BM Nuôi trồng thủy sản
Khoa CN&NTTS
Chương 2
Đặc điểm sinh học
của cá và giáp xác
Nguyễn Thị Mai, 2013
Phần 1: Đặc điểm sinh học Cá
1. Hình thái bên ngoài
Hình dạng và kích thước cá
Hình dạng: Thích nghi với môi trường sống, tập
tính sống
Hình thoi (cá măng, cá chuối, cá mập…)
Hình dẹt bên (cá chim trắng..)
Hình bẹt (cá đuối, cá dọn bể)
Hình ống (lươn, trạch)
Kích thước: đặc trưng cho loài
Cơ thể cá chia thành 3 phần: đầu, thân, đuôi.
Các cơ quan bên ngoài
Đầu cá: nhọn (máy bay, chim…)
Miệng cá:
Vai trò: lấy thức ăn, hô hấp
Hình dạng, kích thước miệng phụ thuộc tập tính dinh dưỡng
của chúng. (miệng hướng trên, miệng hướng dưới, miệng
bằng)
Râu: cơ quan xúc giác của cá. (sống đáy)
Mắt: thường nằm 2 bên đầu nhưng cũng có thể có
kiểu phân bố khác tuỳ điều kiện môi trường sống, tập
tính sống, môi trườg sống (cá mập, lươn, cá thác lác…)
Đuôi cá: có vai trò giữ thăng bằng, rẽ nước giúp
cá di chuyển trong nước
Vây:
Có vai trò giữ thăng bằng và vận động của cá
Có vây chẵn và vây lẻ bao gồm: vây đuôi (C), vây ngực
(P), vây bụng (V), vây hậu môn (A), vây lưng (D)
Số lượng tia vây là một chỉ tiêu để phân loại, chia thành
tia vây đơn (cứng), tia vây phân nhánh (mềm); kí hiệu số
la mã và số thường
Vẩy: phủ ngoài cơ thể, phủ chất nhờn (bảo vệ)
D (dosal fin)
P (pertoral
fin)
C (caudal fin)
V (ventral fin)
A (anal fin)
2. Hệ tiêu hoá của cá
Ống tiêu hoá
Khái niệm: là một đoạn dài bắt đầu từ miệng đến hậu môn
và được chia thành các đoạn giữ các chức năng khác nhau
Bao gồm: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột, hậu môn
Miệng: răng, lưỡi, lược mang. Cấu tạo khác nhau tùy thuộc vào đặc
tính ăn và phổ thức ăn (cá trắm, cá mè,) chức năng?
Dạ dày: chỗ phình to của ống tiêu hóa chia thành có DD, không có
DD, không rõ ràng. Thường cá dữ có dạ dày phát triển chức năng
Ruột: gồm 4 lớp giống như dạ dày, ruột dài ngắn tùy thuộc vào tính
ăn của loài (cá dữ, cá ăn thực vật) chức năng
Hậu môn: nơi thải phân
Răng cá bông lau
Tuyến tiêu hóa
Khái niệm: là những tuyến tiết dịch, men (enzim)
để tiêu hóa thức ăn.
Bao gồm
Tuyến xoang miệng: tuyến tiết dịch nhầy (không có tuyến
nước bọt)
Tuyến dạ dày: men pepsin và HCL
Tuyến ruột, tuyến mật
Tuyến tụy: tiết men proteaza, lipaza, maltaza…
Nhờ các tuyến tiêu hóa mà thức ăn được chuyển hóa từ
dạng phức tạp sang dạng đơn giản (ví dụ?) để cơ thể có
thể hấp thu, sinh trưởng và phát triển.
Mối liên hệ giữa thức ăn và bộ máy tiêu hóa cá
Cá dữ: có răng, dạ dày phát triển, ruột ngắn, phát triển các
men tiêu hóa protit: cá quả, cá lăng…
Cá ăn ĐVPD: thường sống tầng nước giữa, miệng hướng
phía trước hoặc lên trên, dạ dày vừa phải, ruột không dài:
cá diếc, cá mè hoa…
Cá ăn ĐV đáy: chuyên sống tầng đáy, dạ dày lớn, ruột ngắn,
râu phát triển: cá trê
Cá ăn Mùn bã hữu cơ: ruột dài, sống đáy
Cá ăn thực vật (phù du? Bậc cao?)
Cá ăn tạp: Có dạ dày nhưng không rõ ràng
Hệ tiêu hóa cá lóc
3. Hệ hô hấp
Chức năng và cấu tạo chung
Chức năng:
Hệ hô hấp giữ vai trò giúp cơ thể cá trao đổi không khí
giữa cơ thể và môi trường
Thông qua hệ tuần hoàn và các cơ quan trong hệ hô hấp,
oxi được lấy từ trong nước cung cấp cho các hoạt động
cần thiết trong cơ thể và CO2 cũng được thải ra ngoài
môi trường
Cấu tạo: Cơ quan hô hấp là mang và một số cơ
quan hô hấp phụ khác
Mang cá
Cấu tạo: lược mang, xương cung mang và lá mang
Cơ chế hoạt động của hoạt động hô hấp: sự phối
hợp hoạt động giữa xương hàm dưới và nắp mang
giúp nước được chảy vào và ra. Qua đó khí được
trao đổi qua tia mang
Có một số loài không có cấu tạo đầy đủ như trên,
mỗi loài lại có một kiểu cấu trúc về mang để thích
nghi với tính ăn…