Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Tiểu luận: “Đánh giá lợi ích của việc thực hiện dự án 3R và vai trò của cộng đồng trong việc thực hiện dự án tại khu vực thị trấn Trâu Quỳ Gia Lâm – Hà Nội”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.3 KB, 69 trang )

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, tốc độ đô thị hoá ngày càng
tăng cùng đời sống của nhân dân không ngừng được nâng lên dẫn đến lượng
rác thải ngày một tăng. Tổng lượng chất thải rắn phát sinh cả nước mỗi năm
là 28 triệu tấn, dự báo đến năm 2015 tổng lượng chất thải rắn phát sinh là 43,6
triệu tấn, năm 2020 là 67,6 triệu tấn và năm 2025 là 91 triệu tấn.
Chất thải rắn nếu không được xử lý nghiêm túc sẽ gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và phát triển bền vững.
Đây là một vấn đề bức xúc với toàn xã hội, cần nhận được sự quan tâm đầu tư
đúng mức từ mọi ngành mọi cấp. Phải có biện pháp quản lý, thu gom triệt để,
vận chuyển an toàn và xử lý hiệu quả. Để giảm thiểu áp lực của rác thải lên
môi trường, một số đô thị nước ta đã thí điểm việc phân loại rác tại nguồn và
bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định
Hòa cùng xu thế phát triển và hội nhập của cả nước, những năm gần
đây thị trấn Trâu Quỳ đã có những bước tăng trưởng khá vững chắc cả về
kinh tế, văn hóa và đời sống tinh thần. Dân số tăng nhanh, tỉ lệ gia tăng tự
nhiên và đặc biệt tỉ lệ gia tăng cơ học cao. Một trong những nguyên nhân dẫn
đến tình trạng này là do thị trấn Trâu Quỳ có trường Đại học Nông Nghiệp Hà
Nội - một trong những trường đại học trọng điểm của quốc gia với hàng chục
nghìn sinh viên, nghiên cứu sinh…. đang theo học và nghiên cứu. Sinh viên
đến cư trú ngày một gia tăng cùng với người dân trong vùng làm cho lượng
rác thải ra hàng ngày tương đối lớn và có chiều hướng ngày càng gia tăng
nhanh chóng. Tháng 10/2009 UBND huyện Gia Lâm triển khai dự án PLRTN
trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ với sự hỗ trợ kinh phí của Vùng Ile -de –
France. Dự án đã đạt được một số thành tựu ban đầu tuy nhiên vẫn còn nhiều
hạn chế. Để thấy được hiệu quả cụ thể về mặt kinh tế cũng như môi trường
1


mà dự án mang lại và để dự án có thể triển khai rộng hơn trong thành phố


cũng như các tỉnh thành khác, nhóm chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá lợi
ích của việc thực hiện dự án 3R và vai trò của cộng đồng trong việc thực
hiện dự án tại khu vực thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội”.
1.2. Mục đích, yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Tìm hiểu hiện trạng phát sinh rác thải tại thị trấn Trâu Quỳ;
- Đánh giá công tác quản lý thu gom rác thải tại thị trấn Trâu Quỳ;
- Đánh giá hiệu quả kinh tế và xã hội của dự án 3R và PLCRTTN;
- Đánh giá vai trò của cộng đồng trong việc thực hiện dự án 3R và
PLCTRTN;
- Tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục các mặt hạn chế,
giúp hoạt động quản lý môi trường hiệu quả hơn.
1.2.2. Yêu cầu
- Thu thập các số liệu đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội và lượng
phát sinh rác thải tại thị trấn;
- Đánh giá được nhận thức của người dân về rác thải và 3R và vai trò
của cộng đồng trong việc thực hiện dự án;
- Phân tích được hiệu quả việc áp dụng 3R vào việc quản lý chất thải
sinh hoạt;
- Đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng 3R và quản
lý môi trường.

2


PHẦN II: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Một số khái niệm
Chất thải rắn
Chất thải rắn (CTR) được hiểu là những vật ở dạng rắn do hoạt động
của con người (sinh hoạt, sản xuất, tiêu dùng…) và động vật gây ra. Đó là

những vật đã bỏ đi, thường ít được sử dụng hoặc ít có ích và không có lợi cho
con người.[23].
Các nguồn sinh ra chất thải: dân cư, thương mại, công nghiệp, xây
dựng, hoạt động nông nghiệp, khu vực xử lí chất thải…
Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là chất thải rắn phát thải trong sinh
hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng.[9].
Thu gom chất thải rắn
Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu
giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.[3].
Lưu giữ chất thải rắn là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời
gian nhất định ở nơi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận
chuyển đến cơ sở xử lý.[3].
Xử lý chất thải
Xử lý chất thải là dùng các biện pháp kỹ thuật để xử lý các chất thải và
không làm ảnh hưởng tới môi trường; tái tạo ra các sản phẩm có lợi cho xã
hội nhằm phát huy hiệu quả kinh tế.[3]
Quản lí môi trường
Quản lí môi trường là sự tác động liên tục, có tổ chức, có phương
hướng và mục đích xác định của chủ thể (con người, địa phương, quốc gia, tổ
chức quốc tế...) đối với một đối tượng nhất định (môi trường sống) nhằm khôi
phục, duy trì và cải thiện tốt hơn môi trường của con người trong khoảng thời
gian dự định.[4].
3


3R
3R là từ viết tắt của 3 chữ cái đầu trong tiếng Anh: Reduce – Reuse –
Recycle.

Reduce (Giảm thiểu): Giảm thiểu lượng rác thông qua việc thay đổi lối
sống hoặc/và cách tiêu dùng, cải tiến các quy trình sản xuất, mua bán sạch…
Ví dụ: Sử dụng làn hay túi vải để đi chợ thay cho túi nlon để nhằm giảm
lượng rác thải phát sinh từ túi nilon…
Reuse (Tái sử dụng): Sử dụng lại các sản phẩm hay một phần của sản
phẩm cho chính mục đích cũ hay cho một mục đích khác. Ví dụ: sử dụng lại
chai đựng nước khoáng để đựng nước nước…
Recycle (Tái chế): Sử dụng rác thải làm nguyên liệu sản xuất ra các vật
chất có ích khác.
2.2. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Trên thế giới
Ước tính hàng năm lượng chất thải được thu gom trên thế giới từ 2,5 4 tỷ tấn (ngoại trừ các lĩnh vực xây dựng và tháo dỡ, khai thác mỏ và nông
nghiệp). Năm 2004, tổng lượng chất thải đô thị được thu gom trên toàn thế
giới ước tính là 1,2 tỷ tấn. Con số này thực tế chỉ gồm các nước OECD và các
khu đô thị mới nổi và các nước đang phát triển.
Phát sinh chất thải rắn ở châu Á
Vấn đề chất thải rắn là một trong những thách thức môi trường mà các
nước trong khu vực phải đối mặt. Theo Ngân hàng Thế giới, các khu vực đô
thị của châu Á mỗi ngày phát sinh khoảng 760.000 tấn chất thải rắn đô thị.
Đến năm 2025, con số này sẽ tăng tới 1,8 triệu tấn/ngày.[18].
Malayxia
Theo báo cáo, năm 2004 khối lượng rác thải bình quân đầu người là
1,2kg (so với năm 1998 là 0,75kg). Tốc độ phát sinh chất thải rắn hàng ngày
dao động từ 45 đến 3000 tấn, Kuala Lumpur đã phát sinh lượng chất thải cao
nhất nước, xấp xỉ 3000 tấn/ngày. Mức độ phát sinh chất thải tính bình quân

4


đầu người giữa các địa phương, dao động từ 0,25kg/người/ngày - 2

kg/người/ngày, ở thủ đô Kuala Lumpur là 2 kg/người/ngày.[1].
Hồng Kông
Hồng Kông là thành phố đông đúc và náo nhiệt với số dân khoảng 6,9
triệu người, là một trong những khu vực có mật độ dân cư lớn nhất thế giới,
mỗi ngày thải ra khoảng 7.700 tấn chất thải.
Thách thức đối với Hồng Kông là việc quản lý các loại chất thải đang
gia tăng (kể từ năm 1986 tăng 3% mỗi năm) và việc tìm kiếm các bãi đổ chất
thải thay thế bãi chôn lấp hiện nay đã quá tải. Với sự gia tăng về dân số và kinh
tế phát triển, năm 1990, lượng chất thải sinh hoạt tính theo đầu người tăng từ
0,95 lên 1,11 kg/người/ngày trong năm 2002. Với tình trạng này, Hồng Kông
sẽ hết nơi chôn lấp chất thải sớm hơn dự tính.[1].
Bungari
Vào năm 2001 - 2004, lượng chất thải phát sinh trung bình ở Bungari là
13,45 triệu tấn. Phát sinh chất thải rắn đô thị trên đầu người trong năm 2004 là 472
kg; dưới mức trung bình của EU-25 là 537 kg và thấp hơn đáng kể so với mức
trung bình của EU-15 là 580 kg. Lượng chất thải rắn đô thị được thu gom trong
năm 2004 là 3,09 triệu tấn, ít hơn năm 2003 là 4%.[1].
2.2.2. Tại Việt Nam
Theo Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2004, trên cả nước đã
phát sinh 15 triệu tấn chất thải rắn (CTR) trong đó khoảng 250.000 tấn chất
thải nguy hại. CTR sinh hoạt (đô thị và nông thôn) chiếm khối lượng lớn với
số lượng khoảng 13 triệu tấn, CTR công nghiệp phát sinh vào khoảng 2,8
triệu tấn và CTR từ các làng nghề là 770.000 tấn. Do quá trình đô thị hoá diễn
ra mạnh mẽ, tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt đang tăng nhanh trung bình đạt 0,7
- 1,0 kg/người/ngày và có xu hướng tăng đều 10 - 16% mỗi năm. Trong số
hơn 15 triệu tấn CTR có:
- 12,8 triệu tấn (khoảng 80% tổng lượng chất thải) phát sinh từ các hộ
gia đình, nhà hàng, chợ, khu kinh doanh.
- 2,6 triệu tấn (chiếm 17%) từ các cơ sở công nghiệp.
5



- Khoảng 160.000 tấn (chiếm 1%) là chất thải nguy hại, gồm chất thải
y tế nguy hại, các chất dễ cháy, chất độc hại từ công nghiệp, các loại thuốc trừ
sâu, thùng chứa thuốc, vỏ, bao bì. (bảng 1.3).[15].
Bảng 2.1. Hiện trạng phát sinh, thu gom và xử lý chất thải rắn ở Việt Nam
Loại chất thải rắn

Đơn vị
tính

Toàn quốc

Đô thị

Nông thôn

Tổng lượng chất thải rắn
sinh họat

tấn/năm

12.800.000

+ Các vùng đô thị
+ Các vùng nông thôn
Chất thải rắn nguy hại từ
công nghiệp
Chất thải rắn không nguy
hại từ công nghiệp

Chất thải nguy hại phát

6.400.000
6.400.000
tấn/năm

128.400

125.000

3.400

tấn/năm

2.510.000

1.740.000

770.000

71

20

0,8

0,3

tấn/năm
sinh từ nông nghiệp

Lượng hóa chất tồn lưu
tấn
Chất thải y tế lây nhiễm
tấn/năm
Tỷ lệ thu gom trung bình
%
Tỷ lệ phát sinh chất thải
kg/người
theo người
Số lượng các cơ sở tiêu

8.600
37.000
21.000
0,4

huỷ CTR
- Bãi rác và bãi chôn lấp

74

không hợp vệ sinh
- Bãi chôn lấp hợp vệ sinh

17

(Số liệu tổng hợp từ Báo cáo diễn biến Môi trường Việt Nam 2006)

6



Chất thải rắn sinh hoạt đô thị
Lượng chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị ở nước ta phát sinh ngày
càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10 - 15% .Tỷ lệ tăng cao tập
trung ở các đô thị đang mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và
các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý
(17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%)... Các đô
thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tăng đồng
đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%). Theo thống kê năm 2002, lượng
CTR sinh hoạt trung bình từ 0,6 - 0,9 kg/người/ngày ở các đô thị lớn và 0,4 0,5 kg/người/ngày ở các đô thị nhỏ, thị trấn, thị tứ. Đến năm 2008 và đầu
2009, tỷ lệ này ở các đô thị lớn đã tăng lên tương ứng là 0,9 -

1,3

kg/người/ngày (bảng 2.2).
Bảng 2.2. Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Lượng phát thải
Khu vực

theo đầu người
(kg/người/ngày)

Đô thị (toàn quốc)
- Tp. Hồ Chí Minh
- Hà Nội
- Đà Nẵng
Nông thôn (toàn quốc)

0,8
1,3

1,0
0,9
0,3

%
so với
tổng lượng chất

%
thành phần

hữu cơ
thải
50
55
9
6
2
50
60 - 65
Nguồn : Tổng cục BVMT,2009

Tại Thành phố Hà Nội với số dân khoảng 3,5 triệu người và lượng
chất thải rắn tạo ra năm 2003 vào khoảng 620.000 tấn chất thải sinh hoạt.
Tính bình quân lượng chất thải tạo ra trên đầu người là 0,57 kg/ngày, tỷ lệ này
thấp hơn các thành phố lớn trong khu vực châu Á với tỉ lệ trung bình từ 0,9
đến 1,5 kg/người/ngày.

7



Theo Chi cục bảo vệ MT Hà Nội năm 2009, tổng lượng CTR sinh hoạt
của thành phố khoảng 5.000 tấn/ngày, trong đó có khoảng 3.500 tấn/ngày
CTR sinh hoạt đô thị và khoảng 1.500 tấn/ngày CTR sinh hoạt nông thôn.
Chất thải xây dựng khoảng 1.000 – 1.200 tấn/ngày, chất thải công nghiệp và
chất thải nguy hại khoảng 750 tấn/ngày, bùn bể phốt và chất thải khác 500 –
600 tấn/ngày, chất thải y tế nguy hại trên 5 tấn/ngày. Lượng CTR sinh hoạt
tăng lên theo thời gian do Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, do gia tăng
dân số và mức sống của người dân được nâng lên. Khối lượng CTR sinh hoạt
phát sinh ở Hà Nội năm 2002 là 1.500 tấn/ngày và đã tăng lên 2.500 tấn/ngày
vào năm 2006, 2.800 tấn/ngày vào năm 2007 và khoảng 5.000 tấn/ngày vào
năm 2009. Nhưng việc xử lý chúng của các công ty, xí nghiệp môi trường
chưa theo kịp thực tế.
2.3. Tình hình quản lý, xử lý chất thải rắn
2.3.1. Tình hình quản lý, xử lý chất thải rắn trên thế giới
Hệ thống quản lý rác thải
Có nhiều thành phần trong hệ thống quản lý rác thải (hình 2.1). Hệ
thống quản lý rác thải tốt là hệ thống mà trong đó mỗi thành phần đều được
giải quyết đồng bộ và hiệu quả.
Hoạt động chính về quản lý rác thải áp dụng cho một khu vực bất kì
bao gồm:


Thành lập cơ quan chuyên trách ;



Xác định địa bàn quản lý, ranh giới hành chính, địa lý;




Xác định các nguồn thải trong khu vực bao gồm vị trí, số lượng,

đặc điểm nguồn thải: công nghiệp, khu tập thể, chợ, trường học, bệnh viện, cơ
quan hành chính;


Xác định khối lượng rác thải;

8




Xác định tuyến thu gom, kí kết hợp đồng thu gom rác thải với

các cơ quan xí nghiệp, nhà máy;


Xây dựng và ban hành quy định về vệ sinh rác thải;



Kế hoạch và trang thiết bị thu gom vận chuyển rác thải;



Xây dựng bãi chôn lấp vệ sinh, lò thiêu đốt, nhà máy sản xuất

phân ủ;



Biện pháp quản lý tổng hợp rác thải.

Rác thải ra

Tàng trữ

Thu gom

Trạm trung chuyển

Sản xuất và tái chế

và vận chuyển

Đổ thải

Hình 2.1. Mô hình quản lý rác thải.
Tại Singapo
9


Là một nước nhỏ, Singapo không có nhiều diện tích đất để chôn lấp
chất thải rắn như những quốc gia khác nên đã kết hợp xử lý rác bằng phương
pháp đốt và chôn lấp. Cả nước Singapo có 3 nhà máy đốt rác. Những thành
phần chất thải rắn không cháy được chôn lấp ở bãi rác ngoài biển. Bãi chôn
lấp rác Semakau được xây dựng bằng cách đắp đê ngăn nước biển ở một đảo
nhỏ ngoài khơi Singapo. Rác thải từ các nguồn khác nhau sau khi thu gom
được đưa đến trung tâm phân loại rác. Ở đây rác được phân loại ra những

thành phần cháy được và thành phần không cháy được. Những chất cháy
được được chuyển tới các nhà máy đốt rác còn những chất không cháy được
được chở đến cảng trung chuyển, đổ lên xà lan để chở ra khu chôn lấp rác. Ở
đây rác thải lại một lần nữa chuyển lên xe tải để đưa đi chôn lấp.[22].
Tại Thái Lan
Ở Thái Lan, việc phân loại rác được thực hiện ngay từ nguồn. Người ta
chia ra 3 loại rác và bỏ vào 3 thùng riêng: những chất có thể tái sinh, thực
phẩm và các chất độc hại. Các loại rác này được thu gom và chở bằng các xe
ép rác có màu sơn khác nhau.
Rác tái sinh sau khi được phân loại sơ bộ ở nguồn phát sinh được
chuyển đến nhà máy phân loại rác để tách ra các loại vật liệu khác nhau sử
dụng trong tái chế. Chất thải thực phẩm được chuyển đến nhà máy chế biến
phân vi sinh. Những chất còn lại sau khi tái sinh hay chế biến phân vi sinh
được xử lý bằng chôn lấp. Chất thải độc hại được xử lý bằng phương pháp
thiêu đốt.
Việc thu gom rác ở Thái Lan được tổ chức rất chặt chẽ. Ngoài những
phương tiện cơ giới lớn như xe ép rác được sử dụng trên các đường phố
chính, các loại xe thô sơ cũng được dùng để vận chuyển rác đến các điểm tập
kết. Rác trên sông, rạch được vớt bằng các thuyền nhỏ của cơ quan quản lý
môi trường. Các địa điểm xử lý rác của Thái Lan đều cách xa trung tâm thành
phố ít nhất 30 km.[22]
10


Tại Thụy Điển
+ Xử lý chất thải
Những thành phố tự trị chịu trách nhiệm thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt
và các loại chất thải tương tự. Trừ chất thải sinh hoạt mà các nhà sản xuất chịu trách
nhiệm (như bao bì đóng gói, giấy báo, lốp xe, ô tô và chất thải từ các sản phẩm điện
và điện tử). Đối với chất thải khác, trách nhiệm tuỳ thuộc vào chủ cơ sở sản xuất,

kinh doanh, nơi chất thải phát sinh.
+ Chôn lấp: Lượng chất thải sinh hoạt được đem đi chôn lấp giảm xuống rõ
rệt và năm 2004 là 0,38 triệu tấn. Cho đến thời điểm hiện nay, lần đầu tiên lượng
chất thải được đưa đi chôn lấp chỉ chiếm gần 10%.
+ Xử lý sinh học: Trong năm 2004, 10,4% (0,43 triệu tấn) chất thải sinh hoạt
phải qua quá trình xử lý sinh học, tăng 7,7% kể từ năm 2003. Lượng chất thải được
phân loại tại nguồn gồm: 0,11 triệu tấn chất thải thực phẩm, 0,14 triệu tấn chất thải
xanh (ở các công viên và các khu vườn), 18.000 tấn chất thải sinh hoạt được tách tại
nguồn và ước tính có 70.000 tấn chất thải sinh hoạt được ủ phân tại nhà.[22]
Tại Trung Quốc
Ước tính khoảng 20% chất thải rắn đô thị phát sinh ở Trung Quốc được
thu gom và xử lý phù hợp, mặc dù hàng năm chính phủ đầu tư khoảng 30 tỷ
nhân dân tệ (3,7 tỷ USD) cho quản lý chất thải rắn. Số chất thải không thu
gom được đổ vào các sông thành đống, đốt hoặc xử lý không theo quy định.
Tuy nhiên, trong 10 năm qua Trung Quốc đã có những cải thiện đáng kể trong
lĩnh vực quản lý chất thải. Hầu hết các thành phố lớn đều chuyển sang chôn
lấp hợp vệ sinh và sử dụng nhiều hơn các công nghệ thiêu đốt. Vào những
năm 90 WB thông báo các bãi chôn lấp thiếu quản lý là vấn đề nan giải gay
gắt nhất của Trung Quốc, do thiếu kiểm soát việc thoát khí mêtan và các khí
nhà kính khác, các hoá chất gây ung thư, nước rác độc hại thấm vào nguồn
nước ngầm và những mối nguy hiểm về sức khoẻ và môi trường khác.

11


Việc phân loại và tái chế chất thải rắn ở Trung Quốc được tiến hành
bằng lao động thủ công. Một Báo cáo môi trường chính thức của Trung Quốc
cho biết khoảng 1,3 triệu người làm nghề thu gom chất thải, bao gồm những
người quét dọn đường phố do chính quyền địa phương trả lương khoảng 2,5
triệu người sống bằng nghề bới rác, phần lớn là những người nghèo. ở Trung

Quốc chưa có hệ thống chính thống để phân loại và tách chất thải.
Ủ phân compost là một phương pháp khả thi ở Trung Quốc, vì trên
50% lượng chất thải có chứa các chất hữu cơ có thể phân huỷ sinh học. Tuy
nhiên, những nỗ lực sản xuất compost bị hạn chế bởi việc tách thuỷ tinh, nhựa
và các hoá chất khác không phù hợp trong nguyên liệu làm compost.
Chôn lấp chất thải là phương pháp xử lý phổ biến nhất ở Trung Quốc.
Hiện nay, 660 thành phố có khoảng 1000 bãi chôn lấp lớn, chiếm hơn 50 000
ha đất và ước tính trong 30 năm tới Trung Quốc sẽ cần tới 100 000 ha đất để
xây dựng các bãi chôn lấp mới. Trong thập kỷ qua, Trung Quốc mới bắt đầu
xây dựng các bãi chôn lấp hợp vệ sinh và phần lớn chất thải rắn vẫn đang gây
ra các vấn đề nan giải về môi trường. Nhìn chung, chất lượng các bãi chôn lấp
của Trung Quốc không cao theo các tiêu chuẩn của phương Tây. Trên các bãi
chôn lấp có cả người , động vật hoạt động, đặc biệt các bãi chôn lấp không có
hệ thống xử lý nước rác, kiểm soát khí thải, không được phủ đất.
Thiêu đốt chất thải rắn đô thị ở Trung Quốc bắt đầu vào cuối những
năm 80 và phát triển nhanh chóng vào những năm 90. Số liệu chính xác nhất
về trạm thiêu đốt chất thải thu hồi năng lượng năm 2003 trên thực tế là 19, với
tổng công suất là 7000 tấn/ngày. Con số này là rất nhỏ đối với một đất nước
rộng lớn, trong khi Đài Loan (TQ) là 21 trạm, phục vụ số dân là 22 triệu
người, Hoa Kỳ là trên 50 trạm.[22]

12


Tiếp nhận rác thải
Thiết bị chứa (hầm ủ kín) có bổ sung vi sinh vật, thổi khí, thu
nước rác trong thời gian 10-12 ngày
Ủ chín, độ ẩm 40%
15-20 ngày
Sàng phân loại theo kích thước(bằng

băng tải, sàng quay)
Chất vô cơ

Phân loại theo trọng
lượng

Phân loại sản phẩm
để tái chế

Phối trộn N,P,K và các
nguyên tố khác

Chôn lấp chất trơ
Ủ phân bón (nhiệt độ từ 30400C), thời gian 5-10 ngày

Đóng bao tiêu thụ

Hình 2.2. Công nghệ xử lý chất thải làm phân bón của Trung Quốc.
2.3.2. Tình hình quản lý, xử lý chất thải rắn tại Việt Nam
Tình hình quản lý chất thải rắn
Ở Việt Nam hiện nay, hệ thống quản lý chất thải từ trung ương đến các
tỉnh thành phố chưa hoàn thiện và chưa nhất quán. Ở cấp thành phố và thị xã,
mỗi nơi có hệ thống quản lý khác nhau, các thị trấn hầu như không có. Những
năm gần đây tổ chức quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở các địa phương đã được
chú trọng hơn trước, nhưng về cơ bản hình thức và nội dung vẫn chậm đổi
mới. Tuy đã có luật bảo vệ môi trường nhưng còn thiếu các văn bản pháp quy
quy định về quản lý đô thị nói chung và quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói
13



riêng. Hệ thống thu hồi chất thải tái sinh trong các đô thị chưa được hợp pháp
hóa mà được tổ chức lỏng lẻo với một mạng lưới gồm những người thu nhặt
và thu mua tự phát.
Bộ Xây Dựng
Bộ TN & MT

UBND Thành phố

Sở TN & MT
Sở GTCT

Công ty MTĐT
Chiến lược, đề xuất

Thu gom,
xử lý

UBND cấp dưới

Vận chuyển, tiêu hủy

luật pháp loại bỏ CT

Chất thải rắn

Quy tắc, quy
chế loại bỏ
CT

Cư dân thủ đô và khách vãng lai

(Nguồn tạo chất thải rắn)

Hình 2.3. Hệ thống quản lý CTR sinh hoạt ở các đô thị lớn ở Việt Nam
Một nghiên cứu gần đây của bộ Tài nguyên Môi trường cho thấy tổng
lương chất thải rắn phát sinh ở nước ta năm 2007 ước đạt 17 triệu tấn, trong
đó riêng chất thải rắn sinh hoạt tại 69 đô thị được điều tra khảo sát đã đạt 6,5
triệu tấn. Lượng chất thải rắn còn lại tập trung ở các xã, thị trấn thuộc huyện.
Với lượng chất thải rắn sinh hoạt gia tăng nhanh chóng, nguy cơ gây ô nhiễm
môi trường và tác động xấu đến môi trường đang trở thành một vấn đề cấp
bách của công tác bảo vệ môi trường nước ta hiện nay.
Về quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị, việc thu gom và xử lý
chất thải rắn đô thị thường do công ty Môi trường đô thị đảm nhận. Tỉ lệ thu
gom chất thải rắn sinh hoạt trung bình ở nước ta tuy đã tăng lên xong vẫn còn
ở mức thấp. Trong giai đoạn 2002 – 2003 , tỉ lệ thu gom rác thải trong cả
14


nước từ 65% - 71%. Năm 2003 tỉ lệ thu gom giao động từ 45% (Long An)
đến 95% (Huế). Năm 2004 tỉ lệ này là 72%. Năm 2008, tỉ lệ thu gom chất thải
rắn sinh hoạt trên cả nước trung bình đạt 80%. Trong khi Hà Nội, Hưng Yên,
Bạc Liêu, Vĩnh Phúc… có tỉ lệ thu gom đạt hơn 90% thì Lai Châu, Hà
Giang… chỉ thu gom được dưới 40%.
Rác thải tạo ra chủ yếu được xử lý bằng phương pháp chôn lấp. Tuy
nhiên, phần lớn các bãi chôn lấp của Việt Nam chưa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật
vệ sinh môi trường. Thêm vào đó lại không có đủ phương tiện kĩ thuật thích
hợp cho việc thu gom và xử lý rác thải nguy hại, công nghiệp và y tế.
CTR sinh hoạt có khối lượng lớn và đòi hỏi xử lý tức thì, không để tồn
đọng là trở ngại đầu tiên. Thêm vào đó, lượng rác thải tạo ra lại được trải rộng
và đều khắp nơi có cư dân sinh sống, việc thu gom khó đạt hiệu quả cao khi ý
thức và trách nhiệm của con người với môi trường sống còn thấp.

Việc thúc đẩy phân loại rác tại nguồn nếu được thực hiện tốt sẽ làm
giảm chi phí, tạo thuận lợi cho quá trình xử lý, tái chế và làm giảm tác động
tới MT. Mặc dù đã có khá nhiều chương trình phân loại chất thải được triển
khai nhưng phần lớn mọi người vẫn chưa nhận thức được hết tầm quan trọng
của việc làm này. Các chương trình tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức
cho người dân có quy mô, thời gian chưa đủ lớn và đặc biệt là chưa có được
phương pháp có tính thực tiễn để mọi người dễ dàng thực hiện. [14]
Tình hình xử lý chất thải rắn
Phần lớn các đô thị, khu đô thị đều chưa có bãi chôn lấp chất thải rắn
hợp vệ sinh và vận hành đúng quy trình. Bên cạnh đó, các loại chất thải nguy
hại không được phân loại riêng mà trộn chung với những chất thải sinh hoạt,
nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, dẫn
đến suy thoái môi trường đất, nước, không khí...
Hiện tại, công nghệ xử lý chất thải rắn ở các đô thị Việt Nam khá đa
dạng, tùy theo đặc điểm đô thị mà mỗi đô thị áp dụng những công nghệ xử lý
15


riêng. Công nghệ xử lý rác thải rắn theo kiểu xử lý cuối đường ống, chôn lấp,
chế biến rác thành phân vi sinh và sản phẩm nhựa được khá nhiều đô thị áp
dụng. Đó là Nhà máy xử lý rác Đông Vinh (TP. Vinh - Nghệ An) sử dụng
công nghệ Seraphin có công suất từ 80 - 150 tấn/ngày; Nhà máy xử lý rác
Thủy Phương (TP. Huế - Thừa Thiên Huế) áp dụng công nghệ ASC, công
suất 80 - 150 tấn/ngày, trong đó 85 - 90% rác thải được chế biến và tái chế, 10
- 15% rác thải chôn lấp, không phát sinh nước rỉ rác.
Ngoài ra, một số đô thị còn áp dụng công nghệ lò đốt chất thải y tế,
chất thải công nghiệp nguy hại. Lò đốt CEETIA - CN 150 tại Bãi rác Nam
Sơn (Hà Nội) công suất 150kg/h, có buồng đốt đa cấp, hạ nhiệt độ khói thải
nhanh trước khi thải qua ống khói để tránh dioxin/furan tái sinh, xử lý khói đa
cấp, vận hành tự động hoặc bán tự động. Một số đô thị có mức độ công

nghiệp cao còn áp dụng công nghệ xử lý bụi trong khí thải (lọc bụi) như công
nghệ Xiclon, công nghệ lọc bụi tĩnh điện (ESP) ở Nhà máy Nhiệt điện Uông
Bí. Công nghệ xử lý nước rác của các bãi chôn lấp rác, công nghệ xử lý nước
thải tập trung của các đô thị, khu công nghiệp và công nghệ xử lý khí thải SO 2
công nghiệp cũng được áp dụng.[1].
Một số phương pháp xử lý rác thải rắn
Phân loại và xử lý cơ học
Đây là khâu ban đầu không thể thiếu trong quy trình xử lý chất thải.
Biện pháp này sẽ làm tăng hiệu quả tái chế và xử lý ở các bước tiếp theo. Các
công nghệ dùng để phân loại, xử lý cơ học chất thải bao gồm: cắt, nghiền,
sàng, tuyển từ, truyền khí nén….Ví dụ: các loại chất thải có kích thước lớn và
thành phần khác nhau phải được phân loại ngay khi tiếp nhận. Các CTR chứa
các chất độc hại (như muối xyanua rắn) cần phải được đập thành những hạt
nhỏ trước khi được hoà tan để xử lý hoá học. Các chất thải hữu cơ dạng rắn
có kích thước lớn phải được băm và nghiền nhỏ đến kích thước nhất định, rồi
trộn với các chất thải hữu cơ khác để đốt.[1]
16


Công nghệ thiêu đốt
Đốt là quá trình oxy hoá chất thải ở nhiệt độ cao. Công nghệ này rất phù
hợp để xử lý CTR công nghiệp và chất thải nguy hại hữu cơ như cao su, nhựa,
giấy, da, cặn dầu, dung môi, thuốc bảo vệ thực vật và đặc biệt là chất thải y tế
trong những lò đốt chuyên dụng hoặc công nghiệp như lò nung xi măng.
Công nghệ này có nhiều ưu điểm: khả năng tận dụng nhiệt, xử lý triệt
để khối lượng, sạch sẽ, không tốn đất để chôn lấp nhưng cũng có một số hạn
chế như chi phí đầu tư, vận hành, xử lý khí thải lớn, dễ tạo ra các sản phẩm
phụ nguy hiểm.[1]
Công nghệ xử lý hoá - lý
Công nghệ này là sử dụng các quá trình biến đổi vật lý, hoá học để làm

thay đổi tính chất của chất thải nhằm mục đích chính là giảm thiểu khả năng
nguy hại của chất thải đối với môi trường. Công nghệ này rất phổ biến để thu
hồi, tái chế chất thải, đặc biệt là một số loại chất thải nguy hại như: dầu, mỡ,
kim loại nặng, dung môi…
Biện pháp này chỉ thực sự có hiệu quả cao về kinh tế và môi trường đối
với những nhà máy xử lý chất thải quy mô lớn, đầu tư công nghệ hiện đại để
có thể thu hồi sản phẩm từ chất thải.[1]
Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh
Chôn lấp hợp vệ sinh là biện pháp tiêu huỷ chất thải được áp dụng rất
rộng rãi trên thế giới. Theo công nghệ này, chất thải rắn công nghiệp và chất
thải nguy hại dạng rắn hoặc sau khi đã cố định ở dạng viên được đưa vào các
hố chôn lấp có ít nhất hai lớp lót chống thấm, có hệ thống thu gom nước rò rỉ
để xử lý, có hệ thống thoát khí, có giếng khoan để giám sát khả năng ảnh
hưởng đến nước ngầm.[1]
Tái sử dụng và tái chế
Tái sử dụng và tái chế là phương thức phổ biến ở nhiều gia đình. Người
dân thường có thói quen tái sử dụng ngay tại gia định, hoặc bán cho các cửa
17


hàng đồ cũ, đồng nát các loại chất thải có khả năng tái chế như nhựa, kim
loại… Việc PLCTRTN nhằm tăng cường hoạt động tái chế chất thải, điều này
góp phần làm giảm chi phí sản xuất, giúp tiết kiệm được một lượng chi phí
đáng kể dùng cho việc tiêu hủy rác thải sinh hoạt.
Tiềm năng tái chế chất thải là khá lớn. Lượng rác thải sinh hoạt phát
sinh ở Hà Nội đã được tái chế khoảng 20% và theo ước tính thì tiềm năng
thực sự có thế lớn gấp hai lần. Nhìn chung, hoạt động tái chế, tái sử dụng
CTR vẫn diễn ra tự phát, các cơ sở tái chế tư nhân thường có quy mô nhỏ, dây
chuyền công nghệ lạc hậu, không có hệ thống xử lý chất thải, là nguyên nhân
gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe con người.[1]

Chế biến phân hữu cơ compost và tận thu
Chế biến phân compost là một hình thức tái chế rất hữu hiệu các chất
thải hữu cơ có tiềm năng sản xuất các loại sản phẩm làm màu mỡ đất, không
gây ô nhiễm môi trường, giúp tận thu và làm tăng tỉ lệ thu gom các loại chất
thải có thể tái chế được. Chính vì vậy phương pháp này góp phần quản lý tốt
hơn rác thải sinh hoạt. Tuy nhiên, trên thực tế phương pháp này đã không
thành công ở nước ta vì: đòi hỏi rác phải được phân loại chuẩn xác trước khi
đưa vào hố ủ; có phát sinh nước thải và khí thải, đặc biệt mùi hôi trong quả
trình ủ; tác dụng của phân rác không rõ ràng và không nhanh như phân hóa
học nên không được thị trường ưa chuộng. Nước ta hiện có hơn 10 nhà máy
chế biến rác thải hữu cơ thành phân bón vi sinh. Các nhà máy này có quy mô
và công suất nhỏ. Đó là nhà máy Cầu Diễn (Hà Nội) với công suất xử lý
50.000 tấn rác/năm (công nghệ Tây Ban Nha); nhà máy xử lý rác thải Nam
Định với công suất xử lý 250 tấn/ngày (công nghệ Pháp); công nghệ Dano –
Đan Mạch tại Hoóc Môn, TP Hồ Chí Minh công suất 240 tấn/ngày… Ngoài
ra, một số đô thị khác như Việt Trì, Vinh, Sơn Tây, Huế… cũng có nhà máy
xử lý rác thành phân bón, nhựa tái sinh, vật liệu xây dựng hoàn toàn do Việt
Nam tự nghiên cứu và chế tạo.
18


Chất lượng phân bón của nhà máy Cầu Diễn (Hà Nội) do Tây Ban Nha
đầu tư được đánh giá tốt nhưng phân compost vẫn có lẫn các mảnh vụn thủy
tinh, kim loại do đó khó tiêu thụ. Vì vậy việc phân loại rác thải là rất cần thiết
để tăng chất lượng của phân hữu cơ giảm thành phần tạp chất.[1]
Tại Thành phố Hà Nội đã ban hành Chương trình hành động về công
tác bảo vệ môi trường Thủ đô thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Chương trình xác định một số chỉ tiêu về môi trường đến năm 2010,
trong đó có chỉ tiêu 100% rác thải sinh hoạt đô thị được thu gom, vận chuyển,
xử lý hợp vệ sinh và 40% được tái chế. Chương trình này nhằm ngăn ngừa,

hạn chế ô nhiễm và suy thoái môi trường; giải quyết tích cực những vấn đề ô
nhiễm môi trường nước mặt, suy thoái nguồn nước ngầm, rác thải sinh hoạt,
rác thải nguy hại công nghiệp, ô nhiễm bụi... Hiện nay, Hà Nội có 5 bãi chôn
lấp nhưng chỉ có bãi rác Nam Sơn và bãi Lâm Du đang hoạt động, trong đó
bãi rác Lâm Du chủ yếu dùng để chôn lấp rác xây dựng. Bãi rác Nam Sơn,
cách thành phố Hà Nội khoảng 65km, mặc dù được quản lý tương đối tốt
nhưng việc xử lý nước rác vẫn đang là vấn đề bức xúc cần phải giải quyết.
Bên cạnh đó, sự tăng đáng kể khối lượng rác hàng năm dẫn đến tình trạng quá
tải tại các bãi chôn lấp.Việc thu thập và tái chế các loại chất thải có thể bán
được như giấy, bìa carton, nhựa, nhôm và các kim loại thải khác được thu
gom và tái chế. Tuy nhiên, các chất thải hữu cơ không được tái chế, đồng thời
cũng không có biện pháp nào để giải quyết được vấn đề này một cách kinh tế
hơn là đem chôn lấp hoặc đem thiêu đốt.Một phần chất thải hữu cơ đã được
tận dụng để chế biến thành phân compost tại nhà máy sản xuất phân compost
tại Cầu Diễn.[1].

19


Hình 2.4: Công nghệ sản xuất phân hữu cơ từ chất thải rắn sinh hoạt tại Cầu Diễn

20


Bảng 2.3. Hiện trạng của một số nhà máy chế biến compost
tập trung ở Việt Nam
Công suất

Địa điểm


(tấn/ngày)

Cầu Diễn, Hà
Nội (1)

Thành
Việt

140

Thời gian
bắt đầu hoạt
động

Nguồn chất

1992

Chất thải từ

Đang hoạt động, bán

Mở rộng

các khu chợ,

3 loại sản phẩm có

2002


đường phố



chất

lượng

khác

nhau
Đang hoạt động, bán

phố
Trì

Hiện trạng

thải hữu cơ

35,3

1998

Không rõ

Phú Thọ (1)

3 loại sản phẩm có
chất


lượng

khác

nhau, giá khác nhau.
Phúc Hoà –
Tân Thành –

30

Không rõ

Không rõ

Đang hoạt động

Bà Rịa Vũng
Tàu (2)
Nguồn: (1) - Nguyễn Thị Kim Thái 2004 – Báo cáo tư vấn cho Ngân hàng Thế giới
(2) - Dự án Vệ sinh cho 3 thành phố do Ngân hàng Thế giới tài trợ.

2.4. 3R và phân loại rác tại nguồn
2.4.1. 3R là gì?
3R là từ viết tắt của 3 chữ cái đầu trong tiếng Anh: Reduce – Reuse –
Recycle.
Reduce (Giảm thiểu): Giảm thiểu lượng rác thông qua việc thay đổi lối
sống hoặc/và cách tiêu dùng, cải tiến các quy trình sản xuất, mua bán sạch…
Ví dụ: Sử dụng làn hay túi vải để đi chợ thay cho túi nlon để nhằm giảm
lượng rác thải phát sinh từ túi nilon…


21


Reuse (Tái sử dụng): Sử dụng lại các sản phẩm hay một phần của sản
phẩm cho chính mục đích cũ hay cho một mục đích khác. Ví dụ: sử dụng lại
chai đựng nước khoáng để đựng nước nước…
Recycle (Tái chế): Sử dụng rác thải làm nguyên liệu sản xuất ra các vật
chất có ích khác.
Tại sao chúng ta cần thực hiện 3R?
3R là hoạt động góp phần:
Ngăn ngừa các vấn đề suy thoái môi trường
Tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên
Tiết kiệm chi phí thu gom và xử lý rác thải
Giảm quỹ đất giành cho việc chôn lấp rác.[17].
2.4.2. Phân loại rác tại nguồn
Giới thiệu
Tái chế chất thải là một biện pháp hữu hiệu giảm thiểu lượng rác thải
và tăng nguồn nguyên liệu cho nền kinh tế. Song công việc tái chế chỉ được
thực hiện tốt khi nguồn rác được phân loại tốt. Vì vậy phân loại rác tại nguồn
là một giải pháp cần thiết trong chu trình thu gom và xử lí rác thải nói chung
và rác thải sinh hoạt nói riêng.
Rác được phân loại thành:
Rác hữu cơ: Rau, củ, thức ăn thừa, bã chè… Có thể tái chế thành phân
hữu cơ, một loại phân hiệu quả cho cây trồng và an toàn cho người sử dụng.
Rác tái chế: Vỏ hộp, giấy báo, chai nhựa, túi nilon có thể tái chế thành
nguyên liệu thô phục vụ cho sản xuất.
Rác vô cơ: Sành sứ, gạch vỡ, xỉ than…không thể tái chế nên phải mang
đi chôn lấp. Nếu rác tái chế và rác hữu cơ được tách riêng ra khỏi rác vô cơ
thì lượng rác cần phải mang đi chôn lấp sẽ giảm xuống.[17].

Sự thành công của công tác PLRTN và tái chế chất thải là kết quả của 3
yếu tố: một là quá trình vận động, tuyên truyền, cưỡng chế người dân, hai là
22


sự đầu tư của Nhà nước và xã hội vào các cơ sở tái chế rác thải, ba là trình độ
phát triển của xã hội cả về mặt kinh tế và nhận thức, thiếu một trong 3 yêú tố
này thì việc PLRTN và tái chế sẽ rất khó thành công.
Hiện trạng công tác phân loại rác tại nguồn
Thế giới
Ở các nước phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải rất được
chính phủ chú trọng đầu tư, đạt được hhiệu quả cao về kinh tế và môi trường.
Tại các quốc gia như Đan Mạch, Anh, Hà Lan, Đức…việc quản lí chất
thải rắn được thực hiện rất chặt chẽ, công tác phân loại và thu gom rác đã
thành nề nếp và người dân thức hiện rất nghiêm quy định này.
Nhật Bản có 37 đạo luật về bảo vệ môi trường trong đó có 7 đạo luật về
quản lí và tái chế chất thải rắn.Việc phân loại tại nguồn được thực hiện từ
những năm 1970. Rác được phân thành 3 dòng là rác dễ phân hủy để sản xuất
phân compost, rác không cháy được (vỏ chai, hộp..) để tái chế, và rác cháy
được để đưa đến nhà máy đốt rác và thu hồi năng lượng. Đối với rác có kích
thước lớn như tủ lạnh, tivi, bàn ghế… phải đăng kí và đúng ngày quy định đặt
trước cổng có xe của bộ phận chuyên trách đến chở đi. Điển hình về phân loại
rác triệt để là thành phố Minamata thuộc tỉnh Kumamoto ở đây rác được phân
thành 22 loại khác nhau rất thuận tiện cho việc tái chế.
Ở Hàn Quốc, rác hữu cơ nhà bếp một phần dùng làm giá thể trồng nấm,
phần lớn hơn được chôn lấp có kiểm soát để thu hồi khí biogas cung cấp cho
phát điện, sau khi rác ở bãi chôn phân hủy hết tiến hành khai thác mùn bãi
chôn làm phân bón và tái chôn lấp cho chu kì sau.
Như vậy, tại các nước phát triển PLRTN đã diễn ra trên 30 năm và cơ
bản đã thành công ở các mức độ khác nhau. Ở mức độ thấp, rác được phân

thành 2 loại dễ phân hủy và khó phân hủy. ở mức độ cao hơn, rác được chia
thành nhiều dòng rác ngay từ hộ gia đình nhờ đó công tác tái chế rác thải đạt

23


hiệu quả hơn, tốn ít chi phí hơn thậm chí người dân không phải nộp phí xử lí
rác. Hiện ở Châu Âu đang vận động phân loại rác thành 9 loại.
Tại Đông Nam Á trừ Singapore, các quốc gia còn lại đều đang trong
quá trình tìm kiếm, thí điểm hoặc mới triển khai công tác PLRTN.[17].
Việt Nam
Vài năm gần đây, một số địa phương đã bắt đầu thí điểm PLRTN.
Tháng 3/2006 TP HCM triển khai thí điểm PLRTN tại quận 6. Với 320 330 tấn rác một ngày tại quận naỳ nếu thành công dự án có thể thu về 120.000
đến 180.000 tấn phân compost từ rác hữu cơ, các loại chất thải còn lại được dùng
tái chế với mức thu khoảng hơn 17,5 tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên do thiếu đồng
bộ, chưa có nhà máy sản xuất phân compost nên rác phân loại xong lại bị thu gom
chung gây lãng phí va mất lòng tin của người dân. Dự án đang được đề xuất mở
rộng ra 6 quận huyện 1, 4, 5, 6, 10 và huyện Củ Chi.
Năm 2003, thị xã Tân An (Long An) triển khai thí điểm dự án “Phân
loại rác tại nguồn và xử lý phục hồi môi trường bị ô nhiễm ở bãi Lợi Bình
Nhơn tại phường 1”. Dự án này do Liên minh châu Âu hỗ trợ trong thời gian
27 tháng.
Năm 2008, phường Nam Dương, Đà Nẵng đã tiến hành thí điểm phân
loại rác tại nguồn và nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân. Tuy
nhiên, do công tác thu gom, vận chuyển còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ nên
dự án phải dừng lại.
Tại Biên Hòa, PLRTN được triển khai thực hiện thí điểm tại 4 phường
là Trung Dũng, Quyết Thắng, Hòa Bình và Thanh Bình, trong đó, phường
Trung Dũng được triển khai thực hiện đầu tiên từ giữa năm 2008 với tổng
kinh phí trên 3 tỷ đồng. Tuy nhiên, cuộc khảo sát gần đây nhất vào cuối tháng

6 - 2009 ở hơn 350 hộ dân tại 13/15 tuyến thu gom rác cho thấy, chỉ có 33%
hộ phân loại đúng hướng dẫn, 50% thực hiện không đúng và sử dụng thùng
rác, túi PE vào việc khác và 17% hộ dân không thực hiện.
24


Hầu hết các dự án này hầu hết chỉ mang tính phát động phong trào, khi
dự án kết thúc thì việc phân loại rác cũng chấm dứt.
Hà Nội
Từ năm 2002 URENCO đã thí điểm PLRTN tại phường Phan Chu
Trinh. Các hộ gia đình được phát 2 túi: túi đen đựng rác hữu cơ, túi đỏ đựng
rác vô cơ. Vì là dự án đầu tiên nên còn nhiều hạn chế: người dân chưa tạo
được thói quen, giờ thu gom rác không cố định, rác không được thu gom ngay
lại bị những người bới rác bới lên gây lộn xộn, mất vệ sinh.
Dự án “sáng kiến 3R” tại Hà Nội bắt đầu triển khai thí điểm từ tháng 11
- 2006 với tổng mức tài trợ từ JICA là 3 triệu USD. Dự án đã được triển khai
thí điểm tại 4 phường thí điểm tại thành phố Hà Nội là phường Phan Chu
Trinh, Nguyễn Du, Thành Công và Láng Hạ. Sau 3 năm triển khai, dự án đã
có được những kết quả khả quan, cho thấy khả năng có thể mở rộng hoạt
động 3R ra toàn thành phố Hà Nội và các địa bàn khác trong cả nước.
Tổng cộng có khoảng 18.000 hộ gia đình đã tham gia vào dự án 3R tại
bốn phường thí điểm. Tính đến tháng 9/2009, đã có hơn 250 tình nguyện viên
tham gia các Câu lạc bộ Tình nguyện viên 3R, triển khai các hoạt động thông
tin tuyên truyền rộng khắp nhằm nâng cao ý thức người dân như đội tuyên
truyền 3R lưu động, cuộc thi kiểm tra thân thiện, giáo dục 3R tại trường học,
… Các hoạt động đều nhằm mục đích nhằm gắn kết các bên liên quan: đơn vị
thu gom - người dân thải rác - nhà máy xử lý rác - nông dân sử dụng phân bón
chế biến từ rác.
Tại địa bàn thí điểm, lượng rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình đã
giảm bình quân từ 31,2 - 45,1% tùy từng phường, đạt mục tiêu giảm thiểu

30% lượng chất thải phải mang đi chôn lấp dự án đã đặt ra.
Ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc điều hành dự án cho rằng, 3R đã đạt
được mục đích lớn nhất đề ra là nhận thức của người dân về rác đã được thay

25


×