Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Thực hành Quan trắc MT: “Đánh giá ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt đến chất lượng nước đoạn mương Đào Nguyên phục vụ sản xuất nông nghiệp”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 23 trang )

I.

Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây,cùng với sự phát triển của nền công nghiệp nước

ta, tình hình ô nhiễm môi trường cũng đang trong tình trạng báo động nghiêm trọng
đăc biệt là môi trường nước mặt. Chất lượng nguồn nước phụ thuộc vào nhiều yếu
tố trong đó có các yếu tố tự nhiên bao gồm: địa chất, đất, địa hình, thảm thực vật,
quần thể động thực vật hoang dã và khí hậu. Nhưng yếu tố quan trọng hơn gây ra
các vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng nước chính là các hoạt động của con người
như: chặt phá rừng, sự thay đổi loại hình sử dụng đất (quá trình đô thị hóa, công
nghiệp hoá), nhận thức của người dân về vấn đề môi trường còn chưa cao (sử dụng
nông dược và phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp)… Ở nước ta trong
những năm trở lại đây, chất lượng nguồn nước mặt ngày càng bị ô nhiễm.
Việt nam là một quốc gia có nền nông nghiệp hình thành và phát
triển lâu đời. Đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và thực hiện
nhiệm vụ cung cấp lương thực, thực phẩm ngày càng gia tăng của người dân.
Trong phát triển nông nghiệp, nước đóng vai trò quan trọng nhất quyết định
đến năng suất cây trồng và vật nuôi. Đặc biệt các quốc gia nghèo nơi sản
xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo đối với nền kinh tế quốc dân thì nước
lại càng có ý nghĩa sống còn. Tuy nhiên, do bùng nổ dân số, khai thác quá
mức các nguồn tài nguyên nước, các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của con
người đã gây ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng nguồn nước mặt.
Trong sinh hoạt hằng ngày, nước sạch là một nhu cầu cấp thiết của
sự sống. Thiếu nước sẽ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và phát sinh
nhiều căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, lượng nước sạch mà hằng ngày
chúng ta sử dụng thì có khoảng 80% lượng nước sạch này trở thành nước
1


thải và được gọi là nước thải sinh hoạt (nước từ hộ gia đình, bệnh viện,


khách sạn, trường học...).
Tại các vùng nông thôn, hệ thống kênh mương, thủy lợi có vai trò
quan trọng trong việc tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hiện
nay, chất lượng môi trường nước tại các loại hình thủy vực này có dấu hiệu
nhiễm bẩn do tiếp nhận các nguồn thải sinh hoạt.
Cánh đồng Đào Nguyên có diện tích khoảng 15 ha - nằm bên cạnh thôn
Đào Nguyên và phía sau thôn Cửu Việt - nhận nước từ hệ thống thuỷ lợi Bắc Hưng
Hải. Đoạn mương thuỷ lợi tại đây vừa là mương cấp đồng thời cũng là mương tiêu
nước. Tuy nhiên, chất lượng nước trên hệ thống kênh mương này đang có những
dấu hiệu suy giảm do chịu ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt từ cụm dân cư Đào
Nguyên và 1 phần dân cư của thôn Cửu Việt và nước thải trồng trọt.
Do đó, nhóm chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của
nước thải sinh hoạt đến chất lượng nước đoạn mương Đào Nguyên phục vụ sản
xuất nông nghiệp”.
II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu: Mương tưới tiêu tại khu vực cánh đồng Đào
Nguyên. Đây là khu vực trồng lúa 2 vụ/năm với diện tích khoảng 15 ha thuộc địa
bàn thôn Đào Nguyên- thị trấn Trâu Quỳ- Gia lâm- Hà Nội.
2. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá các nguồn áp lực tới khu vực nghiên cứu.
- Quan trắc chất lượng môi trường nước mương Đào Nguyên sử dụng cho
tưới tiêu.
2


- Đánh giá ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt cụm dân cư Đào Nguyên
đến mương tiếp nhận phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát thực địa: Lựa chọn địa điểm lấy mẫu
- Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp: Về đặc điểm tự nhiên, khí hậu,

thuỷ văn và điều kiện phát triển kinh tế xã hội của thị trấn Trâu Quỳ nói chung và
thôn Đào Nguyên nói riêng.
- Phương pháp điều tra thực địa: Thông tin bổ sung về cơ cấu mùa vụ, áp
lực các nguồn thải tác động đến chất lượng nước trên hệ thống kênh mương nghiên,
phỏng vấn nhanh một số người dân sinh sống tại khu vực nghiên cứu.
- Phương pháp lấy mẫu:
Phương pháp lấy mẫu: Tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên tại 3 vị trí. Mẫu nước
được lấy cách mặt nước khoảng 20 cm chứa vào chai nhựa 500ml, dán nhãn và đưa
về phòng thí nghiệm bảo quản trong điều kiện lạnh.
-Tọa độ các điểm lấy mẫu:
+ M1: 21o 00'13.87''N 105 o56'39.84''E độ cao so với mực nước biển: 14 ft
(mẫu tại cuối mương)
+ M2: 21o 00'21.76''N 105 o56''22.86”E độ cao so với mực nước biển: 20ft
(mẫu tại trạm bơm)
+ M3: 21o 00'22.44''N; 105 o56'21.40''E độ cao so với mực nước biển là
21ft(mẫu tại cống thải)
3


Bảng 1: Mô tả và ý nghĩa của các điểm lấy mẫu
KH mẫu

M1

M2

Mô tả

Ý nghĩa điểm lấy mẫu
Đánh giá hiện trạng nước


Điểm chưa chịu tác động của

mương trước khi chị ảnh hưởng

nguồn thải

của nguồi thải

Tại trạm bơm cấp nước cho sản
xuất nông nghiệp

Đánh giá chất lượng nước phục
vụ cho nông nghiệp
Đặc điểm nước ở cống thải từ

M3

Tại cống xả thải

khu dân cư Đào Nguyên

Sơ đồ vị trí lấy mẫu

4


5



Nguồn:
Hình 1: Vị trí lấy mẫu tại cánh đồng Đào Nguyên- Trâu Quỳ- Gia LâmHà Nội
• Một số mô tả về hiện trạng khu vực nghiên cứu:
Thủy vực có vai trò vừa là mương cấp nước cho hoạt động sản xuất nông
nghiệp vùa là mương tiếp nhận các nguồn thải từ các hoạt đông của con
người. Chế độ cấp nước tại hệ thống phụ thuộc vào mùa vụ, nhu cầu của cây
trồng, nguồn nước cấp đầu vào từ các hệ thống thủy lợi khác.
Mô tả màu nước:
+ Nước ở gần trạm bơm có màu đen, mùi hôi thối, có váng bọt trên mặt nước
6


+ Càng xa nguồn thải màu nước chuyển dần từ màu đen sang màu xanh đậm sau
đólà màu xanh lơ.
+ Ở gần trạm bơm thấy có cá chết nổi ở gần bờ,có nhiều thực vật ở khu vực trực
tiếp tiếp nhận nứơc thải sinh hoạt.
Ở cuối đoạn mương, nước trong hơn, có màu hơi xanh, không thấy có mùi hôi thối
Tần suất lấy mẫu: 2 tuần 1 lần. Thời gian bắt đầu từ ngày 5/9 đến ngày
19/9/2012
-

Phương pháp phân tích:

Mẫu nước sau khi thu thập và đưa về phòng thí nghiệm thực hiện đo một số
chỉ tiêu đo nhanh: DO, pH, EC.
Mẫu được tiến hành phân tích các chỉ tiêu: Cl -, COD, NH4+, PO43- tại phòng
thực tập bộ môn Công Nghệ môi trường.
- Xác định COD bằng chuẩn độ muối Mohr.
- Xác định Cl- bằng phương pháp chuẩn độ sử dụng muối bac.
- Xác định NO3- bằng phương pháp so màu.

- Xác định NH4+ bằng phương pháp so màu Indophenol.
- Xác định PO43- bằng phương pháp so màu.
Các kết quả phân tích được so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT quy chuẩn
quốc gia về chất lượng nước mặt đối với các giá trị ở cột B1 dành cho chất lượng
nước phục vụ mục đích tưới tiêu.
- Phương pháp so sánh: So sánh với QCVN 08:2008/BTNMT
7


- Phương pháp xử lý số liệu: sử dụng phần mềm Excel.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Các nguồn gây ô nhiễm
Hoạt động chủ yếu của con người gây tác động đến môi trường nước là
hoạt động sản xuất nông nghiệp, các hoạt động dịch vụ và sinh hoạt của con
người, hoạt động công nghiệp....Tại khu vực thị trấn Trâu Quỳ thì nguồn áp lực
chủ yếu lên môi trường nước là nước thải sinh hoạt của dân cư.
Khu vực nghiên cứu( mương Đào Nguyên) là mương có chức năng vừa là
mương cấp vừa là mương tiêu. Đoạn mương Đào Nguyên cung cấp nước cho cánh
đồng Đào Nguyên với diện tích khoảng 15ha nằm ở hai bên của mương qua một
trạm bơm. Đoạn mương nhận nước từ hai nguồn chủ yếu là nước từ trạm bơm
Như Quỳnh qua mương Kiên Thành chảy đến cung cấp nước cho sản xuất nông
nghiệp và tiếp nhận nguồn nước thải sinh hoạt trực tiếp từ một phần khu vực dân
cư Đào Nguyên và Cửu Việt. Ngoài ra, mương chỉ mới được bê tông hóa một bờ
nên có thể chịu ảnh hưởng của nguồn nước mưa, nước ngầm, nước chảy tràn.
Mương có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho cánh đồng và tiếp nhận
nguồn thải do canh tác lúa.Chế độ cấp nước tại hệ thống mương phụ thuộc vào
mùa vụ và nhu cầu của cây trồng.
Do thời điểm thực tập môn quan trắc môi trường là vào tháng 9, đây là
thời kỳ lúa đang chờ chín nên nhu cầu về nước của lúa rất ít. Do vậy, tram bơm
nước từ mương vào cánh đồng không hoạt động, mực nước trong mương tương

đối thấp do nguồn cấp nước đầu vào tại tram bơm Như Quỳnh đã bị đóng.

8


Đào Nguyên và Cửu Việt là hai tổ dân phố thuộc thị trấn Trâu Quỳ. Đây là
nơi tập trung dân cư đông đúc, dân chủ yếu làm nghề tự do, buôn bán nhỏ, không
có các khu công nghiệp hay làng nghề...Đây lại là khu vực có vị trí thuận lợi, gần
trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội nên ngoài dân cư sống ở đây còn có một
phần lớn sinh viên với số lượng ngày càng tăng qua các năm. Do vậy nhu cầu sử
dụng nước cho mục đích sinh hoạt cao và thải lượng của nước thải sinh họat là
khá cao. Nước thải sinh hoạt của hai tổ dân phố này một phần lớn được đổ ra
mương thoát nước thải chung của cả khu (mương chạy song song với đường liên
thôn của thị trấn Trâu Quỳ, giáp trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội), một phần
đổ ra khu vực nghiên cứu là mương Đào Nguyên – đoạn mương cấp nước cho
hoạt động sản xuất nông nghiệp của cánh đồng Đào Nguyên và tiêu nước thải
canh tác lúa.

Bảng 2: Thống kê nguồn áp lực của đoạn mương:
Dân

STT

Khu vực

1

Cửu Việt

2000


2

Đào Nguyên

2500

số ước Loại

tính (người)

nguồn Tổng (người)

thải
Nguồn thải tập
trung
Nguồn thải tập

4500

trung
(Nguồn: Số liệu điều tra)

Do áp lực dân số cao nên nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động sinh hoạt là
khá lớn dẫn đến thải lượng nước thải sinh hoạt cao.

9


Bảng 3: Lưu lượng nước thải tại cống thải sinh hoạt từ một phần dân

cư Đào Nguyên và Cửu Việt ảnh hưởng tới chất lượng nước mương Đào
Nguyên
Vận

Vận tốc(m/s)

STT Ngày

Sáng

Trưa

Chiều

tốc lưu

lượng

dòng Lưu

trung bình thải(10-5 m3/s)

trung

ngày (m/s)

ngày(10-

tối


Sán
g

Chiều

5

493

520

495

493

511

496

m3/s)

5/9/2012

0.0808

0.0842 0.0889

0.0846

2


6/9/2012

0.0825

0.0842 0.0894

0.0854

3

7/9/2012

0.0792

0.0829 0.0879

0.0833

463

485

514

488

4

8/9/2012


0.0808

0.0889

0.0843

473

488

520

493

5

9/9/2012

0.0812

0.0860

0.0837

475

491

503


490

6

10/9/2012 0.0806

0.0851 0.0874

0.0844

471

498

511

494

7

11/9/2012 0.0816

0.0841

478

490

509


492

3
0.083
9

0.083
8

0.0870

473

Trưa

1

0.083

lượng

482

Kết quả đo lưu lượng nước thải từ cống thải sinh hoạt đổ ra mương Đào
Nguyên cho thấy áp lực của nguồn thải này tới chất lượng nước phục vụ mục đích
thủy lợi. Lượng nước thải từ cống thải sinh hoạt đổ vào mương trung bình dao
động trong khoảng 490 – 496 (10-5m3/ngày), cao nhất vào buổi chiều do thời điểm
này nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động ăn, uống, tắm giặt của người dân là cao
nhất. Lưu lượng thải có sự chênh lệch giữa các ngày phụ thuộc vào thời điểm đo,

thời tiết và nhu cầu sử dụng của người dân. Trong thời gian quan trắc, lưu lượng
nước thải khá ổn định.
10

bình


2. Hiện trạng chất lượng môi trường
2.1 Điều kiện tự nhiên
Khu vực nghiên cứu là khu vực thuộc cánh đồng Đào Nguyên - thị trấn Trâu
Quỳ- huyện Gia Lâm- TP Hà Nội với diện tích khoảng 15 ha, có hệ thống thủy lợi
Bắc Hưng Hải bao quanh. Đây là khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng, mang
những đặc điểm chung của khu vực sản xuất lúa đồng bằng châu thổ sông Hồng:
Đất phù sa trung tính ít chua, có thành phần cơ giới và độ phì nhiêu ở mức trung
bình.
Điều kiện thời tiết, khí hậu, chế độ thủy văn: Trâu Quỳ nằm trọn trong vùng
khí hậu đặc trưng của vùng Đông Bắc Bộ, nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt đới, gió
mùa Đông Á ảnh hưởng chủ đạo đến khí hậu của vùng. Nhiệt độ trung bình của
vùng khoảng 23.5 - 24.5oC. Lượng mưa cũng chia làm hai mùa chính là mùa mưa
và mùa khô, do có hệ thống cống, kênh mương đầy đủ, cộng thêm việc gần các
nhánh sông nên lượng mưa chỉ ảnh hưởng chủ yếu vào mùa mưa.
Trong khoảng thời gian nghiên cứu vào tháng 9, tháng cuối của mùa mưa
nên hầu như không có mưa trong khoảng thời gian nghiên cứu. Do vậy, không xét
tới việc ảnh hưởng của nước mưa tới nước trong khu vực nghiên cứu.
2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
Trâu Quỳ là một thị trấn của huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội. Trâu Quỳ
nằm dọc theo quốc lộ 5 cách trung tâm Hà Nội 12km. Thị trấn Trâu Quỳ có 734,57
ha diện tích tự nhiên và 21.772 nhân khẩu.

11



Trâu Quỳ: Phía Đông giáp xã Phú Thị, Dương Xá Phía Tây giáp xã Đông
Dư và quận Long Biên Phía Nam giáp xã Đa Tốn Phía Bắc giáp các xã Cổ Bi,
Đặng Xá và quận Long Biên.
Hiện nay cùng với nghề nông, TT Trâu quỳ phát triển thêm nhiều nghề
phụ, đặc biệt thương nghiệp và dịch vụ ở Trâu Quỳ phát triển khá mạnh với nhiều
cửa hàng lớn, nhỏ nằm dọc theo các tuyến phố và nhà trọ cho sinh viên, góp phần
tăng nguồn thu nhập cho người dân. Năm 2011, tổng thu nhập của thị trấn đạt 168
tỷ đồng, trong đó thương mại dịch vụ chiếm tỷ lệ 49,2 % cơ cấu nền kinh tế, công
nghiệp và xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng 39,8%, nông nghiệp và thủy sản chỉ
chiếm 11% tổng thu.
3. Đánh giá tác động của nước thải sinh hoạt đến diễn biến chất lượng
nước của đoạn mương và khả năng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
3.1. Diễn biến chất lượng nước mương theo không gian
Kết quả phân tích chất lượng nước trong thời gian quan trắc được thể hiện ở bảng
sau:
Bảng 4: Chất lượng nước trên mương thủy lợi phục vụ canh tác lúa tại cánh
đồng Đào Nguyên – TT Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội
Thông số

Lần 1
M1
M2

Lần 2
M1 M2

M3


lượng(m3/s)

0.06
0.01

0.03

0.005 0.05 0.04
0.01

Vận tốc(m/s)

8

0.009 0.085 0

Nhiệt độ(oC)

28.7

28.5

M3

Lưu

28.3

Trung bình
M1 M2 M3

0.05 0.03 0.00

0.004 5
5
0.01 0.01

0.012 0.068 4

28.5 28.6
12

28.5

1
28.5

28.6 5

4
0.07
6
28.4


pH

8.07

7.73


7.89

8.15 8.03

7.81

8.11 7.88

7.85 5.5 - 9
0.94

DO (mg/l)
Cl-(mg/l)
PO43-(mg/l)

4.71
28.4
2.5

1.04
49.7
9.3

1.06
56.8
15.1

3.29 1.94
28.4 42.6
2.7 9.7


0.83
63.9
15.8

4.00
28.4
2.6
13.1

NH4+(mg/l)
NO3-(mg/l)
COD(mg/l)

8.3
12.2
360

33.3
10.9
280

62.5
10.5
240

18
47
14.9 12.3
200 160


83
11.9
72

7
7
13.6 11.6
280 220

5
≥4
60.4 600
15.5 0.3
72.7
0.5
5
11.2 10
156 30

1.49
46.1
9.5
40.1

Qua bảng trên có thể rút ra một số nhận xét:
Giữa vận tốc và lưu lượng có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Lưu lượng
dòng chảy ở mẫu 1 là cao nhất do diện tích mặt cắt lớn nhất.
Nhiệt độ trong thời gian quan trắc khá ổn định, nhiệt độ trung bình từ 28.4 –
28.6oC.

Giá trị pH dao động trong khoảng 7.81 – 8.15 không vượt quá tiêu chuẩn cho
phép, phù hợp cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa (pH tối thích của
cây lúa là 6.5 – 8.5.
Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO) có sự chênh lệch giữa các vị trí
và giữa các lần đo. Càng về cuối mương, giá trị DO càng tăng do có sự xáo trộn
và quá trình tự làm sạch của đoạn mương. Tại vị trí M1 là vị trí nước cấp cho
thủy lợi chưa chịu ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt đồng thời có nhiệm vụ tiêu
nước thải sản xuất lúa và nước mưa chảy tràn, hàm lượng oxy hòa tan trung bình
của 2 lần đo là 4.0 mg/l.

13


Ngược lại, tại vị trí M3 là điểm nước thải sinh hoạt đổ ra mương hàm
lượng oxy hòa tan trong nước rất thấp, trung bình là 0.945 mg/l, thấp hơn tiêu
chuẩn cho phép 4 lần. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp không đủ đáp ứng
lượng oxy cần thiết cho quá trình tự nhiên diễn ra trong thủy vực. Quá trình phân
hủy hiếu khí của vi sinh vật diễn ra nhiều hơn cũng làm cho lượng oxy hòa tan
trong nước bị tiêu thụ bớt, do đó giá trị DO sẽ thấp hơn so với DO bão hòa tại
điều kiện đó và thấp hơn tại điểm M2.
Tại vị trí M2(tại trạm bơm) là vị trí cung cấp nước chính cho cánh đồng
Đào Nguyên qua một trạm bơm đã bị ảnh hưởng bởi cống thải sinh hoạt của các
hộ dân khu vực Đào Nguyên và Cửu Việt đổ ra nên giá trị DO thấp (trung bình
1.49 mg/l). Tại vị trí này, do có sự xáo trộn dòng thải nên hàm lượng oxy hòa tan
cao hơn so với ở vị trí cống thải sinh hoạt.
Hàm lượng oxy hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các thủy
sinh. Trong các chất khí hòa tan trong nước, oxy hòa tan đóng một vai trò rất quan
trọng. Oxy hòa tan cần thiết cho sinh vật thủy sinh phát triển, nó là điều kiện
không thể thiếu của quá trình phân hủy hiếu khí của vi sinh vật.
Theo QCVN 08:2008/BTNMT về chất lượng nước mặt, cột B1 dùng cho

mục đích tưới tiêu thủy lợi, giới hạn cho phép của thông số DO là ≥ 4 mg/l. Qua
so sánh cho thấy hầu hết nước trên đoạn mương đã bị ô nhiễm do các chất hữu cơ
dễ bị phân hủy bởi vi sinh vật, lượng oxy hòa tan trong nước đã bị tiêu thụ bớt nên
giá trị DO thấp hơn so với DO bão hòa tại điều kiện đó.
Qua phân tích, ta thấy hàm lượng các chất hữu cơ thể hiện thông qua giá
trị COD vượt quá tiêu chuân cho phép. Cụ thể là:
Lần 1: Mẫu 1 vượt 12 lần, mẫu 2 vượt 9.3 lần,mẫu 3 vượt 8 lần.
14


Lần 2: Mẫu 1 vượt 6.7 lần, mẫu 2 vượt 5.3 lần, mẫu 3 vượt 2.4 lần.
Từ kết quả trên, ta thấy được mức độ ô nhiễm chất hữu cơ trong đoạn
mương nghiên cứu là khá cao. Tại điểm quan trắc ở cống thải cao gấp nhiều lần so
với tiêu chuẩn cho phép. Ngoài ra tại các điểm quan trắc khác hàm lương COD
cung khá cao so với tiêu chuẩn cho phép nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng
của nguồn thải sinh hoạt bên cạnh đó còn có thể do lượng dư thuốc bảo vệ thực
vật và phân bón trong việc canh tác lúa làm cho hàm lượng COD khá cao trong
mẫu nước phân tích.
Hàm lượng COD trong mẫu nước rất cao, giá trị COD tại cả 3 vị trí đều
vượt tiêu chuẩn nhiều lần. Giá trị COD cao nhất tại điểm M1(cống thải), cao gấp
trên 9 lần so với tiêu chuẩn cho phép.
NH4+; PO43-là các thông số chỉ thị cho hiên tượng phú dưỡng của nguồn
nước. Đây là những yếu tố dinh dưỡng trong nước tưới có tác dụng tích cực đối
với cây trồng. Qua kết quả phân tích ta thấy cả hai thông số đều cho kết quả cao
hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
Nguyên nhân là do quá trình phân huỷ các chất hữu cơ tạo ra amoniac
(NH4+), nitrit (NO2-) và nitrat (NO3-). Do đó các hợp chất này thường được xem
là những chất chỉ thị dùng để nhận biết mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước.
Ngoài ra, việc sử dụng rộng rãi các loại phân bón cũng làm cho hàm lượng
nitrat trong nước mương tăng cao.

Cũng như nitrat là chất dinh dưỡng cho sự phát triển của rong tảo. Nguồn
photphat đưa vào môi trường nước là từ nước thải sinh hoạt, nước thải một số
ngành công nghiệp và lượng phân bón dùng trên đồng ruộng.
15


Nồng độ NO3- cao là môi trường dinh dưỡng tốt cho tảo, rong phát triển,
gây ảnh hưởng đến chất lượng nước.
3.2. Diễn biến chất lượng nước của đoạn mương theo thời gian
Nhìn chung, qua hai lần lấy mẫu phân tích lưu lượng và vận tốc nước trên
đoạn mương khá ổn định, không có sự biến động nhiều.

Hình 2: Diễn biến các thông số pH, DO theo thời gian

pH

DO
Theo thời gian, giá trị của các thông số có sự thay đổi.

16


Giá trị pH thể hiện độ axit-bazo trong nước tự nhiên được tính bằng hàm
logarit của nồng độ ion H +. Qua hình trên cho thấy, giá trị pH ở các vị trí lấy mẫu
có xu hướng tăng lên do tiếp nhận nguồn nước thải sinh hoạt có đặc tính khác
nhau và do ảnh hưởng bởi nước tiêu thoát từ ruộng lúa chứa các hợp chất có
nguồn gốc từ phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
Ngược lại, thông số DO có xu hướng giảm dần theo thời gian ở trên cả
đoạn mương. Do thời điểm quan trắc là khoảng đầu tháng 9, mưa ít, trạm bơm
Như Quỳnh ngừng cung cấp nước vào mương nên nguồn nước bổ sung vào

mương không đủ để pha loãng nồng độ các chất bẩn trong mương. Hơn nữa, do
khả năng lưu thông kém, có nhiều thủy thực vật quanh bờ lại tiếp nhận nguồn
nước thải sinh hoạt liên tục làm lượng oxy hòa tan trong nước giảm theo thời gian.
Hình 3: Diễn biến thông số COD theo thời gian

Qua hình trên ta thấy, giá trị thông số COD giảm dần theo thời gian tại tất cả các vị
trí quan trắc.
Hình 4: Diễn biến các thông số dinh dưỡng theo thời gian
17


PO43-

NH4+

Giá trị các thông số dinh dưỡng PO43-, NH4+ tăng dần theo thời gian ở tất
cả các điểm quan trắc. Nguyên nhân là do vào thời điểm quan trắc mực nước
trong mương thấp, nước xả từ ruộng lúa ra mương mang theo các chất dinh dưỡng
dư thừa từ phân bón, một phần có nguồn gốc từ nước thải sinh hoạt làm cho nồng
độ các chất dinh dưỡng tăng lên.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Áp lực chính tác động đến chất lượng nước trên hệ thống mương thủy lợi
cấp cho cánh đồng Đào Nguyên là nước thải sinh hoạt từ một bộ phận khu
dân cư thôn Cửu Việt và Đào Nguyên. Ngoài ra, có một phần nhỏ từ
nguồn nước thải đồng ruộng.
Hầu hết các thông số quan trắc đều vượt tiêu chuẩn cho phép về nước tưới
tiêu cấp cho đồng ruộng( theo QCVN 08:2008/BTNMT).

18



Nước thải sinh hoạt từ cum dân cư khu vực Cửu Việt và khu vực Đào
nguyên đã gây ô nhiễm nghiêm trọng tơi nước trong đoạn mương Đào
Nguyên cấp cho nông nghiệp, không thể sử dụng trực tiếp cho sản xuất
nông nghiệp.
2. Kiến nghị
Cần có biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt trước khi đổ trực tiếp vào
mương Đào Nguyên, có thể sử dụng hồ sinh học để các chất hữu cơ dễ
phân hủy sinh học có thể được vi sinh vật phân huy bớt.
Trông thêm các thực vật có khả năng xử lý nước tôt: Bèo lục bình. Rau
muống, ngổ đỏ… ở đoạn tiếp nhận trực tiếp nước thải sinh hoạt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Thu Hà, Bài giảng Quan trắc môi trường
2. Lâm Vĩnh Sơn, Bài giảng Kỹ thuật xử lý nước thải
3. Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2010 – Bộ Tài nguyên
môi trường
4. />%E1%BB%B1-nhien
5. />aac=CLICK&aid=ARTICLE_DETAIL&ari=1642&lang=1&menu=khoa-hoc-congnghe&mid=995&parentmid=0&pid=1&title=danh-gia-anh-huong-cua-o-nhiem-nuoc-hethong-thuy-loi-bac-hung-hai-den-san-xuat-doi-song-dan-cu

19


PHỤ LỤC
Một số hình ảnh về khu vực nghiên cứu

Nước tại cống thải có màu đen

Thực vật thủy sinh gần cống thải sinh
hoạt


20


Nước tại khu vực trạm bơm

Rác thải đổ ra mương

Có thực vật ven bờ

Nước ở cuối đoạn mương

21






22


23



×