Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Thoái hóa và phục hồi đất: Xói mòn đất ở Tây Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (737.11 KB, 30 trang )

I/ Lời mở đầu
Đất đai không chỉ là nguồn tài nguyên quan trọng cho sản xuất nông lâm
nghiệp mà còn là yếu tố cấu thành môi trường sống trên trái đất, là cơ sở cho
moijhoatj động kinh tế xã hội của con người. Vấn đề xói mòn có rất nhieuf định
nghĩa về hiện tượng này song một cách tổng quát có thể định nghĩa Xói mòn là
quá trình vạn chuyển năng lượng tư nước mưa và gió tới cá phàn tử đất mà hậu
quả gây ra sự xuống cấp tại chỗ những thành phần trong đất như mất chất dinh
dưỡng, rửa trôi set, các cation kiềm...dẫn tới hàng loạt những tính chất bất lợi
cho đất và làm giảm khả năng sản xuất của đất. Sự xói mòn đất cũng đồng nghĩa
với việc môi trường ngày một xói mòn. Xói mòn đất là nguyên nhân gây suy
thoái đất mạnh mẽ và phổ biến nhất. Xói mòn đất thường bị tác động do yếu tố
địa hình dốc kèm theo là lượng mưa lớn và phụ thuộc vào tính chất vùng đất đó.
Ngoài ra còn các yếu tố tác động của con người vào thiên nhiên làm đất đai bị
xói mòn.
Tây Nguyên từ lâu đã nổi tiếng với những dải đất bazan màu mỡ, thích
hợp cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng: cà phê, cao su, hồ tiêu, các loại
cây ăn quả, đậu đỗ…Thế nhưng, phần lớn đất đai ở đây đều nằm trên thế đất
dốc, chịu tác động của khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều và tập trung theo mùa nên
quá trình xói mòn và hàng loạt các hiện tượng thổ nhưỡng bất lợi khác không
ngừng xảy ra, làm suy giảm nhanh chóng độ phì nhiêu. Ngoài ra quá trình thoái
hóa đất của vùng còn do các tác động của con người gây nên. Các phương thức
độc canh cây ngắn ngày, bón phân không hợp lý, sử dụng thuốc trừ sâu không
đúng kỹ thuật…đã làm cho đất đai trong vùng Tây Nguyên đang có nguy cơ
thoái hóa.
Do đó, để giữ gìn, cải thiện môi trường sống nói chung và môi trường đất
nói riêng, làm cơ sở xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, nhất thiết chúng
ta phải nắm vững nguyên nhân, hiện trạng thoái hóa đã và đang diễn ra đối với
đất trồng ở địa phương, từ đó đề xuất những giải pháp hữu ích nhắm ngăn chặn

1



diễn thế suy thoái, từng bước ổn định độ phì nhiêu đất. Đây là cơ sở cho việc sử
dụng hợp lý tài nguyên đất và là căn cứ để đưa ra các giải pháp giảm thiểu thoái
hóa đất, phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế một cách bền vững đồng thời góp
phần khắc phục những mặt hạn chế trong quản lý, sử dụng đất trên địa bàn vùng.
II/ Giới thiệu về Tây Nguyên
2.1. Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên

Theo địa lý hành chính hiện nay, Tây Nguyên gồm có năm tỉnh, kể từ bắc
vào nam : Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng. Tây Nguyên là
một bình nguyên nằm trên cao. Trong một kỷ địa chất xa xôi nào đó, vùng đất
này do chấn động của vỏ trái đất đã được nâng cao lên đột ngột so với chung
quanh, tạo thành một cao nguyên lớn.
Địa hình đất Tây Nguyên là một phức hợp núi, cao nguyên, trũng giữa và
đồng bằng. Và có hai điểm đáng chú ý về địa hình ở Tây Nguyên đó là:
- Cực bắc là cụm núi Atouat, với đỉnh Ngọc Lĩnh 2598 mét, cao nhất toàn
Tây Nguyên và toàn miền Nam ; cực nam là dãy Chư Yang Sin, 2402 mét (là
đỉnh cao nguyên Lang Biang). Giữa hai cụm núi ấy là một bình nguyên mênh

2


mông, bằng phẳng, chỉ có những nếp lượn sóng liên tục. Đứng tại thành phố
Buôn Ma Thuột chẳng hạn nhìn quanh, thấy cụm núi quan trọng nhất của tỉnh
Đắc Lắc là núi Đ’leya, cũng xa tương tự như từ Hà Nội nhìn lên Ba Vì hay Tam
Đảo…
- Đặc điểm địa hình thứ hai rất quan trọng của Tây Nguyên là dốc đứng trên
sườn phía đông, đổ xuống các tỉnh duyên hải nam Trung Bộ, tạo thành một bức
trường thành sừng sững. Tây Nguyên có thể chia thành ba tiểu vùng địa hình
đồng thời là ba tiểu vùng khí hậu, gồm Bắc Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai),

Trung Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông), Nam Tây Nguyên (Lâm Đồng). Trung
Tây Nguyên có độ cao thấp hơn và nền nhiệt độ cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc
và Nam.
Với đặc điểm đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m so với mặt biển.
Đất bazan là loại đất không giữ nước, nước mưa trượt đi trên bề mặt, về mùa
khô Tây Nguyên gần như hoàn toàn không có nước
Tây Nguyên là khu vực ở Việt Nam có nhiều diện tích rừng với thảm sinh
vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác và tiềm
năng du lịch lớn.
2.2/ Về khí hậu:
Khí hậu được chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và
mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng
và khô nhất.
Do ảnh hưởng của độ cao nên trong khi ở các cao nguyên cao 400-500 m
khí hậu tương dối mát và mưa nhiều, riêng cao nguyên cao trên 1000 m (như Đà
Lạt) thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm như vùng ôn đới.
2.3. Hiện trạng
2.3.1. Tình hình xói mòn đất trên cả nước
Số liệu thống kê của ngành chuyên trách cho biết, tại thời điểm đầu năm
2006, các địa phương trong cả nước xấp xỉ 9,35 triệu ha đất nông nghiệp bị thoái

3


hoá. Trên phạm vi toàn lãnh thổ quốc gia cũng như từng địa phương nói trên,
hiện trạng đất thoái hoá giống như một căn bệnh nan y, càng về sau càng trở nên
nghiêm trọng. Nông thôn và miền núi là hai địa bàn nằm trong "tâm điểm" của
hiện trạng đất bị thoái hoá. Tỉ lệ khác nhau nhưng tất cả các địa phương đều có
đất bị thoái hoá. Một trong những nguyên nhân của thoái hóa đất đai là hiện
tượng xói mòn đất.

Việt Nam là một trong những quốc gia có diện tích đất nông lâm nghiệp
vào loại lớn trong khu vực. Nhiều thế kỷ trước đây, chất lượng đất Việt Nam
được đánh giá thuộc top đứng đầu về độ phì nhiêu màu mỡ. Rất đáng tiếc,
những năm gần đây, chất lượng đất Việt Nam diễn ra trái chiều so với trước đây.
Việt Nam với đa số đất đồi núi, địa hình chia cắt mạnh, mạng lưới sông suối dày
đặc, sông ngắn, tiết diện dọc dốc, lượng mưa lớn lại tập trung vào mùa hè, do đó
xói mòn có điều kiện hoạt động mạnh. Kết nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy có
22,95 triệu hecta, chiếm 69,3% đất tự nhiên của cả nước, xói mòn tiềm năng đạt
50 - 4.500 tấn/ha/năm. Mất dất do xói mòn tiềm năng trên đất dốc ước tình
10,141 tỉ tấn/năm (trừ diện tich đất bị mất dưới 50 tấn/ha/năm). Trên thực tế mất
đất do xói mòn trên đất dốc ở Việt Nam ước tính khoảng 2 tỉ tấn/ năm. Vì Việt
Nam hiện có khoảng 9,6 triệu hecta rừng, lượng đất mất ở đây giảm rất nhiều so
với ở đất trống, đồi núi trọc (theo ước tính của nhều nhà khoa học đất Việt
Nam). Đất bị thoái hoá không ngừng tăng lên và hiện thời đang ở trong tình
trạng báo động. Không thể không lo ngại (thậm chí làm nhiều người hốt hoảng)
khi biết rằng có hơn 40% đất nông lâm nghiệp trên địa bàn cả nước bị thoái hoá.
2.3.2. Xói mòn đất ở Tây Nguyên
Mỗi năm, lớp phủ thổ nhưỡng ở Tây Nguyên bị xói mòn và trôi ra biển
hàng trăm triệu tấn. Phá rừng để lấy đất canh tác là vấn đề nóng bỏng nhất ở đây.
Bình quân từ năm 1990 đến nay, mỗi năm vùng mất tới 15.000 ha rừng.Tỷ lệ
che phủ trước năm 1985 khoảng 75%, nay chỉ còn 60%. Ở Đak Lak, năm 1960
còn 1,8 triệu ha rừng, chiếm 92% diện tích đất tự nhiên, nay chỉ còn 50%... Tây

4


Nguyên có tổng diện tích tự nhiên 5,4 triệu ha, là vùng có diện tích đất đang sử
dụng chiếm tỷ lệ cao: 81,5%, đứng thứ 4 trong 7 vùng của nước ta. Địa hình đất
Tây Nguyên là một phức hợp núi, cao nguyên, trũng giữa và đồng bằng. Tài
nguyên đất ở đây rất đa dạng, đặc biệt có 1,3 triệu ha đất đỏ bazan với hàm

lượng chất hữu cơ, đạm, lân, kali... cao, cho phép phát triển nhiều loại cây trồng,
đặc biệt là các cây công nghiệp lâu năm như cà phê, hồ tiêu, cao su, chè, dâu
tằm, cây ăn quả. Tuy vậy, nguồn tài nguyên quý giá này đang đứng trước những
thách thức lớn do sự gia tăng dân số quá nhanh dẫn tới khai thác đất bất hợp lý,
thảm thực vật che phủ bề mặt suy giảm nhanh chóng. Vì thế, tầng đất canh tác
đang bị xói mòn, rửa trôi với tốc độ đáng báo động...
Khi thảm thực vật - tấm áo bảo vệ mặt đất - bị lột đi nhanh chóng thì tốc độ
xói mòn, rửa trôi đất cũng diễn ra với tỷ lệ thuận.
Mất đất kéo theo mất nước
Theo tài liệu của Sở KHCN&MT Đak Lak thì ở độ dốc 5-80, với lượng mưa
hàng năm 1.905 mm, trên 1 ha nương rẫy, lượng đất bị rửa trôi lên tới 95,1
tấn/năm, trên đất trồng ngô là 105,7 tấn, trên đất trồng cà phê 2 tuổi là 69,2 tấn...
gấp rất nhiều lần so với nơi có rừng (rừng tái sinh 12 tấn, rừng nguyên sinh dưới
6 tấn).
Tổng kết nhiều điểm quan trắc trên các độ dốc và vùng đất khác nhau cũng
cho thấy lượng chất dinh dưỡng trung bình hàng năm trên 1 ha đất sản xuất bị
cuốn trôi rất lớn: 171 kg N; 19 kg P2O5; 337,5 kg K2O; 1.125 kg chất hữu cơ.
Tính ra mỗi năm đất Tây Nguyên bị trôi xuống sông Mê Kông và sau đó bị đẩy
ra biển Đông tới hàng trăm triệu tấn và kèm theo đất là hàng vạn tấn N, P 2O5,
K2O... Đây là lý do khiến cho đất canh tác bị bạc màu nhanh chóng.
Không có rừng che phủ thì lượng nước ngầm trong đất cũng bị suy kiệt, độ
ẩm của đất giảm, các vi sinh vật trong đất cũng mất theo, có vùng đã có biểu
hiện của sự sa mạc hoá, hạn hán quanh năm, cây khô cằn không phát triển
được...

5


Đất đai đang bị đá ong hóa
Nguy cơ dẫn đến tình trạng suy thoái đất do phát triển ồ ạt diện tích trồng

sắn không theo quy hoạch tại các tỉnh Tây Nguyên.
Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum)
đang ồ ạt phát triển diện tích sắn (mỳ) không theo quy hoạch, kế hoạch không
những phá vỡ quy hoạch phát triển cơ cấu cây trồng mà còn có nguy cơ dễ dẫn
đến tình trạng suy thoái đất trên từng địa bàn. Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên,
chỉ riêng vụ hè thu năm nay, hiện nay, tuy mới giữa vụ mà các tỉnh Tây Nguyên
đã trồng trên 122.580 ha sắn . Địa phương nào cũng trồng vượt kế hoạch diện
tích, trong đó, tỉnh Gia Lai có diện tích sắn nhiều nhất, với trên 50.670 ha, kế
đến là tỉnh Kon Tum 35.500 ha, Đắk Lắk trên 24.000 ha, diện tích sắn còn lại là
của tỉnh Đắk Nông.
Trong hai năm trở lại đây, giá sắn trên thị trường tăng cao nên đã thu hút
đông đảo đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên tự ý đổ xô vào chuyển đổi cây
trồng sang phát triển cây sắn. Chỉ riêng tại Đắk Lắk, năm 2003, cả tỉnh chỉ có
9.007 ha sắn nhưng đến nay theo kế hoạch chỉ có trên 20.000 ha thì nay đã tăng
lên trên 24.000 ha, tỉnh Gia Lai cũng tăng diện tích sắn lên gần gấp đôi so với kế
hoạch diện tích...Nghiêm trọng hơn, nhiều địa phương còn “phớt lờ” để đồng
bào phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép, hoặc để đồng bào tự ý phá vỡ hợp
đồng với các doanh nghiệp trồng rừng, trồng cây bông vải lấy đất chuyển sang
trồng sắn. Tại huyện các Ea Súp, Krông Bông (Đắk Lắk), Sa Thầy, Chư Pưh
(Gia Lai), Tuy Đức, Krông Nô (Đắk Nông)...đồng bào các dân tộc đã phá hoặc
lấn chiếm đất rừng trái phép hàng ngàn ha để trồng sắn. Qua khảo sát, trong quá
trình sản xuất, phần lớn, đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên chỉ tập trung khai
thác triệt để nguồn dinh dưỡng trong đất mà không chú trọng đến chế độ đầu tư
thâm canh cũng như áp dụng các biện pháp luân, xen canh, cải tạo đất, nhất là
một số diện tích trồng sắn trên các chân đất dốc gây xói mòn dẫn đến suy thoái
đất.

6



Xói mòn đất do nạn phá rừng
Phá rừng để lấy đất canh tác cũng là vấn đề nóng bỏng ở Tây Nguyên hiện
nay. Sự suy thoái đất Tây Nguyên do phá rừng và khai thác đất bất hợp lý đã đến
mức báo động, mỗi năm vùng mất tới 15,000 ha rừng . Không có rừng che phủ
thì lượng nước ngầm trong đất cũng bị suy kiệt, độ ẩm của đất giảm, các vi sinh
vật trong đất cũng mất theo, các vùng đã có biểu hiện của sự sa mạc hóa, hạn
hán quanh năm, cây khô cằn không phát triển được…Đây là lý do khiến cho đất
canh tác bị bạc màu nhanh chóng.
Điều đáng lo ngại là một số người chạy theo lợi nhuận trước mắt mà ra
sức khai thác một cách vô tổ chức để trồng cây công nghiệp dài ngày( cà phê,
cao su, điều). Từ đó làm diện tích rừng bị mất hàng năm đều lớn hơn diện tích
rừng trồng được. Nghiêm trọng nhất là ở tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Gia Lai. Tại
Lâm Đồng từ năm 1976 đến năm 1994 diện tích rừng giảm 274439 ha bình quân
mỗi năm mất trên 15000 ha. Đặc biệt chỉ trong 6 năm (1976-1982) đã mất
166340 ha trung bình mỗi năm mất gần 28000 ha. Tỉnh Gia Lai trong 5 năm từ
1987 đến 1992 diện tích rừng giảm 87542 ha bình quân mỗi năm mất 17000 ha,
trong đó hầu hết là rừng giàu và rừng trung bình. Nhìn chung, từ năm 1976 đến
năm 1990 diện tích rừng giảm 325600 ha tức là giảm 8,7%. Trong những năm
gần đây độ che phủ tiếp tục giảm do diện tích rừng suy giảm. Nếu nạn phá rừng
không được ngăn chặn kịp thời có hữu hiệu thì dự đoán đến năm 2010 Tây
Nguyên sẽ mất thêm 1 triệu hecta rừng. Đây là tình trạng suy giảm nghèo kiệt
nguồn tài nguyên sinh học đáng báo động.
Dựa vào kết quả phân loại rủi ro, xói mòn đất của FAO, Viện Môi trường
và Phát triển bền vững cho biết tình trạng xói mòn, rửa trôi đất của tỉnh Kon
Tum như sau:

7


Rủi do, xói mòn Độ dốc(độ) Tỷ


lệ

mất Rủi ro, xói mòn đất
Diện tích (ha) Tỷ lệ(%)
đất(%)
Nhẹ
0-8
5 -- 12
228.935
23.66
Vừa phải
8 -15
12 -- 25
215.647
22.29
Khốc liệt
15 - 20
25 - 50
220.298
22.77
Khốc liệt
20 - 25
50 - 100
191.251
19.76
Rất khốc liệt
> 25
> 100
111.527

11.53
Nguồn: Viện Môi trường và Phát triển bền vững, 2005
Qua kết quả trên ta thấy diện tích đất bị suy thoái ở tỉnh Kon Tum rất
nghiêm trọng, tỷ lệ đất bị xói mòn ở mức độ rất khốc liệt chiếm tỷ lệ khá cao.
Xói mòn đất diễn ra ở Đắk Nông
Theo các nhà nghiên cứu, Đắk Nông nằm ở phía Nam Tây Nguyên, có khí
hậu nóng và mưa nhiều, đạt chỉ số từ 2.400 đến 3.000 mm/năm. Phần lớn diện
tích toàn tỉnh là địa hình vùng đồi uốn lượn sóng, nhiều vùng tương đối bằng
phẳng, nhưng sườn khá dốc. Đắk Nông nằm trên ba lưu vực sông Đồng Nai;
Krông Ana thượng nguồn sông Sêrêpốc; thượng nguồn sông Bé. Phần lớn trên
vùng đất bazan của tỉnh có tầng bauxite phân bố diện rộng, không giữ nước,
lượng nước ngầm rất nghèo do ảnh hưởng của tầng đá mỏng, độ thấm kém,
nước chủ yếu chảy trên mặt đất, đã làm tăng mức độ xói mòn đất.
Trong nhiều năm, việc khai thác rừng ở Đắk Nông diễn ra rất mạnh. Việc phá
rừng làm nương rẫy trên đỉnh đồi của người dân làm tăng sự rửa trôi, xói mòn
đất ở sườn đồi, kéo theo các hồ nước ở dưới chân đồi bị lấp đầy nhanh, mất khả
năng trữ nước. Tình trạng xói mòn đất cũng làm cho hệ thống thủy lợi xuống
cấp vì các hồ chứa nhanh chóng bị bùn lắng đọng.
Hiện nay, Đắk Nông có diện tích đất nông nghiệp lớn (chiếm hơn 20% diện tích
tự nhiên), nhưng đất thoái hóa mạnh, giữ nước kém, hơi chua, nghèo dinh dưỡng
và hàm lượng hữu cơ thấp, dễ suy thoái.

8


Xói mòn đất ở tỉnh Gia Lai
Ở tỉnh Gia Lai, riêng từ đầu năm 2006 đến nay có gần 10% trong tổng diện
tích gieo trồng của 4 huyện (Chư Prông, Chư Sê, Mang Yang, Kông Chrô) bị
hạn nặng. Ngoài ra, cũng tại địa phương này, có đến hàng ngàn ha rừng phòng
hộ, rừng đầu nguồn, rừng tái sinh và rừng cây công nghiệp trở nên ngắc ngoải

chỉ vì liên tục nhiều tháng không có mưa.
Xói mòn đất Dak Lak
Do che phủ của rừng ở Dak Lak đến năm 2000 đã giảm xuống còn khoảng
1 triệu ha (52%). Trong đó rừng giàu chỉ còn 1,5%, thường phân bô trên núi cao;
diện tích rừng tự nhiên tập trung vào trạng thái rừng non (35%). Các kiểu rừng
3-5 tầng có tác dụng phòng hộ đầu nguồn, chông xói mòn tốt đã biến thành các
kiể rừng một tầng, chât lượng kém hoặc là các thảm cây trồng nông nghiệp,
công
nghiệp khác.Tổng diện tích rừng mất đi trong vòng 20 năm (1982 - 2002)
lên đến 277.800 ha, như vậy bình quân mỗi năm mất đi khoảng 14.000ha
rừng.Diện tích rừng mất nhiều nhất là trong vòng 10 năm gần đây (giai đọan
1992-2002), bình quân mỗi năm mất 27.140 ha rừng tự nhiên.
Xói mòn trên lưu vực sông Sê San
Lưu vực sông Sê San là một trong những vùng trọng điểm về kinh tế và
quốc phòng ở Tây Nguyên. Lưu vực sông Sê San vốn có địa thế cao, dốc, lượng
mưa trung bình năm đạt 1500 -1800 mm lại tập trung chủ yếu vào mùa mưa. Đất
cấu tạo từ loại đá mẹ, dễ phong hoá, có độ bở rời cao nên khả năng xói mòn đất
ở đây là rất lớn.
Xói mòn xảy ra nghiêm trọng vào các tháng đầu mùa mưa (tháng V- VII)
sau đó giảm dần, xói mòn lớn nhất thường rơi vào các tháng V và VII. Mùa mưa
ở Tây Nguyên (V-X) có đặc điểm là tập trung một lượng mưa rất lớn và diễn ra
trong một thời gian liên tục, do vậy việc chống xói mòn để bảo vệ đất ở Tây
Nguyên là hết sức quan trọng, nhất là trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Ngoài

9


mưa ra, xói mòn còn phụ thuộc vào lớp phủ thực vật, lớp phủ thực vật càng dày
thì lượng xói mòn càng nhỏ, lớp phủ bằng cây đậu cho lượng xói mòn nhỏ hơn
lớp phủ bằng cây sắn (0,79 lần). Lượng xói mòn phụ thuộc rõ rệt vào độ dốc, xói

mòn dao động theo độ dốc như sau: Tối đa là 4,6 T/ha đối với bãi có độ dốc 5%.
Với bãi có độ dốc 7,1% tối đa là 20,4 T/ha .
Xói mòn trên khu vực các sông ở Đắk Nông
Đắk Nông nằm ở phía Nam Tây Nguyên, có khí hậu nóng và mưa nhiều,
đạt chỉ số từ 2.400 đến 3.000 mm/năm. Phần lớn diện tích toàn tỉnh là địa hình
vùng đồi uốn lượn sóng, nhiều vùng tương đối bằng phẳng, nhưng sườn khá dốc.
Đắk Nông nằm trên ba lưu vực sông Đồng Nai; Krông Ana thượng nguồn
sông Sêrêpốc; thượng nguồn sông Bé. Phần lớn trên vùng đất bazan của tỉnh có
tầng bauxite phân bố diện rộng, không giữ nước, lượng nước ngầm rất nghèo do
ảnh hưởng của tầng đá mỏng, độ thấm kém, nước chủ yếu chảy trên mặt đất, đã
làm tăng mức độ xói mòn đất.
Trong nhiều năm, việc khai thác rừng ở Đắk Nông diễn ra rất mạnh. Việc
phá rừng làm nương rẫy trên đỉnh đồi của người dân làm tăng sự rửa trôi, xói
mòn đất ở sườn đồi, kéo theo các hồ nước ở dưới chân đồi bị lấp đầy nhanh, mất
khả năng trữ nước. Tình trạng xói mòn đất cũng làm cho hệ thống thủy lợi
xuống cấp vì các hồ chứa nhanh chóng bị bùn lắng đọng.
Vùng phía đông tỉnh Đắk Nông có bình nguyên rộng lớn với nhiều đồng cỏ,
nhưng mức độ chia cắt địa hình mạnh nên xói mòn theo khu vực khá rõ rệt. Phía
Nam của tỉnh là vùng trũng có nhiều đầm hồ, khả năng xói mòn và bồi lắng
nhiều.Cũng do canh tác không bền vững, độ màu mỡ của đất giảm dần và khả
năng tái tạo nguồn dinh dưỡng cho đất hạn chế, gây mất cân bằng sinh thái dẫn
tới tình trạng đất suy thoái, cạn kiệt, khó có thể phục hồi, năng suất cây trồng
giảm và chi phí sản xuất tăng.
Hiện nay, Đắk Nông có diện tích đất nông nghiệp lớn (chiếm hơn 20% diện

10


tích tự nhiên), nhưng đất thoái hóa mạnh, giữ nước kém, hơi chua, nghèo dinh
dưỡng và hàm lượng hữu cơ thấp, dễ suy thoái.

Với phương thức canh tác như hiện nay thì khả năng thoái hóa đất do xói
mòn rất cao. Một trong những nguyên nhân làm giảm chất lượng đất còn là sự ô
nhiễm do chất thải công nghiệp trong tương lai gần (việc khai thác bauxite và
sản xuất nhôm).
2.4/ Hậu quả của xói mòn đất
Xói mòn đất là một quá trình ngoại sinh có vai trò quan trọng nhất trong
việc làm suy thoái đất đồi núi, xói mòn đất gây ra những tác hại nhiều mặt
không chỉ cho môi trường đất tại chỗ mà còn ảnh hưởng đến đất đai và nguồn
nước các vùng thấp.
Trước hết xói mòn cuốn trôi lớp bề mặt là lớp đất tạp trung nhiều chất dinh
dưỡng và có các đặc tính sinh học tốt nhất. Do quá trình tích lũy sinh học, lớp
trên cùng chứa đại bộ phận khối lượng chất mùn, đạm và một lượng đáng kể
lượng lân và kali, ngoại trừ lân và kali phần được tạo ra trong đất là kết quả của
quá trình phong hóa đá mẹ, còn các chất mùn và đạm hầu như do thực vật tống
hợp và để lại dưới dạng tàn dư ở lớp đất mặt. Do đó tầng mặt bị xói mòn đã làm
cho đất mặt mất một lượng chất dinh dữơng và khi đó làm giảm năng suất sản
xuất của cây trồng.
Tác động của xói mòn do mưa và dòng chảy còn làm mất cá phần tử sét,
các hạt mịn, khiến cho đất trở nên mất kết cấu hoặc chai cứng trên bề mặt, khả
năng thấm nước của đất giảm. Tốc độ xói mòn cao hơn tốc độ hình thành đất
làm cho tầng đất mỏng dần và cuối cùng trơ ra tầng đá mẹ. Hậu quả của việc suy
giảm các đặc tính vật lí và đặc tính thấm nước của đất cũng dẫn tới một số tác
động sau: làm giảm khả năng nảy mầm của hạt gieo và việc phân tán của thực
vật, ngăn cản sự phát triển của rễ, tăng mức độ khô hạn vào những thời kì không
mưa.Đồng ruộng dưới các sườn dốc bị xói mòn mạnh có nguy cơ bị bồi lấp cát
và đất đá cuốn trôi từ trên xuống làm trở ngại cho sản xuất à gây thiệt hại về

11



mùa màng. Ngoài ra quá trình xói mòn còn làm suy giảm một số chức năng của
môi trường đất là điều hòa nguồn nước và bảo vệ chất lượng nước. Các lưu vực
đầu nguồn bị xói mòn mạnh và có khả năng điều tiets nước kém có xu hướng
tawg dòng chảy mùa lũ, sự bồi lắng của bùn cát gây bồi lắng hồ chứa và kênh
mương.
III/ Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân gây xói mòn đất, trước hết là do đặc điểm của đất
nhiệt đới có các quá trình thổ nhưỡng không thuận lợi dẫn đến độ phì của đất
ngày càng suy giảm, sau nữa là do địa hình có độ dốc lớn và lượng mưa tập
trung nên nó là nguyên nhân dẫn đến xói mòn đất đặc biệt trên những vùng
không còn rừng che phủ. Hoạt động của co người trong canh tác Nông nghiệp,
công nghiệp, giao thông và xây dựng nếu không được quản lí một cách phù hợp
sẽ làm thúc đẩy quá trình xói mòn đất. Các yếu tố tự nhiên và con người sẽ được
phân tích để thấy được các áp lực của nó lên môi trường.
3.1 Tác động của điều kiện tự nhiên
3.1.1.Địa hình
Địa hình ở Tây Nguyên thực chất không phải là một cao nguyên duy nhất
mà là một loạt cao nguyên liền kề. Đó là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng
500 m, cao nguyên Kon Plông, cao nguyên Kon Hà Nừng, Plâyku cao khoảng
800 m, cao nguyên M'Drăk cao khoảng 500 m, cao nguyên Buôn Ma Thuột cao
khoảng 500 m, Mơ Nông cao khoảng 800-1000 m, cao nguyên Lâm Viên cao
khoảng 1500 m và cao nguyên Di Linh cao khoảng 900-1000 m. Tất cả các cao
nguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao
(chính là Trường Sơn Nam).
Tây Nguyên có tổng diện tích tự nhiên khoảng 5,4 triệu ha, là vùng có diện
tích đang sử dụng chiếm tỉ lệ cao: 81.5%. Địa hình Tây Nguyên là một phức hợp
núi, cao nguyên, trũng giữa và đồng bằng. Phần lớn diện tích là địa hình vùng

12



đồi uốn lượn sóng, nhiều vùng tương đối bằng phẳng, nhưng sườn khá dốc,
nhiều cao nguyên lượn sóng bị phân cắt thành các dải đồi với đỉnh khá bằng
phẳng nhưng sườn khá dốc: độ dốc sườn trên dưới 30 0, nhiều chỗ đến 400 Trong
các điều kiện như nhau, đất có độ dốc càng lớn thì khả năng xói mòn càng mạnh
bởi vì chúng làm tốc độ của dòng chảy và lượng nước chảy tràn tăng lên. Về mặt
lí thuyết , khi tăng tốc độ dòng chảy lên gấp đôi thì mức độ vận chuyển đối với
các hạt có thể lớn hơn 64 lần, nó cho phép mang các vật liệu huyền phù( hòa tan
tong nước ) lớn hơn gấp 30 lần và kết quả làm tăng sức mạnh xói mòn gấp 4 lần.
Ngoài ra chiều dài dốc cũng góp phần quan trọng đối với khả năng xói mòn của
đất bởi vì chúng mở rộng diện tích nghiêng của dốc. Cụ thể ở một số tỉnh ở Tây
Nguyên như: vùng phía đông tỉnh Đắk Nông có bình nguyên rộng lớn với nhiều
đồng cỏ, nhưng mức độ chia cắt địa hình mạnh nên xói mòn theo khu vực khá rõ
rệt. Phía Nam của tỉnh là vùng trũng có nhiều đầm hồ, khả năng xói mòn và bồi
lắng nhiều.
3.1.2 Khí hậu
Hạn hán và lượng mưa lớn gây lũ lụt ở đây càng làm cho tình trạng xói
mòn đất ngày càng nghiêm trọng hơn.
Khí hậu ở Tây Nguyên được chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết
tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai
tháng nóng và khô nhất. Do ảnh hưởng của độ cao nên trong khi ở các cao
nguyên cao 400-500 m khí hậu tương đối mát và mưa nhiều, riêng cao nguyên
cao trên 1000 m (như Đà Lạt) thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm như vùng ôn
đới. Với khí hậu nóng và mưa nhiều; lượng mưa trung bình/năm từ 2400mm đến
3000mm nhưng lại chỉ tập trung trong khoảng 3-4 tháng mỗi năm. Có những
ngày mưa đến 200-300mm “như ông Trời nghiêng dòng Krong Ana trút nước
xuống”- theo cách nói của người Đăk Nông.Tỉnh Đăk Nông nằm gọn trên
thượng nguồn 3 lưu vực sông: lưu vực sông Đồng Nai chiếm khoảng 240.000
ha, lưu vực sông Krong Ana ( thượng nguồn sông Srepoc đổ sang Campuchia)


13


khoảng 360.000 ha, và thượng nguồn sông Bé (một chi lưu lớn của sông Đồng
Nai) trên 50.000 ha. Có thể nói Đăk Nông nằm trên mái nhà của Nam Tây
Nguyên, nơi mà nước chỉ chảy đi mà không chảy đến. Nước ngầm Đăk Nông
cũng rất nghèo, do tầng đá móng kém thấm, khiến cho đại bộ phận nước mưa
chẩy tràn trên mặt đất góp phần gia tăng hoạt động xói mòn. Khi lượng mưa lớn
như vậy làm rửa trôi vật chất từ noi này đến nơi khác, gây ra sự suy giảm hoặc
làm giàu chất dinh dưỡng. Nước mưa tạo thành dòng chảy long máng đã chảy
xuống chỗ trũng. Lượng nước chảy với tốc độ lớn đã bào mòn đất, đá, khoáng
vật mềm làm đá cứng lộ ra và tiếp tục bị phá hủy bởi các yếu tố khác 2. tác động
của con người.
Tác động của thảm thực vật Thảm thực vật có tác dụng rất lớn ngăn chặn
xói mòn hờ làm tắt năng lượng ủa hạt mưa, làm chậm tích tụ nứ[c vào đất, làm
tăng ma sát cơ học thông qua bộ rễ và thảm rụng lá... Thảm cây trồng không thể
nào so sánh được với thảm thức vât rừng nhiệt đới về khả năng giữ đất và giữ
nước
2/ Tác động do con người
2.1 Sự phá rừng
Sự phá rừng ở đây vừa là một loại thoái hóa và cũng là m:ột nguyên nhân
gây xói mòn đất ở Tây Nguyên. Tỷ lệ che phủ trước năm 1985 khoảng 75%, nay
chỉ còn 60%. Ở Đăk Lăk, năm 1960 còn 1,8 triệu ha rừng, chiếm 92% diện tích
đất tự nhiên, nay chỉ còn 50%.

14


Việc phá rừng làm nương rẫy trên đỉnh đồi của người dân làm tăng sự rửa
trôi, xói mòn đất ở sườn đồi, kéo theo các hồ nước ở dưới chân đồi bị lấp đầy

nhanh, mất khả năng trữ nước. Tình trạng xói mòn đất cũng làm cho hệ thống
thủy lợi xuống cấp vì các hồ chứa nhanh chóng bị bùn lắng đọng. Trong thời kỳ

15


là một bộ phận của tỉnh Đăk Lăk (cũ), Đăk Nông được coi là “mỏ gỗ’ vì khai
thác gỗ rừng tự nhiên là thế mạnh của vùng đất này. Liên tục hơn chục năm kể
từ 1990, mỗi năm Đăk Nông đưa ra thị trường trên dưới 500.000m3 gỗ tròn.
Mấy năm qua gỗ trước khi xuất tỉnh đã được chế biến nhưng khai thác gỗ rừng
vẫn là nguồn thu nhập chính của địa phương.
Hiện nay (2008) Đăk Nông chỉ còn 370.000 ha rừng trên tổng số 651.000
ha diện tích tự nhiên (gần 59%), tuy nhiên diện tích và chất lượng rừng ngày
càng giảm sút nhanh do hoạt động khai hoang tự phát của người bản địa và một
lượng lớn dân di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc tràn vào chưa thể kiểm soát được.
Huyện Đăk R’Lâp hiện nay không còn rừng. Mỗi năm hiện nay rừng của tỉnh
mất thêm khoảng 3000-5000 ha. Kết quả là nhiều diện tích của Cao nguyên
M’Nông trước đây có rừng che phủ nay chỉ còn cây bụi, trảng cỏ (chủ yếu là
loài cỏ lông lợn), điều hay café’ kém năng suất, thậm chí trống trọc với quặng
bauxit thậm chí các “mũ sắt” ( lớp vỏ tích tụ Hydroxyt, Oxyt Fe cứng rắn) lộ
ngay trên mặt địa hình. Việc khai thác tràn lan rừng tự nhiên đã đẩy Đăk Nông
vào cảnh hứng chịu xói mòn đất dữ dội trong gần chục năm trở lại.Theo một số
cán bộ lâu năm ở Đăk Nông, chỉ cần 10 năm, tại một số vùng, tầng phủ bở rời
trên quặng bauxit dày 1m bị xói mòn hết. Tốc độ xói mòn mất đất 10 cm/năm là
tốc độ cực nhanh so với những vùng cao nguyên khác.
2.2. Phương thức canh tác không hợp lí
Tây nguyên là một vùng trong nước ta có tỉ lệ dân tộc thiểu số lớn nhất
nước chủ yếu là các dân tộc như Ba Na, Gia Rai, Ê Đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng,
Mơ Nông… .Với các phong tục canh tác có từ lâu đời còn mang tình chất lạc
hậu, Cũng do canh tác không bền vững, độ màu mỡ của đất giảm dần và khả

năng tái tạo nguồn dinh dưỡng cho đất hạn chế, gây mất cân bằng sinh thái dẫn
tới tình trạng đất suy thoái, cạn kiệt, khó có thể phục hồi, năng suất cây trồng
giảm và chi phí sản xuất tăng. Với phương thức canh tác như hiện nay thì khả
năng thoái hóa đất do xói mòn rất cao. Ví dụ điển hình phương thức canh tác
không hợp lí đó là phương thức canh tác của người Chơ ro: Cũng như nhiều

16


Dân tộc thiểu số khác ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ, người Chơ ro canh
tác nương rẫy theo lối cổ truyền: phát, đốt rồi chọc lỗ bỏ hạt. Tìm chọn và quyết
định đất canh tác là công việc quan trọng nhất đối với nông nghiệp nương rẫy.
Rẫy (mir), thường chỉ canh tác 2 đến 3 năm thì bỏ hoá, rẫy mới canh tác vụ đầu
gọi là “răm”, sau đó thành rẫy cũ “re”. Rẫy làm năm đầu nhờ có lớp tro đốt khi
phát rẫy nên lối canh tác thường chỉ chọc lỗ tra hạt, rẫy sử dụng từ năm thứ hai
trở đi, nếu tiếp tục trồng trọt thì phải cuốc xới nhiều cho đất tơi, xốp. Người Chơ
ro phân biệt rẫy có hai loại: “rẫy đất xám nghèo mùn và độ phì thường chỉ làm 2
vụ đã hết màu. Rẫy đất đỏ tươi xốp phì nhiêu hơn có thể trồng 3, 4 vụ liền” . Lối
canh tác của người Chơ ro cũng giống như những dân tộc ở Tây Nguyên, họ du
canh du cư, nhưng du cư ít, chủ yếu du canh. Người Chơ ro canh tác theo vòng
tròn xung quanh nơi ở, bán kính khoảng 3km. Khi rẫy cũ hết màu mỡ, họ bỏ đi
khai thác vùng đất lân cận. Nên đã ảnh hưởng nặng nề tới khả năng phục hồi của
đất, làm cho tốc độ xói mòn nhanh hơn.
2.3. Sự tăng dân số quá nhanh
Tính đến năm 1976, dân số Tây Nguyên là 1.225.000 người, gồm 18 dân tộc,
trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 853.820 người (chiếm 69,7% dân số).
Năm 1993 dân số Tây Nguyên là 2.376.854 người, gồm 35 dân tộc, trong đó
đồng bào dân tộc thiểu số là 1.050.569 người (chiếm 44,2% dân số). Năm 2004
dân số Tây Nguyên là 4.668.142 người, gồm 46 dân tộc, trongđó đồng bào dân
tộc thiểu số là 1.181.337 người (chiếm 25,3% dân số). Riêng tỉnh Đắc Lắc, từ


17


350.000 người (1995) tăng lên 1.776.331 người (1999), trong 4 năm tăng 485%.
Kết quả này, một phần do gia tăng dân số tự nhiên và phần lớn do gia tăng cơ
học: di dân đến Tây nguyên theo 2 luồng di dân kế hoạch và di dân tự do. Người
dân tộc đang trở thành thiểu số trên chính quê hương của họ. Sự gia tăng gấp 4
lần dân số và nạn nghèo đói, kém phát triển và hủy diệt tài nguyên thiên nhiên
(gần đây, mỗi năm vẫn có tới gần một nghìn héc-ta rừng tiếp tục bị phá ) đang là
những vấn nạn tại Tây Nguyên và thường xuyên dẫn đến xung đột. Theo kết quả
điều tra dân số 01/04/ 2009 dân số Tây Nguyên (gồm 05 tỉnh) là 5.107.437
người, như thế so với năm 1976 đã tăng 3,17 lần , chủ yếu lả tăng cơ học. Hiện
nay, nếu tính cả những di dân tự do không đăng ký cư trú với cơ quan chính
quyền ước lượng dân số Tây Nguyên thực tế vào khoảng 5,5 đến 6 triệu người.
Khi dân số tăng nhanh thì áp lực về các nhu cầu cuộc sống như: nhà ở, trường
học, bệnh viện… cũng tăng nhanh.
2.4. Sự nghèo đói
Tỷ lệ hộ nghèo ở Tây Nguyên là 21,8% (cuối năm 2007 là 24,97%), trong
đó hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đến 91,6% trong tổng số hộ nghèo.
Với tỷ lệ hộ nghèo trên cho thấy Kon Tum vẫn là tỉnh có tỷ lệ người nghèo nhất
nước. Ở nhiều bản làng con đường mưu sinh vẫn còn rất chật vật và không bền
vững, nhiều bản làng vẫn tồn tại tập quán đốt rẫy làm nương, trồng cây sắn để
sống. Điều này làm tăng nguy cơ cạn kiệt tài nguyên rừng, giảm độ che phủ và
làm cho đất bị thoái hoá (cây sắn trồng 3 vụ đất trở nên cằn cỗi và khó có điều
kiện phát triển các cây trồng khác)
2.5. Trình độ dân trí thấp
Trình độ dân trí ở các tỉnh Tây Nguyên còn tháp hơn các vùng khác tren cả
nước.. Cụ thể, Kon Tum và các tỉnh Tây Nguyên vẫn được xem là những tỉnh
thấp nhất về chỉ số Phát triển con người HDI. Kon Tum đứng thứ 61/64 tỉnh

thành, thì năm 2004 Kon Tum chỉ xấp xỉ bằng 12 % của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Chỉ số HDI của Kon Tum năm 2008 bằng 0,534, trong khi cả nước chỉ số này là

18


0,733.
Chỉ số phát triển con người HDI năm 2004
Các địa phương
GDP/ người
Chỉ số

Kinh tế

Giáo dục Sức khoẻ HDI

Chỉ số

% biết chữ

Chỉ số

Xếp hạng

Xếp hạng GDP

% Đi học Chỉ số

Tuổi thọ


Bà Rịa-V Tàu 34,193

0,78

94,9

72,7

0,87

75

0,83

0,828 1

1

Hà Nội

19,206

0,69

97,9

82,7

0,93


76,2

0,85

0,824 2

3

TP.HCM

23,921

0,72

93,2

75,0

0,87

76,2

0,85

0,814 3

2

Đắc Nông


4,592

0,44

93,8

74,5

0,87

67,0

0,70

0,672 50 52

Đắc Lắc 4,009
Kon Tum

4,171

Lai Châu 2,656
Toàn Quốc

8,845

0,42

93,8


0,42
0,35

78,1

55,5

0,56

75,3

75,6

60,5

92,2

0,88

0,77

0,57

72,1

67,5

59,7

64,9


0,85

0,71

0,58

0,66

71,9

0,668 51 57
0,592 61 54

0,529 64 64

0,78

0,731

Điều mà KonTum luôn trăn trở là các yếu tố truyền thống và chỉ số năng
lực cạnh tranh (PCI) quá thấp so với các tỉnh khác trong vùng([2]), khó khắc
phục để tạo môi trường thu hút đầu tư tốt trong một thời gian ngắn. Hội nhập
kinh tế sẽ mang lại cơ hội phát triển nhanh ở các vùng thuận lợi, song cũng tạo
ra khoảng cách về trình độ phát triển và thu nhập tại các vùng khó khăn, nhất là
vùng đồng bào dân tộc thiểu số...
Chính vì vậy, nhận thức của người dân về vấn đề khai thác và bảo vệ tài
nguyên không cao. Như các hoạt động chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy, du
canh du cư dẫn đến tình trạng xói mòn đất không được hạn chế mà diễn ra với
tốc độ ngày một nhanh


19


III/ Giải pháp
Cải tạo đất bằng biện pháp canh tác và sinh học
Các hình thức chống xói mòn rửa trôi kết hợp trong quá trình canh tác đều
được xếp vào nhóm các biện pháp canh tác. Có rất nhiều biện pháp có thể làm
lồng ghép trong suốt quá trình từ phát hoang, làm đất đến chăm sóc, thu hoạch.
- Canh tác theo đường đồng mức: là nguyên tắc xuyên suốt mọi hoạt động
sử dụng đất dốc, cần tuân thủ từ khi khai hoang, cày bừa đến trồng trọt, chăm
sóc.
- Trồng trong rãnh: Một số cây như chè. mía, dứa... được trồng mới theo
rãnh (rạch) là biện pháp chống xói mòn rất hiệu quả.
- Trồng trong hố: Biện pháp này cần vận dụng triệt để khi trồng mới cây
thân gỗ (cà phê, cao du, điều, cam, vải, cây rừng). Mỗi cây được trồng trong 1
hố, các hố có tác dụng giữ đất giữ màu. Hiệu quả bảo vệ tăng lên nếu đắp đất lên
hai bên bờ và phía dưới hố. các cây bố trí theo kiểu nanh sấu có tác dụng tốt hơn
trồng thẳng hàng. Biện pháp này đặc biệt quan trọng để kiểm soát trong thời kỳ
kiến thiết cơ bản.
- Tạo bồn: Một số cây lâu năm mật độ thưa (cà phê, cam, cao su) cần được
tạo bồn. Chất lượng đất trong bồn tốt hơn ngoài bồn.
- Phủ đất: Đây là biện pháp trực tiếp làm giảm sự phá huỷ cấu trúc đất do
hạt mưa, làm giảm dòng chảy phát sinh trên mặt đất, làm giảm đáng kể xói mòn
và tăng độ ẩm đất. Đay cũng là biện pháp hạn chế sự phát triển của cỏ tranh rất
có hiệu quả.

20



- Tủ gốc: Khi vật liệu phủ đất hạn chế thì ưu tiên tủ gốc để chống xâm kích
của hạt mưa trực tiếp và dòng chảy từ tán cây, giữ cho nhiệt độ, độ ẩm ổn định,
giữ chất dinh dưỡng khoáng khi bón vào đất.
- Xới xáo, làm cỏ: Biện pháp này nếu làm theo đường đồng mức rất có tác
dụng giữ đất, tránh tạo ra rãnh khơi đầu cho dòng chảy phát sinh. Công việc này
cần tránh làm vào thời kỳ mưa to, nếu không sẽ làm xói mòn trầm trọng thêm.
Một lớp cỏ xanh có kiểm soát duy trì trong mùa mưa dông rất có lợi cho việc
chống mất đất, do đó không nên làm cỏ trắng vào thời kỳ mưa dông.
- Sắp xếp cơ cấu cây trồng: Xét về mặt bảo vệ đất thì nguyên tắc chung là bố
trí sao cho vào vụ mưa cây trồng hiện diện liên tục trên mặt đất thông qua trồng
xen, trồng gối.... phối hợp cây dài ngày và cây ngắn ngày.

21


22


- Lịch gieo trồng, thu hoạch: Liên quan trực tiếp đến xói mòn là việc cày vỡ
và thu hoạch cây có củ. Gieo trồng đương nhiên phải làm vào vụ mưa, còn làm
đất (nhất là cày vỡ) thì cần tiến hành sớm ngay đầu vụ khi chưa có mưa lớn.
Tương tự nên tránh đào bới đất thu hoạch cây có củ vào thời kỳ cao trào mưa.
Biện pháp sinh học có thể làm và cần phải áp dụng triệt để nhằm cải tạo, bảo
vệ và sử dụng đất xói mòn vì nó còn bổ xung chất dinh dưỡng cho đất và cho
sản phẩm. Từ khi khai hoang đã có thể áp dụng biện pháp sinh học, đó là giữ lại
chỏm rừng trên đỉnh đồi. Trong diện tích sản xuất trồng những băng, đai cây
chắn (cây phân xanh, thức ăn gia súc, hoặc các cây ngăn được xói mòn). Gần
đây nhiều chương trình khuyến nông và dự án đầu tư nghiên cứu các hệ thống
canh tác theo băng, các mô hình SALT 1, SALT 2, SALT 3. Ở miền Bắc cây cốt
khí là cây được dùng làm băng phổ biến.

Trên các đất tốt, khí hậu nóng, mưa nhiều từ Khu 4 cũ trở vào Tây Nguyên,
các loài muồng chủng Crotalaria được người dân ưa chuộng nhờ ưu thế mọc
khoẻ, tái sinh mạnh, thân mềm và nhiều hạt.
Băng cỏ tự nhiên cũng là biện pháp hữu hiệu và dễ làm, nhất là vùng có áp
lực gia súc cao, trong đó cỏ thân ngầm tỏ ra có ưu thế nhất như cỏ chỉ, cỏ lá tre,
cỏ gừng...
Hướng nghiên cứu các biện pháp sinh học để cải tạo, bảo vệ và sử dụng đất
ở vùng đồi núi có ý nghĩa rất quan trọng. Về bản chất thoái hoá đất là sự suy
giảm dự trữ năng lượng trong đất, do đó để phục hồi độ phì nhiêu cần có sự
cung cấp liên tục chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng khoáng cho đất, đặc biệt là
đất canh tác cạn. Vai trò của cây cải tạo đất đối với nền nông nghiệp sinh thái
bền vững thể hiện ở chỗ:
+ Tạo một lớp phủ nhanh chóng bảo vệ đất, chống xói mòn và dòng chảy
trên mặt, tăng nguồn sinh thuỷ;
+ Giữ chất dinh dưỡng và nước bớt trôi theo chiều sâu và kéo dinh dưỡng ở
dưới sâu lên tầng canh tác;

23


+ Bổ xung nguồn dinh dưỡng cây trồng, đặc biệt là đạm (200-300 kg/ha) và
kali (300-350 kg/ha), chống lại sự giữ chặt lân và góp phần giải phóng lân dễ
tiêu;
+ Nâng cao dung tích hấp thu và thành phần kim loại kiềm trong tổng số
bazơ trao đổi;
+ Tạo cấu trúc đất, làm đất tơi xốp, tăng độ thấm nước và giữ nước;
+ Điều hoà tiểu khí hậu khu vực và môi trường đất xung quanh hệ rễ cũng
như trong cả quần thể cây trồng;
+ Tăng sản phẩm nông nghiệp và tăng tuần hoàn chất hữu cơ, do đó tăng
tính đệm của đất và môi trường.

Các loại cây thường dùng làm cây cải tạo đất hoặc trồng xen với các loại cây
trồng khác là: Đậu triều, đậu lông, đậu bướm, lục lạc mũi mác, muồng (lá tròn,
lá dài), hàn the, chàm, trinh nữ, cốt khí, quì dại.
Để làm băng xanh hay hàng rào cây sống thường dùng cây cốt khí, quì dại,
móc mèo, đậu triều, chàm, đậu công, bồ kết...
Để làm đai rừng chắn gió có các cây thông dụng như phi lao, bạch đàn,
chàm hoa vàng, keo tai tượng, đài loan tương tư, muồng hoa vàng...
Cây che bóng trong các nương chè, cà phê như keo dậu, muồng lá khế,
muồng hoa vàng, cốt khí..
Cây dùng làm cây tiên phong cải tạo đất như: cốt khí, muồng (lá tròn, lá dài)
lục lạc, điền thanh, muồng sợi, cỏ stylo, đậu mèo Việt Nam, đậu mèo Thái Lan.
Cây phân xanh trồng xen bao gồm các cây đậu ăn hạt như đậu hồng đáo, đậu
nho nhe... và nhiều loại cây không ăn hạt như cốt khí, điền thanh, vetiver, đậu
triều, đậu lông, đậu bướm, chàm bò...
Các cây làm băng xanh chống xói mòn trong lô cây trồng như cốt khí,
muồng lá tròn, muồng dùi đục, lục lạc, cút du, vetiver, điền thanh, keo dậu.
Tổng kết một số mô hình sử dụng đất dốc có hiệu quả thì đều có đăc điểm
chung là chọn một hay một vài hệ thống cây trồng với 2 nhóm cây kiểu "lấy

24


ngắn nuôi dài":
a, Một hai cây chính đem lại lợi ích cao và chắc chắn, dù có phải đầu tư khá
và thu lợi chậm;
b, Một số cây hỗ trợ đi kèm để tận dụng khoảng không, bảo vệ đất, cho sản
phẩm sớm và làm tốt đất.
Khác với các hệ canh tác nông nghiệp truyền thống, các mô hình này đặt ưu
tiên cao cho cây trồng chính là cây hàng hoá, sản phẩm chủ lực để bán. Các cây
trồng chính như sắn, chè, vải nhãn, hồng, quýt, na, mía... Các cây hỗ trợ như:

đậu, lạc, băng phân xanh...
Một số mô hình nông lâm kết hợp cũng được đưa vào sử dụng cho hiệu quả
rất cao về bảo vệ, cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu của đất và cho thu nhập cao, tạo
ra những biến đổi lớn lao về kinh tế xã hội như một số mô hình:
- Mô hình hồi-trám-rừng tái sinh: Đỉnh đồi để rừng tái sinh. Từ giữa đồi trở
xuống trồng hồi theo mật độ 5mx5m, trám trồng xen với hồi với khoảng cách
6mx7m. Độ che phủ đạt trên 60%. Mô hình này tương đối lâu mới cho thu
hoạch nhưng có lợi ích lâu dài.
Sử dụng đất kiểu VAC ở miền đồi núi là một hệ thống liên hoàn hỗ trợ nhau
để cho hiệu quả cao và lâu bền. Bản chất của VAC là vòng tuần hoàn dinh
dưỡng tương đối khép kín các hợp phần, nhờ đó chất hữu cơ được chu chuyển
hợp lý, dinh dưỡng ít bị thất thoát, đất được che phủ tốt hơn. Nhưng ở vùng
miền núi thì mô hình VAC còn có thêm một hợp phần R (rừng), nên phân bón từ
chăn nuôi là thiếu hụt cho cân đối trong chu trình tuần hoàn dinh dưỡng, mặt
khác A (ao, mặt nước) cũng không đủ cho tưới tiêu cho V và R. Do vậy mô hình
này chỉ giới hạn trong khu vực nhỏ hẹp.
Cùng với nương rẫy, ở vùng tây nguyên còn có một số hệ thống canh tác
cũng được sử dụng như: vườn nhà, vườn rừng, trại rừng, trang trại, VAC và chăn
thả có sự kiểm soát.
Kỹ thuật canh tác nông nghiệp trên đất dốc (SALT) là hệ sinh thái canh tác

25


×