Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

đánh giá ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến khả năng quang hợp của thực vật phù du ven bờ tỉnh khánh hoà bằng phương pháp đo huỳnh quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 59 trang )

MỞ ĐẦU
Quang hợp là quá trình sinh lý mang lại cho thực vật vai trò quan trọng trong
sinh giới. Các sinh vật không có khả năng quang hợp phải dựa vào các sản phẩm
quang hợp để tồn tại. Quá trình này đã tạo thành những vật chất hữu cơ từ bậc dinh
dưỡng thấp nhất trong môi trường biển, thực vật phù du (TVPD) là nhóm chiếm tỉ
lệ lớn của thực vật trong đại dương. Chính vì vậy thực vật phù du có tầm quan trọng
trong lưới thức ăn ở đại dương [31]. Việc xác định sinh khối, khả năng quang hợp
và tình trạng sinh lý, sinh thái của TVPD cần thiết cho tính toán năng suất sơ cấp
của thuỷ vực cũng như đánh giá tác động môi trường lên sinh vật sản suất. Trong
đó, quá trình quang hợp của TVPD phụ thuộc nhiều vào thành phần loài cũng như
điều kiện môi trường của như dinh dưỡng, ánh sáng và nhiệt độ [27], [28].
Đã có nhiều nghiên cứu về thực vật phù du để đánh giá năng suất sơ cấp
cũng như năng suất của vực nước. Trong những năm gần đây, đánh giá khả năng
quang hợp từ phép đo biến thiên huỳnh quang (Fv = Fm - Fo) hay hiệu suất quang
hợp (Fv/Fm) bằng kỹ thuật đo hoạt tính huỳnh quang sắc tố thực vật sử dụng máy
đo PPF (pump and probe fluorescence), PAM (pulse amplitude modulation), FRRF
(fast repetition rate fluormetry) hay các hệ máy đo huỳnh quang Turner Design AU
được sử dụng rộng rãi. Phương pháp đo này cho kết quả nhanh, chính xác, đặc biệt
thuận tiện đối với việc đo ngoài hiện trường. Trong đó, phương pháp dùng máy đo
FRRF (hay PAM) trở thành phương pháp chủ yếu, đó là công nghệ cung cấp phép
đo sinh lý thực vật quang dưỡng xảy ra trong phức hệ quang hợp PSII. Kỹ thuật
FRRF (hay PAM) là công cụ quí giá khi muốn tiến gần tới đánh giá trạng thái sinh
lý cũng như tác động bất lợi (stress) của một số yếu tố môi trường như nhiệt độ, ánh
sáng và dinh dưỡng lên quá trình quang hợp của thực vật phù du.
Bên cạnh đó, hiện nay phương pháp sử dụng máy đo huỳnh quang để xác
định khả năng quang hợp và ảnh hưởng điều kiện môi trường đến quá trình này
chưa được áp dụng nhiều trong nghiên cứu TVPD ở Việt Nam.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, đề tài “Đánh giá ảnh
hưởng của điều kiện môi trường đến khả năng quang hợp của thực vật phù du
ven bờ tỉnh Khánh Hoà bằng phương pháp đo huỳnh quang” được lựa chọn với
các mục tiêu cụ thể như sau:


- Tìm hiểu ảnh hưởng của yếu tố môi trường như dinh dưỡng, cường độ ánh
sáng và nhiệt độ đến hiệu suất quang hợp của TVPD trong điều kiện phòng thí
nghiệm.
- Tìm hiểu ảnh hưởng điều kiện môi trường (các yếu tố vật lý, hoá học) đến
hiệu suất quang hợp của TVPD ở điều kiện tự nhiên.
- Học tập phương pháp đo huỳnh quang để ứng dụng trong nghiên cứu sinh
lý, sinh thái học thực vật phù du. Từ đó có những hiểu biết sâu hơn về năng suất sơ
cấp của thuỷ vực.
Đề tài thực hiện một vấn đề tương đối mới và chưa được ứng dụng rộng rãi
trong nghiên cứu TVPD ở biển Việt Nam đó là ứng dụng phương pháp đo huỳnh
quang trực tiếp và bước đầu khảo sát hiệu suất quang hợp ngoài hiện trường cũng
như trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Để thực hiện được những mục tiêu trên trong luận văn này đặt ra các nội
dung cần thực hiện: đánh giá khả năng quang hợp của thực vật phù du trong điều
kiện tự nhiên; đánh giá khả năng quang hợp của thực vật phù du trong điều kiện
phòng thí nghiệm (điều kiện nhiệt độ, ánh sáng và dinh dưỡng khác nhau) và đánh
giá trạng thái sinh lý, sinh thái của thực vật phù du thông qua hiệu suất quang hợp.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tình hình nghiên cứu quang hợp của thực vật phù du trên thế giới
Thực vật phù du là những loài tảo hiển vi sống trôi nổi trong nước. Chúng có
khả năng quang hợp để tạo ra các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ là khâu đầu tiên
trong chu trình vật chất của biển. Vì thế TVPD có tầm quan trọng trong mạng lưới
thức ăn của sinh vật biển. Thực vật phù du được xem như “đồng cỏ” của biển, là cơ
sở của sức sản xuất sơ cấp. Trong khi đó, biển và đại dương chiếm 3/4 diện tích bề
mặt trái đất, có khả năng tái tạo và năng suất sinh học biển lớn nên hệ sinh thái biển
đóng vai trò then chốt đối với các chu trình vật chất của sinh quyển cũng như trong
việc điều hòa khí hậu toàn cầu. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về năng suất
sinh học sơ cấp của TVPD bằng nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp
đồng vị phóng xạ bền, phương pháp phân tích sắc tố quang hợp và phương pháp
bình sáng tối. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, các nhà khoa học ngày một

cải tiến thiết bị phân tích kỹ thuật cao, phương pháp đơn giản và ứng dụng hiệu quả
cho công việc nghiên cứu, đặc biệt hữu ích cho nghiên cứu, giám sát ngoài thực địa,
cho thông tin nhanh và cái nhìn khái quát nhất về thực trạng, trạng thái sinh lý
TVPD.
Phương pháp đo hoạt tính huỳnh quang đã được phát triển từ 30 năm trước,
ứng dụng trong giám sát và đánh giá cơ chế quang hợp của thực vật phù du và thực
vật bậc cao. Biến thiên huỳnh quang sắc tố cung cấp hiểu biết sâu hơn về sinh lý
quang hợp của thực vật và tảo, đặc biệt là về cấu trúc và chức năng của phức hệ
quang hoá PSII [32]. Huỳnh quang in vivo (in vivo fluorescence) được sử dụng để
đo mà không làm ảnh hưởng (không phá huỷ) đến quá trình quang hợp và sinh khối
TVPD dưới một điều kiện nhất định [17], [25]. Kỹ thuật đo huỳnh quang in vivo đã
được áp dụng trong nghiên cứu quang hợp của TVPD từ những năm 70. Năm 1972,
Mauzerall sử dụng phương pháp đo huỳnh quang để nghiên cứu sự biến thiên huỳnh
quang gây ra bởi ánh sáng [34]. Năm 1974, Tunzi và cộng sự đã sử dụng máy đo
huỳnh quang Turner Model III đo huỳnh quang in vivo (in vivo fluorescence) áp
dụng đo hàm lượng chlorophyll ngoài thực địa cũng như phòng thí nghiệm cho thấy
tỷ số giữa hàm lượng chlorophyll-a và huỳnh quang in vivo biến đổi trong suốt thời
gian thí nghiệm điều kiện phòng thí nghiệm. Vì vậy cần thiết đo tỷ số này khi bắt
đầu và kết thúc thí nghiệm. Đối với các mẫu ngoài thực địa (in situ) thì tỷ số hàm
lượng chlorophyll-a và huỳnh quang in vivo biến thiên lớn do ảnh hưởng của một số
vật chất hữu cơ có khả năng phát huỳnh quang hoà tan trong nước. Ngược lại, tỷ số
hàm lượng chlorophyll-a có mối tương quan tuyến tính với giá trị huỳnh quang của
dung dịch chiết (extracted fluorescence), tỷ số này được thiết lập đối với mỗi máy
đo huỳnh quang khác nhau và hệ số chuyển đổi gần như là hằng số, sai số không
đáng kể khi nguồn mẫu khác nhau [47]. Năm 1977 và 1978, Samuelsson và cộng sự
đã sử dụng phương pháp huỳnh quang sắc tố in vivo để xác định khả năng quang
hợp (phytosynthetic capacities) của tảo đơn bào. Kết quả cho thấy sự biến thiên tốc
độ quang hợp đặc trưng (specific photosynthetic rate) phụ thuộc vào khả năng vận
chuyển điện tử giữa phức hệ quang hợp PSII và PSI. DCMU được sử dụng là chất
ức chế quang hợp cho thấy mối tương quan mật thiết giữa sự tăng huỳnh quang sắc

tố khi thêm DCMU với khả năng quang hợp trong nghiên cứu về tảo lục. Phương
pháp huỳnh quang không những thuận tiện trong việc xác định chlorophyll ngoài tự
nhiên, không cần phải cô đặc mẫu mà còn cho kết quả nhanh, chính xác, thông tin
về khả năng quang hợp để đánh giá năng suất sơ cấp của quần thể TVPD [38], [39].
Tiếp theo những nghiên cứu về quang hợp, năm 1979, Roy và Legendre đã
tiến hành thí nghiệm trên tảo nuôi và ngoài thực địa, sử dụng máy huỳnh quang
Turner model III - 003 cho thấy tương quan tuyến tính giữa tỷ số huỳng quang trước
và sau khi thêm DCMU (Fv/Fm) với tốc độ quang hợp đặc trưng (specific
photosynthetic rate, P/B). Trong đó, P là năng suất sơ cấp được đo bằng phương
pháp đồng vị hoá phóng xạ
14
C trên máy nhấp nháy lỏng; B là sinh khối TVPD đo
bằng hàm lượng chlorophyll-a. Trong hầu hết các phép đo đều có mối tương quan
tuyến tính lớn giữa giá trị Fv/Fm và P/B, tương quan này khác nhau giữa các loài và
điều kiện sinh lý. Stress dinh dưỡng xảy ra trong thí nghiệm nuôi đều làm giảm tỷ
số Fv/Fm và P/B, trong khi cường độ ánh sáng thấp ảnh hưởng làm tăng tỷ số
Fv/Fm và giảm tỷ số P/B. Từ kết quả nghiên cứu có thể thấy rõ tỷ số Fv/Fm như chỉ
thị cho hiệu suất quang hợp (photosynthetic efficiency) ở mức ánh sáng khác nhau
và chỉ thị tốc độ quang hợp đặc trưng (P/B) khi trạng thái sinh lý học khác nhau tại
mức ánh sáng nhất định [37]. Cùng nghiên cứu ảnh hưởng gây ra bởi DCMU đối
với các mẫu nước ven bờ, năm 1979, Cullen và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu
đáp ứng thay đổi huỳnh quang in vivo của TVPD vùng phía Nam California sử dụng
máy đo Turner III. Kết quả cho thấy chỉ số đáp ứng huỳnh quang in vivo khi bị ức
chế quang hợp hay hiệu suất quang hợp (Fv/Fm) liên quan với trạng thái sinh lý, tuy
nhiên quá trình quang hợp là một quá trình rất phức tạp nên con số này luôn thay
đổi. Trong nghiên cứu, Cullen và cộng sự (1979) sử dụng hiệu suất quang hợp như
là chỉ thị sinh lý TVPD ngoài thực địa. Giá trị Fv/Fm rất thấp được coi là quá trình
quang hợp bị suy giảm mạnh. Điều này được chứng thực bởi giá trị Fv/Fm đo được
giá trị thấp ở những trạm gần bờ có mức ánh sáng dưới 1% nhưng khi được nuôi
trong phòng thí nghiệm có đầy đủ ánh sáng thì chỉ số này cũng thấp tương tự. Ở

những trạm ngoài khơi thì Fv/Fm phản ảnh tốt điều kiện môi trường thích hợp, giảm
ở lớp nước gần mặt, tăng lên ở tầng ánh sáng thấp nhưng giàu dinh dưỡng [18].
Những năm 80, phương pháp huỳnh quang được ứng dụng trong nhiều
nghiên cứu về sinh thái, sinh lý học. Tác giả Fukazawa và cộng sự năm 1980 đã
đánh giá tốc độ phát triển của tảo sử dụng phương pháp đo huỳnh quang trong
nghiên cứu cơ chế tạo thành triều đỏ [22]. Tiếp theo năm 1981, Vincent đã đo khả
năng quang hoá trong tế bào (cellular photochemical capacity: CPC hay chính là chỉ
số Fv/Fm) của TVPD trong hồ nước ngọt nghèo dinh dưỡng ở Anh bằng phương
pháp đo huỳnh quang sắc tố in vivo trước và sau khi thêm chất ức chế quang hợp
DCMU. Giá trị Fv/Fm cao nhất ghi nhận được trong suốt khoảng thời gian tháng 8,
giá trị Fv/Fm cũng như thành phần loài đều biến động mạnh theo độ sâu và sự phân
tầng ánh sáng [48].
Phương pháp huỳnh quang in vivo càng hữu hiệu hơn khi áp dụng để đo
ngoài hiện trường cũng như giám sát sự đáp ứng tức thời của TVPD đối với những
thay đổi trong môi trường (hay stress môi trường) thông qua tỷ số Fv/Fm. Rosen
(1984) đo đặc tính quang hợp và siêu cấu trúc lục lạp của tảo Silic Cyclotella
meneghiniana khi loài này điều chỉnh đáp ứng với những stress ánh sáng và dinh
dưỡng trong môi trường [36]. Goldsborough và Robinson (1984) sử dụng máy
Turner III đo huỳnh quang sắc tố in vivo trong nghiên cứu đáp ứng của TVPD với
các hàm lượng khác nhau của chất trừ cỏ terbutryne – một chất gây ức chế quang
hợp lên phức hệ quang hoá PSII [23]. Một số nghiên cứu khác ngoài hiện trường về
đáp ứng của TVPD khi ánh sáng thay đổi trong cột nước như Demers và cộng sự
(1985) hay Keller (1987) tiến hành thí nghiệm với phạm vi mesocosm (các bể nuôi
thể tích lớn từ vài m
3
đến vài trăm m
3
nhằm tạo ra môi trường gần giống với môi
trường tự nhiên nhưng có khả năng điều chỉnh được dinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt độ)
đã sử phương pháp đo huỳnh quang in vivo để giám sát hiệu suất quang hợp biến

thiên theo không gian và thời gian [19], [26].
Sau đó phương pháp huỳnh quang cũng được sử dụng nhiều trong nghiên
cứu đặc trưng cho thực vật bậc cao như các tác giả Gilmore và cộng sự (1995), và
Schreiber cộng sự (1986) [40]. Những năm gần đây, nhiều phương pháp đo huỳnh
quang sử dụng máy xách tay trở nên phổ biến như là phương pháp lựa chọn để đo
sinh khối, năng suất TVPD mà không làm xáo trộn quần xã. Hai phương pháp
huỳnh quang chính sử dụng hiện nay cho việc đo đạc ngoài hiện trường là máy đo
FRRF như tác giả Sylvan (2007) đã sử dụng hay máy PAM mà một số tác giả khác
như Parkhill (2001), Figueredo (2009), Claire (2006), Sosik (2002), Goto (2008) đã
ứng dụng để khảo sát, đánh giá các yếu tố stress môi trường như nhiệt độ, ánh sáng,
muối dinh dưỡng phốt phát hay giới hạn ion sắt lên hiệu suất quang hợp
(photosynthetic effiency), khả năng quang hợp (photosynthetic capacity) hay tốc độ
quang hợp (photosynthetic rate) của bộ máy quang hợp của TVPD. Cả hai phương
pháp đo lượng photon bị kích thích trong phức hệ quang hợp PSII dưới điều kiện
ánh sáng không bão hoà, đặc trưng là điều kiện tối hoàn toàn đo được thông số Fo
(thông số huỳnh quang cực tiểu) [16], [21], [24], [42], [46]. Nhiều nghiên cứu cho
thấy Fo có tương quan tuyến tính với hàm lượng chlorophyll a trong mẫu TVPD
như các tác giả đã nghiên cứu Kolber và Falkowski năm 1993; Serodio và cộng sự
(1997); Honeywill và cộng sự (2002) và Sylvan cùng cộng sự (2007). Những
nghiên cứu này cho cái nhìn tổng quát về ứng dụng của phương pháp đo huỳnh
quang trong môi trường biển và để đo sinh khối sinh vật tại một nơi hay ở những độ
sâu khác nhau [28], [41], [25], [46].
Trong pha thứ hai của phương pháp đo huỳnh quang, sinh vật phải chịu tác
động một lượng bão hoà bức xạ quang hợp (PAR) (điển hình > 6000 μmol.m
-2
s
-1
,
Consalvey và cộng sự 2005) để đo lượng photon bị kích thích khi tất cả trung tâm
quang bị bão hoà đo được thông số huỳnh quang Fm (thông số huỳnh quang cực

đại) [17]. PAM sử dụng xung ánh sáng đơn kéo dài giữa 300-1200ms [43], [44],
trong khi đó FRRF sử dụng một loạt ánh sáng lựa chọn trong khoảng 50-1000ms
như tác giả Kromkamp và cộng sự (2003), để đạt được ánh sáng bão hoà. Kết quả
đo Fm thu được thông qua chiếu tia sáng lặp lại cao hơn 50% so với chiếu xung ánh
sáng đơn [29], [30]. Một số nhà khoa học thích sử dụng máy đo PAM như Parkhill
(2001), Schreiber (1986) và số khác thì thích sử dụng máy đo FRRF như Sylvan
(2007), Kolber (1998). Tuy nhiên, không có sự nhất trí chung về phương pháp nào
là tốt nhất. Một vài nghiên cứu đã trực tiếp so sánh 2 phương pháp đo này như tác
giả Kromkamp và Forster (2003) đã kết luận cả 2 phương pháp có tương quan tốt
với nhau [30]. Suggett và cộng sự (2003) đã khảo sát thực vật phù du và kết luận
rằng phương pháp đo bằng máy FRRF thích hợp hơn đối với những nghiên cứu
ngoài đại dương còn máy đo PAM thích hợp cho nước ngọt nội địa vì không đủ
nhậy khi sử dụng trong điều kiện ngoài biển khơi [43].
Trong Hải dương học, mật độ và hoạt động quang hợp của TVPD là những
đặc điểm của hệ sinh thái thuỷ vực và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố môi trường
và các chất ô nhiễm có nguồn gốc từ con người gây nên. Vì vậy, giám sát khả năng
quang hợp của TVPD có thể được dùng như một chỉ thị để đánh giá trạng thái vực
nước. Phương pháp huỳnh quang đo các thông số huỳnh quang tối thiểu Fo, huỳnh
quang cực đại Fm, huỳnh quang biến thiên Fv = Fm – Fo và Fv/Fm đã được ứng
dụng trong nghiên cứu ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường khác nhau đến sự phát
triển, hoạt động quang hợp của TVPD ở những vùng biển khác nhau như biển Đen,
biển Địa Trung Hải, biển Baltic, biển Trắng, biển Na Uy, biển Đông cũng như trong
các hồ Baikal, hồ Issyk-Kul. Những nghiên cứu này cho thấy khả năng quang hợp
và trạng thái sinh lý của TVPD ở những vùng môi trường khác nhau cũng như có
các đặc trưng khí hậu và thuỷ lý khác nhau đều cho thấy mối tương quan giữa hiệu
suất quang hợp với bức xạ quang hợp dưới nước [12], [13]. Ngoài ra, Manzello và
cộng sự (2009) sử dụng phương pháp đo huỳnh quang trong điều kiện tự nhiên để
nghiên cứu, giám sát hiệu suất quang hợp cũng như hiện tượng tẩy trắng của san hô
[33]. Một ứng dụng khác của Sven và cộng sự năm 1998 là dùng phương pháp đo
huỳnh quang in vivo trong nghiên cứu khả năng quang hợp của cỏ biển [45].

Phương pháp đo huỳnh quang đơn giản, được sử dụng rộng rãi, thu được kết
quả đo hữu dụng và chính xác về khả năng quang hợp của các loài thực vật phù du
khác nhau. Hơn nữa, bằng phương pháp đo này cũng cho biết được thông số Fv/Fm
tốt nhất để nhận ra ảnh hưởng của các stress dinh dưỡng, cường độ ánh sáng, nhiệt
độ đến phức hệ PSII, đánh giá trạng thái trao đổi chất trong quá trình quang hợp của
thực vật phù du.
1.2 Tình hình nghiên cứu quang hợp của thực vật phù du ở Việt Nam
Ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu tác động của yếu tố môi
trường như ánh sáng, nhiệt độ đến quang hợp của TVPD tuy nhiên chủ yếu trong
điều kiện nuôi cấy phòng thí nghiệm mà ít có công trình đánh giá ngoài hiện trường.
Năm 1998, tác giả Đặng Diễm Hồng cùng cộng sự đã nghiên cứu tác động của
cường độ ánh sáng cao lên hoạt động quang hợp của vi tảo Dunaliella salina
(Teodoresco) cho thấy tỷ lệ Fv/Fm giảm mà chủ yếu do giảm huỳnh quang cực đại
Fm. Tác động của cường độ ánh sáng cao lên hiệu quả quang hợp (đánh giá qua chỉ
số Fv/Fm) của hệ quang hoá PSII ở các tế bào Dunaliella giảm đáng kể từ 0.78 đến
0.4 trong vòng 24h và giảm chậm ở giá trị 0.25-0.3 trong vòng 5 ngày [5].
Đặng Diễm Hồng và cộng sự cs. (1998) sử dụng phương pháp sắc tố huỳnh
quang đánh giá nồng độ muối cao tác động đến bộ máy quang hợp của loài rong đỏ
Porphyra (Rhodophyta). Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu suất quang hợp giảm
(chỉ số Fv/Fm giảm) từ 0.68 đến 0.1 - 0.25 tuỳ thuộc vào nồng độ muối mà chủ yếu
do tăng chỉ số huỳnh quang tối thiểu Fo còn Fm gần như không thay đổi trong các
lô nồng độ muối cao khác nhau. Nguyên nhân chính là do quá trình vận chuyển điện
tử bị ức chế dẫn đến các trung tâm phản ứng của PSII ở trạng thái không hoạt động
tăng lên khi hàm lượng muối cao [6].
Công trình khác của Trần Dụ Chi và cộng sự cũng đã sử dụng phương pháp
huỳnh quang diệp lục để theo dõi biến thiên tỷ số Fv/Fm từ đó đánh giá ảnh hưởng
của nhiệt độ đến bộ máy quang hợp của 3 chủng vi tảo Chaetoceros nuôi điều kiện
phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy khả năng quang hợp của 3 chủng tảo này giảm
khi nhiệt độ tăng dần từ 15
0

C lên cao hơn [3].
Năm 2003, Nguyễn Tác An và cộng sự đã sử dụng phương pháp huỳnh
quang để xác định một số thông số như năng suất sinh học sơ cấp, độ phong phú,
tình trạng sinh lý, sinh thái và hoạt tính quang hợp của TVPD. Sử dụng kết quả đo
Fv/Fm trong việc phân tích, đánh giá năng suất sinh học sơ cấp và đặc trưng sinh lý
- sinh thái của TVPD ở vịnh Nha Trang, Khánh Hoà [2].
1.3 Đặc điểm điều kiện tự nhiên vùng biển Khánh Hoà
Vịnh Nha Trang thuộc tỉnh Khánh Hoà, nằm trong khu vực nội chí tuyến
Bắc, (khoảng 12
o
-12
o
18’vĩ độ bắc và 109
o
10’-109
o
20’ kinh độ đông), là khu vực
có vị trí quan trọng về kinh tế, du lịch, và là vùng nhạy cảm về môi trường của
thành phố Nha Trang. Vịnh thuộc loại tương đối sâu ở miền Trung, độ sâu trung
bình 20 m và bờ biển khá dốc. Nhiệt độ quanh năm cao, trung bình 26,3
o
C, ít biến
đổi, và không xảy ra hiện tượng nhiệt thấp quá hoặc cao quá, với sự chênh lệch giữa
nhiệt độ ngày và đêm khoảng 6 – 10
o
C [4], [10].
Về khí hậu, do ảnh hưởng bởi chế độ gió mùa nên có hai mùa rõ rệt: mùa
khô (ứng với thời kỳ gió mùa Tây Nam) và mùa mưa (ứng với thời kỳ gió mùa
Đông Bắc). Hàng năm mùa khô bắt đầu và kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8, mùa mưa
từ tháng 9 đến tháng 12, với sự xê dịch một vài tuần [4].

1.3.1 Nắng
Tổng số giờ nắng trong năm tương đối cao, khoảng 2600 - 2700 giờ, tổng số
giờ nắng hàng tháng khoảng 216-225 giờ. Tháng 3 thường có số giờ nắng cao nhất
trong năm, khoảng 280-290 giờ, trong khi đó tháng 6 thường thấp khoảng 149-165
giờ. Mùa khô số giờ nắng cao hơn mùa mưa, vào khoảng 220- 280 giờ, mỗi ngày
trung bình 8 giờ. Mùa mưa hàng tháng số giờ nắng dao động 150-210 giờ, mỗi ngày
trung bình khoảng 6 giờ [4].
1.3. 2 Gió
Hướng gió thịnh hành trong mùa khô là Đông - Nam và Tây - Nam, mùa
mưa là Bắc và Đông - Bắc; tốc độ từ 3-16 m/s, có tần suất cao, thích hợp cho sự
khai thác năng lượng gió qui mô vừa và nhỏ [4].
Gió ở vịnh Nha Trang chịu ảnh hưởng của hai yếu tố chính là: hệ thống gió
mùa và gió đất liền – biển. Đặc điểm biến động của gió có vai trò rất lớn trong quá
trình lan truyền vận chuyển vật chất nói riêng ở vịnh Nha Trang. Theo các số liệu
cho thấy sự khác biệt rất rõ ràng trong chế độ gió vào buổi sáng và buổi chiều hàng
ngày, đặc biệt trong mùa hè (mùa gió mùa tây nam) [11].
1.3.3 Lượng mưa
Lượng mưa trung bình năm trong vịnh Nha Trang dao động từ 1400-1700
mm, mưa lớn ở đây có thể đạt cường độ 400-500 mm/ngày. Nhìn chung lượng mưa
hàng năm ở khu vực này không thấp và sự phân bố lượng mưa giữa 2 mùa có sự
chênh lệch khá lớn (mùa khô từ tháng I đến tháng VIII chiếm khoảng 30%, mùa
mưa từ tháng IX Đến tháng XII chiếm khoảng 70% tổng lượng mưa năm). Tổng
lượng mưa của năm 2003 vào khoảng 1445 mm, lượng mưa cao vào các tháng X-
XII trùng vào thời kỳ mùa mưa, vào tháng V lượng mưa cũng trên 200 mm phù hợp
với thời tiết “tiểu mãn” của năm.
1.3.4 Thuỷ triều và đặc trưng sóng
Thủy triều tại vịnh Nha Trang mang tính chất nhật triều không đều, từ tháng
10 đến tháng 3 nước cạn vào buổi sáng. Từ tháng 4 đến tháng 9 nước thường cạn
vào buổi chiều. Tháng 9 và tháng 10 nước cạn vào buổi trưa. Tháng 3 và tháng 4
nước cạn vào nửa đêm. Thủy triều mạnh nhất vào các tháng 6 - 7 và 11 – 12. Dao

động mực nước trung bình có đặc trưng biến đổi theo mùa. Vào mùa gió đông bắc
mực nước trung bình mùa thường cao hơn mùa gió mùa tây nam 20-30 cm [1].
Do vị trí địa lý và điều kiện địa hình phức tạp nên các khu vực khác nhau của
vịnh Nha Trang chịu tác động của sóng phụ thuộc vào hướng sóng tới. Khu vực
ngoài khơi, phía đông đảo Hòn Tre bị sóng tác động mạnh nhất với độ cao sóng
khoảng 2m ở cả hai hướng Đông Bắc và Đông Nam. Với sóng hướng Đông Bắc
(thời kỳ gió mùa Đông Bắc) phía nam vịnh Nha Trang bị khuất sóng, dải ven bờ
khu vực từ cảng Hải Quân tới cửa sông Cái bị sóng tác động mạnh với độ cao sóng
khoảng 1-1.5m. Với sóng hướng Đông Nam (thời kỳ gió mùa Tây Nam) khu vực
phía bắc vịnh Nha Trang bị khuất sóng còn khu vực phía nam vịnh bị sóng tác động
mạnh với chiều cao sóng khoảng 1.5-2.0 m [8].
1.3.5 Nhiệt độ và độ mặn nước biển
Cũng như nhiệt độ không khí, nhiệt độ nước biển khá đồng nhất với độ lệch
trung bình qua các tháng kế cận không quá 1
o
C. Nhiệt độ nước biển trung bình năm
là 28.2
o
C, lớn nhất 34.2
o
C (9/1986) và nhỏ nhất 24.5
o
C (3/1986). Nhiệt độ nước
biển trung bình mùa hè (tháng 5-9) tương đối cao: 29.1
o
C, mùa đông (tháng 10-4
năm sau) khoảng 27.7
o
C. Nhiệt độ trung bình tháng 10 (là tháng chuyển tiếp từ mùa
hè sang mùa đông còn khá cao với trị số 28.8

o
C [4].
Nhìn chung phần phía bắc của vịnh kín hơn phần phía nam và chịu tác động
mạnh hơn từ lục địa (chủ yếu là nước sông). Vì vậy qui luật phân bố không gian của
độ mặn ở vịnh Nha Trang có xu thế tăng dần từ bờ ra khơi và chịu sự tác động của
các quá trình vật lý thuỷ văn từ phía Nam đi lên mạnh hơn so với từ phía Bắc đi
xuống. Độ mặn trung bình toàn vịnh là 33.6 ± 0.6‰, nhìn chung độ mặn trong vịnh
có biến đổi không lớn mặc dù vào mùa mưa vịnh tiếp nhận một lượng lớn nước
ngọt từ 2 sông Cái và sông Cửa Bé đổ ra [1].
1.3.6 Dòng chảy
Dòng chảy tổng hợp bao gồm ba thành phần chính, dòng triều, dòng gió và
dòng quán tính (chủ yếu là dòng gió và dòng quán tính), có thể đạt 25cm/s. Vào
mùa khô, tốc độ dòng rất biến động và có hướng phức tạp. Ở tầng mặt và tầng sâu
có hướng chính là hướng tây bắc. Vào mùa mưa tổng lưu lượng nước trên sông
tương đối lớn và triều có xu thế hướng ra biển. Từ đó có thể nói là dòng chảy trong
vịnh có xu thế cản trở sự lan truyền nước sông. Dòng chảy có hai hướng chính là
Nam - Tây Nam và Bắc - Tây Bắc trong đó dòng bắc - tây bắc có tần số thấp hơn
nhiều so với hướng Nam - Tây nam, có thể nói dòng chảy ven bờ vịnh Nha Trang
do hoàn lưu Tây Biển Đông tạo nên. Dòng nước lạnh thường xuyên chảy từ Bắc
xuống Nam, dòng nước này chảy mạnh hơn vào các mùa gió Đông- Bắc [11].
Dòng chảy: có thể phân vịnh Nha Trang làm 2 tiểu vùng do có những đặc
điểm phân bố dòng chảy khác nhau:
- Vùng I: phía bắc đảo Hòn Tre - Mũi Chụt: xu thế dòng chảy trong tiểu vùng
này ở tầng mặt nhìn chung biến đổi phụ thuộc vào hệ thống gió mùa, nghĩa là trong
thời kỳ gió mùa đông bắc dòng chảy tầng mặt có hướng tây nam và nam, còn trong
thời kỳ gió mùa tây nam dòng chảy có hướng đông bắc. Tốc độ trung bình dòng
chảy tầng mặt vào thời kỳ gió mùa đông bắc ≈ 40cm/s, vào thời kỳ gió mùa tây nam
khoảng 28 cm/s, vào các thời kỳ chuyển mùa thì nhỏ hơn và kém ổn định về hướng.
- Vùng II: vùng phía nam đảo Hòn Tre - Mũi Chụt: hệ dòng chảy trong vùng
này nhìn chung có xu thế chảy quanh các đảo với hướng tùy thuộc vào hướng của

hệ thống gió mùa, tốc độ trung bình khoảng 20 cm/s.
Tuy nhiên vùng nghiên cứu là khu vực ven bờ, dòng chảy chủ yếu là do thủy
triều gây ra. Do vậy các đặc trưng dòng chảy biến đổi theo cả không gian và thời
gian. Các số liệu đo dòng chảy tức thời chỉ có tính chất cục bộ. Để có bức tranh về
hoàn lưu tại vịnh Nha Trang cần phải mô phỏng bằng mô hình hóa. Đặc điểm phân
bố dòng chảy tổng hợp bằng mô hình dòng chảy 2 chiều được mô tả trong hình 8, 9.
Các kết quả tính toán đã được kiểm chứng bằng các số liệu đo đạc.
Đặc điểm chính của dòng chảy trong vịnh Nha Trang là dòng triều chiếm ưu
thế, khi nước triều lên thì nước nửa phía bắc vịnh chảy sang vùng phía nam vịnh
(qua mặt cắt Mũi Chụt-Hòn Tre) và ngược lại khi thủy triều xuống thì nước nửa
phía nam vịnh chảy sang vùng phía bắc vịnh [1].
(a)
(b)
Hình 1.1. Trường dòng chảy tổng hợp tại vịnh Nha Trang, gió Đông Bắc, vận
tốc V = 5m/s: a-Pha triều xuống; b-pha triều lên (Theo số liệu của Phòng Vật lý
biển, Viện Hải dương học, năm 2007)
Theo kết quả nghiên cứu của đề tài nước trồi mạnh Nam Trung Bộ (1997) thì
vùng biển Nha Trang rất gần với tâm nước trồi mạnh (giữa Ninh Thuận và Bình
Thuận) hoạt động cực đại vào tháng 7 - 8 đã tạo ra quanh nó một vùng nước có
năng suất sinh học cao, ảnh hưởng trực tiếp tới sinh vật phù du và nguồn lợi hải sản
ở vùng biển Khánh Hòa [4].
1.3.7 Dinh dưỡng
Muối dinh dưỡng thường biến động rất lớn theo không gian và thời gian. Sự
phân bố của muối dinh dưỡng theo cột nước cũng khác nhau rất lớn. Khu vực ven
bờ Nha Trang do bị tác động của nhiều loại hình hoạt động như du lịch, cảng biển
và đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản cũng góp phần làm gia tăng hàm lượng các muối
dinh dưỡng tuy nhiên vẫn nằm trong tiêu chuẩn cho phép của vực nước nuôi trồng
thuỷ sản và vực nước ven bờ. Hầu hết các kết quả nghiên cứu về dinh dưỡng trước
đây đều cho thấy tỷ số N/P trong vùng Nha Trang, Khánh Hoà biến thiên trong
phạm vi rất rộng, giá trị trung bình nhỏ hơn chỉ số Redfield và thường thì hàm

lượng muối phốt phát cao hơn (đặn biệt trong thời kỳ mùa mưa), vì vậy nitơ trở
thành yếu tố giới hạn. Tỷ số N/P thường thấp hơn trong tầng ưu quang, biến thiên
theo thời gian của các muối nitơrat, photphat và silicat có xu hướng giống nhau
nguyên nhân do sự tiêu thụ muối dinh dưỡng của tảo cho quá trình quang hợp [7],
[9].
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nguyên lý phát huỳnh quang
Bộ phận quang hợp của thực vật phù du hấp thụ năng lượng ánh sáng được
sử dụng cho chuyển hoá quang hoá. Khi phần năng lượng kích thích bị vượt quá, để
duy trì cho điều kiện tế bào được bình thường thì năng lượng này phải bị tiêu hao
chuyển thành nhiệt và huỳnh quang. Huỳnh quang được phát ra chủ yếu bởi phức
hệ II (PSII) liên quan đến chlorophyll-a do đó đo được mức huỳnh quang này cho
biết khả năng quang hợp và điều kiện sinh lý của thực vật phù du. Sử dụng máy đo
huỳnh quang dựa trên nguyên lý: khi tế bào thực vật quang dưỡng trong tối được
chiếu sáng thì tất cả trung tâm chức năng phản ứng được mở và sẵn sàng nhận kích
thích, vì vậy trường huỳnh quang lúc này là thấp nhất (Fo)
Hình 2.1. Sơ đồ mô tả trạng thái trung tâm phản ứng mở (Nguồn:
Fluorescence/(S-0071)Theory and Application
Theory of active fluorescence)
Trong quá trình quang hợp bình thường, trung tâm phản ứng trong PSII được
mở và có dòng điện tử tự do (Hình 2.1). Mỗi phân tử chlorophyll hấp thụ ánh sáng
tăng điện tử từ trạng thái bền sang trạng thái kích thích (P680). P680 chuyển điện tử
sang chất nhận điện tử (Qa) và trung tâm phản ứng bị oxi hoá. Lúc này dòng điện tử
cố định và huỳnh quang nhỏ nhất được xác định (Fo). Tại trạng thái này, huỳnh
quang rất thấp trong khi điện tử được sử dụng để chuyển hoá quang hoá rất lớn.
Khi ánh sáng bão hoà, trung tâm phản ứng đã bị oxi hoá trên sẽ bị khử hoàn
toàn do tăng sự truyền điện tử. Các trung tâm phản ứng lúc này được đóng lại và
chất nhận điện tử (Qa) bị khử hoàn toàn (Hình 2.2). Dòng điện tử bị cản trở do Qa
không thể chuyển điện tử kịp vào dòng photon (từ ánh sáng quang hoá) và hiệu suất
lượng tử của PSII lớn nhất (Fm).

Hình 2.2. Sơ đồ mô tả ở trạng thái trung tâm phản ứng đóng (Nguồn:
Fluorescence/(S-0071)Theory and Application
Theory of active fluorescence)
Biến thiên huỳnh quang Fv (được tính Fv = Fm - Fo) được sử dụng để đánh
giá hiệu suất lượng tử của phản ứng quang hoá trong quá trình quang hợp. Huỳnh
quang cung cấp thông tin quan trọng về điều kiện sinh lý của sinh vật nghiên cứu. Ở
đây mô tả phương pháp dùng máy đo huỳnh quang để đánh giá khả năng quang hợp
của thực vật phù du. Phương pháp huỳnh quang sử dụng để nghiên cứu mối quan hệ
giữa sự phát huỳnh quang của sắc tố chlorophyll và quang hợp. Huỳnh quang chủ
yếu được phát ra bởi phức hệ II (PSII - photosysterm II) liên quan tới sắc tố
chlorophyll-a. Từ việc đo huỳnh quang có thể đo được khả năng quang hợp và điều
kiện sinh lý của thực vật phù du [40]. Một vài phương pháp đánh giá huỳnh quang
sắc tố chlorophyll-a được phát triển và sử dụng trong nghiên cứu thực vật.
2.2 Hiệu suất quang hợp tương quan với hàm lượng dinh dưỡng
Trong khoa học nước, người ta chấp nhận rằng hiệu suất lượng tử lớn nhất
của quang hợp bị ảnh hưởng bởi stress dinh dưỡng, cường độ ánh sáng, nhiệt độ.
Hiệu suất lượng tử lớn nhất (Fv/Fm) có thể được đánh giá bằng cách đo hiệu suất
huỳnh quang tăng từ huỳnh quang tối thiểu thích ứng điều kiện tối (Fo) đến huỳnh
quang tối đa (Fm) khi các trung tâm phản ứng bị đóng lại trong suốt quá trình ánh
sáng bão hoà hoặc sử dụng chất ức chế quang hợp như 3'-(3,4-dichlorophenyl)-1',1'-
dimethyl urea (DCMU). Vì vậy, tỷ số Fv/Fm là một chỉ thị cho stress dinh dưỡng.
Những kết quả thu được cho thấy Fv/Fm bị suy giảm khi TVPD bị stress dinh
dưỡng, cả trong quá trình thiếu dinh dưỡng (phát triển không cân bằng: unbalanced
growth) và giới hạn dinh dưỡng thích nghi (trạng thái ổn định hay phát triển cân
bằng: steady-state or balanced growth). Dưới điều kiện giàu dinh dưỡng thì tỷ số
Fv/Fm cao. Đo bằng máy đo huỳnh quang cho kết quả Fv/Fm cao (trong khoảng
0.55 - 0.68) đối với mẫu nuôi ở trạng thái ổn định dưới điều kiện chiếu bức xạ ánh
sáng cường độ cao.
Hầu hết các tài liệu cho rằng Fv/Fm là chỉ thị tốt cho stress dinh dưỡng, nhiệt
độ, ánh sáng trong điều kiện ngắn, thông thường như vùng nước ven bờ. Đo biến

thiên huỳnh quang có thể cung cấp bằng chứng về sự thay đổi hệ thống diễn ra hoặc
đang diễn ra do sự bổ sung thêm một số chất vào môi trường nước.
2.3 Hiệu chỉnh máy đo huỳnh quang
Máy đo huỳnh quang Turner Designs Model 10-AU (Hình 2.3) với cấu hình
đo huỳnh quang in vivo và sử dụng kính lọc với bước sóng kích thích từ 340-500
nm, đèn hơi thuỷ ngân ánh sáng xanh. Cấu hình đo chlorophyll-a chiết với kính lọc
bước sóng kích thích 436 nm và đèn hơi thuỷ ngân ánh sáng xanh.
Hình 2.3. Máy đo huỳnh quang Turner Designs Model 10-AU
Máy đo được hiệu chỉnh trước khi sử dụng như sau:
Dùng chuẩn rắn chlorophyll-a, cân pha trong dung dịch aceton 90%. Xác
định lại hàm lượng chlorophyll-a bằng phương pháp quang phổ, dùng máy quang
phổ UV-Vis Double Beam model UVD-3500, Mỹ sản xuất để đo và tính lại chính
xác nồng độ của dung dịch chuẩn gốc chlorophyll-a (Anacystis nidulans, Sigma
Aldrich). Sử dụng dung dịch chuẩn gốc pha dãy nồng độ từ 0.11 đến 68 µg/l. Tiến
hành đo dãy chuẩn trên máy huỳnh quang và lập đường chuẩn với hệ số tuyến tính
được xác định, dựa vào phương trình tuyến tính từ đó tính được hàm lượng
chlorophyll-a có trong mẫu cần xác định.
Sử dụng số đo huỳnh quang của dãy chuẩn với hàm lượng từ 0.27 – 10.92
µg/l lập đường chuẩn (Hình 2.4).
Hình 2.4. Đường chuẩn chlorophyll-a để hiệu chỉnh máy
2.4 Địa điểm và thời gian thu mẫu
Địa điểm thu mẫu theo bản đồ trạm ở Hình 2.5 và toạ độ các trạm tại Bảng
2.1. Tiến hành thu mẫu 3 đợt vào tháng 5, tháng 6 và tháng 8 năm 2012.
Bảng 2.1. Toạ độ trạm thu mẫu
Trạm Vĩ độ Kinh độ
Ghi chú
1 12
o
16’ 50”
109

o
19’ 30”
Ngoài khơi
2 12
o
15’ 51”
109
o
15’ 49”
Giữa vịnh
3 12
o
15’ 32”
109
o
12’ 29”
Cửa sông Cái
4 12
o
14’ 27”
109
o
12’ 32”
Ven bờ
5 12
o
11’ 28”
109
o
12’ 37”

Cửa sông Bé
6 12
o
10’ 3”
109
o
14’ 19”
Nam Hòn Tằm
7 12
o
11’ 2”
109
o
18’ 25”
Nam Hòn Tre
Mũi Chụt
12
o
12’ 11”
109
o
12’ 54”
Ven bờ
H.Mun 12
o
10’ 3”
109
o
17’ 27”
Rạn san hô

Mẫu nước tự nhiên được thu tại 9 trạm vào tháng 5, 5 trạm vào tháng 6 và
tháng 8 thuộc vịnh Nha Trang, Khánh Hoà theo sơ đồ trạm vị Hình 2.5 với toạ độ ở
Bảng 2.1. Đối với mẫu nuôi, mẫu nước được bảo quản để mát bằng cách ngâm
trong nước biển, sau đó được đưa về phòng thí nghiệm.
Đối với mẫu nước đo các thông số quang hợp thu tại các trạm cũng được bảo
quản trong tối, mát và đưa về phòng thí nghiệm đo các thông số huỳnh quang tối
thiểu (Fo), huỳnh quang cực đại (Fm), biến thiên huỳnh quang (Fv = Fm - Fo) và
chỉ số hiệu suất quang hợp (Fv/Fm) bằng máy đo Huỳnh quang Turner Designs
Model 10-AU (Mỹ).
Các yếu tố dinh dưỡng: Si-SiO
3
; N-NH
4
, NH
3
; N-NO
3
và P-PO
4
được phân
tích ở Phòng Thủy Địa Hóa theo phương pháp hiện hành tại Viện hải dương học.
Mẫu nước được thu bằng chai thu mẫu chuyên dụng tại tầng đáy và tầng mặt của
các trạm [14].
Chlorophyll-a: Mẫu nước được thu 1 lít bảo quản trong thùng đá bảo đảm
lạnh và che sáng hoàn toàn, sau đó chuyển về phòng thí nghiệm lọc, chiết xuất và
phân tích bằng máy quang phổ tại Phòng Sinh vật Phù du. Hàm lượng chlorophyll-a
được tính toán theo công thức của Jeffrey và Humphrey trong APHA [14].
Đo các thông số lý hoá ngoài thực địa như độ sâu, nhiệt độ, độ mặn, ánh
sáng bằng CTD Sea-Bird SBE19plus.
Hình 2.5. Sơ đồ trạm thu mẫu

2.5 Bố trí thí nghiệm trong phòng thí nghiệm
Mẫu thu hai đợt vào tháng 5 và 6 tại 4 trạm đặc trưng cho những khu vực
khác nhau: trạm 1- ngoài khơi, trạm 3 - cửa sông Cái, trạm Mũi Chụt - ven bờ và
trạm Hòn Mun - trong rạn san hô. Các mẫu được bảo quản cẩn thận trong mát bằng
cách ngâm trong nước biển tại chính các trạm thu mẫu rồi đưa về phòng thí nghiệm.
Mẫu được nuôi trong bình 500ml với mẫu lặp 3, bố trí ở hai mức ánh sáng khác
nhau ký hiệu L1: ánh sáng khoảng 3600 Lux và L2: ánh sáng khoảng 360 Lux (mức
ánh sáng giảm còn khoảng 10 % so với mức áng sáng 1) bằng cách dùng bao đen
che 90% ánh sáng (Hình 2.6); hai mức dinh dưỡng khác nhau ký hiệu N1: mức dinh
dưỡng nhỏ hơn chỉ số Redfiel (tỷ lệ N : P bổ sung vào là 8 : 1) và N2: mức dinh
dưỡng cao hơn chỉ số Redfiel (tỷ lệ N : P bổ sung vào là 32 : 1). Các lô thí nghiệm ở
2 mức ánh sáng và dinh dưỡng được nuôi trong hai tủ nuôi ở nhiệt độ 26
o
C và 29
o
C. Mẫu được nuôi trong 5 ngày liên tục và thu mẫu hàng ngày tại một thời gian cố
định rồi đo các thông số Fo, Fm trên máy huỳnh quang Turner Designs Model 10-
AU. Đến ngày cuối thu mẫu lọc chlorophyll-a ở tất cả các lô thí nghiệm.
Hình 2.6. Sơ đồ bố trí các lô thí nghiệm ở 2 tủ nuôi
Thí nghiệm đo hiệu suất huỳnh quang ở các nhóm kích thước TVPD khác
nhau được thực hiện trong 2 đợt, tháng 6 và tháng 8/2012. Mẫu được thu ở 2 trạm:
trạm 3, vùng cửa sông Cái, ở độ sâu 1m; và trạm 1, ngoài khơi, ở tầng mặt (1m) và
tầng đáy (30 m). 20 Lít nước biển từ mỗi trạm/tầng được thu, giữ tối và mát, và
mang về phòng thí nghiệm. Các lô thí nghiệm bao gồm nước biển lọc qua lưới lọc
với các kích thước mắt lưới 60, 20, 10 và 3 µm. Mẫu nước qua lọc được chứa trong
các bình nuôi tam giác 500 mL đã vô trùng, mỗi lô thí nghiệm có 3 lần lặp lại. Thí
nghiệm được thực hiện trong 48 tiếng trong tủ vi khí hậu SANYO MLR - 351H
(Nhật Bản) có thang điều chỉnh nhiệt độ từ 0 – 50
o
C và chế độ ánh sáng được đặt

12/12 (sáng/tối). Điều kiện nhiệt độ và ánh sáng được điều chỉnh giống như ở môi
trường.
2.6 Phân tích và xử lý số liệu
Số liệu được tính toán và xử lý chủ yếu trên phần mềm excell.
Sử dụng phần mềm Graphpad Prism để phân tích và vẽ đồ thị.
Dùng phần mềm Mapinfo để thể hiện sự phân bố các yếu tố dinh dưỡng, chl-
a trên bản đồ.
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Kết quả
3.1.1 Đặc điểm lý hoá ven bờ Khánh Hoà
Nhiệt độ giữa các trạm thu mẫu trong tháng 5 dao động từ 26
o
C đến 29
o
C,
cao nhất ở trạm ven bờ Mũi Chụt và Hòn Mun. Độ mặn dao động nhỏ trong khoảng
33.5 – 33.9 ‰. Bức xạ quang hợp dao động lớn từ 59.6 – 403.8 μmol.m
-2
s
-1
, thấp ở
trạm 4 - ven bờ và trạm 2 - giữa vịnh (Bảng 3.1).
Bảng 3.1. Biến động các thông số hoá lý khu vực nghiên cứu trong tháng 5
Trạm
T (
o
C)
PSU
(‰)
PAR

(µE/m
2
/s)
Chl-a
(µg/L)
N-NO
3
(µg/L)
N-NH
3,4
(µg/L)
P-PO
4
(µg/L)
Si-SiO
3
(µg/L)
1 26.0 33.5 219.3 0.37 32.0 10.4 11.7 209.0
2 26.0 33.5 81.9 0.70 32.0 7.0 11.3 254.0
3 27.0 33.5 197.9 0.30 30.0 12.0 10.0 286.0
4 25.7 33.6 59.6 0.38 30.0 2.0 8.4 261.0
5 27.4 33.5 403.8 0.37 32.0 14.4 8.7 179.0
6 26.6 33.6 263.9 0.32 31.0 12.2 7.8 216.0
7 26.4 33.5 380.3 0.23 31.0 8.2 9.7 175.0
H.Mun 28.9 33.9 0.21 30.0 14.0 8.1
Mũi Chụt 29.6 33.6 0.48 34.0 15.5 8.4
Min 25.7 33.5 59.6 0.21 30.0 2.0 7.8 175.0
Max 29.6 33.9 403.8 0.70 34.0 15.5 11.7 286.0
TB 27.08 33.6 229.5 0.37 31.3 10.6 9.34 225.7
Vào tháng 6 và tháng 8 nhiệt độ trung bình khu vực nghiên cứu tương ứng

26.9 và 25.7
o
C, dao động trong khoảng 27.3 – 28.7
o
C ở tầng mặt và 21.5 – 26.2
o
C
ở tầng đáy. Do thu mẫu hoàn toàn vào các tháng mùa khô nên độ mặn giữa các trạm
và giữa các tháng thu mẫu tương đối cao trung bình 33.7 ‰, dao động nhỏ từ 33.1 –
34.1 ‰ (Bảng 3.1, Bảng 3.2). Bức xạ quang hợp biến thiên lớn theo không gian và
thời gian thu mẫu, đặc biệt giảm mạnh ở lớp nước tầng đáy còn khoảng dưới 10 % ở
trạm ngoài khơi (trạm 1Đ) và giảm còn 20 – 30 % ở trạm 2 - giữa vịnh Nha Trang.
Bảng 3.2. Biến động các thông số hoá lý khu vực nghiên cứu trong tháng 6 (T6) và
tháng 8 (T8).
Trạm
Độ sâu
thu
mẫu
(m)
T (
o
C) PSU (‰)
PAR
(µE/m
2
/s)
Chl-a
(µg/L)
N-NO
3

(µg/L)
N-NH
3,4
(µg/L)
P-PO
4
(µg/L)
Si-SiO
3
(µg/L)
T6 T8 T6 T8 T6 T8 T6 T8 T6 T8 T6 T8 T6 T8 T6 T8
1M
1 28.0 27.3 33.5 33.7 476.5 511.3 0.11 0.18 33.0 40 29.0 25.6 6.5 6,5 404.0 371

30 22.6 21.5 34.0 34.1 31.5 19.6 1.10 0.69 29.0 32 41.0 8.4 14.2 5,8 305.0 288
2M
1 28.2 27.9 33.5 33.1 427.4 682.3 0.25 0.38 34.0 37 26.0 10 6.5 5,2 387.0 407

19 26.2 24.2 33.6 33.9 149.4 145.7 0.54 1.30 33.0 38 21.0 9.8 7.8 5.8 263.0 266
3
1 28.7 28.0 33.3 33.5 360.5 546.4 1.29 0.44 33.0 36 29.8 2 25.9 5,5 793.0 330
H.
Mun
6 27.2 25.3 34 33.8 374.9 0.45 35.0 57.2 6.2
Mũi
Chụt
5 27.7 26.0 34 33.5 0.65 38.0 17.4 6.5
Min
22.6 21.5 33.3 33.1 31.4 19.6 0.1 0.2 29.0 32.0 17.4 2.0 6.2 5.2 263.0 266
Max

28.7 28.0 34.0 34.1 476.5 682.3 1.3 1.3 38.0 40.0 57.2 10.0 25.9 5.8 793.0 407
TB
26.9 25.7 33.7 33.7 289.0 380.0 0.6 0.6 33.6 36.6 31.6 6.0 10.5 5.8 430.4 332.4
Hàm lượng muối dinh dưỡng N-NO
3
không chênh lệch nhiều giữa các tháng
thu mẫu trung bình 31.3 µg/l (dao động 30 – 34 µg/l) vào tháng 5, trung bình 33.6
µg/l (dao động 29 – 38 µg/l) vào tháng 6 và trung bình 36.6 µg/l (dao động 32 – 40
µg/l) vào tháng 8. Kết quả phân tích qua 3 đợt thu mẫu cho thấy hàm lượng muối
nitrat ở trạm ven bờ Mũi Chụt thường cao hơn so với các trạm khác điều này đúng
với thực tế nơi đây tiếp nhận trực tiếp nguồn nước thải sinh hoạt của khu dân cư
(Hình 3.1, Hình 3.2).
Hình 3.1. Phân bố hàm lượng muối dinh dưỡng nitrat và phốt phát tháng 5

×