LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập tại trường em đã được các thầy cô giáo truyền
đạt những kiến thức liên quan và ảnh hưởng đến môi trường, nhưng đó chỉ là
phần lý thuyết chưa thực tế. Để giúp cho môn học có hiệu quả hơn nhà trờng
đã tổ chức cho chúng em đi thực tập tại phòng Tài nguyên môi trường huyện
Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn trong khoảng thời gian từ gnày 3 tháng 5 đến ngày
10 tháng 7 năm 2006. Tuy đây là khoảng thời gian chưa dài nhưng vô cùng bổ
ích vì chúng em được thực tế tiếp xúc và làm quen với những công việc thu
gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, nhìn thấy những hoạt động tại Hợp
tác xã Tiến Đạt và bãi đổ rác, qua đó đã giúp em hiểu hơn về môi trường và
những gì chúng em đã được học.
Qua đây em xin chân thành cảm ơn nhà trường, các thầy cô giáo đã tạo
điều kiện giúp đỡ cho chúng em đi thực tập được cọ sát với thực tế mở mang
kiến thức để chúng em sau này đi làm đỡ bỡ ngỡ hơn.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện Lộc Bình đã giúp đỡ chúng em trong quá trình thực tập, giới thiệu
chúng em làm việc với Hợp tác xã Tiến Đạt.
Em xin cảm ơn toàn thể cán bộ công nhân viên trong Hợp tác xác Tiến
Đạt huyện Lộc Bình đã nhiệt tình giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian thực
tập vừa qua, chúng em đã được làm quen với công tác thu gom, vận chuyển
và xử lý chất thải rắn tại Hợp tác xã, từ đó chúng em hiểu rõ hơn sự ảnh
hưởng của chất thải rắn đến môi trường.
Em xin chân thành cảm ơn!
1 1
MỤC LỤC
2 2
ANH MỤC HÌNH VẼ BẢNG BIỂU
Hình 1: Cơ cấu kinh tế của huyện Lộc Bình
Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của HTX Tiến Đạt
Hình 3: Sơ đồ mặt bằng HTX Tiến Đạt
Hình 4: Sơ đồ các nguồn phát sinh chất thải và phân loại chất thải.
Hình 5: Sơ đồ mô tả quá trình thu gom và vận chuyển rác thải.
Hình 6: Mô hình xe đẩy cải tiến.
Hình 7: Mô hình xe ô tô loại nhỏ
Hình 8: Mô hình xe công nông đầu ngang.
Hình 9: Sơ đồ bãi chôn lấp.
3 3
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường đang là vấn đề đáng lo ngại của
toàn cầu. Trong vài năm gần đây với thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá
toàn cầu, các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển như vũ bão và vấn đề ô
nhiễm môi trường ngày càng gia tăng.
Nhiều hội nghị quốc tế được tiến hành họp bàn về hợp tác giữa các
quốc gia trong vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống cho
con người và trong đó rác thải sinh hoạt của con người được quan tâm nhiều
nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khoẻ của con người.
Ở nước ta trong mấy chục năm gần đây nhờ sự đổi mới về chính sách
của Đảng và Nhà nước, nên nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển. Sự
phát triển mạnh của các ngành kinh tế, kéo theo tốc độ đô thị hoá dẫn tới
lượng rác phát sinh trong sản xuất và trong sinh hoạt ngày càng gia tăng rõ
rệt.
Ngày nay trên khắp thế giới hiện tượng mưa axit ngày càng nhiều, nhiệt
độ trái đất ngày càng tăng, cộng đồng dân cư ngày càng mắc nhiều căn bệnh
khó chữa.
Vì vậy việc bảo vệ môi trường là vấn đề rất quan trọng, không chỉ là
một quốc gia, một khu vực mà là trách của toàn nhân loại trong đó có mỗi cá
nhân chúng ta.
Hiện nay đang là một sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, trong
quá trình học tập tại trường chúng em đã tiếp thu được những kiến thức cơ
bản về môn học nên lại thiếu kiến thức cơ bản về thực tế.
Vì vậy trong quá trình đi thực tập tại phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện Lộc Bình - tỉnh Lạng Sơn, cùng với sự hướng dẫn chỉ đạo sát sao của
các cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện và toàn thể cán bộ công
nhân viên trong HTX Tiến Đạt huyện Lộc Bình, chúng em đã được tiếp xúc
và làm quen với những công việc trong quá trình thu gom, vận chuyển và xử
4 4
lý chất thải rắn của HTX, được khảo sát tình hình môi trường và nắm bắt
được những điều cốt yếu trong công tác bảo vệ môi trường huyện Lộc Bình.
Qua lần đi thực tập này chúng em đã thu được những kết quả nhất định
về quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn của HTX Tiến Đạt để
trang bị cho chúng em những kiến thức cơ bản phục vụ cho công tác sau này
và rút ra những kinh nghiệm cho bản thana, góp phần nhỏ bé của mình làm
cho môi trường xanh - sạch - đẹp hơn vì cuộc sống của nhân dân vì sức khoẻ
của cộng đồng.
5 5
CHƯƠNG I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRƯỜNG
MÔI TRƯỜNG CỦA HUYỆN LỘC BÌNH
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lý
Lộc Bình nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Lạng Sơn, là một huyện miền
núi với diện tích tự nhiên là 99,834ha, chiếm 12.2% diện tích của tỉnh.
Từ thành phố Lạng Sơn đi về huyện Lộc Bình là 24km đi theo quốc lộ
4B.
Huyện Lộc Bình tiếp giáp với các huyện như sau:
+ Phía Bắc giáp với huyện Cao Lộc và nước Trung Quốc.
+ Phía Đông giáp với huyện Đình Lập
+ Phía Tây giáp huyện Chi Lăng
+ Phía Nam giáp huyện Chi Lăng và tỉnh Bắc Giang
2. Địa hình
Lộc bình là huyện có nhiều đối núi cao: Mẫu Sơn 1541m địa hình
nghiêng về từ Đông Bắc xuống Tây Nam chia thành 3 vùng tương đối rõ rệt.
- Vùng đồi núi thấp
- Vùng đồi núi cao bao quanh huyện.
- Vùng thung lũng bằng
3. Khí hậu
Lộc Bình là huyện chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Nam nhiệt độ trung
bình trong năm khoảng 15-29
0
, phân biệt hai mùa rõ rệt: mùa Đông và mùa hè
nhìn chung khí hậu của huyện Lộc Bình tương đối mát mẻ thuận lợi cho các
cây trồng ngắn ngày và các cây ăn quả.
II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI
1. Dân số
6 6
Lạng Sơn là tỉnh miền núi phía Bắc của tổ quốc, tiếp giáp với nước
Trung Quốc có 11 huyện thị, trong đó có huyện Lộc Bình nằm về phía Đông
Nam của tỉnh kề sát với nước Trung Quốc, huyện Lộc Bình có tổng dân số là
79083 người (2005) phân bố trên 27 xã, 2 thị trấn trong đó thị trấn Lộc Bình
chiếm 7898 người, thành phần dân tộc rất đa dạng như: Tày, Nùng, Dao,
Kinh… mỗi dân tộc có phong tục tập quán khác nhau.
2. Cơ cấu kinh tế:
Do Lộc Bình là huyện miền núi, có nhiều thành phần dân tộc cư trú ở
nhiều địa bàn khác nhau, trình độ cũng rất chênh lệch nhau, vì vậy điều kiện
phát triển kinh tế cũng rất khác nhau, giữa thành thị và nông thôn, nền kinh tế
chủ yếu là ngành nông nghiệp.
- Cơ cấu kinh tế của huyện Lộc Bình
+ Nông - Lâm nghiệp chiếm 52%
+ Công nghiệp - Xây dựng chiếm 16%
+ Thương mại - dịch vụ chiếm 32%
Cơ cấu kinh tế của huyện Lộc Bình được thể hiện quả sơ đồ sau:
Hình 1
Lộc Bình là huyện của tỉnh Lạng Sơn có cửa khẩu thông thương với
Trung Quốc đó là cửa khẩu Chi Ma, ngoài ra Lộc Bình còn có nhiều đồi núi
và các con sông suối với lưu lượng nước tương đối lớn. Dựa vào lợi thế đó
chính quyền và nhân dân huyện Lộc Bình đã tận dụng tối đa và phát huy thế
mạnh nền kinh tế của mình. Nhờ vào sự ưu đãi của Đảng và Nhà nước chính
quyền địa phương đã chú trọng đầu tư, quan tâm đến toàn dân trong huyện,
phát huy các làng nghề thủ công, mở rộng giao lưu buôn bán với các nước
láng giềng, tận dụng khai thác tối đa các điều kiện tự nhiên để chăn nuôi,
trồng trọt, xây dựng các điểm tham quan du lịch như khu du lịch Mẫu Sơn,
Động Tam Thanh, Nhị Thanh thu hút khách du lịch từ bốn phương đến vãn
7 7
cảnh. Hàng năm nền kinh tế của huyện Lộc Bình tốc độ tăng trưởng đáng kể,
đời sống nhân dân được nâng cao lên, an ninh ổn định.
Bên cạnh những thành tựu mà huyện đã đạt được, tuy nhiên còn một số
khó kăn mà chính quyền cần phải giải quyết: giao thông đi lại còn nhiều khó
khăn, trình độ dân trí còn thấp vẫn còn nhiều hộ gia đình còn nghèo đói, cơ sở
hạ tầng còn thấp kém, năng lực lãnh đạo còn hạn chế.
Do đó chính quyền địa phương cần chú trọng hơn nữa đến những vùng
khó khăn, cải thiện từng bước đời sống nhân dân, phát triển kinh tế đồng bộ…
III. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CỦA HUYỆN LỘC BÌNH
Hiện nay đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại
hoá đất nước, các ngành kinh tế đang phát triển đi lên, đi liền với đó các
nguồn chất thải ngày càng thải ra môi trường nhiều hơn với từng loại chất thải
rắn mang đặc thù của từng địa phương và phụ thuộc vào mức sống, văn minh
của dân cư ở mỗi khu vực.
Huyện Lộc bình cũng đang trong thời kỳ phát triển kinh tế, vì vậy vấn
đề ô nhiễm môi trường cũng đang xảy ra và cần được quản lý một cách chặt
chẽ để không gây ô nhiễm môi trường.
1. Nước cấp
Nước là nhân tố rất quan trọng đối với cơ thể con người, nó gắn liền với
cơ thể con người không thể tách rời nhau. Con người rất cần có nước để nuôi
cơ thể và sinh hoạt đời sống cũng như trong sản xuất.
Hiện nay huyện Lộc Bình đã có một trạm nước cấp phục vụ cho đời
sống sinh hoạt của người dân.
Năm 2003 trạm quản lý cấp nước sinh hoạt Lộc Bình đã được dự án
ngành cơ sở hạ tầng nông thôn thuộc Bộ Công nghiệp và phát triển nông thôn
đầu tư nâng cấp hệ thống cấp nước sinh hoạt cho thị trấn Lộc Bình giai dodạn
2004-2010, nguồn nước khai thác từ suối Nà Mìn, xã Mẫu Sơn, huyện Lộc
Bình đến tháng 6 năm 2004 công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng với
lượng nước khai thác 38m
3
/giờ.
8 8
a) Đặc điểm của nguồn nước
Là nguồn nước tự chảy, có nhiều lá cây mục nát, hiện nay chất lượng
nước đã đáp ứng các tiêu chuẩn. Với lượng nước khai thác là 38m
3
/giờ, đây là
lượng nước chỉ đã cung cấp cho riêng thị trấn Lộc Bình, còn các hộ gia đình ở
ngoài thị trấn chủ yếu dùng nước giếng khoan tự phục vụ cho sinh hoạt gia
đình, nhiều nơi còn thiếu nước sạch để sinh hoạt do thời tiết hạn hán vào mùa
khô, vì vậy vấn đề nước cấp ở huyện Lộc Bình còn gặp rất nhiều khó khăn
trong tương lai chính quyền cần quan tâm hơn nữa đến nhưũng vùng còn gặp
khó khăn về nguồn nước.
2. Nước thải
Nước thải có thể định nghĩa là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử
dụng của con người và dã bị thay đổi tính chất ban đầu của nước. Thông
thường nước tải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng. Đó cũng
chính là cơ sở cho việc lựa chọn các biện pháp hoặc công nghệ xử lý.
Hiện nay nước thải của huyện Lộc Bình chủ yếu là nước thải sinh hoạt
thường chứa nhiều tạp chất khác nhau và được thải trực tiếp ra môi trường
như: sông, suối, ao, hồ, mương… và hầu như chưa qua khâu xử lý, hầu hết
các nước thải đều có nồng độ các chất độc hại vượt quá mức cho phép khi xả
ra nguồn tiếp nhận, bên cạnh đó thì cơ sở hạ tầng, hệ thống thoát nước thải lại
kém chất lượng, ngày càng suy giảm, yếu kém cùng với đó là mạng lưới thoát
nước còn thiếu hợp lý trong các khu vực dân cư từ đó gây tác động tiêu cực
đến môi trường.
Nhìn chung môi trường nước của huyện Lộc Bình còn bị ô nhiễm nhẹ,
nhưng trong tương lai chính quyền các cấp cần phải có những biện pháp ngăn
chặn kịp thời đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh và các nhà máy làm cho
môi trường nước bị ô nhiễm.
3. Khí thải
9 9
Lộc Bình là một huyện miền núi của tỉnh Lạng Sơn đang trong thời kỳ
đổi mới nền kinh tế xã hội chủ yếu là các ngành nông nghiệp và dịch vụ phát
triển, ngành công nghiệp đang trong thời kỳ phát triển, vì vậy mức độ ô nhiễm
không khí của huyện Lộc Bình chủ yếu là các ống khói của các hộ dân và
những cơ sở kinh doanh nhỏ, các hoạt động giao thông đi lại thải ra. Nhìn
chung môi trường không khí huyện Lộc Bình bị ô nhiễm nhẹ, song về lâu dài
chính quyền cần có biện pháp xử lý các nguồn gây ô nhiễm, cần tuyên truyền
nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của nhân dân, vì môi trường xanh - sạch -
đẹp vì sự phát triển bền vững của huyện.
4. Chất thải rắn
Hiện nay tổng lượng rác sinh hoạt thải ra hàng ngày ở các đô thị nước ta
là rất lớn, nhưng chưa thu gom được hết.
Huyện Lộc bình là huyện miền núi đang trên đà phát triển kinh tế, có
cửa khẩu Chi Ma thông thương qua Trung Quốc, vì vậy trong huyện đang
diễn ra nhiều giao lưu buôn bán hàng hoá, nên lượng rác thải thải ra hàng
ngày càng gia tăng từ nhiều địa điểm khác nhau: các nơi họp chợ, các cơ
quan, công sở với nhiều thành phần rác khác nhau: vỏ hoa quả, túi nilông,
chai, lọ… đây cũng là vấn đề ô nhiễm môi trường đang được quan tâm nhất.
Hiện tại HTX Tiến Đạt là đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm làm công tác thu
gom, vận chuyển và xử lý rác thải, nhìn chung rác thải của huyện Lộc Bình
chưa được thu gom hết chỉ đạt khoảng 75%, do các điểm buôn bán hàng rong
chưa được giải quyết triệt để, ngoài ra còn một số người dân thiếu ý thức vứt
rác bừa bãi xuống gầm cầu, cống, bụi câu… gây khó khăn cho công tác thu
gom, làm mất vẻ đẹp cảnh quan đô thị, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người
dân.
IV. HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI CỦA HUYỆN LỘC BÌNH
Phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên môi trường,
cương quyết xử lý các nguồn gây ô nhiễm môi trường như: Nhà máy, xí
nghiệp…
10 10
Đầu tư thoả đáng hơn nữa kinh phí bảo vệ môi trường, khai thác hợplý
đạt năng suất cao nhưng đồng thời phải đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường,
khắc phục kịp thời nạn gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, thường
xuyên nâng cao nhận thức cho người dân bằng nhiều hình thức có ý nghĩa
đích thực đến công tác bảo vệ môi trường.
Đề cao việc trồng rừng làm cho khí hậu điều hoà, chống xói mòn, sạt lở
đất.
Đào tạo những cán bộ có năng lực có thể áp dụng khoa học kỹ thuật vào
việc quản lý môi trường…
11 11
CHƯƠNG II
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG
CỦA HTX TIẾN ĐẠT
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HTX TIẾN ĐẠT
1. Năm thành lập
Bảo vệ môi trường ngày nay đã trở thành một vấn đề cấp bách và trọng
yếu của mọi quốc gia, vì nó liên quan tới vấn đề sống còn của nhân loại. Với
sự phát triển khoa học và công nghệ và cùng với sự phát triển về thế giới
xung quanh và động cơ làm giàu một cách vị kỷ, nhiều quốc gia, nhiều công
ty, tập đoàn xuyên quốc gia đã tàn phá môi trường - cái nôi nuôi dưỡng họ và
con người đã nhận thức được nguy cơ này.
Đứng trước tình cảnh như vậy HTX Tiến Đạt đã đứng ra chịu trách
nhiệm làm công việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trong huyện
Lộc Bình, HTX Tiến Đạt huyện Lộc bình quyết định thành lập vào tháng 5
nưm 2002, tên gọi là HTX Tiến Đạt, địa chỉ giao dịch 24 khu Bản Kho, thị
trấn Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.
Hợp tác xã cấp sổ đăng ký kinh doanh số: 0010-LB, cấp ngày 01 tháng
7 năm 2002.
HTX Tiến Đạt kinh doanh 4 ngành nghề chính:
- Dịch vụ vệ sinh môi trường
- Ươm cây cung ứng cây con lâm nghiệp
- Quản lý, bảo vệ, dịch vụ bến bãi đỗ xe
- Các dịch vụ thương mại khác.
Hiện nay HTX Tiến Đạt đang làm nghề chính là vệ sinh môi trường,
nghề phụ là làm gạch ba banh, đóng cống.
2. Quá trình phát triển của Hợp tác xã Tiến Đạt
Được thành lập năm 2002, Hợp tác xã Tiến Đạt chủ yếu làm vệ sinh
trên 3 địa bàn sau:
12 12
- Thị trấn Lộc Bình
- Thị trấn Na Dương
- Cửa khẩu Chi Ma
Số vốn điều lệ ban đầu là 250 triệu đồng, năm 2005 Hợp tác xã Tiến
Đạt đã thu gom, vận chuyển và xử lý 7.482,4m
3
rác thải từ các địa bàn khác,
hàng năm thu phí đạt 90-95%. Về chế độ Hợp tác xã Tiến Đạt đối với người
lao động quan tâm như công chức Nhà nước.
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC, SƠ ĐỒ MẶT BẰNG CỦA HỢP TÁC XÃ TIẾN ĐẠT
1. Cơ cấu tổ chức của Hợp tác xã Tiến Đạt
Hợp tác xã Tiến Đạt đặt dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân huyện và
Liên minh Hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn.
Cơ cấu tổ chức của Hợp tác xã Tiến Đạt có: 1 ban quản trị bao gồm:
+ 1 chủ nhiệm
+ 1 phó chủ nhiệm
+ 1 uỷ viên ban quản trị
+ 1 kiểm soát
+ 1 kế toán
+ 1 thủ kho
+ 1 bảo vệ
Tổ chức đội gồm 3 tổ chính:
+ Tổ vệ sinh thị trấn Lộc Bình gồm 13 xã viên có 1 tại Chi Ma.
+ Tổ vệ sinh môi trường thị rấn Na Dương gồm 6 xã viên.
+ 1 Tổ bảo vệ cùng 3 lái xe, 1 thủ kho.
Hợp tác xã có 1 tổ chức công đoàn gồm 29 đoàn viên, nữ chiếm 68,9%.
Chủ nhiệm hợp tác xã là người điều hành và quyết định mọi hoạt động
của hợp tác xã.
13 13
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Hợp tác xã Tiến Đạt
Chủ nhiệm
Phó Chủ nhiệm
Uỷ viên BQT
Kế toán
Kiểm soát
Thủ kho
Tổ bảo vệ
Các lái xe
Tổ thu gom
Tổ trưởng
Tổ phó
Xã viên số lượng
tuỳ theo địa bàn
14 14
Hình 2
Sơ đồ mặt bằng Hợp tác xã Tiến Đạt
Nhà kho
Hình 3
III. NỘI QUY AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG ĐANG ĐỰƠC ÁP DỤNG TẠI HỢP TÁC XÃ TIẾN ĐẠT
1. Nội quy an toàn lao động
Sau khi thành lập hợp tác xã Tiến Đạt đã đề ra nội quy an toàn lao động,
nội quy an toàn lao động của hợp tác xã Tiến Đạt được xây dựng trên cơ sở
các điều khoản của Bộ Luật lao động của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam gồm có 6 chương 33 điều quy định chi tiết trong mỗi quan hệ lao
động.
a. Quy định chung
Đối tượng phạm vi được áp dụng các quy định về nội quy an toàn lao
động. Bao gồm toàn thể cán bộ công nhân viên trong hợp tác xã Tiến Đạt.
b. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi.
* Thời gian làm việc
Đảm bảo 8h trong ngày, 40 giờ trong 1 tuần và 22 ngày công trong 1
tháng.
* Thời gian nghỉ ngơi
15
Cổng
Phòng làm
Nơi đóng ba banh và cống
Tường bao quanh
B
ảo
15
Được nghỉ vào những ngày thứ 7 và chủ nhật hàng tuần tuỳ theo công
việc của mỗi người.
Ngoài ra ngoài lao động được nghỉ làm việc và được hưởng nguyên
lương trong những ngày lễ, tết, nghri phép, nghỉ chế độ ốm đau, kết hôn…
c. An toàn lao động vệ sinh lao động tại nơi làm việc
Tất cả công nhân trong hợp tác xã Tiến Đạt phải được học tập, nội quy ,
quy chế , phạm vi an toàn lao động. Phải nghiêm chỉnh thực hiện nội quy đó.
Người lao động vận hành máy móc thiết bị phải được đào tạo, kiểm tra.
Người lao động làm việc ở bộ phận nào thì phải giữ vệ sinh công cộng
ở khu vực đó. Người lao động phải bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh của
hợp tác xã.
d. Các hành vi vi phạm và các hình thức xử lý kỷ luật lao động trách
nhiệm vật chất
• Hành vi vi phạm
Tự ý bỏ việc không xin phép, đi làm muộn, không hoàn thành nhiệm
vụ, không chấp nhận nội quy, quy chế để lộ bí mật, gây ra tai nạn người lao
động có hành vi vi phạm gây thiệt hại đến tài sản, làm hư hỏng thiết bị phải
bồi thường thiệt hại.
2. Các văn bản pháp luật về quản lý môi trường của hợp tác xã
Tiến Đạt đang áp dụng
Để quản lý môi trường có hiệu quả hơn, hiện nay tổ chức môi trường
của Liên hợp quốc và nhiều quốc gia đã thường xuyên ban hành các quy ước
quốc tế về môi trường, các quyết nghiêm cấm tức thời và lâu dài… nhân loại
đã thấy rằng, vấn đề về môi trường là vấn đề của toàn cầu.
Ý thức đựơc tầm quan trọng của vấn đề này nước ta đã chính thức gia
các công ước quốc tế về môi trường.
Trong vài năm gần đây huyện Lộc Bình đã và đang áp dụng các văn bản
pháp luật như: Nghị định 26/NĐ-CP về "xử phạt hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường".
16 16