Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Các biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.72 KB, 14 trang )

MỞ ĐẦU
Việt Nam đang tiến hành công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước, từng bước tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Trong công cuộc đó, Đảng và
Nhà nước đã xác định chiến lược công nghiệp hóa nước ta hướng về xuất
khẩu song song với thay thế nhập khẩu. Mục đích của chiến lược này nhằm
giúp cho nền kinh tế tăng trưởng cao, thu được lợi nhuận lớn không chỉ từ
trong nước mà còn mở rộng ra ngoài nước. Bên cạnh đó giảm được nguồn chi
phí lớn cho nhập khẩu .
Nhận thức được tầm quan trọng của chiến lược trên trong việc đẩy
mạnh quá trình xuất khẩu hàng hoá ở Việt Nam trong thời gian tới, em đã
lựa chọn đề tài : Các biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng
hoá ở Việt Nam”.
Tiểu luận của em gồm các phần sau :
Phần I: Mở đầu
Phần II: Nội dung
1. Cơ sở lý luận về xuất khẩu hàng hoá
2.Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hoá ở Việt Nam
3. Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá
Phần III: Kết luận
Với kiến thức và hiểu biết của bản thân còn hết sức hạn chế nên trong
tiểu luận không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Em rất mong nhận
được sự góp ý của thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!

1
1
NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận về xuất khẩu hàng hoá
1.1. Khái niệm xuất khẩu hàng hoá
Xuất khẩu hàng hoá là cả một hệ thống các quan hệ mua bán trong
một nền thương mại có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm bán sản


phẩm, hàng hoá sản xuất trong nước ra nước ngoài thu ngoại tệ, qua đó có thể
đẩy mạnh sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và
từng bước nâng cao đời sống nhân dân .
1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân
Xuất khẩu có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của từng
quốc gia. Thực tiễn đã chứng minh hoạt động xuất nhập khẩu là một trong
những hoạt động mũi nhọn quyết định quá trình phát triển của một nước. Vai
trò của xuất khẩu được thể hiện qua một số khía cạnh sau :
Trước hết, xuất khẩu góp phần tạo ra cơ cấu kinh tế mới năng động,
định hướng và thúc đẩy tăng trưởng sản xuất. Sản xuất các mặt hàng xuất
khẩu tạo điều kiện phát triển các ngành có liên quan. Xuất khẩu có vai trò
thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sản xuất của từng quốc gia,
tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, góp phần cho sản xuất ổn
định và phát triển.
Tiếp đến, xuất khẩu tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn
việc làm, tạo thu nhập, từ đó tăng mức sống cho người lao động. Xuất khẩu
còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu làm đa
dạng hoá các mặt hàng tiêu dùng trên thị trường, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu
tiêu dùng ngày càng cao của người dân.
Xuất khẩu còn là phương cách để mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh
tế giữa các quốc gia trên cơ sở các bên cùng có lợi. Thông qua xuất khẩu, các
2
2
quốc gia có thể bán ra bên ngoài những sản phẩm mà mình có lợi thế sản
xuất, từ đó thu được lợi nhận kinh tế cao cho nước mình.
Bên cạnh đó, xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế –kĩ thuật nhằm
cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước, đặc biệt là các nước đang
phát triển. Xuất khẩu chính là cơ sở quan trọng nhất tạo ra các nguồn vốn để
nhập khẩu máy móc thiết bị, kĩ thuật công nghệ tiên tiến ứng dụng vào sản
xuất.

Cuối cùng, thông qua hoạt động xuất khẩu các doanh nghiệp trong
nước sẽ có cơ hội tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về
chất lượng, giá cả, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng quan hệ buôn
bán với nước ngoài. Tuy nhiên, cũng tạo ra thách thức đối với các doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải đầu tư cả về
chiều rộng lẫn chiều sâu, hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh qua đó nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .
2. THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU Ở NƯỚC TA
Qua thực tế xuất khẩu hàng hóa ở nước ta những năm qua, đặc biệt là năm
1996, chúng ta thấy xuất khẩu Việt Nam đã đạt được sự phát triển nhanh với
những thành công đáng khích lệ. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng không
ngừng. Cùng với sự gia tăng kim ngạch, thị trường xuất khẩu cũng được mở
rộng, từ năm 1990 trở về trước Việt Nam chỉ có quan hệ thương mại với 40
nước, đến năm 1995 co số này đã tăng lên đến 105 nước và tổ chức quốc tế.
Trong đó, nước ta đã kí hiệp định thương mại với 60 nước. Hoạt động xuất khẩu
hàng hóa thực sự đang chuyển sang một thời kì mới với một số điểm nổi bật sau:
Một là: Cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta trong mấy năm gần đây đang
có những thay đổi đáng khích lệ theo hướng tiến bộ hơn, phản ánh diễn biến
thuận chiều của nền sản xuất hàng hóa. Xuất khẩu từ chỗ chỉ trông vào nguồn
nông, lâm, thủy sản và tài nguyên thiên nhiên đã chuyển dịch tăng dần hàng
chế biến công nghiệp. Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản tuy tỷ trọng cơ cấu
3
3
xuất khẩu có giảm đi nhưng trị giá tuyệt đối vẫn tăng. Trong đó, việc chế
biến để nâng cao trị giá và đa dạng hóa mặt hàng có ý nghĩa rất lớn và rất
được quan tâm. Tỷ trọng hàng hóa qua chế biến trong năm 1994 đạt 25%,
năm 1996 lên gần 30%.
Hai là: Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã đạt được tốc độ tăng nhanh
về trị giá, khối lượng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Việc chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, chế biến hàng hóa, hình

thành các ngành sản xuất hàng hóa, các khu công nghiệp, mở rộng thị trường
tiêu thụ nên đã tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới có khối lượng và
trị giá xuất khẩu trên 100 triệu USD như hàng dệt may mặc, cà phê, cao su
(91-93), dày dép, hạt điều, lạc nhân (94-95). Đến cuối năm 1995, nước ta đã
hình thành được 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực là dầu thô, gạo, thủy sản, lâm
sản, hàng dệt may, cà phê, cao su, dày dép, hạt điều, lạc nhân. Những mặt
hàng này có tốc độ tăng trưởng, xuất khẩu nhanh, có sức cạnh tranh và chỗ
đứng nhất định trên thị trường thế giới.
Ba là: Thị trường xuất khẩu được mở rộng nhanh theo hướng đa dạng
hóa, đa phương hóa. Thời kì 91-95 thị trường xuất khẩu được mở rộng, trong
đó khu vực Châu á - Thái Bình Dương chiếm tỷ trọng 80% tổng kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam, Châu Âu 15%, Châu Phi - Tây Nam á 3% và Châu
Mỹ 2%. Năm 1996 và quí I năm 1997, thị trường truyền thống và một số thị
trường trọng điểm tiếp tục được củng cố, mở rộng, có nhiều nét mới, sôi
động.
Bốn là: Năm 1996 có bước tiến về cải cách thủ tục hành chính, thực hiện
bãi bỏ giấy phép chuyển đổi với hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu. Bộ chính
trị TW Đảng khóa VII ra nghị quyết 12/ NQ-TW về tiếp tục đổi mới tổ chức
và hoạt động thương nghiệp, phát triển thị trường theo định hướng XHCN.
Nghị quyết nêu rõ mục tiêu, quan điểm và 9 biện pháp chủ yếu. Bộ chính trị
khoá VII ra nghị quyết 01/ NQ-TW ngày 18-11-1996 về mở rộng và nâng cao
4
4
hiệu quả kinh tế đối ngoại 5 năm 1996-2000 đã góp phần mở rộng và phát
triển kinh doanh xuất nhập khẩu và nâng cao hiệu quả buôn bán đối ngoại.
Nhận thức được tầm quan trọng của xuất khẩu, trên cơ sở nắm rõ thực
trạng hoạt động xuất khẩu của đất nước, cần thực hiện các biện pháp đẩy
mạnh quá trình xuất khẩu hàng hoá của đất nước.
3. CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ Ở VIỆT NAM
Để thúc đẩy xuất khẩu thì cần phải thực hiện các biện pháp sau:

3.1. Xây dựng một cơ cấu kinh tế theo mô hình công nghiệp hóa hướng
về xuất khẩu:
Các ngành định hướng vào xuất khẩu được phát triển mạnh. Các sản
phẩm xuất khẩu của các ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong những năm gần
đây luôn chiếm khoảng 50% tổng giá trị xuất khẩu 10 mặt hàng xuất khẩu chủ
lực của Việt Nam là dầu thô, cà phê, gạo, giày da, than đá, cao su, hạt điều và
lạc.
Các công nghệ mới phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu nói riêng và công
nghệ mới nói chung được khuyến khích đưa vào Việt Nam thông qua chế độ
ưu đãi trong việc đánh thuế nhập khẩu. Chính phủ Việt Nam chủ trương xây
dựng một hệ thống kinh tế theo mô hình công nghiệp hóa hướng về xuất
khẩu, khai thác lợi thế so sánh của nền kinh tế Việt Nam và tăng cường khả
năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới. Việc xác định
các ngành trọng điểm của nền kinh tế Việt Nam có ý nghĩa quan trọng và cần
phải được cân nhắc kĩ càng. Có ý kiến cho rằng nền kinh tế Việt Nam có thể
coi những ngành sau đây là trọng điểm: ngành nông nghiệp, khai thác dầu khí,
sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng, gạch, ngói, kính xây dựng), sản xuất
phân bón hóa học (ưu tiên là phân đạm và phân lân), lắp ráp ô tô...
3. 2. Xây dựng các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung và khu
công nghệ cao:
5
5

×