Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Sổ tay hướng dẫn sử dụng quỹ phúc lợi học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.11 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHƯƠNG TRÌNH
ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG HỌC
(SEQAP)

SỔ TAY
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
QUỸ PHÚC LỢI HỌC SINH

Hà Nội tháng 9 năm 2010

1


MỤC LỤC
1.

SEQAP là gì? ........................................................................................................................................... 3

2.

Quỹ phúc lợi học sinh là gì?..................................................................................................................... 3

3.

Quỹ có thể sử dụng cho những công việc gì? .......................................................................................... 4

4.

Thế nào là những khoản chi tiêu không hợp lí? ....................................................................................... 5


5.

Cách lập, phân bổ ngân sách và sử dụng quỹ? ......................................................................................... 5

6.

Quy mô của một gói hỗ trợ?..................................................................................................................... 7

7.

Gói hỗ trợ được cung cấp và quản lí như thế nào?................................................................................... 9

8.

Các thủ tục tài trợ và những quy tắc về các quỹ hỗ trợ? ........................................................................ 11

9.

Các quy định về đấu thầu cho các quỹ hỗ trợ? ....................................................................................... 12

10. Ai giám sát và cách triển khai các quỹ này? .......................................................................................... 12
11. Báo cáo về sử dụng quỹ hỗ trợ? ............................................................................................................. 12
Phụ lục 1 Thỏa thuận giữa Ban QLSEQAP Huyện và Nhà trường ............................................................... 14
Phụ lục 2 Đề cương bản kế hoạch cho một Quỹ phúc lợi học sinh ..................................................................... 19
Phụ lục 3 Thông báo rộng rãi về Quỹ phúc lợi học sinh đã được duyệt .............................................................. 20
Phụ lục 4 Mẫu thông báo với cộng đồng về Quỹ phúc lợi học sinh ..................................................................... 21
Phụ lục 5 Mẫu báo cáo về sử dụng Quỹ phúc lợi học sinh (cấp trường) ............................................................. 22
Phụ lục 6 Mẫu báo cáo về sử dụng Quỹ phúc lợi học sinh (cấp huyện) ........................................................ 24

2



1.

SEQAP là gì?

1.1. SEQAP - tên đầy đủ là Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học
là một chương trình của Chính phủ , với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục tiểu
học bằng cách hỗ trợ các trường tiểu học được chọn sang dạy - học cả ngày (FDS).
1.2. Dạy - học cả ngày là sự bổ sung thêm thời gian cho việc học bằng cách tăng
thời gian học ở trường để cho phép tổ chức h oạt động dạy và học ở cả buổi sáng và
chiều, theo đó, có phương thức tổ chức dạy - học cả ngày. Khi thực hiện dạy – học
cả ngày, nhà trường sẽ sử dụng có hiệu quả thời gian tăng thêm ở trường, cho phép
triển khai thực hiện chương trình đã được điều chỉnh v à mở rộng. Học sinh học ở
trường thực hiện hình thức dạy – học cả ngày sẽ tới trường cả buổi sáng và chiều vào
một số ngày nhất định trong tuần . Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ đưa ra thời khoá biểu
của hình thức dạy – học cả ngày khác nhau cho các trường, đó là phương thức T30
(30 tiết/tuần) và T35 (35 tiết/tuần). Học sinh các trường học chương trình T30 sẽ đi
học hai ngày cả buổi sáng và chiều, ba ngày còn lại học một buổi sáng hoặc chiều.
Học sinh các trường học chương trình FDS T35 sẽ đi học bốn hoặc năm ngày cả buổi
sáng và chiều .
1.3.

Chương trình SEQAP có 4 thành phần :


Thành phần 1: “Cải thiện khung chính sách cho công cuộc chuyển sang
FDS trong giáo dục tiểu học”.




Thành phần 2: “Tăng cường năng lực cho nguồn nhân lực đáp ứng yêu
cầu FDS”.



Thành phần 3: “Hỗ trợ củng cố và tăng cường CSVC, trang thiết bị và
xác định các phương thức hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn để
thực hiện FDS ”. Thành phần này hỗ trợ việc nâng cấp hoặc xây phòng
học mới và cơ sở hạ tầng trường lớp; bên cạnh đó còn cung cấp c ác
khoản chi phí thường xuyên bổ sung cho các trường tiểu học tham gia
chương trình để chuyển sang FDS có hiệu quả . Thành phần này bao
gồm (i) lương giáo viên ; (ii) cải thiện cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng;
(iii) quỹ gửi tới trường dành cho chi phí thường xuyên khi trường mở
rộng hoạt động; và (iv) quỹ gửi tới Hội phụ huynh để hỗ trợ một phần ăn
trưa và những khoản phúc lợi khác để hỗ trợ các gia đình khó khăn nhất
tiếp tục đưa con em tới trường .



Thành phần 4: “Điều phối & Quản lí chương trình”.

1.4. Quỹ phúc lợi học sinh là một cấu phần trong thành phần 3 của chương trình
SEQAP.
2.

Quỹ phúc lợi học sinh là gì?

3



2.1. Quỹ hỗ trợ này là phần hỗ trợ của SEQAP cho cộng đồng để giúp đỡ những
học sinh nghèo nhất tiếp tục đi học sau khi tr ường khi trường chuyển sang dạy - học cả
ngày.
2.2. Mục đích của quỹ là cung cấp thêm nguồn kinh phí dành cho các hoạt động
ngoài giáo dục để giúp những học sinh nghèo nhất tiếp tục đi học khi trường tăng
thêm thời gian để chuyển sang dạy - học cả ngày. Quỹ phúc lợi học sinh được sử
dụng để hỗ trợ những học sinh nghèo nhất và có hoàn cảnh khó khăn nhất - đặc biệt
là học sinh các dân tộc thiểu số .
2.3. Quỹ phúc lợi học sinh được cung cấp cho nhà trường với trách nhiệm quản lý
của Hiệu trưởng và sự tham gia của Ban đại diện cha mẹ học sinh . Quỹ hỗ trợ sẽ
dành cho cả điểm chính và điểm lẻ , Hiệu trưởng nhà trường và Ban đại diện cha mẹ
học sinh có trách nhiệm đảm bảo rằng quỹ này sẽ được sử dụng cho tất cả các điểm
trường có thực hiện mô hình dạy – học cả ngày.
2.4. Ban đại diện cha mẹ học sinh sẽ giám sát việc sử dụng Quỹ nhằm đảm bảo
Quỹ được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả. Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh sẽ
tham gia vào việc quản lý quỹ. Cán bộ kế toán ,thủ quỹ của trường có trách nhiệm
giúp Hiệu trưởng, Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc quản lí quỹ. Các
loại sổ sách giấy tờ sẽ được lưu giữ và báo cáo thường xuyên lên Ban Quản lý
SEQAP huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo . Việc sử dụng quỹ yêu cầu luôn phải có
cả chữ kí của Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh và Hiệu trưởng nhà trường .
3.

Quỹ có thể sử dụng cho những công việc gì?

3.1. Quỹ phúc lợi học sinh được sử dụng cho các hoạt động “hợp lệ” ở các trường
thực hiện việc dạy - học cả ngày , bao gồm:


Hỗ trợ bữa ăn trưa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo và

học sinh dân tộc thiểu số khi trường tổ chức dạy - học cả ngày . Kinh phí của
quỹ không đủ hỗ trợ miễn phí cho tất cả học sinh mà chỉ có khả năng hỗ trợ bữa
ăn trưa cho một số học sinh nhất định..



Giúp đỡ học sinh người dân tộc thiểu số lớp 1 và 2 trong học tập hiểu cả tiếng
Việt và tiếng dân tộc phổ biến nhất bằng cách thuê trợ giảng tiếng dân tộc
người địa phương để giúp cả học sinh và giáo viên trong giao tiếp khi điều kiện
cho phép.



Phần thưởng đi học đều cho học sinh người dân tộc thiểu số hoặc học sinh
nghèo nhất (không quá 05 học sinh) đi học 100% số buổi trong học kì trước.
Ngoài ra, phần thưởng học tốt cho học sinh người dân tộc thiểu số hoặc học
sinh nghèo nhất trong học kì trước (không quá 03 học sinh).



Hỗ trợ khẩn cấp thức ăn hoặc quần áo cho những học sinh nghèo nhất trong
giai đoạn khó khăn do thảm hoạ thiên nhiên, tai họa và trong điều kiện thời tiết
khắc nghiệt.

4




4.


Các hoạt động khác mà cộng đồng và nhà trường có thể hỗ trợ để chi trả cho
các chi phí ngoài dạy học nhằm giữ các học sinh nghèo nhất ở trường trong
khoảng thời gian tăng thêm do học cả ngày.

Thế nào là những khoản chi tiêu không hợp lệ?

4.1. Quỹ này chỉ dành cho mục đích cụ thể là hỗ trợ phúc lợi cho học sinh nghèo,
có hoàn cảnh khó khăn và học si nh người dân tộc thiểu số học ở trường chuyển sang
dạy – học cả ngày và chỉ dành cho các hạng mục chi tiêu nhất định , ngược lại, những
hoạt động không thuộc phạm v i hỗ trợ của quỹ là những khoản chi tiêu “không hợp
lệ”.
4.2.

Ví dụ về những khoản chi không hợp lệ trong Quỹ phúc lợi học sinh gồm:









Trả lương và lương gia tăng cho giáo viên và lãnh đạo nhà trường,
Trả các khoản thuế và thuế nhập khẩu hàng hóa (nếu có);
Các hoạt động về chuyên môn cho giáo viên .
Họp phụ huynh học sinh
Phí xăng xe hoặc đi lại cho nhà trường hoặc ban đại diện cha mẹ học
sinh

Sửa chữa hoặc xây mới cơ sở hạ tầng trường lớp
Đưa tiền cho học sinh, phụ huynh hoặc giáo viên (trừ phần thưởng dành
cho học sinh đi học đều và học giỏi)
Tổ chức những dịp kỷ niệm truyền thống

4.3. Nếu có bất kì khoản chi tiêu “không hợp lệ” nào trong Quỹ phúc lợi học sinh,
Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh và nhà trường phải hoàn trả ngay lập tức, và
trường có thể sẽ không được nhận tiếp Quỹ hỗ trợ này trong năm tiếp theo.
5.

Cách lập, phân bổ ngân sách và sử dụng quỹ?

5.1. Hiệu trưởng cần phải làm việc với Trưởng b an đại diện cha mẹ học sinh để
lập k ế hoạch và ngân sách cho quỹ (Phụ lục 2). Kế hoạch này sẽ dành cho trường
chính và các điểm trường lẻ thực hiện dạy - học cả ngày và cho cả năm học (hai học
kỳ). Kế hoạch cần chỉ rõ những mục tiêu chủ chốt được lãnh đạo nhà trường và Ban
đại diện cha mẹ học sinh nhất trí thông qua. Kế hoạch của Quỹ phúc lợi học sinh sẽ
do cả Hiệu trưởng và Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh ký. Thông tin chi tiết về
chuẩn bị lập kế hoạch cho quỹ được trình bày dưới đây.
5.2. Nhà trường cần lập kế hoạch sử dụng quỹ phúc lợi học sinh cho những hoạt
động sau:
a)
b)

Cung cấp bữa ăn trưa cho học sinh khi các em ở trường để học cả ngày.
Khi có một tỷ lệ lớn học sinh người dân tộc thiểu số lớp 1 và 2 chưa đủ
khả năng nói tiếng Việt thành thạo, Ban đại diện cha mẹ học sinh có thể
thuê trợ giảng tiếng dân tộc có đủ kỹ năng tiếng Việt và tiếng dân tộc cần
thiết để hỗ trợ cả học sinh và giáo viên cùng giao tiếp trong giai đoạn
đầu đến trường .

5


c)

d)

e)

5.3.

Hiệu trưởng, Ban đại diện cha mẹ học sinh cần thống nhất danh sách 05
học sinh người dân tộc thiểu số và học sinh nghèo có thành tích đi học
đều của học kỳ trước để trao thưởng.
Nhà trường và ban đại diện cha mẹ học sinh cũng có thể lựa chọn 03 học
sinh nghèo người dân tộc thiểu số có thành tích học tập nổi bật nhất để
trao thưởng.
Ban đại diện cha mẹ học sinh và nhà trường có thể có sự hỗ trợ khẩn cấp
về quần áo hoặc thức ăn cho những học sinh nghèo và khó khăn nhất do
bị thiên tại hoặc tại họa để đảm bảo cho các em có thể tiếp tục đến lớp .

Định mức chi phí mỗi học kì cho kế h oạch sử dụng quỹ như sau :
Biểu 1. Định mức chi phí mỗi học kì của Quỹ phúc lợi học sinh cho trường
có 280 học sinh

Số
TT

Hạng mục
Phí ăn trưa


Đơn vị
Học
sinh

3
4

5

7.000 đồng/HS/bữa

Chi chú
Không dành cho tất cả học sinh.

Tổng phí ăn trưa

Học kỳ

28,224,000
Đồng/Học kỳ

Là mức phân bổ cơ bản cho
không quá 40% của 280 học sinh
của trường trung bình

Trợ giảng tiếng dân tộc

Mỗi
người


400,000 đồng/tháng
x 4 tháng/học kỳ =
VND 1,600,000/học
kỳ

Tối đa là 02 trợ giảng/trường

Học
sinh

200,000 đồng

Không quá 05 phần thưởng mỗi
học kì.

Học
sinh

250,000 đồng

Không quá 03 phần thưởng.

1

2

Định mức chi phí

Phần thưởng cho học

sinh đi học đều
Phần thưởng cho học
sinh có thành tích học
tập tốt nhất.
Thức ăn và quần áo
trong trường hợp khẩn
cấp
Tổng cộng mỗi trường

Trường

826,000 đồng

34,000,000 đồng

Chỉ hỗ trợ trực
tiếp cho những học
sinh
Mức trung bình cho trường có 280
học sinh/kỳ học

5.4. Kinh phí ở cấp tỉnh cho Quỹ phúc lợi học sinh cho một học kỳ sẽ là 34,000,000
đồng nhân với số trường tham gia trong tỉnh (ví dụ: trong trường hợp tỉnh có 11 trường
tham gia thì kinh phí của kế hoạch và kế hoạch ngân sách sẽ là 34,000,000 đồng x 11
= 374,000,000 đồng). Việc phân bổ Quỹ phúc lợi học sinh giữa các trường tham gia sẽ
được tiến hành trong phạm vi kinh phí theo kế hoạch ngân sách (xem phần 6)
5.5. Không phân bổ riêng lẻ ngân sách chi tiêu Quỹ phúc lợi học sinh quá một năm
tài chính. Các hoạt động do nhà trường đề xuất phải thực hiện trong vòng một năm tài
chính. 25% kinh phí của quỹ chưa sử dụng hết vào cuối năm tài chính (31/12) sẽ được
chuyển sang năm tài chính tiếp theo để chi trả tổng chi phí của học kỳ 1 mà kết thúc

vào 31 tháng 1. Số kinh phí còn lại sẽ được trả lại ngân sách nhà nước. Việc phân bổ
Quỹ phúc lợi học sinh sẽ dựa vào khả năng thực hiện của các trường.

6


5.6. Chương trình sử dụng quỹ hằng năm đã được Hiệu trưởng nhà trường xây
dựng và được Ban đại diện cha mẹ học sinh nhất trí sẽ được đưa vào kế hoạch đề
xuất FDS của trường và nộp cho Ban Quản lý Chương trình huyện phê duyệt.. Sau
đó, Ban Quản lý Chương trình huyện (hoặc Phòng GD&ĐT) và Hiệu truởng cùng
Ban đại diện cha mẹ học sinh ký Thoả thuận về sử dụng quỹ phúc lợi học sinh (Phụ
lục 1) và kinh phí sẽ được cấp để sử dụng.
5.7. Khi kế hoạch và dự toán ngân sách về quỹ được thông qua và kinh phí đã có
trong tài khoản nhà trường (hoặc đã được cấp cho trường), nhà trường có thể tiến
hành sử dụng quỹ theo kế hoạch và dự toán ngân sách đã được th ông qua.
5.8. Quỹ phúc lợi học sinh sẽ được giữ riêng biệt trong tài khoản của nhà trường
và không trộn lẫn với những nguồn kinh phí khác của nhà trường . Cán bộ kế toán/ thủ
quỹ sẽ hỗ trợ Hiệu trưởng lưu giữ sổ sách của tất cả các khoản chi sử dụng quỹ. Kinh
phí sẽ được c ấp cho những người sử dụng hoặc các hoạt động trong kế hoạch đã
được phê duyệt theo yêu cầu thanh toán hoặc lệnh chi có chữ kí của Hiệu trưởng và
của Trưởng ban đại điện cha mẹ học sinh..
6.

Quy mô của một gói hỗ trợ ?

6.1. Quỹ phúc lợi học sinh có một mức phân bổ cơ bản , được điều chỉnh theo hai
yếu tố: tổng số học sinh của nhà trường và mức nghèo của xã hoặc huyện sở tại.
Ủy ban nhân dân huyện (thông qua Ban quản lý SEQAP huyện/Phòng Giáo dục và
Đào tạo) sẽ điều chỉnh quy mô Quỹ phúc lợi học sinh theo:
i)

ii)
iii)

Nguồn lực có sẵn (Số kinh phí Quỹ được cấp);
Số học sinh
Mức nghèo của xã nơi trường đóng.

Biểu 2. Quy mô Quỹ phúc lợi học sinh
Đặc điểm nhà trường
Không thuộc xã/huyện nghèo
Thuộc xã/huyện nghèo

Tổng số học sinh thấp
Quỹ -Quỹ -+

Tổng số học sinh cao
Quỹ +Quỹ ++

Ghi chú: Dấu ( -) thể hiện hệ số thấp
Dấu (+) thể hiện hệ số cao

6.2. Mức phân bổ cơ bản hay tiêu chuẩn của Quỹ phúc lợi học sinh được ước
tính cho một trường có 280 học sinh tại một huyện nghèo và tương đương với
34,000,000 đồng /học kỳ (68,000,000 đồng/năm học). Việc duy trì, tăng hay giảm
quy mô quỹ sẽ được xem xét theo thời gian tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội
thực tế của địa phương và năng lực cấp vốn của SEQAP.
6.3. Hệ số học sinh: HHS: Như đã trình bày, quy mô quỹ sẽ được điều chỉnh theo
tỷ lệ tổng số học sinh của nhà trường. Những trường có số học sinh trên mức trung
bình sẽ nhận được quỹ hỗ trợ lớn hơn theo tỷ lệ và những trường có số học sinh dưới
mức trung binh sẽ nhận được quỹ hỗ trợ nhỏ hơn theo tỷ lệ so với mức phân bổ cơ

bản.

7


HHS = Số học sinh của trường / Số học sinh trung bình của các trường tham gia
6.4. Hệ số nghèo (Hn) : Một số trường nằm tại các xã hoặc huyện nghèo nơi mà
phụ huynh không có đủ nguồn lực tài chính để chi trả cho con em mình tham gia học
cả ngày. Những cộng đồng này sẽ nhận được sự hỗ trợ về tài chính nhiều hơn từ
chương trình cho Quỹ phúc lợi học sinh. Hệ số nghèo của trường có 3 loại:
- Các trường tại thị xã, thị trấn:
- Các trường tại các xã bình thường :
- Các trường tại các xã thuộc chương trình 135:

Hn = 0,8
Hn = 1
Hn = 1,3

6.5. Hệ số trung bình chung (HTBC) bằng tổng Hệ số học sinh và Hệ số nghèo của
Trường chia cho tổng Hệ số học sinh trung bình (HHSTBvà Hệ số nghèo trung bình
HnTB.
- HTBC = (HHS + Hn)/ (HHSTB + HnTB )
6.6.
sau:

Các bước tính toán quỹ cho mỗi trường tham gia tại tỉnh được lựa chọn như

Bước 1: Xác định số trường tham gia chương trình trong tỉnh
Bước 2: Tính toán hệ số học sinh cho mỗi trường và hệ số học sinh trung bình
Bước 3: Xác định Hệ số nghèo cho mỗi trường và Hệ số nghèo trung bình

Bước 4: Tính hệ số trung bình chung
Bước 4: Đối với mỗi trường nhân mức phân bổ cơ bản với hệ số trung bình chung.
Ví dụ về tính quỹ phúc lợi học sinh:
Tỉnh A có 11 trường tiểu học tham gia Chương trình và có các thông số như sau:

Số TT

Trường tham g
ia

Số học
sinh (a)

Mức phân
bổ cơ bản
cho mỗi học
kỳ (c)

Hệ số học
sinh
(d)=(a)/(b)

Hệ số
nghèo
(e)

Hệ số trung
bình chung
(h)=(d+e)/(f+g)


Kinh phí Qũy
được nhận
(triệu
đồng)(i)=(c)*(h)

1

Nậm Ty

220

34,000

0.51

1.0

0.75

25,459

2

390

34,000

0.91

1.0


0.94

32,114

3

Vĩ Thượng
Pả Vi

338

34,000

0.79

1.0

0.88

30,078

4

Mậu Duệ

646

34,000


1.50

0.8

1.14

38,766

5

Bạch Đích

381

34,000

0.89

1.0

0.93

31,761

6

Cán Tỷ

741


34,000

1.72

0.8

1.25

42,484

7

Nấm Dẩn*

407

34,000

0.95

1.3

1.11

37,833

8

Lũng Cú


370

34,000

0.86

1.0

0.92

31,331

9

Lũng Phìn

34,000

0.89

1.0

0.93

31,761

10

Đường Hồng*


34,000

1.00

1.3

1.14

38,734

11

Vu Lay
Tổng kinh phí
lập ngân sách
cho Quỹ phúc
lợi học sinh
Tổng số

381
430
430

34,000

1.00

1

0.99


33,679

374,000
4,734

374,000
11.00

11.2

8


Trung bình

430 (b)

1.00 (f)

1.02 (g)

Ghi chú: * Trường thuộc xã 135

6.7. Nhằm tránh sự chênh lệch lớn về Quỹ phúc lợi giữa các trường trong một
huyện/tỉnh tham gia, Sở Giáo dục và Đào tạo có thể đưa ra một mức tối thiểu và
mức trần tối đa của quỹ . Trong trường hợp sau điều chỉnh trần mà còn dư kinh phí
của Quỹ, Sở GD&ĐT có thể tiến hành điều chỉnh cho các trường một cách phù hợp.
7.


Gói hỗ trợ được cung cấp và quản lí như thế nào?

7.1. Nguồn kinh phí của Quỹ phúc lợi học sinh được cung cấp cho trường theo
kênh cấp phát ngân sách của cấp huyện. Hiệu trưởng và Trưởng ban đại diện cha mẹ
học sinh sẽ đạ i diện cho nhà trường ký với Ban Quản lý SEQAP huyện (hoặc Phòng
GD&ĐT) một Thoả thuận về Quỹ phúc lợi học sinh hằng năm. Kinh phí của Quỹ
phúc lợi học sinh sẽ được chuyển vào tài khoản của trường tại kho bạc nhà nước mỗi
Học kì.
7.2. Trong trường hợp trường tiểu học tham gia Chương trình không có tài khoản
tại Kho bạc Nhà nước, Quỹ phúc lợi sẽ được chuyển cho Phòng Giáo dục và Đào
tạo/Ban quản lý SEQAP huyện sẽ tạm ứng cho nhà trường theo thỏa thuận cấp quỹ.
Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ tha y nhà trường thực hiện các nhiệm vụ kế toán và
chịu trách nhiệm lấy xác nhận của kho bạc về các khoản chi của quỹ và không giữ lại
phí quản lý ở cấp huyện. Cần nhấn mạnh rằng quá trình chuyển vốn này chỉ áp dụng
trong trường hợp trường được nhận quỹ không có tài khoản tại kho bạc nhà nước và
không áp dụng cho các trường hợp khác – xem phần 8
7.3.

Quản lý Quỹ phúc lợi học sinh.
a)

b)

c)

d)

Trường tiểu học được nhận quỹ phải bố trí cán bộ kế toán, thủ quỹ
(chuyên trách hoặc kiêm nhiệm) để giúp Hiệu trưởng trong công tác
quản lý và sử dụng Quỹ.

Nhà trường cần phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh lập danh sách
học sinh thuộc các hộ nghèo (tr ên cơ sở danh sách hộ nghèo của xã và có
xác nhận của chính quyền xã/thị trấn) được t ài trợ tiền ăn trưa của Quỹ
Việc xác định danh sách học sinh được tài trợ tiền ăn trưa từ Quỹ phúc
lợi học sinh phải được hoàn thành trước khi học kỳ mới bắt đầu .
Học sinh đang được hưởng các chế độ được quy định tại Quyết định
112/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về Chính
sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ
giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc Chương trình 135
giai đoạn II sẽ không được t ài trợ tiền ăn trưa từ Quỹ phúc lợi học sinh.
Hằng tháng, nhà trường lập danh sách học sinh được t ài trợ tiền ăn trưa,
Ban đại diện cha mẹ học sinh sẽ ký xác nhận trước khi Hiệu trưởng ký,
đóng dấu làm cơ sở để quyết toán với các cơ quan quản lý cấp trên theo
quy định.

9


e)

Trường được cấp Quỹ phúc lợi học sinh sẽ thực hiện chế độ kế toán,
quyết toán theo quy định chung và các quy định được hướng d ẫn tại Sổ
tay hướng dẫn quản lý tài chính của Chương trình SEQAP. Trường nhận
Quỹ từ Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ quyết toán với Phòng Giáo dục và
Đào tạo (xem phần 8);

f)

Hiệu trưởng và Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh chịu trách nhiệm
trước Phòng Giáo dục và Đào tạo (Ban Quản lý SEQAP huyện) về công

tác quản lí, sử dụng đúng mục tiêu của Quỹ. Bất cứ thời điểm nào và bất
cứ chi phí nào từ Quỹ phúc lợi học sinh đều phải có chữ ký của Hiệu
trưởng. Kế toán nhà trường hoặc bộ phận tài chính của Phòng giáo dục
và đào tạo sẽ không thực hiện bất cứ sự thanh toán hoặc quá trình chi
tiêu nào trừ khi có chữ ký của Hiệu trưởng

7.4. Nhiệm vụ và trách nhiệm của Ban đại diện cha mẹ học sinh đối với Quỹ
phúc lợi học sinh như sau:
a)

Tham gia các lớp tập huấn hướng dẫn cách lập kế hoạch và quản lí Quỹ do
Phòng Giáo dục và Đào tạo (hoặc Ban Quản lý SEQAP cấp huyện) tổ chức .

b)

Làm việc với lãnh đạo nhà trường và Phòng GD&ĐT – Ban Quản lý SEQAP
huyện để hỗ trợ việc xây dựng kế hoạch chuyển đổi sang dạy - học cả ngày của
trường bằng việc xác định các hoạt động phúc lợi và hỗ trợ xã hội khi tăng thêm
thời gian ở trường .

c)

Ban đại diện cha mẹ học sinh cần tham gia trong quá trình chuẩn bị kế hoạch
của nhà trường để giải quyết các vấn đề về phúc lợi cho học sinh nghèo, học
sinh dân tộc thiểu số và hỗ trợ xã hội, những rào cản gây khó khăn khiến học
sinh không đi học đều khi trường chuyển sang dạy - học cả ngày. Trọng tâm của
kế hoạc h là hỗ trợ cho các học sinh từ những gia đình nghèo nhất , học sinh khó
khăn và học sinh các dân tộc thiểu số.

d)


Sự phối hợp giữa Hiệu trưởng, Ban đại diện cha mẹ học sinh và Trưởng Ban đại
diện cha mẹ học sinh cần theo sát những mục tiêu của Chương trì nh, Sổ tay
hướng dẫn và vân bản Thoả thuận về quỹ hỗ trợ được ký với Ban Quản lý
SEQAP huyện (hoặc Phòng GD&ĐT ).

e)

Ban đại diện cha mẹ học sinh phải đảm bảo cung cấp tất cả thông tin liên quan
về sử dụng quỹ sẽ được thông báo tới cộng đồng. Những thủ tục và mẫu cần
thiết cho việc thông báo tới công chúng về Quỹ phúc lợi học sinh được trình
bày trong phần sau của Sổ tay này (xem Phụ lục 3).

f)

Ban đại diện cha mẹ học sinh làm việc với nhà trường (Hiệu trưởng, cán bộ kế
toán/thủ quỹđể đảm bảo rằng các báo cáo được thực hiện đúng tiến độ , chính
xác. Báo cáo cuối năm về sử dụng quỹ cần nộp cho Ban Quản lý SEQAP huyện
và Phòng GD&ĐT. Những báo cáo này cần nêu rõ tình hình thực hiện và sử
dụng Quỹ.

10


7.5
Ban Quản lý chương trình SEQAP huyện (hoặc Phòng GD&ĐT) với sự hỗ
trợ của điều phối viên cộng đồng sẽ:
a)
b)
c)


8.

Tổ chức tập huấn về Quỹ phúc lợi học sinh cho hiệu trưởng, cán bộ kế toán và
thủ quỹcủa trường, thành viên trong hội phụ huynh.
Đảm bảo kịp thời đưa ra những kế hoạch và quyết định cần thiết nhằm tránh
sự trì hoãn trong việc chuyển quỹ hỗ trợ tới tài khoản của nhà trường.
Đảm bảo sẵn sàng cung cấp mẫu về lập kế hoạch, báo cáo kế toán, sổ ghi chép
các hoạt động và hướng dẫn cách thức lưu giữ sổ sách chi tiêu sử dụng Quỹ.
Các thủ tục tài trợ và những quy tắc về Quỹ

8.1
Thông tin đầy đủ về thủ tục tài chính được cung cấp trong Sổ tay hướng dẫn
quản lí tài chính và Thông tư liên tịch số 15/2010/TTLT -BTC-BGD ĐT
ngày29/01/2010. Ban đại diện cha mẹ học sinh cần nghiên cứu những văn bản
này.
8.2
Các thủ tục tài chính cho các trường được nhận quỹ có tài khoản tại kho bạc
nhà nước:
a)

b)
c)

d)
e)

Nhà trường chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách cho
năm tài chính và nộp cho Ban quản lý SEQAP huyện trước ngày 15 tháng 6
(hàng năm) để đưa vào kế hoạch chung của huyện.

Ngân sách sẽ được phân bổ trực tiếp xuống cấp trường và kinh phí quỹ sẽ
được chuyển vào tài khoản nhà trường theo kế hoạch.
Kinh phí tạm ứng có thể được giữ tại tài khoản của trường được nhận quỹ.
Vào bất cứ thời điểm nào trong năm, nhà tr ường không nên rút tạm ứng và
giữ tiền mặt vượt quá mức quy định của Bộ tài chính và kho bạc nhà nước.
Nhà trường phải tuân thủ các quy định kế toán. Việc quyết toán sẽ được tiến
hành với kho bạc nhà nước huyện theo quy định.
Báo cáo tài chính phải được nộ p cho Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ban quản lý
SEQAP huyện

8.3
Thủ tục tài chính đối với các trường nhận quỹ mà không có tài khoản tại kho
bạc nhà nước:
a)

b)
c)

d)

Nhà trường chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách cho
năm tài chính và nộp cho Ban quản lý SEQAP huyện trước ngày 15 tháng 6
(hàng năm) để đưa vào kế hoạch chung của huyện.
Kinh phí quỹ sẽ được chuyển cho nhà trường thông qua Phòng Giáo dục và
Đào tạo.
Nhà trường sẽ nhận được kinh phí của quỹ từ Phòng Giáo dục và Đào tạo và
gửi vào tài khoản ngân hàng thương mại hoặc giữ kinh phí như là giữ tiền mặt
của nhà trường tùy thuộc vào điều kiện của nhà trường .
Trong trường hợp nhà trường nhận toàn bộ kinh phí trong một lần thì nhà
trường phải tuân thủ những quy định hiện hành của chính phủ về giữ tiền mặt.

Nhà trường không nên rút tạm ứng và giữ tiền mặt vượt quá mức quy định của
Bộ tài chính và kho bạc nhà nước.

11


e)

f)
g)

Trường tiểu học được nhận quỹ cần phải bố trí ít nhất một thủ quỹ (kiêm
nhiệm hoặc chuyên trách) để hỗ trợ hiệu trưởng quản lý và sử dụng quỹ. Việc
bố trí kế toán cũng được khuyến khích.
Nhà trường sẽ phải tuân thủ các quy định kế toán. Việc quyết toán sẽ được
tiến hành với Phòng Giáo dục và Đào tạo.
Báo cáo tài chính phải được nộp cho Phòng Giáo dục và Đào tạo Ban quản lý
SEQAP huyện.

8.4
Kinh phí đã được lên kế hoạch để chi tiêu vào một hoạt động cụ thể , tuy
nhiên, Hiệu trưởng có thể điều chỉnh sử dụng cho các hoạt động khác nhưng không
vượt quá 20% của hạng mục chi được quy định trong Quỹ. Tuy nhiên khoản kinh phí
đã lập kế hoạch cho ăn trưa sẽ không được phép phân bổ lại. Khi phân bổ lại, cần ghi
đầy đủ và lưu giữ tất cả các tài liệu có xác nhận và chữ kí của Hiệu trưởng và
Trưởng ban Đại diện cha mẹ học sinh . Lí do phân bổ lại cũng cần phải lưu giữ trong
báo cáo hằng năm nộp cho Phòng GD&ĐT.
9.

Các quy định về đấu thầu cho các quỹ hỗ trợ ?


9.1. Thủ tục mua sắm có nghĩa là Nhà trường nên xem xét ít nhất là 02 bản báo
giá đối với gói mua sắm hàng hóa (nếu có) và cần có 03 hồ sơ (CV) đối với người
trợ giảng tiếng dân tộc để chọn một n gười. Thông tin hướng dẫn về đấu thầu do các
chuyên gia tư vấn đấu thầu vùng của SEQAP cung cấp và thông qua các hội thảo các
cấp về mua sắm và đấu thầu.
10.

Giám sát thực hiện Quỹ

10.1. UBND tỉnh thông qua UBND huyện (Ban Quản lý SEQAP huyện ) và Phòng
GD&ĐT sẽ giám sát việc phân bổ và sử dụng Quỹ phúc lợi học sinh trong phạm vi
của tỉnh. Ban quản lý SEQAP Trung ương thông qua Sở GD&ĐT và Phòng
GD&ĐT cũng sẽ giám sát việc phân bổ và sử dụng các quỹ này trong Chương trình.
10.2. Việc giám sát Quỹ phúc lợi học sinh được thực hiện như sau:




11.

Quỹ sẽ do Ban Quản lý chương trình cấp huyện giám sát thông qua việc
xét duyệt kế hoạch của các trường tham gia chương trình.
Kết thúc học kì, Ban giám hiệu nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học
sinh sẽ nộp báo cáo ngắn gọn về các hoạt động và việc sử dụng quỹ hỗ
trợ trong Học kì.
Ban Quản lý SEQAP huyện tổng hợp báo cáo của các trường tham gia
chương trình có sử dụng quỹ và nộp cho Sở GD&ĐT .

Báo cáo về sử dụng quỹ hỗ trợ


11.1. Báo cáo của trường về sử dụng Quỹ cần được thực hiện theo Mẫu tại Phụ lục
số 5 của Sổ tay này. Hiệu trưởng và cán bộ kế toán/thủ quỹ sẽ cùng làm việc với Ban
đại diện cha mẹ học sinh để thực hiện kê khai theo mẫu và nộp cho Ban Quản lý
chương trình cấp huyện và Phòng Giáo dục và Đào tạo.

12


11.2. Phòng GD&ĐT nên sử dụng các báo cáo về Quỹ phúc lợi học sinh ở cấp
trường để xây dựng bản tổng hợp của của huyện và nộp cho Sở Giáo dục và Đào tạo
theo Mẫu tại Phụ lục số 6 của số tay này. Xem ví dụ trong phần phụ lục.
11.3. Thời điểm nộp báo cáo:
TT

Đơn vị báo cáo

Thời gian

Đơn vị nhận báo cáo

1

Trường tiểu học

Trước 15/2 và 15/7 hàng năm

Phòng Giáo dục và Đào
tạo (Ban QL huyện )


2

Phòng Giáo dục và
Đào tạo (Ban QL
huyện)

Trước 28/2 và 30/7 hàng năm

Sở Giáo dục và Đào tạo

3

Sở Giáo dục và Đào
tạo

Trước 15/3 và 15/8 hàng năm

Bộ giáo dục và đào tạo
(Ban Quản lý SEQAP)

13


Phụ lục 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - tự do - Hạnh phúc


……., ngày …. tháng……. năm 201..

BẢN THOẢ THUẬN VỀ SỬ DỤNG QUỸ PHÚC LỢI HỌC SINH

Thoả thuận giữa Ban Quản lý Chương trình SEQAP cấp huyện (Phòng Giáo dục và
Đào tạo) huyện ......................…
Và Đại diện trường tiểu học.………………........................ là:
Ông/Bà : ……………………………… là Hiệu trưởng.
Ông/Bà : ……………………………… Trưởng Ban đại diện phụ huynh học sinh
về sử dụng Quỹ phúc lợi học sinh

Tên của bên được hưởng quỹ hỗ trợ............................. ………………………………..
Ngày kí Thoả thuận............................................................... …………………………..
Tổng kinh phí của quỹ hỗ trợ................................................................ ………………..
Thời hạn của quỹ hỗ trợ: (ngày)……………… ....... đến (ngày) ……..………………

14


Thoả thuận về quỹ hỗ trợ
Nguồn kinh phí của quỹ hỗ trợ: Hiệp định tài trợ số 4608 – VN được kí kết ngày
21 tháng 8 năm 2009 và/hoặc Hiệp định tài trợ Số xxxxxx ký ngày (.....) giữa Chính
phủ Việt Nam và .......cho Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học
(SEQAP).
Các bên tham gia kí kết: Thoả thuận này được kí ngày…….tháng……năm 201…
giữa Ban Quản lý Chương trình SEQAP huyện (hoặc Phòng Giáo dục và Đào tạo)
thay mặt UBND huyện ……...............…. và Hiệu trưởng của trường tiểu học
…......……......, xã ………................…, huyện … ...................…….. thay mặt cho
Ban Giám hiệu của Trường Tiểu học …………………….
Trong suốt giai đoạn nhận và thực hiện Quỹ giáo dục nhà trường, hai bên nhất trí

như sau:
1. Ban Quản lý chương trình cấp huyện (Phòng Giáo dục và Đào tạo) sẽ:
a) Cung cấp một Quỹ phúc lợi học sinh với tổng kinh phí là ……… VND cho
trường tiểu học……......…, xã ……......., huyện ………….. theo kế hoạch chuyển
sang dạy - học cả ngày của
trường đã được phê duyệt
ngày….....tháng...…năm…...
b) Tổ chức tập huấn, hướng dẫn, cung cấp Sổ tay hướng dẫn sử dụng và các tài liệu
cần thiết để hỗ trợ việc thực hiện Quỹ phúc lợi học sinh.
2. Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường tiểu học..... sẽ:
a) Sử dụng Quỹ phúc lợi học sinh trong ……… (các) học kì/năm học) không quá
ngày hết hạn là ngày …….tháng……năm……
b) Sử dụng Quỹ phúc lợi học sinh theo kế hoạch của năm 20… dành cho các mục
chi theo quy định, hợp lệ và được Ban đại diện cha mẹ học sinh thống nhất thông
qua vào ngày …...tháng……năm…… .
c) Mua sắm hàng hoá và thuê người trợ giảng tiếng dân tộc theo thủ tục đấu thầu ghi
rõ trong Sổ tay hướng dẫn triển khai hoạt động SEQAP.
d) Hoàn trả lại kinh phí không sử dụng ngoài 20% của tổng kinh phí Quỹ phúc lợi
được phân bổ cho...... sau 2 tuần tính từ ngày thoả thuận hết hiệu lực.
e) Với sự hỗ trợ của kế toán và thủ quỹ nhà trường đảm bảo lưu giữ đầy đủ các
chứng từ, sổ sách ghi chép các khoản chi tiêu của quỹ Phúc lợi học sinh theo quy
định quản lý ngân sách nhà nước hiện hành.
f) Cung cấp các báo cáo tháng, báo cáo quý cũng như báo cáo năm cho Ban Quản
lý chương trình cấp huyện theo Số tay hướng dẫn triển khai hoạt động SEQAP và
sử dụng mẫu chuẩn đã được cung cấp.

15


g) Tổ chức các cuộc họp cuối học kì, họp tiến độ đầu và giữa học kì để thông báo tất

cả phụ huynh, giáo viên và thành viên cộng đồng của nhà trường về số lượng
kinh phí được cung cấp, thông tin cụ thể về giải ngân quỹ và kê khai chi tiết các
khoản chi tiêu.
3. Quỹ phúc lợi học sinh sử dụng cho các hoạt động sau:
a) Chi phí ăn trưa cho học sinh trong các ngày tổ chức dạy - học cả ngày (không tài
trợ cho tất cả 100% học sinh, mà chỉ cho một số học sinh nhất định tùy thuộc vào
phần trăm học sinh nghèo trong trường ).
b) Thuê một hoặc hai trợ giảng tiếng dân tộc để hỗ trợ học sinh lớp 1 và 2 hi ểu tiếng
mẹ đẻ và tiếng Việt .
c) “Phần thưởng đi học đều”cho những học sinh đến lớp 100% số buổi học trong
học kì trước và “phần thưởng học tốt” cho những học sinh đạt thành tích cao
trong học tập của học kì trước .
d) Hỗ trợ thức ăn và quần áo trong trường hợp khẩn cấp cho học sinh nghèo nh ất do
thiên tai và tai họa..
e) Các hoạt động khác mà cộng đồng nhà trường có thể muốn hỗ trợ để chi trả cho
các chi phí ngoài dạy học nhằm giữ các học sinh nghèo nhất ở trường trong
khoảng thời gian tăng them do học cả ngày
4. Các hoạt động không được phép sử dụng Quỹ phúc lợi học sinh gồm :
Lương giáo viên và lãnh đạo nhà trường là các khoản chi tiêu không hợp lệ. Chi trả
cho các khoản thuế và thuế nhập khẩu cũng không hợp lệ Ngoài ra, những hoạt động
sau cũng không được quỹ tài trợ, bao gồm:







Các hoạt động về chuyên môn cho giáo viên.
Phí xăng xe hoặc đi lại .

Họp phụ huynh .
Sửa chữa lớn hoặc xây mới cơ sở hạ tầng .
Đưa tiền cho học sinh, phụ huynh hoặc giáo viên .
Tổ chức các lễ kỷ niệm truyền thống .

5. Đình chỉ hoặc kết thúc:
a) Phía Ban Quản lý chương trình cấp huyện có quyền trì hoãn hoặc dừng hẳn các
hoạt động sử dụng quỹ hỗ trợ nếu nhà trường không thực hiện đầy đủ những
Thoả thuận này theo yêu cầu của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
b) Sự trì hoãn hoặc thất bại trong quá trình thực hiện quỹ do lỗi, sai sót hoặc sơ suất
của phía Ban đại diện cha mẹ học sinh sẽ được ghi nhận trong việc đánh giá ở
năm tiếp theo của kế hoạch về quỹ hỗ trợ do chính Ban đại diện cha mẹ học sinh
tiến hành.

16


6. Các trường hợp bất khả kháng:
a) Nếu có bất kì sự trì hoãn nào trong quá trình thực hiện quỹ hỗ trợ do các trường
hợp bất khả kháng, sẽ không áp dụng sự phê chuẩn nêu trong phần "Đình chỉ
hoặc kết thúc" ở trên.
b) Các trường hợp bất khả kháng gồm có:
 Thảm hoạ thiên nhiên hoặc điều kiện khí hậu khiến cho việc thực hiện quỹ hỗ
trợ không thể tiến hành;
 Đình công, chiến tranh hoặc tình hình bất ổn khiến cho việc thực hiện quỹ hỗ
trợ không thể tiến hành; và
 Các tình huống khác nằm ngoài tầm kiểm soát của con người có thể được Ban
Quản lý chương trình cấp huyện chấp thuận.
c) Trong trường hợp bất khả kháng , Ban đại diện cha mẹ học sinh cần thông báo cho
Ban QLCT cấp huyện trong vòng 14 ngày sau khi xảy ra trường hợp bất khả

kháng, và cũng cần thông báo trở lại khi tình hình diễn ra bình thường.
7. Giải quyết các tranh chấp:
Bất kì tranh chấp nào xảy ra trong bản thoả thuận này , sẽ được g iải quyết thông qua
sự trao đổi và nhất trí. Nếu không thể giải quyết trên nền tảng của sự nhất trí, tranh
chấp sẽ giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo ( cơ quan thường trực của chương trình
SEQAP tại tỉnh) phân xử và giải quyết tranh chấp.
8. Các vấn đề khác:
Thoả thuận về Quỹ phúc lợi học sinh được xem xét có hiệu lực và bắt buộc hai bên
đã kí phải tuân theo sau khi có chữ kí của Trưởng Ban quản lý chương trình cấp
huyện v à Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh .

_____________________________
(Tên)
Chức vụ
Đại diện Ban Quản lý chương trình cấp huyện

_________________________________
(Tên)
Chức vụ
Hiệu trưởng trường TH ……

________________________________
(Tên)
Ban Đại diện cha mẹ học sinh trường

17


18



Phụ lục 2
Đề cương bản kế hoạch cho một Quỹ phúc lợi học sinh
Thông tin chi tiết về trường
Vị trí, số điểm trường chính và điểm trường lẻ
Khoảng cách tới trung tâm huyện

Tổng số học sinh
1.
của …… (chia theo học sinh người dân tộc thiểu số)
2.

của ……. (chia theo mức sống hộ gia đình)

Khoảng cách (hoặc thời gian đi lại) từ nhà tới trường của học sinh
Chia thành 05 nhóm
Các lĩnh vực chính về phúc lợi học sinh (không quá 03)
Thông tin chi tiết về Ban đại diện phụ huynh học sinh
Họ và tên của Trưởng ban .........….
Quỹ phúc lợi học sinh
Mục tiêu (không quá 04)
Các hoạt động đã lên kế hoạch
Ngân sách
Chia thành những khoản chi tiêu đã lập kế hoạch
Báo cáo về Quỹ phúc lợi học sinh kỳ trước

19


Phụ lục 3

Thông báo rộng rãi về Quỹ phúc lợi học sinh
đã được phê duyệt
Hiệu trưởng nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh có trách nhiệm thông
báo rộng rãi tới mọi người khi Qquỹ đã được phân bổ và sẽ được sử dụng theo đúng
kế hoạch đã nộp và được Ban Quản lý Chương trình cấp huyện phê duyệt.
Trong phần “thông báo rộng rãi tới cộng đồng”, có những nội dung sau:
 Tổng kinh phí của quỹ hỗ trợ
 Kế hoạch đã được phê duyệt để sử dụng Quỹ hỗ trợ và
 Tên của những người sẽ chịu trách nhiệm quản lí Quỹ hỗ trợ .
Việc “thông báo rộng rãi” này có thể thực hiện bằng một bản Thông báo ở nơ i
công cộng trong trường, cũng có thể thông báo tới lãnh đạo của Ủy ban Nhân dân xã
và đại diện các tổ chức hiện đang sống và làm việc trong khu vực đó .

20


Phụ lục 4
Mẫu thông báo với cộng đồng về Quỹ phúc lợi học sinh
đã được phê duyệt

Tổng kinh phí của quỹ hỗ trợ

……………..

Thời gian thực hiện

Từ
………….
Đến hết …………..


Mục tiêu của quỹ hỗ trợ

………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………

Các hoạt động đề xuất

……………………………………………………….
……………………………………………………….
……………………………………………………….
……………………………………………………….
……………………………………………………….
……………………………………………………….

Người quản lí quỹ

…………………………………………...................

21


Phụ lục 5
Mẫu báo cáo về sử dụng Quỹ phúc lợi học sinh (cấp trường)
Ngày báo cáo

…………………………………………..


Thông tin cụ thể về trường :





Tên trường ........…………………
Mã trường ………….......….........
Địa chỉ trường .......………………
Xã.……………………....…........
Huyện.........………………………
Tỉnh...……………………….......
Số học sinh
Tổng số học sinh ……………........
Số học sinh từng khối………......
 Số học sinh chia theo nhóm dân tộc
Kinh………
Dân tộc 1……...
Dân tộc 2 .....…….
Dân tộc 3 ……..
Dân tộc 4 ………..
 Học sinh thuộc diện rất nghèo………….. % tổng số học sinh.
Thông tin cụ thể về quỹ hỗ trợ
 Tổng quỹ hỗ trợ ……………..
 Thời hạn
Ngày bắt đầu ……………

Ngày kết thúc………..


Các mục tiêu của quỹ hỗ trợ
 Mục đích tổng thể

………………………………………………….....
………………………………………………….....
………………………………………………….....
.................................................................................

 Các mục đích chính

#1.
………………………………......................
……………………………….................................
……………………………….................................
.................................................................................
#2.
………………………………......................
……………………………….................................
……………………………….................................
.................................................................................

Chỉ số thể hiện kết quả của quỹ hỗ trợ
Thông tin cụ thể về chỉ số

Giá trị
ban đầu

Giá trị
mục tiêu


Giá trị
hiện nay

1. xxxxxxxxxxxx
2. yyyyyyyyyyyyy

22


Sử dụng quỹ hỗ trợ theo hạng mục chi tiêu
Hạng mục
chi tiêu

Hoạt động cụ thể

Tổng

Kết quả/đầu ra

Dịch vụ ăn trưa

Dịch vụ ngôn ngữ
Phần thưởng
Hàng hoá

Khác (ghi rõ)

Kí tên: ………………………………….

23



Phụ lục 6
Mẫu báo cáo về sử dụng Quỹ phúc lợi học sinh (cấp huyện)
Ngày báo cáo

…………………………………………..

Thông tin cụ thể về huyện:
 Tên huyện………………………....
 Số trường tiểu học…………………
 Tổng số học sinh tiểu học…………

Tỉnh……………………….
Trường FDS ......………%
Học sinh FDS.………… %

Thông tin cụ thể về quỹ hỗ trợ
 Tổng số quỹ hỗ trợ
…………….
 Tổng giá trị quỹ hố trợ ……………..
 Thời hạn:
Ngày bắt đầu …………

Ngày kết t húc………......…

Tổng kết các mục tiêu của quỹ hỗ trợ
 Mục đích tổng thể
 Các mục đích chính


#1
…………………………………………….
#2
....………………………………………….
#1
.....................………………………………
................................………………………………
................................………………………………
#2.
.....................………………………………
...............................……………………………….
..............................……………………………….

Sử dụng quỹ hỗ trợ theo hạng mục chi tiêu
Hạng mục
chi tiêu

Hoạt động cụ thể

Tổng

Kết quả/đầu ra

Dịch vụ ăn trưa

Dịch vụ ngôn ngữ
Phần thưởng
Hàng hoá

Khác (ghi rõ)

Tỉ lệ: thành công/trung bình/yếu
24


Tổng kết xem xét công tác thực hiện quỹ hỗ trợ:…………………………………..
…………………………………………………………………………………………
…………….…………………………………………………………………………...
…………………………….…………………………………………………………...
…………………………………………….…………………………………………...
…………………………………………………………….…………………………...
…………………………………………………………………………….…………...
…………………………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………………...
…………………............................................................................................................

Kí tên: ………………………….

25


×