PHÒNG GD & ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS DÂN HOÀ
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 VÒNG 2
NĂM HỌC 2013- 2014
MÔN : NGỮ VĂN
(Thời gian: 150 phút)
Câu 1(4 điểm):
Phân tích nghệ thuật tả cảnh độc đáo của Nguyễn Du trong các câu thơ:
"Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa".
(Trích "Truyện Kiều" của Nguyễn Du)
Câu 2 (4 điểm):
Nêu suy nghĩ của em về câu chuyện sau:
HỘP KEM
Chị ơi, xin lỗi, chị có thể đổi lại cho em hộp kem loại năm ngoái được
không ạ?
Cô chủ quán lộ rõ vẻ khó chịu khi đang định đặt hộp kem loại mười ngàn
xuống cho vị khách nhỏ.
Như khômg hề để ý đến ánh mắt xem thương của cô gái, chỉ sau một
loáng, cậu bé đã ăn hết hộp kem. Tiến đến quầy trả tiền với tờ mười ngàn duy
nhất trên tay, cậu bé nói nhỏ với cô gái:
- Chị vui lòng gửi phần tiền còn lại cho bác có đứa con nhỏ đang đứng
trước quán giúp em nhé!
Cậu bé quay lưng, cô gái chợt lặng người nhìn ra cửa, nơi người đàn ông
mù cầm cây đàn đang đứng cạnh đứa con gái bé nhỏ mà ít phút trước đó đã bị cô
mời ra khỏi quán.
(Hạt giống tâm hồn)
Câu 3 (12 điểm):
Cảm nhận của em về tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng và cao đẹp qua
bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của
Phạm Tiến Duật.
Người ra đề
Người duyệt đề
Ngô Thị Thường
Nguyễn Thị Hà
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI VÒNG 2
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
NĂM HỌC 2013- 2014
Câu
1
2
3
Nội dung cần đạt
* Hình thức : yêu cầu viết dưới dạng một bài văn nhỏ
* Nội dung và nghệ thuật phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Bằng nghệ thuật đảo ngữ, các phối màu hài hoà, nhẹ nhàng
đến mức tuyệt diệu, kết hợp với sử dụng từ ngữ điêu luyện…
- Bức tranh mùa xuân được gợi lên bằng nhiều hình ảnh
trong sáng,sinh động nhờ những từ ngữ gợi hình, mang tính
đặc tả: cỏ non, chim én, cành hoa lê trắng…
- Bằng vài nét chấm phá bức tranh xuân hiện lên thật khoáng
đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng, tươi mát, sinh động, có hồn chứ
không tĩnh nặng. Ẩn sau vần thơ đó là một tâm hồn nhạy cảm,
là niềm say mê yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết của tác giả.
* Hình thức: Trình bày dưới dạng một bài văn nhỏ( gồm 3
phần rõ ràng)
* Nội dung:( 2đ)
- Câu chuyện khuyên mọi người cần có thái độ ứng xử nhã
nhặn với mọi người xung quanh ( nhân vật em bé trong
truyện).
- Giáo dục lòng yêu thương con người, biết giúp đỡ mọi người
khi họ gặp khó khăn( hình ảnh cha con người đàn ông mù)
- Câu chuyên còn nhắc nhở những người chưa biết quan tâm
tới người khác cần suy xét lại hành vi của mình( cái lặng
người của cô chủ quán).
- Câu chuyện mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp( cử chỉ nhỏ mà
ý nghĩa lớn)…
* Hình thức: Đúng thể văn nghị luận, bố cục rõ ràng, kết cấu
hợp lí, bài viết không sai lỗi chính tả, bố cục 3 phần.
* Nội dung: Cần làm rõ các nội dung sau:
1. Mở bài: Giới thiệu hình tượng người lính trong hai cuộc
kháng chiến thuộc hai thế hệ khác nhau nhưng ở họ có nhiều
nét đẹp chung của người lính bộ đội cụ Hồ.
2. Thân bài: Cần làm rõ ba nội dung sau:
* Họ đều là những con người bình dị, mộc mạc,thấm nhuần
tinh thần yêu nước, luôn khát vọng độc lập tự do nên họ quyết
tâm lên đường để giải phóng quê hương đất nước.
- Nêu hoàn cảnh xuất thân của người lính trong bài thơ
“Đồng chí” của Chính Hữu…
Số
điểm
0,5
1,0
1,0
1,5
1.5
2.0
1,0
1,0
1,0
1,0
- Nêu hoàn cảnh xuất thân của những người lính trong bài
“Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến
Duật.”
* Nhờ có tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn bền chặt và
lòng dũng cảm, hiên ngang, mà họ đã bất chấp gian khổ, thiếu
thốn đến tột cùng để hoàn thành nhiệm vụ.
- Thiếu thốn của những người lính trong cuộc kháng chiến
chống Pháp… Dẫn chứng, phân tích…
- Thiếu thốn của người lính trong cuộc kháng chiến chống
Mĩ… dẫn chứng, phân tích…
* Qua hình ảnh anh lính Trường Sơn, chúng ta chợt nhận ra
sự gần gũi, thân quen giữa những người lính qua các thời kì…
ở họ đều có chung một nét đẹp: kiên cường, bất khuất, dũng
cảm, lạc quan, yêu đời…
- Nêu điểm giống nhau của những người lính…
- Nêu điểm khác nhau của nhưỡng người lính…
3. Kết bài: Khái quát lại vấn đề.
1,0
1,5
1.5
1,0
1,0
0,5
0,5
1,0