Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Những khu nghỉ dưỡng ở Đông Dương trước năm 1945 và sự phát triển cho đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 82 trang )

Những khu nghỉ dưỡng ở Đông Dương trước năm 1945 và sự phát triển cho đến nay

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tiểu luận này ngoài những nổ lực hết mình của cá nhân,
tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Đoàn Ngọc Nam đã tận tâm hướng
dẫn chúng tôi học phần: Những vấn đề địa lí tự nhiên đại cương. Nhờ sự
truyền đạt của Thầy, tôi đã học được rất nhiều kiến thức và đã có những tầm
nhìn cao hơn về những vấn đề tự nhiên muôn màu muôn vẽ. Bên cạnh đó,
Thầy cũng đã hướng dẫn rất chi tiết chúng tôi cách thực hiện một bài tiểu luận
kết thúc học phần, đây là một bước tiến giúp chúng tôi định hình cách thực
hiện luận văn thạc sĩ sắp tới.
Cuối cùng, tôi cũng chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu
trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, mà cụ thể là phòng Sau Đại học
đã tạo điều kiện và môi trường học tập rất tốt cho quá trình học tập của tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Kính lời, học viên thực hiện

Quan Văn Út

GVHDKH: TS. Đoàn Ngọc Nam

-1-

HVTH: Quan Văn Út


Những khu nghỉ dưỡng ở Đông Dương trước năm 1945 và sự phát triển cho đến nay

DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1: Khí hậu Thành phố Đà Lạt
Bảng 2.2: Sự biến động dân số Đà Lạt qua các năm
Bảng 2.3: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tại Sa Pa
Bảng 2.4: Tên một số địa điểm tham quan nổi tiếng ở Sa Pa
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ Thành Phố Đà Lạt
Hình 2.2: Mô hình kiến trúc một biệt thự thời Pháp ở Đà Lạt
Hình 2.3: Biệt thự 2 Hùng Vương và biệt thự Merionnet
Hình 2.4: Kiến trúc biệt thự theo thể loại thứ 2 được xây dựng ở Đà Lạt
Hình 2.5: Cảnh quan từ núi Bà Nà
Hình 2.6: Vết tích một biệt thự cổ thời Pháp trên núi Bà Nà
Hình 2.7: Vết tích biệt thự cổ trên núi Bạch Mã
Hình 2.8: Bản đồ hành chính huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc
Hình 2.9: Bản đồ các tuyến điểm du lịch ở Sa Pa

GVHDKH: TS. Đoàn Ngọc Nam

-2-

HVTH: Quan Văn Út


Những khu nghỉ dưỡng ở Đông Dương trước năm 1945 và sự phát triển cho đến nay

MỤC LỤC

Trang
Lời cảm ơn ---------------------------------------------------------------------------- 01
Danh mục bảng ---------------------------------------------------------------------- 02
Danh mục hình ---------------------------------------------------------------------- 02

Mục lục -------------------------------------------------------------------------------- 03
LỜI GIỚI THIỆU ------------------------------------------------------------------- 05
1. KHÁI QUÁT VỀ KHU NGHỈ DƢỠNG ------------------------------------- 06
1.1. Khái niệm -----------------------------------------------------------------------------06
1.2. Đặc điểm của khu nghỉ dƣỡng ----------------------------------------------------06
1.3. Kiến trúc của khu nghỉ dƣỡng ---------------------------------------------------09

2. CÁC KHU NGHỈ DƢỠNG Ở ĐÔNG DƢƠNG TRƢỚC NĂM 1945 - 11
2.1. Đà Lạt ---------------------------------------------------------------------------------11
2.1.1. Điều kiện hình thành khu nghỉ dưỡng ------------------------------------------11
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên ------------------------------------------------------------- 11
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội -----------------------------------------------------14
2.1.2. Quá trình xây dựng các khu nghỉ dưỡng ---------------------------------------20
2.1.3. Một số địa điểm tham quan ở Đà Lạt -------------------------------------------25
2.1.4. Hướng phát triển du lịch ở Đà Lạt --------------------------------------------- 35
2.2. Bà Nà ----------------------------------------------------------------------------------36
2.2.1. Điều kiện hình thành khu nghỉ dưỡng ------------------------------------------36
2.2.1.1. Điều kiện tự nhiên ------------------------------------------------------------- 36
2.2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ---------------------------------------------------- 37
2.2.2. Quá trình xây dựng các khu nghỉ dưỡng ---------------------------------------38
2.2.3. Một số địa điểm tham quan ở Bà Nà--------------------------------------------41
2.2.4. Hướng phát triển du lịch ở Bà Nà ---------------------------------------------- 44
2.3. Bạch Mã -------------------------------------------------------------------------------45
2.3.1. Điều kiện hình thành khu nghỉ dưỡng ------------------------------------------45
2.3.1.1. Điều kiện tự nhiên ------------------------------------------------------------- 45
2.3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ---------------------------------------------------- 48
GVHDKH: TS. Đoàn Ngọc Nam

-3-


HVTH: Quan Văn Út


Những khu nghỉ dưỡng ở Đông Dương trước năm 1945 và sự phát triển cho đến nay

2.3.2. Quá trình xây dựng các khu nghỉ dưỡng ---------------------------------------49
2.3.3. Hướng phát triển du lịch ở Bà Nà -----------------------------------------------53
2.4. Tam Đảo ------------------------------------------------------------------------------53
2.4.1. Điều kiện hình thành khu nghỉ dưỡng ------------------------------------------53
2.4.1.1. Điều kiện tự nhiên ------------------------------------------------------------- 53
2.4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ---------------------------------------------------- 56
2.4.2. Quá trình xây dựng các khu nghỉ dưỡng ---------------------------------------56
2.4.3. Hướng phát triển du lịch ở Tam Đảo -------------------------------------------61
2.5. Sa Pa -----------------------------------------------------------------------------------63
2.5.1. Điều kiện hình thành khu nghỉ dưỡng ------------------------------------------63
2.51.1. Điều kiện tự nhiên -------------------------------------------------------------- 63
2.5.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ---------------------------------------------------- 69
2.5.2. Quá trình xây dựng các khu nghỉ dưỡng ---------------------------------------70
2.5.3. Một số địa điểm tham quan ở Sa Pa --------------------------------------------73
2.5.4. Hướng phát triển du lịch ở Sa Pa ------------------------------------------------77

3. MỘT VÀI SUY NGHỈ CHỦ QUAN VỀ DU LỊCH NGHỈ DƢỠNG Ở
VIỆT NAM --------------------------------------------------------------------------- 79
KẾT LUẬN --------------------------------------------------------------------------- 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO --------------------------------------------------------- 82

GVHDKH: TS. Đoàn Ngọc Nam

-4-


HVTH: Quan Văn Út


Những khu nghỉ dưỡng ở Đông Dương trước năm 1945 và sự phát triển cho đến nay

LỜI GIỚI THIỆU
Du lịch nghỉ dưỡng là một loại hình du lịch phát triển từ rất lâu. Loại
hình du lịch này hình thành và phát triển đầu tiên ở các nước phát triển ở châu
Âu. Sau đó, lan rộng sang các quốc gia đang phát triển và các thuộc địa thông
qua các cuộc chiến tranh đế quốc. Ở Việt Nam loại hình du lịch này cũng đã
có từ thời thuộc Pháp. Mục đích chính của việc hình thành các khu ngỉ dưỡng
ở Việt Nam tính từ trước năm 1945 là để phục vụ cho các viên chức thuộc
chính quyền Pháp thuộc, các binh lính người Pháp. Bên cạnh đó các khu nghỉ
dưỡng này cũng được dành cho các vị vua thời Nguyễn… Nhưng chủ yếu là
dành cho người Pháp, thành phần này do điều kiện chiến tranh và vị trí địa lí
quá xa, nên họ không có điều kiện về nước nghỉ ngơi và du lịch. Vì vậy họ ở
lại Việt Nam.
Với nhu cầu đó, Toàn quyền Đông Dương thời bây giờ đã cho khảo
sát khắp Đông Dương để tìm ra những vị trí có những điều kiện tự nhiên
thuận lợi, nhất là những nơi có khí hậu giống với khí hậu nước Pháp. Cuối
cùng, những địa điểm được chọn là Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì, Bà Nà,
Bạch Mã… Những khu nghỉ dưỡng đã được xây dựng ở các khu vực này,
cùng với đó là các dịch vụ bổ trợ như giao thông, nhà hàng, khu vui chơi, thể
thao, hồ bơi… Các khu nghỉ dưỡng này đã có sự phát triển mạnh mẽ thời
Pháp thuộc và bị tàn phá và lãng quên theo thời gian. Mãi cho đến sau ngày
giải phóng cho đến nay, các khu nghỉ dưỡng trên đã có những thay đổi đáng
kể. Đà Lạt và Sa Pa ngày nay là một trong hai thành phố du lịch phát triển và
được mệnh danh là “thiên đường du lịch nghỉ dưỡng”. Bà Nà với cáp treo đạt
hai kỷ lục thế giới cũng là điểm hấp dẫn thu hút khách du lịch. Tam Đảo,
Bạch Mã, Ba Vì là những vườn quốc gia và nơi dự trữ sinh quyển cũng là

những địa điểm giàu tiềm năng du lịch, đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng và du
lịch sinh thái.
Trong những năm gần đây, số lượng các khách sạn đã tăng lên nhanh
chóng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của hoạt động du lịch. Bên cạnh các
khách sạn thương mại, hình thức các khách sạn nghỉ dưỡng (Resort) cũng đã
GVHDKH: TS. Đoàn Ngọc Nam

-5-

HVTH: Quan Văn Út


Những khu nghỉ dưỡng ở Đông Dương trước năm 1945 và sự phát triển cho đến nay

bắt đầu phát triển mạnh mẽ, góp phần đa dạng hóa các loại hình cơ sở lưu trú
du lịch ở Việt Nam. Để có những cái nhìn đúng đắn về du lịch nghỉ dưỡng và
quá trình phát triển ở Việt Nam xưa và nay. Chúng ta sẽ được khám phá qua
bài tiểu luận với chủ đề: “Tìm hiểu về các khu nghỉ dưỡng ở Đông Dương
trước năm 1945 và sự phát triển cho đến nay”.

1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHU NGHỈ DƢỠNG (RESORT)
1.1. KHÁI NIỆM
Khởi thuỷ của khái niệm về “khu nghỉ dưỡng” (Resort) là nơi chữa
bệnh, là nơi dành cho những người cần được dưỡng bệnh ở những nước phát
triển. Lâu dần việc này đã trở nên không còn độc quyền cho người chữa bệnh
nữa mà dành cho những khách hàng của khách sạn, du khách.
Hiện nay, khái niệm về “khu nghỉ dưỡng” (Resort) chưa được định
nghĩa thống nhất và chưa xây dựng được tiêu chuẩn xếp hạng riêng dành cho
“khu nghỉ dưỡng” nên công tác quản lý cũng như thống kê số lượng của các
“khu nghỉ dưỡng” gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, theo nghĩa chung nhất thì:

“Khách sạn nghỉ dưỡng (Resort) là loại hình khách sạn được xây dựng độc
lập thành khối hoặc thành quần thể gồm các biệt thự, căn hộ du lịch; băngga-lâu (bungalow) ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, phục vụ nhu cầu
nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan du lịch”.
Các khu nghỉ dưỡng thường được xây dựng rất sang trọng theo tiêu
chuẩn từ 4 – 5 sao. Tại đây nhà cung cấp sản phẩm sẽ cung cấp các dịch vụ
cao cấp đến khách hàng. Thông thường thì khu ngỉ dưỡng thường đưa ra các
sản phẩm trọn gói đến khách hàng (Giá trọn gói có thể gồm việc đưa đón, ăn
nghỉ, vui chơi, giải trí, thẩm mỹ…). Về khách hàng đến với khu nghỉ dưỡng
thường ở lưu trú dài hạn, họ không di chuyển nhiều điểm, chủ yếu là nghỉ
ngơi tại đó. Nói tóm lại, khu nghỉ dưỡng đưa ra sản phẩm hoàn hảo và đầy đủ
và khách hàng chỉ cần bỏ tiền ra đến để hưởng thụ dịch vụ đó.
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU NGHỈ DƢỠNG (RESORT)
Khu nghỉ dưỡng - khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng phục vụ nhu cầu
nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan du lịch của du khách thường được xây dựng ở
GVHDKH: TS. Đoàn Ngọc Nam

-6-

HVTH: Quan Văn Út


Những khu nghỉ dưỡng ở Đông Dương trước năm 1945 và sự phát triển cho đến nay

những nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp. Khu nghỉ dưỡng có đặc điểm chung
là yên tĩnh, xa khu dân cư, xây dựng theo hướng hòa mình với thiên nhiên, có
không gian và cảnh quan rộng, thoáng, xanh. Khu nghỉ dưỡng khác với các cơ
sở lưu trú thông thường bởi hệ thống dịch vụ liên hoàn, tổng hợp, có thể đáp
ứng mọi nhu cầu của khách như dịch vụ giải trí, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp,
luyện tập thể thao. Do khu nghỉ dưỡng mang lại những giá trị và dịch vụ hoàn
hảo hơn nên giá cũng khá đắt so với giá phòng khách sạn cùng tiêu chuẩn.

* Hoạt động của các khu nghỉ dưỡng ở Việt Nam có những đặc điểm
sau:
- Một là, về hình thức tổ chức kinh doanh: Các Resort chủ yếu là hình
thức liên doanh nước ngoài hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Nhờ
vậy, tạo điều kiện cho những tập đoàn chuyên kinh doanh Resort đem tới kinh
nghiệm quản lý tạo điều kiện nâng cao chất lượng hoạt động của các khu
Resort.
- Hai là, về cơ sở vật chất kỹ thuật: Do các khu Resort được xây dựng
ở các vùng biển hoặc các nơi có tài nguyên du lịch nên kiến trúc của các khu
Resort thường là các khu nhà thấp tầng, mang tính gần gũi với môi trường,
gần gũi với thiên nhiên nhưng vẫn đảm bảo tới sự sang trọng, tiện nghi. Diện
tích các Resort thường từ 1 ha tới 40 ha và diện tích ngày càng được mở rộng
vì đặc trưng của khu Resort thường là các khu vực có không gian rộng rãi,
trong đó diện tích xây dựng thường chiếm tỷ lệ nhỏ.
- Ba là, về cách thức tổ chức quản lý: Thường áp dụng theo tiêu chuẩn
của các tập đoàn nước ngoài, trong đó một số Resort đã áp dụng bộ phận
chuyên trách quản lý công tác môi trường.
- Bốn là, về chất lượng lao động: Hầu hết các Resort là cơ sở hạng
cao sao nên chất lượng tuyển chọn người lao động được chú trọng nhằm đảm
bảo chất lượng dịch vụ của cơ sở.
* Bên cạnh những ưu điểm đã nêu trên, hoạt động của resort còn
bộc lộ những hạn chế sau:

GVHDKH: TS. Đoàn Ngọc Nam

-7-

HVTH: Quan Văn Út



Những khu nghỉ dưỡng ở Đông Dương trước năm 1945 và sự phát triển cho đến nay

- Các resort có vị trí gần các nguồn tài nguyên du lịch nên thường ở xa
khu trung tâm, xa thành phố lớn. Do đó, hạn chế khả năng tiếp cận tới nguồn
nước sạch cũng như khả năng cung cấp thực phẩm đảm bảo chất lượng, chi
phí vận chuyển thực phẩm và nước uống cao.
- Công suất hoạt động của các resort chưa cao, chịu ảnh hưởng rõ rệt
của tính thời vụ trong kinh doanh do khách du lịch thường đi nghỉ vào thời
điểm hè.
- Ở một số resort, tỷ lệ người lao động địa phương còn cao nên gặp
khó khăn trong vấn đề đào tạo nghề cũng như nâng cao trình độ ngoại ngữ.
- Các resort chưa triệt để đầu tư và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi
trường như hệ thống xử lý nước thải, hệ thống xử lý rác thải.
- Đầu tư ở các vùng xa trung tâm nên gặp khó khăn trong việc vận
chuyển nguyên liệu xây dựng, chọn được thợ xây dựng nên ảnh hưởng tới
chất lượng và tính chuyên nghiệp trong cơ sở vật chất của các resort đặc biệt
là resort thuộc hình thức sở hữu tư nhân
- Về kinh doanh của khu Resort là kinh doanh khách đến nghỉ dưỡng
là chính. Vì vậy địa điểm để xây dựng các Resort là ở các khu du lịch, các bãi
biển, hoặc khu đồi núi hoặc rừng có khí hậu trong lành. Để tổ chức hoạt động
kinh doanh Resort cần phải có một khuôn viên có diện tích rộng lớn. Xung
quanh khu Resort có nhiều dịch vụ vui chơi giải trí như bể bơi, massage,
phòng tập thể hình, khu biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực…
* Tóm lại, có thể đúc kết thêm vài đặc điểm nữa về các khu Resort ở
Việt Nam như sau:
- Mỗi Resort phù hợp với một loại khách: Sự phân biệt rõ ràng các đối
tượng phục vụ sẽ giúp cho nhà đầu tư đưa ra những ý tưởng đầu tư và khai
thác. Không thể nói rằng phải xây dựng một khu khách sạn nghỉ dưỡng chung
chung mà phải tập trung cho một số đối tượng nhất định. Chính vì thế mà
phân chia ra các loại Resort như 4 sao, hay 5 sao… Như, Resort Mũi Né,

Furama-Đà nẵng là loại Resort 5 sao, Vạn chài - Sầm sơn là Resort 4 sao…

GVHDKH: TS. Đoàn Ngọc Nam

-8-

HVTH: Quan Văn Út


Những khu nghỉ dưỡng ở Đông Dương trước năm 1945 và sự phát triển cho đến nay

- Gắn liền với đặc thù địa phương: Khai thác cái riêng, cái đặc thù của
địa phương đã đem lại cho nhà đầu tư cũng như nhà thiết kế những cứu cánh
cho việc tìm ra sự hấp dẫn riêng của khu Resort. Điều này đòi hỏi sự sâu sắc
trong suy nghĩ của chủ đầu tư. Sâu sắc là bởi vì, có khi chỉ vì hăng say khai
thác cái đặc thù vô hình trung nhà đầu tư và người thiết kế đã làm mất đi cái
duyên đã có sẵn mà thiên nhiên đã ban tặng.
- Chất liệu sử dụng trong kiến trúc là “Diễn viên chính”: Người nông
thôn lên thành thị thì mong tìm sự thích thú trong tiện nghi, chất liệu sang
trọng. Người thành thị tránh gần máy lạnh, nền bóng loáng… mà tìm đến
hương đồng gió nội, gạch tàu, ghế tre. Hãy suy nghĩ đúng về chất liệu sử
dụng cho từng đối tượng. Làn sóng xây dựng các khu nghỉ dưỡng (Resort) ở
Việt nam nói riêng và các nước trong khu vực nói chung đã tạo ra sự cạnh
tranh không những đáp ứng nhu cầu mà còn tạo ra nhu cầu. Nghĩa là người ta
đã vô hình trung nâng dần nhu cầu tận hưởng những phương tiện của ngành
công nghiệp không khói – du lịch nghỉ dưỡng. Bởi vậy nên trong thời gian
ngắn mà Vũng Tàu, Mũi Né, Sầm Sơn, Nha Trang, Hội An, Phú Quốc đã mọc
lên vô số những khu nghỉ dưỡng. Những nhà đầu tư đã không tiếc tiền của để
tung vào việc xây dựng những khu Resort.
1.3. KIẾN TRÚC CỦA KHU NGHỈ DƢỠNG (RESORT)

Phần lớn các Resort này đều gắn với dịch vụ nghỉ dưỡng biển, phục
vụ khách cao cấp và nằm sát biển. Nhiều Resort thường hướng đến những
kiến trúc cổ xưa để đưa khách về gần với thiên nhiên, tránh xa cái ồn ào của
cuộc sống đô thị như bố trí những ngôi nhà cổ với mái ngói; tường gạch; cột,
kèo bằng gỗ và có gam màu tối, mang vẻ cổ kính. Tuy nhiên, hệ thống các
phòng ốc của Resort được thiết kế thành từng căn hộ biệt lập, tạo không gian
riêng cho khách. Bên trong phòng là những thiết bị hiện đại, tiện nghi. Resort
khác với các cơ sở lưu trú thông thường ở chỗ, nó có dịch vụ liên hoàn, tổng
hợp, có thể đáp ứng được mọi nhu cầu về dịch vụ của khách như các dịch vụ
giải trí, spa, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, thể thao, nghỉ dưỡng… Vì vậy, khi
thiết kế xây dựng Resort, yêu cầu giữ lại tối đa cây xanh. Thậm chí, việc xây
GVHDKH: TS. Đoàn Ngọc Nam

-9-

HVTH: Quan Văn Út


Những khu nghỉ dưỡng ở Đông Dương trước năm 1945 và sự phát triển cho đến nay

dựng còn phải lựa theo địa hình, không được tàn phá thiên nhiên mà phải hoà
vào thiên nhiên.Thiết kế Resort phải tạo ra một không gian để người sống
trong đó được thư giãn tối đa. Vì vậy, cái mà người thiết kế vẽ là… khoảng
trống, để tạo nên không chỉ công trình kiến trúc mà cả không gian còn lại bên
ngoài công trình đó.
Thực tế kiến trúc Resort không chỉ đơn giản là phòng ngủ, là nơi lưu
trú với dịch vụ tiện nghi. Để có một giá trị đồng bộ, tương tác tốt đến cảm
giác thư giãn thích thú, ngoài thiết kế kiến trúc, nội thất… còn phải cần lao
động chuyên nghiệp của nhà thiết kế cảnh quan (landscape); chuyên gia
phong cách (stylist), nghệ thuật sắp đặt (installation). Đó là chưa kể trong vài

trường hợp đầu tư nghiêm túc, chắc chắn không thiếu vai trò của các cố vấn
về văn hoá và truyền thống địa phương. Dĩ nhiên, sẽ rất là phung phí khi viện
đến nhiều chuyên gia đến vậy mà không đặt Resort trong sự vận hành của
những nhà quản lý kinh doanh du lịch có tay nghề chuyên nghiệp.
Chính vì thế, ở các không gian trong Resort, người ta mới kết nối với
văn hóa bản địa, tạo ra không gian bản địa cho du khách có thêm niềm vui
khám phá. Không gian nghỉ là một không gian hiện đại nhưng lại mang bản
sắc văn hóa, kỹ thuật của vùng bản địa mà nó toạ lạc. Điều đó giải thích vì
sao các Resort cao cấp luôn quan tâm dùng vật liệu và kỹ thuật bản địa, dùng
người địa phương để làm việc. Nhu cầu cao nhất của du khách khi tìm đến
Resort là để thư giãn. Du khách đã bỏ thời gian và tiền bạc thì nhà đầu tư và
nhà thiết kế đem đến cho họ một không gian phù hợp để họ có thể thư giãn.
Một số Resort lược bỏ bớt những yếu tố của đời sống công nghiệp, những
máy móc hào nhoáng chỉ vì chúng nhắc người ta nhớ đến đời sống thường
nhật hàng ngày. Vì vậy, bỏ bớt yếu tố công nghiệp không phải là lập dị, là tiết
kiệm. Tạo ra cái “hoang sơ 5 sao” là điều mà người ta nhắm tới để mang đến
cho du khách một môi trường thư giãn nhất.
Người ta đi nghỉ ở Resort là để hưởng cái không gian còn lại giữa các
“xác nhà” (mà đầu tư nội thất không ít tiền). Vì vậy mới có một khái niệm vui
vẻ “vẽ Resort là vẽ… khoảng trống”. Để có nhiều những giá trị thật sự đó cho
GVHDKH: TS. Đoàn Ngọc Nam

- 10 -

HVTH: Quan Văn Út


Những khu nghỉ dưỡng ở Đông Dương trước năm 1945 và sự phát triển cho đến nay

Resort thì xu hướng hiệu quả trực tiếp nhất là dùng vật liệu thô, tự nhiên,

nặng chất công phu của văn hoá vật liệu truyền thống. Mà theo hướng này thì
lập tức phải tốn nhiều chi phí khắc phục nhược điểm thô thiển, thiếu an toàn,
chóng hỏng, phí bảo dưỡng cao. Vậy là thấy ngay cái giá cao hợp lý của…
Resort 5 sao. Như vậy, khi một Resort ra đời thì người đầu tư, nhà thiết kế đã
phải nhắm đến một chân dung du khách cụ thể với một không gian, phong
cách, tiện nghi phục vụ tương thích, chi phí đầu tư và giá bán sản phẩm tương
thích.
Trong những khu Resort cao cấp này, các loại hình dịch vụ được nâng
lên một tầm cao cấp hơn, chuyên biệt hơn. Bởi đây thường là những nơi nghỉ
dưỡng và lưu trú dài ngày nên các loại hình dịch vụ cũng như tiện nghi sẽ làm
bạn có cảm giác thư giãn và thoải mái tuyệt đối. Trong đó không thể không kể
đến loại hình chăm sóc đặc biệt là Spa…..

2. CÁC KHU NGHỈ DƢỠNG Ở ĐÔNG DƢƠNG TRƢỚC NĂM
1945
2.1. ĐÀ LẠT
2.1.1. Điều kiện hình thành khu nghỉ dƣỡng
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lí

Hình 2.1: Bản đồ Thành Phố Đà Lạt
Nguồn: www.dalat.gov.vn
GVHDKH: TS. Đoàn Ngọc Nam

- 11 -

HVTH: Quan Văn Út


Những khu nghỉ dưỡng ở Đông Dương trước năm 1945 và sự phát triển cho đến nay


Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm viên, về phía Đông Bắc
tỉnh Lâm Đồng. Phía Bắc giáp huyện Lạc Dương, phía Nam giáp huyện Đức
Trọng, phía Đông và Đông Nam giáp huyện Đơn Dương, phía Tây và Tây
Nam giáp huyện Lâm Hà… Trải qua nhiều thời kỳ thay đổi, hiện nay tọa độ
thành phố Đà Lạt được xác định như sau:
- Điểm cực Bắc: 12o04' độ vĩ Bắc.
- Điểm cực Nam: 11o52' độ vĩ Bắc.
- Điểm cực Tây: 108o20’ độ kinh Đông.
- Điểm cực Đông : 108o35’ độ kinh Đông.
b. Địa hình – cảnh quan
Địa hình thành phố Đà Lạt được phân thành hai bậc rõ rệt:
- Bậc địa hình thấp là vùng trung tâm có dạng như một lòng chảo bao
gồm các dãy đồi đỉnh tròn, dốc thoải có độ cao tương đối từ 25-100m, lượn
sóng nhấp nhô, độ phân cắt yếu, độ cao trung bình khoảng 1.500m.
- Bao quanh khu vực lòng chảo này là các đỉnh núi với độ cao khoảng
1.700m tạo thành vành đai che chắn gió cho vùng trung tâm.
- Bên ngoài cao nguyên là các dốc núi từ hơn 1.700m đột ngột đổ
xuống các cao nguyên bên dưới có độ cao từ 700m đến 900m.
Từ đặc điểm địa hình, các cảnh quan của Đà Lạt được tạo lập hết sức
kỳ thú. Trên mọi ngả đường ra vào Đà Lạt, cảnh quan đèo dốc khiến lữ khách
tưởng như đang đứng trước một bức tranh với hình ảnh, màu sắc, đường nét
thay đổi không dừng. Bao bọc đèo dốc là cảnh quan rừng thông thuần loại
quanh năm xanh mượt. Rừng tiếp rừng trên những gân núi sườn đồi, cạnh
những dinh thự và cả các khu nhà dân dã.
Khi mùa mưa tới, hoa huệ báo vũ màu hồng, hoa mua màu tím nhạt
điểm tô cho cảnh quan đồi cỏ, rừng thưa. Sang đông, từng đám hoa quỳ vàng
rực báo mùa nắng tới, khiến cho cảnh quan núi cao dường như thêm phần
xanh thẳm. Giữa các đồi núi là cảnh quan thung lũng, nơi bốn mùa đều có
sương giăng buổi sớm. Đôi khi giữa biển sương mù nổi lên các ngọn đồi núi

cao như các hòn đảo giữa khơi xa.
GVHDKH: TS. Đoàn Ngọc Nam

- 12 -

HVTH: Quan Văn Út


Những khu nghỉ dưỡng ở Đông Dương trước năm 1945 và sự phát triển cho đến nay

c. Thổ nhưỡng
Trải qua các hoạt động địa chất lâu dài, chủ yếu là quá trình phong
hóa và chịu ảnh hưởng sâu đậm của khí hậu, địa hình, hệ thực vật khu vực,
trên bề mặt địa hình Đà Lạt đã hình thành một lớp phủ thổ nhưỡng với các
loại đất khác nhau, mang tính đai cao rõ nét.
Quá trình phong hóa tạo đất ở Đà Lạt xảy ra tương đối mạnh mẽ và
trong một thời gian dài để lại lớp phong hoá dày. Quá trình này xảy ra trong
điều kiện cận nhiệt đới ẩm với sự rửa trôi alumosilicat và silicat, mang đioxyt
silic và bazơ xuống các tầng sâu.
Theo bảng phân loại mới dùng cho bản đồ đất của Việt Nam, các loại
đất Đà Lạt thuộc hai nhóm chính: nhóm đất feralit vàng đỏ phân bố ở độ cao
1.000 - 1.500 m và nhóm mùn vàng đỏ trên núi phân bố ở độ cao 1.000 2.000 m. Các nhóm khác như đất phù sa, đất than bùn, đất bồi tụ chiếm diện
tích không đáng kể.
d. Khí hậu
Đà Lạt nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nhưng bị chi
phối bởi cao độ và địa hình tự nhiên nên khí hậu mang tính chất đặc thù so
với những vùng lân cận. Nhiệt độ trung bình năm là 18.3 0C, biên độ nhiệt
trong ngày 11 – 120C.
Bảng 2.1. Khí hậu Thành phố Đà Lạt
Khí hậu Đà Lạt

Tháng
Trung bình tối cao °C

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10 11 12

Năm

22.3 24.0 25.0 25.2 24.5 23.4 22.8 22.5 22.8 22.5 21.7 21.4

20,6

Trung bình tối thấp °C 11.3 11.7 12.6 14.4 16.0 16.3 16.0 16.1 15.8 15.1 14.3 12.8


14,3

Lƣợng mƣa mm

11

24

62

170 191 213 229 214 282 239

97

36

1.739

Nguồn: Địa chính Đà Lạt
Khí hậu Đà Lạt chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 4
đến tháng 10 hàng năm, mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau.
GVHDKH: TS. Đoàn Ngọc Nam

- 13 -

HVTH: Quan Văn Út


Những khu nghỉ dưỡng ở Đông Dương trước năm 1945 và sự phát triển cho đến nay


Lượng mưa bình quân hàng năm ở Đà Lạt đạt 1800 mm. Cường độ mưa tập
trung vào các tháng 8, 9 hàng năm. Mùa khô kiệt nước là tháng 12, tháng 1 và
tháng 2. Nhìn chung, Đà Lạt có khí hậu ôn hoà dịu mát quanh năm, mùa mưa
nhiều, mùa khô ngắn, không có bão. Chính nhờ nền nhiệt độ tương đối ôn hòa
mà Đà Lạt đã phát triển thành một thành phố nghỉ dưỡng và du lịch nổi tiếng.
Các điều kiện khí hậu này đã cho phép việc sản xuất các loại rau hoa, cây đặc
sản và nhiều loại cây trồng á nhiệt đới.
e. Thủy văn
Nhìn chung hệ thống thủy văn ở đây chủ yếu là hồ và thác. Như hồ
Xuân Hương với vẻ đẹp thơ mộng. Ngoài ra còn có các hồ Đa Thiên, hồ
Tuyền Lâm. Các hồ này được các sông chảy từ trên núi cao chảy xuống có giá
trị rất lớn cho nông nghiệp và phát triển du lịch. Từ trên đỉnh Langbiang nhìn
xuống chúng ta nhìn thấy hồ Suối Vàng hiện ra như một con Trăn khổng lồ
với những khúc uốn mềm mại. Người ta tận dụng nước của hồ bằng cách xây
đập Suối Vàng. Ở Đà Lạt còn có rất nhiều thác nước như thác Green, thác
Datanla… Nhờ nước ở các hồ và sông cung cấp nên các thác vẫn được cung
cấp đủ nước. Các thác nước này có phong cảnh rất đẹp nên thu hút rất nhiều
khách du lịch.
f. Sinh vật
Đà lạt có hệ sinh vật rất đa dạng, với rất nhiều chủng loại. Nổi bật
nhất ở đây là những rừng Thông xanh ngát. Tạo cho vùng không khí mát mẽ,
thuận lợi cho phát triển cho trồng rau ôn đới và phát triển du lịch nghĩ dưỡng.
Đà Lạt là vùng trồng rau lớn nhất Việt Nam. Ngoài ra ở đây còn có rất nhiều
động vật các loại. Đà Lạt còn nổi tiếng là vùng trồng hoa lớn với rất nhiều
loài hoa muôn sắc màu. Chính vì vậy mà Đà Lạt còn được gọi là thành phố
Hoa.
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Lịch sử hình thành Đà Lạt
Trước năm 1893 là địa bàn cư trú của các tộc người Thượng. Người

Việt đầu tiên có ý định khám phá vùng rừng núi Nam Trung Bộ là Nguyễn
GVHDKH: TS. Đoàn Ngọc Nam

- 14 -

HVTH: Quan Văn Út


Những khu nghỉ dưỡng ở Đông Dương trước năm 1945 và sự phát triển cho đến nay

Thông, nhưng do nhiều lí do nên cho tới cuối đời ông vẫn không thực hiện
được ý định của mình. Vào hai năm 1880 và 1881, bác sĩ hải quân Paul Néis
và trung úy Albert Septans có những chuyến thám hiểm đầu tiên vào vùng
người Thượng ở Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ, và họ được coi là hai nhà
thám hiểm đầu tiên đã tìm ra cao nguyên Lang Biang. Ngày 3 tháng 8 năm
1891, bác sĩ Alexandre Yersin thực hiện chuyến thám hiểm đầu tiên với ý
định tìm đường núi từ Nha Trang vào Sài Gòn, nhưng chuyến đi này bất
thành. Từ 28 tháng 3 đến 9 tháng 6 năm 1892, Yersin thực hiện một cuộc
thám hiểm từ Nha Trang, băng qua vùng cao nguyên Đắk Lắk để đến Stung
Treng, nằm bên bờ sông Mê Công (thuộc địa phận Campuchia).
Với nhu cầu tìm một vùng đất có khí hậu ôn hòa, gần giống với châu
Âu để xây dựng khu nghỉ mát, trạm điều dưỡng, toàn quyền Paul Doumer viết
một bức thư hỏi ý kiến của Yersin, và Yersin đã trả lời là cao nguyên Lang
Biang. Tháng 3 năm 1899, Yersin cùng toàn quyền Doumer thực hiện một
chuyến đi lên cao nguyên Lang Biang và chuyến đi này có ý nghĩa quyết định
về việc thành lập một trạm điều dưỡng ở đây.
Ngày 1 tháng 11 năm 1899, Doumer ký nghị định thành lập ở Trung
Kỳ tỉnh Đồng Nai Thượng (Haut-Donnai) và hai trạm hành chính được thiết
lập tại Tánh Linh và trên cao nguyên Lang Biang. Đó có thể được xem là văn
kiện chính thức thành lập trạm điều dưỡng trên cao nguyên Lang Biang – tiền

thân của thành phố Đà Lạt sau này.
Ngày 20 tháng 4 năm 1916, vua Duy Tân đã ra đạo dụ thành lập thị
tứ, tức thị xã (centre urbain) Đà Lạt, tỉnh lị tỉnh Lâm Viên. Đạo dụ này được
Khâm sứ J.E. Charles chuẩn y ngày 30 tháng 5 năm 1916.
Trong hai thập niên 1900 và 1910, người Pháp đã xây dựng hai tuyến
đường từ Sài Gòn và từ Phan Thiết lên Đà Lạt. Hệ thống giao thông thuận lợi
giúp Đà Lạt phát triển nhanh chóng. Vào năm 1893, vùng Đà Lạt ngày nay
hầu như hoang vắng. Đến đầu năm 1916, Đà Lạt vẫn còn là một khu thị tứ
nhỏ với độ 8 căn nhà gỗ tập trung hai bên bờ dòng Cam Ly, chỉ có 9 phòng

GVHDKH: TS. Đoàn Ngọc Nam

- 15 -

HVTH: Quan Văn Út


Những khu nghỉ dưỡng ở Đông Dương trước năm 1945 và sự phát triển cho đến nay

khách sạn phục vụ du khách, đến cuối năm này mới nâng lên được 26 phòng.
Cuối năm 1923, đồ án thiết kế đầu tiên hoàn thành, Đà Lạt đã có 1.500 dân.
Ngày 31 tháng 10 năm 1920, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định
chuẩn y đạo dụ ngày 11 tháng 10 cùng năm của vua Khải Định về việc thành
lập thành phố (commune- thành phố loại 2) Đà Lạt cùng với việc tỉnh Đồng
Nai Thượng được tái lập. Nhằm biến Đà Lạt thành một trung tâm nghỉ mát ở
Đông Dương, Nha giám đốc các sở nghỉ mát Lâm Viên và du lịch Nam Trung
Kỳ được thành lập. Đứng đầu thành phố là một viên Đốc lý, đại diện của
Toàn quyền Đông Dương. Năm 1928 chuyển tỉnh lỵ tỉnh Đồng Nai Thượng
về Đà Lạt. Năm 1936 một Hội đồng thành phố được bầu ra. Năm 1941, Đà
Lạt trở thành tỉnh lỵ tỉnh Lâm Viên (Lang Bian) mới tái lập. Thị trưởng Đà

Lạt kiêm chức Tỉnh trưởng tỉnh Lâm Viên. Ngày 10 tháng 11 năm 1950, Bảo
Đại ký Dụ số 4-QT/TD ấn định địa giới thị xã Đà Lạt.
Sau Năm 1957, Đà Lạt trở thành tỉnh lỵ tỉnh Tuyên Đức. Thị xã Đà
Lạt có 10 khu phố. Nhiều trường học và trung tâm nghiên cứu được thành lập:
Viện Đại học Đà Lạt (1957), Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt (1959), Thư viện
Đà Lạt (1960), trường Đại học Chiến tranh Chính trị (1966), trường Chỉ huy
và Tham mưu (1967)... Các công trình phục vụ du lịch được tiếp tục xây dựng
và sửa chữa, hàng loạt biệt thự do các quan chức Sài Gòn, nhiều chùa chiền,
nhà thờ, tu viện được xây dựng... Đà Lạt cũng là một điểm hấp dẫn với giới
văn nghệ sĩ.
Sau 1975, với sự rút đi của quân đội và bộ máy chính quyền miền
Nam, nhưng được bổ sung bởi lượng cán bộ và quận đội miền Bắc, dân số Đà
Lạt ổn định ở con số khoảng 86 ngàn người. Du lịch Đà Lạt hầu như bị lãng
quên. Những năm cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990, hàng loạt khách
sạn, nhà hàng được sửa chữa, nhiều biệt thự được đưa vào phục vụ du lịch...
Đà Lạt trở thành một thành phố du lịch quan trọng của Việt Nam với nhiều lễ
hội được tổ chức. Hiện nay Đà Lạt là một thành phố du lịch nổi tiếng với
nhiều loại hình du lịch đa dạng và phong phú, thu hút lượng khách du lịch lớn
cả trong và ngoài nước.
GVHDKH: TS. Đoàn Ngọc Nam

- 16 -

HVTH: Quan Văn Út


Những khu nghỉ dưỡng ở Đông Dương trước năm 1945 và sự phát triển cho đến nay

b. Dân cư
Trải qua hơn một trăm năm lịch sử, từ một trung tâm nghỉ dưỡng trở

thành một đô thị lớn, cộng đồng dân cư Đà Lạt thay đổi theo quá trình hình
thành và phát triển của thành phố. Vào năm 1893 nơi đây chỉ là một vùng dân
cư thưa thớt, một vài ngôi làng của người Lạch tập trung ở chân núi. Đến tận
năm 1902, khi dự án xây dựng một thành phố của Toàn quyền Paul Doumer
dừng lại, cư dân Đà Lạt vẫn chỉ là những nhóm dân tộc thiểu số người Lạch,
người Chil cùng một nhóm nhỏ người Việt di cư lên đây từ trước đó. Năm
1906, một lần nữa, nơi đây được chọn làm nơi nghỉ dưỡng dành cho công
chức và binh sỹ Pháp. Ngoài các cư dân bản địa, ở Đà Lạt bắt đầu có các công
chức người Pháp, những du khách châu Âu, và người Việt cũng bắt đầu tới
đây nhiều hơn trước.
Giai đoạn sau Thế chiến thứ nhất là thời kỳ thành phố phát triển mạnh
mẽ. Dân số Đà Lạt đã tăng lên đáng kể từ 1.500 người vào năm 1923 lên
11.500 người năm 1939. Những năm Thế chiến thứ hai, nhiều người Pháp
không thể trở về nghỉ ở quê hương và Đà Lạt trở thành điểm đến của họ.
Thành phố tiếp tục được mở rộng và dân số tăng lên nhanh chóng, từ 13.000
người năm 1940 lên 25.500 người vào năm 1944. Vào năm 1946, dân số Đà
Lạt chỉ còn khoảng 5.200 người, khiến người Pháp gọi nơi đây là “thành phố
quạnh hiu”. Nhưng khoảng thời gian tiếp theo, khi Đà Lạt một lần nữa thuộc
về người Pháp, các hoạt động kinh tế, xã hội dần ổn định trở lại. Vào cuối
năm 1952, dân số thành phố đạt 25.041 người, trong đó có 1.217 người châu
Âu, 752 người Hoa, 22.232 người Kinh và 840 nguời dân tộc bản địa.
Năm 1954, sau hiệp định Genève, thành phố đón nhận một lượng lớn
những di dân từ miền Bắc cùng làn sóng người miền Trung đến lập nghiệp,
khiến dân số Đà Lạt tăng vọt từ 25.000 người năm 1954 lên 58.958 người vào
năm 1956. Dân số thành phố gia tăng điều hòa trong thập niên 1960, nhưng
giảm sút trong thập niên 1970, khi chiến tranh Việt Nam bước vào giai đoạn
căng thẳng. Khoảng thời gian đầu sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, nhiều
người phục vụ trong quân đội, chính quyền Việt Nam Cộng hòa trở về quê
GVHDKH: TS. Đoàn Ngọc Nam


- 17 -

HVTH: Quan Văn Út


Những khu nghỉ dưỡng ở Đông Dương trước năm 1945 và sự phát triển cho đến nay

quán khiến dân số Đà Lạt giảm xuống, nhưng sau đó được bổ sung bởi các di
dân mới từ miền Bắc và miền Trung. Cuối thế kỷ 20, địa giới hành chính Đà
Lạt được mở rộng, dân số thành phố tăng lên mạnh mẽ và có sự gia tăng dân
số cơ học đáng kể. Năm 2010, Đà Lạt có dân số 209.301 người, chiếm 17,4%
dân số của tỉnh Lâm Đồng, mật độ 532 người/km².
Bảng 2.2: Sự biến động dân số Đà Lạt qua các năm
Năm

Số dân

Năm

Số dân

1975

85.833

1983

104.257

1980


95.201

1988

122.208

1982

102.151

1990

120.559

1999

160.163

2010

209.301
Nguồn: Địa chí Đà Lạt

Cộng đồng dân cư Đà Lạt, hình thành và phát triển trong vòng 100
năm, thành phố Đà Lạt còn rất trẻ nhưng với nhiều ưu thế tự nhiên, nó đã xác
định cho mình một bản sắc cá biệt. Đà Lạt là nơi hội tụ của nhiều nguồn cư
dân. Từ trước, nơi đây đã là quê hương lâu đời của người Lạch. Người Pháp
trong ý đồ tìm kiếm cho mình nơi nghỉ dưỡng, đã đến Đà Lạt và trong một
thời gian dài xây dựng thành phố với dáng dấp và bộ mặt đến nay vẫn còn thể

hiện rõ nét. Người Kinh đến Đà Lạt định cư đồng thời với người Pháp. Họ
đóng góp sức lực, ý chí lớn lao trong việc xây dựng thành phố và gắn bó lâu
dài với vùng đất họ chọn làm quê hương cho mình và con cháu mai sau.
Ngày nay, Đà Lạt là thành phố cao nguyên có số lượng người Kinh
chiếm đa số tuyệt đối, nên nói đến phong cách người Đà Lạt là đề cập đến lối
sống và cách ứng xử của nhóm cư dân này. Đà Lạt là thành phố không những
trẻ trong tuổi đời mà còn trẻ trong cá tính. Các luồng dân nhập cư và con cháu
của họ mới có một thời gian chưa dài trong quá trình hội nhập, giao thoa giữa
các cá tính và bản sắc địa phương. Đà Lạt vừa là môi trường tổng hòa các mối
GVHDKH: TS. Đoàn Ngọc Nam

- 18 -

HVTH: Quan Văn Út


Những khu nghỉ dưỡng ở Đông Dương trước năm 1945 và sự phát triển cho đến nay

giao lưu vừa là kết quả tổng hợp các tinh hoa từ nhiều miền để hình thành cho
mình một bản sắc với nhiều dáng vẻ độc đáo. Trong quá trình tổng hợp,
không loại trừ khả năng chọn lọc, đào thải, vì thế bản sắc cư dân Đà Lạt
không phải tổng cộng các sắc thái địa phương. Điều này xác định cư dân Đà
Lạt có các giống cư dân các miền khác nhưng không phải là cư dân bất cứ
một miền nào trên đất nước.
Chắt lọc, tinh chế, tổng hòa đã đúc thành một mẫu người Đà Lạt có
dáng dấp Huế nhưng không phải Huế, Hà Nội mà không phải Hà Nội, Quảng
mà không hẳn Quảng Nam hay Quảng Ngãi. Bản sắc con người Đà Lạt rất dễ
cảm nhận và phân biệt nhưng gọi tên nó là gì vẫn còn là chuyện rất tế nhị.
c. Hành chính
Về hành chính, thành phố Đà Lạt được chia thành 12 phường và 4 xã.

Ủy ban nhân dân thành phố nằm tại số 3 đường Trần Hưng Đạo, đối diện Ủy
ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng. Nhiệm kỳ 2011–2016, người giữ chức vụ Chủ
tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt là ông Võ Ngọc Hiệp. Thành ủy Đà
Lạt có trụ sở tại 31 đường Đinh Tiên Hoàng, Phường 2. Bí thư Thành ủy
nhiệm kỳ 2010–2015 là ông Đoàn Văn Việt, cũng là người giữ cương vị Chủ
tịch Hội đồng nhân dân Đà Lạt nhiệm kỳ 2011–2016.
d. Giao thông
Về giao thông, trung tâm Đà Lạt cách Biển Đông không xa, khoảng
80 km đường chim bay. Du khách từ các tỉnh miền trung có thể đi theo quốc
lộ 20 nối dài (quốc lộ 11 cũ) lên Đà Lạt. Từ đồng bằng lên cao nguyên, du
khách có thể chiêm ngưỡng sự thay đổi đột ngột của cảnh quan. Đèo Ngoạn
Mục dài trên 20 km là một trong những đèo hiểm trở và hùng vĩ của Việt
Nam, kế tiếp là đèo Dran. Trước đây, người ta có thể sử dụng đường xe lửa
răng cưa như một phương tiện du lịch và chuyên chở độc đáo, nhưng hệ thống
vận chuyển này ngày nay đã bị hư hỏng, chỉ mới được tu sửa một đoạn ngắn
từ Đà Lạt đi Trại Mát..
Từ Đà Lạt có thể đi về hướng quốc lộ 27 bằng đường qua Tà Nung
ngang qua sân bay Cam Ly (cách Đà Lạt 5 km). Việc nâng cấp quốc lộ 27 nối
GVHDKH: TS. Đoàn Ngọc Nam

- 19 -

HVTH: Quan Văn Út


Những khu nghỉ dưỡng ở Đông Dương trước năm 1945 và sự phát triển cho đến nay

dài qua ngả Đức Xuyên (Đức Trọng - Lâm Hà) đã mở ra một viễn cảnh giao
lưu với các tỉnh Tây Nguyên, Đông Bắc Campuchia và Nam Lào.
Nối với Thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm thương mại và công

nghiệp lớn nhất của cả nước - là quốc lộ 20 qua hai đèo lớn là Prenn và Bảo
Lộc. Theo quốc lộ này, du khách có thể đến sân bay Liên Khương và các
thành phố biển khác như Vũng Tàu – Bà Rịa, các tỉnh miền Đông Nam Bộ
như Đồng Nai, Tây Ninh, Sông Bé.
Ngoài ra, từ phía Bắc Đà Lạt, có đường cấp phối độc đạo nối Đà Lạt
với Đa Mrong, khó đi lại vào mùa mưa. Ở phía Đông còn có một con đường
dở dang hướng về Khánh Sơn (Khánh Hoà).
2.1.2. Quá trình xây dựng các khu nghỉ dƣỡng
Ai cũng biết, cuối thế kỷ 19 bác sĩ Yersin đã khám phá ra cao nguyên
Langbian (Lâm Viên) rộng lớn và là người đề xuất xây dựng Đà Lạt. Song
không nhiều người biết rằng, trong thời kỳ Pháp thuộc, người Pháp có kế
hoạch biến Đà Lạt thành “thủ đô hành chính của Đông Dương” thuộc Pháp.
- Ý tưởng đặt “thủ đô Đông Dương” ở Đà Lạt thời Pháp thuộc: Sau khi
bác sỹ Yersin đặt chân lên cao nguyên Lâm Viên, một số công trình đã được
xây dựng. Song vì lý do khủng hoảng tài chính và nhiều khó khăn khác nên
khu vực này đã bị “quên lãng” trong nhiều năm. Đến năm 1921, Chính quyền
Pháp mới khởi động lại kế hoạch xây dựng đường sắt lên cao nguyên Lâm
Viên. Tuyến đường sắt răng cưa này hoàn thành vào năm 1931, đánh dấu
bước khởi đầu cho phát triển du lịch tại đây. Năm 1923, bản đồ quy hoạch Đà
Lạt của kiến trức sư Hébra được phê duyệt. Sau đó, rất nhiều công trình xây
dựng được thực hiện tại thành phố xinh đẹp, thơ mộng này… Đà Lạt trở
thành nơi nghỉ mát lớn nhất Đông Dương thu hút nhiều du khách. Thành phố
Đà Lạt toàn là những biệt thự nhà nghỉ và khách sạn sang trọng như: Palau,
Hotel du lạc…
Vào những năm 30 của thế kỷ 19, báo chí đã đề cập rất nhiều về vấn
đề đặt thủ đô của Liên bang Đông Dương ở Đà Lạt. Vào thời điểm đó, trụ sở
của Phủ Toàn quyền Đông Dương đặt tại Hà Nội. Tuy nhiên trên thực tế Toàn
GVHDKH: TS. Đoàn Ngọc Nam

- 20 -


HVTH: Quan Văn Út


Những khu nghỉ dưỡng ở Đông Dương trước năm 1945 và sự phát triển cho đến nay

quyền Đông Dương luôn làm việc ở cả 3 thành phố là Hà Nội, Sài Gòn và Đà
Lạt.
Trong bài viết “Đà Lạt, thủ đô hành chính của Đông Dương?”, tác giả
Pineau đã phân tích rất chi tiết về những điều kiện để lựa chọn thủ đô của các
quốc gia như: Các nhân tố về lịch sử, địa lý, chính trị; xu hướng phát triển
theo chế độ tập trung, xu hướng phát triển ra biển… Theo đó, Đà Lạt hội đủ
các điều kiện để trở thành “thủ đô của Đông Dương”. Trong bản đồ quy
hoạch và mở rộng Đà Lạt năm 1932 đã có kế hoạch biến Đà Lạt thành thủ đô
hành chính của Đông Dương. Tuy nhiên, vào mùa hè năm 1932, để từ bỏ ý
định trên, một chương trình quy hoạch mở rộng giới hạn ở việc chỉnh trang
khu nghỉ mát trên núi đã được thực hiện. Ý tưởng trên người Pháp vẫn không
lãng quên và luôn được họ nghiên cứu, cân nhắc. Toàn quyền Jean Decoux
ngay sau khi mới nhậm chức (1940) đã bắt tay thực hiện ý tưởng của các vị
tiền nhiệm đó là biến Đà Lạt thành thủ đô hành chính Đông Dương. Ông đã
giao cho kiến trúc sư Lagisquet – Trưởng phòng kiến trúc và Quy hoạch Đô
thị - thiết lập đồ án chỉnh trang và mở rộng Đà Lạt. Sau 20 năm kể từ đồ án
quy hoạch lần đầu được thông qua, thành phố Đà Lạt được quy hoạch và
chỉnh trang theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 26/4/1943.
Theo bản đồ quy hoạch, khu trung tâm Đà Lạt được chia thành 15 khu: Dinh
Toàn quyền Đông Dương, Văn phòng, sòng bạc, khách sạn, trung tâm văn
hóa và thư viện, ngân hàng, trung tâm thương mại châu Âu, nhà thờ, Sở cảnh
sát, trung tâm hành chính địa phương, chợ, trung tâm thương mại bản ngữ,
khách sạn thành phố, đạo (trụ sở của cơ quan quản lý bản xứ), rạp chiếu bóng.
Người Pháp đã từng có ý định biến Đà Lạt thành thủ đô hành chính

của Đông Dương. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, họ không thực hiện
được. Đến năm 1945, Đà Lạt đã trở thành một thành phố tuyệt đẹp của vùng
Viễn Đông lúc bấy giờ. Cách mạng tháng Tám thành công, chấm dứt thời kỳ
đô hộ của người Pháp ở đây. Mặc dù sau đó, người Pháp có chiếm đóng lại
Đà Lạt nhưng họ không đủ can đảm để thực hiện giấc mơ của mình. Nhưng

GVHDKH: TS. Đoàn Ngọc Nam

- 21 -

HVTH: Quan Văn Út


Những khu nghỉ dưỡng ở Đông Dương trước năm 1945 và sự phát triển cho đến nay

dù sau, người Pháp cũng đã có công tìm kiếm và xây dựng thành phố Đà lạt
với những kiến trúc hết sức độc đáo, mang dáng vóc châu Âu.
* Một số dạng kiến trúc công trình nổi tiếng ở thành phố Đà Lạt:
- Dinh thự: Đà Lạt có các dinh thự lớn là Biệt điện số 1, 2 và 3. Đây
chính là nơi để nghỉ mát và làm việc được xây dựng theo dạng cung điện dành
cho các nguyên thủ quốc gia.
+ Dinh 1: Là một quần thể công trình lớn xây dựng trên một diện tích
đất hơn 60 ha, ngôi nhà chính là một tòa nhà một hầm, một trệt, một lầu, mái
lợp ngói đỏ, hình thức mang dáng dấp kiến trúc châu Âu cuối thế kỷ XIX. Hai
hàng cây cao có thân trắng xốp ven lối vào công trình nổi bật trong nền rừng
thông sẫm. Giữa con đường là một đảo hoa xoay đến công trình chính, mặt
bằng công trình đối xứng với lối vào ở giữa và hệ thống cầu thang, hành lang
trổ ra hai bên. Quanh đó là một số biệt thự lớn khác (nhà cận vệ quân, ngự
lâm quân, các nhà phục vụ...) và một hệ thống sân vườn, bể cảnh, đường đi
dạo đã tạo thành một quần thể hoàn chỉnh.

+ Dinh 2 và Dinh 3: Khác với trường phái học viện của công trình
trên, đây là những công trình chịu ảnh hưởng của trào lưu cách tân kiến trúc ở
châu Âu lúc bấy giờ (1920-1930) do Le Corbusier và Gropius đề xướng. Lúc
này, kiến trúc đã bắt đầu phi đối xứng và đi vào yếu tố hình khối, bố cục tự
do. Đây là những công trình đồ sộ với mái bằng, hình khối, bố cục tuy cân đối
nhưng không đối xứng, có cùng một thời điểm xây dựng 1933-1938. Mặt
bằng được bố cục tương đối hiện đại, toàn bộ tầng trệt dành cho các phòng
làm việc và tiếp khách gắn với các tiểu cảnh kiến trúc công viên, vườn. Ở
đây, không gian kiến trúc bên trong và bên ngoài hoà lẫn vào nhau quanh các
lối đi và cửa sổ kính bằng khung thép rất lớn, hoặc qua các sân vườn có cột
trụ bao quanh để tạo thành những không gian chuyển tiếp.
- Biệt thự: Được phân chia thành nhiều hạng theo diện tích phân lô của
đất xây dựng - Biệt thự tiêu chuẩn cao (DTPL>1.500m2) là nơi ở hay nghỉ
mát dành cho tầng lớp thượng lưu trước đây, gồm các khu Trần Hưng Đạo,

GVHDKH: TS. Đoàn Ngọc Nam

- 22 -

HVTH: Quan Văn Út


Những khu nghỉ dưỡng ở Đông Dương trước năm 1945 và sự phát triển cho đến nay

Hùng Vương, Lê Hồng Phong, Lê Lai, Nguyễn Du... đều nằm xa trục đường
chính. Các ông trình được bố trí cách xa nhau từ vài chục đến vài trăm mét.
Tầng hầm được xây dựng theo địa hình với nền nhà rất cao (> 40cm)
và thường có cầu thang được bố trí ngoài trời để vào tầng trệt. Tầng trệt có
sảnh, tiền sảnh và phòng khách rộng rãi, độ cao tầng rất lớn (có khi đến 6m).
Tầng trên là các phòng ngủ, phòng sinh hoạt gia đình hay terrasse...


Hình 2.2: Mô hình kiến trúc một biệt thự thời Pháp ở Đà Lạt
Nguồn: Đà Lạt xưa và nay

Hình 2.3: Biệt thự 2 Hùng Vƣơng và biệt thự Merionnet
Nguồn: Đà Lạt xưa và nay
Cũng như dinh thự, các biệt thự này được xây dựng theo hai thể loại:
+ Thể loại thứ nhất: Theo trào lưu cổ điển được xây dựng nhiều vào
thời kỳ đầu với bố cục mặt bằng đơn giản, thường đi sâu vào các chi tiết mặt
đứng. Nhà mái ngói có độ dốc lớn, mặt bằng đơn giản có nguồn gốc từ kiểu
GVHDKH: TS. Đoàn Ngọc Nam

- 23 -

HVTH: Quan Văn Út


Những khu nghỉ dưỡng ở Đông Dương trước năm 1945 và sự phát triển cho đến nay

kiến trúc xứ lạnh miền Bắc nước Pháp, loại biệt thự này thể hiện ở cách trình
bày cầu kỳ của các chi tiết mái, cầu thang, chi tiết trang trí trên cửa sổ, cửa đi,
và đặc biệt là những hoa văn ở những vòm cuốn giả trên cửa có tính nghệ
thuật cao.
+ Thể loại thứ hai: Với bố cục mặt bằng tự do và linh động, được bố
trí tùy theo địa hình hay chức năng sử dụng, đã tạo thành hình khối công trình
đa dạng hơn: mái nhà được lợp ngói hoặc làm mái bằng bêtông cốt thép, kiểu
dáng tương tự kiến trúc miền Nam nước Pháp hay miền Địa Trung Hải, đã bắt
đầu chịu ảnh hưởng của kiến trúc hiện đại. Loại này được xây dựng về sau và
phát triển cho đến nay, kiến trúc hướng vào nghệ thuật tạo hình khối và tổ
chức sân vườn chung quanh. Ở đây, không gian ở và môi trường tự nhiên đã

được xử lý bằng những trung gian như mái hiên, vườn cảnh... tạo thành một
hệ thống không gian liên tục. Mỗi một biệt thự là một đóa hoa kiến trúc xinh
đẹp và cả thành phố là một vườn hoa lớn với những trục đường biệt thự muôn
hình muôn vẻ.

Hình 2.4: Kiến trúc biệt thự theo thể loại thứ 2 đƣợc xây dựng ở Đà Lạt
Nguồn: Đà lạt xưa và nay
GVHDKH: TS. Đoàn Ngọc Nam

- 24 -

HVTH: Quan Văn Út


Những khu nghỉ dưỡng ở Đông Dương trước năm 1945 và sự phát triển cho đến nay

+ Kiến trúc vùng Normandie (phía Tây Bắc nước Pháp): Kiểu nhà
mái ngói lớn với phần đuôi được bẻ góc, có tường xây đá chẻ đến hệ cửa sổ
và phần bên trên xây gạch để lộ các khung sườn gỗ.
+ Kiến trúc vùng Bretagne (phía Tây nước Pháp): Kiểu nhà mái lợp
bản thạch (ardoise) có tường xây đá chẻ với tường hồi có viền xây cao hơn
mái
+ Kiến trúc vùng Pays Basque (phía Tây Nam nước Pháp): Có tường
hồi quay ra mặt tiền với khung sườn nổi và có mái vươn rộng ra khơi tường.
+ Kiến trúc vùng Savoie (phía Đông Nam nước Pháp): Đặc điểm như
kiến trúc vùng Pays Basque nhưng tầng dưới được xây, còn tầng trên được
đóng bằng gỗ và có balcon rộng...
Ngoài ra, thành phố cũng có các khu biệt thứ hạng vừa (DTPL <
1.000m2) và các nhà biệt lập có sân vườn (DTPL<500m2) là loại công trình
được phổ biến tại trung tâm thành phố, dành cho tầng lớp trung lưu, công

chức trước đây như các trục: Hai Bà Trưng, Hoàng Diệu, Trần Bình Trọng,
Yết Kiêu, Bùi Thị Xuân... Nhà có mặt bằng đơn giản, mái lợp ngói, tường xây
gạch quét vôi, có nơi làm bằng gỗ theo thiết kế điển hình (trước 1954). Để giữ
gìn vẻ đẹp tự nhiên của đồi núi, tất cả các công trình kiến trúc đều được xây
dựng theo khoảng lùi quy định, nhờ khoảng cách này đường vào nhà dễ dàng
với độ dốc nhỏ, cũng như tạo được một khoảng sân làm vườn hoa trước mỗi
công trình.
2.1.3. Một số địa điểm tham quan nổi tiếng ở Đà Lạt
- Chợ Đà Lạt: Năm 1958, chợ Đà Lạt hiện nay được khởi công xây
dựng trên một vùng đất sình lầy trồng xà-lách-son (cresson), do kiến trúc sư
Nguyễn Duy Đức thiết kế, nhà thầu Nguyễn Linh Chiểu thi công, hoàn thành
vào năm 1960. Về sau, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ tham gia chỉnh trang chợ
Đà Lạt. Ngày 3.4.1993, khởi công xây dựng khối B chợ Đà Lạt do kiến trúc
sư Lê Văn Rọt và Trần Hùng thiết kế. Công trình do Uỷ ban nhân dân thành
phố Đà Lạt và Ngân hàng Việt Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh hợp tác đầu
tư. Chợ Đà Lạt có 3 tầng, là một trong những chợ lầu đầu tiên ở Việt Nam.
GVHDKH: TS. Đoàn Ngọc Nam

- 25 -

HVTH: Quan Văn Út


×