố trí tương quan: trục cam, xupap, buồng cháy
Chứa đường nước làm mát và dẫn dầu bôi trơn động cơ.
• Điều kiện làm việc: Trong quá trình làm việc nắp máy chịu trực tiếp các
lực sinh ra trong quá trình cháy, do vậy cần phải đảm bảo xiết chặt nắp
máy và thân máy. Nguyên tắc chung của việc xiết chặt nắp máy là đảm
bảo xiết chặt và tránh gây ứng suất ban đầu, hạn chế khả năng gây tải cục
bộ của nắp máy. Quy trình xiết chặt được nhà chế tạo chỉ dẫn cần phải
tuân thủ, bao gồm: thứ tự xiết, trình tự, momen xiết.

-

Câu 4: Phân tích đặc điểm kết cấu xi lanh và việc làm mát xi lanh? Vẽ
hình minh họa?
Trả lời:

• Đặc điểm kết cấu xi lanh: có cấu trúc ống trụ trơn, là một phần của bộ

phận bao kín buồng đốt, dẫn đường chuyển động của piston, xi lanh được
đúc bằng gang chất lượng đặc biệt, có độ bóng bề mặt làm việc rất cao và
PHOTO ĐÚC HẠNH

2

PHOTO ĐÚC HẠNH


PHOTO ĐỨC HẠNH

PHOTO ĐỨC HẠNH

được nhiệt luyện để đảm bảo độ cứng cần thiết. Một số xi lanh có lớp phủ
bề mặt làm việc ngoài bằng chất liệu chống mài mòn, trên xi lanh có khoét
các lỗ định hình để tạo thành các cửa nạp và xả khí.
- Xi lanh ướt: có mặt thành ngoài tiếp xúc trực tiếp với nước làm mát, xi
lanh ướt được định tâm chính xác ở phía trên và phía dưới của xi lanh và
có các gioăng làm kín để bao kín nước làm mát.
- Xi lanh khô: có mặt thành ngoài không tiếp xúc với khoang nước làm mát
của thân máy.
Câu 5: Phân tích điều kiện làm việc, đặc điểm cấu tạo, vật liệu chế tạo
của phần đỉnh piston?
Trả lời:
• Điều kiện làm việc:

Piston làm việc trong điều kiện rất khắc nghiệt: chịu áp lực khí cháy lớn,
nhiệt độ buồng đốt cao, ma sát liên tục với thành xi lanh, piston và xi lanh

quyết định tới tuổi thọ của động cơ.
• Đặc điểm cấu tạo: phần đỉnh của piston có hình dạng thích hợp theo yêu

cầu kết cấu của buồng đốt, đỉnh piston có dạng: đỉnh lõm, đỉnh cầu, đỉnh
omega, đỉnh delta.
• Vật liệu chế tạo: piston được đúc bằng gang hoặc hợp kim nhôm, piston
gang có độ bền cao, chịu mài mòn tốt, độ giãn nở nhiệt nhỏ, nhưng khối
lượng lớn. Piston nhôm có ưu điểm là nhẹ, dẫn nhiệt tốt, ít khả năng gây
kích nổ hơn, nhưng độ bền và khả năng chịu mài mòn kém, hệ số giãn nở
cao.
(Để tránh hiện tượng bị kẹt piston trong xi lanh do sự giãn nở nhiệt, piston
bằng hợp kim nhôm có thể thiết kế với dạng ô van, xẻ các rãnh chống bị
kẹt trên thân, hoặc được chế tạo vát hai bên bệ chốt piston.)
Câu 6: Nêu công dụng của các bộ phận chính của cơ cấu trục khuỷu,
thanh truyền?
Trả lời:
• Piston: Nén hỗn hợp (không khí – nhiên liệu) trong kì nén. Tiếp nhận áp

suất khí cháy chuyển động sinh công cơ học truyền qua chốt piston, thanh
truyền tới trục khuỷu động cơ.
• Xéc măng:
PHOTO ĐÚC HẠNH

3

PHOTO ĐÚC HẠNH


PHOTO ĐỨC HẠNH


PHOTO ĐỨC HẠNH

- Xéc măng khí: làm kín buồng cháy, ngăn không cho khí cháy lọt xuống





các te dầu.
Xéc măng dầu: gạt dầu bôi trơn xi lanh và piston đồng thời ngăn không
cho dầu bôi trơn lọt lên buồng cháy.
Chốt piston: là chi tiết liên kết giữa piston và thanh truyền, đảm nhận
truyền lực lớn và thực hiện chức năng là một phần của cơ cấu trục khuỷu
thanh truyền.
Thanh truyền: thanh truyền lực từ piston đến trục khuỷu trong kỳ sinh
công và theo chiều ngược lại trong các kỳ khác.
Trục khuỷu: là chi tiết thực hiện chuyển động quay tròn cơ cấu trục khuỷu
thanh truyền. Tiếp nhận lực từ piston do thanh truyền chuyển tới và biến
lực thành momen xoắn.
Câu 7: Nêu các biện pháp kết cấu để bôi trơn chốt khuỷu?
Trả lời:
Câu 8: Nêu công dụng và phân tích đặc điểm của bánh đà?
Trả lời:
Bánh đà là chi tiết cuối của động cơ, nằm ở dưới trục khuỷu, có hình dạng
của một đĩa đặc bằng gang hoặc thép. Trên bề mặt của bánh đà có dầu đặc
biệt để làm chuẩn khi lắp chính xác các cơ cấu khác tương ứng.

• Công dụng: Tích trữ động năng nên có khối lượng quán tính lớn, giúp cân

bằng và làm đều chuyển động của động cơ.

Câu 9: Phân tích điều kiện làm việc, vật liệu chế tạo và kết cấu của
bạc lót trục khuỷu?
Trả lời:
Câu 10: Nêu công dụng của cơ cấu phối khí? Các loại cơ cấu phân
phối khí?
Trả lời:
• Công dụng: Điều khiển quá trình trao đổi khí trong xi lanh. Thực hiện các

công việc đóng mở các cửa nạp và cửa xả với mục đích nạp đầy không khí,
hỗn hợp này cháy và thải sạch khí thải khỏi xi lanh.
• Phân loại:
PHOTO ĐÚC HẠNH

4

PHOTO ĐÚC HẠNH


PHOTO ĐỨC HẠNH

PHOTO ĐỨC HẠNH

- Cơ cấu phân phối khí dùng trục cam – xupap: loại này có kết cấu đơn giản

được dùng phổ biến trên các động cơ hiện nay.
- Cơ cấu phân phối khí dùng van trượt: loại này có kết cấu phức tạp khó chế
tạo, đa số dùng trong các xe đặc chủng như xe đua.
- Cơ cấu phân phối khí dùng piston đóng mở cửa nạp và cửa thải (của động
cơ 2 kỳ): có kết cấu đơn giản, không phải điều chỉnh nhưng chất lượng
trao đổi khí không cao.

• Yêu cầu:
- Đóng mở đúng thời gian quy định
- Độ mở hợp lý để dòng khí dễ lưu thông
- Đóng kín, xupap không tự mở trong quá trình nạp
- Ít mòn, tiếng kêu bé
- Dễ điều chỉnh và sửa chữa, giá thành chế tạo rẻ
Câu 11: Đặc điểm cấu tạo, ưu nhược điểm của cơ cấu xupap treo và
xupap đặt?
Trả lời:
• Xupap treo:
- Cấu tạo gồm:

+ Trục cam, đệm đẩy (con đội), thanh đẩy, vít chỉnh khe hở nhiệt, cò mổ
(đòn gánh), trục cò mổ, xupap, lò xo xupap, đế đỡ lò xo, móng hãm, ống
dẫn hướng xupap và bánh răng dẫn động trục cam.
+ Các xupap, cò mổ (đòn gánh), trục cò mổ, xupap được bố trí ở nắp máy.
- Đặc điểm:

+ Do thể tích buồng đốt nhỏ nên tỉ số nén cao, e cao
+ Được sử dụng cho động cơ diesel và động cơ xăng có công suất lớn
+ Dẫn động phức tạp, sửa chữa khó khăn do cơ cấu có nhiều chi tiết.
- Ưu điểm:

+ Kết cấu buồng đốt gọn, do vậy tỉ lệ nén e có thể lớn
+ Khả năng thải khí cháy nhanh, ít gây kích nổ
- Nhược điểm:

+ Kết cấu phức tạp, số lượng chi tiết nhiều
PHOTO ĐÚC HẠNH


5

PHOTO ĐÚC HẠNH


PHOTO ĐỨC HẠNH

PHOTO ĐỨC HẠNH

+ Khoảng cách truyền động cam dài, hoặc dẫn động xupap xa.
+ Dễ bị xảy ra hiện tượng xupap chạm đỉnh piston (do tuột cá hay điều
chỉnh cam sai)
• Xupap đặt:
- Cấu tạo gồm: trục cam, con đội, xupap, lò xo xupap, đế đỡ lò xo, móng

hãm và ống dẫn hướng xupap.
- Đặc điểm:
+ Do thể tích buồng đốt lớn nên tỉ số nén e thấp, chỉ dùng cho động cơ có
công suất thấp và trung bình.
+ Dẫn động động cơ đơn giản, dễ tháo lắp sửa chữa vì ít chi tiết
+ Mỗi máy thường bố trí 1 xupap hút, 1 xupap xả trục cam đặt ở thân máy
dẫn động bằng bánh răng.
- Ưu điểm:

+ Kết cấu dẫn động cam đơn giản, chiều cao máy nhỏ
+ Khoảng cách truyền động cam ngắn (từ trục khuỷu đến trục cam)
+ Xupap không có khả năng rơi chạm đỉnh piston (vì lý do tuột cá hãm
xupap)
- Nhược điểm:


+ Thể tích buồng đốt lớn, do vậy tỉ lệ nén e nhỏ
+ Khả năng thải khí cháy chậm và còn sót lại nhiều
Câu 12: Trình bày các phương pháp dẫn động trục cam, bố trí trục
cam và xupap? Vẽ hình minh họa.
Trả lời:
• Các phương pháp dẫn động trục cam: truyền động bằng bánh răng, truyền

động bằng đai, truyền động xích.
- Truyền động bằng bánh răng: phương pháp này dùng cho những động cơ
có trục cam đặt ở thân máy, khoảng cách giữa 2 trục không lớn. Có 2 kiểu:
+ Kiểu ăn khớp trực tiếp: loại này bánh răng trục khuỷu và bánh răng trục
cam ăn khớp trực tiếp với nhau, khi đó 2 trục quay ngược chiều nhau.
PHOTO ĐÚC HẠNH

6

PHOTO ĐÚC HẠNH


PHOTO ĐỨC HẠNH

PHOTO ĐỨC HẠNH

+ Kiểu có bánh răng trung gian: bánh răng trục khuỷu và bánh răng trục
cam không ăn khớp với nhau mà thông qua 1 bánh răng trung gian, khi đó
2 trục quay cùng chiều với nhau.
- Truyền động bằng đai: Loại này thường dùng cho các động cơ có trục cam

đặt ở nắp máy, khoảng cách giữa các trục lớn. Phương pháp này có đặc
điểm:

+ Quá trình truyền động êm, ít tiếng ồn
+ Không cần phải bôi trơn
+ Dễ chế tạo, giá thành giảm
+ Phải định kỳ thay dây đai dẫn động
- Truyền động xích: Loại này thường sử dụng trên các động cơ có khoảng

cách giữa 2 trục khá lớn. Trục cam có thể đặt ở thân máy hoặc nắp máy.
Loại này có đặc điểm:
+ Quá trình truyền động gây tiếng ồn
+ Phải bôi trơn thường xuyên cho xích và bánh xích
+ Phải chăm sóc thường xuyên bộ phận truyền động
• Bố trí xupap:

Có 2 cách bố trí xupap là:
- Xupap đặt: được lắp với mặt xupap hướng lên trên, đuôi xupap hướng

xuống dưới.
- Xupap treo: được lắp với mặt xupap quay xuống dưới hướng vào đỉnh
piston, đuôi xupap quay lên trên và được lò xo giữ ở dạng treo.
Câu 13: Phân tích đặc điểm cấu tạo kết cấu xupap? Đặc điểm khác
nhau giữa xupap nạp và xupap thải?
Trả lời:
• Đặc điểm cấu tạo và kết cấu xupap:

Cấu tạo xupap gồm 3 phần:
- Nấm xupap: tiếp xúc với bệ xupap có góc nghiêng thường là 30, 45, 60 độ.

Đây là mặt làm việc rất quan trọng đảm bảo lưu thông dòng khí và kín khí
khi đóng xupap.
PHOTO ĐÚC HẠNH


7

PHOTO ĐÚC HẠNH


PHOTO ĐỨC HẠNH

PHOTO ĐỨC HẠNH

+ Nấm bằng: đơn giản, dễ chế tạo và có diện tích chịu nhiệt nhỏ.
+ Nấm lõm: có bán kính chuyển tiếp giữa nấm và thân lớn nên được dùng
làm xupap nạp để dòng khí đỡ bị quặt. Phần lõm làm giảm trọng lượng của
nấm hay toàn bộ xupap.
+ Nấm lồi: được dùng cho xupap thải nhằm cải thiện cho quá trình thải.
- Thân xupap: có nhiệm vụ dẫn hướng và tản nhiệt cho nấm xupap phần nối

tiếp giữa thân và nấm được làm nhỏ để tránh bị kẹt xupap trong ống dẫn
hướng.
- Đuôi xupap: đuôi xupap phải có kết cấu đặc biệt để lắp đĩa lò xo xupap.
Thông thường đuôi xupap có rãnh vòng, mặt cân để lắp móng hãm.
• Đặc điểm khác nhau giữa xupap nạp và xupap thải:
- Về chức năng: xupap nạp là van đóng mở để điều khiển dòng hỗn hợp và
hơi nhiên liệu vào trong xi lanh. Còn xupap thải để cho hỗn hợp sau khi
cháy và thoát ra ngoài.
- Xupap nạp thường có đường kính lớn hơn xupap xả.
Câu 14: Ý nghĩa khe hở nhiệt trong cơ cấu phân phối khí? Nêu cách
điều chỉnh khe hở nhiệt?
Trả lời:
• Ý nghĩa: Nếu không có khe hở nhiệt thì khi động cơ làm việc xupap bị


giãn nở làm cho nó đóng không kín vào ổ đỡ làm giảm áp suất cuối kỳ
nén. Đồng thời xupap còn dễ bị cháy, nổ bề mặt tiếp xúc với bệ đỡ. Nếu
khe hở nhiệt quá lớn sẽ làm thay đổi thời điểm đóng mở cửa các xupap dẫn
đến làm giảm công suất của động cơ, tăng mức tiêu hao nhiên liệu, giảm
tuổi thọ của động cơ…
• Cách điều chỉnh khe hở nhiệt:
Câu 15: Con đội thủy lực?
Trả lời:
• Cấu tạo gồm: cam, thân con đội, van một chiều, piston, lỗ cấp dầu, lỗ thoát

dầu, đầu cò mổ.
• Yêu cầu đối với con đội: khối lượng nhỏ, diện tích tiếp xúc với bề mặt cam
lớn, ma sát nhỏ, thường được chế tạo bằng thép hợp kim.
• Nguyên lý hoạt động: con đội thủy lực sử dụng áp suất dầu bôi trơn trong
động cơ tạo nên đệm dầu làm êm quá trình làm việc của cơ cấu. Do vậy,
PHOTO ĐÚC HẠNH

8

PHOTO ĐÚC HẠNH


PHOTO ĐỨC HẠNH

PHOTO ĐỨC HẠNH

cơ cấu phối khí sử dụng con đội thủy lực, không cần điều chỉnh khe hở
nhiệt trong quá trình sử dụng.
Câu 16: Bơm xăng cơ khí và bầu lọc xăng?

Trả lời:
• Công dụng của bơm xăng cơ khí, cấu tạo và nguyên lý làm việc:
- Bơm xăng bố trí ở thân máy hay nắp máy của động cơ và được dẫn động

bằng cam.
- Bơm được cấu tạo từ 2 nửa, ngăn cách bởi màng bơm 7. Nắp bơm chua 2
khoang: khoang hút và khoang đẩy, mỗi khoang có 1 van tương ứng với
các đường xăng vào, ra. Thân bơm có các bộ phận dẫn động màng bơm.
- Màng 7 được làm từ cao su chịu xăng và được đỡ bằng 2 đĩa nhỏ, ở giữa
có lắp thanh đẩy 9. Phía dưới màng là lò xo 8. Thanh đẩy liên kết động với
cần bơm 4 và lắc xung quanh trục đẩy 11. Cam quay 5 của bơm là trục
cam của cơ cấu phối khí, có dạng cam đối xứng. Màng bơm có 2 hành
trình: đi xuống nhờ trục cam thông qua cần bơm 4 và thanh đẩy 9, đi lên
nhờ tác dụng của lò xo 8.
- Khi động cơ làm việc, cần bơm xăng luôn hoạt động. Ở hành trình đi
xuống của màng bơm, khoang ở phía trên màng sẽ tạo nên chân không
đóng kín van đẩy, mở van hút, hút xăng vào. Ở hành trình đi lên của màng
bơm, mở van đẩy, dồn xăng tới CHK. Nếu lượng xăng cấp quá nhu cầu
tiêu thụ của CHK, van 1 chiều (dạng kim 3 cạnh) trong CHK đóng lại, áp
suất sau van hút 2 của bơm xăng tăng lên, van hút đóng, màng 7 nằm ở vị
trí cuối cùng, cần bơm 4 không tác động lên thanh đẩy 9. Bơm không hoạt
động cho tới khi mức xăng trong buồng phao CHK giảm xuống và kim 3
cạnh mở cho phép xăng tiếp tục đi vào giữa cần bơm và tấm đỡ lò xo 8 có
khe hở nhất định, để cần bơm di chuyển tự do. Một số bơm xăng có cần
bơm tay cấp nhiên liệu khi động cơ không hoạt động.
• Bầu lọc xăng:
Trong hệ thống cung cấp xăng CHK sử dụng các bộ phận lọc sạch nhiên
liệu: lọc sơ bộ trong thùng xăng trước khi đưa vào bơm xăng, lọc thô trước
bơm xăng, lọc tinh ở CHK.
Nhiên liệu được cấp vào CHK, đi qua các bộ lọc, cặn bẩn, hơi nước và hơi

nước ngưng tụ trong xăng bị bầu lọc xăng giữ lại.
Bộ phận quan trọng của bầu lọc thô là phần tử lọc, phần tử lọc trước đây là
loại các tấm kim loại xếp khít (xăng luồn qua khe hở các bề mặt kim loại).
Ngày nay, phần tử lọc được sử dụng là giấy lọc ceramic, với nguyên lý lọc
PHOTO ĐÚC HẠNH

9

PHOTO ĐÚC HẠNH


PHOTO ĐỨC HẠNH

PHOTO ĐỨC HẠNH

thấm. Xăng được chảy vào phần bên ngoài của phần tử lọc, thấm qua phần
tử lọc vào trong và cấp tới bơm xăng.
Câu 17: Trình bày đặc điểm cấu tạo và nguyên lý làm việc của vòi
phun xăng?
Trả lời:
Gồm 3 loại chính:
• Vòi phun chính điều khiển bằng điện tử. Gồm:
- Lọc tinh, đầu nối điện, vỏ cuộn dây, cuộn dây, lõi sắt từ, vỏ bao, kim phun,

lỗ phun.
- Nguyên lý hoạt động: xăng được dẫn vào vòi phun từ buồng tích áp, đi
theo lưới lọc tinh, theo lỗ trung tâm, qua thân kim phun, xuống tới khoang
cuối gần đầu kim phun với áp suất không đổi. Vào thời điểm phun, CEU
phát tín hiệu điều khiển dưới dạng xung điện, xung này được khuếch đại
và tới cuộn dây, tạo thành nam châm điện hút lõi sắt từ cùng với kim phun

đi lên, van được mở, nhiên liệu phun đi vào đường ống nạp.
Lượng xăng phun phụ thuộc vào thời gian mở lỗ phun, tức là phụ thuộc
vào thời gian tồn tại của tín hiệu điều khiển vòi phun. Dựa theo nguyên tắc
này, vòi phun xăng chính thực hiện điều chỉnh lượng phun theo lập trình
trong ECU.
• Vòi phun chính điều khiển bằng cơ khí:
- Gồm: ốc 6 cạnh, thân ngoài, lọc tinh, van 1 chiều, thân van, lỗ phun.
- Nguyên lý hoạt động: điều khiển bằng áp suất nhiên liệu, thông qua cảm

biến áp suất vào khí nạp. Xăng được cấp qua lưới lọc, van 1 chiều và lỗ
phun, phun vào buồng chứa khí.
Câu 18: Trình bày đặc điểm cấu tạo và nguyên lý làm việc của BCA
kiểu Borch?
Trả lời:
Câu 19: Đặc tính, phân loại dầu bôi trơn?
Trả lời:
• Dầu bôi trơn là chất lỏng công tác trong hệ bôi trơn, nhiệm vụ chính của

nó là tạo nên màng dầu bảo vệ các bề mặt ma sát, giảm ma sát và mài mòn,
giảm tổn thất năng lượng và tản nhiệt cho các chi tiết nóng. Trong quá
PHOTO ĐÚC HẠNH

10

PHOTO ĐÚC HẠNH


PHOTO ĐỨC HẠNH

-


-

-


-

-

PHOTO ĐỨC HẠNH

trình làm việc, dầu bôi trơn phải được tiếp xúc với nhiệt độ rất cao, chịu áp
suất lớn, tiếp xúc với các muội than sinh ra trong quá trình cháy nhiên
liệu… Dầu bôi trơn làm việc trong điều kiện khắc nghiệt như vậy nên cần
có các tính chất cơ bản sau đây:
Có độ nhớt đảm bảo cho mọi chế độ làm việc của động cơ, để tạo được
màng dầu giữa các bề mặt ma sát, giảm ma sát và mài mòn. Độ nhớt của
dầu ít thay đổi trước ảnh hưởng của nhiệt độ.
Có khả năng chống oxy hóa cho các chi tiết được bôi trơn. Bản thân cấu
trúc phân tử của dầu không được chứa các chất oxy hóa và có khả năng
bảo vệ các chi tiết khỏi bị oxy hóa.
Có tính ổn định cao: với khả năng chống lại sự oxy hóa và sự tạo thành các
sản phẩm axit có tính ăn mòn kim loại, không tạo thành các sản phẩm dưới
dạng lớp keo hay muội bám trên bề mặt các chi tiết.
Có khả năng tẩy rửa sạch và không cho cặn bẩn đóng lại trên bề mặt các
chi tiết.
Có nhiệt độ bắt cháy cao để hạn chế hiện tượng cháy dầu, tạo muội than và
làm dầu biến chất nhanh chóng.
Chất lượng của dầu bôi trơn, được đánh giá theo chỉ số SẢ và theo chỉ số

API.
Chỉ số SAE là chỉ số phân loại dầu theo độ nhớt ở nhiệt độ 1000C và (180C). Cách đánh giá theo chỉ số SAE phân biệt các loại dầu thành loại
đơn cấp và loại đa cấp.
Chỉ số API cho biết hạng dầu khi sử dụng cho mỗi loại động cơ xăng và
diesel.
Câu 20: Hệ thống bôi trơn, công dụng, phân loại?
Trả lời:

• Khi hoạt động, các bề mặt chi tiết tiếp xúc với nhau có chuyển động tương

đối của động cơ (piston, xi lanh, ổ trượt, cam, bánh răng…) chịu ma sát và
mài mòn lớn, làm giảm hiệu suất và tuổi thọ của động cơ. Hệ thống bôi
trơn có công dụng đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt có chuyển động tương
đối với nhau nhằm:
- Bôi trơn các bề mặt có chuyển động tương đối với nhau để giảm ma
sát.
- Tản nhiệt, làm mát các chi tiết.
- Rửa sạch các hạt mài khỏi bề mặt làm việc.
- Chống oxy hóa các chi tiết.
- Góp phần bao kín buồng đốt.
PHOTO ĐÚC HẠNH

11

PHOTO ĐÚC HẠNH


PHOTO ĐỨC HẠNH

PHOTO ĐỨC HẠNH


• Phân loại:
- Hệ thống bôi trơn bằng vung té: lợi dụng chuyển động của các chi tiết

(trục khuỷu, thanh truyền, bánh răng…) để vung té dầu lên các bề mặt bôi
trơn. Hệ thống bôi trơn này đơn giản, không cần đến các tb riêng, nhưng
không thể bôi trơn hiệu quả cho các chi tiết ở xa và trên cao.
- Hệ thống bôi trơn bằng cách pha dầu: pha dầu vào nhiên liệu xăng theo 1 tỉ
lệ nào đó (1/20 – 1/50). Dầu được pha vào xăng, theo hỗn hợp nhiên liệu
vào buồng đốt của động cơ. Tại đó dầu đọng lại trên bề mặt chi tiết, bôi
trơn ngay cho các chi tiết đó. Hệ thống bôi trơn này cũng đơn giản nhưng
hiệu quả bôi trơn thấp, nên chỉ sử dụng cho 1 số động cơ 2 kỳ nhỏ.
- Hệ thống bôi trơn cưỡng bức: dùng bơm dầu để đẩy dầu đến các chi tiết
cần bôi trơn. Loại hệ thống bôi trơn này phức tạp, cần nhiều thiết bị riêng
nhưng đảm bảo chất lượng bôi trơn tốt và ổn định nên được dùng phổ biến
cho các loại động cơ đốt trong. Có 2 loại: hệ thống bôi trơn các te ướt và
hệ thống bôi trơn các te khô.
+ Hệ thống bôi trơn các te ướt: là HTBT sử dụng các te động cơ để chứa
dầu bôi trơn. Trên động cơ ô tô phổ biến sử dụng phương pháp bôi trơn
cưỡng bức kết hợp vung té với dạng các te ướt.
+ Hệ thống bôi trơn các te khô: sử dụng thùng chứa dầu bôi trơn riêng
được sử dụng trên động cơ có yêu cầu cao về bôi trơn: xe làm việc trên
dốc thường xuyên, xe có hệ thống làm mát bằng không khí.

PHOTO ĐÚC HẠNH

12

PHOTO ĐÚC HẠNH



PHOTO ĐỨC HẠNH

PHOTO ĐỨC HẠNH

Câu 21: Vẽ sơ đồ, nguyên lý làm việc của các te ướt. Ưu nhược điểm
của các te ướt và các te khô?
Trả lời:
• Sơ đồ:

Trang 39

• Nguyên lý làm việc:

Khi động cơ làm việc, dầu bôi trơn chứa trong đáy các te 1 qua phễu hút
có lưới lọc 2. Trường hợp áp suất dầu sau bơm dầu 3 quá lớn, van an toàn
4 mở dầu hồi bớt về các te. Dầu được bơm đầy qua bầu lọc thô 5 đi vào
đường dầu chính 8. Trong trường hợp bầu lọc thô bị tắc, áp suất trước bầu
lọc tăng lên và van 1 chiều 6 mở cho phép dầu đi trực tiếp vào đường dầu
chính để đi bôi trơn mà không cần qua bầu lọc thô. Dầu từ đường dầu
chính đi bôi trơn các chi tiết cần thiết và một phần nhỏ đi qua bầu lọc tinh
và đổ về các te. Sau khi bôi trơn các chi tiết dầu bị nóng lên và rơi xuống
các te. Kết hợp với bôi trơn cưỡng bức, các chi tiết khác còn được bôi trơn
bằng vung té nhờ chuyển động của các chi tiết chuyển động. Dầu bôi trơn
PHOTO ĐÚC HẠNH

13

PHOTO ĐÚC HẠNH



PHOTO ĐỨC HẠNH

PHOTO ĐỨC HẠNH

có khả năng cuốn theo các mạt kim loại và chuyển chúng về các te hay bầu
lọc.
Dầu bôi trơn và hấp thụ nhiệt, truyền nhiệt ra môi trường qua đáy các te.
Tuy nhiên sự truyền nhiệt này không đáp ứng khả năng duy trì ổn định
nhiệt độ làm việc của dầu. Một phần dầu còn được bơm sang két làm mát
mái dầu 18 qua khóa 16 và van 1 chiều 17.
• Ưu nhược điểm của các te ướt và các te khô:

Ưu điểm
Nhược
điểm

HTBT các te ướt
Kết cấu gọn
Tăng chiều cao động cơ
Động cơ bị nghiêng nhiều.
Dầu bị dồn về 1 phía
Phao hút không tiếp cận
được với dầu và động cơ

HTBT các te khô
Độ dốc thoải, động cơ cân
bằng dầu được định hình tốt.
Kết cầu phức tạp
Động cơ cồng kềnh, nhiều

chi tiết.

Câu 22: Nêu các bộ phận các mối ghép cần bôi trơn?
Trả lời:
-

Trục khuỷu
Thanh truyền
Cò mổ
Trục cam
Piston

Câu 23: Các loại dầu bôi trơn và phân loại các loại dầu đó?
Trả lời:
Dầu bôi trơn là chất lỏng công tác trong HTBT. Nhiệm vụ chính là tạo nên
màng dầu bảo vệ các bề mặt ma sát, giảm ma sát và mài mòn, giảm tổn
thất năng lượng và tản nhiệt cho các chi tiết nóng.
Phân loại dầu bôi trơn: Chất lượng dầu bôi trơn được đánh giá theo chỉ số
SAE:
-

Dầu đơn cấp: có chỉ số độ nhớt 10. Ký hiệu SAE10W
Dầu đa cấp: có chỉ số độ nhớt 20. Ký hiệu SAE20W/50.
Dầu có ký hiệu API-CF là loại dầu dùng cho động cơ diesel.
Dầu có ký hiệu API-SH là loại dầu dùng cho động cơ xăng.

PHOTO ĐÚC HẠNH

14


PHOTO ĐÚC HẠNH


PHOTO ĐỨC HẠNH

PHOTO ĐỨC HẠNH

Câu 24: Hệ thống làm mát? Các loại HTLM và công dụng?
Trả lời:
Hệ thống làm mát có tác dụng điều hòa tản nhiệt kịp thời cho các chi tiết bị
nung nóng quá, duy trì nhiệt độ cho động cơ làm việc tốt nhất.
Phân loại HTLM:
-

HTLM bằng không khí
HTLM bằng nước
HTLM đối lưu
HTLM cưỡng bức
HTLM vòng tuần hoàn hở
HTLM vòng tuần hoàn kín

Câu 25: Sơ đồ, nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát bằng nước?
Trả lời:
• Sơ đồ:

Trang 34

• Nguyên lý làm việc:

Nước làm mát có nhiệt độ thấp được bơm 12 hút từ bình chứa dưới của két

nước 7 qua đường ống 10 qua két 13 để làm mát dầu sau đó vào động cơ.
Để phân phối nước làm mát đồng đều cho các xi lanh, nước sau khi bơm
PHOTO ĐÚC HẠNH

15

PHOTO ĐÚC HẠNH


PHOTO ĐỨC HẠNH

PHOTO ĐỨC HẠNH

vào thân máy chảy qua ống phân phối 14 đúc sẵn trong thân máy. Sau khi
làm mát xi lanh, nước lên làm mát nắp rồi theo đường ống 3 ra khỏi động
cơ nhiệt độ cao đến van hằng nhiệt 5. Van hằng nhiệt mở, nước qua van
vào bình chứa phía trên két nước. Tiếp theo, nước từ bình phía trên đi qua
các ống mỏng có gắn cách tản nhiệt. Nước sẽ được làm mát nhờ dòng
không khí do quạt 8 được dẫn động từ trục khuỷu tạo ra. Tại phía dưới của
két làm mát, nước có nhiệt độ thấp hơn lại được bơm hút vào động cơ thực
hiện 1 chu trình làm mát tuần hoàn.
Câu 26: Yêu cầu đối với chất lỏng làm mát?
Trả lời:
Đảm bảo yêu cầu:
- Có khả nang trao đổi nhiệt tốt
- Có nhiệt độ điểm sôi cao hơn nhiệt độ tối đa cho phép trong hệ thống làm
-

mát khoảng 25-300C để hạn chế sự bay hơi.
Không được tạo các chất cặn bám lên các bề mặt cần làm mát làm giảm

hiệu quả làm mát.
Không ăn mòn các chi tiết trong HTLM và các đường ống dẫn và đặc biệt
nó phải có khả năng chống xâm thực.
Có đột nhớt thích hợp để giảm độ rò rỉ
Có nhiệt độ điểm đông đặc thấp hơn nhiệt độ của môi trường không khí
Không độc hại đối với môi trường và giá thành không quá cao.
Câu 27: Trình bày công dụng, cấu tạo két nước làm mát. Tại sao phải
đảm bảo áp suất trong hệ thống được ổn định? Nêu các biện pháp
giảm tiêu hao nước làm mát?
Trả lời:
Két nước làm mát là bộ phận trao đổi nhiệt trong HTLM. Nước nóng sau
khi làm mát động cơ đưa tới két làm mát nước được luồng không khí đi
qua lấy bớt nhiệt và nguội đi.
Két nước bao gồm khoang nước ra và khoang nước vào, ống dẫn nước
mát, van xả, tay điều khiển, giá đỡ tấm chắn, nắp két nước, miệng đổ
nước, ống dẫn nước nóng, bộ tản nhiệt, tấm dẫn hướng.

• Phải đảm bảo áp suất trong HT được ổn định vì đảm bảo cho nước làm

mát lưu thông theo 1 trong 2 vòng tuần hoàn.
• Các biện pháp làm giảm tiêu hao nước làm mát:
PHOTO ĐÚC HẠNH

16

PHOTO ĐÚC HẠNH


PHOTO ĐỨC HẠNH


PHOTO ĐỨC HẠNH

Câu 28: Công dụng của hệ thống truyền lực trên ô tô? Các cụm cơ
bản của HTTL 1 cầu chủ động đặt sau?
Trả lời:
• Công dụng:
- Truyền, biến đổi và phân bố momen xoắn từ động cơ tới các bánh xe chủ

động của ô tô.
- Ngắt tạm thời dòng truyền lực trong khoảng thời gian nhất định
- Thực hiện đổi chiều chuyển động nhằm tạo chuyển động lùi cho xe
• Các cụm cơ bản của HTTL 1 cầu chủ động đặt sau: với cấu trúc động cơ
và ly hợp, hộp số, trục truyền, cầu xe, bánh xe chủ động.
Câu 29: Công dụng, nguyên lý, nội dung, yêu cầu của ly hợp ma sát
khô?
Trả lời:
Ly hợp là một cụm quan trọng của HTTL, nó có nhiệm vụ:
- Nối momen truyền từ bánh đà động cơ tới HTTL. Khi gài số hoặc chuyển

số, ly hợp ngắt tạm thời dòng truyền, sau đó nối lại để ô tô khởi hành và
chuyển động êm dịu.
- Là cơ cấu an toàn bảo vệ toàn bộ HTTL trước tác động của sự thay đổi tải
trọng xuất hiện ở các chế độ quá độ khi chuyển động trên các loại đường
phức tạp hoặc khi phanh đột ngột mà ly hợp đang được nối.
• Yêu cầu ly hợp ma sát khô là cần thoát nhiệt tốt, hạn chế tối đa ảnh hưởng
của nhiệt độ tới hệ số ma sát, độ bền của các chi tiết đàn hồi.
• Ly hợp 1 đĩa ma sát khô được sử dụng phổ biến trên ô tô. Cấu tạo được vẽ
như sau:

PHOTO ĐÚC HẠNH


17

PHOTO ĐÚC HẠNH


PHOTO ĐỨC HẠNH

PHOTO ĐỨC HẠNH


1.Các te ; 2.Vỏ ly hợp; 3. Đĩa ép
4.Đĩa bị động; 5.Moay ơ đĩa bị
động
6. Trục ly hợp; 7.bánh đà
8. Tấm ma sát; 9. Ổ bi tỳ
10.Lò xo giảm chấn
11. Lò xo ép và giãn nở
12. Càng gạt; 13. Trục khuỷu
14. Bàn đạp; 15. Bàn kéo
16. Thanh truyền mô men xoắn

• Nguyên lý làm việc: ly hợp trên ô tô truyền momen xoắn khi ô tô hoạt

động. Sự làm việc của ly hợp được chia thành 2 trạng thái cơ bản: đóng và
mở.
Trong quá trình khởi hành, chuyển số và phanh, người lái tác động lực
điều khiển trên bàn đạp ly hợp ở buồng lái, bàn đạp dịch chuyển dẫn động
dịch chuyển đĩa ép sang phải thực hiện mở ly hợp, ngắt dòng truyền
momen từ động cơ đến HTTL.

Trạng thái ly hợp đóng: bàn đạp ly hợp ở vị trí ban đầu dưới tác dụng của
các lò xo hồi vị bố trí trên ly hợp, đĩa bị động được ép giữa bánh đà và đĩa
ép bằng lực của lò xo đĩa momen ma sát được tạo nên giữa chúng. Momen
xoắn truyền từ phần chủ động tới phần bị động qua bề mặt tiếp xúc giữa
đĩa bị động với bánh đà và đĩa ép tới trục bị động của ly hợp, sang hộp số.
Trạng thái mở ly hợp: khi tác dụng lực điều khiển lên bàn đạp, bàn đạp
dịch chuyển, đầu trong càng gạt và ổ bi dịch chuyển sang trái, khắc phục
khe hở, ép lò xo ép kéo đĩa ép dịch chuyển sang phải, tách các bề mặt ma
sát của đĩa bị động ra khỏi bánh đà và đĩa ép. Momen ma sát giảm và triệt
tiêu ly hợp được mở, thực hiện ngắt momen truyền từ động cơ tới hộp số.
Ở trạng thái mở ly hợp, lực điều khiển cần thắng lực ép của lò xo để dịch
chuyển đĩa ép sang phải.
PHOTO ĐÚC HẠNH

18

PHOTO ĐÚC HẠNH


PHOTO ĐỨC HẠNH

PHOTO ĐỨC HẠNH

Câu 30: So sánh ly hợp ma sát 1 đĩa và 2 đĩa bị động?
Trả lời:
So với ly hợp 1 đĩa, ly hợp 2 đĩa có ưu điểm:
- Nếu cùng 1 kích thước bao ngoài và lực ép như nhau, ly hợp 2 đĩa (với 2

đôi bề mặt ma sát). Truyền được momen lớn hơn do vậy thường được
dùng trên ô tô có tải trọng lớn hoặc ô tô có kéo rơ mooc nặng. Nếu cùng

truyền 1 momen như nhau có kích thước bao ngoài của ly hợp 2 đĩa nhỏ
hơn.
- Cho phép đóng êm dịu hơn.
Nhược điểm: Ly hợp ma sát 2 đĩa có kết cấu phức tạp hơn quá trình mở
không dứt khoát.
Câu 31: Trình bày các dạng HTTL cơ khí trên ô tô con, ô tô tải, ô tô
buýt?
Trả lời:
Câu 32: Trình bày đặc điểm cấu tạo và kết cấu của đĩa bị động?
Trả lời:
Câu 33: Trình bày cấu tạo nguyên lý làm việc dẫn động ly hợp cơ khí
có trợ lực khí nén?
Trả lời:
Cấu tạo: hệ thống bao gồm 2 phần chính:
Phần dẫn động cơ khí bao gồm các khâu khớp đòn nối cứng (bàn đạp,
thanh nối đứng, các đòn, đòn quay) Phần cơ khí có cấu trục chung tương
tự như của các dạng dẫn động cơ khí đơn thuần.
Phần trợ lực bao gồm: nguồn cung cấp năng lượng khí nén, van điều khiển
xi lanh lực.
Cấu tạo của xi lanh lực gồm: vỏ xi lanh, piston lực, vòng làm kín. Trên vỏ
xi lanh bố trí đường dẫn khí nén.
Xi lanh lực làm việc khi được cung cấp khí nén từ van phân phối và thoát
ra ngoài khí quyển. Tác dụng của xi lanh khí nén nhằm tạo nên lực đẩy hỗ
trợ cho lực của người lái truyền xuống làm quay đèn và càng gạt.
PHOTO ĐÚC HẠNH

19

PHOTO ĐÚC HẠNH



PHOTO ĐỨC HẠNH

PHOTO ĐỨC HẠNH

Van phân phối khí đóng vai trò của bộ kiểm soát đóng mở đường khí cấp
cho xi lanh lực. Van nhỏ gọn bố trí nằm trên thân của đòn nối, tương ứng
với trạng thái khi ly hợp đóng. Cấu tạo của van phân phối khí gồm 2
khoang: khoang A nối với bình dự trữ khí nén; khoang B nối với xi lanh
lực. Khoang A, B tách nhau bởi van. Khi đạp bàn đạp nó dịch chuyển so
với con trượt. Ban đầu con trượt tỳ vào van, sau đó tách van ra khỏi đế
van. Khoang B tách khỏi khí quyển và được nối thông với khoang A, khí
nén từ khoang A qua van sang khoang B, dẫn hơi xi lanh lực, tác động lực
ngắn ly hợp. Như vậy, sự dịch chuyển của càng gạt chịu tác động của lực
người lái và lực của xi lanh lực. Khi nhả bàn đạp, dưới tác dụng của lò xo
ép, lò xo hồi vị, các đòn cà thanh kéo trở về vị trí ban đầu, van đóng lại
khoang B và xi lanh lực xả khí nén ra khí quyển, đảm bảo ly hợp đóng
hoàn toàn.
Câu 34: Trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc dẫn động của ly hợp
thủy lực có trợ lực khí nén?
Trả lời:
Cấu tạo: Bàn đạp, cần piston, xi lanh chính, đường ống dẫn dầu, càng gạt,
tương tự như các dạng dẫn động thực đơn thuần. Phần trợ lực bao gồm:
nguồn cung cấp năng lượng khí nén, van điều khiển, xi lanh trợ lực khí
nén.
Cấu tạo xi lanh lực gồm: vỏ xi lanh, piston lực. Trên vỏ bố trí đường dẫn
khí nén qua khoang E, van khí vào khoang A.
Xi lanh lực làm việc khi được cung cấp khí nén nhờ van mở. Khi thôi cấp
khí, khí nén trong khoang A thoát ra ngoài khí quyển qua van và lỗ thoát
khí.

Van điều khiển có khoang D nối với khoang B trong xi lanh thủy lực khi
đạp bàn đạp ly hợp, dầu trong xi lanh chính tăng áp và dẫn vào khoang B.
Một mặt, dầu có áp lực đẩy piston sang phải thực hiện mở ly hợp, mặt
khác dầu tới khoang D, đẩy piston sang trái đóng van, tiếp lực mở van
khoang A ko thông với khí quyển, được nối vào khoang E và cho khí nén
giãn tới đẩy piston 18 dịch chuyển sang phải thông qua thanh đẩy, áp lực
khí nén cùng với áp lực dầu trong khoang C thực hiện công tác dụng điều
khiển càng gạt mở ly hợp. Như vậy, áp lực khí nén tạo nên lực đẩy hỗ trợ
cho lực của người lái thực hiện trợ lực mở ly hợp.

PHOTO ĐÚC HẠNH

20

PHOTO ĐÚC HẠNH


PHOTO ĐỨC HẠNH

PHOTO ĐỨC HẠNH

Câu 35: Công dụng, phân loại hộp số? Trình bày vẽ sơ đồ trục?
Trả lời:
• Công dụng: Thay đổi tốc độ và momen truyền trên các bánh xe. Thay đổi

-

-

-


chiều chuyển động (tiến/lùi). Ngắt động cơ lâu dài khỏi hệ truyền lực.
Phân loại:
Theo đặc điểm tỷ số truyền: hộp số vô cấp và hộp số có cấp. Hộp số vô
cấp được dùng để tạo thành HTTL vô cấp, trong đó hộp số có tỷ số truyền
biến đổi liên tục, trong khoảng tỷ số truyền định sẵn, từ thấp đến cao và
ngược lại. Hộp số có cấp tạo thành HTTL có cấp, được dùng phổ biến trên
ô tô.
Theo cấu trúc truyền lực giữa các bánh răng: các bánh răng ăn khớp ngoài
với các trục cố định (hộp số thường), kết hợp các bánh răng ăn khớp ngoài
có trục di động (hộp số hành tinh).
Theo phương pháp động cơ chuyển số của hộp số: động cơ bằng tay, tự
động, bán tự động.
Câu 36: Phân tích cơ cấu 5 số tiến 1 số lùi bố trí dọc xe?
Trả lời:
Hộp số 5 số tiến 1 số lùi với 3 trục cơ bản I, II, III
Trục chủ động I đồng thời là trục bị động của ly hợp đặt trên 2 ổ lăn, 1 gối
vào trong bánh đà, 1 đặt trên vỏ hộp số. Trục bố trí bánh răng za thường
xuyên ăn khớp với bánh răng z’a. Trong lòng bánh răng bố trí gối đỡ cho
trục III.
Trục trung gian II: đặt trên 2 ổ lăn của vỏ hộp số trên trục bố trí 5 bánh
răng nghiêng z’a z’4 z’3 z’c z’2. Nhờ các then bán nguyệt và một bánh răng
phẳng z’1 chế tạo liền trục bị động III bố trí trên 2 ổ lăn: 1 gối trên vỏ, 1 gối
vào bánh răng z’a. Trục mang theo: 3 trục bánh răng nghiêng z4, z3, z2 lắp
quay trên trục 1 bánh răng thẳng z1 di trượt bằng then hoa đảm bảo cho
việc dịch chuyển gài số trực tiếp, 2 bộ khớp gài G2, G3 di trượt được trên
then hoa của trục. Các bánh răng z4, z3, z2 chỉ liên kết với trục khi các khớp
gài G2, G3 được gài vào vị trí tương ứng khi 1 BR được gài các BR khác sẽ
ở vị trí tự do. Vị trí khớp gài G3 có thể bố trí nối với BR za, tạo nên khả
năng truyền thẳng momen từ trục I sang trục III. Khớp gài G1 đặt trên bánh

răng z1 sẽ lùi việc bố trí thêm trục VI cho phép tạo thành số lùi với 3 cặp
bánh răng ăn khớp và đảo chiều quay của trục di động.

PHOTO ĐÚC HẠNH

21

PHOTO ĐÚC HẠNH


PHOTO ĐỨC HẠNH

PHOTO ĐỨC HẠNH

Câu 37: Công dụng, phân loại, yêu cầu kết cấu cầu ô tô? Vẽ sơ đồ?
Trả lời:
2 dạng cơ bản: cầu bị động và cầu chủ động
Cầu chủ động là 1 cụm của HTTL. Các bánh xe của cầu chủ động nhận
công suất từ động cơ truyền tới và tạo ra lực đẩy tại vị trí tiếp xúc với mặt
đường nhờ đó ô tô có thể chuyển động, trên ô tô có ít nhất 1 cầu chủ động.
Cầu bị động không thuộc về HTTL. Cùng với bánh xe cầu bị động đảm
nhận chức năng đỡ 1 phần trọng lượng của ô tô và ko có khả năng tạo lực
đẩy phụ thuộc vào bố trí hệ thống dẫn hướng cho ô tô, cầu ô tô được phân
thành cầu dẫn chuyển hướng và cầu ko chuyển hướng.
Công dụng: là giá đỡ phần trọng lượng của ô tô phân bố lên nó và nhận
các phản lực từ mặt đường hoạt động lên ô tô.
Ngoài ra phụ thuộc vào chức năng các cầu ô tô còn có công dụng:
Cầu chủ động: đảm nhận chức năng như hộp giảm tốc và phân phối công
suất dẫn đến các bánh xe chuyển động.
Cầu dẫn hướng kết hợp với hệ thống lái để thực hiện việc dẫn hướng

chuyển động của ô tô.
Câu 38: Trình bày công dụng, phân loại bộ vi sai sử dụng trên ôt ô?
Trả lời:
Công dụng của bộ vi sai trong cầu chủ động là nhằm đảm bảo các bánh xe
chuyển động có thể quay với các tốc độ khác nhau, truyền và phân phối
momen từ truyền lực chính dẫn đến các bánh xe.
Phân loại:
Vi sai bánh răng: côn trụ trục vít bánh răng vít.
Vi sai cam:
Trên ô tô phổ biến sử dụng là vi sai bánh răng côn. Các loại vi sai bánh
răng trụ, trục vít – bánh vít, vi sai cam được sử dụng trên 1 số ô tô có khả
năng cơ động cao.

PHOTO ĐÚC HẠNH

22

PHOTO ĐÚC HẠNH


PHOTO ĐỨC HẠNH

PHOTO ĐỨC HẠNH

Câu 39: Vẽ sơ đồ trình bày nguyên lý làm việc của bộ vi sai côn đối
xứng?
Trả lời:

PHOTO ĐÚC HẠNH


23

PHOTO ĐÚC HẠNH



×