BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHƯƠNG TRÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG HỌC (SEQAP)
-----------------------------------------
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH VỀ
- QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC, BỐ TRÍ GIÁO VIÊN ĐỂ THỰC HIỆN VIỆC
CHUYỂN ĐỔI SANG DẠY HỌC CẢ NGÀY (FDS ) Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
- MỐI LIÊN HỆ GIỮA CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN VÀ CHỨC DANH
Chuyên gia tư vấn: Th.s Nguyễn Thị Minh Hòa
Hà Nội - 4/ 2011
MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU
4
1. Đặt vấn đề
4
2. Mục đích nghiên cứu
5
3. Nội dung nghiên cứu
5
4. Phương pháp nghiên cứu
6
PHẦN II: MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
7
1. Định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập
7
1.1. Định mức về biên chế viên chức ở trường tiểu học (số GV/ lớp)
7
1.2. Định mức lao động của giáo viên tiểu học ( số tiết/ tuần )
7
2. Thực trạng triển khai mô hình dạy học cả ngày (FDS) của một số địa
phương và vấn đề quản lý nguồn nhân lực
8
2.1.Thực trạng triển khai dạy học cả ngày (FDS) và vấn đề quản lý nguồn
8
nhân lực
2.2. Việc áp dụng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
18
2.3. Chuẩn Hiệu trưởng trường tiểu học
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
19
1. Kết luận
19
2. Đề xuất, kiến nghị khung chính sách, áp dụng Chuẩn nghề nghiệp và
21
chức danh ( bao gồm cả Chuẩn hiệu trưởng )
2.1. Đề xuất chính sách về quản lý nguồn nhân lực
21
2.1.1 Định mức về Qui mô trường học
21
2.1.2 Định mức biên chế giáo viên cho T30, T35
22
2.1.3 Chính sách đối với CBQL, GV và HS
28
2.1.4 Sử dụng quỹ phúc lợi học sinh và quỹ phúc lợi nhà trường
32
2.1.5 Huy động sự tham gia của công đồng
33
2.2. Đề xuất áp dụng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học
34
2.2.1. Nhận định, đánh giá
34
2.2.2. Đề xuất xếp loại Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học
35
1
2.2.3. Đề xuất áp dụng Chuẩn với các chức danh: Giáo viên,
36
Giáo viên chính, Giáo viên cao cấp
2.3. Xây dựng bổ sung các tiêu chí cho bộ Chuẩn hiệu trưởng và đề xuất
37
áp dụng
2.3.1. Nhận định và bổ sung bộ Chuẩn hiệu trưởng
37
2.3.2. Đề xuất áp dụng bộ Chuẩn hiệu trưởng
39
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
SEQAP
Chương trình Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học
HDS
Dạy học nửa ngày
FDS
Dạy học cả ngày
CSVC
Cơ sở vật chất
PPDH
Phương pháp dạy học
VD
Ví dụ
GD
Giáo dục
GD ĐT
Giáo dục đào tạo
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
PH
Phụ huynh
CMHS
Cha mẹ học sinh
CBQL
Cán bộ quản lý
TPT
Tổng phụ trách
TNTPHCM
Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
2
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam số trường tiểu học chuyển sang dạy
học hai buổi/ngày đang gia tăng. Tuy nhiên ở các vùng miền, việc triển khai chương
trình dạy học cả ngày rất khác nhau. Ở các vùng khó khăn tỷ lệ này còn rất
thấp.Việc tổ chức dạy học cả ngày khá đa dạng, nhiều trường tổ chức tốt, kết quả
học tập toàn diện của học sinh được nâng cao nên đã nhận được sự đồng tình, ủng
hộ của cha mẹ học sinh và chính quyền địa phương, thu hút được nhiều nguồn lực
phục vụ cho quá trình dạy học của nhà trường.Tuy nhiên, ở nhiều trường, nhiều địa
phương việc triển khai dạy học hai buổi/ngày chưa thực sự có hiệu quả (chẳng hạn
kế hoạch dạy học chưa thật hợp lí, tổ chức các hoạt động còn đơn điệu; chưa khai
thác hết tiềm năng để thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục toàn diện, đáp ứng
nhu cầu phát triển năng lực cá nhân của học sinh, sử dụng và phân phối các nguồn
lực chưa thật hợp lí,...) có thể dẫn tới gây áp lực nặng nề cho học sinh (HS) và giáo
viên (GV). Để có thể triển khai dạy học cả ngày nhiều trường, nhiều địa phương
còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, kinh phí, đội ngũ giáo viên, về nội dung
giáo dục, điều kiện xã hội và gia đình học sinh (do đó dẫn tới nhu cầu và khả năng
đóng góp còn hạn chế), còn lúng túng trong công tác quản lý, tổ chức dạy học.
Việc bố trí giáo viên và khối lượng công việc của giáo viên chưa cân đối, còn
thiếu chủng loại; các tiêu chuẩn nghề nghiệp cần được sử dụng và xây dựng đầy đủ
hơn như là một công cụ nhằm cải thiện hoạt động giảng dạy của giáo viên, cần có
sự tập trung giải quyết một cách cấp thiết. Ngoài những vấn đề liên quan tới việc
phân bổ khối lượng công việc của giáo viên, việc sử dụng các Chuẩn nghề nghiệp
của nguồn nhân lực là một lĩnh vực khác cần tiếp tục được nghiên cứu, áp dụng và
đánh giá thường xuyên. Qua khảo sát thấy rằng, bộ Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
tiểu học đã được áp dụng nhưng vẫn còn hạn chế và ứng dụng của nó cho việc phát
triển nghề nghiệp (và trả lương) vẫn chưa hiệu quả do các quy định chưa đồng bộ.
Do vậy việc Nghiên cứu chính sách về:- Quản lý nguồn nhân lực, bố trí giáo
viên để thực hiện việc chuyển đổi sang dạy học cả ngày (FDS) ở trường tiểu học;3
Mối liên hệ giữa Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và chức danh là công việc
quan trọng, rất cầp thiết để phục vụ cho quá trình chuyển đổi từ dạy học 1
buổi/ngày (HDS) sang dạy học 2 buổi/ngày (FDS) của Dự án SEQAP nhằm đạt
được hiệu quả mong muốn: Nâng cao chất lượng giáo dục trường học.
Dạy học cả ngày (tiếng Anh là: full day schooling, viết tắt là FDS) là
phương thức bổ sung thêm thời gian cho việc học tập/ sinh hoạt ở trường nhằm tạo
điều kiện để tổ chức các hoạt động giáo dục cả buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều.
FDS sẽ sử dụng có hiệu quả thời gian tăng thêm ở trường để tổ chức các hoạt động
giáo dục theo một chương trình, kế hoạch, thời gian biểu đã được điều chỉnh và mở
rộng hợp lý. Học sinh tham gia thực hiện phương thức FDS sẽ được học tập/ hoạt
động cả buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều tại trường vào một số ngày trong tuần.
Mặt khác, đội ngũ nhân lực nhà trường cần phải có kỹ năng, kiến thức cũng như
phương pháp, kỹ thuật để tổ chức dạy học cả ngày; mở rộng không gian và tăng
nguồn lực để bù đắp các chi phí tăng thêm cho công tác tổ chức nhà trường khi thời
gian ở trường kéo dài; và cuối cùng là một số chi phí ngoài giáo dục liên quan tới
việc hỗ trợ cho học sinh học tập, sinh họat cả ngày tại trường.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Chẩn đoán và nghiên cứu chính sách về quản lý nguồn nhân lực, đề xuất
cải thiện việc bố trí giáo viên và điều chỉnh khối lượng công việc của giáo viên.
2.2. Chẩn đoán và nghiên cứu về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên, đề từ đó
nghiên cứu điều chỉnh các tiêu chí của Chuẩn nghề nghiệp, đảm bảo sự gắn kết hiệu
quả với các chức danh, sự phát triển nghề nghiệp và trả lương.
2.3. Xây dựng các chuẩn cho hiệu trưởng và những đề xuất cho việc áp dụng
Chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên và hiệu trưởng.
3. Nội dung nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu chính sách về việc tuyển dụng, quản lý và phân bổ giáo viên
cho FDS với những lĩnh vực sau:
4
- Xác định những lợi ích trong việc phân bổ giáo viên (quy mô lớp học tối
thiểu, các phương án phân bổ hợp lý giáo viên cho FDS; tỷ lệ tối ưu giáo viên/lớp
học cho T30 và T35).
- Xem xét, đánh giá khối lượng công việc của GV (tổng giờ làm việc, giảng
dạy trên lớp, việc soạn bài, các hoạt động khác ngoài giảng dạy tại trường...).
- Nghiên cứu sự khác biệt giữa giáo viên dạy môn cơ bản và giáo viên dạy
các môn chuyên biệt.
3.2. Nghiên cứu chính sách nhằm nâng cao tính ứng dụng và bổ sung Chuẩn
nghề nghiệp giáo viên . Mối liên hệ giữa các tiêu chí của Chuẩn nghề nghiệp giáo
viên tiểu học và các chức danh:( GV, GV chính, GV cao cấp); sự phát triển nghề
nghiệp (thăng chức và trả lương cho giáo viên).
3.3. Xây dựng hoàn thiện một bộ Chuẩn/tiêu chí nghề nghiệp thử nghiệm cho
hiệu trưởng trường tiểu học, hoàn thành các chuẩn này cho FDS so sánh với chuẩn
cho hiệu trưởng thuộc các trường tiểu học ngoài công lập.
- Bổ sung xây dựng tiêu chí Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học.
- Xem xét quy định hiện nay về Chuẩn/tiêu chí và chức danh cho hiệu trưởng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, các phương pháp sau đã được sử dụng:
- Khảo sát tình hình thực tiễn.
- Tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp chuyên gia (trực tiếp trao đổi trò chuyện với cán bộ quản lý
trường học, GV, HS, CMHS)
- Điều tra (qua phiếu hỏi CBQL, GV, HS, CMHS), tổng hợp phân tích, đánh
giá thực tiễn.
- Thu thập thông tin qua tài liệu sẵn có.
5
PHẦN II: MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập
Theo Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT/BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 và
Thông tư số:28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ GD-ĐT Hướng dẫn
định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập và quy định
về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông:
1.1. Định mức về biên chế viên chức ở trường tiểu học (số GV/ lớp)
- Tại Điểm b Mục 1 Chương II Thông tư số 35/2006/TTLT/BGDĐT-BNV quy
định về biên chế giáo viên trường tiểu học:
- Đối với trường tiểu học dạy 1 buổi trong ngày được bố trí biên chế không
quá 1,20 giáo viên trong 1 lớp;
- Đối với trường tiểu học dạy 2 buổi trong ngày được bố trí biên chế không
quá 1,50 giáo viên trong 1 lớp;
Mỗi trường bố trí 01 biên chế giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền
phong Hồ Chí Minh.
* Đối với nữ giáo viên còn trong độ tuổi sinh sản (chưa sinh từ 1 đến 2
con), số thời gian nghỉ thai sản được tính để bổ sung thêm quỹ lương (nếu còn
thiếu) của trường để trả cho người trực tiếp dạy thay.
* Để thực hiện chính sách giáo dục đối với vùng dân tộc, thực hiện phổ cập
giáo dục và do đặc điểm địa lý dẫn đến việc phân bổ dân cư không đồng đều, Chính
phủ cho phép một số trường phổ thông có qui mô nhỏ (đặc biệt là vùng cao, hải
đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng kênh rạch...) nhằm
tạo điều kiện cho học sinh đi học thuận lợi. Trường hợp này khi bố trí giáo viên cho
các trường học phải căn cứ vào yêu cầu cụ thể của từng trường, không tính tỷ lệ
theo số lớp và số học sinh/lớp đó được qui định để qui ra biên chế giáo viên.
6
1.2. Định mức lao động của giáo viên tiểu học ( số tiết/ tuần )
- Tại Điều 6 Chương II Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT quy định về định
mức tiết dạy đối với giáo viên
+ Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết / tuần.
+ Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học được giảm 3 tiết trong 1 tuần.
2. Thực trạng triển khai mô hình dạy học cả ngày (FDS) của một số địa
phương và vấn đề quản lý nguồn nhân lực
2.1 Thực trạng triển khai dạy học cả ngày (FDS) và vấn đề quản lý nguồn
nhân lực
Theo thống kê của Bộ GD - ĐT trong những năm gần đây, số học sinh học cả
ngày có xu hướng ngày càng tăng. Tính đến cuối năm 2009, cả nước đã có khoảng
2,2 triệu (32,9%) học sinh tiểu học được học cả ngày trong cả tuần học và 23,44%
học từ 6 - 9 buổi. Tuy nhiên, có sự khác biệt về việc triển khai dạy học cả ngày giữa
các vùng miền trong cả nước. Vùng đồng bằng và vùng có điều kiện kinh tế phát
triển có điều kiện hơn trong việc phát triển loại hình dạy học cả ngày. Số lượng học
sinh được thụ hưởng loại hình tổ chức dạy học cả ngày chủ yếu tập trung tại các đô
thị và những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển. Ngược lại những vùng
nông thôn, miền núi vùng dân tộc thiểu số thì số lượng và tỉ lệ học sinh học cả ngày
ít hơn. Các tỉnh, thành phố như Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Đà Nẵng, Thành
phố Hồ Chí Minh, Hà Nội có tỷ lệ học sinh học cả ngày chiếm tỷ lệ rất cao, thậm
chí có những quận của thành phố lớn có trên 90% học sinh được học cả ngày. Tuy
nhiên ở các vùng khó khăn, ví dụ như Cao Bằng, Sơn La, Gia Lai, Cà Mau, học
sinh được học cả ngày chiếm tỷ lệ rất thấp (dưới 15%).
Theo hướng dẫn triển khai FDS (Sổ tay lập kế hoạch dạy - học cả ngày) các
trường căn cứ vào điều kiện thực tế của trường và địa phương để lên phương án chủ
động lựa chọn dạy - học theo T30 hoặc T35 và lập kế hoạch báo cáo phòng giáo
dục.
Nhưng thực tế, qua đi khảo sát ở một số địa phương, hiện các trường đang
tham gia SEQAP do Phòng GD-ĐT của các tỉnh lựa chọn hầu hết là những trường
7
đã chuyển đổi sang FDS (toàn trường hoặc một số nhóm lớp) đã thực hiện dạy học
2 buổi / ngày từ những năm học trước khi có dự án SEQAP. Đó là một thuận lợi,
nhưng cũng có những khó khăn nhất định trong việc thực hiện lộ trình chuyển đổi
sang FDS của SEQAP. Xin nêu những thông tin khảo sát cụ thể tại một số tỉnh đang
thực hiện chương trình SEQAP.
8
TỔNG HỢP CÁC THÔNG TIN QUA KHẢO SÁT THỰC TÊ VÀ
QUA CÁC TÀI LIỆU BÁO CÁO CỦA CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA SEQAP
Tỉnh
Trường
LÝ THƯỜNG KIỆT
(TP. Vĩnh Long)
VĨNH
BÌNH PHƯỚC C
LONG
(H. Mang Thít)
THẠNH QUỚI A
(H. Long Hồ)
NGUYỄN HUỆ
(H. Buôn Đôn)
ĐĂK
THÁI PHIÊN
LĂK
(TP. B.Mê Thuột)
QUANG TRUNG
(H. CƯMGAR'))
LƯƠNG NĂNG
(H. Văn Quan)
TÂN LẬP
LẠNG
(H. Bắc Sơn)
SƠN
HÒA BÌNH
(H. Chi Lăng)
YÊN PHÚC
(H. Văn Quan)
Số
điểm
trường
Số học sinh
T.số
Số lớp
Lớp
ít
nhất
Lớp
nhiều
nhất
T.số
lớp
Số tiết
dạy/tuần
Số giáo viên
Đang thực hiện
T25
T28
T30
T35
Tổng
số
GV
Tỷ lệ
GV/
lớp
Dạy cơ bản
Dạy chuyên
biệt
TS
Tỷ lệ/
lớp
TS
Tỷ lệ/
lớp
GV cơ
bản
GV
c/biệt
2
468
23
41
15
/
/
8
7
19
1,27
15
1,0
4
0,27
27-31
19-26
2
259
9
32
13
/
6
7
/
19
1,4
16
1,2
3
0,2
26-29
24-30
2
325
15
40
13
4
/
/
9
21
1,6
17
1,3
4
0,3
23-35
16-18
1
590
22
32
23
/
/
23
/
29
1,26
24
1,04
5
0,22
29-31
23
1
367
24
36
13
/
/
13
/
23
1,76
21
1,61
2
0,15
32-34
29-32
1
530
23
39
17
/
/
6
11
26
1,52
24
1,4
2
0,12
28-33
17
3
208
7
20
16
/
/
7
9
22
1,37
16
1
6
0,37
26-33
16
2
180
12
22
11
/
/
/
11
17
1,54
13
1,18
4
0,36
32-34
24-26
2
205
11
25
10
/
/
10
/
18
1,8
14
1,4
4
0,4
26-29
17-22
3
194
10
22
12
/
4
/
8
16
1,33
12
1
4
0,33
26-35
22-34
9
Qua bảng Tổng hợp tình hình khảo sát thực tế, nhận thấy: các trường tiểu
học tại các địa phương cùng với các cấp ngành học đã căn cứ vào văn bản
Hướng dẫn thực hiện Kế hoạch nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục Đào tạo,
chủ động triển khai chuyển đổi sang FDS từ những năm học trước. Mô hình
chuyển đổi của từng trường mang rõ tính đặc thù của từng vùng miền địa
phương khác nhau. Cụ thể:
* Tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (qua khảo sát một số trường TH của
tỉnh Vĩnh Long) nhận thấy:
(1) Việc tổ chức chuyển đổi: Theo Quyết định số: 2519/2003/QĐ-UBT
ngày 07/8/2003 của UBND tỉnh Vĩnh Long và văn bản của Sở GD-ĐT số:
661/1998/GD-ĐT Hướng dẫn cách thu- chi đối với trường tiểu học dạy 2buổi/
ngày.( trong đó cho phép thu tiền học buổi chiều 20.000 đ/tháng/ hs ). Do có sự
hướng dẫn, chỉ đạo nên đại đa số các trường đã căn cứ vào điều kiện thực tế của
trường mình chủ động dần chuyển đổi các lớp sang dạy chương trình 2 buổi /
ngày từ những năm học trước. Vì cơ sở vật chất phòng lớp học còn thiếu và khả
năng cũng như nhu cầu của CMHS khác nhau dẫn đến sự đa dạng hóa mô hình
các lớp học, trong mỗi nhà trường có nhiều chương trình dạy học khác nhau,
một số nhóm lớp dạy theo chương trình T35 hay T30 hoặc T28 hoặc T25.Ví dụ
như:
a/ Trường TH Lý Thường Kiệt (TP. Vĩnh Long)
Có 15 lớp, trong đó: 8 lớp thực hiện T30 (Khối 1,2,3,4) và 7 lớp thực
hiện T35 (khối 1,2,3,5)
b/ Trường TH Bình Phước C (huyện Mang Thít )
Có 13 lớp, trong đó: tại điểm chính có 8 lớp /5 phòng học (nên 2 lớp
thực hiện T30 và 6 lớp thực hiện T28 ),tại điểm lẻ có 5 lớp /4 phòng học (5 lớp
thực hiện T30 )
c/ Trường TH Thạnh Quới A ( huyện Long Hồ )
Có 13 lớp, trong đó: tại điểm lẻ có 4 lớp/2 phòng học nên 4 lớp chỉ
thực hiện được T25 và tại điểm chính đủ 9 lớp/ 9 phòng học nên cả 9 lớp thực
hiện T35.
10
(2) Bố trí thời khóa biểu: Thời khóa biểu của các nhà trường dạy các tiết
học tăng cường theo các mô hình trên chủ yếu ôn tập môn Toán và Tiếng Việt.
Những lớp dạy T35 có nơi đã tăng cường thêm môn Ngoại ngữ và thêm tiết hoạt
động tập thể. Song vẫn tập trung ôn luyện môn Toán và Tiếng Việt, chưa đa
dạng phong phú các hoạt động.
(3) Tổ chức bán trú cho học sinh: Đã tổ chức ăn trưa cho một bộ phận học
sinh, sử dụng quỹ phúc lợi của dự án cho HS đúng đối tượng và đúng tỷ lệ
(40%). Hình thức bán trú đa dạng (thuê người vào nấu; nhờ phụ huynh gần
trường nấu cơm mang vào phục vụ; phát bánh và nước uống cho HS, ăn xong về
nhà nghỉ trưa, chiều đến học buổi thứ hai do trường không có điều kiện để HS
nghỉ lại buổi trưa (TH Lý Thường Kiệt);..)
(4) Phân bổ giáo viên:
- Qui mô lớp học tối thiểu: 9 HS/lớp (TH Bình Phước C)
- Tỷ lệ giáo viên/ lớp: 1,2 - 1,6 GV/lớp, trình độ đào tạo đạt chuẩn và
trên chuẩn.
- Phương án phân bổ giáo viên cho FDS: GV dạy môn cơ bản 1,0 - 1,3
GV/lớp; GV dạy môn chuyên biệt (Mỹ thuật, Âm nhạc,...): 0,2 - 0,3 GV/lớp.
(5) Khối lượng công việc giáo viên: (giờ làm việc, giảng dạy, soạn bài,
tham gia các hoạt động khác):
- Số giờ giảng dạy/tuần: GV dạy môn cơ bản từ 23- 35 tiết/tuần; GV dạy
môn chuyên biệt từ 16- 30 tiết/tuần.
- Số giờ soạn bài: theo báo cáo của GV, mỗi bài soạn tương đương với
một tiết dạy.
- Ngoài ra giáo viên tham gia hoạt động ngoại khóa từ 1-2 buổi trong
tuần (vệ sinh sân trường, phòng lớp học...).
(6) Thực hiện Chuẩn giáo viên:
- Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học ban hành kèm theo
Quyết định số: 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ trưởng GD-ĐT đã
được các đơn vị trường học triển khai thực hiện để đánh giá giáo viên vào cuối
năm học (bắt đầu từ năm học 2007-2008). Song việc áp dụng vẫn còn hạn chế
11
trong việc phát triển nghề nghiệp (và trả lương). Việc áp dụng đánh giá theo
chuẩn được coi như là việc thay thế bản kiểm điểm cuối năm để bình xét thi đua
trong nhà trường,
- Viêc thực hiện bộ Chuẩn nghề nghiệp chưa đưa vào tiêu chí để xét duyệt
nâng bậc lương. Việc nâng lương chủ yếu theo định kỳ đủ thâm niên công tác
cho từng ngạch bậc, không mắc khuyết điểm là đủ điều kiện để xét nâng bậc
lương tại các cơ sở trường học. Do vậy, bộ Chuẩn chưa có tác dụng động viên
khích lệ người lao động (giáo viên) cố gắng phấn đấu đạt mức chuẩn cao hơn,
lao động đạt hiệu quả hơn.
-. Chưa có biểu mẫu thống kê phân tích chất lượng đội ngũ theo từng mức
chuẩn để phát hiện và lập kế hoạch đề xuất các cấp bồi dưỡng, qui hoạch đội
ngũ cán bộ lãnh đạo cho cơ sở trường học của mình.
(7) Chuẩn hiệu trưởng:
Hiện nay bản Dự thảo Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học, Cục
Nhà giáo của Bộ GD - ĐT đưa lên mạng Internet để lấy ý kiến đóng góp của các
cơ sở ngành học. Song, qua khảo sát thực tế phỏng vấn trực tiếp với hiệu trưởng
các trường tiểu học, hầu như chưa ai nắm bắt được thông tin nên chưa có nhận
xét gì về các tiêu chí của bộ Chuẩn.
* Tại vùng Tây Nguyên (qua khảo sát một số trường TH của tỉnh Đăk Lăk)
cho thấy:
(1) Việc tổ chức chuyển đổi: Với điều kiện thực tế của địa phương, trường
được chọn tham gia SEQAP đã triển khai dạy FDS từ những năm học trước.Tuy
nhiên, do khả năng cùng nhu cầu của CMHS khác nhau nên một số trường đã
chuyển dạy thời khóa biểu T30 hay T35 cho một số nhóm lớp.Ví dụ như:
a/ Trường TH Nguyễn Huệ (huyện Buôn Đôn )
Có 23 lớp; toàn trường dạy T.30 từ nhiều năm. Thời khóa biểu dạy các
tiết tăng cường tập trung dạy Toán, Tiếng Việt và luyện chữ.
b/ Trường TH Thái Phiên (TP. Buôn Mê Thuột ): có 13 lớp, toàn trường
thực hiện T30. Thời khóa biểu tập trung luỵện Toán, Tiếng Việt và hoạt động
tập thể.
12
c/ Trường TH Quang Trung ( huyện CƯMGAR') có 17 lớp, trong đó: 11
lớp đang thực hiện T.35 (K1, 4, 5 học 9 buổi /tuần) và 6 lớp thực hiện T.30 (K2,
3 học 7 buổi/tuần ).
(2) Bố trí thời khóa biểu: Thời khóa biểu của các nhà trường buổi sáng
dạy chương trình qui định của Bộ GD-ĐT; buổi chiều các tiết học tăng cường
tập trung ôn tập môn Toán và Tiếng Việt. UBND Tỉnh có văn bản qui định về
dạy thêm học thêm trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk từ 2007 (Quyết định
số:24/2007/QĐ-UBND ngày 25/7/2007) nên các nhà trường đã vận dụng để huy
động sự đóng góp của CMHS phục vụ chương trình dạy học trên.
(3) Tổ chức bán trú cho học sinh: Đã tổ chức ăn trưa cho một bộ phận học
sinh, sử dụng quỹ phúc lợi cho HS đúng đối tượng và đúng tỷ lệ (40%). Học
sinh được ăn trưa 2 ngày/ tuần (sử dụng quỹ SEQAP); còn 1 ngày về ăn tại nhà.
Phòng nghỉ chưa có nên các buổi ăn tại trường học sinh ăn xong về nhà nghỉ
trưa, chiều đến hoc (TH Thái Phiên). Kinh phí mỗi bữa ăn là 10.000 đ/bữa (dự
án hỗ trợ 7.000đ + cha mẹ HS đóng góp 3.000đ (TH Thái Phiên)). Hình thức tổ
chức bán trú đa dạng.
(4) Phân bổ giáo viên:
- Qui mô lớp học tối thiểu: 22 HS/lớp
- Tỷ lệ giáo viên/ lớp: 1,26 (TH Nguyễn Huệ) - 1,76 GV/lớp (TH Thái
Phiên), trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn.
- Phương án phân bổ giáo viên cho FDS:
GV dạy môn cơ bản 1,04 - 1,61 GV/lớp;
GV dạy môn chuyên biệt (Mỹ thuật, Âm nhạc,...): 0,12- 0,22 GV/lớp .
(5) Khối lượng công việc giáo viên: (giờ làm việc, giảng dạy, soạn bài,
tham gia các hoạt động khác):
- Số giờ giảng dạy/ tuần: GV dạy môn cơ bản từ 28 - 34 tiết/tuần;
GV dạy môn chuyên biệt: 17- 32 tiết/tuần;
- Số giờ soạn bài: 20-25 tiết/tuần.(theo báo cáo của GV)
- Ngoài ra giáo viên tham gia hoạt động ngoại khóa từ 1-2 buổi trong
tuần (vệ sinh sân trường, phòng lớp học...)
13
(6) Thực hiện Chuẩn giáo viên:
Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học của Bộ GD-ĐT ban
hành đã được các đơn vị trường học triển khai thực hiện bắt đầu từ năm học
2007-2008 để đánh giá giáo viên vào cuối năm học. Song việc áp dụng vẫn còn
hạn chế trong việc phát triển nghề nghiệp (và trả lương).
- Viêc thực hiện bộ Chuẩn nghề nghiệp chưa đưa vào tiêu chí để xét duyệt
nâng bậc lương. Việc nâng lương chủ yếu theo định kỳ đủ năm công tác cho
từng ngạch bậc, không mắc khuyết điểm là đủ điều kiện để xét nâng bậc lương
tại các cơ sở trường học. Do vậy, bộ Chuẩn chưa có tác dụng động viên, khích lệ
đội ngũ giáo viên cố gắng phấn đấu đạt mức chuẩn cao hơn, lao động đạt hiệu
quả hơn.
-. Chưa có biểu mẫu thống kê phân tích chất lượng đội ngũ theo từng mức
chuẩn để phát hiện và lập kế hoạch đề xuất các cấp bồi dưỡng, qui hoạch đội
ngũ cán bộ lãnh đạo cho cơ sở trường học của mình (tạo nguồn cán bộ quản lý
tại cơ sở).
(7) Chuẩn hiệu trưởng:
Hiện nay bản Dự thảo Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học, Cục
Nhà giáo của Bộ GD - ĐT đưa lên mạng Internet để lấy ý kiến đóng góp của các
cơ sở ngành học. Song, qua khảo sát thực tế phỏng vấn trực tiếp với hiệu trưởng
các trường tiểu học, hầu như chưa ai nắm bắt được thông tin về bộ Chuẩn.
* Tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc (qua khảo sát một số trường TH
của tỉnh Lạng Sơn) cho thấy:
(1) Việc tổ chức chuyển đổi: Phần lớn học sinh là con em dân tộc thiểu số,
gia đình có nhiều khó khăn, sống bằng nghề thuần nông có trường chiếm 97%
(TH Tân Lập).Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo khá cao. Học sinh ở rải rác xa
trường nên mỗi trường có nhiều điểm trường nhỏ lẻ cách xa điểm trường chính,
có nơi từ 5-8 km (TH Lương Năng có 2 điểm trường lẻ xa điểm trường chính).
Giáo viên ở xa trường nên mất nhiều thời gian đi lại, chỗ nghỉ và làm việc tại
trường chưa có. Song hầu hết các trường đều có sự thuận lợi là luôn nhân được
14
sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể cùng ngành giáo
dục chỉ đạo nên hầu hết các trường đã chuyển đổi chương trình 2 buổi / ngày từ
những năm học trước. Do cơ sở vật chất phòng lớp học còn thiếu và khả năng
cùng nhu cầu của CMHS khác nhau dẫn đến sự đa dạng hóa mô hình lớp học,
trong mỗi nhà trường đều có một số nhóm lớp dạy theo chương trình T.35, T.30,
T.28. Ví dụ như:
a/ Trường TH Lương Năng (H. Văn Quan): có 15 lớp và 1 lớp linh hoạt
Điểm chính: 8 lớp học T35 (hệ lớp 1A, 2A, 3A, 4A và K5).
2 điểm lẻ: 7 lớp học T.30 (số lớp còn lại)
b/. Trường TH Tân Lập (huyện Bắc Sơn): có 11 lớp tiểu học và 5 nhóm
lớp mầm non. Số lớp tiểu học(11 lớp) thực hiện T35 (học 9 buổi/tuần).
c/ Trường TH Hòa Bình (huyện Chi Lăng): có 10 lớp, toàn trường thực
hiện T30 (học 7 buổi /tuần).
d/ Trường TH Yên Phúc (huyện Văn Quan): có 12 lớp, điểm chính có 8
lớp học 2 buổi ngày (T.35) và 4 lớp ở 2 điểm lẻ học 6 buổi / tuần (T28).
(2) Bố trí thời khóa biểu: Thời khóa biểu dạy các tiết học tăng cường chủ
yếu luyện tập môn Toán, Tiếng Việt và luyện chữ.
(3) Tổ chức bán trú cho học sinh: Đã tổ chức ăn trưa cho một bộ phận học
sinh, sử dụng quỹ phúc lợi cho HS đúng đối tượng và đúng tỷ lệ (40%). Hình
thức bán trú đa dạng (thuê người vào nấu, HS tự mang cơm từ nhà). Giờ nghỉ
trưa hầu hết HS không ngủ; GV tổ chức hoạt động trông coi học sinh, cho HS
chơi tự do...
(4) Phân bổ giáo viên:
- Qui mô lớp học tối thiểu: 7 HS/lớp
- Tỷ lệ giáo viên/ lớp: từ 1,33- 1,80 GV/lớp, trình độ đào tạo đạt chuẩn
và trên chuẩn.
- Phương án phân bổ giáo viên cho FDS: GV dạy môn cơ bản từ 1,0 1,4 GV/lớp; GV dạy môn chuyên biệt (Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục, Tin học,
Ngoại ngữ...): tỉ lệ từ 0,33 - 0,4 GV/lớp
15
(5) Khối lượng công việc giáo viên: (giờ làm việc, giảng dạy, soạn bài,
tham gia các hoạt động khác):
- Số giờ giảng dạy/tuần: GV dạy môn cơ bản từ 26 - 35 tiết/tuần; GV
dạy môn chuyên biệt: 16 - 34 tiết/ tuần;
- Số giờ soạn bài: theo báo cáo của GV 19 - 22 tiết/tuần.
- Ngoài ra giáo viên tham gia hoạt động ngoại khóa từ 1 - 2 buổi trong
tuần (vệ sinh sân trường, phòng lớp học...)
(6) Thực hiện Chuẩn giáo viên:
Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học ban hành kèm theo
Quyết định số: 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ trưởng GD-ĐT đã
được các đơn vị trường học triển khai thực hiện để đánh giá giáo viên vào cuối
năm học (bắt đầu từ năm học 2007 - 2008) Việc áp dụng đánh giá theo chuẩn
được coi như là việc thay thế bản kiểm điểm cuối năm để bình xét thi đua trong
nhà trường.Việc áp dụng vẫn còn hạn chế trong việc phát triển nghề nghiệp và
trả lương.
- Chưa đưa kết quả đánh giá theo Chuẩn vào tiêu chí để xét duyệt nâng bậc
lương.Việc nâng lương chủ yếu theo định kỳ đủ thâm niên công tác cho từng
ngạch bậc, không mắc khuyết điểm là đủ điều kiện để xét nâng bậc lương tại các
cơ sở trường học. Do vậy, bộ Chuẩn chưa có tác dụng động viên khích lệ đội
ngũ giáo viên cố gắng phấn đấu đạt mức chuẩn cao hơn, phát huy sáng tạo để
giảng dạy đạt hiệu quả tốt hơn
-. Chưa có biểu mẫu thống kê phân tích chất lượng đội ngũ theo từng mức
chuẩn để phát hiện và lập kế hoạch đề xuất các cấp bồi dưỡng, qui hoạch đội
ngũ cán bộ lãnh đạo cho cơ sở trường học của mình.
(7) Chuẩn hiệu trưởng:
Hiện nay bản Dự thảo Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học,
Cục Nhà giáo của Bộ GD - ĐT đưa lên mạng Internet để lấy ý kiến đóng góp
của các cơ sở ngành học. Song, qua khảo sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp với
hiệu trưởng các trường tiểu học, hầu như chưa ai nắm bắt được thông tin nên
chưa có nhận xét về các tiêu chí trong bộ Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học.
16
2.2 Việc áp dụng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
Qua khảo sát thực tế, trực tiếp trao đổi với cán bộ quản lý và giáo viên tại
các trường tiểu học đặc trưng cho một số vùng miền, nhận thấy:
Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học ban hành kèm theo
Quyết định số: 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ trưởng GD-ĐT đã
được các đơn vị trường học triển khai thực hiện để đánh giá giáo viên vào cuối
năm học (bắt đầu từ năm học 2007-2008). Song việc áp dụng vẫn còn hạn chế
và ứng dụng của nó cho việc phát triển nghề nghiệp (và trả lương) vẫn chưa hiệu
quả. Cụ thể:
- Nhận thức đối với cán bộ quản lý và giáo viên qua phỏng vấn trực tiếp:
+ Việc áp dụng đánh giá theo chuẩn được coi như là việc thay thế bản
kiểm điểm cuối năm để bình xét thi đua trong nhà trường.
+ Cán bộ quản lý trường học có cảm nhận giáo viên sau đánh giá cũng rút
được kinh nghiệm để tự mình phấn đấu tốt hơn. Song chưa có biểu mẫu thống
kê phân tích chất lượng đội ngũ theo từng chuẩn để phát hiện và lập kế hoạch đề
xuất các cấp bồi dưỡng, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cho cơ sở
trường học.
- Việc đánh giá giáo viên theo bộ Chuẩn nghề nghiệp nhưng chưa đưa vào
các tiêu chí để xét nâng bậc lương.Việc nâng bậc lương chủ yếu xét theo thâm
niên, định kỳ đủ năm công tác, không mắc khuyết điểm là đủ điều kiện xét nâng
bậc lương, nên bộ Chuẩn chưa có tác dụng động viên khích lệ đội ngũ giáo viên
phấn đấu đạt mức chuẩn cao hơn.
2.3 Chuẩn Hiệu trưởng trường tiểu học
Hiện nay bản Dự thảo Quy định Chuẩn Hiệu trưởng trường tiểu học, Cục
Nhà giáo của Bộ GD - ĐT đưa lên mạng Internet để lấy ý kiến đóng góp của các
cơ sở ngành học. Song, qua khảo sát thực tế phỏng vấn trực tiếp với hiệu trưởng
các trường tiểu học, hầu như chưa nắm bắt được thông tin. Do vậy xin đề xuất:
Bộ GDĐT cần đưa vào kế hoạch triển khai tới các tỉnh, các cấp ngành học để
nhận được những ý kiến tham góp của cán bộ quản lý các cấp ngành học bổ
17
sung cho Nội dung Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học được nêu cụ thể
trong 4 Tiêu chuẩn với 19 Tiêu chí.
Tóm lại, với những nội dung nghiên cứu và khảo sát thực tế nêu trên, cho
thấy việc nghiên cứu chính sách về quản lý nguồn nhân lực, bố trí giáo viên để
chuyển đổi sang FDS ở trường tiểu học; mối liên hệ giữa Chuẩn nghề nghiệp
giáo viên và chức danh (Giáo viên, Giáo viên Chính, Giáo viên Cao cấp) là công
việc quan trọng, rất cấp thiết để phục vụ cho quá trình chuyển đổi từ HDS sang
FDS đạt hiệu quả mong muốn.
Phần III: KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua khảo sát thực tế ở một số tỉnh, nghiên cứu các tài liệu và đối chiếu
với các văn bản có liên quan của Bộ GD-ĐT, cùng với tham khảo văn bản báo
cáo của một số đơn vị trường học đã triển khai hiệu quả chương trình dạy học
FDS cho thấy:
- Tùy điều kiện thực tế tại từng địa phương và đáp ứng nhu cầu, khả năng
của CMHS, các đơn vị trường học đã căn cứ vào văn bản Hướng dẫn nhiệm vụ
năm học của Bộ GD-ĐT từ những năm học trước, chủ động tiến hành chuyển
đổi sang mô hình FDS rất đa dạng, phong phú, phù hợp với CSVC và sự huy
động đóng góp của CMHS phục vụ cho chương trình dạy học tăng cường của
từng cơ sở trường học .
- Do đã chuyển đổi từ trước, nên Lộ trình hướng dẫn chuyển đổi sang Mô
hình trường tiểu học dạy học cả ngày (FDS) của Dự án có một số thuận lợi. Cụ
thể: nhà trường bước đầu đã làm quen với việc tổ chức dạy học cả buổi sáng và
chiều; cán bộ quản lý nhà trường ít nhiều cũng đã hình dung công việc điều hành
và quản lý đội ngũ, cũng như việc sắp xếp thời gian sử dụng phòng lớp học luân
phiên để đảm bảo thời khóa biểu học theo T30, T35. Song bên cạnh đó còn
nhiều khó khăn về điều kiện để chuyển đổi theo mục tiêu của T30, T35. Cụ thể:
18
+ Còn thiếu phòng lớp học, phòng chức năng, phòng làm việc và phòng
nghỉ ngơi cho giáo viên nhà ở xa trường, cơ sở vật chất phương tiện, thiết bị dạy
học và các điều kiện cho việc tổ chức bán trú của học sinh, khu WC cho GV và
HS...
+ Chương trình dạy học/ sinh hoạt còn đơn giản, có nhiều nơi chưa thật
phù hợp với thời gian quản lý HS cả ngày tại trường.
+ Định mức giáo viên áp dụng từng vùng miền do đa dạng mô hình các
lớp học (T25, T28, T30, T35) và phụ thuộc số điểm trường nên tỷ lệ giáo
viên/lớp của các trường có khác nhau, chương trình dạy học chưa phù hợp với
mô hình đang dần chuyển đổi sang FDS. Nhiều nơi còn thiếu GV dạy các bộ
môn chuyên biệt, tự chọn nên khối lượng công việc của GV dạy môn cơ bản và
GV dạy môn chuyên biệt có chênh lệch khác nhau. Hầu hết GV dạy môn cơ bản
dạy vượt quá số giờ tiêu chuẩn quy định (từ 7 - 12 tiết/ tuần).GV dạy môn
chuyên biệt, tự chọn nhiều nơi chưa đảm bảo số tiết theo quy định ( 23tiết/ tuần)
nhưng cũng có nơi số tiết dạy đã vượt quá chuẩn quy định.(từ 3 - 11 tiết/ tuần).
Để thực hiện được mục tiêu của Dự án là Chương trình đảm bảo chất
lượng giáo dục trường học thì việc chú trọng xây dựng chính sách về đội ngũ
GV cũng như định mức định lượng công việc và chế độ đối với các đối tượng
(CBQL, GV và HS) là vấn đề then chốt cần được quan tâm để tạo động lực thúc
đẩy quá trình dạy - học đạt hiệu quả.
Chất lượng GD trường học được đánh giá thông qua sản phẩm đầu ra của
quá trình dạy học. Đó chính là sự hiểu biết kiến thức và kỹ năng cùng sự phát
triển một cách toàn diện của học sinh. Những kết quả trong mỗi học sinh phải
được CMHS và xã hội thừa nhận thông qua chất lượng từng đối tượng HS cụ
thể. Do đó làm thế nào để quá trình dạy - học đạt hiệu quả như mong muốn, kích
thích được sự hứng thú học tập nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động,
sáng tạo trong học tập của học sinh, đòi hỏi mỗi người thầy phải tích lũy kiến
thức, không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ,
tận tâm trong công việc.
19
2. Đề xuất, kiến nghị khung chính sách, áp dụng Chuẩn nghề nghiệp và
chức danh ( bao gồm cả Chuẩn hiệu trưởng )
2.1. Đề xuất chính sách về quản lý nguồn nhân lực khi chuyển đổi sang FDS
2.1.1. Định mức về Qui mô trường học
Trên thực tế, không phải tất cả các trường tiểu học đều có đủ các điều
kiện chuyển sang FDS ngay lập tức. Đối với một số trường có quy mô quá nhỏ
hoặc số học sinh ở rải rác nhiều nơi và khoảng cách từ nhà tới trường khá xa thì
việc học sinh tiểu học ở trường cả ngày là rất khó. Do vậy quá trình chuyển đổi
sang FDS phải được phân kỳ thành hai giai đoạn .
- Hiện tại chấp nhận sự đa dạng hóa mô hình các lớp học trong một nhà
trường (có một số nhóm lớp đang học T35, T30, T28, T25) do điều kiện thực tế
của từng địa phương, của từng nhà trường (có nhiều điểm trường, cơ sở điểm lẻ
xa điểm chính, chưa có quĩ đất xây dựng thêm phòng lớp học, học sinh dân tộc ở
rải rác cách xa điểm trường học...). Những cơ sở này: tăng cường trách nhiệm
của điều phối viên cộng đồng tư vấn thường xuyên đánh giá hỗ trợ để dần có kế
hoạch phát triển xây dựng thêm phòng lớp ở điểm mới (xin thêm quỹ đất ở địa
phương) để dần chuyển đổi toàn bộ học sinh học chương trình HDS sang FDS.
Qua khảo sát thực tế và đúc kết việc triển khai dạy học cả ngày (FDS) tại
Hà Nội, nhất là việc tổ chức dạy học của các trường trọng điểm (công lập, ngoài
công lập) xin đưa ra một số kiến nghị đề xuất về khung chính sách như sau:
* Quy mô trường học:
- Quy mô tối thiểu số lượng học sinh trong nhà trường: 200 HS
- Quy mô số lớp trong trường: 10 lớp
- Quy mô lớp học tối thiểu: 20 học sinh/lớp (đối với các vùng miền núi,
hải đào tùy theo đặc thù thực tế để mở thêm điểm trường cho phù hợp nhằm
huy động hết trẻ trong độ tuổi được ra lớp học ).
2.1.2 Định mức biên chế giáo viên cho T30, T35
* Định mức biên chế giáo viên/ lớp đối với trường thực hiện FDS:
Xét trên Qui mô trường học tối thiểu gồm 10 lớp học (nêu trên)
20
Đối với Qui mô trường học tối thiểu dạy theo C (Chương trình dạy học
chính khóa) cần 10 GV dạy môn cơ bản và 3 GV để dạy 3 môn chuyên biệt ( Mĩ
thuật, Âm nhạc, Thể dục ) Tổng số giáo viên của trường là 10+3 = 13, bình quân
1,3 GV/lớp.
(1) Thực hiện chương trình T30. Cách tính cụ thể như sau:
- Theo phương án FDS của SEQAP thực hiện chương trình T30 = C+C1
(C1 : củng cố, tăng cường kiến thức và kỹ năng cho HS về môn Tiếng Việt, Toán
và Tiếng Dân tộc) nên số tiết dạy tăng cường phần lớn tập trung vào GV dạy
môn cơ bản. Số GV dạy môn chuyên biệt không thay đổi (3 GV để dạy 3 môn
chuyên biệt: Mỹ thuật, Âm nhạc và Thể dục).
Xét số tiết dạy tăng thêm theo T30 :
Số tiết/
Số tiết
Số tiết tăng
Số tiết tăng
tuần
C/khóa
so với qui
so qui định/
Số lớp
tăng so với qui
theo
(theo qui
định/ tuần
năm học
trong
định/năm học
T30
định)
(35 tuần)
khối
(1)
(2)
(3)=(1)-(2)
(4)=(3)x35
(5)
(6)=(4)x(5)
1
30
22+1NGLL
7
245
2
490
2
30
23+1NGLL
6
210
2
420
3
30
23+1NGLL
6
210
2
420
4
30
25+1NGLL
4
140
2
280
5
30
25+1NGLL
4
140
2
280
Khối
Toàn trường
Tổng số tiết
10
1890 (tiết)
- Định mức số tiết dạy của GV tiểu học là 23 tiết/ tuần, tương ứng với giờ hành
chính (ngành nghề lao động khác) là: 8 giờ/ngày x 5 ngày/tuần = 40 giờ/tuần.
Như vậy, hệ số quy đổi 1 giờ lao động hành chính tương ứng với số tiết dạy là:
23 tiết/tuần : 40 giờ/tuần = 0,575 ≈ 0,6 tiết (bao gồm cả khối lượng
công việc của giáo viên chuẩn bị bài, soạn bài, chấm chữa bài cho HS)
- Theo Thông tư số 50/2008/TTLT-BGĐT-BNV-BTC ngày 09/9/2008 qui định:
21
"Số giờ dạy tăng thêm được tính trả tiền lương dạy thêm giờ của GV không
vượt quá 200 giờ tiêu chuẩn/ năm", do vậy số tiết dạy tương ứng là
200 x 0,6 = 120 tiết/GV/năm (bao gồm cả khối lượng công việc chuẩn
bị bài, soạn bài, chấm chữa bài cho HS) .
- Theo Thông tư 50 (nêu trên) với tổng số GV của Quy mô trường học tối thiểu,
thì tổng số tiết dạy tăng cường được tính trả lương dạy thêm giờ của giáo viên
toàn trường / năm học là: 120 tiết x 13 GV = 1560 tiết/năm học.
- Số tiết dạy tăng cường còn lại không được tính trả lương day thêm giờ cho GV
trực tiếp giảng dạy của toàn trường là: 1890 tiết - 1560 tiết = 330 tiết/năm học.
- Theo thông tư 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 qui định về định mức tiết
dạy:( Đối với GV làm tổng phụ trách Đội TNTPHCM trường hạng III dạy 1/2
định mức tiết dạy của GV cùng cấp hoc (11 tiết/tuần) và Hiệu trưởng dạy 2 tiết/
tuần, Phó Hiệu trưởng dạy 4 tiết tuần), do đó tổng số tiết dạy/năm học là:
(11+2+4) tiết/tuần x 35 tuần/năm học = 595 tiết/năm học
Vì thế số tiết tăng cường còn lại không được tính giờ dạy tăng thêm cho GV
trực tiếp giảng dạy (330 tiết/năm học) sẽ do GV làm TPT Đội TNTPHCM, Hiệu
trưởng và Phó Hiệu trưởng đảm nhận. Do đó không tăng thêm GV.
- Vậy định mức biên chế GV/ lớp theo chương trình T30 đối với Qui mô trường
học tối thiểu là: 13 GV: 10 lớp = 1,3 GV/lớp.
* Định mức biên chế của T30 là 1,3 GV/lớp.
(2) Thực hiện chương trình T35. Cách tính cụ thể như sau:
- Theo phương án FDS của SEQAP thực hiện chương trình T35 = C+C1+
C2+C3 nên ngoài số tiết tăng cường như T30 (C1) sẽ dạy tăng cường thêm các
môn tự chọn - Tin học hoặc Ngoại ngữ (C2) và các hoạt động ngoài giờ lên lớp
(C3).
Như vậy đối với Qui mô trường học tối thiểu cần 10 GV dạy môn cơ bản
và 5 giáo viên để dạy các môn chuyên biệt, tự chọn (Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể
dục, Tin học hoặc Ngoại Ngữ). Do đó tổng số giáo viên của trường là 10+5 = 15
GV, bình quân 1,5 GV/lớp.
22
Xét số tiết dạy tăng thêm theo T35:
1
Số
tiết/
Tuần
theo
T35
(1)
35
2
35
23+1NGLL
11
385
2
770
3
35
23+1NGLL
11
385
2
770
4
35
25+1NGLL
9
315
2
630
5
35
25+1NGLL
9
315
2
630
10
3640 (tiết)
Khối
Số tiết
Số tiết tăng
C/khóa/
so với qui
Tuần (theo định/ Tuần
qui định)
Số tiết tăng
so qui định/
năm học
(35 tuần)
Tổng số tiết
Số lớp tăng so với
trong
qui định/
khối
năm học
(2)
22+1NGLL
(3)=(1)-(2)
12
(4)=(3)x35
420
(5)
2
(6)=(4)x(5)
840
Toàn
trường
- Định mức số tiết dạy của GV tiểu học là 23 tiết/ tuần, tương ứng với giờ hành
chính (ngành nghề lao động khác) là: 8 giờ/ngày x 5 ngày/tuần = 40 giờ/tuần.
Như vậy, hệ số quy đổi 1 giờ lao động hành chính tương ứng với số tiết dạy là:
23 tiết/tuần : 40 giờ/tuần = 0,575 ≈ 0,6 tiết (bao gồm cả khối lượng
công việc của giáo viên chuẩn bị bài, soạn bài, chấm chữa bài cho HS).
- Theo Thông tư số 50/2008/TTLT-BGĐT-BNV-BTC ngày 09/9/2008 qui định:
"Số giờ dạy tăng thêm được tính trả tiền lương dạy thêm giờ của GV không
vượt quá 200 giờ tiêu chuẩn/ năm", do vậy số tiết dạy tương ứng là
200 x 0,6 = 120 tiết/GV/năm (bao gồm cả khối lượng công việc chuẩn
bị bài, soạn bài, chấm chữa bài cho HS) .
- Theo Thông tư 50 (nêu trên) với tổng số GV của Quy mô trường học tối thiểu,
thì tổng số tiết dạy tăng cường được tính trả lương dạy thêm giờ của giáo viên
toàn trường là: 120 tiết x 15 GV = 1800 tiết/năm học.
- Số tiết dạy tăng cường còn lại không được tính trả lương day thêm giờ cho GV
trực tiếp giảng dạy là:
3640 tiết - 1800 tiết = 1840 tiết./năm học
- Theo thông tư 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 qui định về định mức tiết
dạy:( Đối với GV làm tổng phụ trách Đội TNTPHCM trường hạng III dạy 1/2
23
định mức tiết dạy của GV cùng cấp hoc (11 tiết/tuần) và Hiệu trưởng dạy 2 tiết/
tuần, Phó Hiệu trưởng dạy 4 tiết tuần), do đó tổng số tiết dạy/năm học là:
(11+2+4) tiết/tuần x 35 tuần/năm học = 595 tiết/năm học
- Số tiết tăng cường còn lại không được tính trả lương dạy thêm giờ sau khi
CBQL và TPT Đội đã dạy đủ số tiết theo qui định/năm học là:
1840 tiết - 595 tiết = 1245 tiết/năm học
- Do đó cần tăng thêm số giáo viên để dạy nốt sô tiết còn lại của T35 không
được tính trả lương dạy tăng thêm giờ là:
1245 : (23x35) = 1245 : 805 = 1,55 (giáo viên) ≈ 2 GV
- Số giáo viên của Qui mô trường học tối thiểu dạy T35 là:
15 GV +2 GV = 17 GV
- Do đó định mức biên chế GV/lớp theo chương trình T35 là:
17 GV: 10 lớp = 1,7 GV/lớp
* Định mức biên chế của T35 là 1,7 GV/ lớp.
* Lưu ý: Trong cả 2 cách tính định mức GV cho T30 và T35 (nêu trên) đã
chú ý những vấn đề sau để thực hiện đúng mục tiêu của SEQAP và đồng thời
cũng là mục tiêu của giáo dục Tiểu học: đảm bảo tính phát triển bền vững nhằm:
Nâng cao chất lượng giáo dục trường học. Cụ thể:
a) Chương trình DẠY- HỌC chính khóa (các tiết trong quy định) thì không
phân công GV dạy chéo môn. Bởi vì, GV dạy môn chuyên biệt không thể dạy
các môn cơ bản và ngược lại, do bản thân GV khi được đào tạo đã mang tính
phân môn chuyên sâu và tính đặc thù của môn học, cùng phương pháp dạy học
tiếp cận khác nhau để nâng cao chất lượng từng tiết dạy- học của GV và HS.
(GV dạy môn chuyên biệt nếu chưa dạy đủ số tiết theo định mức lao động 23
tiết/ tuần thì tùy theo điều kiện của cơ sở trường học để phân công phụ trách các
hoạt động ngoài giờ lên lớp cho phù hợp với quá trình giáo dục toàn diện của
nhà trường.VD:Tổ chức các hoạt động tập thể trong giờ ra chơi, đầu giờ học,
cuối giờ học, các hoạt động ngoại khóa khác,...).
b) Chương trình T30, T35: khi trong chương trình DẠY- HỌC đã thực hiện
dạy tăng cường, thì các tiết dạy tăng thêm đã được tính bình quân cho tất cả số
24