Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

một số chỉ tiêu sinh sản và phát triển của cá bột các dòng cá rô (anabas testudineus)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 51 trang )

Luận văn tốt nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

VĂNG THỊ HUỲNH NHƯ

MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA CÁ BỘT CÁC DÒNG CÁ RÔ (Anabas testudineus)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH SINH HỌC BIỂN

2012
i


Luận văn tốt nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

VĂNG THỊ HUỲNH NHƯ

MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA CÁ BỘT CÁC DÒNG CÁ RÔ (Anabas testudineus)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH SINH HỌC BIỂN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


DƯƠNG THÚY YÊN

2012

ii


Luận văn tốt nghiệp

LỜI CẢM TẠ
Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn với những người thân trong gia đình, đặc
biệt là Ba Mẹ đã tạo mọi điều kiện cho em học tập và thực hiện tốt đề tài này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến cô Dương Thúy Yên đã
tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các cán bộ khoa Thủy Sản và bộ
môn Kỹ Thuật Nuôi Thủy Sản Nước Ngọt đã tạo điều kiện để thực hiện tốt
luận văn này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy cố vấn học tập, thầy Vũ Ngọc Út
đã nhiệt tình giúp đỡ và chỉ dạy lớp trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bạn trong trại cá nước
ngọt đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài này.

Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Văng Thị Huỳnh Như

iii


Luận văn tốt nghiệp


TÓM TẮT

Đề tài “Một số chỉ tiêu sinh sản và phát triển của cá bột các dòng cá rô
(Anabas testudineus)” được thực hiện trong thời gian từ tháng 6/2012 đến
tháng 9/2012 tại trại cá nước ngọt, khoa Thủy Sản, trường Đại học Cần Thơ.
Đề tài được tiến hành với 2 thí nghiệm. Thí nghiệm 1 nhằm theo dõi các chỉ
tiêu sinh sản của các dòng cá rô. Thí nghiệm 2 nhằm theo dõi sự tăng trưởng
của các dòng cá rô trong 14 ngày ương. Mỗi thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức:
cá rô đồng Cà Mau (CM), cá rô đồng Đồng Tháp (ĐT); cá rô đồng Hậu Giang
(HG) và cá rô đồng Đầu Vuông (ĐV).
Kết quả cho thấy bốn dòng cá có thời gian hiệu ứng thuốc (5h30 phút) và thời
gian phát triển phôi (20h30 phút) tương đương nhau. Tỷ lệ đẻ của các dòng cá
dao động từ 80 – 100 %; tỷ lệ thụ tinh cao nhất là dòng cá ĐT đạt 99,54%,
thấp nhất là dòng cá ĐV đạt 91,65%, tỷ lệ nở của trứng cao nhất là dòng cá
HG đạt 86,625%, thấp nhất là dòng cá ĐV đạt 68%; sức sinh sản thực tế cao
nhất là dòng cá HG đạt 1094,64 trứng/g cá cái, thấp nhất là dòng cá ĐV đạt
570,34 trứng/g cá cái.
Sau 4 ngày tuổi chiều dài tổng của các dòng cá đều tăng theo thời gian. Đặc
biệt khoảng thời gian từ T0 – T36 và T90 –T96 (giờ sau khi nở) các dòng cá
có xu hướng tăng nhanh về chiều dài hơn các khoảng thời gian khác. Giữa 4
dòng cá thì ĐV có chiều dài nhỏ nhất. Giai đoạn 7 ngày tuổi cá ĐV (chiều dài
9,27mm) có tốc độ tăng trưởng vượt trội hơn so với các dòng cá còn lại (0,94
mm/ngày). Sau 14 ngày tuổi, chiều dài của các dòng cá khác biệt không có ý
nghĩa thống kê, dao động từ 14,72 ± 0,56 mm đến 16,1 ± 1,73 mm.

iv


Luận văn tốt nghiệp


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ.................................................................................................. i
TÓM TẮT. ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC..................................................................................................... iii
DANH SÁCH BẢNG................................................................................... vii
DANH SÁCH HÌNH ................................................................................. vviii
DANH MỤC VIẾT TẮT .............................................................................. vii
CHƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................... 1
1.1.
1.2.
1.3.

Giới thiệu ......................................................................................... 1
Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................... 2
Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................... 3
2.1. Đặc điểm hình thái................................................................................ 3
2.1.1. Vị trí phân loại ............................................................................... 3
2.1.2. Đặc điểm hình thái của cá rô đồng và cá rô đầu vuông .................... 3
2.1.3. Phân bố.......................................................................................... 4
2.2. Đặc điểm sinh học ................................................................................ 4
2.2.1. Dinh dưỡng.................................................................................... 4
2.2.2. Sinh trưởng .................................................................................... 5
2.2.3. Sinh sản ......................................................................................... 5
2.3. Phát triển phôi ...................................................................................... 6
2.3.1. Sự thụ tinh ..................................................................................... 6
2.3.2. Phân cắt trứng ................................................................................ 6
2.3.3. Hình thành phôi nang, phôi vị......................................................... 6

2.3.4. Hình thành các cơ quan .................................................................. 7
2.3.5. Cá nở ............................................................................................ 7
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi ................................... 8
2.4.1. Chất lượng trứng ............................. Error! Bookmark not defined.
2.4.2. Nhiệt độ ......................................................................................... 8
2.4.3. Oxy hòa tan.................................................................................... 8
2.4.4. Ánh sáng........................................................................................ 9
2.4.5. pH.................................................................................................. 9
2.4.6. Địch hại ......................................................................................... 9
2.5. Kích thước noãn hoàng và các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian tiêu hết
noãn hoàng của một số lòai cá ..................................................................... 9
CHƯƠNG 3.VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................11
3.1. Vật liệu nghiên cứu..............................................................................11
3.2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu..................................................11
3.2.2. Thí nghiệm 1: theo dõi các chỉ tiêu sinh sản của các dòng cá rô......11
3.3. Phương pháp phân tích mẫu.................................................................16

v


Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................17
4.1. Một số chỉ tiêu sinh sản .......................................................................17
4.1.1. Điều kiện môi trường nước trong hệ thống ấp ................................17
4.2. Thời gian hiệu ứng thuốc, tỷ lệ đẻ, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở......................17
4.2.1 Thời gian hiệu ứng thuốc................................................................17
4.2.2 Tỷ lệ đẻ..........................................................................................18
4.2.3 Tỷ lệ thụ tinh..................................................................................18
4.2.4 Tỷ lệ nở .........................................................................................19

4.3. Sức sinh sản thực tế .............................................................................19
4.4. Các giai đoạn phát triển phôi chính ......................................................20
4.5. Chiều dài tổng, noãn hoàng và kích thước của cá bột sau 4 ngày tuổi....21
4.5.1. Sự thay đổi chiều dài tổng của cá theo thời gian.............................21
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .....................................................27
5.1 Kết luận................................................................................................27
5.2 Đề xuất.................................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................28
PHỤ LỤC

vi


Luận văn tốt nghiệp

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Thời gian phát triển phôi của một số loài cá ở ĐBSCL...................... 8
Bảng 3.2 Thức ăn cho các giai đoạn ương nuôi cá rô ......................................15
Bảng 4.1 Chỉ tiêu môi trường nước trong hệ thống ấp.....................................17
Bảng 4.2 Sức sinh sản thực tế của các dòng cá................................................19
Bảng 4.3 Các giai đoạn phát triển phôi chính..................................................20
Bảng 4.4 Chiều dài tổng (mm) các dòng cá theo thời gian...............................22
Bảng 4.5 Thể tích noãn hoàng (µm3) các dòng cá theo thời gian .....................23
Bảng 4.6 Tăng trưởng chiều dài của các dòng cá 14 ngày ương .....................25

vii


Luận văn tốt nghiệp


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1. Cá rô đồng ở Cà Mau....................................................................... 3
Hình 3.1. Phương pháp tiêm cá rô ..................................................................12
Hình 3.2. Hệ thống bể đẻ và ấp trứng cá rô.....................................................13
Hình 3.3. Hệ thống ấp trứng tính tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở ...............................14
Hình 3.4. Bố trí thí nghiệm sự tăng trưởng của các dòng cá rô .......................15
Hình 4.1. Tỷ lệ đẻ của các dòng cá Cà Mau (CM), Hậu Giang (HG), Đồng Tháp
(ĐT) và Đầu Vuông (ĐV) ..............................................................................18
Hình 4.2. Tỷ lệ thụ tinh của các dòng cá .........................................................18
Hình 4.3. Tỷ lệ nở của các dòng cá.................................................................19
Hình 4.4. Chiều dài tổng các dòng cá theo thời gian (giờ) ...............................21
Hình 4.5. Sự thay đổi thể tích noãn hoàng các dòng cá theo thời gian (giờ) .....22
Hình 4.6. Biến động nhiệt độ trong 14 ngày ương...........................................24
Hình 4.7. Chiều dài của các dòng cá 14 ngày ương .........................................25

viii


Luận văn tốt nghiệp

DANH MỤC VIẾT TẮT

ĐT : Đồng Tháp
CM : Cà Mau
HG : Hậu Giang
ĐV : Đầu Vuông

ix



Luận văn tốt nghiệp

Chương I
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Giới thiệu
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một bộ phận của châu thổ sông
Mê Kông có diện tích 39.743 km với 762.000 mặt nước nuôi thủy sản cùng giá
trị xuất khẩu hàng tỉ USD mỗi năm, đóng góp đến 2/3 kim ngạch xuất khẩu
thủy sản của cả nước (Minh Huyền – Mỹ Thanh, thuysanvietnam.com.vn).
ĐBSCL là vùng đất màu mỡ, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, biên độ nhiệt
quanh năm không có sự chênh lệch lớn, là vùng đất có sự giao thoa của nguồn
nước ngọt, lợ, mặn tạo nên vùng sinh thái đặc thù, thuận lợi cho ngành nuôi
trồng thủy sản phát triển. Trong các loài thủy sản nước ngọt, một số đối tượng
được nuôi chủ yếu như cá tra, basa,...Những năm gần đây phần lớn diện tích
thủy sản nước ngọt sử dụng nuôi cá tra đã không mang lại lợi nhuận cao do
bệnh dịch, con giống không đáp ứng đủ nhu cầu, giá cá không ổn định. Vấn đề
trên dẫn đến sự cần thiết phải đa dạng hóa các đối tượng nuôi. Trong đó, cá rô
đồng là một trong những đối tượng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao do cá rô
đồng là loài cá bản địa, có thịt thơm ngon, giá tương đối cao, có thị trường tiêu
thụ lớn, dễ nuôi, sinh trưởng tốt. Hơn nữa, cá có thể sống trong điều kiện môi
trường khắc nghiệt và ở nhiều loại hình thủy vực khác nhau: đồng ruộng,
mương, sông ngòi, kênh rạch, do cá rô đồng có cơ quan hô hấp phụ, đây cũng
là ưu thế trong việc vận chuyển và nuôi cá rô đồng ở mật độ cao.
Nuôi cá rô đồng đã thành công ở nhiều nơi nhưng ương cá thì chưa thành
công cao. Theo Trần Vũ Trường (2009) sau 32 ngày ương cá rô đồng tại ao
đất cho tỉ lệ sống là 20 ± 6,7%. Nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ sống thấp là do cá
bột nhỏ, chất lượng cá bột không tốt, tính ăn nhau rất dữ trong những ngày đầu
ở giai đoạn ương, trong ao ương có xuất hiện địch hại,…Nhưng kích thước và
chất lượng cá bột lại liên quan đến chất lượng cá bố mẹ. Cá bố mẹ phân bố tự

nhiên ở các vùng khác nhau có thể khác nhau về chất lượng sinh sản, do đó có
thể ảnh hưởng đến những đặc điểm của đàn con liên quan trực tiếp đến tăng
trưởng và tỉ lệ sống của cá ở giai đoạn đầu của chu kỳ sống như kích thước cá
bột, kích thước noãn hoàn, thời gian hết noãn hoàng… Nhằm tìm hiểu vấn đề
này, đề tài “Một số chỉ tiêu sinh sản và phát triển của cá bột các dòng cá
rô (Anabas testudineus)” được thực hiện.

1


Luận văn tốt nghiệp

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu sự khác biệt về các chỉ tiêu sinh sản nhân tạo của các dòng cá
rô khác nhau và mối liên hệ giữa kích thước cá thể với kích thước noãn hoàng
của cá bột. Từ đó, cung cấp thông tin phục vụ sản xuất giống và ương nuôi.
1.3. Nội dung nghiên cứu
- Theo dõi thời gian phát triển phôi và một số chỉ tiêu sinh sản của 4
dòng cá rô.
- Chiều dài thân và kích thước noãn hoàng của cá bột 4 dòng cá trong 4
ngày đầu sau khi nở.
-

Sự tăng trưởng của 4 dòng cá rô trong 14 ngày ương.

2


Luận văn tốt nghiệp


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Đặc điểm hình thái
2.1.1. Vị trí phân loại
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993 cá rô đồng có hệ
thống phân loại:
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Họ: Anabantidae
Giống:Anabas
Loài: Anabas testudineus, Bloch, 1792
Tên tiếng Anh: Climbing perch
Tên địa phương: Cá rô đồng
2.1.2. Đặc điểm hình thái của cá rô đồng và cá rô đầu vuông

Hình 2.1. Cá rô đồng ở Cà Mau

Cá rô đồng có dạng hình bầu dục, dẹp bên, đầu lớn, mõm ngắn, miệng
hơi trên và rộng vừa, răng sắc và chắc xếp thành dãy trên hai hàm, trên hai
hàm còn có răng nhỏ nhọn, hàm răng ở giữa to hơn hai bên. Mắt cá to, tròn
nằm lệch về nửa trên của đầu và gần chót mõm. Nắp mang có hình răng cưa,
lỗ mang rộng, màng mang hai bên dính nhau và có phủ vảy.

3


Luận văn tốt nghiệp


Cá có phủ vẩy lược toàn thân, đầu và một phần gốc vi lưng, vi hậu môn
và vi đuôi. Gai vi lưng, vi hậu môn và vi bụng cứng và nhọn.
Cá rô có màu xanh xám hoặc xanh nhạt, phần bụng có màu sang hơn
phần lưng và ở đuôi có xuất hiện chấm.
Cá có một cơ quan hô hấp phụ phát triển, cho phép chúng có khả năng
sống trong điều kiện thiếu oxy và pH thấp đến 3,5 (Ngô Trọng Lư và Thái Bá
Hổ, 2002).
Phần trán giữa mắt cong lồi tương đương 1,5 đường kính mắt. Cạnh dưới
xương lệ, xương giữa nắp mang, xương dưới nắp mang và cạnh sau xương nắp
mang có nhiều gai nhỏ nhọn, tạo thành răng cưa. Lỗ mang rộng, màng mang
hai bên dính nhau và có phủ vảy. Trên đầu có nhiều lỗ cảm giác.
Nhìn chung thì cá rô đầu vuông có những đặc điểm hình thái bên ngoài
tương tự cá rô đồng chỉ khác nhau ở một số đặc điểm như: có đầu to và vuông,
mõm ngắn và nhọn, có màu sậm hơn so với cá rô đồng. Phần đuôi hơi xòe và
có màu đỏ lợt, có hai chấm đen ở gần đuôi và mang cá. Cá rô đầu vuông có
phần lưng bị cong vào giống như hình chữ S và phần bụng bị xệ đối với cá
trưởng thành ( Trần Kiều Lan Phương, 2011).
2.1.3. Phân bố
Cá rô đồng phân bố ở hầu các thủy vực nước ngọt. Trên thế giới phổ biến
ở Thái Lan, Ấn Độ, Philippin, Mianma, XâyLan, Nam Trung Quốc, Lào ,
Campuchia.
Ở Đồng bằng sông Cửu Long cá phân bố ở các thủy vực như ao, hồ,
kênh , mương vườn, ruộng lúa…
2.2. Đặc điểm sinh học
2.2.1. Dinh dưỡng
Cá rô đồng thuộc nhóm cá ăn tạp, thiên về động vật (Trương Thủ Khoa
và Trần Thị Thu Hương, 1993). Thức ăn ban đầu của cá là các loài động vật
phiêu sinh có kích thước nhỏ như luân trùng và trứng nước, vật chất hữu cơ và
chúng có thể ăn thực vật như rong bèo, hạt lúa, mầm non thủy thực vật. khi
trưởng thành cá rô có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau như thức ăn viên

thức ăn tự chế nhưng thức ăn ưa thích nhất vẫn là một số loài giáp xác, giun,...
Cũng như một số loài cá khác, trong điều kiện thức ăn không đầy đủ vẫn
có trường hợp cá ăn nhau rất dữ, đặc biệt rõ nhất là khi có một cá thể trong
đàn bị chết thì những con còn lại sẽ ăn cá thể chết đó, hoặc trong giai đoạn cá
giống, khi thiếu thức ăn những con cá lớn sẽ ăn cá nhỏ, đây cũng là nguyên
nhân làm giảm tỷ lệ sống của cá.

4


Luận văn tốt nghiệp

Khi phân tích thành phần thức ăn trong dạ dày của cá thì gồm giáp xác
(chiếm 19%), ấu trùng côn trùng (chiếm 3%), động vật thân mềm (6%), cá
nhỏ, cá tạp (9%), rau xanh (47%) và cuối cùng là mùn bả hữu cơ (16%)
(Nargis and Hossain, 1987). Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi thì thức ăn tốt
nhất là thức ăn viên hay tự chế (Nguyễn Thành Trung, 1998).
2.2.2. Sinh trưởng
So với nhiều loài cá bản địa khác như cá tra, basa, vồ đém, mè vinh, trê
vàng, lóc đồng,…thì cá rô đồng là loài cá có kích thước nhỏ, ở đồng bằng
sông Cửu Long khối lượng khai thác trung bình dao động từ 60-120g/con
(Dương Nhựt Long và Nguyễn Thanh Hiệu, 2003). Ngoài tự nhiên thì cá rô
đồng tăng trưởng tương đối chậm.
Thông thường ở nước ngọt, trong cùng một loài thì cá cái có tốc độ tăng
trưởng nhanh hơn cá đực (trừ cá rô phi, cá lóc bông) và cá cái thường có kích
thước lớn hơn cá đưc, ở giai đoạn trưởng thành khối lượng cá cái 60-90g/con;
cá đực 50-60 g/con.
Cá rô đồng có thể đạt tuổi thọ 5-6 năm (Ngô Trọng Lư và Thái Bá Hổ,
2002)
2.2.3. Sinh sản

Trong điều kiện tự nhiên khi đạt kích thước 10- 12 cm thì cá rô đồng
thành thục sinh dục (Mai Đình Yên, 1978 và Nguyễn Thành Trung, 1998),
nhưng trong ao nuôi thì cá sẽ thành thục sau 5-6 tháng, tương ứng với kích cỡ
8-10cm.
Mùa sinh sản trong tự nhiên vào tháng 4-10, nhưng tập trung chủ yếu
vào mùa mưa (tháng 6-7). Cá có thể đẻ 3 – 4 lần/năm. Trứng cá thuộc loại
trứng nổi, có màu trắng ngà hoặc màu trắng ngà hơi vàng, đường kính trứng
sau khi trương nước dao động từ 1,1 – 1,2 mm, sức sinh sản của cá cao có thể
đạt 300.000 – 700.000 trứng/kg cá cái (Nguyễn Văn Kiểm, 2004).
Cá đực có thân hình thon dài hơn so với cá cái. Cá đực phát dục có tinh
dịch màu trắng, dùng tay vuốt nhẹ dưới ổ bụng từ vây ngực đến vây hậu môn,
tinh dịch thoát ra có màu trắng sữa. Với cá cái, khi mang trứng, bụng sẽ phình
to, mềm.
Trong tự nhiên cá tự bắt cặp sinh sản và yếu tố kích thích sự sinh sản của
cá là sau những cơn mưa, hoặc mực nước thủy vực thay đổi. Bãi đẻ của cá rô
đồng là ven những bờ ao, bờ ruộng, nơi nước nông, yên tĩnh và có nhiều thực
vật thủy sinh.

5


Luận văn tốt nghiệp

Sau khi thụ tinh được 10 phút, trứng bắt đầu phân cắt, 10 giờ 5 phút hình
thành đốt cơ, phôi cử động liên tục. 17 giờ 30 phút, cá nở, cơ thể có nhiều sắc
tố, noãn hoàng to, ống tiêu hóa thẳng, có đốt cơ. 60 giờ sau khi nở cá ăn được
phiêu sinh động vật (Moina) và thức nhân tạo. Trứng sau khi thụ tinh 15 giờ sẽ
bắt đầu nở thành cá bột (Trần Vũ Trường, 2009).
Theo Amornsakun (2005) kích thích sinh sản nhân tạo cá rô đồng ở Thái
Lan cho kết quả : trứng được thụ tinh có đường kính khoảng 830±39 µm. Tỉ lệ

thụ tinh trung bình là 92,67%, thời gian nở là 20 giờ 30phút và tỉ lệ nở trung
bình là 87,44% ở nhiệt độ 27-30,50C.
2.3. Phát triển phôi
2.3.1. Sự thụ tinh
Cũng như một số loài thuộc lớp cá xương khác, sự thụ tinh của cá rô xảy
ra trong môi trường nước, bắt đầu bằng sự tiếp xúc giữa con đực và con cái,
tinh trùng tìm gặp và chui vào trứng nhờ sự vận động của phần đuôi, nhân của
tinh trùng kết hợp với nhân của trứng tạo thành hợp tử. Sau khi tinh trùng xâm
nhập vào tế bào trứng màng thụ tinh và xoang thụ tinh được hình thành, đồng
thời tế bào chất ở phần khác của trứng cũng dồn về cực động vật. Như vậy, ở
cực động vật lúc này gồm có nhân tinh trùng, nhân tế bào trứng và khối tế bào
chất. Chính các phần này đã tạo nên đĩa phôi nằm trên khối noãn hoàng. Tiếp
theo màng của nhân tinh trùng và màng của nhân trứng vỡ ra, các nhiễm sắc
thể của chúng hòa nhập vào nhau tạo thành một thể thống nhất (Phạm Thanh
Liêm và Trần Đắc Định, 2004).
2.3.2. Phân cắt trứng
Trứng cá thuộc loại trứng đoạn hoàng, trứng phân cắt dạng đĩa, quá trình
phân cắt chỉ diễn ra ở khu vực đĩa phôi nằm ở phía cực động vật, khối noãn
hoàng giữ nguyên không tham gia vào quá trình phân cắt.
Sự phân cắt làm trứng làm cho số lượng tế bào tăng theo cấp số nhân (sự
phân cắt lần 1 chia đĩa phôi thành 2 tế bào, sau đó phôi lần lượt phân cắt thành
4, 8, 16, 32 tế bào) cho tới khi hình thành phôi nang thấp thì dừng lại (Phạm
Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009).
Ở cá chạch giai đoạn này kéo dài 1 giờ 15 phút sau thụ tinh ở nhiệt độ 27
– 28 C (Trần Quốc Dung, 2009).
0

2.3.3. Hình thành phôi nang, phôi vị
Giai đoạn phôi nang có kích thước tế bào giảm và khó nhận biết các tế
bào riêng biệt, nhưng số tế bào ngày càng gia tăng về số lượng.


6


Luận văn tốt nghiệp

Theo Nguyễn Văn Kiểm và Nguyễn Minh Thành (2009) phôi nang được
chia làm hai giai đoạn: Phôi nang cao: đĩa phôi nhô lên cao, tiếp tục phân cắt
tạo thành từng lớp tế bào, ranh giới giữa các lớp rất mờ. Phôi nang thấp: đĩa
phôi có xu hướng phủ xuống phía dưới (1/3 trứng) gọi là phôi nang thấp. Giai
đoạn phôi nang ở cá chạch quan sát đến 3 giờ 40 phút.
Giai đoạn phôi vị gồm có 3 thời kì:
Thời kì đầu phôi vị với đĩa phôi trùm xuống ½ khối noãn hoàng cà thời
kì này xuất hiện vòng phôi.
Thời kì giữa phôi vị: đĩa phôi trùm xuống 2/3 khối noãn hoàng, thời kì
này xuất hiện phôi thuẫn
Thời kì cuối phôi vị: ở phía lưng phôi thai có tấm thần kinh nổi lên, vì
vậy giai đoạn này được gọi là thời kì phôi thần kinh.
2.3.4. Hình thành các cơ quan
Đầu tiên là sự hình thành phôi thần kinh với phôi hình thành dây sống,
tủy sống, lá phôi giữa hình thành các đốt cơ. Một số bộ phận của não được
hình thành, mắt xuất hiện nhưng chưa có sắc tố. Não phân hóa thành não
trước, não giữa và não sau, mầm vi lưng xuất hiện nhưng dính vào đuôi. Phần
trước của dây sống phân hóa rõ rang. Hầu và tim xuất hiện. Phôi cử động do
tách khỏi noãn hoàng, vi, ống tiêu hóa, não giữa, cơ quan thụ cảm, dây sống
và đốt cơ ngày càng phân hóa rõ ràng ( Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn
Kiểm, 2009).
2.3.5. Cá nở
Trong thời kỳ cá nở phôi dài dần ra, dưới tác dụng của men nở, cùng với
sự hoạt động của phôi làm vỏ trứng vỡ ra và phôi thoát ra ngoài. Các cơ quan

như tim, mang, đường vây bên, hậu môn xuất hiện (Phạm Minh Thành và
Nguyễn Văn Kiểm, 2009).

7


Luận văn tốt nghiệp

Bảng 2.1: Thời gian phát triển phôi của một số loài cá ở ĐBSCL
Cá Lăng1
Thời
gian
Thụ tinh
Đĩa mầm
Phân cắt trứng
Phôi nang
Phôi vị
Hình thành
cơ quan
Cá nở

0
15 ’
1h15
2h50
7h40
11h3
0
21h


Nhiệt
độ
(0C)
28,5
28,5
29
29,5
29,6

Cá chạch sông2

Cá Lóc Bông3

Thời
gian

Nhiệt độ
(0C)

Thời
gian

Nhiệt độ
(0C)

0
1h15
3h40
4h40


27 – 28
27 – 28
27 – 28
27 – 28
27 – 28

0
15’
1h10
4h20
10h15

29
28
29
29
29,5

29,8

5h35

27 – 28

20h20

29,5

28,5


108h

27 – 28

30h29

28

Nguồn tham khảo: 1Nguyễn Văn Kiểm (2007),
3
Nguyễn Tấn Em (2007).

2

Trần Quốc Dung (2009),

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi
2.4.1. Nhiệt độ
Phôi cá rất nhạy cảm đối với sự thay đổi của nhiệt độ. Khi các yếu tố môi
trường có giá trị trong khoảng thích ứng thì sự thay đổi của nhiệt độ có ảnh
hưởng quyết định tới tốc độ phát triển của phôi (Phạm Minh Thành – Nguyễn
Văn Kiểm, 2009).
Nhiệt độ thích hợp cho tôm cá ở vùng nhiệt đới nằm trong khoảng 25 –
32 C, tuy nhiên cá có thể chịu đựng nhiệt độ trong khoảng 20 – 35oC (Trương
Quốc Phú, 2006). Ảnh hưởng của nhiệt độ tới thời gian phát triển của phôi
tuân theo quy luật tổng nhiệt, khi nhiệt độ càng tăng thì thời gian phát triển
phôi càng được rút ngắn và ngược lại, nhưng khi nhiệt độ tăng hoặc giảm quá
lớn cũng sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của phôi. Ở nhiệt độ 30 – 3oC tỷ lệ
phôi dị hình là 60 – 70% và tỷ lệ phôi chết trước khi nở là 50 – 60%. Nhiệt độ
thay đổi đột ngột 2oC/giờ cũng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của phôi.

o

Thời kì phôi vị, hình thành các đốt cơ và thời kì phần đuôi tách khỏi noãn
hoàng chịu ảnh hưởng của nhiệt độ rõ ràng hơn các thời kì khác trong quá
trình phát triển của phôi (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn kiểm, 2009)
2.4.2. Oxy hòa tan

8


Luận văn tốt nghiệp

Hàm lượng oxy trong nước cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển
của phôi. Trong thời kỳ này các quá trình sinh hóa – sinh lý diễn ra rất mạnh
nên nhu cầu oxy của phôi cao hơn các thời kỳ khác. Ví dụ, sự trao đổi khí của
phôi với môi trường bên ngoài phải thông qua màng nước và xoang nước
quanh màng trứng vì vậy hàm lượng oxy hòa tan trong nước phải cao mới đáp
ứng nhu cầu hô hấp của phôi. (Tiêu hao oxy của cá mè trắng ở thời kỳ phôi
thai là 1,6mg/l, trưởng thành 0,3 – 0,4 mg/l)
2.4.3. Ánh sáng
Ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của cá. Ánh
sáng mạnh kích thích sự phát triển của tuyến sinh dục diễn ra nhanh hơn, rút
ngắn thời gian thành thục,…Hầu hết các loài cá ở đồng bằng sông Cửu Long
có tập tính sinh sản vào rạng sáng hoặc chiều tối do vào thời điểm đó cường
độ chiếu sáng yếu.
Ánh sáng tham gia vào quá trình quang hợp làm tảo phát triển, và tảo là
mắc xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn, làm tăng thêm thức ăn tự nhiên cho cá.
Bên cạnh đó, ánh sáng còn cung cấp nhiệt cho ao, làm tăng quá trình trao đổi
chất và làm hạn chế nhiều loại vi sinh vật có hại gây bệnh cho cá.
2.4.4. pH

pH là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến đời sống của
thủy sinh vật, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, sinh sản, sự phát triển phôi
của cá. Hầu hết các loài cá đều không có khả năng phát triển trong điều kiện
pH quá thấp hoặc pH quá cao. pH thích hợp cho thủy sinh vật là 6,5 – 9 tốt
nhất là 7 (Trương Quốc Phú, 2003; Swinggle, 1969 (trích dẫn bởi Mai Viết
Văn, 1997)) và mỗi loài cá thì có khả năng chịu được những giá trị pH khác
nhau.
2.4.5. Địch hại
Trong môi trường nước tồn tại rất nhiều sinh vật như: copepod, bọ gạo,
tôm con, nòng nọc của ếch nhái, cá con, ấu trùng chuồn chuồn,…gây hại cho
sự phát triển của phôi cá. Chúng có thể ăn trứng, làm hư hại vỏ trứng, cạnh
tranh oxy hay chất dinh dưỡng,…
Nấm thủy mi ký sinh trên bề mặt của màng trứng làm cản trở quá trình
hô hấp của phôi.
2.5. Kích thước noãn hoàng và các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian tiêu
hết noãn hoàng của một số loài cá.

9


Luận văn tốt nghiệp

Noãn hoàng là nguồn dinh dưỡng chính cung cấp năng lượng cho quá
trình phát triển phôi. Lượng noãn hoàng ít hay nhiều quyết định đến thời gian
phát triển phôi dài hay ngắn. khối lượng noãn hoàng phụ thuộc vào từng loài,
ngoài ra điều kiện môi trường, chủ yếu là nhiệt độ nước cũng liên quan đến
khối lượng noãn hoàng. Giai đoạn cá bột diễn ra nhanh hay chậm tùy thuộc
loài (độ lớn của noãn hoàng và kích thước trứng) và tùy thuộc vào điều kiện
môi trường (chủ yếu là nhiệt độ). Ở đồng bằng sông Cửu Long có nhiệt độ cao
hơn so với đồng bằng sông Hồng nên thời gian ấu trùng của đồng bằng sông

Cửu Long ngắn hơn đồng bằng sông Hồng, còn đối với những loài có kích
thước nhỏ thì khối lượng noãn hoàng ít và thời gian hết noãn hoàng nhanh hơn
so với cá có kích thước lớn (Nguyễn Văn Kiểm và Phạm Minh Thành, 2009).

10


Luận văn tốt nghiệp

Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu nghiên cứu
 Mẫu vật : cá rô đồng và cá rô đầu vuông
 Nhiệt kế
 Xô nhựa 60 lít
 Cân
 Thước
 Kính lúp, kính nhìn nổi
 Đĩa petri
 Lọ đựng mẫu
 Hóa chất gồm có: cồn, formol,…
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại trại cá nước ngọt, khoa Thủy Sản, trường
Đại Học Cần Thơ từ tháng 6 đến tháng 9.
3.2.2. Thí nghiệm 1: theo dõi các chỉ tiêu sinh sản của các dòng cá rô
Nguồn cá bố mẹ
Có 4 nghiệm thức (nguồn) cá bố mẹ
Nghiệm thức 1: Cá rô đồng ở Cà Mau có nguồn gốc từ rừng U Minh Hạ
Nghiệm thức 2: Cá rô đồng ở Đồng Tháp có nguồn gốc từ rừng Tràm Chim

Nghiệm thức 3: Cá rô đồng ở Hậu Giang được thu mua từ Châu Thành
– Hậu Giang
Nghiệm thức 4: Cá rô đồng Đầu Vuông được thu mua từ trại cá Ba Khải xã
Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang
- Cả 4 nguồn cá bố mẹ được nuôi vỗ 60 ngày trong trại cá nước ngọt của Khoa
Thủy Sản, trường Đại Học Cần Thơ.

11


Luận văn tốt nghiệp

Chọn cá bố mẹ
 Chọn cá đực: chọn cá khỏe mạnh, không xay xát, vuốt nhẹ có tinh màu
trắng đục chảy ra
 Chọn cá cái: khỏe mạnh, không xay xát, bụng to mềm, lỗ hậu môn lồi,
màu hồng.
Kích thích sinh sản
Kích thích sinh sản nhân tạo cá rô đồng với kích dục tố là LHRHa +
DOM (100µg + 10mg), mỗi nghiệm thức được lặp lại với 5 cặp cá bố mẹ đối
với cá tự nhiên và 3 cặp đối với cá Đầu vuông.
Phương pháp tiêm
Phương pháp tiêm một liều duy nhất vào gốc vây ngực để kích thích cá
cái sinh sản, liều lượng cá đực chỉ bằng 1/2 cá cái liều dùng cho cá cái.

Hình 3.1. Phương pháp tiêm cá rô
Ấp trứng
Dụng cụ ấp trứng: xô nhựa 60 lít được vệ sinh sạch sẽ, đặt trong nhà tole
nơi thoáng mát, dễ chăm sóc, quản lý.
Khi xác định cá đã đẻ xong thì tiến hành thu trứng ra bằng vợt để đem

ấp. Trứng được ấp trong xô nhựa 60L có sục khí liên tục, mực nước chiếm 2/3
thể tích của xô và sau 4 – 5 giờ thay nước một lần (Hình 3.2). Nước sử dụng
trong quá trình ấp trứng là nước sông đã được qua ao lắng rồi mới cho vào bể
ấp.

12


Luận văn tốt nghiệp

Hình 3.2. Hệ thống bể đẻ và ấp trứng cá rô
Theo dõi các chỉ tiêu sinh sản
Thời gian hiệu ứng thuốc
Thời gian hiệu ứng thuốc là khoảng thời gian từ lúc tiêm kích dục tố đến
khi cá bắt đầu rụng trứng. Ghi nhận nhiệt độ (3giờ/lần) trong suốt thời gian
này.
Quá trình phát triển phôi
Theo dõi các giai đọan phát triển phôi dựa theo mô tả về quá trình phát
triển phôi của cá xương (Nguyễn Văn Kiểm và Phạm Minh Thành, 2009). Sự
phát triển của phôi được quan sát dưới kính hiển vi. Ghi nhận hình ảnh, thời
gian xuất hiện các giai đọan phát triển phôi chính và nhiệt độ trong quá trình
phát triển phôi.
Tỷ lệ cá đẻ
Tỷ lệ cá đẻ (%) = (số cá cái đẻ/số cá cái tham gia sinh sản)*100
Tỷ lệ thụ tinh
Tỷ lệ thụ tinh (%)= (số lượng trứng thụ tinh / số lượng trứng theo
dõi)*100
Tỷ lệ nở
Tỷ lệ nở (%)= (số lượng cá bột/ số lượng trứng thụ tinh)*100
Xác định tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở cho từng gia đình với 3 lần lặp lại. Sau

khi cá đẻ, trứng của mỗi gia đình được lấy ngẫu nhiên 100 trứng cho vào khay

13


Luận văn tốt nghiệp

(3 khay cho mỗi gia đình) và ấp trong bể có sục khí (Hình 3.3). Tỉ lệ thụ tinh
được xác định sau khi cá đẻ 10 giờ và tỉ lệ nở được xác định khi cá nở hoàn
toàn.
Sức sinh sản thực tế
Sức sinh sản thực tế (trứng/g cá cái)= số lượng trứng thu được/ khối
lượng cá cái đẻ

.

Hình 3.3. Hệ thống ấp trứng tính tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở
Chiều dài thân và kích thước noãn hoàng của cá bột trong 4 ngày
đầu sau khi nở.
- Thu mẫu: Từ khi cá bắt đầu đẻ, cứ mỗi 6 h/lần thu ngẫu nhiên 30 mẫu/gia
đình (bể ấp) cho đến hết 96 h.
- Phương pháp đo mẫu
Chiều dài thân: từ mút đầu (miệng cá) đến cuối của vi đuôi
Kích thước noãn hoàng: đo chiều ngang và chiều dài của noãn hoàng
Công thức tính thể tích noãn hoàng: V= 4/3*(R/2)^2*(D/2) (Fukuhara,
1986)
Trong đó:

R: chiều rộng noãn hoàng
D: chiều dài noãn hoàng.


3.2.3. Thí nghiệm 2: Sự tăng trưởng của các dòng cá rô trong 14 ngày ương
Cá thí nghiệm: gồm 4 nguồn cá CM, ĐT, HG, ĐV cho sinh sản nhân tạo
tương tự như thí nghiệm 1 (theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản của các dòng cá
rô). Mỗi nghiệm thức cá rô đồng được cho sinh sản với 3 cặp cá bố mẹ, còn cá
rô Đầu vuông cho sinh sản 1 cặp cá bố mẹ.

14


Luận văn tốt nghiệp

Bố trí thí nghiệm: Cá bột từ các gia đình trong cùng một nghiệm thức được
trộn đều theo cùng một tỉ lệ và cá được bố trí ngẫu nhiên trong xô nhựa 60 lít
chứa 40L nước và có sục khí. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần (Hình 3.4).
Mật độ 150 con/xô (3 con/lít). Nguồn nước là nước sông đã qua lắng.

Hình 3.4. Bố trí thí nghiệm sự tăng trưởng của các dòng cá rô
Chăm sóc-cho ăn:
Định kỳ thay nước 1 ngày 1 lần, thay 70% nước.
Ngày cho ăn 4 lần: sáng 7 giờ, 11 giờ; trưa 15 giờ và 17 giờ.
Bảng 3.2: Thức ăn cho các giai đoạn ương nuôi cá rô
Thức ăn
Lòng đỏ
Moina
Luân trùng
Ngày
trứng
1
X

X
2
X
X
3
X
X
X
4
X
X
5
X
X
6
X
X
7
X
X
8
X
9
X
10
X
11
X
12
X

13
X
14
X

Thức ăn công
nghiệp

X
X
X
X
X

15


Luận văn tốt nghiệp

Thu mẫu:
-

Tăng trưởng: thu 2 lần

+ Lần 1: sau khi ương được 7 ngày, thu 10 con/bể đo chiều dài.
+ Lần 2: 14 ngày sau khi ương, thu 10 con/bể đo chiều dài và cân khối
lượng.
-

Các chỉ tiêu môi trường: nhiệt độ được đo ngày 2 lần (sáng: 8 h ; chiều:

16 h) bằng nhiệt kế, pH được đo 5 ngày/lần bằng bộ test pH.

3.3. Phương pháp phân tích mẫu
Các chỉ tiêu theo dõi được tính toán giá trị trung bình và độ lệch chuẩn
bằng phần mềm excel. Sự khác biệt về giá trị trung bình các chỉ tiêu theo dõi
giữa các nghiệm thức (dòng cá) được so sánh bằng phương pháp ANOVA một
nhân tố và phép thử Ducan. Xử lý thống kê được thực hiện bằng chương trình
SPSS 16.0.

16


×