Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

những nét cơ bản của DNS – hệ thống tên miền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (903.56 KB, 46 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................... 2
PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC .............................................................................................. 3
Tổng quan ........................................................................................................................... 4
I. Các không gian tên miền phân cấp: ................................................................................ 6
II. Tên miền phân cấp đầy đủ ............................................................................................. 8
(Tên miền tuyệt đối) ........................................................................................................... 8
III. Tên miền chung có nghĩa: ........................................................................................... 9
IV. Tên miền quốc gia: ..................................................................................................... 10
V. Ánh xạ tên miền sang các địa chỉ IP: ........................................................................... 11
VI. Ánh xạ địa chỉ IP sang tên miền : Con trỏ truy vấn ................................................... 13
( pointer query). ................................................................................................................ 13
VII. Các không gian phân phối tên. ................................................................................. 15
VIII. Phân giải tên miền ( Domain name resolution). ...................................................... 17
IX. Hoạt động máy chủ tên miền ( Domain name server operation). .............................. 21
X. . Thông điệp hệ thống tên miền ( Domain Name System massage). .......................... 28
XI. Kịch bản đơn giản ...................................................................................................... 35
XII. Kịch bản mở rộng ..................................................................................................... 38
XIII. Giao vận................................................................................................................... 39
XIV. Các ứng dụng DNS .................................................................................................. 41
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 45

1


LỜI NÓI ĐẦU
Domain Name System, hay được viết tắt là DNS là hệ thống tên miền cho phép
thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền. Nhờ có hệ thống này, chúng ta thay vì
phải nhớ nhiều con số trong địa chỉ, chúng ta chỉ cần biết đến tên miền có nghĩa và rất
dễ nhớ, và không cần biết làm thế nào các máy sẽ thực sự tìm ra chúng. Với tính năng
đặc biệt này, từ khi được phát minh năm 1984 đến nay, DNS ngày càng được sử dụng


phổ biến. Hiện nay, hệ thống tên miền là một thành phần thiết yếu cho các chức năng
của Internet.
Nhận biết được sự quan trọng của Domain Name System (DNS) và sự phổ biến của nó,
nhóm em quyết định chọn đề tài này để nghiên cứu. Trong khuôn khổ thời gian thực
hiện bài tập lớn, chúng em chỉ tập trung vào những vấn đề cơ bản của DNS – hệ thống
tên miền.

2


PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
Tên sinh viên

Công việc

Phạm Thị Hồng Nhung- 20072171

Từ I đến V

Lê Thị Loan - 20071754.

Từ VI đến X

Hoàng Hồng Ngọc- 20072100

Từ XI đến XIV

3



Tổng quan
DNS (Domain Name System) là một hệ cơ sở dữ liệu phân tán dùng để ánh xạ
giữa các tên miền và các địa chỉ IP. Chúng được mô tả cụ thể trong các tài liệu RFC
1034 [1] và RFC 1035 [2]. Bài tập lớn này sẽ giải thích tường tận về quá trình thực hiện
(phân giải) của DNS và của các máy chủ định danh.
Khi mới được xây dựng, các cấu hình Internet đều yêu cầu là chỉ được sử dụng
các địa chỉ IP dạng số thập phân. Đây thực sự là một vấn đề khó khăn đối với việc nhớ
chính xác tên hay địa chỉ của một hay nhiều hệ thống, chính vì thế, điều này dẫn đến
việc sử dụng tên máy tính một cách tượng trưng. Ví dụ, thay vì phải gõ:
TELNET 10.12.7.14
ta có thể gõ là:
TELNET MyHost
Ở đây, ta có thể hiểu một cách đơn giản là MyHost đã được biên dịch theo một
cách nào đó thành địa chỉ IP của máy, cụ thể là 10.12.7.14. Mặc dù việc sử dụng tên máy
theo dạng như trên làm cho quá trình truy cập vào một nguồn tài nguyên nào đó trên
máy trở nên dễ dàng hơn, nhưng nó cũng đem đến một số vấn đề như việc duy trì ánh xạ
giữa địa chỉ IP và tên máy dạng ký tự một cách đồng bộ và thống nhất.
Ban đầu, tên máy chủ để ánh xạ địa chỉ được lưu trong một tập tin duy nhất
(HOST.TXT) và được duy trì bởi Trung tâm Thông tin Mạng (Network Information
Center), được sử dụng bởi tất cả các máy chủ có hỗ trợ giao thức FTP. Chúng được gọi
là tên miền không gian phẳng (flat namespace). Tuy nhiên, do sự phát triển bùng nổ về
mặt số lượng các máy chủ, cơ chế lưu trữ và phân giải này trở nên quá cồng kềnh (Xem
xét thông qua các công việc liên quan khi cần bổ sung thêm một máy chủ lưu trữ nữa lên
Internet), và chúng được thay thế bằng một khái niệm mới: DNS. Tuy rằng là, đối với
các máy chủ trong các mạng cỡ nhỏ hơn (so với Internet) có thể vẫn tiếp tục sử dụng
một tên miền không gian phẳng. Nhưng với các hệ thống mạng lớn hơn, việc sử dụng
DNS là một biện pháp cần thiết. Hệ thống này cho phép một chương trình chạy trên một
4



máy chủ có thể liên kết tới một địa chỉ IP của bất kỳ một máy chủ nào khác mà không
cần đòi hỏi mỗi máy chủ phải có một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh tên các máy chủ.

5


I. Các không gian tên miền phân cấp:
Ta thử xem xét cấu trúc nội bộ điển hình của một tổ chức lớn nào đó. Ví dụ như là
trong một công ty bất kỳ, các Giám đốc điều hành không thể làm được tất cả mọi thứ
nên tổ chức đó cần phải được phân chia thành các đơn vị, mỗi người trong số đó sẽ có
quyền tự chủ, chính xác hơn là thẩm quyền trong một giới hạn nhất định. Cụ thể là các
điều hành viên phụ trách một bộ phận có thẩm quyền quyết định trực tiếp tại bộ phận đó,
mà không cần sự cho phép của Giám đốc điều hành.
Hệ thống tên miền cũng được tổ chức theo cách tương tự như vậy, mỗi phân cấp
tên miền sẽ được gán gắn với đơn vị hay tổ chức tương ứng với nó. Lấy ví dụ là tên
miền như sau:
myHost.myDept.myDiv.myCorp.com
Trong ví dụ này, ta có thể thấy được tên của một máy chủ đơn lẻ là MyHost, nó
được chứa trong tên miền phụ myDept.myDiv.myCorp. myDept.myDiv.myCorp lại là một
trong các tên miền phụ của myDiv.myCorp, tiếp tục như thế, đến lượt myDiv.myCorp
cũng là một tên miền phụ của myCorp, và tới lượt mình myCorp là một trong vô số các
tên miền phụ của .com. Hệ thống này được mô tả trong hình bên dưới:

6


(Không gian phân cấp tên miền DNS)
Chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận sâu hơn về cấu trúc này trong các phần sau.

7



II. Tên miền phân cấp đầy đủ (Tên miền tuyệt đối)
Một tên miền đẩy đủ sẽ bao gồm tên miền mức thấp (top – lever domain) và tên
miền mức gốc (root domain). Một tên miền đầy đủ sẽ xác định chính xác được vị trí của
nó trong cây phân cấp tên miền. Nếu một tên miền kết thúc bằng dấu “.” (ví dụ
myDept.myDiv.myCorp.com.) , nó được coi là đã hoàn thành. Điều này được gọi là một
tên miền đầy đủ, hay còn gọi là tên miền tuyệt đối. Tuy nhiên nếu nó không kết thúc
bằng dấu “.” (ví dụ myDept.myDiv ) như vậy, thì nó được coi là chưa đầy đủ và việc này
có thể giải quyết hoàn toàn bằng cách thêm vào một hậu tố như .myCorp.com vào tên
miền. Quá trình phân giải tên miền sẽ tự động thêm vào các tên miền mặc định của hệ
thống và dấu “.”.
Quy tắc này có thể thực hiện độc lập với các cấu hình cục bộ.

8


III. Tên miền chung có nghĩa:
Đây là các tên miền phổ biến nhất, có thể là 3 ký tự hoặc hơn nhưng thường là
3.Danh sách sau đây thống kê về một số các tên miền chung có nghĩa phổ biến nhất trên
internet hiện nay:
aero

Ngành công nghiệp vận tải hàng không

biz

Kinh doanh

cat


Văn hóa Catalan

com

Các tổ chức kinh tế

coop

Hợp tác

edu

Tổ chức giáo dục

gov

Chính phủ

info

Trang thông tin

int

Tổ chức toàn cầu

jobs

Trang việc làm


mil

Quân đội

mobi

Di động

museum

Bảo tàng

name

Gia đình

net

Trang mạng

org

Tổ chức phi lợi nhuận

pro

Chuyên trang

travel


Du lịch

Các tên miền này hiện được đăng ký và duy trì bởi ICANN:


9


IV. Tên miền quốc gia:
Ngoài các tên miền chung có nghĩa đã nêu ở phần trên, còn có các tên miền cấp
quốc gia được đạt theo chuẩn quốc tế ISO 3166 với dạng 2 ký tự – tên mã quốc gia (từ
ae cho Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất cho tới zw cho Zimbabue). Nhiều nước
còn cấp các tên miền cấp 2 tương ứng với các lĩnh vực như được mô tả ở phần trên – tên
miền chung có nghĩa – đại diện cho các lĩnh vực tương đương (Ví dụ: .co.uk, .edu.vn...)
hoặc các khu vực địa lý của các quốc gia, ví dụ như .ny.us đại diện cho NewYork.

10


V. Ánh xạ tên miền sang các địa chỉ IP:
Việc ánh xạ tên miền tới các địa chỉ IP bao gồm các hệ thồng máy chủ định danh
(name server) độc lập hay liên hợp. Một máy chủ định danh là một chương trình máy
chủ chứa một bản sao tổng thể của một cơ sở dữ liệu ánh xạ địa chỉ IP cỡ lớn, trả lời các
yêu cầu từ các phần mềm máy trạm – gọi là phân giải tên miền, hoặc là chỉ tới các máy
chủ thực hiện nhiệm vụ đó.
Nói một cách khái quát, tất cả các máy chủ định danh trên Internet được sắp xếp
theo một cấu trúc hình cây tương ứng với hệ thống phân cấp tên miền như trong phần
trước. Mỗi nút lá đại diện cho một máy chủ định danh để xử lý một tên miền phụ duy
nhất. Liên kết trong cây không chỉ có kết nối vật lý, thay vào đó, một máy chủ định danh

có thể chỉ ra một máy chủ khác mà nó có liên hệ.
Ví dụ :
Giả sử PC A muốn truy cập đến trang web www.yahoo.com và server vnn chưa
lưu thông tin về trang web này, các bước truy vấn sẽ diễn ra như sau:


Đầu tiên PC A gửi một request hỏi server quản lý tên miền vnn hỏi thông tin về
www.yahoo.com.
Server quản lý tên miền vnn gửi một truy vấn đến server top level domain.



Top level domain lưu trữ thông tin về mọi tên miền trên mạng. Do đó nó sẽ gửi lại
cho server quản lý tên miền vnn địa chỉ IP của server quản lý miền com (gọi tắt
server com).



Khi có địa chỉ IP của server quản lý tên miền com thì lập tức server vnn hỏi server
com thông tin về yahoo.com. Server com quản lý toàn bộ những trang web có
domain là com, chúng gửi thông tin về địa chỉ IP của server yahoo.com cho server
vnn.



Lúc này server vnn đã có địa chỉ IP của yahoo.com rồi. Nhưng PC A yêu cầu dịch
vụ www chứ không phải là dịch vụ ftp hay một dịch vụ nào khác. Do đó server
11



vnn tiếp tục truy vấn tới server yahoo.com để yêu cầu thông tin về server quản lý
dịch vụ www của yahoo.com.


Lẽ đương nhiên khi nhận được truy vấn thì server yahoo.com gửi lại cho server
vnn địa chỉ IP của server quản lý www.yahoo.com.



Cuối cùng là server vnn gửi lại địa chỉ IP của server quản lý www.yahoo.com. cho
PC A và PC A kết nối trực tiếp đến nó. Và bây giờ thì server vnn đã có thông tin
về www.yahoo.com cho những lần truy vấn đến sau của các client khác.

12


VI. Ánh xạ địa chỉ IP sang tên miền : Con trỏ truy vấn
( pointer query).
Hệ thống tên miền DNS ánh xạ tên tượng trưng sang địa chỉ IP và ngược lại.
Trong khi cấu trúc phân cấp làm cho nó dễ dàng trong nguyên tắc tìm kiếm cơ sở dữ liệu
cho địa chỉ IP sử dụng tên tượng trưng của nó, quá trình lập bản đồ địa chỉ IP đến một
tên tượng trưng của nó không thể sử dụng cùng một quá trình. Do đó có một không gian
tên khác lập biểu đồ địa chỉ IP ngược lại cho tên tượng trưng. Nó được tìm thấy trong
tên miền in-addr.arpa ( arpa được sử dụng vì mạng Internet lúc đầu là ARPAnet).
Không bao gồm IPv6, các địa chỉ IP thường được viết bằng định dạng chấm thập
phân, và có một lớp của miền cho mỗi hệ thống phân cấp. Trái ngược với tên miền,
trong đó có các phần quan trọng nhất của tên đầu tiên, định dạng chấm thập phân có
bytes quan trọng nhất đầu tiên. Do đó trong hệ thống tên miền ( DNS), địa chỉ chấm thập
phân được hiển thị theo thứ tự ngược lại.
Ví dụ: Cho địa chỉ IPv4:

129.34.139.30
Trong địa chỉ in-addr.arap sẽ cho:
30.139.34.129.in-addr.arpa.
Điều này được xử lý hơi khác nhau cho các địa chỉ IPv6. Bởi vì cấu trúc của địa chỉ
IPv6, thứ tự đảo ngược lại được thực thi trong các Nibble thay cho các Octet. Ngoài ra,
các miền trong in-addr.arpa không bao gồm IPv6. Thay vào đó, tên miền được sử dụng
là IP6.ARPA.
Ví dụ: Cho địa chỉ IPv6 sau:
4321:0:1:2:3:4:567:89ab
Chia nhỏ nó vào nibbles, đảo ngược lại thứ tự, và gắn vào trường tên miền:
b.a.9.8.7.6.5.0.4.0.0.0.3.0.0.0.2.0.0.0.1.0.0.0.0.0.0.0.1.2.3.4.IP6.ARPA
Với một địa chỉ IP, hệ thống tên miền – DNS có thể được dùng để tìm kiếm tên máy chủ
13


phù hợp. Một tên miền truy vấn để thực hiện điều này được gọi là pointer query.

14


VII. Các không gian phân phối tên.
Hệ thống tên miền DNS sử dụng khái niệm về không gian phân phối tên miền. Tên
tượng trưng được nhóm thàn khu thi hành (zones of authority), thường được gọi là các
khu ( zones). Trong mỗi zone, một hoặc nhiều máy chủ ( hosts) có nhiệm vụ lưu trữ cơ
sở dữ liệu của cả tên tượng trưng và địa chỉ IP trong vùng (zone) đó, và cung cấp một
chức năng dịch vụ cho khách hàng, những người muốn dịch tên tượng trưng thành địa
chỉ IP. Những máy chủ tên cục bộ sau đó ( thông qua liên mạng trên mà chúng được kết
nối) một cách hợp lý kết nối với nhau thành mọt cây phân cấp tên miền (domain). Mỗi
vùng chưa một phần hoặc một cây con của cây phân cấp, và tên nằm trong vùng được
quản lý độc lập với các tên thuộc các vùng khác. Cho phép mỗi vùng có quyền sở hữu

các máy chủ tên.
Thông thường, các máy chủ tên có thẩm quyền cho phép một vùng (zone) sẽ có tên miền
thuộc vùng đó, nhưng điều này là không bắt buộc. Trường hợp tên miền chứa các cây
con rơi tại những khu vực khác nhau, máy chủ tên hoặc các máy chủ có thẩm quyền trên
tên miền giám sát được cho là “delegate authority” (ủy quyền) tới máy chủ tên hoặc các
máy chủ khác với quyền thực thi trên các tên miền phụ. Các máy chủ tên có thể cũng
được ủy quyền cho chính chúng, trong trường hợp này, không gian tên miền vẫn đươc
chia thành các vùng di chuyển xuống cây tên miền, nhưng quyền cho hai vùng được xử
lý bởi cùng một máy chủ. Việc chia không gian tên miền thành các vùng được thực hiện
bằng cách sử dụng các bản ghi tài nguyên lưu trữ trong hệ thống tên miền ( DNS).
Tại miền gốc mức đỉnh ( top – level root domain), có một ngoại lệ. Không có hệ thống
cao hơn có thể được ủy quyền, nhưng nó không phải là mong muốn có tất cả truy vấn
tên miền đủ điều kiện để được dẫn đến chỉ một hệ thống. Do đó, quyền cho các vùng
mức cao là được chia sẻ giữa một tập các máy chủ tên gốc ( root name servers) được
phân phối bởi ICANN.
Để minh họa tốt hơn quá trình giải quyết một tên tượng trưng cho một địa chỉ IP, xem
15


xét một truy vấn cho myHost.myDept.myCorp.com, và máy chủ tên của chúng ta không
có sẵn câu trả lời trong bộ nhớ đệm ( catche). Truy vấn đi tới máy chủ tên gốc .com (
.com root name server). Trong giai đoạn này, nó được coi là một máy chủ tên đã lưu sãn
các câu trả lời cần thiết. Tuy nhiên, các truy vấn có thể được tiếp tục giao cho một máy
chủ tên myDept.myCorp.com.
Kết quả là:
- Thay vì có một máy chủ trung tâm cho các cở sở dữ liệu, các công việc tham gia
giải quyết vấn đề duy trì cơ sở dữ liệu này giảm tải cho các máy chủ thông qua
không gian tên.
- Quyền tạo và thay đổi tên máy chủ tượng trưng và trách nhiệm duy trì một cơ sở
dữ liệu cho chúng được ủy quyền cho tổ chức sở hữu vùng (trong không gian tên)

có chứa các tên máy chủ.
- Từ quan điểm người sử dụng, có một cơ sở dữ liệu duy nhất mà thỏa thuận với
những phân dải địa chỉ này. Người dùng có thể hiểu biết về cơ sở dữ liệu được
phân phối, nhưng nhìn chung điều này không cần được quan tâm.
Lưu ý: Mặc dù miền trong không gian tên thường xuyên được lập bản đồ trong một cập
nhật logic với mạng và mạng con trong lược đồ địa chỉ IP, đây không phải là yêu cầu của
hệ thống tên miền. Xem xét một bộ định tuyến giữa hai mạng con. Nó có hai địa chỉ IP,
một cho adapter mạng. Nhưng nó sẽ là bất thường nếu có hai tên tượng trưng.

16


VIII. Phân giải tên miền ( Domain name resolution).
Các bước thực hiện quá trình phân giải tên miền:
(1). Một chương trình người sử dụng đưa ra yêu cầu bằng lời gọi hệ thống
gethostbyname() ( lời gọi đặc biệt này hỏi địa chỉ IP của mày chủ bằng cách đi qua các
tên máy chủ) hoặc lời gọi hệ thống gethostname() ( cái mà hỏi tên máy chủ cho một
máy chủ bằng cách đi qua các địa chỉ IP).
(2). Thiết bị giải đưa ra một công thức một truy vấn tới máy chủ tên. ( Thiết bị giải hoàn
toàn có một bộ nhớ catche tên cục bộ để tham khảo trước); phân giải không còn sơ khai.
(3). Máy chủ tên kiểm tra để xem câu trả lời là trên cơ sở dữ liệu có thẩm quyền cục bộ
hoặc bộ nhớ catche, nếu có, trả lại cho khách hàng. Nếu không, nó truy vấn các máy chủ
tên có sẵn, bắt đầu xuống từ gốc của cây DNS hoặc đi lên cao tới mức có thể có.
(4). Các chương trình người sử dụng cuối cùng cũng đưa ra một địa chỉ IP tương ứng
(hoặc tên máy chủ, tùy thuộc vào truy vấn) hoặc một lỗi, nếu truy vấn không thể trả lời.
Thông thường chương trình sẽ không được cung cấp một danh sách tất cả các máy chủ
tên được tham vấn để xử lý các câu truy vấn.
Độ phân giải tên một tiến trình máy khách/máy chủ. Các chức năng máy khách ( được
gọi là thiết bị giải, hoặc phân giải tên) là minh bạch đối với người sử dụng và được gọi
bởi một ứng dụng để giải quyết các biểu tượng tên cấp cao và địa chỉ IP hoặc ngược lại.

Các máy chủ tên ( còn được gọi là máy chủ tên miền – domain name server) là ứng dụng
máy chủ cung cấp để dịch giữa tên máy cao cấp và các địa chỉ IP. Việc truy vấn/trả lời
tin nhắn có thể được vận chyển bằng UDP hoặc TCP.
Bộ phân giải tên miền hoàn toàn( Domain name full resolver).
Hình sau cho thấy một chương trinh phân giả đầy đủ, được phân biệt với chương trình
người sử dụng, để chuyển tiếp tất cả các truy ván tới một máy chủ tên để xử lý. Câu trả
lời được lưu trữ bởi các máy chủ tên để sử dụng về sau.

17


Hình 1- Sử dụng một bộ phân giải đầy đủ cho phân giải tên miền DNS.
Bộ phân giải tên miền sơ khai ( Domain name stub resolver).
Hình dưới đây chỉ ra một stub-resolver, một router kết nối với chương trình người sử
dụng, chuyển các truy vấn tới một máy chủ tên cho xử lý. Câu trả lời được lưu trữ bởi
các máy chủ tên, không thường bởi các bộ phân giải, mặc dù nó được thực thi phụ thuộc
vào bộ phân giải. Trên hầu hết các nền tảng, các stub resolver được thực thi bởi hai thủ
tục thư viện ( hoặc bởi một số biến thể của các thủ tục): gethostname () và
gethostbyaddr (). Chúng được sử dụng để chuyển đổi tên máy chủ đến các địa chỉ IP và
ngược lại. Stub resolver là phổ biến hơn so với full resolver.

18


Hình 2: Sử dụng stub resolver cho phân giải tên miền DNS.
Domain name resolver operation.
Truy vấn tên miền có thể là một trong hai loại: Đệ quy hoặc lặp đi lặp lại ( còn gọi là
không đệ quy). Một bit cờ trong truy vấn tên miền xác định xem các client yêu câu truy
vấn đệ quy hay không, và một bit cờ đáp ứng các quy định cụ thể hay không hỗ trợ các
máy chủ truy vấn đệ quy. Sự khác biệt giữa một truy vấn đệ quy và một truy vấn lặp đi

lặp lại phát sinh khi máy chủ nhận được yêu cầu mà nó có thể không cung cấp câu trả lời
đầy đủ của chính nó. Một truy vấn đệ quy yêu cầu máy chủ đưa ra truy vấn cho chính nó
để xác định thông tin được truy vấn và trả về câu trả lời đầy đủ cho client. Một truy vấn
lặp đi lặp lại có nghĩa là máy chủ tên trả về thông tin gì nó đã có sẵn và cũng là một
danh sách các máy chủ bổ sung cho client kết nối để hoàn thành câu truy vấn.
Tên miền có thể được đáp ứng một trong hai loại: có thẩm quyền và không cso thẩm
quyền. Một bit cờ trong đáp ứng chỉ ra loại đáp ứng là gì. Khi một máy chủ tên nhận
một truy vấn cho một miền trong vùng mà trên đó nó có thẩm quyền, nó trả về tất cả các
thông tin yêu cầu đáp ứng với trả lời có thẩm quyền cờ thiết lập. Khi nó yêu cầu một
truy vấn cho miền trên nó không có thẩm quyền, hoạt động của nó phụ thuộc vào các
thiết lập đệ quy yêu cầu cờ trong truy vấn:
- Nếu đệ quy yêu cầu cờ được thiết lập và máy chủ hỗ trợ truy vấn đệ quy, nó sẽ
trực tiếp chuyển truy vấn của nó tới một máy chủ tên khác. Điều này nghĩa là một
máy chủ tên có thẩm quyền cho miền được đưa ra trong câu truy vấn, hoặc nó sẽ
là một trong những máy chủ tên gốc ( root name servers). Nếu máy chủ thứ hai
không trả về câu trả lời ủy nhiệm ( ví dụ, nếu nó được ủy nhiệm tới máy chủ
khác), quá trình này được lặp lại.
- Khi một máy chủ ( hoặc một chương trình full resolver) yêu cầu một đáp ứng, nó
sẽ lưu trữ để cải thiện hiệu năng của truy vấn lặp. Mục nhập lưu trữ được lưu cho
độ dài lớn nhất thời gian quy định bởi người tạo thành ( 32 bit time – to- time
TTL) được chứa trong đáp ứng. Một điển hình TTL có giá trị 86.400 giây ( 1
ngày).
19


- Nếu đệ quy yêu cầu cờ thiết lập hoặc máy chủ không hỗ trợ truy vấn đệ quy, nó sẽ
trả về bất cứ thông tin gì nó có trong bộ nhớ cache của nó và một danh sách máy
chủ tên khác có thể kết nối được để biết thông tin có thẩm quyền.

20



IX. Hoạt động máy chủ tên miền ( Domain name server
operation).
Mỗi máy chủ tên có thẩm quyền hoặc là không hoặc là nhiều vùng. Có 3 loại máy chủ
tên:
(1). Máy chủ tên chính ( Primary): Một máy chủ tên chính tải thông tin của một vùng từ
đĩa và có thẩm quyền trên vùng.
(2). Thứ cấp (Secondary): Môt máy chủ tên miền thứ cấp có thẩm quyển trên một vùng,
nhưng có được thông tin vùng của nó từ một máy chủ chính sử dụng quá trình chuyển
vùng ( zone transfer). Để duy trì đồng bộ các máy chủ tên thứ cấp truy vấn máy với mức
độ thường xuyên ( khoảng3 giờ) và thực thi lại vận chuyển vùng nếu máy chính được
cập nhật. Một máy chủ tên có thể thực thi nhwu một một chủ tên chính hoặc máy chủ
tên thứ cấp cho đa miền, hoặc một máy chính cho một vài miền còn máy thứ cấp cho
những miền khác. Một máy chủ tên chính hoặc thứ cấp thực hiện tất cả các chức năng
của máy chủ tên caching – only.
(3). Caching- only: Một máy chủ tên không có thẩm quyền đối với bất cứ vùng nào được
gọi là máy chủ tên caching – only. Một máy chủ tên cachinh – onle nhận tất cả các dữ
liệu từ máy chủ tên chính hoặc thứ cấp như một truy vấn. Nó đòi hỏi ít nhất một NS để
trỏ đến một máy chủ tên mà từ đó nó có thể bước đầu có được thông tin.
Khi một vùng được đăng ký với gốc và vùng riêng biệt có thẩm quyền được thành lập,
các quy tác sau được áp dụng:
- Miền phải được đăng ký với quản trị root.
- Phải có một quản trị viên xác định cho tên miền.
- Phải có ít nhất hai máy chủ tên có thẩm quyền cho vùng có truy cập từ bên ngoài
và bên trong miền để đảm bảo không có điểm duy nhất của lỗi.
Có thể gợi ý các máy chủ tên ủy nhiệm sử dụng các nguyên tắc này, bởi vì máy chủ tên
ủy quyền chịu trách nhiệm về hành vi của các máy chủ tên theo thẩm quyền.
21



Bản ghi tài nguyên hệ thống tên miên ( Domain name system resource
records).
Cơ sở dữ liệu phân tán hệ thống tên miền ( DNS) bao gồm các bản ghi tài nguyên (
RRs), được chia thành các lớp cho các loại mạng khác nhau. Bản ghi tài nguyên cung
câos một bản đồ giữa tên miền và các đối tượng mạng. Các đối tượng mạng phổ biến
nhất là địa chỉ của các máy chủ Internet, nhưng hệ thống tên miền được thiết kế để chứa
một loạt các đối tượng khác nhau.
Một vùng bao gồm một nhóm các bản ghi tài nguyên, bắt đầu với bản ghi Start of
Authority ( SoA). Bản ghi SoA xác định tên miền của vùng. Sẽ có một máy chủ tên (NS)
ghi lại cho các máy chủ tên chính cho vùng này. Hiện cũng có thể ghi NS cho cá máy
chủ tên phụ. Các bản ghi NS được dùng để xác định thẩm quyền của máy chủ tên của
nó. Tiếp theo những bản ghi này là bản ghi tài nguyên, cái mà ánh xạ tên tới địa chỉ IP
hoặc bí danh cho tên.
Hình dưới đây chỉ ra định dạng chung cho bản ghi tài nguyên.

Hình 3: Định dạng bản ghi tài nguyên chung DNS.
Trong đó:
(1). Name: Tên miền được xác định. Hệ thống tên miền (DNS) là chung chung trong
quy định các thành phần tên miền. Tuy nhiên, nó đề xuất một cú pháp cho tên miền giảm
22


thiểu khả năng ứng dụng sử dụng bộ phân giải tên miền DNS ( có nghĩa là gần như tất
cả các ứng dụng TCP/IP) từ việc dịch sai một tên miền. Cú pháp này được đề xuất sẽ
bao gồm một loạt các nhãn bao gồm các ký tự chữ hoặc dấu gạch nối, mỗi nhãn có chiều
dài từ 1 đến 63 ký tự, bắt đầu từ một ký tự chữ cái. Mỗi cặp nhãn được phân cách bởi
dấu chấm, trong hình thức con người có thể đọc được, nhưng không theo hình thức sử
dụng thông điệp DNS. Tên miền là không nhạy cảm.
(2). Type: Xác định kiểu của tài nguyên trong bản ghi này. Có thể có nhiều giá trị nhưng

một số trong đó là phổ biến, cùng với các RFC xác định rõ chúng, được liệt kê trong
bảng hình 4.
(3) Class: Xác định họ giao thức. Giá trị thương được sử dụng phổ biến là IN ( The
Internet system), mặc dù những giá trị khác được định nghĩa bởi RFC 1035 và bao gồm:
+ CS ( giá trị 2): Các lớp CSNET ( đã lỗi thời).
+ CH ( giá trị 3): Các lớp CHAOS.
+ HS ( giá trị 4): Các lớp Hesiod.
(4). TTL:

TTL (time – to – time) thời gian trong vài giây mà bản ghi tài nguyên sẽ

được hợp lệ trong bộ nhớ cache máy chủ tên, được lưu trữ trong bộ DNS như một giá trị
32-bit không dấu. Một giá trị tiêu biểu cho hồ sơ đến các địa chỉ IP là 86.400 giây ( một
ngày).
(5). Rdlength: Một giá trị số nguyên 16-bit không dấu chỉ định chiều dài, trong octets,
của trường RData.
(6) RData: Một chuỗi chiều dài của các octet mô tả tài ngyên. Định dạng của giá trị
thông tin này được ghi theo theo Type và Class của bản ghi tài nguyên.

23


24


Hình 4: Một số loại bản ghi tài nguyên có thể có.
10. Thông điệp hệ thống tên miền ( Domain Name System massage).
Tất cả các thông điệp trong giao thức hệ thống tên miền sử dụng định dạng duy nhất.
Khung này được gửi bởi các bộ phân giải tới các máy chủ tên. Chỉ có thành phần đầu và
thành phần câu hỏi được sử dụng để tạo thành truy vấn. Trả lời và chuyển tiếp của truy

vấn được sử dụng các khung tương tự, nhưng với nhiều phần điền vào ( câu trả lời/
quyền/ phần cộng thêm).

25


×