BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHƯƠNG TRÌNH ĐẢM BÁO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG HỌC
_________________
BÁO CÁO
SỬ DỤNG GIÁO VIÊN, LỚP HỌC KHI
TRƯỜNG TIỂU HỌC CHUYỂN SANG
DẠY HỌC CẢ NGÀY
Tư vấn chính sách: Nguyễn Thị Hải
HÀ NỘI, THÁNG 7 NĂM 2012
1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ
Viết tắt
Giáo viên
GV
Học sinh
HS
Nhân viên
NV
Viên chức
VC
Cha mẹ học sinh
CMHS
Cán bộ quản lí
CBQL
Chương trình đảm bảo chất lượng Giáo dục
trường học
SEQAP
Dạy - Học cả ngày
FDS
Dạy – Học nửa ngày
HDS
Tiểu học
TH
Giáo dục và Đào tạo
GD & ĐT
Phương pháp dạy học
PPDH
Thiết bị dạy học
TBDH
Thiết bị nghe nhìn
TBNN
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Hoạt động tập thể
Thư viện
HĐNGLL
HĐTT
TV
Cơ sở vật chất
CSVC
Công nghệ thông tin
CNTT
2
MỤC LỤC
A.MÔ TẢ CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………..
1.Mục tiêu nghiên cứu ……………………………………………………………………………………….
2. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………………………
3. Phạm vị nghiên cứu…………………………………………………………………………………….
4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………………………….
B.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phần thứ nhất. Một số khái niệm về các mô hình dạy học ………………………………………..
1. Khái niệm về dạy học nửa ngày ……………………………………………………………………..
2. Khái niệm về dạy học hai buổi ngày…………………………………………………………………
3. Khái niệm về dạy học cả ngày……………………………………………………………………......
4. Mô hình dạy học……………………………………………………………………………………….
Phần thứ hai. Hiện trạng về sử dụng GV và lớp học khi các trường TH
tổ chức dạy học cả ngày
I. MỘT SỐ MÔ HÌNH DẠY HỌC ĐANG THỰC HIỆN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC………………...
1. Các mô hình dạy học ở tiểu học………………………………………………………………………
2. Thời gian biểu của dạy học cả ngày ………………………………………………………………..
II. NỘI DUNG HỌC TẬP VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KHI TRƯỜNG TH TỔ CHỨC
DẠY HỌC CẢ NGÀY
1. Nội dung học tập và các hoạt động GD theo mô hình T30 ……………………………………...
2. Nội dung học tập và các hoạt động GD theo mô hình T33 ………………………………………
3. Nội dung học tập và các hoạt động GD theo mô hình T35……………………………………….
III. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG GV KHI TRƯỜNG TH TỔ CHỨC DẠY HỌC CẢ NGÀY…………..
IV. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LỚP HỌC KHI TRƯỜNG TH TỔ CHỨC DẠY HỌC CẢ NGÀY…...
Phần thứ ba.Một số đề xuất về sử dụng hiệu quả GV và lớp học khi trường TH
tổ chức dạy học cả ngày
I. XÂY DỰNG NÔI DUNG HỌC TẬP VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG GD KHI TRƯỜNG TH TỔ
CHỨC DẠY HỌC CẢ NGÀY
1. Căn cứ để xác định nội dung học tập và các hoạt động GD khi tổ trường TH chức dạy học cả
ngày……………………………………………………………………………………………
2. Nội dung học tập và các hoạt động GD khi trường TH tổ chức dạy học cả ngày……………….
3. Cách lựa chọn nội dung học tập và các hoạt động GD khi trường TH tổ chức dạy học cả ngày..
II.SỬ DỤNG HIỆU QUẢ GV KHI TRƯỜNG TIỂU HỌC TỔ CHỨC DẠY HỌC CẢ NGÀY
1.Nguyên tắc chung về sử dụng giáo viên khi trường TH tổ chức dạy học cả ngày ………………..
2. Sử dụng GV, nhân viên khi trường TH tổ chức dạy học cả ngày …………………………………..
III.SỬ DỤNG HIỆU QUẢ LỚP HỌC KHI TRƯỜNG TH TỔ CHỨC DẠY HỌC CẢ NGÀY
1. Sử dụng lớp học ………………………………………………………………………………………
2. Sử dụng phòng học môn chuyên …………………………………………………………………..
3. Sử dụng nhà đa năng, phòng truyền thống, phòng Đội, sân trường, vườn trường …………..
4. Sử dụng thư viện ………………………………………………………………………………………
IV.MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN SỬ DỤNG HIỆU QUẢ GV VÀ LỚP HỌC KHI TRƯỜNG
TH TỔ CHỨC DẠY HỌC CẢ NGÀY
1.Đào tạo, bồi dưỡng CBQL, GV, nhân viên ……………………………………………………………
2. Tăng cường cơ sở vật chất ………………………………………………………………………………
3.Các cơ sở pháp lí …………………………………………………………………………………………
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………………
Trang
4
5
5
6
7
7
10
11
13
15
17
19
19
19
20
23
25
25
25
26
27
28
28
31
32
34
3
A. MÔ TẢ CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU
I.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tình hình sử dụng giáo viên và lớp học khi các trường tiểu học chuyển
sang học cả ngày. Trên cơ sở đó, đề xuất sử dụng hiệu quả giáo viên và lớp học khi trường
tiểu học chuyển sang dạy học cả ngày.
II.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu bao gồm:
III.
-
Cán bộ quản lí Sở Giáo dục và Đào tạo
-
Cán bộ quản lí Phòng Giáo dục và Đào tạo
-
Cán bộ quản lí trường Tiểu học
-
Giáo viên trường Tiểu học
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
-
Để đề xuất việc sử dụng hiệu quả GV và lớp học khi các trường TH tổ chức dạy học
cả ngày, cần thiết phải nghiên cứu các nội dung dạy học và các hoạt động khi dạy
học cả ngày, tập trung vào nội dung dành cho thời gian tăng thêm khi dạy học cả
ngày.
-
Sử dụng một cách hợp lí các loại hình GV khi các trường TH chuyển sang dạy học
cả ngày. Ngoài ra, trong nghiên cứu đề cập đến sử dụng các nhân viên khác trong
nhà trường, đặc biệt là nhân viên thư viện.
-
Khai thác một cách hiệu quả các phòng học hiện có khi chuyển sang học cả ngày
phù hợp với các địa phương của các vùng miền có các điều kiện khác nhau trong cả
nước. Trong nghiên cứu, các phòng học ở đây bao gồm tất cả các phòng/ cơ sở vật
chất có khả năng khai thác để tổ chức dạy học cả ngày, không chỉ riêng lớp học.
Đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng thư viện để tổ chức các hoạt động dạy học cả
ngày của trường TH.
IV.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp hồi cứu tài liệu
4
-
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan: các thông tư, quyết định của chỉnh phủ, các Bộ
Ngành có liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu.
-
Nghiên cứu các văn bản và sản phẩm là kết quả nghiên cứu của các thành phần trong
Chương trình (SEQAP) liên quan đến nhiệm vụ.
-
Nghiên cứu bố trí GV, thời khóa biểu năm học 2011- 2012 của một số trường tiểu
học đang tổ chức mô hình dạy học cả ngày.
2. Quan sát thực tiễn/phỏng vấn điều tra: Nghiên cứu thực tiễn tại các cơ sở Giáo
dục đang thực hiện mô hình FDS. Điều tra thu thập dữ liệu về việc sử dụng giáo viên
và lớp học tại các cơ sở giáo dục TH khi tổ chức học theo mô hình FDS.
3. Phương pháp chuyên gia: tham vấn ý kiến chuyên gia thông qua hội thảo và dưới
hình thức các bài viết, những ý kiến thảo luận trong hội thảo.
B. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phần thứ nhất
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CÁC MÔ HÌNH DẠY HỌC
1. Khái niệm về dạy học nửa ngày: HDS là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Half
Day Schooling, có nghĩa là dạy-học nửa ngày. Học nửa ngày là tất cả việc
học tập và hoạt động của HS ở trường chỉ trong thời gian một buổi sáng hoặc
buổi chiều.
2. Khái niệm về dạy học 2 buổi ngày: Dạy- học hai buổi ngày là phương thức dạy
– học bổ sung thêm thời gian cho học sinh học, hoạt động ở trường. Học hai buổi
ngày là buổi sáng, buổi chiều học sinh học ở trường, buổi trưa HS ở nhà.
3. Khái niệm về dạy học cả ngày
Theo tài liệu của Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học thì dạy học cả ngày (viết
tắt của cụm từ tiếng Anh full day schooling – FDS) là phương thức bổ sung thêm thời gian
cho việc học tập/hoạt động của học sinh ở trường. FDS sẽ sử dụng có hiệu quả thời gian
tăng thêm ở trường để tổ chức các hoạt động giáo dục theo một chương trình, kế hoạch
được điều chỉnh và mở rộng. Học sinh tham gia thực hiện phương thức FDS sẽ được học
tập/hoạt động cả buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều tại trường vào một số ngày trong tuần.
4. Một số mô hình dạy học
5
Dạy học cả ngày là mô hình dạy học được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Đó là
mô hình dạy học, mà ở đó học sinh học được học tập và tham gia các hoạt động ở trường cả
ngày. HS có thể ở lại buổi trưa tại trường (bán trú) hoặc về nhà tùy theo nhu cầu và điều
kiện của từng gia đình. Thời gian học ở trường có thể 7h trong một ngày. Trong một tuần,
số ngày học cả ngày linh hoạt, có thể cả tuần hoặc một số ngày trong tuần.
Theo mô hình này, HS được học tập và tham gia các hoạt động giáo dục tại trường cả
ngày. Bên cạnh việc học văn hóa, các em còn tham gia các hoạt động tập thể. Từ đó, các
em được giao lưu, chia sẻ, góp phát triển mối quan hệ xã hội, kĩ năng giao tiếp, tính độc
lập, tự chủ. Điều đó đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học.
Ở Việt Nam, do nhu cầu của XH, mô hình dạy học cả ngày đã xuất hiện từ nhiều năm
nay ở một số trường TH thuộc các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Lâm Đồng, Nam Định,
Quảng Nam, vv... Ngày nay, mô hình dạy học cả ngày được phát triển ở nhiều địa phương
trong cả nước. Việc dạy học cả ngày mới chỉ mang tính tự phát, do nhu cầu của CMHS của
các địa phương, chưa trở thành qui định có tính chất pháp qui của cả hệ thống GDTH. Tuy
nhiên, mô hình dạy – học cả ngày đã được nhắc tới trong một số văn bản chỉ đạo của Bộ
GD&ĐT. Ví dụ, chương trình tiểu học hiện hành, Công văn hướng dẫn của Vụ Giáo dục
Tiểu học 10176/TH tháng 11 năm 2000. Hiện nay, Chương trình Đảm bảo chất lượng giáo
dục trường học (SEQAP) đang thử nghiệm mô hình dạy học cả ngày ở 36 tỉnh. Tính đến
năm 2011, với sự hỗ trợ của SEQAP có khoảng gần 1000 trường TH tổ chức mô hình dạy
học cả ngày. Theo kế hoạch, đến khi kết thúc chương trình vào năm 2015 sẽ có khoảng
1650 trường tổ chức mô hình dạy học cả ngày.
Sau đây là một số mô hình dạy học các trường tiểu học ở Việt Nam đang áp dụng:
Bảng 1: Mô hình trường tiểu học dạy học cả ngày
Mô hình tổ
chức ngày học ở
trường
Nửa ngày
Số tiết/tuần
Nội dung
Ghi chú
chương trình
22-25 tiết/tuần
C – Chương trình
tùy thuộc theo các hiện nay được Bộ
Học sinh chỉ học một buổi trong
ngày – có thể là buổi sáng hoặc
khối lớp khác nhau
phê duyệt
buổi chiều
C + C1
2 ngày học cả ngày và
3 ngày học nửa ngày ở trường
T 30
(Khoảng 30
tiết/tuần)
mỗi tuần
6
Cả ngày
T 33
(Khoảng 33
C + C1 +C2
hoặc
3 ngày học cả ngày và
2 ngày học nửa ngày ở trường
tiết/tuần)
C + C1 + C3
mỗi tuần.
T 35(Khoảng 35
C + C1 + C2 +
5 ngày học cả ngày ở trường
C3
mỗi tuần
tiết/tuần)
Trong đó:
C: Chương trình học hiện hành được Bộ GD&ĐT phê duyệt.
C1. Củng cố kiến thức, kỹ năng của học sinh về môn Tiếng Việt (Tiếng Việt 1), môn
Toán và Tiếng Dân tộc
C2. Giới thiệu một môn học tự chọn - Tin học hoặc Ngoại ngữ (chú trọng môn Ngoại
ngữ, thực hiện Đề án dạy ngoại ngữ của Chính phủ.
C3. Gồm các hoạt động giáo dục
Phần thứ hai.
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG GIÁO VIÊN VÀ LỚP HỌC KHI TRƯỜNG TIỂU HỌC
TỔ CHỨC DẠY HỌC HỌC CẢ NGÀY
I. MỘT SỐ MÔ HÌNH DẠY HỌC ĐANG THỰC HIỆN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
1. Các mô hình dạy học ở trường tiểu học
Để thực hiên nhiệm vụ nghiên cứu: “Sử dụng hiệu quả giáo viên và lớp học khi các
trường tiểu học chuyển sang dạy học cả ngày”, nhóm tư vấn chính sách đã nghiên
cứu trực tiếp tại 13 trường tiểu học, của 8 quận/ huyện, thuộc 4 tỉnh: Hòa Binh, Bắc
Giang (miền núi phía Bắc), Lâm Đồng (vùng Tây nguyên Trung bộ) và thành phố
Hà Nội. Các địa điểm này đại diện cho một số vùng có điều kiện kinh tế khác nhau.
Trong đó, có 6 trường TH tham gia chương trình SEQAP và 7 trường không tham
gia chương trình. Đồng thời, nhóm tư vấn cũng tiến hành khảo sát thông qua báo
cáo, thống kê của 19 trường TH thuộc 6 tỉnh Long An, Đồng Tháp, Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Thái Nguyên, Bắc Kạn. Ngoài ra, nhóm TV đã nghiên cứu văn bản
pháp lí hiện hành và tài liệu của Chương trình SEQAP, Sổ tay FDS, Sổ tay hướng
dẫn thực hiện quĩ phúc lợi nhà trường có liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu. Để có
7
nghiên cứu đề xuất phù hợp, nhóm nghiên cứu đã tham vấn ý kiến của 45 đại biểu là
các nhà quản lí GD của Sở, phòng GD&ĐT các tỉnh, hiệu trưởng một số trường TH,
chuyên viên vụ bậc học, Vụ tổ chức cán bộ, Cục Nhà giáo và Cán bộ giáo dục thuộc
Bộ GD&ĐT.
Kết quả nghiên cứu thực tế cho thấy, các trường TH ở Việt Nam lựa chọn các mô hình
dạy học đa dạng, linh hoạt phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi địa phương. Thời gian
biểu trung bình của một ngày HS ở trường từ 5 tiết cho một buổi/ngày lên khoảng 7 – 8
tiết cho hai buổi/ ngày. Ngoài ra, HS sinh có thể ở lại trường buổi trưa. Như vây, với
một trường TH tổ chức dạy học cả ngày sẽ có buổi sáng, buổi chiều, buổi trưa HS ở lại
trường (bán trú) tùy thuộc kiện của mỗi trường.
Lựa chọn các mô hình dạy học của các trường TH đã khảo sát cũng hết sức đa dạng. Trong
một trường TH đồng thời tổ chức một số mô hình dạy học khác nhau. Có nghĩa là, một số
lớp theo mô hình T30, T33, T35 và nửa ngày.
Kết quả thống kê của 32 trường TH cho thấy, có 20/32 trường có tổ chức 1 mô hình dạy
học, chiểm 62,5%; có 9/32 trường tổ chức 2 mô hình dạy học, chiếm 28,125% và 3/32
trường có tổ chức 3 mô hình dạy học, chiếm 9,275%. (xem sơ đồ 2 dưới đây)
Sơ đồ 2. Tỷ lệ các các trường TH tổ các mô hình dạy học
Thống kê nghiên cứu cũng cho thấy số các trường có tổ chức các mô hình dạy học T30,
T33, T35 và nửa ngày của 32 trường như sau: có 13 trường (chiếm 40,6%) có một số lớp
học theo mô hình T30, 10 trường (chiếm 31,2%) có một số lớp học theo mô hình T33 và 12
8
trường (chiếm 37,5%) có một số lớp học theo mô hìnhT35 và 12 trường (chiếm 37,5%) tổ
chức dạy học nửa ngày. Trong 32 trường khảo sát có 8 trường (chiếm 25%) có 100% số lớp
dạy học theo mô hình T35.
Tình theo đơn vị lớp, kết quả nghiên cứu 32 trường TH với tổng số khoảng 503 lớp, cho
thấy: dạy - học theo mô hình T30 là 145 lớp (chiếm 28,8%); T33 là 88 lớp (chiếm 17,5%),
T35 là 164 lớp (chiếm 32,6%) và nửa ngày khoảng từ 6 đến 7 buổi/tuần là 106 lớp (chiếm
21,1%).
Sơ đồ 3: Các mô hình dạy học (Theo trường và theo lớp)
2. Thời gian biểu cho dạy học cả ngày ở trường tiểu học
Qua khảo sát, thời gian biểu cho một ngày học cả ngày được bố trí thông thường là 7
tiết/ngày, trong đó, buổi sáng 4 tiết, chiều 3 tiết. Ví dụ, Nguyễn Thị Minh Khai (Quảng
Nam), TH Trung Bì (Hòa Bình) vv… Đa số các trường khảo sát bố trí học 8 tiết/ ngày,
trong đó 5 tiết buổi sáng và 3 tiết buổi chiều. Ví dụ, TH Trần Thị Bích Dung (Đồng Tháp),
TH Dương Xuân Hội, TH Long Trì (Long An), TH Hành Tín Tây, TH Hành Tín Đông
(Quảng Ngãi), TH Tà Bhing (Quảng Nam), TH Tam Hiệp (Hà Nội), TH Đức Thắng 1 (Bắc
Giang) vv… Đối với các trường có học sinh bán trú, các em có khoảng thời gian nghỉ trưa
tại trường.
Việc sắp xếp thời gian biểu cho hai buổi trong ngày ngày (chưa kể buổi trưa), tùy thuộc vào
mỗi trường. Một số trường bố trí xen kẽ các môn văn hóa và các môn chuyên, hoạt động
GD để tạo không khí thoải mái, tránh được những căng thẳng cho HS. Ví dụ, TH Lê Văn
9
Tám (Quảng Nam), Tam Hiệp, (Hà Nội); TH Đức Thắng 1 (Bắc Giang) vv…. Một số
trường, sắp xếp các môn văn hóa vào buổi sáng (buổi 1) buổi chiều (buổi 2) bố trí các môn
chuyên hoặc dành riêng cho việc bồi dưỡng HS, củng cố kiến thức: luyện tập Toán, tiếng
Việt (tập viết, học vần) ), hoặc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. (ví dụ trườngTH
Hành Tín Đông (Quảng Ngãi), TH Kim Đồng (Quảng Nam) vv…
II. NỒI DUNG HỌC TẬP VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KHI TRƯỜNG TIỂU
HỌC TỔ CHỨC DẠY HỌC CẢ NGÀY
Qua nghiên cứu 32 trường tiểu học có tổ chức học cả ngày, đại diện cho các vùng
miền: vùng Núi (vùng khó khăn), Nông thôn, Thành thị. Việc thực hiện các nội dung
học tập, các hoạt động giáo dục khi chuyển từ một buổi/ ngày sang học cả ngày, nhìn
chung có sự khác nhau giữa các vùng miền. Sự khác nhau tập trung ở những nội dung
học tập, các hoạt động do thời gian ở trường tăng thêm bởi các mô hình dạy học khác
nhau. Nhìn chung, các nội dung học tập và các hoạt động giáo dục bao gồm:
- Thực hiện Chương trình Giáo dục tiểu học hiện hành theo Quyết định 16/2006/QĐ BGDĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Các tiết tăng thêm tập trung vào tăng cường tiếng Việt và Toán (100% các trường ở
vùng khó bồi dưỡng HS khá, kèm cặp HS yếu).
- Đối với phần tự chọn, nội dung tập trung vào học Ngoại ngữ, Tin học (theo hướng dẫn
trong chương trình TH hiện hành).
- Tổ chức dạy học một số nội dung tự chọn: kĩ năng sống, an toàn giao thông, bảo vệ
môi trường vv…
- Các hoạt động GD: thể dục, thể thao, trò chơi dân gian, múa hát tập thể, đọc sách vv…
- Đối với các trường có HS bán trú, tổ chức cho HS ở lại buổi trưa, thông thường cho
các em đọc sách, xem ti vi hoặc chơi các trò chơi.
Sau đây là một số ví dụ về nội dung học tập và hoạt động GD đối với các mô hình dạy
học:
1. Nội dung dạy học và các hoạt động giáo dục theo mô hình dạy học T30
Mô hình dạy học T30 tức là khoảng 30 tiết/tuần. Trong đó, có 2 ngày học cả ngày và
3 ngày học một buổi trong tuần; Thời gian biểu cho cả ngày thường được bố trí 7
tiết: sáng 4 tiết, chiều 3 tiết hoặc 8 tiết sáng 5 tiết, chiều 3 tiết. Như vậy, theo mô
10
hình T30, số tiết tăng thêm cho 2 buổi học (chưa tính thời gian nghỉ trưa) khoảng từ
4 đến 6 tiết/tuần.
Khi chuyển sang học cả ngày, đối với các trường TH tổ chức theo mô hình T30, nhất là
các trường thuộc vùng khó khăn, HS dân tộc, các tiết tăng so với dạy học nửa ngày thường
tập trung vào củng cố kiến thức, kèm cặp HS yếu, bồi dưỡng HS khá. Tập trung tăng cường
cho môn Toán và Tiếng Việt. Trong đó, đặc biệt ưu tiên tăng cường cho khối lớp 1 và 2.
Trong hai môn đó, môn tiếng Việt được đa số các trường dành thời lượng tăng cường nhiều
hơn. (Xem bảng 4)
Vì dụ dưới đây về tăng thời lượng cho 2 môn Toán và Tiếng Việt khi thực hiện mô hình
T30.
Bảng 4. Phân bổ thời gian tăng cho môn Toán và Tiếng Việt theo mô hình T30
STT
Trường tiểu
học
Khối 1
Toán
1
2
3
4
5
6
7
Tử Nê, Hòa 3
Bình)
Hạ Bì, Hoà 2
Bình
Trần Thị Bích
2
Dung,Đồng
Tháp
Lê Văn Tám
3
Quảng Nam
Việt Lâm,
2
Long An
Long Trì, Long
2
an
Đông Lỗ, Bắc
2
Giang
Khối 2
Tiếng Toán
Việt
3
3
Khối 3
Khối 4
Khối 5
Tiếng Toán Tiếng Toán Tiếng Toán Tiếng
Việt
Việt
Việt
Việt
3
Tổ chức theo dạy học mô hình khác
2
2
2
4
3
3
2
2
2
2
1
2
3
2
Tổ chức dạy học theo mô hình
khác
4
2
3
2
3
2
3
2
3
2
2
3
2
3
2
2
2
2
4
3
3
2
3
2
2
2
2
4
2
4
2
2
2
2
2
2
Nhìn vào bảng trên, các trường đều tập trung tăng cường cho môn Toán và Tiếng Việt ở
khối 1, khối lớp 2. Tăng cường cho môn Toán từ 2-3 tiết/tuần, môn Tiếng Việt tăng từ 2-4
tiết/tuần; Khối lớp 3,4,5, số tiết tăng cường cho 2 môn Toán và Tiếng Việt đã giảm đi so
với khối lớp 1, 2. Đa số các trường tăng 2 tiêt/tuần, cá biệt có trường môn Toán chỉ tăng 1
tiết/tuần (TH Hạ Bì)
11
Thời lượng tăng khi học cả ngày của mô hình T30 được các trường tổ chức cho HS khối
lớp 3,4,5 học môn tự chọn Ngoại ngữ, Tin học. Thời lượng dành cho mỗi môn tự chọn là 2
tiết/tuần.
Các hoạt động GD: các trường tổ chức dạy học theo mô hình T30 thường tổ chức các
hoạt động tập thể, thời lượng 1- 2 tiết/tuần (Ví dụ: Tanie Lâm Đồng dành 1 tiết/tuần ;Tử
Nê, Hòa Bình dành 2 tiết/tuần)
2.Nội dung dạy học và các hoạt động giáo dục theo mô hình dạy học T33
Mô hình dạy học T33 trong đó có 3 ngày học cả ngày và 2 ngày học nửa ngày trong tuần.
Số tiết học một tuần khoảng 33 tiết, mỗi ngày 7 tiết, 4 tiết buổi sáng và 3 tiết buổi chiều.
Hoặc 8 tiết/ngày, 5 tiết buổi sáng và 3 tiết buổi chiều. Có nghĩa là, khi tổ chức theo mô hình
T33, số tiết tăng thêm cho mỗi tuần khoảng từ 6 đến 9 tiết.
Các tiết tăng được bố trí cho các khối kiến thức và các hoạt động GD như sau:
- Tăng cường cho các môn học trong chương trình TH hiện hành, đặc biệt là các môn Toán
và Tiếng Việt. (xem bảng 5)
Sau đây là một số trường làm ví dụ cho việc bố trí các tiết tăng tiết cho 2 môn Toán và
Tiếng Việt khi tổ chức dạy học cả ngày theo mô hình T33.
Bảng 5. Phân bổ thời gian tăng cho môn Toán và Tiếng Việt theo mô hình T33
ST
T
Trường tiểu học
Khối 1
Toán
Tiếng
Việt
Khối 2
Toán
Tiếng
Việt
Khối 3
Khối 4
Toá
n
Tiếng
Việt
Khối 5
Toán
Tiếng
Việt
Toán
Tiếng
Việt
2
2
5
2
3
2
3
2
3
1
Tử Nê, Tân Lạc,
Hòa Bình
2
An Khương Thời,
Long an
4
5
3
Lán Tranh 1, Lâm
Đồng
2
3
2
3
2
3
2
2
2
2
4
Hoài Đức 1, Lâm
Đồng
2
3
2
3
2
2
2
2
2
2
Dạy học theo mô hình khác
Dạy học theo mô hình khác
12
Nhìn vào bảng trên ta thấy, các tiết tăng thêm của việc học cả ngày đều tập trung tăng
cường cho Toán và Tiếng Việt. Trong đó, các khối lớip 1,2 tăng cường nhiều hơn. Tùy vào
đặc điểm của từng trường, các tiết tăng cho môn Toán từ 2- 4 tiết/ tuần, môn Tiếng Việt từ
3-5 tiết/tuần. Các tiết tăng cho Tiếng Việt và Toán ở các khối lớp 3,4,5 ít hơn so với khối
lớp 1,2. Một số trường, các tiết tăng cũng được dành cho một số môn như Hát nhạc, HĐTT
với thời lượng 1 tiết/tuần (TH Lán Tranh 1).
- Các môn tự chọn: Ngoài ra, đối với các khối lớp 3,4,5 các tiết tăng thêm dành cho các
môn tự chọn: Tin học, Ngoại ngữ (Tiếng Anh), thời lượng khoảng 2 tiết/tuần. Bên cạnh các
môn tự chọn là Ngoại ngữ và Tin học, một số trường đã đưa vào khối kiến thức tự chọn
các nội dung đang là những vấn đề quan tâm của XH như GD bảo vệ môi trường, An toàn
giao thông, Kĩ năng sống, Văn hóa-lịch sử địa phương vv…. Ví dụ: TH Lán Tranh 1 dạy
cho HS kĩ năng sống cho tất cả các khối lớp 1tiết/tuần.
- Các hoạt động GD: đối với các trường tổ chức Dạy học theo mô hình T33, ngoài các tiết
tăng cường thời lượng dành cho môn Tiếng Việt,Toán, các môn tự chọn các trường dành
thời gian hợp lí cho các hoạt động tập thể. Bao gồm trò chơi, múa hát sân trường. Hoặc tổ
chức các Hội thi tìm hiểu: thi tìm hiểu về an toàn giao thông, hát dân ca, rung chuông vàng,
giải toán internet, cờ vua, đá bóng mini, Aerobic vv... Thời lượng cho các Hội thi này 1
buổi/tuần. Ví dụ: một số trường TH ở Nghĩa Hành (Quảng Ngãi), Lán tranh 1, Hòa Đức 1
(Lâm Đồng)
3. Nội dung dạy học và các hoạt động giáo dục theo mô hình dạy học T35
Tổ chức dạy học theo mô hình T35, tức là có 5 ngày học cả ngày trong tuần. Theo thời biểu
cả các trường học 7 – 8 tiết/ngày, số tiết tăng cho mối tuần sẽ từ 10 – 15 tiết/tuần.
Với thời lượng tăng thêm so với học nửa ngày của mô hình T35, các trường đã dành bổ
sung cho các khối kiến thức và các hoạt động GD như sau:
- Tăng cường cho các môn học trong chương trình TH hiện hành: Tùy vào điều kiện của
các địa phương, đặc điểm của HS các vùng miền mà việc tăng cường thời lượng cho các
môn học, các khối lớp cũng khác nhau.
Theo thống kê của một số trường TH thực hiện theo mô hình T35 các tiết tăng thêm do học
cả ngày được phân bổ cho các môn Toán và Tiếng Việt như sau: (Xem bảng 6)
Bảng 6. Phân bổ thời gian tăng cho môn Toán và Tiếng Việt theo mô hình T35
STT
Trường tiểu học
Khối 1
Khối 2
Khối 3
Khối 4
Khối 5
13
Toán
Tiếng
Việt
Toán
Tiếng
Việt
Toán
Tiếng
Việt
Toán
Tiếng
Việt
Toán
Tiếng
Việt
2
2
2
2
1
Tử nê (Tân Lạc,
Hòa Bình)
2
Trung Bì, Hòa Bình
4
8
2
3
0
1
2
1
2
2
3
Đức Thắng 1, Bắc
Giang
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
4
Hoài Đức 1, Lâm
Đồng
2
3
2
3
2
2
2
2
2
2
5
Tà BHing, Quảng
Nam
3
3
3
3
3
3
2
2
2
2
6
Phúc Thuận 1, Thái 3
Nguyên
4
2
3
3
3
3
3
3
3
7
Tam Hiệp, Hà Nội
0
0
0
0
0
0
0
0
0
8
Nguyễn Thị Minh
Khai, Quảng Nam
3
2
3
1
2
1
2
Dạy học theo mô hình khác
0
2
3
2
Nhìn vào bảng trên, các tiết tăng thêm do học cả ngày đối với các trường thực hiện T35 ở
các vùng miền khác nhau là khác nhau. Đối với các trường TH ở vùng sâu vùng xa, vùng
khó khăn, vùng nông thôn dành một thời lượng đáng kể tăng cường cho Toán và Tiếng
Việt. Đặc biệt là các khối lớp 1 và 2, tăng cường cho môn Toán khoảng từ 2-3 tiết/tuần, đặc
biệt, TH Trung Bì (Hòa Bình) tăng lên đến 4 tiết; môn tiếng Việt khoảng từ 2-4 tiết/tuần.
Đặc biệt, trường TH Trung Bì tăng cường cho môn Tiếng Việt là 8 tiết/tuần ở khối lớp 1.
Các tiết tăng cho môn Toán và Tiếng Việt cũng được giảm đi ở các khối lớp 3,4,5. Đối với
trường ở vùng thuận lợi, đã không tăng tiết cho các môn Toán và Tiếng Việt (TH Tam
Hiệp, Hà Nội)
Ngoài ra, một số trường, tăng thêm 1 tiết/tuần cho các môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục,
Tự nhiên – XH. Ví dụ: TH Tam Hiệp (Hà Nội), TH Đức Thắng 1 (Bắc Giang), vv…
14
- Các môn tự chọn: Hầu hết các trường tổ chức theo mô hình T35 đều chọn môn Tiếng
Anh, Tin học. Các trường ở vùng thuận lợi tổ chức cho HS học tiếng Anh từ lớp 1 (TH
Tam Hiệp). Bên cạnh đó, các trường đưa nội dung giáo dục đang là mối quan tâm của XH.
Ví dụ, giáo dục Kĩ năng sống, Quyền trẻ em, An toàn giao thông, Giáo dục bảo vệ môi
trường, Văn hóa – lịch sử địa phương, Giáo dục nếp sống thanh lịch –văn minh, tiết học thư
viện (mỗi tháng 1 chủ điểm) vv…
- Các hoạt động giáo dục: Các trường danh nhiều thời gian tổ chức các hoạt động tập thể,
như: chơi trò chơi dân gian (chơi ô ăn quan, gà chọi), thể dục, thể thao, múa hát, tổ chức
các Hội thi vv…
Tóm lại: Khi chuyển sang học cả ngày, thời gian ở trường của HS tăng thêm. Thời
lượng tăng thêm cho việc học cả ngày đối với các mô hình dạy học khác nhau là khác nhau.
Dẫn đến việc thực hiện các nội dung dạy học và các hoạt động giáo dục của mỗi mô hình
dạy học cũng khác nhau. Mặt khác, việc lựa chọn nội dung học tập và các hoạt động GD
phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm vùng miền. Đối với nông thôn, vùng núi tập trung hơn
vào việc tăng cường củng cố kiến thức, bồi dưỡng HS khá, kèm học sinh yếu. Các vùng khó
khăn, học sinh dân tộc, học cả ngày chủ yêu tập trung vào việc tăng cường môn Toán và
Tiếng Việt. Các khối lớp 1,2 tập trung tăng cường Tiếng Việt nhiều hơn. Các trường có HS
dân tộc tập trung dạy tiếng dân tộc. Vùng thành thị đưa những nội dung giáo dục thuộc
khối kiến thức tự chọn nhằm hình thành và phát triển ở HS những kĩ năng mềm, những lính
vực phục vụ thiết thực cho cuộc sống hàng ngày. Bằng cách đưa các chuyên đề vào trong
nhà trường:Giáo dục nếp sống thanh lich văn minh, văn hóa địa phương, Kĩ năng sống,
vv…Mặt khác, tổ chức các hoạt động cho HS đối với các mô hình dạy học, vùng miền
khác nhau cũng khác nhau Một số trường đã tạo điều kiện cho HS được tham gia các hoạt
động nhiều hơn. Như thể thao, tham quan, giã ngoại, chăm sóc vườn trường, các hoạt động
gắn với địa phương vv….
Nhìn chung khi chuyển sang học cả ngày nhiều trường vẫn trú trọng ưu tiên thời
lượng cho học kiến thức mà chưa thật sự chú trọng một cách thỏa đáng việc tổ chức các
hoạt động GD cho HS.
III. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG GIÁO VIÊN KHI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TỔ
CHỨC DẠY HỌC CẢ NGÀY
Khi học cả ngày, việc bố trí GV thực hiện các nội dung học tập và hoạt động động giáo
dục của các trường như sau:
15
- GV dạy văn hóa đồng thời kiêm làm công tác chủ nhiệm lớp. Họ sẽ đảm nhận môn
cơ bản có trong chương trình tiểu học hiện hành, dạy tăng cường Toán, Tiếng Việt,
bồi dưỡng HS khá, kèm cặp HS yếu
- Giáo viên dạy các môn chuyên, đảm nhận các môn Âm nhạc, MĨ thuật, Thể dục,
Tin học, Ngoại ngữ.
- Các hoạt động ngoài giờ lên lớp: do tổng phụ trách đội phụ trách. Nhiều hoạt động
đã thu hút các GV văn hóa, GV dạy các môn chuyên tham gia.
Việc bố trí GV cho buổi 2 của các trường cũng hết sức linh hoạt. Đối với các trường thiếu
GV dạy các môn chuyên, GV dạy các môn văn hóa sẽ đảm nhận dạy các môn như Âm
nhạc, Mĩ thuật,Thể dục. Một số phòng GD &ĐT đã linh hoạt trong việc sử dụng GV
chuyên. Cụ thể, đối với các trường có qui mô nhỏ, chưa đủ định mức biên chế một GV
chuyên, số giờ trong tuần không đủ theo qui định trong Thông tư số 35/2006/TTLTBGDĐ-BNV, ngày 23 tháng 8 năm 2006. Như vậy, với trường TH qui mô nhỏ dưới 20 lớp,
GV dạy môn chuyên sẽ không đủ số tiết theo định mức trong thông tư đã qui định. Do đó,
một số trường thường bố trí GV dạy môn chuyên dạy các môn khác hoặc đảm nhiệm các
hoạt động khác để đảm bảo số tiết theo qui định. Ví dụ: để đảm bảo đủ số tiết cho GV Âm
nhạc, họ được bố trí dạy môn Đạo đức; GV Mĩ thuật dạy bố trí dạy Thủ công – Kĩ thuật
Tuy nhiên, một số trường bố trí GV chưa hợp lí chủ yếu là GV dạy văn hóa. GV dạy các
môn văn hóa, ngoài việc đảm nhận các môn văn hóa và những tiết tăng cường, quản lí HS
buổi trưa. Khiến số tiết tăng, dẫn đến cường độ làm việc của loại hình GV này quá lớn.
Ở cấp TH, theo thông tư số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV tùy theo loại trường hạng 1,2,3
được bố trí 2, hoặc 1 biên chế là viên chức làm công tác thiết bị, thư viện và nhân viên y tế.
Đội ngũ cán bộ này đã góp phần quan trọng trong việc quản lí, tổ chức các hoạt động học
tập và giáo dục cho HS. Đặc biệt là các viên chức phụ trách thư viện. Khi dạy học cả ngày,
nhiều trường đã sử dụng thư viện để tổ chức các hoạt động học của HS. Nhân viên thư viện
không chỉ quản lí thư viện mà còn tham gia hướng dẫn HS đọc sách, tổ chức các tiết học
thư viện. Đồng thời, họ còn tổ chức, hướng dẫn các hoạt động giáo dục cho HS tại thư viện.
Tuy nhiên, thực tế nhiều trường TH chưa được bố trí loại viên chức này. Hoặc một biên
chế đồng thời phụ trách thư viện và thiết bị dạy học.
Theo kết quả nghiên cứu tại 32 trường, 100% số trường được bố trí GV chuyên. Tuy nhiên,
chỉ có khoảng 16/32 (chiếm 50%) trong tổng số trường có đủ 5 loại GV chuyên và khoảng
18/32 (chiếm 56,2) trường không đủ 5 loại GV chuyên (Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục, Ngoại
16
ngữ, Tin học); trường có 6-7 GV chuyên là 5/32 (chiếm 15.6%). Số trường TH được bố trí
viên chức làm công tác thiết bị là 23/32 (chiếm 71%); Trường được bố trí tổng phụ trách
đội là 26/32 (chiếm 81,2).
Sơ đồ 7. Mô tả đội ngũ GV chuyên, nhân viên, tổng phụ trách đội
Tỷ lệ GV/lớp: theo thông tư số 35/2006/TTLT-BGDĐT, ngày 23 tháng 8 năm 2006
về định mức GV/lớp là 1,5 đối với trường TH dạy học cả ngày. Theo thống kê của 32
trường, số trường có tỷ lệ GV/lớp 1,5 trở lên là 25/32 (chiếm 78,1%); số trường có tỷ lệ GV
từ 1,45 đến 1,15 là 7/32 (chiếm 21,8%). Tuy nhiên, nhiều trường tiểu học đủ về tổng số,
nhưng lại thiếu về loại hình GV, chủ yếu thiếu GV dạy các môn chuyên (GV Âm nhạc, Mĩ
thuật, Thể dục ) . Điều đó, dẫn đến khó khăn cho bố trí GV. Mặt khác, đối với các trường
vùng khó, vùng nông thôn khi số tiết dạy học tăng chủ yếu tập trung vào tăng cường Toán
và Tiếng Việt. Dẫn đến GV dạy môn văn hóa (GV chủ nhiệm) sẽ có số giờ tăng. Sự xuất
hiện thừa giờ cục bộ ở một số trường đã xảy ra khi dạy học cả ngày.
Tóm lại: Khi chuyển sang học cả ngày việc sử dụng GV của các trường cho những môn cơ
bản theo chương trình hiện hành và các tiết học tăng cường Toán, Tiếng Việt do GV văn
hóa, kiêm công tác chủ nhiệm phụ trách. Đối với các trường thiếu GV chuyên, GV cơ bản
đảm nhiệm dạy các môn chuyên. Khi chuyển sang học cả ngày, nhiều trường TH đủ GV về
tổng thể, nhưng thiếu về loại hình (thiếu GV Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục, Ngoại ngữ,Tin
học). Các trường có biên chế GV chuyên, nhưng qui mô lớp học nhỏ, các GV chuyên sẽ phụ
17
trách các hoạt động khác hoặc dạy các môn như Đạo đức, Thủ công – Kĩ thuật, Tự nhiênXH để đảm bảo đủ định mức giờ dạy theo qui định.
IV. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LỚP HỌC KHI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC CHUYỂN SANG
DẠY HỌC CẢ NGÀY
Cơ sở vật chất phục vụ cho học tập và tổ chức các hoạt động giáo dục bao gồm:
phòng học, phòng dành cho môn chuyên (Ngoại ngữ, Mĩ thuật, Âm nhạc, Tin học, Thể
dục), thư viện đạt tiêu chuẩn, nhà đa năng, sân chơi, phòng Đội, phòng truyền thống, vv….
. Theo thống kê từ 32 trường các loại phòng có thể khai thác để tổ chức dạy học cả ngày
được mô tả trong sơ đồ 8 dưới đây:
Sơ đồ 8: Thống kê các phòng phục vụ cho dạy học cả
ngày
Đa số các trường đảm bảo đủ phòng học (mỗi lớp một phòng). Nhưng nhiều trường thiếu
các phòng dành cho các môn chuyên, thư viện đạt tiêu chuẩn, sân chơi bê tông vv…Sơ đồ 8
cho thấy, chỉ có 53,1% trong tổng số trường khảo sát có thư viện; 6,25% số trường có nhà
đa năng; 15,6% số trường có nhà nghỉ trưa cho HS bán trú và chỉ có 9,3% số trường có
phòng lắp đặt các thiết bị nghe nhìn. Do đó, hầu hết các tiết học và các hoạt động của buổi
2 diễn ra trên lớp học của buổi 1. Đặc biệt, nhiều trường một phòng được dùng cho cả thư
viện và thiết bị dạy học. Như vậy, việc khai thác hiệu quả thư viện phục vụ cho dạy học cả
ngày là rất hạn chế. Những trường có phòng thư viện riêng, nhưng nhiều trong số đó chưa
đạt thư viện chuẩn. Chưa có không gian để thư viện thực sự trở thành nơi học tập, mở rộng
kiến thức, phát triển khả năng của mỗi HS cũng như cơ hội giao lưu chia sẻ giữa HS với
HS, HS và GV, nhân viên TV với GV, Nhân viên TV với HS. Tuy nhiên, một số trường
18
tiểu học như Tam Hiệp, Thanh trì và Liên Quan Thạch Thất Hà Nội, Đức Thắng 1 Hiệp
Hòa Bắc Giang, thư viện đã được xây dựng theo mô hình thư viện trường học thân thiện.
Đây là nơi học rất tốt không chỉ cho buổi 2 mà còn là nơi tổ chức các hoạt động giáo dục,
cũng như các nội dung học tâp khác cho HS. Tại thư viện, diễn ra nhiều hoạt động học của
HS, vẽ tranh, học đàn, chơi cờ, đọc sách, trò chơi vv…. Việc tận dụng các không gian của
nhà trường để làm thư viện, phục vụ các hoạt động như hoạt động đọc, trò chơi, vẽ tranh
được các trường quan tâm. Ví dụ: TH Đức Thắng 1 đã tận dụng gầm câu thang làm nơi đọc
sách cho HS. TH Trung Bì, tận dụng sân trường, dưới các gốc cây treo tấm bảng ghi những
thông tin cung cấp kiến thức cho HS, giúp các em có thể đọc mọi lúc khi ở trường.
Các trường có HS bán trú, HS ở lại trường buổi trưa. Việc ăn trưa, nghỉ trưa chỉ tiến
hành trên lớp học. Một số rất ít trường có phòng dành riêng cho ăn và ngủ trưa. Khoảng
5/32 (chiếm 15,6 % ) trong tổng số 32 trường có nhà ăn và phòng nghỉ trưa cho HS bán
trú. Ví dụ: trường TH Đức Thắng 1 (Hiệp Hòa, Bắc Giang); trường Hoài Đức 1, Lán tranh
1, ( Lâm Hà, Lâm Đồng) có nhà ăn cho HS bán trú.
Ngoài cơ sở vật chất phục vụ dạy học cả ngày, nhiều trường thiếu các trang tiết bị
phục vụ cho hoạt động GD và các nội dung học tự chọn. Đó là các phương tiện nghe nhìn
(ti vi, đầu video..), thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ cho môn tự chọn.
Tóm lại: Khi tổ chức học cả ngày, việc khai thác sử dụng các phòng học hiện có,
thư viện của mỗi trường ở các vùng có điều kiện kinh tế, XH khác nhau là khác nhau.
Các vùng khó khăn, mọi hoạt động chỉ diễn ra trong lớp học. Vùng thành thị, thị xã,
thị trấn khai thác tốt các cơ sở hiện có như thư viện, phòng học trên lớp, sân trường nhằm
thực hiện tốt các nôi dung dạy học và các hoạt động giáo dục khi học cả ngày. Đa số các
trường thiếu nhà ăn cho HS bán trú. Tại các lớp học sẽ là nhà ăn và phòng ngủ của HS ở
lại trường buổi trưa. Nhiều trường chưa khai thác hợp lí cơ sở vật chất hiện có. Nhiều
trường chưa có thư viện đạt chuẩn và nhà đa năng phục vụ cho các hoạt động thể thao, vui
chơi cho HS. Các thiết bị, đồ dùng phục vụ cho tổ chức các hoạt động giáo dục còn nghèo
nàn.
Phần thứ ba.
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ GIÁO VIÊN VÀ LỚP HỌC KHI
CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TỔ CHỨC DẠY HỌC CẢ NGÀY
19
I. XÁC ĐỊNH NỘI DUNG HỌC TẬP VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KHI
TRƯỜNG TIỂU HỌC TỔ CHỨC DẠY HỌC CẢ NGÀY
1. Những căn cứ xác định nội dung học tập và các hoạt động giáo dục khi trường tiểu
học tổ chức dạy học cả ngày
- Căn cứ vào mục tiêu của dạy học cả ngày
Việc sử dụng hiệu quả GV khí các trường chuyển sang dạy học cả ngày liên quan mật
thiết với các nội dung học tập và các hoạt động giáo dục của nhà trường. Việc xác định
nội dung học tập và các hoạt động GD khi dạy học cả ngày cần căn cứ vào mục tiêu của
dạy học cả ngày. Mục tiêu của việc dạy học cả ngày là nhằm cải thiện chất lượng giáo
dục tiểu học. Một trong các yếu tố thể hiện chất lượng giáo dục tiểu học là HS khỏe
mạnh, được nuôi dưỡng, được khuyến khích để có động cơ học tập chủ động vv.. Do
đó, dạy học cả ngày cần thiết tăng cường các hoạt động giáo dục, trú trọng đến các hoạt
động phát triển khả năng sáng tạo, độc lập, tính thần tập thể, khả năng làm việc hợp tác,
kĩ năng sống vv… của mỗi HS. Tạo cho HS có hứng thú mong được đến trường mỗi
ngày. Mặt khác, thông qua các hoạt động vừa dạy chữ, vừa dạy người cho HS tiểu học.
- Căn cứ vào từng loại mô hình tổ chức dạy học cả ngày: Đối với các mô hình dạy học
T30, T33, T35, thời gian HS ở lại trường là khác nhau. Mỗi mô hình, thời lượng tăng
thêm cho 1 tuần cũng khác nhau. Do đó, xác định nội dung học tập và các hoạt động
giáo dục cần phù hợp với thời lượng tăng thêm khi dạy học cả ngày theo mỗi mô hình.
Ví dụ, lấy trung bình nếu dạy học nửa ngày là 25 tiêt/tuần, mỗi buổi là 5 tiết. Khi đó
theo mô hình T30 với thời gian học là 7 – 8 tiết/ ngày (cho 2 buổi, chưa tính buổi trưa),
thời gian HS ở trường trong tuần sẽ tăng thêm 4 - 6tiết/tuần. Tương tự, mô hình T33
thời gian tăng thêm sẽ là 6 – 9 tiết/tuần. Mô hình T35, thời gian tăng thêm trong tuần sẽ
là 10- 15 tiết/tuần. Ngoài ra, các trường có HS bán trú, có thời gian nghỉ, ngủ trưa tại
trường. Điều đó cho phép lựa chọn những nội dung học tập và hoạt động GD phù hợp
với thời lượng tăng ứng với mỗi mô hình.
- Căn cứ và đặc điểm vùng miền (vùng núi, vùng sâu vùng xa, nông thôn, thành
thị): Mỗi một vùng có những đặc điểm riêng về kinh tế, văn hóa, xã hội, và điểm tâm
lý của HS ở mỗi vùng, miền cũng có những nét riêng. Do đó, xác định nội dung học tập
và các hoạt động giáo dục, đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của HS và điều
kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của mỗi vùng miền.
- Căn cứ vào đội ngũ giáo viên
20
Giáo viên là người thực hiện tổ chức hướng dẫn các nội dung học tập và các hoạt động
giáo dục trong thời gian HS ở lại trường. Mỗi GV sẽ đảm nhận những nội dung, hoạt
động giáo dục phù hợp với năng lực của mình. Việc bố trí GV phù hợp với khả năng
của mỗi người sẽ đưa lại hiệu quả cao cho mỗi sự lựa chọn nội dung dạy học cũng như
các hoạt động giáo dục. Khi thiết kế các nội dung học tập và các hoạt động giáo dục cần
căn cứ vào đội ngũ GV về số lượng, trình độ và loại hình GV hiện có của nhà trường.
- Căn cứ vào cơ sở vật chất hiện có của nhà trường
Cơ sở vật chất của nhà trường là một trong những điều kiện quan trong để tổ chức dạy
học cả ngày. Cơ sở vật chất bao gồm các phòng học, phòng bộ môn chuyên, phòng
truyền thống, thư viện, nhà đa năng và các thiết bị đồ dùng phục vụ cho các hoạt động,
sân chơi, bãi tập vv… Ở đó diễn ra các hoạt động học tập của HS. Chất lượng của hoạt
động phụ thuộc vào cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ cho hoạt động đó. Do vậy, khi
thiết kế các nội dung học tập, nhất là các nội dung dành cho phần tự chọn và các hoạt
động GD cần căn cứ vào CSVC hiện có của nhà trường.
2.Nội dung học tập và hoạt động giáo dục khi trường tiểu họctổ chức dạy học cả
ngày
Bảng (9) dưới đây mô tả các nội dung học tập và hoạt động giáo dục cho các mô hình
dạy học cả ngày cho các mô hình dạy học:
Bảng 9. NỘI DUNG HỌC TẬP VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Theo
chương
trình TH
hiện hành
Tăng
cường
Mô hình T30
- Thực hiện các
nội dung trong
chương trình TH
hiện hành.
- Tăng cường cho
Toán và Tiếng
Việt (Củng cố
kiến thức; Bồi
dưỡng HS khá,
Mô hình T33
Mô hình T35
- Thực hiện các nội dung - Thực hiện các nội dung
trong chương trình TH trong chương trình TH
hiện hành.
hiện hành.
- Tăng cường cho Toán
và Tiếng Việt (Củng cố
kiến thức; Bồi dưỡng HS
khá, kèm HS yếu)
- Củng cố kiến thức
-Bồi dưỡng HS giỏi, HS
năng khiếu
- Kèm HS yếu.
21
kèm HS yếu)
Phần
chọn
tự - Dạy tiếng dân
tộc
- Dạy ngoại ngữ,
tin học (lớp 3,4,5)
Hoạt
động GD
- Hoạt động múa
hát, trò chơi, thể
dục, thể thao vv…
- Xem ti vi, nghe
nhạc
- Đọc sách tại thư
viện
- Dạy tiếng dân tộc
- Dạy ngoại ngữ, tin học
(lớp 3,4,5)
- Kĩ năng sống,
- An toàn giao thông.
- BV môi trường địa
phương
- Phòng chống ma túy
- Nếp sống văn minh,
thanh lịch
- Văn hóa địa phương
(giáo dục bảo tồn và phát
huy bản sắc văn hóa dân
tộc)
-Tổ chức các hoạt động
vui chơi tập thể: múa hát,
trò chơi dân gian vv…
- Tổ chức Hội thi
-Thể dục, thể thao (bơi,
võ VN…)
- Tham quan dã ngoại
- Chăm sóc vườn trường
- Đọc sách tại thư viện
- Chăm sóc mộ liệt sỹ
- Chăm sóc di tích lịch sử
địa phương
- vv…
- Dạy tiếng dân tộc
- Dạy ngoại ngữ, tin học
(lớp 3,4,5)
- Kĩ năng sống,
- An toàn giao thông.
-BV môi trường địa
phương
- Phòng chống ma túy
- Nếp sống văn minh,
thanh lịch
-Văn hóa địa phương
(giáo dục bảo tồn và phát
huy bản sắc văn hóa dân
tộc)
- Tổ chức các hoạt động
vui chơi tập thể: múa hát,
trò chơi dân gian vv…
- Tổ chức Hội thi
- Thể dục, thể thao (bơi,
võ VN…)
- Tham quan dã ngoại
- Chăm sóc vườn trường
- Đọc sách tại thư viện
- Chăm sóc mộ liệt sỹ
- Chăm sóc di tích lịch sử
địa phương
- vv…
Sau đây là một số nội dung dành cho phần tự chọn dùng để tham khảo:
- Nếp sống thanh lịch, văn minh: Mỗi khối lớp sẽ lựa chọn một số các chủ đề phù hợp
với đặc điểm tâm lí lứa tuổi của HS. Ví dụ:
+ Khối 1: HS biết cách chào; cách mặc quần áo khi ở nhà, mặc quần áo khi đến
trường; vui chơi an toàn,
+ Khối 2:HS biết bày tỏ ý kiến của mình; tôn trọng người nghe; giao tiếp trong bữa
ăn với khách, vv…
22
+ Khối 3:HS biết làm các cử chỉ đẹp; sắp xếp đồ dùng cá nhân; sắp xếp góc học tập,
vv…
+ Khối 4: HS biết tôn trọng; yêu quí tình cảm gia đình; cách giao tiếp với thầy /cô
giáo; với bạn bè vv…
+ Khối 5: HS nhận biết tình yêu thương người với người; tình yêu quê hương, đất
nước vv…
- Chủ đề của tiết học thư viện: Nội dung các tiết học trong thư viện theo chủ đề (mỗi tháng
1 chủ đề). Các chủ đề cập nhật, linh hoạt không cứng nhắc. Sau đây là một ví dụ về các chủ
đề được tổ chức tại các tiết học trong thư viện.
+ Tháng 9: truyền thống nhà trường.
+ Tháng 10: tìm hiểu về địa danh của địa phương hoặc của Việt Nam
+ Tháng 11: Tình yêu thầy cô giáo
+Tháng 12: Hướng về cội nguồn
+ Tháng 1&2: Tình yêu quê hương
+ Tháng 3: Yêu quí mẹ và cô giáo
+ Tháng 4: Hòa bình và hữu nghị
+ Tháng 5: Bác Hồ kính yêu
-Bảo vệ môi trường
+ Giữ vệ sinh nơi công cộng
+ Bảo vệ bầu không khí trong lành
+ Bảo vệ rừng
+Bảo vệ động vật quí hiếm
+ Tiết kiệm năng lượng
+ Tiết kiệm nước sinh hoạt
+ Chăm sóc cây trong vườn trường
+ vv…
-
An toàn giao thông
23
+ Qua đường an toàn: thế nào qua đường an toàn; Vì sao phải quan sát kĩ trước khi
qua đường; Hậu quả của việc không quan sát trước khi qua đường , vv…
+ Đội mũ bảo hiểm khi ngồi xe máy: Vì sao phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi xe máy;
Tác dụng của việc đội ,mũ bảo hiểm; hậu quả của việc không đội mũ bảo hiểm.
+ vv…
- Giáo dục kĩ năng sống
+ Kĩ năng hợp tác
+ Kĩ năng giao tiếp
+ Kĩ năng kiên định
+ vv…
-
Văn hóa – lịch sử địa phương
+Trang phục truyền thống
+ Lễ hội truyền thống
+ Nhạc cụ truyền thống
+ Múa truyền thống
+ Di tích lịch sử của địa phương
+ vv…
3. Cách lựa chọn nội dung dạy học và các hoạt động giáo dục khi trường tiểu học
tổ chức dạy học cả ngày
Các nội dung giáo dục dành cho phần tự chọn, tùy theo thời gian hiện có của mỗi mô hình
dạy học và đặc điểm tâm sinh lí của HS mỗi khối lớp, vùng miền mà lựa chọn nội dung
phù hợp. Tương tự như vậy, tổ chức các hoạt động giáo dục cũng được lựa chọn phù hợp
với đặc điểm lứa tuổi HS và đặc điểm HS của từng địa phương. Điều quan trọng nhất là
dành nhiều thời lượng cho các hoạt động. Đảm bảo HS được vui chơi và phat huy khả năng
của mỗi cá nhân HS.
- Các trường thực hiện mô hình T30, T33: căn cứ vào đặc điểm của vùng, khi tổ
chức dạy – học cả ngày, thời gian tăng thêm sẽ tập trung vào việc kèm cặp HS yếu, bồi
dưỡng HS khá…Nhất là vùng khó khó khăn sẽ tập trung tăng cường Toán và Tiếng Việt ở
các khối 1,2. Các khối 3, 4,5, thời gian tăng thêm dành cho môn tự chọn sẽ là các môn
24
Ngoại ngữ, Tin học. Phần tự chọn cho lớp 1 theo hướng dẫn của chương trình tiểu học hiện
hành sẽ học tiếng Dân tộc đối với các trường dạy tiếng Dân tộc. Ngoài ra, cần tăng cường
xen kẽ các tiết học văn hóa, tiết học môn chuyên và hoạt động giáo dục để mang lại không
khí thoải mái cho HS. Dần đưa vào các hoạt động GD nhằm phát triển các kĩ năng như kĩ
năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác của HS…
- Các trường thực hiện mô hình T35:Ngoài việc thực hiện nội dung học tập theo chương
trình tiểu học hiện hành, việc xác định các nội dung và các hoạt động GD cho phù hợp
với thời gian HS ở lại trường là hết sức quan trọng. Tùy theo đặc điểm của từng vùng,
miền việc xác định nội dung học và các hoạt động giáo dục của mỗi trường cần linh
hoạt và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của HS, điều kiện kinh tế XH địa phương.
Vùng thuận lợi như thành phố thị xã, thị trấn HS sẽ tập trung vào các các hoạt động thể
thao, múa hát tập thể, chơi trò chơi, đọc sách thư viện vv…. Phần tự chọn, ngoài Ngoại
ngữ, Tin học cần lựa chọn những nội dung nhằm hình thành và phát triển ở HS kĩ năng
sống, kĩ năng tự phục vụ, giúp hình thành và phát ở trẻ khả năng độc lập, tự tin, mạnh
dạn, khả năng thích ứng với hoàn cảnh XH,vv…
- Phương pháp dạy học các nội dung tự chọn nêu trên cần được lựa chọn sao cho phù
hợp với đối tượng HS. Đặc biệt coi trọng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của HS trong việc lĩnh hội kiến thức. Có thể sử dụng phương pháp
dạy học theo dự án. Ở đây, tổ chức cho HS nghiên cứu các dự án nhỏ, có sự hướng dẫn,
hỗ trợ của các GV.
II. SỬ DỤNG HIÊU QUẢ GIÁO VIÊN KHI TRƯỜNG TIỂU HỌC TỔ CHỨC DẠY HỌC
CẢ NGÀY
1. Nguyên tắc chung về sử dụng giáo viên khi trường TH tổ chức dạy học cả này
- Sử dụng GV hợp lí: các GV được sử dụng phù hợp năng chuyên môn đào tạo
cũng như năng lực, sở trường của từng GV
- Đảm bảo đủ định mức giờ dạy cho các loại hình GV, đặc biệt các GV dạy
các môn chuyên (Âm nhạc, Mĩ thuật, Ngoại ngữ, Tin học, Thể dục).
- Không gây áp lực cho GV: Việc bố trí GV cả về số tiết và chuyên môn không
làm cho GV căng thẳng hoặc làm việc quá sức. Đảm bảo trong một ngày,
GV không đi quá xa nếu trường có các điểm trường. Tạo cho mỗi GV sự
thoải mái, phấn khởi khi tham gia tổ chức các hoạt động dạy học.
25