Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Quá trình đô thị hóa quận 2 - thành phố Hồ Chí Minh và những tác động đối với kinh tế xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.7 MB, 172 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
___________________________





Trần Thị Bích Huyền









Chuyên ngành : Địa lý học
Mã số : 60 31 95




LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. PHẠM THỊ XUÂN THỌ





Thành phố Hồ Chí Minh – 2009
LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại học, các thầy cô công tác
tại Thư viện Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả
trong quá trình học tập và làm luận văn.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy suốt quá
trình tác giả học sau đại học, đặc biệt gửi đến cô TS. P
hạm Thị Xuân Thọ lời cảm ơn sâu sắc
nhất vì cô đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Bên cạnh đó, tác giả cũng xin cảm ơn các đơn vị: Uỷ ban nhân dân Quận 2, Phòng
Thống kê, Phòng Kế hoạch Đầu tư, Phòng Nông nghiệp, Phòng Tài nguyên môi trường Quận 2
và Ủy ban nhân dân các phường trong Quận 2 đã cung cấp nguồn tư liệu quí báu, giúp tác giả
hoàn thành luận văn.
Sau cùng, tác giả xin gửi lời tri ân đến gia đình, toàn thể các Thầy cô trường phổ thông
Sao Việt, nơi tác giả đang công tác, cùng các anh chị thà
nh viên lớp cao học K17, những người
luôn ủng hộ, động viên và giúp tác giả có thêm niềm tin, động lực trong cuộc sống, trong học
tập, nhất là khi thực hiện luận văn.

Tp Hồ Chí Minh, tháng 10/2009
Tác giả luận văn

Trần Thị Bích Huyền





DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GDP : Tổng sản phẩm quốc nội, là giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ
cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ hay quốc gia
trong thời gian nhất định (thường là 1 năm).
KCN : Khu công nghiệp
KCX : Khu chế xuất
Khu vực I : Nông – lâm – ngư nghiệp
Khu vực II : Công nghiệp – xây dựng
Khu vực III : Dịch vụ
KT2 : Người dân có hộ khẩu ở quận, huyện này nhưng địa chỉ thường trú
ở quận, huyện khác. Tuy nhiên,
quận, huyện này vẫn chung tỉnh,
thành với hộ khẩu.
KT3 : Người dân có hộ khẩu ở tỉnh, thành này nhưng lại đăng ký thường
trú dài hạn ở một tỉnh, thành khác.
KT4 : Người dân có hộ khẩu ở tỉnh, thành này nhưng đăng kí tạm trú ngắn
hạn ở một tỉnh, thành khác.
Người NN : Người nước ngoài
Tp. HCM : Tp. Hồ Chí Minh




 
MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài
Tp. Hồ Chí Minh là thành phố năng động nhất cả nước, với nhiều chuyển biến tích
cực trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng của
thành phố đã đẩy mạnh quá trình đô thị hóa.
Đặc biệt, quá trình đô thị hóa vùng ven Tp. Hồ Chí Minh đang diễn ra rất sôi động.
Quận 2 là quận vùng ven đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ. Điều này được biểu hiện
qua sự gia tăng dâ
n số, tăng tỉ lệ dân đô thị và thay đổi lớn số lượng dân cư. Trong đó, đặc
biệt là sự gia tăng nhanh chóng lượng dân nhập cư cũng như các công trình công cộng. Bên
cạnh đó, Quận 2 có nhiều công trình, dự án đang được tiến hành, trong đó nổi bật là dự án
cầu Thủ Thiêm, nối Quận 2 với các quận nội thành…làm cho tốc độ đô thị hóa ở Quận 2

ngày càng nhanh hơn.
Quá trình đô thị hóa ở Quận 2 đã và đang tạo nên những chuyển biến tích cực đối với
sự phát triển kinh tế – xã hội của Quận, như sự tăng trưởng nhanh chóng nền kinh tế, góp
phần nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư. Song quá trình này cũng có nhiều tác động
tiêu cực như sự phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng, suy thoái nhanh chóng môi trường
sống…. Điều này chứng tỏ quá trình đô thị hóa m
à Quận 2 đang thực hiện chưa được chặt
chẽ, chi tiết và chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của quận.
Do đó,tác giả chọn đề tài: “Quá trình đô thị hóa Quận 2 – Tp. Hồ Chí Minh và
những tác động đối với kinh tế – xã hội” làm đề tài luận văn tốt nghiệp với mục đích phân
tích những tác động của quá trình đô thị hóa và đưa ra những giải phá
p thúc đẩy sự phát
triển kinh tế – xã hội, đô thị của Quận 2.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Tổng quan về cơ sở lí luận quá trình đô thị hóa và tình hình kinh tế – xã hội Quận 2.
Phân tích tác động của quá trình đô thị hóa đối với kinh tế – xã hội Quận 2.

Định hướng và giải pháp thúc đẩy quá trình đô thị hóa của Quận 2 nhằm hạn chế
những tác động tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội.
2.2. N
hiệm vụ
Thu thập cơ sở lí luận liên quan đến đô thị và đô thị hóa.
Tìm hiểu quá trình đô thị hóa và quá trình phát triển kinh tế – xã hội Quận 2.
Tìm hiểu các giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa đối
với sự phát triển kinh tế – xã hội, môi trường Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
 Nội dung nghiên cứu: đô thị hóa Quận 2 và những tác động đối với kinh tế – xã
hội.
 Về không gian:
Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đối với kinh tế – xã hội Quận 2 nói
chung và các phường trong Quận 2 nói riêng.
 Về thời gian:
Phân tích tác động của đô thị hóa đến ki
nh tế – xã hội Quận 2 từ khi mới thành lập
đến nay, chú ý đến các khoảng thời gian đặc biệt như năm 1997, năm 2000, năm 2005 và
năm 2007. Đây là những năm có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình đô thị hóa Quận 2. Năm
1997, Quận 2 chính thức được thành lập trên cơ sở tách ra từ Huyện Thủ Đức. Năm 2000 và
2005 là khoảng thời gian đủ để đánh giá quá trình thực hiện các kế hoạch
, chủ trương, chính
sách, trong đó có vấn đề đô thị hóa. Năm 2007 là khoảng thời gian 10 năm từ khi thành lập,
cột mốc đánh giá tác động đô thị hóa đối với kinh tế – xã hội, môi trường Quận 2.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Có nhiều công trình nghiên cứu về đô thị, đô thị hóa trên thế giới, Việt Nam và Tp.
Hồ C
hí Minh. Một số đề tài tiêu biểu như: “Đô thị Việt Nam” của Đàm Trung Phường; “Đô
thị học” của GS.TSKH. Nguyễn Thế Bá; “Quản lí đô thị” của TS. Nguyễn Ngọc Châu;
“Quản lí đô thị” của Phạm Trọng Mạnh; “Kinh tế đô thị và vùng” của Trần Văn Tấn; “Phân

tích dưới góc độ địa lí kinh tế – xã hội sự chuyển hóa nông thôn thành đô thị ở Hà Nội
trong quá trình đô t
hị hóa” của TS. Đỗ Thị Minh Đức…
Các đề tài nghiên cứu về chất lượng cuộc sống người dân trong quá trình đô thị hóa,
có thể kể đến những nghiên cứu như: “Nghiên cứu đo đạc một số chỉ tiêu chất lượng cuộc
sống năm 2002 của Tp. Hồ Chí Minh” của TS. Hồ Thiệu Hùng; “Cộng đồng dân cư ngoại
thành Tp. Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa” của TS. Văn Thị Ngọc Lan; “N
ghiên cứu
hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại 5 Quận mới, các vấn đề đang đặt ra, các chính sách
và biện pháp quản lí, sử dụng đất phù hợp với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa theo
mục tiêu qui hoạch” của KS. Nguyễn Thị Tuất…Đây là những nguồn tư liệu quí giá về quá
trình đô thị hóa giúp tác giả tham khảo, nghiên cứu đô thị một cách sâu sắc hơn.
Riêng với vấn đề đô t
hị hóa tại Quận 2 và tác động đối với kinh tế – xã hội thì có đề
tài luận văn “Tác động của đô thị hóa đến Quận 2” của Th.s Nguyễn Thị Hồng Trang, được
nghiên cứu dưới góc độ lịch sử, chủ yếu tìm hiểu về lịch sử phát triển và tác động của đô thị
hóa đối với sự phát triển kinh tế Quận 2. Vì thế, tác giả đã chọn đề tài: “Quá trình đô thị hóa
Quận 2 – Tp. Hồ Chí Minh và những tác động đối với kinh tế – xã hội”, nghiên cứu dưới
góc độ kinh tế – xã hội trong thời kì đô thị hóa làm luận văn tốt nghiệp.
4. Hệ quan điểm nghi
ên cứu
4.1. Quan điểm hệ thống
Đô thị hóa là một phạm trù kinh tế xã hội, là quá trình chuyển hóa và vận động phức
tạp mang tính qui luật. Đô thị hóa diễn ra trong mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của
cách mạng khoa học kĩ thuật, làm thay đổi mạnh mẽ sự phân bố lực lượng sản xuất và phân
bố dân cư, thay đổi cơ cấu nghề nghiệp, văn hóa, xã hội, kết cấu giới tính lứa tuổi của dân
cư và m
ôi trường sống. Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến kinh tế – xã hội
cần được xem xét trên quan điểm hệ thống thuộc hệ thống kinh tế – xã hội hoàn chỉnh, luôn
vận động và phát triển không ngừng.

4.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Quận 2 là một bộ phận lãnh thổ của Tp. Hồ Chí Minh,
với sự tương đồng và khác
biệt với các lãnh thổ và các quận khác. Vì thế, quá trình đô thị hóa của Quận 2 có những nét
tương đồng với quá trình đô thị hóa của Tp. Hồ Chí Minh. Nhưng bên cạnh đó cũng có
những nét khác biệt. Vì vậy, nghiên cứu quá trình đô thị hóa Quận 2 phải chú ý đến quan
điểm lãnh thổ.
4.3. Quan điểm lịch sử – viễn cảnh
Quá trình phát triển của đô thị trong quá khứ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ki
nh
tế – xã hội hiện tại và tương lai. Do đó, cần phải nghiên cứu tác động của quá trình đô thị
hóa đến Quận 2 trong mối liên hệ với quá khứ, hiện tại và tương lai. Từ đó thấy rõ bản chất
của vấn đề đô thị hóa theo thời gian, đảm bảo được tính logic, khoa học và chính xác khi
nghiên cứu.
4.4. Quan điểm sinh t
hái và phát triển bền vững
Quá trình phát triển kinh tế và quá trình đô thị hóa có những tác động tích cực và tiêu
cực đến môi trường tự nhiên. Để phát triển đô thị, kinh tế – xã hội bền vững phải chú ý sử
dụng hợp lí, bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời phải chống ô nhiễm môi
trường, kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với công bằng xã hội nhằm nâng cao chất
lượng cuộc sống người dân. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là việc làm rất cần thiết. Do vậy,
nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa phải dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển
bền vững.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thống kê
Đây là phương pháp rất quan trọng vì trên cơ sở các tài liệu thống kê kinh tế – xã hội,
môi trường, tác giả có được những số liệu, dữ liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu, từ đó
rút ra được những tác động của quá trình đô thị hóa đến kinh tế – xã hội, môi trường Quận
2.
5.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp

Trên cơ sở phâ
n tích, tổng hợp tài liệu, số liệu thống kê, tác giả rút ra những kết luận
về quá trình đô thị hóa Quận 2 và những tác động của quá trình đô thị hóa đến kinh tế – xã
hội.
5.3. Phương pháp bản đồ – biểu đồ
Bản đồ – biểu đồ là phương pháp đặc trưng của khoa học Địa lí. Việc sử dụng
phương pháp này cho phép thể hiện mối quan hệ tổng hợp, sự phân bố không gian các khu
vực đô thị. Đồng thời, phương pháp này giúp cho việc đánh giá các tác động được toàn diện
hơn. Các bản đồ trong đề tài được thiết kế bằng phần mềm
Mapinfo 7.0 và được sửa chữa
bằng phần mềm PhotoFiltre, dựa trên cơ sở các dữ liệu đã thu thập và xử lí.
Ngoài ra, hệ thống bảng số liệu và biểu đồ còn t
hể hiện sự phát triển của các hiện
tượng, đối tượng và các mối quan hệ Địa lí trong không gian.
5.4. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa kết hợp phương pháp điều tra xã hội
học
Phương pháp thực địa là phương pháp cần thiết trong quá trình nghiên cứu các vấn
đề địa lí kinh tế – xã hội. Do đó, trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng phương
pháp nghiên cứu thực địa để kiểm chứng các nguồn tài liệu cũng như so sánh với các số liệu
thống kê để có cái nhìn toàn diện hơn về những tác động của quá trình đô t
hị hóa đến kinh
tế – xã hội. Bên cạnh đó, phương pháp nghiên cứu thực địa còn giúp tác giả hiểu rõ hơn về
quá trình đô thị hóa và những tác động đến kinh tế – xã hội Quận 2.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm ba chương chính:
Chương 1: Cơ sở lí luận về đô t
hị hóa
Chương 2: Quá trình đô thị hóa Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh và những tác động đến
kinh tế – xã hội.
Chương 3: Định hướng phát triển đô thị, đô thị hóa ở Quận 2 và các giải pháp.

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÔ THỊ HÓA
1.1. Khái niệm
1.1.1. Đô thị
Theo Bách khoa toàn thư của Liên Xô, “đô thị là một khu dân cư rộng lớn. Dân cư ở
đây hoạt động chủ yếu trong các ngành công nghiệp, thương nghiệp cũng như trong lĩnh vực
quản lí khoa học và văn hóa”.
Ngoài ra, một số quốc gia có định nghĩa khác nhau về đô thị như sau:
 Australia: đô thị dùng để chỉ các trung tâm thành phố, là những khu dân cư đông
đúc với mật độ dâ
n số trên 200 người/km
2
và qui mô từ 1000 người trở lên.
 Canada: đô thị là một vùng có mật độ dân số 400 người/km
2
và tổng số dân phải
trên 1000 người. [46]
 Nhật Bản: các đô thị là các vùng cận kề nhau gồm các khu dân cư đông đúc với
mật độ dân số từ 4000 người/km
2
. [46]
 Trung Quốc: đô thị là khu thành thị, thành phố và thị trấn với mật độ dân số từ
1500 người/km
2
trở lên. [46]
Theo Nguyễn Đức Mậu (1962), “đô thị là một điểm quần cư có mật độ nhân khẩu
cao. Người dân ở đây không có hoạt động nông nghiệp trực tiếp. Đô thị phải có kiến trúc
theo một lối riêng biệt, khác hẳn với nông thôn để thỏa mãn sự tập trung cao (vận tải, điện
nước, các công trình công cộng…)”.
Theo nghị định số 42/2009/NĐ – CP ngày 07/05/2009 của Chính phủ về phân loại đô
thị qui định rằng: đô thị bao gồm th

ành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định thành lập. Đô thị ở nước ta là một điểm dân cư tập trung với các tiêu chí
cụ thể sau:
 Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, cấp quốc gia, cấp vùng liên
tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm của vùng trong tỉnh; có vai trò thúc đẩy sự
phát triển kinh tế – xã hội của cả nước hoặc một vùng l
ãnh thổ nhất định.
 Qui mô dân số toàn đô thị tối thiểu phải đạt 4 nghìn người trở lên.
 Mật độ dân số phù hợp với qui mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị và
được tính trong phạm vi nội thành, nội thị và khu phố xây dựng tập trung của thị trấn.
 Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp đư
ợc tính trong phạm vi ranh giới nội thành, nội
thị, khu vực xây dựng tập trung phải đạt tối thiểu 65% tổng số lao động.
 Hệ thống công trình hạ tầng đô thị gồm hệ thống công trình hạ tầng xã hội và hệ
thống công trình hạ tầng kĩ thuật:
 Kiến trúc, cảnh quan đô thị: việc xây dựng phát triển đô thị phải theo qui chế
quản lí kiến trúc đô thị được duyệt, có các khu đô thị kiểu mẫu, các tuyến phố văn minh đô
thị, có các không gian công cộng phục vụ đời sống tinh thần của dân cư đô thị; có tổ hợp
kiến trúc hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu và phù hợp với môi trường, cảnh qua
n thiên
nhiên.
Khái niệm đô thị của các quốc gia có sự khác nhau và thay đổi theo thời gian, tùy
thuộc vào trình độ phát triển kinh tế – xã hội và dân cư của các khu vực.
Phân loại đô thị Việt Nam: Đô thị được phân thành 6 loại như sau: loại đặc biệt, loại
I, loại II, loại III, loại IV và loại V, đư
ợc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định công
nhận. Các đô thị phân loại dựa trên sự khác biệt về chức năng kinh tế, qui mô dân số, mật độ
dân số, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp, hệ thống công trình hạ tầng đô thị và kiến trúc cảnh
quan đô thị. Trong đó, các chỉ tiêu về dân số là cơ sở chủ yếu để phân loại đô thị.
 Đô t

hị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành,
huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc. Đô thị loại đặc biệt đa chức năng, với qui mô
dân số từ 5 triệu người trở lên, mật độ dân số khu vực nội thành từ 15000 người/km
2
và tỉ lệ
lao động phi nông nghiệp trên 90% tổng số lao động.
 Đô thị loại I là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành, huyện
ngoại thành, có thể có các đô thị trực thuộc với qui mô dân số từ 1 triệu người trở lên, mật
độ dân số tối thiểu là 12000 người/km
2
. Đô thị loại I là thành phố thuộc tỉnh có các phường
nội thành, các xã ngoại thành với qui mô dân số từ 500000 người trở lên, mật độ dân số từ
10000 người/km
2
trở lên. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp tại đô thị loại I phải trên 85%.
 Đô thị loại II có tỉ lệ lao động phi nông nghiệp phải từ 80% trở lên. Nếu là đô thị
trực thuộc Trung ương thì qui mô dân số từ 800000 người trở lên, mật độ dân số trên 10000
người/km
2
. Đô thị loại II thuộc tỉnh có qui mô dân số trên 300000 người với mật độ dân số
từ 8000 người/km
2
.
 Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thành, nội
thị, các xã ngoại thành, ngoại thị. Qui mô dân số trên 150000 người, mật độ dân số từ 6000
người/km
2
trở lên và tỉ lệ dân số phi nông nghiệp từ 75% trở lên.
 Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại thị. Qui
mô dân số từ 50000 người trở lên với mật độ dân số trên 4000 người/km

2
và tỉ lệ lao động
phi nông nghiệp tối thiểu là 70%.
 Đô thị loại IV, đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây dựng tập
trung và có thể có các điểm dân cư nông thôn. Qui mô dân số phải từ 4000 người trở lên,
mật độ dân số trên 2000 người/km
2
và tỉ lệ lao động phi nông nghiệp từ 65% trở lên.
Dựa trên sự phân loại này, Tp. Hồ Chí Minh được xếp vào loại đô thị đặc biệt với qui
mô dân số năm 2007 trên 6,6 triệu người, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trên 96% và mật độ
dân số nội thành đạt 31104,6 người/km
2
.
Theo các tài liệu về đô thị, một số khái niệm có thể hiểu như sau:
 Nội thành là nơi đã hoàn thành quá trình đô thị hóa, không còn các hoạt động
nông nghiệp và đang từng bước nâng quá trình đô thị hóa lên chất lượng ngày càng cao.
 Ngoại thành là khu vực mà quá trình đô thị hóa có thể đã hình thành phần nào đó
nhưng về cơ bản, xã hội vẫn còn đậm chất nông thôn.
 “Theo cấu trúc lãnh thổ hành chính đô thị,
vùng ven đô được hiểu một cách
thông thường nhất là vùng ven khu vực nội thị. Trong qui hoạch xây dựng, so với thực tại
phát triển đô thị, vùng ven đô có thể được coi là khu vực mở rộng đô thị trong giai đoạn qui
hoạch”
1
. “Đây là khu vực đóng vai trò làm gạch nối giữa nội và ngoại thành, là nơi mà quá
trình đô thị hóa diễn ra những chuyển động mạnh mẽ nhất”
2
.
1.1.2. Đô thị hóa
Đô thị hóa là quá trình tập trung dân số vào các đô thị, diễn ra trong mối quan hệ chặt

chẽ với sự phát triển của cách mạng khoa học kĩ thuật, làm thay đổi sự phân bố lực lượng
sản xuất; phân bố dân cư; thay đổi cơ cấu nghề nghiệp, văn hóa, xã hội, kết cấu giới tính,
lứa tuổi của dân cư và môi trường sống.
Đô thị hóa quá trình chuyển hóa và vận động phức tạp m
ang tính qui luật, diễn ra
trên qui mô toàn cầu, mang tính chất đặc trưng của sự phát triển kinh tế – xã hội trong thời
đại hiện nay.
Ban đầu, đô thị hóa chỉ là sự mở rộng diện tích thành phố và nâng cao vai trò của
thành phố trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, đô thị hóa không phải là sự
tăng số lượng các đô thị, qui mô dân số đô thị cũng như ảnh hưởng của nó đối với các vùn
g

1
Theo KTS Đàm Quang Tuấn – Tạp chí Qui hoạch xây dựng số 23/2007
2
TS. Huỳnh Quốc Thắng, Tham luận “Vùng ven và văn hóa vùng ven trong quá trình đô thị hóa”, Hội thảo “Các xu
hướng đô thị hóa và đô thị hóa vùng ven ở Đông Nam Á”, tháng 12-2008, trang 90.
xung quanh. Hiện nay, đô thị hóa còn bao gồm những thay đổi đa dạng về mặt kinh tế – xã
hội, gắn liền với sự phát triển công – thương nghiệp, dịch vụ và sự phân bố dân cư, phân bố
sản xuất.
Dựa trên những khái niệm về các khu vực trong đô thị, đô thị hóa, có thể hiểu khái
niệm đô thị hóa ngoại ô: hiện tượng tương tự như việc “đô thị lấn ra” do ngoại ô có nguồn
đất dồi dào. “Đô thị hóa vùng ve
n dùng để nói về việc khu vực nông thôn và thành thị nhập
lại, pha trộn. Từ đó, có thể phát sinh những hình thức tương tác xã hội, kinh tế và môi
trường hoàn toàn mới, không còn thuần đô thị hoặc thuần nông thôn nữa”
3
.
Đô thị hóa làm thay đổi sự phân bố dân cư, từ dạng phân tán ở các vùng nông thôn
sang dạng tập trung ở các đô thị, gắn với các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp. Từ đó, tỉ

lệ lao động phi nông nghiệp và vai trò của các ngành dịch vụ tăng lên.
Nhờ cuộc cách mạng công nghiệp và cách mạng khoa học kĩ thuật, tỉ lệ dân cư sống
trong các đô thị ngày càng tăng lên. Nhịp độ đô thị hóa cũng diễn ra nhanh c
hóng: dân nhập
cư tăng nhanh, cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật phát triển và tăng diện tích đất phi nông
nghiệp.
Đô thị hóa không ngừng làm thay đổi cách ứng xử và thái độ của con người đối với
thiên nhiên, đồng thời làm thay đổi lối sống, cách sinh hoạt của con người trong đô thị.
1.2. Những biểu hiện cơ bản của đô thị hoá
1.2.
1. Tỉ lệ dân số thành thị cao và tăng nhanh
Đô thị trên thế giới đang tăng nhanh chóng cả về số lượng đô thị, số dân đô thị và tỉ
lệ thị dân. Dân đô thị tại các nước phát triển đạt tỉ lệ cao như Anh 90%, Australia 91%; Nhật
Bản, Hoa Kỳ: 79%, …. Ngược lại, tại các nước đang phát triển, tỉ lệ dân số đô thị thấp
(Trung Quốc 44%; Sudan 41%; Thái Lan 33%; Ấn Độ 28%; Ethiopia 16%...). Một số nước
NICs có tỉ lệ dân số đô thị rất cao như Si
ngapore đạt 100%; Đài Loan 78%; Hàn Quốc
82%...
Bảng 1.1. Dân số và tỉ lệ dân số đô thị thế giới và các vùng của Việt Nam năm
2007
Khu vực Dân số
(nghìn người)
Tỉ lệ dân số đô thị
(%)
Thế giới
6625000 49
Việt Nam
+Đồng bằng sông Hồng
+Trung du và miền núi phía Bắc
85000

19488,3
11099,4
27
26,2
15,4

3
GS. Micheal Leaf, Tham luận “Ranh giới mới của đô thị: Đô thị hóa vùng ven và tái phân định ranh giới”, Hội thảo
“Các xu hướng đô thị hóa và đô thị hóa vùng ven ở Đông Nam Á”, tháng 12-2008, trang 10.
+Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung
+Tây Nguyên
+Đông Nam Bộ
+Đồng bằng sông Cửu Long
19659,9
4934,1
12455,7
17534,3
22,1
27,9
57,3
21,3
(Nguồn: Tổng cục thống kê và tính toán của tác giả từ Tổng cục thống kê)
Mức độ đô thị hóa ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với thế giới: Năm 2007, tỉ lệ dân số
đô thị của Việt Nam chỉ đạt 27%, trong khi tỉ lệ dân số đô thị thế giới là 49%. Các vùng
kinh tế trong nước cũng có mức độ đô thị hóa khác nhau: cao nhất là Đông Nam Bộ với tỉ lệ
dân số đô thị là 57,3%; thấp nhất là Trung du và m
iền núi phía Bắc với tỉ lệ là 15,4%.
Dân số đô thị thế giới tăng nhanh cho đến giữa thế kỷ XXI. Tỉ lệ dân số đô thị thế
giới đạt hơn 50% (năm 2008) với khoảng 3,2 tỉ người. Dự báo đến năm 2015 sẽ có 4,1 tỉ
dân đô thị và năm 2050 dân số đô thị sẽ là 6,4 tỉ dân, tương ứng với 55% và 70% dâ

n số thế
giới.
1.2.2. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn
Dân số đô thị thế giới tăng nhanh, đặc biệt tại các thành phố lớn. Số thành phố lớn và
cực lớn từ đó cũng gia tăng mạnh mẽ.
Đầu thế kỷ XX, toàn thế giới chỉ có 13 đô thị có số dân hơn 1 triệu dân, đến năm
1995 đã có 330 đô thị có qui m
ô dân số trên 1 triệu dân. Cuối thể kỷ XX, số đô thị trên 1
triệu dân đã tăng lên 400 đô thị. Vào năm 2007, số lượng đô thị có qui mô dân số trên một
triệu dân trở lên có tới 476 đô thị.
Đầu thế kỷ XX, không có thành phố nào trên thế giới có dân số là 10 triệu dân. Đến
cuối thế kỷ XX, có khoảng 20 thành phố có qui mô dân số là 10 triệu dân. Sự gia tăng dân
số đô thị tại các thành phố lớn và cực lớn là đặc điểm nổi bật của quá trình đô thị hóa hiện
nay.
Số lượng các đô t
hị lớn tăng nhanh, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Theo số
liệu báo cáo năm 2007, thế giới có 10 siêu đô thị lớn với trên 15 triệu dân, trong đó có 8 đô
thị thuộc nhóm nước đang phát triển (Mumbai – Ấn Độ; Mexico City – Mexico; Sao Paulo
– Brazil; New Delhi – Ấn Độ; Thượng Hải – Trung Quốc, Concata – Ấn Độ; Jakarta –
Indonesia; Dha
ka – Bangladesh).
Trong những năm gần đây, dân số đô thị tại các nước đang phát triển tăng nhanh hơn
các nước phát triển, làm cho sự cách biệt dân số đô thị giữa hai nhóm nước có sự thay đổi rõ
rệt: dân số đô thị tại các nước đang và kém phát triển chiếm hơn 75% dân số đô thị toàn thế
giới (năm 2005).
1.2.3. Lãnh thổ đô thị mở rộng

Quá trình đô thị hóa ngày càng phát triển. Các đô thị chiếm một diện tích không nhỏ
của Trái Đất. Diện tích các đô thị hiện nay chiếm khoảng 3 triệu km
2

(hơn 2% diện tích các
lục địa và 13% diện tích đất có giá trị sử dụng cao – đất canh tác nông nghiệp). Hiện nay, đô
thị ngày càng phát triển các tuyến đường giao thông, các khu công nghiệp, khu dân cư, khu
thương mại, khu giải trí...nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt ngày càng cao của
người dân. Nhu cầu mở rộng diện tích đất ở, đất khu công nghiệp, đất công trình công cộng
tăng cao. Do đó, diện tích đất đô thị không ngừng mở rộng. Đô t
hị phát triển phình to ra
ngoài ranh giới hiện có để đáp ứng sự gia tăng dân số và sản xuất của đô thị.
Thực tế, khi các đô thị phát triển, khả năng thu hút các điểm dân cư nông nghiệp và
các đô thị nhỏ xung quanh càng cao. Tập hợp các vùng ảnh hưởng này làm cho đô thị có
vùng ngoại ô ngày càng lớn hơn. Quá trình mở rộng lãnh thổ đô thị cũng chính là quá trình
chuyển đất nông nghiệp thà
nh đất đô thị (có khi là sự lấn chiếm đất nông nghiệp để xây
dựng đô thị, các cơ sở công nghiệp dân dụng…).
Hiện nay, nhu cầu sử dụng đất của dân cư thành thị những năm gần đây đã tăng lên
hơn hai lần so với đầu thế kỷ XX. Đó là do nhu cầu về diện tích nhà ở, cây xanh, công viên,
câu lạc bộ…ngày càng phát triển khi chất lượng cuộc sống của người dâ
n đô thị tăng lên.
Như vậy, chỉ tiêu sử dụng đất và gia tăng diện tích đất đô thị chỉ là chỉ tiêu gián tiếp,
biểu hiện nét đặc trưng của quá trình đô thị hóa. Theo dự đoán, diện tích đất đô thị sẽ còn
tiếp tục tăng nhanh trong khoảng 150 năm tới. Tất nhiên, sự lấn chiếm đất đai mới của các
đô thị cũng gây ra nhiều hậu quả tiêu cực: giảm d
iện tích gieo trồng, làm suy thoái môi
trường….
1.2.4. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị
Lối sống bao gồm những điều kiện và hình thức hoạt động sống của con người, đặc
trưng của xã hội, giai cấp, tầng lớp nhất định. Đô thị hóa là quá trình có sự chuyển đổi lối
sống nông thôn sang lối sống đô thị.
Lối sống đô thị là lối sống hợp cư, dễ biến động và ít có sự liên kết về huyết thống,


tập quán, truyền thống.... Người dân đô thị hiểu và có ý thức tôn trọng những chuẩn mực
mang tính pháp lí cao.
Đô thị hóa không chỉ gắn với sự phát triển công nghiệp mà còn gắn với sự phát triển
các ngành dịch vụ khác như giao thông vận tải, thông tin liên lạc, tài chính – ngân hàng,
khoa học giáo dục… Nhờ quá trình đô thị hóa diễn ra nha
nh chóng, những khu vực ven đô
dễ dàng tiếp cận các nhóm ngành dịch vụ. Từ đó, lối sống của người dân có sự thay đổi và
chất lượng cuộc sống người dân được nâng cao.
Quá trình đô thị hóa cũng có ảnh hưởng đến nông thôn ở những góc độ khác nhau:
Về sản xuất, nông thôn gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp là chính. Nhờ áp dụng
máy móc, khoa học kĩ thuật và các dịch vụ do đô thị cung cấp, các vùng nông thôn có sự
thay đổi cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế: lao động trực tiếp sản xuất nông nghiệp giảm,
lao động trong các ngành phi nông nghiệp tăng nhanh chóng. Sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế
rất rõ rệt theo hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, góp
phần nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân ở vùng nông
thôn.
Như vậy, đô thị hóa là quá trình tiến bộ của xã hội loài người, là xu hướng tất yếu
của lịch sử. Quá trình đô thị hóa thường song hành với quá trình công nghiệp hóa. Đô t
hị
hóa có qui mô rộng khắp trên phạm vi toàn cầu, tuy nhiên có sự khác biệt về mức độ đô thị
hóa giữa các nước, các khu vực trên thế giới.
1.3. Các chỉ tiêu xác định mức độ đô thị hoá
1.3.1. Tỉ lệ dân thành thị
Tỉ lệ dân thành thị là chỉ tiêu cơ bản xác định mức độ đô thị hóa. Tỉ lệ dân thành thị
cao và tăng nhanh, quá trình đô thị hóa càng hiệu quả. Đô thị hóa tạo ra lực hút
đối với dân
cư từ nơi khác và tạo quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông
nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Tỉ lệ dân thành thị được tính bằng công thức:

u
t
P
U
P


Trong đó:
U : tỉ lệ dân thành thị (%)
P
u
: dân số đô thị (người)
P
t
: tổng dân số (người)
Tỉ lệ dân cư đô thị của Việt Nam tăng liên tục, từ 20,8% năm 1995 tăng lên 27,4%
năm 2007. Tuy nhiên, tỉ lệ này còn thấp so với trung bình thế giới (49% – năm 2007).
Tỉ lệ dân đô thị của Tp. Hồ Chí Minh ngày càng tăng do thành phố phát triển mạnh
các ngành công nghiệp – dịch vụ. Năm 1995, tỉ lệ dân đô thị đạt 71,6%; đến năm 2007 tăng
lên 84,8%. quá trình đô thị hóa của thành phố có diễn ra nhanh chóng, xứng đáng với vai trò
là thành phố phát triển nhất cả nước về ki
nh tế.
Bảng 1.2. Tỉ lệ dân số đô thị Việt Nam và Tp. Hồ Chí Minh
Tỉ lệ dân số đô thị (%) Năm
Việt Nam Tp. Hồ Chí Minh
1995
1997
2007
20,8
22,7

27,4
74,7
83,0
85,1
(Nguồn: Tổng cục thống kê và tính toán của tác giả từ Tổng cục thống kê)
Tuy nhiên, tỉ lệ dân đô thị chưa phản ánh đầy đủ mức độ đô thị hóa cũng như hiệu
quả của quá trình đô thị hóa. Năm 2007, một số nước đang phát triển, tỉ lệ dân số đô thị có
thể đạt rất cao như Uruguay 93%; Argentina 89%; Libi 85%, Mexico 75% .... [24]. Sự tăng
nhanh dân số đô thị ở các nước đang phát t
riển tạo sức ép rất lớn đối với vấn đề việc làm,
nhà ở, chất lượng cuộc sống…
1.3.2. Tăng tỉ lệ lao động phi nông nghiệp
Gia tăng tỉ lệ lao động phi nông nghiệp là chỉ tiêu quan trọng xác định mức độ đô thị
hóa. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp tăng do sản xuất công nghiệp – dịch vụ phát triển mạnh,
làm
chuyển dịch cơ cấu kinh tế: giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỉ trọng ngành
công nghiệp – dịch vụ. Như vậy, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp ngày càng tăng thể hiện quá
trình đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh. Năm 2000, Tp. Hồ Chí Minh có tỉ lệ lao động phi
nông nghiệp đạt 93,7%, đến năm 2007, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp tăng lên 96,4% [24].
1.3.3. Mật độ dân số đô thị cao
Mật độ dâ
n số đô thị phản ánh tốc độ phát triển của đô thị. Các đô thị có mật độ dân
số đô thị cao chứng tỏ quá trình đô thị hóa ở khu vực đó diễn ra mạnh mẽ.
Mật độ dân số đô thị được tính bằng công thức:
u
P
M
S



Trong đó:
M: mật độ dân số đô thị (người/km
2
)
P
u
: dân số đô thị (người)
S : diện tích đô thị (km
2
)
Mật độ dân số của cả nước và Tp. Hồ Chí Minh năm 2007 [24; 25] được tính như
sau:
M
VN
=
23370000
21741
= 1074,9 (người/km
2
)
M
TP. HCM
=
5640288
507
= 11124,8 (người/km
2
)
Mật độ dân số đô thị ở Tp. Hồ Chí Minh cao gấp hơn 10 lần so với mật độ dân số đô
thị cả nước, chứng tỏ mức độ phát triển đô thị của thành phố cao hơn nhiều so với cả nước.

Tuy nhiên, mật độ dân số đô thị chưa phản ánh đầy đủ mọi mặt của quá trình đô thị
hóa, nhất là đối với các nước đang phát triển. Tình trạng dân số đông do đô thị hóa tự phát
khiến ở các nước này làm mật độ dân số đô thị rất cao và tăng nhanh, trong khi các điều
kiện về kinh tế, cơ sở hạ tầng chưa phát triển sẽ gây ra những vấn đề về việc l
àm, nhà ở và
khó nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
1.3.4. Nhịp độ đô thị hóa
Nhịp độ đô thị hóa được tính bằng công thức:
21
UU
T
t




Trong đó: T : nhịp độ đô thị hóa
U
2
: tỉ lệ dân đô thị năm sau (%)
U
1
: tỉ lệ dân đô thị năm trước (%)
∆t

: khoảng cách giữa năm sau và năm trước
Từ công thức trên, nhịp độ đô thị hóa của Tp. Hồ Chí Minh từ năm 1995 đến năm
2007 là 0,87. Trong khi đó, nhịp độ đô thị hóa cả nước thời gian trên đạt 0,56, thấp hơn so
với thành phố.
Nhịp độ đô thị hóa còn được biểu hiện qua tốc độ tăng dân số đô thị. Dân số đô thị

tăng nhanh: từ 3,0 triệu người năm
1990 tăng lên 5,6 triệu người năm 2007. Tốc độ tăng dân
số đô thị năm 2007 tăng 186,3% so với năm 1990.
Bảng 1.3. Tốc độ tăng dân số đô thị Tp. Hồ Chí Minh
Năm Tốc độ tăng dân số đô thị (%)
1990
1995
2000
2005
2007
100,0
109,8
143,8
175,6
186,3
(Nguồn: Tính toán của tác giả từ Cục thống kê Tp. HCM)
Nhịp độ đô thị hóa ảnh hưởng đến diện tích đất phi nông nghiệp cũng như làm
chuyển đổi mục đích sử dụng đất và sự phát triển cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật. Những yếu
tố này thể hiện ở Tp. Hồ Chí Minh như sau:
+Diện tích đất nông nghiệp giảm nhanh chóng, trung bình mỗi năm k
hoảng 1000 ha,
liên tục trong suốt 10 năm qua. Năm 2005, thành phố có 123,5 nghìn ha đất nông nghiệp.
Đến năm 2007, diện tích đất nông nghiệp còn 111,3 nghìn ha. Diện tích đất nông nghiệp
giảm nhanh, phần lớn chuyển sang đất thổ cư và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp.
Từ đó, diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên: từ 86,1 nghìn ha tăng lên 98,3 nghìn ha, tăng
114%. Tốc độ đô thị hóa ở Tp. Hồ Chí Minh diễn ra nhanh chóng.
+Hiện nay, nhiều khu dân cư mới đang xây dựng tại các quận vùng ven thành phố
như khu đô thị Nam Sài Gòn, khu đô thị Thủ Thiêm… Bên cạnh đó, nhiều công trình phục
vụ công cộng như các trung tâm thương mại, siêu thị, nhiều dự án cầu đường đang được
hoàn thành (cầu Thủ Thiêm

, cầu Phú Mĩ, cầu Nguyễn Văn Cừ…) nhằm đáp ứng cho nhu
cầu người dân trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống.
1.4. Tác động của quá trình đô thị hóa đối với kinh tế – xã hội
1.4.1. Tác động tích cực
 Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế
Đô thị hóa gắn liền với sự phát triển khoa học kĩ thuật, tập trung lao động, đặc biệt
lao động có chất lượng cao, cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển hoàn chỉnh. Những yếu tố
này giúp cho c
hi phí vận tải, chi phí sản xuất giảm đáng kể. Từ đó, hiệu quả kinh tế tăng,
giúp tăng trưởng kinh tế nhanh chóng.
Nhờ sự phát triển của khoa học kĩ thuật, năng suất lao động trong các ngành kinh tế
tại các vùng đô thị tăng lên nhanh chóng, tạo ra khối lượng vật chất ngà
y càng lớn với giá trị
ngày càng cao, giúp tăng nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Bảng 1.4. Tốc độ tăng trưởng GDP Tp. Hồ Chí Minh
Năm Tốc độ tăng dân số đô thị (%) Tốc độ tăng GDP (%)
1997 100 100
2000 101 145,3
2005 102,7 313,3
2007 102,5 433,6
(Nguồn: Cục thống kê Tp. Hồ Chí Minh)
Quá trình đô thị hóa ở Tp. Hồ Chí Minh giúp GDP tăng trưởng nhanh chóng: tốc độ
tăng trưởng GDP năm 2007 đạt 433,6% so với năm 1997. Tốc độ tăng GDP của thành phố
nhanh hơn so với tốc độ tăng dân số đô thị, cho thấy quá trình đô thị hóa giúp mang lại hiệu
quả kinh tế cao, tạo điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Quá trình đô thị hóa cũng góp phần làm
tăng tỉ trọng GDP của thành phố so với cả
nước: từ 17,1% năm 2000 tăng lên 20% năm 2007 [25], xứng đáng là trung tâm công nghiệp
lớn nhất cả nước.
 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Đô thị hóa thường diễn ra song song với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Quá trình này biến dân cư nông thôn trở thành dân đô thị, với sự chuyển dịch cơ cấu lao
động từ nông nghiệp chuyển sang lao động công nghiệp và dịch vụ; biến quần cư nông thôn
thành quần cư thành thị. Tác động này làm ngành nông nghiệp giảm dần tỉ trọng, tăng dần tỉ
trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Điển hình tại Tp. Hồ Chí Minh, dân số phi nông
nghiệp tăng nhanh, từ 93,1% dân số năm 2001 tăng lên 96,4% dân số năm 2007. Tương ứng
với sự thay đổi cơ cấu lao động, cơ cấu ki
nh tế cũng chuyển dịch: nông nghiệp từ 1,9% năm
2001 giảm còn 1,3% năm 2007; công nghiệp từ 46,2% tăng lên 46,4%, dịch vụ từ 51,9%
tăng 52,3% năm 2007[25].

Hình 1.1. Biểu đồ cơ cấu kinh tế Tp. Hồ Chí Minh
Trong quá trình đô thị hóa, sự chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành cũng có sự thay
đổi. Tại Tp. Hồ Chí Minh, hoạt động trồng trọt, đặc biệt là trồng lúa giảm tỉ trọng nhanh
chóng: Ngành trồng trọt từ 39,3% giá trị ngành nông nghiệp năm 2000 giảm còn 27,2% giá
trị vào năm 2006. Trong đó lúa từ 17,5% giá trị, đến năm 2000 giảm còn 6,8% năm 2006.
Ngược lại, ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản năm 2000 đạt 12,7% giá trị ngành nông
nghiệp, đến năm
2006 tăng lên 30,5%[ 25].
Nhờ các thành tựu của cách mạng công nghệ, ngành công nghiệp phát triển theo
hướng đầu tư vào các ngành công nghiệp hiện đại, tốn ít nguyên – nhiên liệu, nguồn lao
động phổ thông. Ngành công nghiệp chế biến của Tp. Hồ Chí Minh tăng dần tỉ trọng trong
giá trị sản xuất công nghiệp, từ 96,1% năm 2000 tăng lên 98% năm 2006.
Các ngành dịch vụ tăng nhanh về tỉ trọng giá trị sản xuất và ngà
y càng đa dạng hơn,
đặc biệt với các hoạt động môi giới trung gian cho các ngành khác như quảng cáo, tiếp thị,
tài chính, tư vấn pháp luật… ngày càng phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, hoạt động du lịch
được đầu tư phát triển nhằm đáp ứng cho nhu cầu người dân thành phố có chất lượng cuộc
sống ngày càng tăng cao.
 Thay đổi đặc điểm dân số

Quá trình đô thị hóa làm thay đổi đặc điểm của dân số.
o Gia tăng dân số và tỉ lệ thị dân
Quá trình đô thị hóa tạo nên sức hút rất mạnh mẽ dân cư từ các vùng chuyển vào đô
thị. Vì thế, qui mô dân số và tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh chóng.



Hình 1.2. Biểu đồ dân số và tỉ lệ dân số đô thị Tp. Hồ Chí Minh

Bảng 1.5. Dân số Tp. Hồ Chí Minh giai đoạn 1997 – 2007
Năm 1997 2000 2005 2007
Dân số (nghìn người) 4852 5226 6240 6650
Tốc độ tăng (%) 100 107,7 128,6 137,0
Tỉ trọng dân số Tp.HCM so với cả nước
(%)
6,5 6,7 7,5 7,8
Dân số thành thị của Tp. HCM
(nghìn người)
4028,8 4380,7 5035,3 5397,7
Tốc độ tăng (%) 100 108,7 125,0 134,0
(Nguồn: Cục thống kê và tính toán của tác giả từ Cục thống kê Tp. HCM)
Dân số trung bình và dân số thành thị của Tp. Hồ Chí Minh đều tăng nhanh: Dân số
trung bình của Tp. Hồ Chí Minh tăng 137%; dân số thành thị tăng 134%. Dân số Tp. Hồ Chí
Người
%
Năm
Minh ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu dân số cả nước: từ 6,5% năm 1997 tăng lên
7,8% năm 2007.Năm 1995, tỉ lệ dân số đô thị Tp. Hồ Chí Minh đạt 71,6%, năm 2000 tăng
lên 83%, đến năm 2007 đạt 84,8%. Từ năm 1990 đến năm 2007, dân số đô thị tăng từ 3
triệu lên 5,6 triệu, tăng 186,3%[2

5
].
Dân số tăng tạo nguồn cung cấp lao động dồi dào cho sự phát triển kinh tế. Đồng thời
nguồn lao động tập trung vào các đô thị phần lớn là lao động có chất lượng cao, tạo thuận
lợi cho sự phát triển các ngành sản xuất hiện đại, mang giá trị cao như tài chính, tín dụng,
công nghiệp chế biến, các hoạt động khoa học công nghệ. Nguồn lao động này cũng chính
là nguồn tiêu thụ sản phẩm rộng lớn, tạo điều kiện thúc
đẩy kinh tế phát triển nhanh chóng,
hiệu quả.

o Dân số tập trung cao độ
Hình 1.3. Biểu đồ cơ cấu dân số Tp. Hồ Chí Minh
Mật độ dân số trong quá trình đô thị hóa có xu hướng tăng nhanh do số dân nhập cư
tăng, trong khi diện tích đất đai ít biến động. Diện tích đất ở tăng lên do quá trình chuyển
đổi đất nông nghiệp thành đất thổ cư, nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu về nhà ở của
người dân cũng như sức ép gia tăng dân số khá cao ở các vùng đô thị hóa. Tại các quốc gia
có trình độ đô thị hóa cao, mật độ dâ
n số thường rất cao: Hồng Kông: 6305 người/km
2
,
Singapore: 6785 người/km
2
. Thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ đô thị hóa cao so với cả
nước, được thể hiện rõ nét ở sự gia tăng nhanh chóng mật độ dân số: tăng từ 552 người/km
2

vào năm 1985, lên đến 2228 người/km
2
vào năm 1993 và đạt 3175 người/ km
2

vào năm
Năm
2007 [2
5
], tăng gấp 6 lần so với năm 1985 và cao gấp hơn 15 lần so với cả nước (mật độ
dân số cả nước đạt 257 người/km
2
, năm 2007). Dân số tập trung ngày càng đông là điều
kiện cho các ngành sản xuất, dịch vụ được hình thành, phát triển cả về qui mô và số lượng
cũng như mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
o Thay đổi kết cấu dân số
 Kết cấu theo độ tuổi: Do chất lượng cuộc sống người dân đô thị được nâng
cao, tỉ lệ sinh tại các đô thị giảm x
uống. Thêm vào đó, số dân nhập cư vào Tp. Hồ Chí Minh
chủ yếu trong độ tuổi lao động nên tỉ lệ dân số phụ thuộc giảm mạnh, tỉ lệ dân số trong và
trên tuổi lao động tăng lên. Hiện nay, phần lớn dân cư thuộc nhóm dân số trong tuổi lao
động. Trong đó, tỉ lệ dân số thuộc độ tuổi từ 20 – 39 tuổi chiếm phần lớn dân số. Đây là lực
lượng lao động dồi dào và là nguồn tiêu thụ rộng lớn,
tạo điều kiện để phát triển kinh tế
nhanh chóng. Tỉ lệ dân số thuộc nhóm trên tuổi lao động ngày càng tăng do điều kiện y tế,
chất lượng cuộc sống nâng cao.
 Kết cấu theo giới tính: Đô thị hóa gắn liền với quá trình dịch chuyển dân
cư từ các vùng nông thôn đến thành thị, trong đó lực lượng nam giới có tính cơ động cao
hơn nữ giới. Do vậy, tỉ lệ nam
giới trong lao động nhập cư thường cao hơn tỉ lệ nữ. Tuy
nhiên, trong thời gian gần đây, tại các nước đang phát triển như Việt Nam, quá trình sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các thành phố diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu lao động trong các
ngành dịch vụ tăng lên, khả năng thu hút lao động nữ nhiều hơn, đặc biệt khi nhóm
ngành
may mặc, giày da, thực phẩm… phát triển nhanh và mạnh mẽ. Hơn nữa, do đời sống kinh tế

– xã hội của các khu đô thị cao hơn, văn minh đô thị càng làm cho tuổi thọ nữ cao hơn nam.
Chính vì thế, tỉ lệ nữ ở các thành phố thường cao hơn tỉ lệ nam. Tại Việt Nam, năm 2007, tỉ
lệ nữ chiếm 50,8% dân số cả nước. Trong khi đó, tại Tp. Hồ Chí Minh, tỉ lệ nữ đạt 51,
9%
dân số.
 Kết cấu lao động: Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch rõ nét: giảm tỉ lệ dân
số hoạt động nông nghiệp và tăng tỉ lệ dân hoạt động phi nông nghiệp. Tại Tp. Hồ Chí
Minh, năm 1985, tỉ lệ dân số phi nông nghiệp là 83,3% dân số; năm 1993 là 87,7% dân số.
Năm 2003, tỉ lệ dân số hoạt động phi nông nghiệp đạt 95,5% dân số, năm 2007 là 96,4%
dân số [2
5
]. Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động giúp nguồn lao động trong các ngành
công nghiệp – dịch vụ tăng lên, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Đây là những ngành
mang lại giá trị kinh tế cao nên sự chuyển dịch cơ cấu lao động sẽ giúp kinh tế đô thị phát
triển nhanh và hiệu quả hơn.

Hình 1.4. Biểu đồ cơ cấu dân số theo lao động ở Tp. Hồ Chí Minh

 Trình độ học vấn: Điều kiện giáo dục tại các vùng đô thị khá thuận lợi,
cùng với ý thức của người dân đô thị và chủ trương phát triển giáo dục của chính quyền, số
trẻ em được đến trường, tỉ lệ người dân biết chữ, số năm đến trường của người dân đều tăng.
Bên cạnh đó, do điều kiện làm
việc trong các ngành công nghiệp và dịch vụ cần trình độ
cao, lực lượng lao động tại các đô thị phần lớn đều đạt một trình độ học vấn nhất định, chủ
yếu từ cấp trung học phổ thông trở lên. Ngay cả đối với lao động nhập cư, trình độ học vấn
cũng cao hơn nhưng không đều. Điều này gi
úp đô thị có đội ngũ lao động có chất lượng cao
mà không tốn nhiều chi phí đào tạo.
 Độ tuổi kết hôn: Độ tuổi kết hôn của người dân đô thị tăng lên đáng kể do
sức ép của công việc và do nhận thức của người dân được nâng cao. Tác động này tạo điều

kiện thuận lợi để giảm tỉ lệ sinh và nâng cao trình độ văn hóa, c
hất lượng cuộc sống của dân
cư.
 Tăng cường hiệu quả sử dụng đất
Đất đô thị có giá trị rất lớn do chức năng và tính chất sử dụng cao độ của nó. Vì thế,
quá trình đô thị hóa luôn gắn liền với quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất: giảm diện
tích đất nông nghiệp, tăng diện tích đất đô t
hị, làm giá đất có sự biến động mạnh mẽ.
Diện tích đất canh tác nông nghiệp của Tp. Hồ Chí Minh từ năm 1985 đến 1993 vẫn
còn khá cao, khoảng hơn 112000 ha (chiếm hơn 53% diện tích toàn thành). Năm 2003, diện
tích đất nông nghiệp giảm xuống nhanh chóng, còn khoảng 91000 ha (43,3% diện tích).
Năm 2007, diện tích đất nông nghiệp chỉ còn 77900 ha trên tổng số 209900 ha của toàn
thành phố (37,1% diện tích) [25].
Bảng 1.6. Cơ cấu sử dụng đất Tp. Hồ Chí Minh
Năm Đất nông nghiệp
(%)
Đất phi nông nghiệp
(%)
1993 53,2 46,8
2003 43,3 56,7
2007 37,1 62,9
(Nguồn: Tính toán của tác giả từ Cục thống kê Tp. Hồ Chí Minh
Quá trình đô thị hóa làm cho diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên mạnh mẽ: từ
46,8% tổng diện tích đất thành phố năm 1993, tăng lên 62,9% vào năm 2007. Nhu cầu sản
xuất công nghiệp, dịch vụ, nhà ở, công trình công cộng… ở các vung đô thị tăng cao làm
diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh.
Khi đất nông nghiệp được chuyển sang đất công nghiệp hay dịch vụ, g
iá trị sản xuất tăng
lên, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.


Hình 1.5. Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất Tp. Hồ Chí Minh

 Nâng cao chất lượng cuộc sống
Đô thị hóa góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
o Tăng thu nhập bình quân đầu người
Quá trình đô thị hóa có tác động rất mạnh mẽ đến sự tăng trưởng kinh tế, giúp tăng
thu nhập bình quân đầu người, mà thu nhập bình quân đầu người lại là cơ sở nâng cao chất
lượng cuộc sống người dân [25]
.
Năm

đồng
/người
đồng
/người
Theo số liệu thống kê năm 2007, những quốc gia có trình độ đô thị hóa cao thì thu
nhập bình quân đầu người cao, ví dụ như Singapore, Hoa Kỳ, Nhật Bản. Ngược lại, những
quốc gia có mức độ đô thị hóa thấp thường có thu nhập bình quân đầu người thấp như Ấn
Độ, Ethiopia, Việt Nam…
Quá trình đô thị hóa tạo sự chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế. Hoạt động
sản xuất nông nghiệp đư
ợc thay thế bằng hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ, tạo ra
sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Từ đó, thu nhập của người
dân được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người của người dân thành thị luôn cao hơn so
với nông thôn: Ở Việt Nam, năm 2002, thu nhập bình quân trung bình cả nước là 365000
đồng/người/tháng thì ở thành thị là 622000 đồng/người/tháng, cao hơn gấp 1,
7 lần so với cả
nước. Năm 2006, thu nhập bình quân trung bình cả nước là 636000 đồng/người/tháng, thành
thị là 1058000 đồng/người/tháng, gấp 1,7 lần so với năm 2002. Ở nông thôn, thu nhập bình
quân năm 2002 đạt 275000 đồng/người/tháng, thấp hơn 2,3 lần so với thành thị. Năm 2006,

thu nhập ở nông thôn là 506000 đồng/người/tháng [24]. Thu nhập bình quân của thành thị
luôn cao hơn so với nông thôn và cả nước.


Hình 1.6. Biểu đồ so sánh thu nhập bình quân đầu người giữa nông thôn, thành thị

Bảng 1.7. Tỉ lệ dân thành thị và thu nhập bình quân đầu người một số quốc gia
năm 2007
Quốc gia Tỉ lệ dân thành thị
(%)
Thu nhập bình quân đầu người
(USD/người)
Singapore 100 35 162,7
Anh 80 44 693,0
Hoa Kỳ 79 45 789,9
Năm

×