Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Một số giao thức truyền thông thời gian thực và ứng dụng xây dựng hệ thống truyền hình trực tuyến đa điểm trên mạng internet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 77 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN&TRUYỀN THÔNG

LÊ ANH VIỆT

MỘT SỐ GIAO THỨC TRUYỀN THÔNG THỜI GIAN THỰC
VÀ ỨNG DỤNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH TRỰC
TUYẾN ĐA ĐIỂM TRÊN MẠNG INTERNET

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH KHOA HOC MÁY TÍNH

Thái Nguyên - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN&TRUYỀN THÔNG

LÊ ANH VIỆT

MỘT SỐ GIAO THỨC TRUYỀN THÔNG THỜI GIAN THỰC
VÀ ỨNG DỤNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH TRỰC
TUYẾN ĐA ĐIỂM TRÊN MẠNG INTERNET
Chuyên ngành: Khoa học máy tính
Mã số chuyên nghành: 60 48 0101
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH KHOA HOC MÁY TÍNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Phạm Ngọc Lãng



Thái Nguyên - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan :
1. Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn trực tiếp của TS. Phạm Ngọc Lãng.
2. Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng tên
tác giả, tên công trình, thời gian, địa điểm công bố.
3. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá,
tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Học viên

Lê Anh Việt


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới người hướng dẫn tôi, thầy
giáo TS. Phạm Ngọc Lãng – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam,
người đã định hướng đề tài và tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt quá trình
thực hiện luận văn cao học.

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô đã giảng dạy tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu, học tập, các thầy cô trong ban chủ nhiệm lớp CHK12G, những người
rất quan tâm tới lớp, giúp tôi và các bạn có được kết quả như ngày hôm nay.
Sau cùng, tôi xin dành tình cảm đặc biệt và biết ơn tới gia đình, người thân
của tôi, những người đã ủng hộ, khuyến khích tôi rất nhiều trong quá trình học
tập cũng như quá trình thực hiện luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015

Lê Anh Việt


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................I
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... II
MỤC LỤC ........................................................................................................... III
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................. VI
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ .............................................................VIII
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH

TRỰC

TUYẾN ................................................................................................................... 1
1.1. HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH TRỰC TUYẾN ............................................ 1
1.1.1. Hội nghị truyền hình ................................................................................ 1
1.1.2. Những vấn đề cơ bản của việc truyền thông tin âm thanh và hình ảnh .. 1
1.1.3. Các kênh có thể dùng cho hội nghị truyền hình ...................................... 2
1.1.4. Công nghệ truyền thông đa phương tiện thời gian thực .......................... 3

1.2. ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG TRUYỀN HÌNH TRÊN MẠNG .................... 4
1.2.1. Khái niệm QoS ........................................................................................ 4
1.2.2. Yêu cầu QoS cho truyền thông đa phương tiện....................................... 5
1.2.3. Đặc điểm vận chuyển lưu lượng kiểu “Cố gắng tối đa” .......................... 6
1.2.4. Băng thông ............................................................................................... 9
1.2.5. Độ trễ và biến thiên độ trễ ....................................................................... 9
1.2.6. Tỉ lệ mất mát gói tin .............................................................................. 10
1.2.7. Một số tham số khác .............................................................................. 11
CHƢƠNG 2. MỘT SỐ GIAO THỨC TRUYỀN THÔNG THỜI GIAN
THỰC ................................................................................................................... 13
2.1. GIAO THỨC STREAMING ....................................................................... 13
2.1.1. Giới thiệu chung .................................................................................... 13
2.1.2. Kiến trúc hệ thống streaming thời gian thực ......................................... 14


iv

2.1.3. Phân lớp giao thức trong hệ thống streaming thời gian thực ................ 17
2.2. GIAO THỨC RTP ........................................................................................ 19
2.2.1. Cấu trúc của header của RTP ................................................................ 20
2.2.2. Ghép kênh RTP ..................................................................................... 25
2.2.3. Mở rộng Header cho RTP...................................................................... 25
2.3. GIAO THỨC RTCP ..................................................................................... 26
2.3.1. Giao thức điều khiển luồng RTCP ........................................................ 26
2.3.2. Quá trình truyền và nhận gói tin RTCP ................................................. 28
2.4. GIAO THỨC RTSP...................................................................................... 29
2.5. MỐI QUAN HỆ GIỮA RTSP, RTP VÀ RTCP ........................................... 32
2.6. CHUẨN H323 ............................................................................................... 33
2.6.1. Chồng giao thức H.323 .......................................................................... 34
2.6.2. Các thành phần trong hệ thống H.323 ................................................... 34

2.7. GIAO THỨC RTMP. ................................................................................... 38
2.7.1. Giới thiệu ............................................................................................... 38
2.7.2. Nguyên tắc hoạt động ............................................................................ 39
2.7.3. Quá trình bắt tay .................................................................................... 39
2.7.4. Tiêu đề RTMP ....................................................................................... 43
CHƢƠNG 3. CÀI ĐẶT VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG TRUYỀN THÔNG
TRỰC TUYẾN ĐA ĐIỂM QUA MẠNG INTERNET .................................... 45
3.1. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ STREAMING XÂY DỰNG CHƢƠNG
TRÌNH TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP ĐA ĐIỂM ........................................... 45
3.2. PHÂN TÍCH YÊU CẦU HỆ THỐNG ........................................................ 51
3.2.1. Phân tích nhu cầu ................................................................................... 51
3.2.2. Đặc tả các yêu cầu hệ thống .................................................................. 52
3.3.3. Đặc tả chức năng. .................................................................................. 52


v

3.3. THIẾT KẾ QUÁ TRÌNH TRUYỀN THÔNG TIN SỬ DỤNG CÔNG
NGHỆ STREAMING.......................................................................................... 53
3.4. THIẾT KẾ CHỨC NĂNG ĐA PHƢƠNG TIỆN THỜI GIAN THỰC .... 54
3.5. THIẾT KẾ VAI TRÒ GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG QUÁ
TRÌNH TẬP HUẤN ............................................................................................ 56
3.6. MỘT SỐ KẾT QUẢ ..................................................................................... 57
3.6.1. Quản lý người dùng ............................................................................... 57
3.6.2. Phân hệ truyền dữ liệu đa phương tiện thời gian thực qua mạng IP.......... 57
3.6.3. Phân hệ nhận dữ liệu đa phương tiện thời gian thực qua mạng IP. ....... 58
3.6.3. Phân hệ kết nối camera HD với mạng . ................................................. 59
3.7. TÍNH BẢO MẬT .......................................................................................... 60
KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN ......................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 64



vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

IP

Internet Protocol

Giao thức Internet

ISP

Internet Service Provider

Nhà cung cấp dịch vụ Internett

LAN

Local Area Network

Mạng cục bộ

QoS

Quality of Service

Chất lượng dịch vụ


RSVP

Resource Revervation Protocol

Giao thức dành trước tài nguyên

SS

Slow Start

Khởi động chậm

SE

Shared – Explicit

Chia sẻ rõ ràng

SLA

Service level agreement

Thỏa thuận mức dịch vụ

TCP

Transmission Control Protocol

Giao thức điều khiển truyền dẫn


TOS

Type Of Service

Loại dịch vụ

UDP

User Datagram Protocol

Giao thức bản tin người sử dụng

PSTN

Public Switched telephone Network

ISDN

Integrated Services Digital Network

Mạng số tích hợp đa dịch vụ

MCU

Multipoint Control Unit

Hội nghị truyền hình đa điểm

MC


Multipoint Controller

Bộ điều khiển đa điểm

MP

Multipoint Processor

Bộ xử lý đa điểm

BYE

Bye

Gói tin kết thúc phiên

RR

Receiver Reports

Bản tin bên nhận

RTP

Realtime transport protocol

Giao thức truyền tải thời gian thực

RTCP


Realtime Transport Control Protocol

SDES

Source Description

Gói tin miêu tả nguồn

SR

Sender Reports

Bản tin bên phát

AAC

Advanced Audio Coding

AMF

Action Massage Format

Mạng điện thoại chuyển mạch
công cộng

Giao thức điều khiển truyền tải
thời gian thực


vii


ITU-T

Telecommunication Standardization
Sector

Tiêu chuẩn hoá viễn thông

CODEC

COmpressor/DECcompressor

Mã hóa và giải mã

MMS

Microsoft Media Services

RDT

Real Network Data Transport

SSRC

Synchronization Source

SDP

Session Description Protocol


MPEG

Moving Picture Experts Group

IPv4

Internet Protocol Version 4

Giao thức internet phiên bản 4

IPv6

Internet Protocol Version 4

Giao thức internet phiên bản 6

FMS

Flash Media Server 2.0

FLV

Flash Video

Định dạng video

IE

Internet Explorer


Trình duyệt Internet Explorer

HD

High Definition

Độ nét cao

UC

Use Case

Ca sử dụng trong UML

PDA

Personal Digital Assistant

Thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân

IPTV

Internet Protocol Television

Truyền hình giao thức Internet

RTSP

Real Time Streaming Protocol


ASP

Active Server Page

Ngôn ngữ lập trình ASP

PHP

Hypertext Preprocessor

Ngôn ngữ lập trình PHP

Dịch vụ đề dùng trong Windows
Media


viii

DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Hình 1: Mô hình chung về hệ thống streaming thời gian thực ............................ 15
Hình 2: Kiến trúc chung hệ thống video streaming ............................................. 15
Hình 3: Mối quan hệ giữa các giao thức trong hệ thống video streaming ........... 18
Hình 4: Cấu trúc header của RTP ........................................................................ 20
Hình 5: Khởi tạo phiên ......................................................................................... 22
Hình 6 : Phân mảnh dữ liệu.................................................................................. 23
Hình 7: Mở rộng header của RTP ........................................................................ 26
Hình 8: Cấu trúc RTCP ........................................................................................ 27
Hình 9: Nhóm gói (compound packets) ............................................................... 28
Hình 10: Quá trình truyền và nhận gói tin RTCP giữa nơi gửi và nơi nhận của
công nghệ streaming thời gian thực ..................................................................... 29

Hình 11: Minh họa quá trình hoạt động của giao thức RTSP .............................. 30
Hình 12: Minh họa về vị trí của các giao thức truyền thông streaming thời gian
thực trong kiến trúc phân tầng của mạng IP ........................................................ 32
Hình 13: Chồng giao thức H.323 ......................................................................... 34
Hình 14: Cấu trúc hệ thống H323 ........................................................................ 35
Hình 15: Thiết bị đầu cuối H.323 (H.323 Terminal) ........................................... 36
Hình 16: RTMP ở chế độ tiêu chuẩn ................................................................... 39
Hình 17: RTMP ở chế độ đường hầm .................................................................. 39
Hình 18: C0 và S0 bít ........................................................................................... 40
Hình 19: C1 và S1 bít ...................................................................................... 40
Hình 20: C2 và S2 bít ...................................................................................... 41
Hình 21: Hình vẽ trực quan sự bắt tay.................................................................. 42
Hình 22: Tiêu đề RTMP 12 byte .......................................................................... 43
Hình 23: Một số giá trị trong trường Content Type ............................................. 44
Hình 24: Giao diện chương trình truyền thông đa phương tiện thời gian thực đơn
giản sử dụng công nghệ streaming trong ActionScript của Adobe...................... 47
Hình 25: Giao diện chương trình trước khi chạy ................................................. 50


ix

Hình 26: Giao diện chương trình sau khi chạy .................................................... 50
Hình 27: Biểu đồ trình tự quá trình truyền thông sử dụng công nghệ Streaming
thời gian thực cho chương trình ứng dụng ........................................................... 54
Hình 28: Biểu đồ trình tự quá trình truyền thông sử dụng công nghệ Streaming
thời gian thực ...................................................................................................... 55
Hình 29: Vai trò giữa các thành viên trong quá trình tập huấn của hệ thống truyền
thông đa phương tiện thời gian thực qua mạng IP ............................................... 56
Hình 30: Giao diện thống kê danh sách người dùng ............................................ 57
Hình 31: Quá trình truyền dữ liệu đa phương tiện từ phía clients tới streaming

server .................................................................................................................... 58
Hình 32: Quá trình nhận dữ liệu đa phương tiện từ streaming server về clients . 59
Hình 33: a) Sơ đồ kết nối Camera HD với ứng dụng; b) kết quả kết nối camera
HD với ứng dụng .................................................................................................. 60


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực CNTT&TT, hạ tầng
mạng viễn thông đã tạo thuận lợi cho nhà khoa học nghiên cứu và triển khai
nhiều ứng dụng truyền thông trên mạng Internet cho cộng đồng như PPlive,
Sopcast, Skype, IPTV, MobileTV, ...đặc biệt là hệ thống truyền hình trực tuyến
đang ngày càng được ứng dụng phổ biến và đem lại lợi ích to lớn cho xã hội.
Hệ thống truyền hình trực tuyến được xây dựng dựa trên nền tảng giao thức
truyền thông thời gian thực cho phép dữ liệu như hình ảnh, âm thanh, video và
văn bản được truyền trực tuyến giữa người dùng ở vị trí khác nhau qua mạng
Interent. Nhờ đó, người dùng không nhất thiết phải gặp nhau trực tiếp mà vẫn có
thể trao đổi với nhau không chỉ bằng văn bản, âm thanh mà còn hình ảnh và
video theo thời gian thực. Với lợi ích to lớn như vậy, hệ thống truyền hình trực
tuyến đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như giáo dục,
y tế, truyền hình và hành chính công.
Tuy nhiên, với đặc điểm của mạng Internet là băng thông không ổn định,
dẫn đến tốc truyền tải dữ liệu thay đổi ngẫu nhiên trong cùng một ứng dụng
truyền thông khi hoạt động trên mạng Internet. Đối với hệ thống truyền hình trực
tuyến thì điều này sẽ dẫn đến những vấn đề như mất đồng bộ dữ liệu hình ảnh và
âm thanh, hình ảnh bị giật và âm thanh đứt quãng cho hệ thống truyền hình trực
tuyến trên mạng. Bởi vậy, chủ đề nghiên cứu về giao thức truyền thông thời gian
thực luôn được cộng đồng khoa học quan tâm nghiên cứu nhằm cải tiến để khắc
phục những nhược điểm trên cho hệ thống truyền hình trực tuyến trên mạng [1],

[2], [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10].
Chính vì vậy, việc nghiên cứu một số giao thức truyền thông thời gian thực
như H323, RTP (Real Time Protocol), RTCP (Real-time Transport Control
Protocol), RTMP (Real Time Messaging Protocol) nhằm nắm vững phương pháp,
cơ chế liên kết truyền thông của những giao thức này và ứng dụng xây dựng hệ
thống truyền hình trực tuyến đa điểm trên mạng Internet là chủ đề nghiên cứu có
ý nghĩa khoa học và thực tiễn. [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17], [18], [19],
[20], [21], [22].


1

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH
TRỰC TUYẾN
1.1. HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH TRỰC TUYẾN
1.1.1. Hội nghị truyền hình
Hội nghị truyền hình không đơn giản là điện thoại hình trên máy vi tính
cá nhân.
Hội nghị truyền hình là công nghệ đa phương tiện cho phép người sử
dụng nghe và nhìn thấy nhau, trao đổi dữ liệu và cùng nhau chế biến chúng trong
chế độ tương tác nhờ sử dụng những khả năng của máy vi tính đã quen thuộc với
tất cả mọi người. Để làm được điều đó nhất thiết phải có hai điều kiện cực kỳ
quan trọng:
-

Trong máy tính của bạn phải cài đặt card liên kết hội nghị truyền hình
với phần mềm tương ứng.

-


Bạn cần phải có khả năng kết nối với đồng nghiệp hoặc là qua mạng máy
tính hoặc là qua các kênh liên kết điện thoại số.[1]

1.1.2. Những vấn đề cơ bản của việc truyền thông tin âm thanh và hình ảnh
Để truyền thông tin âm thanh và hình ảnh cần phải giải quyết 2 vấn đề:
Vấn đề thứ nhất là kênh kết nối dùng để truyền thông tin phải có độ cao.
Các kênh điện thoại thông thường hoàn toàn tích hợp để truyền tín hiệu âm thanh,
nhưng không đảm bảo truyền ảnh có chất lượng được (ở đây thực sự có nhiều
cách giải quyết các hệ thống nén chia kênh, nhưng chúng không phải lúc nào
cũng ứng dụng được. Hiện nay có lẽ hiếm các cơ quan nào mà các máy tính
không nối mạng. Một mạng như vậy hoàn toàn thích hợp để tổ chức hội nghị
truyền hình chất lượng cao.
Vấn đề thứ hai là vấn đề biến luồng thông tin âm thanh và hình ảnh nghĩa
là mã hoá dữ liệu truyền đi và giải mã dữ liệu nhận được. Vấn đề là trong hội
nghị truyền hình đã sử dụng những thuật toán đặc biệt và rất hiệu quả nén hàng
chục và hiện nay là hàng trăm lần. Có thể nói rằng truyền đi không phải chính


2

các tín hiệu âm thanh và hình ảnh mà chỉ là những tham số quan trọng nhất của
chúng để khôi phục tín hiệu ở đầu nhận với chất lượng cao được. Nếu như máy
vi tính không kịp xử lý luồng tín hiệu thì sẽ có những ảnh bị bỏ qua và lỗi ở kênh
xuất .v.v.
Để giải quyết các vấn đề trên cần có các bản vi mạch đặc biệt vì:
Các thuật toán chế biến tín hiệu rất đòi hỏi đến tài nguyên của hệ thống
tính toán. Mặc dù có những giải quyết hoàn toàn bằng phần mềm, nhưng chúng
yêu cầu rất lớn đối với tài nguyên hạ tầng cơ sở của hệ thống xử lý. Kết quả là
với cả những máy tính cá nhân rất hiện đại cũng làm chậm rất đáng kể sự hoạt
động của các thiết bị liên quan và chất lượng liên kết hình ảnh yêu cầu cũng rất

khó đạt được. Thực tế toàn cầu phải chấp nhận giải pháp là sử dụng các thiết bị
chuyên dụng (các bo mạch đặc biệt: bộ mã hoá - giải mã (code), chúng được cắm
vào một rãnh dự trữ trên bo mạch chính của máy PC). Các bộ code nén các tín
niệu và giải mã nó để cho kênh kết nối (tương ứng là giải nén và giải mã ở phía
bên nhận). [20]
1.1.3. Các kênh có thể dùng cho hội nghị truyền hình
Sơ đồ hệ thống (cổ điển) thực hiện hội nghị truyền hình được hiểu là sự
liên kết giữa các đầu cuối bằng các đường ISDN (Mạng số với sự kết hợp các
tiện ích). Việc sử dụng các kênh ISDN cũng như các mạng khác với việc đảm
bảo chất lượng kênh nối được chỉ dẫn bằng hàng loạt các khuyến nghị H.320 đã
được chế tác bởi ITU-T. Tuy nhiên thời gian không dừng tại một chổ, mấy năm
gần đây việc truyền bá rộng rãi hơn cả là hội nghị truyền hình sử dụng mạng IP
như là mạng nội bộ vừa có ý nghĩa của mạng phân vùng lãnh thổ vừa có tính toàn
cầu. Khuyến thị tương ứng là chuẩn H.323 cho hội nghị truyền hình bằng mạng
IP đã được ITU-T đưa ra cuối năm 1996. Nói chung có thể nói thực tế đến nay
hội nghị truyền hình có thể sử dụng bất kỳ kênh kết nối nào với một thông lượng
đủ lớn. [22]


3

1.1.4. Công nghệ truyền thông đa phƣơng tiện thời gian thực
Trong những năm qua, công nghệ truyền thông đa phương tiện thời gian
thực luôn được quan tâm và đang ngày càng phát triển về chất lượng dịch vụ
(QoS) [2] nên đã tạo thuận lợi cho các nhà phát triển phần mềm xây dựng sản
phẩm truyền thông đa phương tiện đa đạng và phong phú như IPTV, Videophone,
Voicemail, Multimedia SMS [11] và VoD. Bởi vậy, hiện nay có nhiều công nghệ
cho phép chúng ta xây dựng hệ thống truyền thông đa phương tiện thời gian thực
như công nghệ H323, công nghệ Silverlight, công nghệ Streaming và công nghệ
Socket. Trong đó, công nghệ Streaming thời gian thực đang được quan tâm và

ứng dụng phổ biến. Công nghệ Socket: Socket là kỹ thuật lập trình cơ bản nhất
được phát triển bởi đại học California, Hoa Kỳ. Socket được hiểu như là giao
diện kết nối giữa lớp ứng dụng với lớp truyền thông TCP/UPD. Nhà phát triển sử
dụng socket để thực hiện việc truyền thông dữ liệu qua giao diện này. Bởi vậy,
quá trình xử lý dữ liệu trước khi gửi đi sẽ được xử lý trực tiếp. Hiện nay, Socket
được phát triển phổ biến trong nhiều môi trường lập trình như Java, .Net.
Công nghệ H323 [9]: Công nghệ này là một chuẩn quốc tế phục vụ cho
việc hội thoại trên mạng được phát triển bởi Hiệp hội viễn thông quốc tế - ITU.
Công nghệ này cho phép truyền thông dữ liệu đa phương tiện thời gian thực qua
mạng IP, với đầy đủ các hỗ trợ cho các nhà phát triển và tính tương thích hệ
thống cao.
Công nghệ Silverlight: Công nghệ này được phát triển và đóng gói thành
plug-in bởi Microsoft. Với đặc điểm là độc lập với đa nền tảng và trình duyệt,
công nghệ Silverlight cung cấp mô hình lập trình mềm dẻo và đồng nhất trên
nhiều môi trường như Internet Explorer, Firefox, Safari và các ngôn ngữ khác
nhau như Ajax, Python, Ruby, .Net.
Công nghệ Streaming: Công nghệ streaming là một kỹ thuật để chuyển dữ
liệu được xử lý như một dòng ổn định và liên tục dựa trên cách thức phát lại dữ
liệu đa phương tiện được lưu trữ trên các máy chủ trên mạng tới người dùng khi
muốn xem dữ liệu đa phương tiện đó mà không cần tải dữ liệu đa phương tiện đó


4

về trên máy tính của mình. Công nghệ Streaming được ứng dụng rộng rãi để phát
triển hệ thống truyền thông đa phương tiện trực tuyến.
1.2. ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG TRUYỀN HÌNH TRÊN MẠNG
1.2.1. Khái niệm QoS
Chất lượng dịch vụ là một vấn đề khó định nghĩa chính xác và theo cách
định lượng, bởi vì nhìn từ các góc độ khác nhau người ta có thể có quan điểm về

chất lượng dịch vụ khác nhau. Ví dụ, với người sử dụng dịch vụ thoại, chất lượng
dịch vụ cung cấp tốt nhất khi thoại được rõ ràng, tức là chúng ta cần phải đảm
bảo tốt về giá trị tham số trễ, biến thiên độ trễ và giá trị tham số mất gói tin với
một tỉ lệ tổn thất nào đó có thể chấp nhận được. Nhưng đối với khách hàng là
người sử dụng trong truyền số liệu ở ngân hàng thì điều tối quan trọng là độ tin
cậy, có thể chấp nhận trễ lớn, biến thiên độ trễ lớn nhưng thông số mất gói tin, độ
bảo mật kém thì không thể chấp nhận được.
Từ góc nhìn của nhà cung cấp dịch vụ mạng, công việc đảm bảo QoS cho
các dịch vụ mà họ cung cấp cho người sử dụng là thực hiện các biện pháp để duy
trì các mức QoS theo nhu cầu, với cơ sở hạ tầng mạng hiện có, thõa mãn các tiêu
chuẩn như độ tin cây, tính bảo mật và băng thông với thời gian trễ chấp nhận
được.
Với các dịch vụ đa phương tiện chất lượng cao như nghe nhạc, xem phim
trực tuyến, VoIP,... được truyền trên mạng thì quá trình phát và nhận theo thời
gian thực đòi hỏi phải triển khai một mạng có hỗ trợ việc đảm bảo chất lượng
dịch vụ. ATM là một giao thức được thiết kế để có thể triển khai thực hiện đảm
bảo chất lượng dịch vụ ở nhiều mức. Việc triển khai chất lượng dịch vụ sử dụng
mạng IP đòi hỏi phái có thêm một số dịch vụ như giành trước tài nguyên, sử
dụng giao thức truyền thông, cho phép băng thông có thể được đăng ký để giành
trên những thiết bị mạng trung gian như bộ định tuyến.
Với những phân tích nêu trên, có thể định nghĩa chất lượng dịch vụ dựa
trên hai quan điểm sau: chất lượng dịch vụ theo quan điểm đánh giá của người sử


5

dụng cuối và chất lượng dịch vụ theo quan điểm mạng. Đối với người sử dụng,
chính là sự thõa mãn về chất lượng dịch vụ hoặc một ứng dụng mà người đó thuê
bao. Ví dụ: dịch vụ điện thoại, video hoặc truyền dữ liệu, truyền hình vệ tinh...
Với quan điểm mạng, thuật ngữ chất lượng dịch vụ là các cơ chế, công cụ đảm

báo cho các mức dịch vụ khác nhau thõa mãn các tiêu chuẩn như độ tin cậy, tính
bảo mật cao, băng thông đủ lớn với thời gian trễ cần thiết cho một ứng dụng đặc
biệt nào đó.
Thông thường, mạng thường phải truyền tải nhiều loại gói tin với các yêu
cầu về hiệu năng là khác nhau. Có thể loại gói tin đó là rất quan trọng trong dịch
vụ này nhưng lại không quá quan trọng trong dịch vụ khác. Vì thể một cơ chế
đảm báo chất lượng dịch vụ được triển khai trong một mạng phải xem xét đến sự
xung đột các yêu cầu về hiệu năng và cân bằng các yếu tố khác nhau để đạt được
sự kết hợp tốt nhất giữa chúng. [1]
1.2.2. Yêu cầu QoS cho truyền thông đa phƣơng tiện
Ban đầu khi xây dựng mạng Internet, yêu cầu chất lượng dịch vụ cho các
ứng dụng chưa được chú trọng. Vì vậy toàn bộ hệ thống mạng Internet bấy giờ
hoạt động đựa trên nguyên tắc “cố gắng tối đa - best effort“. Thời kỳ đó, trong
các gói tin IP người ta sử dụng 4 bít để mô tả loại dịch vụ và 3 bít để cung cấp
khả năng xử lý ưu tiên cho các gói tin. Chúng không đủ để đáp ứng các yêu cầu
của hệ thống Internet ngày nay với các dịch vụ phát triển mạnh như âm thanh,
hình ảnh, đa phương tiện,...Có rất nhiều vấn đề có thể xảy ra đối với các gói tin
khi chúng di chuyển từ nguồn đến đích như:
-

Trễ: Do Bộ định tuyến phải tìm kiếm trong bảng định tuyến, do thời gian
gói tin truyền trên đường truyền.

-

Biến thiên độ trễ: Chủ yếu do các gói tin phải chờ ở bộ đệm của các Bộ
định tuyến để được chuyển tiếp hoặc phát lại do bị mất. Các dữ liệu trong
dạng âm thanh bị ảnh hưởng nhiều bởi vấn đề này.

-


Mất gói tin: Chủ yếu do tắc nghẽn trong mạng chất lượng truyền tải qua
mạng sẽ bị ảnh hưởng xấu do tác động của các yếu tố chủ yếu nêu trên.


6

Từ góc nhìn của các dịch vụ vận chuyển đầu cuối- đầu cuối, tỷ lệ tổn thất
gói tin tổng cộng bao gồm tỷ lệ tổn thất trên mạng và tỷ lệ tổn thất do hủy gói tại
bộ đệm bên nhận do gói tin đến trễ quá giới hạn chấp nhận được. Độ trễ tổng
quát bao gồm trễ truyền qua mạng và trễ bộ đệm, gây nên do thời gian lưu gói tin
tại bộ đệm được tái tạo (tại bên nhận). Ngoài tỷ lệ tổn thất gói tin và độ trễ tổng
quát, chất lượng tín hiệu thu nhận còn phụ thuộc vào các chuẩn CODEC, giải
thuật bù tổn thất gói tin và các phương thức điều khiển lịch trình tái tạo gói tin
của bộ đệm tái tạo tại đầu nhận.
1.2.3. Đặc điểm vận chuyển lƣu lƣợng kiểu “Cố gắng tối đa”
Giao thức IP cung cấp dịch vụ cố gắng tối đa, nghĩa là nó cố gắng chuyển
mỗi datagram từ nguồn đến đích một cách nhanh nhất có thể. Tuy nhiên nó
không đảm bảo độ trễ cũng như biến thiễn trễ của các gói tin. Mặt khác TCP và
UDP đều chạy trên IP, chúng cũng không đảm bảo về mặt độ trễ cho các gói tin.
TCP truyền tin cậy nhưng việc áp dụng cơ chế này dẫn đến việc phải phát lại các
gói tin bị mất cho đến khi thành công, vì vậy có thể gây ra độ trễ rất lớn; ngoài ra
việc áp dụng cơ chế cửa sổ trượt có kích thước thay đổi cũng dẫn đến jitter lớn.
UDP không sử dụng cơ chế biên nhận do đó không tin cậy.
Đặc điểm vận chuyển kiểu “cố gắng tối đa” của các giao thức nói trên
không thích hợp cho sự phát triển các ứng dụng đa phương tiện trên Internet. Tuy
nhiên, chúng đã được sử dụng phổ biến trên Internet ngay từ khi Internet mới
hình thành, do đó để truyền thông đa phương tiện trên Internet người ta đã và
đang áp dụng giải pháp thực tế là sửa đổi và cải tiến chúng chứ không thay thế
bằng các giao thức hoàn toàn mới.

Cho đến nay, các ứng dụng truyền thông đa phương tiện sử dụng các giải
pháp này đã làm tăng chất lượng dịch vụ lên đáng kể, song vẫn còn nhiều hạn
chế, đòi hỏi tiếp tục được nghiên cứu, cải tiến. Chẳng hạn đối với các ứng dụng
truyền âm thanh/hình ảnh được lưu trữ trước thì độ trễ trung bình trong khoảng
từ 5-10s là chấp nhận được, tuy nhiên ở những thời điểm tắc nghẽn thì độ trễ có
thể tăng đến mức không chấp nhận được. Đối với các ứng dụng truyền thông đa


7

phương tiện thời gian thực kiểu có tương tác, yêu cầu về độ trễ và biên thiên trễ
còn cao hơn nữa, do đó các yêu cầu này thường không được đáp ứng.
Người ta đã đề xuất và áp dụng một số biện pháp để cải thiện chất lượng
của các ứng dụng truyền thông đa phương tiện, như sau:
-

Cơ chế loại bỏ biến thiên trễ ở phía nhận;

-

Khôi phục các gói tin bị mất tại phía nhận;

-

Nén dữ liệu âm thanh/hình ảnh;

-

Sử dụng giao thức RTP ở tầng giao vận.
Dưới đây là những hạn chế của dịch vụ cố gắng tối đa:


a)

Tỉ lệ mất mát gói tin có thể rất lớn khi xảy ra tắc nghẽn
Chúng ta xem xét một UDP segment được tạo ra bởi ứng dụng một điện

thoại Internet. Nó được đóng gói trong một IP datagram và IP datagram được
chuyển tới phía nhận. Datagram được truyền trên mạng qua các bộ đệm trong các
Bộ định tuyến. Nếu một trong các bộ đệm của Bộ định tuyến đã đầy thì datagram
sẽ không được nhận vào. Trong trường hợp này, IP datagram bị loại bỏ và coi
như bị mất, không tới được phía nhận.
Sự mất mát gói tin có thể được loại bỏ bằng cách gửi gói tin bằng TCP.
TCP có cơ chế biên nhận nên sẽ truyền lại các gói tin bị mất. Tuy nhiên, cơ chế
truyền lại nói chung là không thể chấp nhận được đối với ứng dụng thời gian
thực như là điện thoại Internet bởi vì nó làm tăng độ trễ. Hơn nữa, theo cơ chế
điều khiển tắc nghẽn trong TCP, sau khi mất gói tin, tốc độ phát tại phía gửi có
thể giảm tới mức thấp nhất, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng âm
thanh tại phía nhận. Vì thế hầu hết các ứng dụng điện thoại Internet đều chạy trên
UDP và không thực hiện truyền lại các gói tin bị mất. Trên thực tế, tỉ lệ mất gói
tin từ 1% tới 20% là có thể chấp nhận được, phụ thuộc vào cách âm thanh được
nén sau đó được truyền đi và phụ thuộc vào cách che đậy sự mất gói tin của phía
nhận như thế nào. Cơ chế sửa lỗi FEC có thể được dùng để che đậy sự mất gói
tin. Tuy nhiên, nếu đường truyền giữa bên gửi và bên nhận bị tắc nghẽn trầm


8

trọng, tỉ lệ mất gói tin vượt quá 10-20%, khi đó sẽ không có cách nào đạt được
chất lượng âm thanh mong muốn. Đây là hạn chế của dịch vụ cố gắng tối đa.
b)


Độ trễ toàn trình có thể vượt quá giới hạn chấp nhận được.
Độ trễ toàn trình (đầu cuối đến đầu cuối) là tổng của thời gian xử lý và

chờ trong hàng đợi của các Bộ định tuyến dọc theo đường truyền từ người gửi
đến người nhận, thời gian truyền và thời gian xử lý của phía nhận. Với các ứng
dụng tương tác thời gian thực như điện thoại Internet, độ trễ toàn trình nhỏ hơn
150ms được coi là không có vấn đề gì (giác quan con người không cảm nhận
được sự khác biệt), độ trễ từ 150-400ms là có thể được chấp nhận được, độ trễ
lớn hơn 400ms là quá lớn, không thể chấp nhận được. Phía nhận của ứng dụng
điện thoại Internet sẽ không nhận bất kì gói tin nào đến trễ hơn một ngưỡng nhất
định, ví dụ 400ms. Do đó, các gói tin đến trễ hơn ngưỡng trên thì coi như là mất.
c)

Biến thiên trễ là không thể tránh khỏi và làm giảm chất lượng âm
thanh
Một trong những thành phần tạo nên độ trễ toàn trình là thời gian chờ

ngẫu nhiên ở hàng đợi của Bộ định tuyến. Do thời gian chờ ngẫu nhiên này, độ
trễ toàn trình có thể thay đổi đối với từng gói tin, sự biến đổi này được gọi là biến
thiên trễ. Ví dụ: Xét 2 gói tin được sinh ra liên tiếp nhau trong một đoạn của ứng
dụng điện thoại Internet. Phía gửi phát gói tin thứ 2 sau gói tin đầu 20ms. Nhưng
tại bên nhận, khoảng thời gian giữa 2 lần nhận 2 gói tin đó có thể lớn hơn hoặc
nhỏ hơn 20ms. Chúng ta có thể thấy rõ hơn như sau: Giả sử gói tin đầu tiên tới
khi hàng đợi Bộ định tuyến hầu như là rỗng, nó sẽ được truyền đi ngay, nhưng
trước khi gói tin thứ hai tới thì một lượng lớn gói tin từ các nguồn khác đổ về làm
đầy hàng đợi, gói tin thứ hai này được xếp vào cuối hàng đợi và phải chờ một
khoảng thời gian nhất định trước khi được chuyển tiếp. Như vậy rõ ràng hai gói
tin sẽ đến đích trong khoảng thời gian lớn hơn 20ms (có thể lên tới vài giây hoặc
nhiều hơn). Ngược lại, giả sử gói tin đầu tới cuối hàng đợi (hàng đợi lúc đó hầu

như rất đầy), gói tin thứ 2 tới hàng đợi đó và ngay sau gói tin thứ nhất. Khi đó độ
lệch thời gian hai gói đến đích sẽ nhỏ hơn 20ms.


9

Nếu phía nhận bỏ qua biến thiên trễ và chạy ngay đoạn âm thanh ngay khi
nhận được, kết quả chất lượng âm thanh sẽ rất kém. Có thể loại bỏ biến thiên trễ
bằng các cách sau: Đánh số số tuần tự các gói tin, gán nhãn thời gian cho các gói
tin, tạm dừng chạy.[3]
1.2.4. Băng thông
Băng thông biểu thị tốc độ truyền dữ liệu cực đại có thể đạt được giữa hai
điểm kết nối hay là số lượng bít trên giây mà mạng sãn sàng cung cấp cho các
ứng dụng. Nếu có băng thông đủ lớn thì các vấn đền như nghẽn mạch, kỹ thuật
lập lịch, phân loại, trễ...chúng ta không phải quan tâm, nhưng điều này khó xảy
ra vì băng thông của mạng là có giới hạn. Khi được sử dụng như một tham số của
QoS, băng thông là yếu tố tối thiểu mà một ứng dụng cần có để hoạt động được,
thí dụ như thoại PCM 64 kb/s cần băng thông là 64 kb/s.
1.2.5. Độ trễ và biến thiên độ trễ
Độ trễ

a)

Trễ liên quan chặt chẽ với băng thông. Với các ứng dụng giới hạn băng
thông, băng thông càng lớn thì trễ càng nhỏ. Độ trễ nói ở đây là độ trễ toàn trình,
là thời gian cần thiết để gửi một gói tin từ nguồn đến đích, nó là tổng thể độ trễ
của việc xử lý gói tin, thời gian gói tin xếp hàng chờ được gửi đi tại các Bộ định
tuyến, và thời gian gói tin trên đường tryền.
-


Trễ hàng đợi: là thời gian gói tin phải qua trong một hàng đợi để được
truyền đi trong một liên kết khác, hay thời gian cần thiết phải đợi để thực
hiện quyết định định tuyến trong Bộ định tuyến. Nó có thể bằng 0 hoặc rất
lớn tùy thuộc vào số gói tin có trong hàng đợi và tốc độ xử lý.

-

Trễ truyền lan: là thời gian cần thiết để môi trường vật lý truyền tín hiệu
mang dữ liệu.

-

Trễ chuyển tiếp: là thời gian để chuyển gói tin từ một tuyến này sang một
tuyến khác, hay thời gian được yêu cầu để xử lý các gói đã đến trong một


10

nút. Ví dụ, thời gian để kiểm tra tiêu đề gói tin và các định nút tiếp theo để
gửi đi.
-

Trễ truyền dẫn: là thời gian để truyền tất cả các bít trong gói qua liên kết,
trễ truyền được xác định thực tế trên băng thông liên kết.
Các ứng dụng truyền thông đa phương tiện đòi hỏi độ trễ các gói tin nằm

trong khoảng cho phép, được quy định bởi một ngưỡng cụ thể.
b) Biến thiên độ trễ
Biến thiên độ trễ sự khác biệt về độ trễ của các gói khác nhau trong cùng
một dòng lưu lượng. Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng biến thiên trễ do sự

sai khác trong thời gian xếp hàng của các gói liên tiếp nhau trong một hàng gây
ra. Biến thiên trễ là yếu tố ảnh hưởng đến QoS của truyền thông đa phương tiện,
tỷ lệ nghịch với QoS của truyền thông đa phương tiện.
Trong các ứng dụng truyền thông đa phương tiện như Điện thoại internet
hoặc yêu cầu của ẩm thanh, biến thiên trễ có thể được hạn chế bằng cách thực
hiện kết hợp ba kỹ thuật: đánh số thứ tự các gói tin (sequence number). Người
gửi đặt một đánh số thứ tự gói tin vào mỗi gói tin và có tăng giá trị này lên mỗi
khi một gói tin mới được tạo ra, nhờ vậy người nhận có thể dùng đánh số thứ tự
gói tin để khôi phục thứ tự đúng của các gói tin nhận được.
Timestamp (dấu thời gian) tương tự như đánh số thứ tự gói tin, người gửi
đánh dấu mỗi gói tin, dấu mang thông tin về thời gian mà gói tin đó được sinh ra.
Để lấy được thứ tự đúng của các gói tin từ đánh số thứ tự các gói tin và dấu thời
gian, người nhận cần nhận tất cả các gói tin theo thứ tự. Playout delay (phát sóng
trễ) được sử dụng cho mục đích này. Phát lại trễ (playout delay) phải đủ dài để
nhận được hầu hét các gói tin trước thời điểm chúng được sử dụng. Phát lại trễ
được chia làm hai loại: cố định hoặc có thể thay đổi trong thời gian hội thảo.
1.2.6. Tỉ lệ mất mát gói tin
Tỉ lệ mất gói tin là tỉ số của số lượng gói tin bị mất trên tổng số gói tin đưa
vào mạng trong quá trình truyền. Mất gói tin thường do hai nguyên nhân chính:
gói tin bị loại bỏ do mạng bị tắc nghẽn và do bị lỗi trên đường truyền. Với truyền


11

thông đa phương tiện, tỉ lệ mất gói tin từ 10 – 20% có thể chấp nhận được, phụ
thuộc vào tín hiệu được mã hóa và được che giấu ở phía nhận như thế nào. Tuy
nhiên, trong trường hợp tắc nghẽn nghiêm trọng, sự mất mát gói tin vượt quá
20%, tín hiệu ở phía đầu nhận là khó chấp nhận ví dụ như âm thanh bị ngắt
quãng thậm chí không nghe được. Tỉ lệ mất gói tin cao làm tăng độ trễ và biến
thiên trễ.

Truyền thoại và video rất nhạy cảm với việc mất gói tin, việc truyền lại
gói của TCP thường không phù hợp vì khi phát hiện có sự mất gói tin, thực thể
gửi TCP sẽ giảm tốc độ gửi xuống mức tối thiểu, có thể dẫn đến đứt đoạn tiếng
nói. Vì thế hầu hết các ứng dụng truyền thông đa phương tiện không chạy trên
TCP mà lại sử dụng UDP, trong đó không có các cơ chế điều khiển tắc nghẽn và
khắc phục lỗi như trong TCP.
1.2.7. Một số tham số khác
a)

Tính sãn sàng- độ tin cậy
Để xác định độ ổn định của hệ thống người ta thường xác định độ khả

dụng của hệ thống, nhìn từ khía cạnh mạng thì nó chính là độ tin cậy của hệ
thống. Độ khả dụng của mạng càng cao nghĩa là độ tin cậy của mạng càng lớn và
độ ổn định của hệ thống càng lớn. Độ khả dụng của mạng thường được tính trên
cở sở thời gian ngừng hoạt động và tổng thời gian hoạt động. Ví dụ, độ khả dụng
của các hệ thống chuyển mạch gói hiện nay là 99,995% thì thời gian ngừng hoạt
động trong một năm vào khoảng 26 phút.
b)

Bảo mật
Bảo mật là một thông số mới trong danh sách QoS, nhưng lại là một thông

số quan trọng. Thực tế, trong một số trường hợp độ bảo mật có thể được xét ngay
sau băng thông. Gần đây, do sự đe dọa thường xuyên của các tin tặc và sự lan
tràn của vi rút trên mạng Internet toàn cầu đã làm cho bảo mật trở thành một
trong các vấn đề hàng đầu.
Hầu hết các công trình và chính sách bảo mật đều liên quan tới tính riêng
tư, sự tin cậy và xác thực khách và chủ. Các công cụ và chính sách bảo mật



12

thường được gắn với các phương pháp mật mã (gồm cả mã hóa và giải mã). Các
phương pháp mật mã cùng được sử dụng trên mạng cho việc xác thực, nhưng các
phương pháp này thường không liên quan đến giải mã. Hiện nay, giao thức bảo
mật chính thức cho mạng IP là IPSec - Ipsecurity hỗ trợ bảo mật trong thương
mại điện tử trên mạng Internet và ngăn ngừa gian lận trong môi trường truyền
hình trực tuyến
Một bít trong môi trường loại dịch vụ (ToS) trong phần tiêu đề gói IP
được đặt riêng cho ứng dụng đề bảo mật khi chuyển mạch gói. Tuy nhiên, có
một vấn đề thực tế là không có sự thống nhất giữa các nhà sản xuất bộ định tuyến
khi sử dụng trường ToS.
Người sử dụng và ứng dụng có thể thêm phần bảo mật của riêng mình vào
mạng và thực tế cách này đã được thực hiện trong nhiều năm. Nếu có bảo mật thì
thường dưới dạng một mật khẩu truy nhập vào mạng. Một thông số QoS bảo mật
điển hình hiện nay là “Mã hóa và xác thực đòi hỏi trên tất cả các luồng lưu
lượng ”. Vì vậy khi truyền dữ liệu đã được mã hóa, kết nối chỉ cần xác thực để
ngăn gian lận. [12]


13

CHƢƠNG 2. MỘT SỐ GIAO THỨC TRUYỀN THÔNG
THỜI GIAN THỰC
2.1. GIAO THỨC STREAMING
2.1.1. Giới thiệu chung
Trong xã hội hiện đại, hệ thống truyền thông đa phương tiện qua mạng IP
sẽ trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống. Hệ thống truyền thông này sẽ
tạo thuận lợi và kinh tế to lớn cho cộng đồng trong việc nhiều lĩnh vực như giáo

dục, quản lý và các dịch vụ giá trị gia tăng không chỉ trên các máy tính mà trên
cả thiết bị cầm tay. Bởi vậy, công nghệ truyền thông đa phương tiện được nghiên
cứu rất rộng rãi và phát triển đa dạng, trong đó công nghệ streaming đang được
ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế, quản lý công, giải trí
và dịch vụ giá trị gia tăng.
Công nghệ Streaming cho phép các máy chủ truyền dữ liệu đa phương
tiện hay dữ liệu video tới phía người dùng qua mạng IP ngay cả trong trường hợp
mạng có tốc độ thấp (28.8 Kps) dựa trên việc chia nhỏ gói tin rồi gửi tới bộ đệm
máy tính người dùng trước khi được phát và đồng thời tiếp tục nhận dữ liệu còn
lại trong quá trình phát dữ liệu trước đó, quá trình này gọi là quá trình buffering.
Công nghệ streaming được chia ra làm hai loại là Streaming video theo
yêu cầu (Streaming video on demand) và Video streaming thời gian thực (Live
video streaming). Video theo yêu cầu tức là các video đã được lưu trữ trên máy
chủ đa phương tiện từ trước, dựa theo yêu cầu của người dùng thì hệ thống
truyền dữ liệu video đó tới máy người dùng dựa trên công nghệ streaming, cũng
như đáp ứng các yêu cầu của người trong quá trình xem như tua, dừng hoặc nhảy
qua đoạn khác của video đó. Các ứng dụng sử dụng video theo yêu cầu phổ biến
như hiện nay là Youtube, Veoh và Vimeo. Video streaming thời gian thực tức là
dữ liệu đa phương tiện từ máy thu (camera, microphone, TV,…) được gửi tới
máy chủ đa phương tiện theo thời gian thực, và đồng thời thì máy chủ đa phương
tiện truyền dữ liệu vừa nhận được đó tới máy người dùng cũng theo thời gian


×