BỘ 40 ĐỀ THI HỌC KỲ 1 (VẬT LÝ 8)
CÁC TRƯỜNG THCS TPHCM (NĂM 2014 – 2015)
ĐỀ SỐ 1: QUẬN 3, NĂM 2014 – 2014
Câu 1:
a) Thế nào là quán tính? Quán tính của một vật được thể hiện như thế nào?
b) Dựa trên hiện tượng quán tính để giải thích: Khi ô tô đang chuyển động, đột ngột thắng
gấp, hành khách trên xe bị ngã về phía nào? Vì sao?
Câu 2:
a) Thế nào là lực ma sát? Lực ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ xuất hiện khi nào?
b) Nêu 1 ví dụ cho thấy tác dụng có hại của lực ma sát và biện pháp làm giảm ma sát này.
c) Nêu một ví dụ cho thấy tác dụng có lợi của lực ma bvxgf cbfg vfgd4 cccsát và biện pháp
làm tăng ma sát này.
Câu 3:
a) Thế nào là áp lực? Áp lực có tác dụng càng mạnh khi nào? Đại lượng nào thể hiện tác
dụng mạnh yếu của áp lực?
b) Xe tải chở hàng hóa có khối lượng tổng cộng 10 tấn đậu trên mặt đường nằm nang. Tính
áp suất xe tác dụng xuống mặt đường. Biết xe tải có 10 bánh và diện tích tiếp xúc của
mỗi bánh xe với mặt đường là 250cm2.
Câu 4: Một bồn chứa nước có trọng lượng riêng 10000N/m 3, cột nước trong bồn cao 10m, trên
mặt nước là không khí có áp suất 100000Pa. Tính:
a) Áp suất nước tác dụng lên một điểm cách đáy 2m.
b) Áp suất tác dụng lên đáy bồn chứa.
Câu 5: Cùng lúc xe gắn máy xuất phát tại A đi về B mất 3 giờ. Ô tô xuất phát từ B đi về A với
vận tốc 54km/h. Biết 2 địa điểm A và B cách nhau 108km trên cùng đường thẳng.
a) Tính vận tốc xe gắn máy và thời gian ô tô đi từ B về A.
b) Hai xe gặp nhau sau bao lâu kể từ khi xuất phát? Khi gặp nhau, hai xe cách A bao nhiêu
km?
ĐỀ SỐ 2: TRƯỜNG NGÔ TẤT TỐ, QUẬN PHÚ NHUẬN, NĂM 2014 – 2015
Câu 1:
a) Thế nào là tốc độ? Viết công thức, tên gọi và đơn vị đo của các đại lượng có trong công
thức.
b) Xe A chuyển động với tốc độ 54km/h, xe B chuyển động với tốc độ 20m/s. Xe nào chạy
nhanh hơn? Vì sao?
Câu 2:
a) Hãy mô tả vector lực FC của hình dưới bằng lời.
b) Vẽ thêm vector lực FK tác dụng lên vật để vật chuyển động thẳng đều.
Câu 3: Cho 3 vật A, B, C cùng nhúng chìm trong nước như hình vẽ:
1
a) Lực đẩy Archimede tác dụng lên vật nào lớn nhất? Vì sao?
b) Áp suất chất lỏng tác dụng lên vật nào lớn nhất? Vì sao?
Câu 4: Thế nào là áp suất khí quyển? Áp suất này tác dụng lên các vật trong khí quyển theo
phương nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến áp suất khí quyển? Kể tên các đơn vị đo
áp suất khí quyển.
Câu 5: Một quả cầu kim loại nhỏ có trọng lượng 1,3N. Móc quả cầu vào lực kế rồi thả chìm hoàn
toàn trong nước, số chỉ của lực kế là 0,8N. Cho dnước = 10000N/m3.
a) Tính lực đẩy Archimede tác dụng lên vật.
b) Tính thể tích quả cầu.
c) Nếu nhúng quả cầu này vào trong rượu thì số chỉ của lực kế là bao nhiêu? Cho d rượu =
8000N/m3.
ĐỀ SỐ 3: QUẬN TÂN BÌNH, NĂM 2014 – 2015
Câu 1: Thế nào là tính tương đối của chuyển động và đứng yên? Tính tương đối của chuyển động
và đứng yên tùy thuộc yếu tố nào? Cho 1 ví dụ.
Câu 2: Thế nào là hai lực cân bằng? Quyển sách nằm yên trên bàn chịu tác dụng hai lực cân bằng
nào? Vẽ hình. Vật đang chuyển động đều mà chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì sẽ
chuyển động như thế nào?
Câu 3: Nêu đặc điểm của các mặt thoáng chất lỏng ở các nhánh bình thông nhau. Càng xuống
sâu trong chất lỏng thì độ lớn áp suất chất lỏng thay đổi như thế nào?
F
Câu 4: Lực tác dụng lên viên bi A (hình sau).
F
a) Hãy nêu các yếu tố của lực .
b) Khi viên bi chuyển động, lực ma sát sinh ra giữa viên bi và mặt bàn là lực ma sát trượt
hay ma sát lăn?
Câu 5: Một ô tô đi hết đoạn đường AB dài 120m mất 20 giây. Sau đó ô tô đi tiếp đoạn BC dài
540m mất 3 phút. Tính vận tốc trung bình của ô tô trên đoạn đường AB và trên cả đoạn
đường AC.
Câu 6: Tại giải cử tạ vô địch thế giới diễn ra vào tháng 11 năm 2014 tại Kazakhstan, lực sĩ Thạch
Kim Tuấn của Việt Nam ở hạng cân nặng 56kg đã nâng thành công mức tạ có tổng khối
lượng 135kg, mang về tấm HCV cử tạ, giật và đã phá kỷ lục trẻ thế giới, trẻ châu Á.
a) Lực sĩ trên đã nâng các quả tạ có tổng trọng lượng bao nhiêu Niuton?
2
b) Hỏi khi lực sĩ trên nâng tạ, sàn thi đấu ở dưới chân lực sĩ chịu tổng áp lực bao nhiêu
Niuton? Chịu một tổng áp suất bao nhiêu Pa? Biết tổng diện tích cả hai đế giày của lực sĩ
đang mang là 0,04m2.
ĐỀ SỐ 4: QUẬN BÌNH TÂN, NĂM 2014 – 2015
Câu 1:
a) Thế nào là chuyển động đều?
b) Viết công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều và cho biết ý nghĩa
các đại lượng có trong công thức.
Câu 2: Áp suất là gì? Viết công thức tính áp suất chất lỏng và cho biết ý nghĩa các đại lượng có
trong công thức.
Câu 3: Quán tính là gì?
Câu 4: Treo một vật vào lực kế, khi đặt trong không khí thì lực kế chỉ 9N. Nhúng vật chìm hoàn
toàn vào nước thì lực kế chỉ 2N. Cho trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
a) Tính lực đẩy Archimede tác dụng lên vật.
b) Tính thể tích của vật.
Câu 5: Một khối gỗ có khối lượng 20kg đặt trên mặt sàn nằm ngang. Diện tích tiếp xúc giữa khối
gỗ với mặt sàn là 0,05m2. Tính áp suất do khối gỗ tác dụng lên sàn.
Câu 6: Tại sao khi lặn xuống nước ta lại có cảm giác tức ngực? Người thợ lặn chuyên nghiệp
phải khắc phục bằng cách nào?
ĐỀ SỐ 5: TRƯỜNG SÔNG ĐÀ, QUẬN PHÚ NHUẬN, NĂM 2014 – 2015
Câu 1: Vì sao có thể nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối? Cho ví dụ minh họa.
Câu 2: Một hòn đá có thể tích 250cm 3 được thả chìm vào trong nước. Tìm độ lớn lực đẩy
Archimede của nước tác dụng lên hòn đá. Cho trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
Câu 3: Diễn tả bằng lời các yếu tố của lực F tác dụng vào vật ở hình vẽ dưới đây:
Câu 4: Khi ta đang chạy nếu bị vấp phải bậc thềm ta sẽ bị ngã như thế nào? Giải thích tại sao?
Câu 5: Cắm một ống thủy tinh (hở 2 đầu) ngập trong nước, rồi lấy ngón tay bịt kín đầu phía trên
và kéo ống ra khỏi nước. Nước có chảy ra khỏi ống hay không? Tại sao?
Câu 6: Một bình hình trụ có diện tích mặt đáy. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m 3.
Câu 7: Một học sinh đi xe đạp với tốc độ trung bình 12km/h từ nhà đến trường cách xa nhau
1800m.
a) Chuyển động của học sinh là chuyển động đều hay không đều? Tại sao?
b) Số ghi 12km/h có ý nghĩa gì?
c) Tính thời gian học sinh đó đi từ nhà đến trường.
ĐỀ SỐ 6: QUẬN 6, NĂM 2014 – 2015
Câu 1:
a) Tốc độ cho biết điều gì và được xác định như thế nào?
b) Viết công thức tính tốc độ. Cho biết tên và đơn vị các đại lượng trong công thức.
Câu 2:
a) Tại sao nói lực là một đại lượng vector?
b) Diễn tả bằng lời các yếu tố của lực trong hình sau:
3
Câu 3:
a) Kể tên các lực ma sát mà em biết.
b) Trong các trường hợp sau đây, loại lực ma sát nào đã xuất hiện?
- Kéo một hộp gỗ trượt trên mặt bàn.
- Đặt một cuốn sách lên mặt bàn nằm nghiêng so với phương ngang, cuốn sách vẫn
đứng yên.
- Một quả bóng lăn trên mặt đất.
Câu 4: Một người đang chạy bị vấp té, người đó sẽ ngã về phía nào? Tại sao?
Câu 5: Một bình hình trụ cao 0,6m chứa đầy dầu.
a) Tính áp suất của dầu lên đáy bình và ở điểm A cách đáy bình 20cm.
b) Tính áp lực của dầu lên đáy bình. Biết diện tích đáy bên trong của bình là 150cm 2.
Câu 6: Một miếng sắt có thể tích 0,0002m3 được nhúng chìm trong nước.
a) Tính lực đẩy Archimede của nước tác dụng lên miếng đất.
b) Nếu miếng sắt được nhúng ở những độ sâu khác nhau thì lực đẩy Archimede có thay đổi
không? Vì sao?
Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
ĐỀ SỐ 7: HUYỆN BÌNH CHÁNH, NĂM 2014 – 2015
Câu 1: Một người đi xe máy từ A đến B dài 10km hết 15 phút, sau đó lại tiếp tục đi từ B đến C
dài 6km với vận tốc 30km/h.
a) Tính thời gian xe máy đi hết quãng đường từ B đến C.
b) Tính vận tốc trung bình của người đó trên quãng đường từ A đến C.
Câu 2: Một hồ nước hình hộp chữ nhật cao 2,4m chứa đầy nước.
a) Tính áp suất của nước tác dụng lên đáy hồ. Cho trọng lượng riêng của nước là
10000N/m3.
b) Tính áp suất của nước tác dụng lên điểm A nằm cách đáy hồ 1m.
c) Nếu hàm lượng nước trong hồ giảm đi một nửa thì lúc này áp suất nước tác dụng lên đáy
hồ tăng hay giảm.
Câu 3: Hãy diễn tả bằng lời các yếu tố của lực ở hình vẽ sau:
Câu 4:
a) Kể tên các loại lực ma sát và cho biết mỗi lực ma sát đó sinh ra khi nào?
b) Vì sao các bánh xe đều phải có khía rãnh?
Câu 5: Trình bày những hiểu biết của em về áp suất khí quyển. Từ đó hãy cho biết khi bịt chặt lỗ
nhỏ trên nắp bình nước tinh khiết thì nước có chảy ra bình thường không? Giải thích.
ĐỀ SỐ 8: TRƯỜNG TÂN XUÂN, HÓC MÔN, NĂM 2014 – 2015
Câu 1: Áp suất là gì?
Câu 2:
a) Viết công thức, tên gọi, đơn vị của các đại lượng trong công thức tính áp suất chất rắn?
b) Muốn giảm áp suất ta phải làm sao?
Câu 3:
a) Tìm 4 ví dụ về ứng dụng của bình thông nhau trong thực tế.
4
b) Tại sao xe tải nặng lại phải có nhiều bánh xe?
Câu 4: Một thùng cao 50cm chứa đầy nước, biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
a) Tính áp suất của nước tác dụng lên đáy thùng.
b) Tính áp suất của nước tác dụng lên điểm cách đáy 20cm.
c) Tính áp suất của nước tác dụng lên mặt thoáng của nước.
Câu 5: Một khối kim loại nhỏ có thể tích 200dm 3 được nhúng chìm hoàn toàn vào trong nước.
Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
a) Tính lực đẩy Archimede tác dụng lên khối kim loại.
b) Nhúng chìm vật sâu hơn trong nước thì lực đẩy Archimede tác dụng lên vật có thay đổi
không? Tại sao?
ĐỀ SỐ 9: QUẬN 12, NĂM 2014 – 2015
Câu 1:
a) Thế nào là quán tính?
b) Khi đang đi hoặc chạy và bị vấp té, thân người bị ngã sẽ bị chúi về phía nào? Vì sao?
Câu 2:
a) Thế nào là lực ma sát? Kể tên các loại lực ma sát mà em đã học.
b) Nêu những tác hại của lực ma sát và biện pháp để làm giảm lực ma sát đó.
Câu 3: Cho một cái ống có độ cao đủ lớn.
a) Người ta đổ thủy ngân vào ống sao cho mặt thủy ngân cách đáy ống 0,46cm. Tính áp suất
do thủy ngân tác dụng lên đáy ống và lên điểm A cách đáy ống 0,14cm. Biết trọng lượng
riêng của thủy ngân là 136000N/m3.
b) Để tạo ra một áp suất ở đáy ống như câu a, phải đổ nước vào ống đến mức nào? Biết
trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
Câu 4: Treo một vật vào lực kế, khi để ngoài không khí thì lực kế chỉ 4,5N. Khi nhúng vật vào
tràn bình chứa đầy nước làm 150cm3 nước tràn ra ngoài.
a) Tính lực đẩy Archimede của nước tác dụng lên vật.
b) Hãy cho biết khi đó lực kế chỉ bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m 3.
Câu 5:
a) Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều?
b) Viết công thức tính tốc độ trung bình của chuyển động không đều. Nêu tên và đơn vị các
đại lượng trong công thức.
ĐỀ SỐ 10: TRƯỜNG TRƯƠNG VĨNH KÝ, NĂM 2014 – 2015
Câu 1:
a) Áp lực là gì? Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào yếu tố nào?
b) Nói áp suất khí quyển bằng 760mmHg có nghĩa gì? Tính áp suất này ra Pa?
Câu 2:
a) Viết công thức tính lực đẩy Archimede? Chú thích và đơn vị các đại lượng.
b) Tính lực đẩy Archimede tác dụng lên miếng sắt có thể tích 6dm 3 khi nhúng chìm trong
nước. Cho dnước = 10000N/m3.
Câu 3:
a) Khi nào vật chìm, vật nổi, vật lơ lửng trong chất lỏng?
b) Một hòn bi thép (dthép = 78000N/m3) thả vô chậu đựng nước (d nước = 10000N/m3) thì hòn
bi sẽ nổi hay chìm? Tại sao?
Câu 4: Một vật có khối lượng 6kg đặt trên mặt bàn nằm ngang. Diện tích tiếp xúc giữa vật và
mặt bàn là 40cm2.
a) Tính trọng lượng của vật. Suy ra độ lớn áp lực tác dụng lên mặt bàn.
5
b) Tính áp suất của vật tác dụng lên mặt bàn.
Câu 5: Một vật đặc, không thấm nước, được móc vào lực kế để đo lực theo phương thẳng đứng.
Khi vật ở trong không khí, lực kế chỉ 7,8N. Khi nhúng vật chìm trong nước thì lực kế chỉ
6,8N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m 3. Tính lực đẩy Archimede tác dụng
lên vật và khối lượng riêng của chất tạo nên vật.
ĐỀ SỐ 11: TRƯỜNG LỮ GIA, QUẬN 11, NĂM 2014 – 2015
Câu 1:
a) Chuyển động cơ học là gì? Ví dụ.
b) Một học sinh đi học từ nhà đến trường với vận tốc 12km/h. Hỏi nhà học sinh đó cách
trường bao xa? Biết học sinh đó cần 10 phút để đến trường.
Câu 2: Một con gà và một con vịt nặng như nhau đi vào bãi lầy. Hãy cho biết con nào bị lún
nhiều hơn? Giải thích.
Câu 3:
a) Viết và chú thích công thức tính áp suất chất lỏng.
b) Trình bày nguyên tắc bình thông nhau. Ứng dụng.
Câu 4: Khi vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng sẽ như thế nào? Cho một quả cầu treo cố định
trên dây có trọng lượng 2N. Hãy biểu diễn các vector lực tác dụng lên quả cầu. Cho tỉ
xích 1cm tương ứng 1N.
Câu 5: Vì sao khi mở nắp chai, người ta thường lót tay bằng vải hay cao su?
Câu 6:
a) Một người có trọng lượng 520N đứng trên sàn nhà. Diện tích tiếp xúc của 2 bàn chân lên
sàn nhà là 0,05m2. Tính áp suất của người đó lên sàn nhà?
b) Áp suất nước biển tác dụng lên người thợ lặn là 4326000Pa. Hỏi người thợ lặn đang ở độ
sâu nào so với mặt nước biển. Cho trọng lượng riêng của nước biển là 10300N/m3.
ĐỀ SỐ 12: QUẬN GÒ VẤP, NĂM 2014 – 2015
Câu 1: Người tài xế đang lái xe chạy trên đường như hình sau:
a) Nếu chọn tài xế làm mốc, trong các vật sau: xe ô tô, cột điện, vật nào chuyển động, vật
nào đứng yên?
b) Nếu chọn người đứng bên đường làm mốc, trong các vật sau: xe ô tô, cột điện, vật nào
chuyển động, vật nào đứng yên?
Câu 2: Kể tên các loại lực ma sát mà em đã học. Mỗi loại cho 1 ví dụ.
Câu 3: Diễn tả bằng lời các yếu tố của các lực sau:
6
Câu 4: Nêu thí nghiệm chứng tỏ chất lỏng gây ra áp suất lên đáy bình và thành bình.
Câu 5: Vật A có trọng lượng 600N đặt trên nền nhà. Diện tích tiếp xúc của vật với nền nhà là
0,02m2.
a) Tính áp suất của vật A lên nền nhà.
b) Vật B có cùng trọng lượng với vật A, khi đặt trên nền nhà vật B tác dụng áp suất lên nền
nhà có độ lớn gấp đôi áp suất của vật A tác dụng lên nền nhà. Tính diện tích tiếp xúc của
vật B với nền nhà.
Câu 6: Một người đi xe máy từ A đến B dài 4km hết 15 phút. Khi đến B người đó tiếp tục đi từ B
đến C dài 24km với vận tốc 30km/h.
a) Tính vận tốc trung bình người đó đi trên quãng đường AB và thời gian đi từ B đến C.
b) Tính vận tốc trung bình người đó đi trên cả quãng đường từ A đến C.
ĐỀ SỐ 13: QUẬN TÂN PHÚ, NĂM 2014 – 2015
Câu 1: Viết công thức tính áp suất. Chú thích đầy đủ.
Câu 2: Các nhà khoa học thường nói đi giày cao gót sẽ gây hại cho sức khỏe. Tính áp suất của
giày tác dụng lên sàn nhà trong các trường hợp. Biết trọng lượng của người là 600N.
a) Khi người đứng trên mặt sàn thì diện tích tiếp xúc của chân với sàn là 0,006m 2.
b) Khi đi, mũi và gót giày tác dụng lên sàn nhà là 2cm2.
Câu 3: Có mấy loại lực ma sát? Lực nào giúp ta cầm nắm được vật mà không bị rơi khỏi tay.
Câu 4: Khi đi trên ô tô, máy bay người ta khuyên nên thắt dây an toàn. Vì sao?
Câu 5: Nêu 2 ví dụ và tác dụng của áp suất khí quyển.
Câu 6: Một người đi ô tô từ Hồ Chí Minh đến Phan Thiết khoảng 210km. Tốc độ trung bình là
60km/h.
a) Tính thời gian đi từ Hồ Chí Minh đến Phan Thiết.
b) Tính tốc độ trung bình thật sự của ô tô từ Hồ Chí Minh đến Phan Thiết nếu thời gian thực
sự là 4h12 phút.
ĐỀ SỐ 14: QUẬN BÌNH THẠNH, NĂM 2014 – 2015
Câu 1:
a) Thế nào là chuyển động không đều?
b) Một ô tô đi hết quãng đường AB dài 100km mất 2h. Sau đó ô tô đi tiếp đoạn BC dài
210km mất 3h. Tính tốc độ trung bình của ô tô chỉ trên đoạn đường BC và cả đoạn đường
AC.
Câu 2:
a) Thế nào là 2 lực cân bằng?
b) Một khối gỗ có trọng lượng 150N nằm yên trên bàn. Hãy biểu diễn các lực tác dụng vào
khối gỗ trên theo tỉ lệ 1cm ứng với 30N.
7
Câu 3:
a) Áp lực là gì? Nêu 1 cách làm giảm áp suất của vật tác dụng lên mặt tiếp xúc.
b) Một bình nước lọc có trọng lượng 100N được đặt trên bàn. Diện tích tiếp xúc giữa bình
nước và bàn là 20cm2. Tính áp suất do bình nước tác dụng lên bàn.
Câu 4: Một máy nén thủy lực được dùng để nâng giữ 1 ô tô. Diện tích của pittong nhỏ là S 1 =
1,5cm2, diện tích của pittong lớn là S 2 = 140cm2. Khi tác dụng lên pittong nhỏ một lực là
F1 = 240N thì lực F2 do pittong lớn tác dụng lên ô tô là bao nhiêu? Bỏ qua khối lượng của
các pittong.
Câu 5: Một bình thủy tinh cao 1,5m được chứa đầy nước.
a) Tính áp suất do nước tác dụng lên điểm A ở đáy bình. Cho dnước = 10000N/m3.
b) Thay hết nước trong bình bằng dầu hỏa nhưng dầu hỏa chỉ chiếm 2/3 chiều cao của bình.
Tính chiều cao cột dầu hỏa và áp suất của dầu hỏa tác dụng lên điểm B cách miệng bình
0,75m. Cho ddầu = 8000N/m3.
ĐỀ SỐ 15: TRƯỜNG TRẦN ĐẠI NGHĨA, NĂM 2014 – 2015
Câu 1:
a) Thế nào là chuyển động cơ học?
b) Một người đi bộ đều trên quãng đường đầu dài 3km với vận tốc 2m/s. Quãng đường tiếp
theo dài 1,95km người đó đi hết 30 phút. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả 2
quãng đường ra m/s.
Câu 2: Vì sao khi búa bị lỏng cán, ta có thể làm chặt bằng cách gõ mạnh đuôi cán búa xuống đất.
Câu 3: Một quyển sách có khối lượng 0,5kg được đặt trên mặt bàn nằm ngang. Biểu diễn bằng
hình vẽ các lực tác dụng vào quyển sách theo tỉ xích 1cm ứng với 1N.
Câu 4:
a) Nêu đặc điểm của áp suất chất lỏng.
b) Một thùng hình trụ cao 1,2m chứa nước, có độ sâu từ mặt thùng đến mặt nước là 20cm.
Tính áp suất của nước lên đáy thùng và lên 1 điểm cách đáy thùng 40cm. Cho trọng
lượng riêng của nước là 10000N/m3.
Câu 5: Quả cầu nhôm A và quả cầu đồng B có trọng lượng bằng nhau cùng được nhúng chìm
trong nước. Hỏi quả cầu nào chịu lực đẩy Archimede lớn hơn? Vì sao?
Câu 6: Một vật rắn đặc không thấm nước có thể tích 500cm3 và có trọng lượng riêng 6000N/m3.
a) Khi nhúng vật này chìm trong nước rồi buông tay ra thì vật nổi hay chìm? Giải thích. Cho
trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
b) Xác định lực cần thiết để giữ cho vật trên nằm gọn trong lòng nước?
ĐỀ SỐ 16: TRƯỜNG CHU VĂN AN, QUẬN 11, NĂM 2014 – 2015
Câu 1:
a) Thế nào là chuyển động đều?
b) Máy bay hạ cánh là chuyển động gì? Vì sao?
Câu 2: Ô tô đang chạy trên đường, đột ngột thắng gấp, hành khách bị ngã về phía nào? Vì sao?
Câu 3:
a) Kể tên các loại lực ma sát.
b) Vì sao bề mặt vợt bóng bàn, găng tay thủ môn thường dán miếng cao su nổi gai thô ráp?
Điều đó có lợi hay có hại?
Câu 4:
a) Áp lực là gì?
b) Viết và chú thích công thức tính áp suất chất rắn?
c) Vì sao khi đi qua bùn lầy người ta thường dùng tấm ván đặt lên để đi?
8
Câu 5: Một bình hình trụ có tiết diện đáy là 200cm 2, khối lượng là 1,5kg được đặt trên mặt bàn
nằm ngang.
a) Tính áp suất của bình tác dụng lên mặt bàn.
b) Đổ vào bình một lượng nước có chiều cao cột nước là 30cm. Tính áp suất của nước tác
dụng lên điểm A cách đáy 5cm. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
c) Tính áp lực của bình nước tác dụng lên mặt bàn.
Câu 6: Một xe máy đi từ A đến B với vận tốc 30km/h. Sau đó đi từ B về A với vận tốc 50km/h.
Tổng thời gian cả đi và về là 8h. Tính khoảng cách AB.
ĐỀ SỐ 17: QUẬN 1, NĂM 2014 – 2015
Câu 1:
a) Khi nào thì sẽ xuất hiện lực ma sát nghỉ?
b) Nêu 1 ví dụ cho thấy tác dụng có lợi của lực ma sát nghỉ và nêu biện pháp làm tăng tác
dụng có lợi của lực ma sát đó.
Câu 2: Để đảm bảo an toàn khi giao thông trên đường bộ, người lái xe phải chạy đúng tốc độ. Vì
khi ô tô đang chạy nhanh đột thắng gấp, hành khách trên xe bị ngã giải thích và cho biết
hành khách bị ngã về phía nào?
Câu 3: Một xe ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động thẳng đều trên đường nằm ngang. Biết
độ lớn lực cản lên ô tô bằng 0,5 lần trọng lượng lên ô tô.
a) Tính độ lớn lực kéo làm ô tô chuyển động thẳng đều theo phương nằm ngang.
b) Biểu diễn lực kéo và lực cản tác dụng lên ô tô. Tỉ xích tự chọn.
Câu 4:
a) Viết và chú thích công thức tính áp suất chất lỏng.
b) Một người thợ lặn đang ở độ sâu 15m so với mặt nước. Cho biết trọng lượng riêng của
nước là 10000N/m3, diện tích mặt nước cơ thể người này là 2m 2. Tính áp lực do nước tác
dụng lên người thợ lặn. Giải thích vì sao người thợ lặn phải mặc quần áo chịu được áp
lực cao.
Câu 5: Một máy nén thủy lực có diện tích pittong nhỏ là S 1 = 200cm2 và diện tích pittong lớn là
S2 = 2m2. Tác dụng lên pittong nhỏ một lực F 1 = 250N thì có thể nâng được vật có khối
lượng tối đa là bao nhiêu kg?
ĐỀ SỐ 18: QUẬN TÂN PHÚ, NĂM 2013 – 2014
Câu 1: Viết và chú thích công thức tính áp suất chất lỏng.
Câu 2: Diễn tả bằng lời các yếu tố của lực sau:
Câu 3: Một vật nặng đặt nằm yên trên bàn. Một học sinh tác dụng lực đẩy vào vật nhưng vật
không di chuyển. Em hãy cho biết tên lực cản giữ vật nằm yên và nên khái niệm của lực
cản đó.
Câu 4: Em hãy cho ví dụ về tác dụng của lực ma sát vừa có lợi vừa có hại.
Câu 5: Em hãy cho 1 ví dụ và giải thích về tồn tại của áp suất khí quyển.
Câu 6: Một thùng đựng đầy nước tạo ra áp suất của nước lên đáy thùng là 12000N/m 3. Tính
chiều cao của thùng, biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
Câu 7: Một ô tô khởi hành từ thành phố Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu cách nhau 120 km trong thời
gian 3h.
9
a) Tính vận tốc trung bình của ô tô.
b) Một ô tô khác đi với tốc độ 15m/s. Hỏi tốc độ ô tô nào nhanh hơn.
Câu 8: Usain Bolt là vận động viên điền kinh người Jamaica lập kỉ lục thế giới đầu tiên với nội
dung 100m trong thời gian 9,72s sau đó liên tục lập những thành tích nổi bậc và được
mệnh danh là Lightning Bolt. Hỏi khi chạy về đến đích, vận động viên có thể dừng lại
ngay được không? Vì sao?
ĐỀ SỐ 19: TRƯỜNG CHU VĂN AN, QUẬN 11, NĂM 2013 – 2014
Câu 1: Một xe đạp đi từ A đến B với vận tốc 18km/h. Một ô tô đi từ B đến A với vận tốc 15m/s.
Sau 45 phút 2 xe gặp nhau. Tính khoảng cách AB.
Câu 2: Áp suất khí quyển là gì?
Câu 3: Tại sao khi người ta uống hết hộp sữa thì hộp sữa lại bị móp vào?
Câu 4: Lực ma sát trượt sinh ra khi nào? Giải thích hiện tượng khi dùng tay không bắt con lươn,
con lươn bị tuột ra ngoài?
Câu 5:
a) Một bình hình trụ chứa nước cao 40cm. Tính áp suất của mực nước trong bình, biết trọng
lượng riêng của nước là 10000N/m3.
b) Đổ thêm vào bình 2 lít dầu, biết trọng lượng riêng của dầu là 8000N/m 3. Tính áp suất của
khối chất lỏng tại điểm A cách đáy 8cm.
ĐỀ SỐ 20: TRƯỜNG NGUYỄN HUỆ, QUẬN 12, NĂM 2013 – 2014
Câu 1:
a) Vì sao nói lực là một đại lượng vector? Nêu cách biểu diễn lực?
b) Biểu diễn lực kéo một vật có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 250N
tỉ xích 1cm ứng với 50N.
Câu 2:
a) Nêu công thức tính vận tốc và chú thích.
b) Một ô tô có tốc độ 46km/h, tàu hỏa có tốc độ 10m/s, người đi bộ có tốc độ 16km/h. Vật
nào có tốc độ nhanh nhất, vật có tốc độ chậm nhất?
Câu 3: Ta nói chuyển động và đứng yên có tương đối vì sao?
Câu 4: Có mấy loại ma sát? Kể tên.
Câu 5: Áp lực là gì? Nêu công thức tính áp suất.
ĐỀ SỐ 21: TRƯỜNG NGUYỄN TRÃI, QUẬN GÒ VẤP, NĂM 2013 – 2014
Câu 1: Tại sao nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối? Cho ví dụ.
Câu 2:
a) Áp lực là gì? Áp suất là gì? Viết công thức tính áp suất, cho biết tên và đơn vị các đại
lượng trong công thức?
b) Một vật có trọng lượng 300N, diện tích tiếp xúc với mặt đất 0,02m 2. Tính áp suất của vật
đó lên mặt đất.
Câu 3: Em hãy mô tả hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.
Câu 4: Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 200m hết 50s. Xuống hết dốc, xe lăn tiếp
đoạn đường dài 100m trong 45s rồi mới dừng hẳn. Tính vận tốc trung bình của người đi
xe trên mỗi đoạn đường và trên cả quãng đường.
Câu 5: Một vật được móc vào lực kế để đo lực theo phương thẳng đứng. Khi vật ở ngoài không
khí, lực kế chỉ 12N. Khi vật chìm trong nước lực kế chỉ 8,5N. Biết d nước = 10000N/m3. Bỏ
qua lực đẩy Archimede của không khí.
a) Tính thể tích của vật rắn.
10
b) Nếu thả vật chìm trong rượu thì lực đẩy Archimede tác dụng lên vật tăng hay giảm? Biết
drượu = 7900N/m3.
Câu 6: Diễn tả bằng lời các yếu tố của lực có trong hình sau:
ĐỀ SỐ 22: TRƯỜNG ĐÔNG THẠNH, HÓC MÔN, NĂM 2013 – 2014
Câu 1: Chất lỏng gây ra áp suất tác dụng như thế nào lên vật trong lòng nó?
Câu 2: Quán tính là gì? Khi đang đi nếu bị vấp thì người ngã về phía nào? Vì sao?
Câu 3: Vì sao nói lực là một đại lượng vector? Mô tả các yếu tố của lực đẩy Archimede?
Câu 4: Áp lực là gì? Viết công thức áp suất do vật rắn tác dụng lên mặt bị ép? Nêu ý nghĩa và
đơn vị của từng đại lượng?
Câu 5: Thả một vật nặng 2kg vào một bể chứa đầy nước ở độ sâu 0,5m thì lực kế chỉ 15N. Biết
trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
a) Áp suất do nước tác dụng lên vật.
b) Lực đẩy Archimede tác dụng lên vật.
ĐỀ SỐ 23: TRƯỜNG NGUYỄN AN NINH, QUẬN 12, NĂM 2013 – 2014
Câu 1:
a) Áp lực là gì? Viết và chú thích công thức tính áp suất.
b) Nêu cách làm tăng áp suất. Tại sao mũi kim, mũi phải làm nhọn?
Câu 2: Thế nào là chuyển động cơ? Nêu các dạng chuyển động cơ học thường gặp?
Câu 3:
a) Bình thông nhau là gì? Cho ví dụ.
b) Phát biểu nguyên lí về bình thông nhau.
Câu 4: Treo một quả cầu vào lực kế, khi để ngoài không khí thì lực kế chỉ 8,1N. Khi nhúng quả
cầu vào bình tràn chứa đầy nước làm 300cm3 nước tràn ra ngoài.
a) Tính lực đẩy Archimede tác dụng lên quả cầu.
b) Hãy cho biết số chỉ của lực kế này.
c) Hãy cho biết quả cầu làm bằng chất gì? Cho dnước = 10000N/m3.
Câu 5:
a) Tại sao nói lực là một đại lượng vector?
b) Hãy biểu diễn lực tác dụng lên vật có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn
F1 = 200N. Vẽ thêm lực F2 cân bằng với F1.
Câu 6: Một vật nhúng chìm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực đẩy có phương, chiều và
độ lớn như thế nào?
ĐỀ SỐ 24: TRƯỜNG NGUYỄN HUỆ, QUẬN 12, NĂM 2013 – 2014
Câu 1: Người tài xế đang lái xe chạy trên đường như hình sau: So với cột điện và người đứng
bên đường, người tài xế chuyển động hay đứng yên? Vì sao?
11
a) Người tài xế đứng yên so với vật nào? Tại sao?
b) Người tài xế chạy từ A đến B dài 60km trong thời gian 1,2h. Tính vận tốc trung bình của
xe?
Câu 2: Nêu thí nghiệm chứng tỏ chất lỏng gây ra áp suất lên đáy bình và thành bình.
Câu 3:
a) Kể tên các loại lực ma sát. Cho ví dụ.
b) Nêu một ví dụ lực ma sát có lợi, một lực ma sát có hại?
Câu 4:
a) Viết và chú thích công thức tính áp suất chất lỏng.
b) Một thùng cao 1,8m chứa đầy nước. Tính áp suất của nước tác dụng lên đáy thùng và lên
điểm A cách đáy thùng 150cm. Cho dnước = 10000N/m3.
Câu 5: Một vật có thể tích 90dm3 được nhúng vào trong chậu nước, cho dnước = 10000N/m3.
a) Dùng tay nhấn vật chìm hoàn toàn trong nước. Tính lực đẩy Archimede tác dụng lên vật.
b) Buông tay ra vật nổi trên mặt nước, biết thể tích phần nổi trên mặt nước bằng một nửa thể
tích của vật. Tính lực đẩy Archimede tác dụng lên vật trong trường hợp này.
Câu 6: Viên gạch ở hình sau đặt trên mặt đất theo cách 1, 2, 3. Trường hợp nào thì viên gạch tạo
áp suất nhỏ nhất? Vì sao?
ĐỀ SỐ 25: QUẬN TÂN BÌNH, NĂM 2013 – 2014
Câu 1:
a) Thế nào là chuyển động không đều?
b) Một mô tô đi hết đoạn đường AB dài 80km mất 2h. Sau đó mô tô đi tiếp đoạn BC dài
180km mất 3h. Tính vận tốc trung bình của mô tô chỉ trên BC và cả AC.
Câu 2:
a) Thế nào là 2 lực cân bằng?
b) Một khối gỗ có trọng lượng 120N nằm yên trên bàn. Hãy biểu diễn các lực tác dụng lên
khối gỗ trên. Tỉ xích 1cm ứng với 40N.
Câu 3:
a) Áp lực là gì? Nêu một cách làm giảm áp suất của vật tác dụng lên mặt tiếp xúc.
b) Một bình nước lọc có trọng lượng 200N đặt trên mặt bàn. Diện tích tiếp xúc giữa bình
nước và bàn là 50cm2. Tính áp suất do bình nước tác dụng lên bàn.
Câu 4:
12
a) Lực đẩy Archimede của chất lỏng tác dụng lên vật nhúng chìm trong nó có phương, chiều
và độ lớn như thế nào?
b) Vật A khi bị nhúng chìm hoàn toàn trong nước thì lực đẩy của nước tác dụng lên nó có độ
lớn là 2,5N. Hỏi khi nhúng chìm hoàn toàn trong dầu thì vật A chịu tác dụng lực đẩy của
dầu có độ lớn là bao nhiêu? Cho dnước = 10000N/m3, ddầu = 8000N/m3.
Câu 5: Một bình thủy tinh cao 1,2m được chứa đầy nước.
a) Tính áp suất do nước tác dụng lên điểm A tại đáy bình. Cho dnước = 10000N/m3.
b) Thay hết nước trong bình bằng dầu hỏa nhưng dầu hỏa chỉ chiếm 2/3 chiều cao của bình.
Tính chiều cao cột dầu hỏa và áp suất của dầu hỏa tác dụng lên điểm B cách miệng bình
0,65m. Cho ddầu = 8000N/m3.
ĐỀ SỐ 26: TRƯỜNG PHAN BỘI CHÂU, QUẬN 12, NĂM 2013 – 2014
Câu 1: Thế nào là chuyển động cơ? Nêu tính tương đối của chuyển động và đứng yên? Cho ví dụ
về chuyển động, cho biết vật chuyển động so với vận mốc nào và đứng yên so với vật
mốc nào?
Câu 2: Biểu diễn các lực sau:
a) Trọng lực của 1 vật là 1500N (tỉ xích tùy chọn).
b) Lực kéo xà làn là 2000N theo phương ngang, chiều từ trái sang phải, 1cm ứng với 500N.
Câu 3:
a) Thế nào là bình thông nhau?
b) Một máy thủy lực có diện tích pittong nhỏ là 5cm 2, diện tích pittong lớn là 100cm 2, lực
tác dụng lên pittong lớn là 500N. Tính lực tác dụng lên pittong nhỏ.
Câu 4: Một thùng chứa đầy nước cao 20cm, diện tích đáy li là 10cm2.
a) Tính áp suất tác dụng lên đáy li.
b) Tính áp lực tác dụng lên đáy li.
Câu 5: Lực ma sát nghỉ xảy ra khi nào? Tại sao khi cầm vật nặng phải bóp mạnh tay. Lúc này lực
ma sát có lợi hay hại?
ĐỀ SỐ 27: QUẬN 1, NĂM 2013 – 2014
Câu 1:
a) Quán tính là gì?
b) Vì sao cán búa bị lỏng, ta có thể làm chặt lại bằng cách gõ mạnh đuôi cán búa xuống đất?
Câu 2:
a) Thế nào là áp lực? Áp lực có tác dụng càng mạnh thì sao?
b) Chất lỏng có thể gây ra áp suất theo phương nào? Tại một nơi trên mặt tiếp xúc với chất
lỏng, áp suất chất lỏng có phương nào?
Câu 3: Một bình nước tinh khiết có vòi lấy nước ở đáy bình, nhưng ở trên nắp bình còn có nút
nhỏ mở thông với không khí ngoài khí quyển. Hãy cho biết vai trò của cái nút đó khi mở
vòi lấy nước ở đáy bình.
Câu 4: Diễn tả bằng lời các yếu tố của lực ở hình vẽ sau:
Câu 5: Một bình tiết diện đều cao 1,5m chứa đầy nước.
a) Tính áp suất của nước gây ra tại điểm A ở thành bình cách đáy 60cm.
13
b) Người ta đổ đi 1/3 nước trong bình và thay vào bằng dầu. Hãy tính áp suất chất lỏng tác
dụng lên đáy bình khi này.
Biết trọng lượng riêng của nước và dầu lần lượt là 10000N/m3, 8000N/m3.
Câu 6: Một máy nén thủy lực được dùng để nâng giữ một ô tô. Diện tích của pittong nhỏ là S 1 =
1,5cm2, diện tích của pittong lớn là S 2 = 140cm2. Khi tác dụng lên pittong nhỏ một lực là
F1 = 240N thì lực F2 do pittong lớn tác dụng lên ô tô là bao nhiêu? Bỏ qua khối lượng của
các pittong?
ĐỀ SỐ 28: TRƯỜNG NGUYỄN VĨNH NGHIỆP, QUẬN 12, NĂM 2013 – 2014
Câu 1:
a) Nêu cách biểu diễn lực.
b) Một xà lan có trọng lượng 12000N và lực kéo động cơ tác dụng lên nó có độ lớn 8000N
theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải. Biểu diễn các vector lực tác dụng lên xà
lan theo tỉ xích 1cm ứng với 4000N.
Câu 2:
a) Thế nào là quán tính?
b) Tại sao khi bút tắc mực, ta vẩy mạnh bút có thể viết tiếp được?
Câu 3:
a) Áp lực là gì? Áp lực có tác dụng càng mạnh khi nào?
b) Áp suất được tính như thế nào?
c) Một ô tô có trọng lượng 20000N. Tính áp suất của xe lên mặt đường, diện tích tiếp xúc
của các bánh xe là 250cm.
Câu 4:
a) Viết và chú thích công thức tính tốc độ.
b) Một tàu hỏa chạy với tốc độ 57km/h từ thành phố Hồ Chí Minh đến Hà Nội dài 1710km.
Tính thời gian chuyển động.
Câu 5: Một máy thủy lực có diện tích pittong nhỏ là 4cm 2, diện tích pittong lớn là 200cm2. Khi
lực tác dụng lên pittong nhỏ là 500N thì lực tác dụng lên pittong lớn là bao nhiêu?
ĐỀ SỐ 29: TRƯỜNG NGÔ TẤT TỐ, QUẬN PHÚ NHUẬN, NĂM 2013 – 2014
Câu 1:
a) Tốc độ là gì? Viết công thức tính tốc độ, nêu tên và đơn vị của các đại lượng có trong
công thức.
b) Hai ô tô chuyển động đều đi từ A đến B với tốc độ tương ứng là v 1 = 40km/h, v2 = 15m/s.
Hỏi ô tô nào chuyển động nhanh hơn? Vì sao?
Câu 2:
a) Thế nào là quán tính?
b) Khi xe ô tô đang chuyển động trên đường đột ngột thắng gấp, hành khách trên xe ngã về
phía nào? Tại sao?
Câu 3:
a) Thế nào là lực ma sát?
b) Nêu tác hại của lực ma sát trượt sinh ra giữa xích và đĩa xe khi xe máy chuyển động và
nêu cách làm giảm lực ma sát này.
Câu 4:
14
a) Chất lỏng gây ra áp suất theo phương nào?
b) Tại một nơi trên mặt tiếp xúc với chất lỏng, áp suất chất lỏng có phương nào?
c) Một bình hình trụ đựng nước như hình vẽ. So sánh áp suất của nước tác dụng lên các
điểm A, B, C. Giải thích.
Câu 5: Treo một vật vào lực kế đặt ngoài không khí thì lực kế chỉ 2N. Vẫn treo vật vào lực kế
nhưng nhúng chìm trong nước thì lực kế chỉ 1,2N. Cho dnước = 10000N/m3.
a) Tính lực đẩy Archimede của nước tác dụng lên vật và thể tích của vật.
b) Hỏi trọng lượng riêng của chất làm nên vật lớn gấp bao nhiêu lần trọng lượng riêng của
nước.
ĐỀ SỐ 30: TRƯỜNG TRẦN PHÚ, QUẬN 10, NĂM 2013 – 2014
Câu 1: Định nghĩa tốc độ. Công thức tính tốc độ nêu rõ tên gọi, đơn vị các đại lượng có trong
công thức.
Câu 2: Vận tốc của một ô tô là 36km/h, vận tốc của tàu hỏa là 10m/s. Hỏi vật nào chạy nhanh
hơn?
Câu 3: Phát biểu nguyên tắc bình thông nhau.
Câu 4: Khi bút tắc mực, ta vẩy mạnh, bút có thể viết tiếp được. Hãy giải thích hiện tượng.
Câu 5: Cho 1 ví dụ về chuyển động cơ (có chỉ rõ vật mốc).
Câu 6: Hãy biểu diễn vector lực kéo một xà lan là 200N theo phương nằm ngang, chiều từ trái
sang phải, tỉ xích 1cm ứng với 100N.
Câu 7: Một người thợ lặn xuống độ sâu 36m so với mực nước biển. Biết trọng lượng riêng của
nước biển là 10300N/m3.
a) Tính áp suất tại độ sâu đó.
b) Cửa chiếu sáng của áo lặn có diện tích 1,6dm 2. Tính áp lực của nước tác dụng lên phần
diện tích này.
c) Biết áp suất lớn nhất người thợ lặn phải chịu là 463500Pa. Hỏi người thợ lặn đó chỉ nên
lặn xuống độ sâu nào để an toàn.
ĐỀ SỐ 31: TRƯỜNG NGUYỄN TRI PHƯƠNG, QUẬN 10, NĂM 2013 – 2014
Câu 1: Áp suất là gì? Ghi công thức tính áp suất, ghi chú thích và đơn vị các đại lượng trong
công thức?
Câu 2: Khi nào vật bị đẩy Archimede tác dụng? Nêu phương và chiều của lực này.
Câu 3: Khi nào xuất hiện lực ma sát trượt? Nêu một ứng dụng của lực ma sát trượt trong thực tế.
Câu 4: Khi 1 chuyển động với tốc độ 5m/s, vật 2 chuyển động với tốc độ 20km/. Hỏi vật nào
chuyển động nhanh hơn?
Câu 5: Xe buýt đang chạy đột nhiên thắng gấp. Hỏi hành khách đứng trên xe ngã về phía nào?
Giải thích.
Câu 6: Một vật nằm yên trên bàn và bị một lực F kéo lên như hình:
15
a) Diễn tả bằng lời các yếu tố của lực F.
b) Vì sao vật nằm yên. Vật có khối lượng ít nhất bao nhiêu gam?
Câu 7: Một vật được treo dưới một lực kế, vật nằm yên và ngập hẳn trong nước, mặt trên của vật
cách mặt thoáng của nước 5cm như hình.
a) Tính áp suất do nước tác dụng lên mặt trên của vật. Biết trọng lượng riêng của nước là
10000N/m3.
b) Vật có khối lượng 2kg và lực kế chỉ 10N. Tính thể tích của vật.
ĐỀ SỐ 32: TRƯỜNG LÊ LỢI, QUẬN 3, NĂM 2013 – 2014
Câu 1: Một máy nén thủy lực có diện tích pittong lớn gấp 2 lần diện tích pittong nhỏ. Tác dụng
của một lức 1500N vào pittong nhỏ thì lực tác dụng lên pittong lớn là bao nhiêu?
Câu 2: Áp lực là gì? Nêu công thức tính áp suất, tên gọi, đơn vị của các đại lượng trong công
thức.
Câu 3: Áp suất khí quyển là gì? Nêu ví dụ chứng tỏ có sự tồn tại của áp suất khí quyển.
Câu 4: Treo vật vào lực kế để ngoài không khí thì lực kế chỉ 8N, nếu chúng trong nước thì lực kế
chỉ 4,8N.
a) Tính lực đẩy Archimede tác dụng lên vật.
b) Tính thể tích của vật. Cho dnước = 10000N/m3.
Câu 5: Một xe ô tô có khối lượng 2,4 tấn. Diện tích tiếp xúc của xe với mặt đường là 600cm2.
a) Tính áp suất của xe tác dụng lên mặt đường.
b) Nếu ta cho diện tích tiếp xúc của xe với mặt đường là 8dm 2 thì áp suất của xe tăn hay
giả? Vì sao?
ĐỀ SỐ 33: TRƯỜNG SÔNG ĐÀ, QUẬN PHÚ NHUẬN, NĂM 2013 – 2014
Câu 1: Vì sao ta có thể nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối? Cho ví dụ minh họa.
Câu 2: Viết công thức tính lực đẩy Archimede.
Câu 3: Nêu một trường hợp cần làm giảm lực ma sát trong đời sống và biện pháp cần thực hiện
để giảm lực ma sát trong trường hợp đó.
Câu 4: Khi đi ô tô người ta thường thắt dây an toàn nhằm mục đích gì? Giải thích?
Câu 5: Nêu một ví dụ về sự tồn tại của áp suất khí quyển và giải thích.
16
Câu 6: Một người có khối lượng 40kg đứng yên trên sàn nhà. Tính áp suất của người đó lên nền
nhà, biết diện tích mỗi bàn chân là 100cm2.
Câu 7: Một người đi xe máy từ A đến B dài 2km hết 10 phút. Khi đến B người đó tiếp tục đi từ B
đến C dài 5km hết 20 phút.
a) Tính tốc độ trung bình người đó đi trên mỗi quãng đường AB và BC ra km/h.
b) Tính tốc độ trung bình người đó đi trên quãng đường từ A đến C ra km/h.
Câu 8: Có một bình nước như hình vẽ: Hãy so sánh áp suất của nước tại các điểm A, B, C, D.
ĐỀ SỐ 34: TRƯỜNG VIỆT ÚC, QUẬN 3, NĂM 2013 – 2014
Câu 1: Áp suất là gì? Viết và chú thích công thức tính áp suất.
Câu 2: Hai vật chuyển động đều, vật thứ nhất đi được 90km trong 2h, tốc độ vật thứ hai là 18m/s.
So sánh chuyển động của 2 vật.
Câu 3:
a) Khi nào có lực ma sát lăn? Tìm 1 ví dụ về lực ma sát lăn trong đời sống và kỹ thuật.
b) Tác dụng một lực kéo F lên một thùng gỗ nặng trên sàn nằm ngang nhưng thùng vẫn
đứng yên như hình vẽ. Hãy cho biết vì sao có lực tác dụng mà thùng gõ vẫn đứng yên?
S2
= 100
S1
Câu 4: Một máy nén thủy lực có tỉ số
. Tác dụng áp lực lên pittong thứ nhất là F 1 =
200N. Hỏi pittong thứ hai tác dụng lên vật tiếp xúc nó một áp lực bao nhiêu?
Câu 5: Lực do chất lỏng tác dụng lên vật nhúng vào trong nó có tên gọi là gì? Lực này có
phương, chiều, độ lớn thế nào?
Câu 6: Hành khách ngồi trên xe buýt đang chạy, đột ngột tài xế hãm phanh hành khách ngã về
phía nào? Tại sao?
Câu 7: Một khối kim loại có thể tích 600cm 3 chìm hoàn toàn trong nước ở độ sâu 0,5m. Biết
trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
a) Tính áp suất của nước tác dụng lên khối kim loại.
b) Tính lực đẩy Archimede tác dụng lên vật.
c) Lúc này nếu dùng lực kéo vật lên thì khi lò xo dãn đều, khối kim loại vẫn còn ngập trong
nước thì số chỉ của lực kế là 3N. Tính trọng lượng của khối kim loại.
d) Nếu nhúng khối kim loại trên trong nước ở độ sâu 1m thì áp suất và lực đẩy Archimede
tác dụng lên nó lúc này có thay đổi không? Giải thích.
ĐỀ SỐ 35: TRƯỜNG HOÀNG HOA THỤ, QUẬN 10, NĂM 2013 – 2014
Câu 1:
17
a) Định nghĩa chuyển động đều.
b) Hai xe chuyển động đều xe 1 đi với tốc độ 18km/h, xe 2 đi với tốc độ 6m/s. Hãy cho biết
xe nào đi nhanh hơn?
Câu 2: Hãy biểu diễn một lực kéo tác dụng lên vật có cường độ 200N theo phương ngang chiều
từ phải sang trái. Tỉ xích 1cm ứng với 50N.
Câu 3: Cán búa bị hỏng, có thể làm chặt lại bằng cách gõ mạnh đuôi cán xuống đất. Hãy giải
thích cách làm này.
Câu 4: Một bình cao 1,2m đựng đầy nước. Tính:
a) Tính áp suất do nước tác dụng lên đáy thùng.
b) Tính áp suất của nước tác dụng lên điểm A trên thành bình cách đáy 40cm?
c) Biết đáy bình trên có bán kính r = 25cm. Tính áp lực của nước lên đáy bình? Cho d nước =
10000N/m3.
Câu 5:
a) Nêu nguyên tắc bình thông nhau.
b) Nêu một ứng dụng trong đời sống của bình thông nhau.
Câu 6: Treo một thỏi nhôm vào lực kế thì lực kế chỉ 4,5N. Khi thả thỏi nhôm vào nước thì lực kế
chỉ 3,8N. Nêu phương, chiều, độ lớn của lực đẩy Archimede tác dụng lên vật.
ĐỀ SỐ 36: TRƯỜNG ĐOÀN THỊ ĐIỂM, QUẬN 3, NĂM 2013 – 2014
Câu 1:
a) Chuyển động cơ là gì? Cho ví dụ.
b) Một học sinh đi bộ trên quãng đường thứ nhất dài 3,5im với vận tốc 7km/h. Quãng đường
tiếp theo dài 3km người đó hết 0,5h. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả 2
quãng đường.
Câu 2:
a) Kể tên các loại lực ma sát.
b) Kéo một chiếc hộp gỗ trên bang thông qua lực kế. Kết quả cho thấy khi lực kế chỉ 10N,
thì hộp gỗ chuyển động thẳng đều. Lực xuất hiện trong trường hợp này là lực nào? Lực
này có phương, chiều như thế nào? Biểu diễn các lực tác dụng lên hộp gỗ theo phương
của lực kéo (tỉ xích tùy chọn).
Câu 3:
a) Nêu sự tồn tại của áp suất trong chất lỏng.
b) Viết và chú thích công thức tính áp suất chất lỏng? Nêu tên và đơn vị các đại lượng trong
công thức.
Câu 4: Một toa tàu lửa khối lượng 50 tấn có 4 trục bánh sắt (khối lượng không đáng kể), mỗi trục
có 2 bánh xe, diện tích tiếp xúc của mỗi bánh xe với mặt ray là 5cm2.
a) Tính áp suất của toa tàu lên đường ray khi toa tàu đỗ trên mặt ray bằng phẳng.
18
b) Nếu toa tàu trên gắn thêm 2 trục bánh sắt (khối lượng không đáng kể). Áp suất của toa
tàu lên đường ray lúc này tăng hay giảm)? Hãy giải thích (không cần tính toán).
Câu 5: Nhúng vật A đặc không thấm nước chìm hoàn toàn trong nước. Biết vật có thể tích
150cm3.
a) Tính lực đẩy Archimede tác dụng vào vật A khi nhúng chìm trong nước. Biết d nước =
10000N/m3.
b) Tính trọng lượng riêng của vật A. Biết vật A có khối lượng 600g.
ĐỀ SỐ 37: TRƯỜNG COLETTE, QUẬN 3, NĂM 2013 – 2014
Câu 1: Quán tính là gì? Khi đang đi (hoặc chạy) và bị vấp té, thân người ta bị ngã về phía nào?
Vì sao?
Câu 2: Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi nào? Nêu hai ví dụ cho thấy tác dụng có lợi của lực ma sát
nghỉ.
Câu 3:
a) Thế nào là chuyển động không đều? Viết và chú thích công thức tính vận tốc trung bình
của chuyển động không đều trên một quãng đường?
b) Một người đi xe máy với tốc độ trung bình là 25km/h, quãng đường từ nhà đến nơi làm
việc là 10km.
- Tính thời gian người này đi từ nhà đến noi làm việc.
- Người này đến nơi làm việc lúc 7h15. Hỏi mỗi sáng người này phải khởi hành từ nhà
lúc mấy giờ?
Câu 4: Một vật dạng hình khối lập phương cạnh 10cm có khối lượng 8,9kg được đặt trên một
mặt bàn nằm ngang.
a) Tính trọng lượng của vật.
b) Tính áp suất của vật lên mặt bàn.
c) Người ta tác dụng lên vật này một lực F1 = 30N, lực này có phương và cùng chiều với P.
Tính áp suất tác dụng lên mặt bàn.
Câu 5: Một vật đặc, không thấm nước, được móc vào lực kế theo phương thẳng đứng. Khi vật ở
trong không khí, lực kế chỉ 7,8N. Khi vật được nhúng trong nước (không chạm đáy) thì
lực kế chỉ 6,8N. Biết trọng lượng riêng của nước là dnước = 10000N/m3.
a) Hãy xác định các yếu tố sau đây của lực đẩy Archimede tác dụng lên vật: điểm đặc,
phương, chiều và độ lớn.
b) Tính thể tích của vật.
ĐỀ SỐ 38: TRƯỜNG LÊ QUÝ ĐÔN, QUẬN 3, NĂM 2013 – 2014
Câu 1:
a) Tại sao nói lực là đại lượng vector?
b) Hãy mô tả cách biểu diễn một vector lực tác dụng lên một vật?
Câu 2:
a) Áp lực là gì? Áp lực có tác dụng càng mạnh khi nào?
b) Viết công thức tính áp suất, tên gọi, đơn vị của các đại lượng trong công thức.
Câu 3:
a) Phát biểu nguyên lí Pascal.
b) Nguyên tắc hoạt động của máy nén thủy lực dựa trên công thức nào? Nêu tên gọi các đại
lượng trong công thức đó.
19
Câu 4: Một chiếc xe đạp đi từ A đến B rồi lập tức từ B đến A. Khoảng cách giữa A và B là 60km.
Lúc đi mất 5h, lúc về xe đi với tốc độ 20km/h.
a) Tính tốc độ trung bình của xe đạp trên cả quãng đường và về.
b) Xe quay về A lúc mấy giờ? Biết rằng xe xuất phát ở A lúc 7h.
Câu 5: Một thỏi sắt đặc, khối lượng 780g được thả chìm vào trong nước. Biết trọng lượng riêng
của nước là 10000N/m3, trọng lượng riêng của sắt là 78000N/m3.
a) Tính lực đẩy Archimede tác dụng lên vật.
b) Khi treo vật vào lực kế và nhúng ngập trong nước thì lực kế chỉ bao nhiêu?
ĐỀ SỐ 39: TRƯỜNG BẠCH ĐẰNG, QUẬN 3, NĂM 2013 – 2014
Câu 1: Thế nào là chuyển động đều? Ví dụ.
Câu 2: Thế nào là lực ma sát trượt? Ví dụ.
Câu 3: Cho hình sau:
a) Mô tả
P
.
F
P
Biểu diễn cân bằng với .
Câu 4: Vì sao chuyển động và đứng yên có tính tương đối? Ví dụ.
Câu 5: Công thức tính công suất. Vì sao mũi kim lại nhọn?
Câu 6: Một vật móc vào lực kế, khi để ngoài không khí lực kế chỉ 4N. Nhúng chìm vật vào trong
nước thì lực kế chỉ 3,4N.
a) Tính lực đẩy Archimede tác dụng lên vật.
b) Tính thể tích của vật. Cho dnước = 10000N/m3.
c) Nếu thay nước bằng dầu thì thể tích của vật sẽ bằng bao nhiêu? Cho ddầu = 8000N/m3.
ĐỀ SỐ 40: TRƯỜNG LẠC HỒNG, QUẬN 10, NĂM 2013 – 2014
Câu 1: Vì sao nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối? Cho ví dụ.
Câu 2: Thế nào là chuyển động đều? Viết công thức tính tốc độ của chuyển động đều? (ghi rõ
đơn vị các đại lượng có trong công thức).
Câu 3: Một người đang đi nếu vấp dây sẽ ngã về phía nào? Giải thích.
Câu 4: Nêu đặc điểm mặt thoáng của chất lỏng trong bình thông nhau?
Câu 5: Diễn tả bằng lời các yếu tố của lực sau:
b)
Câu 6: So sánh áp lực và áp suất của một người khi đứng bằng 2 chân và một chân trên mặt đất.
20
Câu 7: Một bình hình trụ chứa nước, cột nước trong bình cao 60cm. Tính:
a) Áp suất nước tác dụng lên đáy bình.
b) Nếu đổ thêm một lớp rượu cao 30cm lên trên lớp nước (xem như trước và rượu không
hòa tan). Tính áp suất của rượu tác dụng lên một điểm A nằm trên mặt phân cách giữa 2
lớp chất lỏng.
c) Nếu thay rượu và nước bằng xăng, cột xăng trong bình phải có chiều cao bao nhiêu để
gây ra áp suất tại đáy bình như khi chứa nước và rượu.
Cho drượu = 8000N/m3, dnước = 10000N/m3, dxăng = 7900N/m3.
21