Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Nhu cầu về mô hình nhà ký túc xá của sinh viên đại học (Khảo sát tại một số trường đại học ở Hà Nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 94 trang )

1

DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BQL

Ban quản lý



Cao đẳng

DL

Dân lập

ĐH

Đại học

HVBC&TT

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

HVCNBCVT

Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông

KTQD

Kinh tế quốc dân



KTX

Ký túc xá

SKĐA

Sân khấu Điện ảnh

SV

Sinh viên

UBND

Ủy ban nhân dân


2
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, đến năm 2010, nước ta có khoảng
400 trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) và khoảng 300 trường trung học
chuyên nghiệp, với khoảng 3 triệu sinh viên (SV) đang theo học tại các
trường. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có khoảng 20% - 30% SV được đáp ứng
nhu cầu về chỗ ở trong ký túc xá (KTX). Có thể lấy ví dụ một số trường ĐH
lớn ở Hà Nội như sau: ĐH Sư phạm Hà Nội có khoảng 10.000 SV nhưng chỉ
có khoảng 2.500 SV được ở trong KTX (25%). ĐH Bách Khoa Hà Nội có

hơn 20.000 SV cũng chỉ đáp ứng được nhu cầu chỗ ở trong KTX cho khoảng
5.000 SV (25%); ĐH Kinh tế Quốc Dân mỗi năm tuyển sinh khoảng hơn
4.000 SV nhưng chỉ có gần 1000 chỗ ở trong KTX (25%). Cũng chung tình
trạng này, KTX Mễ Trì thuộc ĐH Quốc Gia Hà Nội chỉ có 2.000 chỗ ở trong
khi chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm của các trường ĐH thành viên là hơn
6000 SV (33%). KTX ĐH Ngoại thương chỉ với 80 phòng ở có sức chứa hơn
500 người, đáp ứng 5% nhu cầu SV, v.v..
Ý thức vấn đề nhà ở của SV là một yếu tố quyết định đến chất lượng
đào tạo của các trường ĐH – CĐ, một bước đột phá trong năm 2009 về giải
quyết vấn đề nhà ở cho SV đã được triển khai. Quyết định số 65/2009/QĐTTg ngày 24/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành một số cơ
chế, chính sách phát triển nhà ở cho SV các trường ĐH, CĐ, trung cấp chuyên
nghiệp và dạy nghề thuê.
Việc thực hiện các đề án xây dựng nhà ở cho SV sẽ có nguồn vốn xây
dựng huy động từ trái phiếu Chính phủ, ngân sách hàng năm của các địa
phương, ngân sách địa phương trích từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Các dự
án nhà ở SV đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước được vay từ


3
nguồn tín dụng ưu đãi của Nhà nước và Quỹ phát triển nhà ở của địa phương
(nếu có).
Quỹ đất xây dựng nhà ở cho SV được xác định thông qua việc rà soát,
điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và được xây tập trung
thành một khu, cụm các trường ĐH, CĐ phù hợp với quy hoạch. Chính phủ
cũng chỉ rõ: có thể sử dụng quỹ đất 20% tại các dự án nhà ở thương mại, khu
đô thị để xây nhà cho SV nếu hợp quy hoạch. Diện tích thiết kế tối thiểu là
4m²/SV. Bên cạnh đó, các khu KTX kiểu mới này không chỉ đáp ứng nhu cầu
ở, mà còn được trang bị các phòng tập thể dục - thể thao, thư viện, điểm sinh
hoạt văn hoá để đáp ứng nhu cầu thư giãn, giải trí của SV…
Trong giai đoạn 2009 – 2010, Bộ Kế Hoạch và Đầu tư và Bộ Tài Chính

đã bố trí khoảng 8.000 tỷ đồng để thực hiện chương trình xây dựng nhà ở SV.
Cùng với đó, Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan,
UBND Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Hà Nội, một số địa phương
khác đã cùng nhau xây dựng kế hoạch và hoàn tất thủ tục để khởi công xây
dựng khoảng 200.000 chỗ ở cho SV, với mục tiêu hoàn thành vào trong năm
2010 và quý II năm 2011. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2010, cả nước đã
triển khai 94 dự án nhà ở cho sinh viên tại 28 tỉnh, thành phố và 2 Bộ: Công
An và Quốc phòng.
Bộ Xây Dựng tiếp tục đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương
trình đầu tư nhà ở cho học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung
cấp chuyên nghiệp và dạy nghề cho thuê cho giai đoạn 2011 – 2015. Tổng
mức đầu tư giai đoạn này lên tới 30.000 tỷ đồng, mỗi năm 6000 tỷ đồng. Mục
tiêu đến năm 2015 sẽ đáp ứng được 60% nhu cầu nhà ở của SV.
Như vậy, xu hướng mới về cung cấp nhà ở cho SV đã xuất hiện. Các
khu nhà, dãy nhà trọ riêng lẻ, tồi tàn… trước kia và hiện nay sẽ được thay thế
bằng các khu KTX cao tầng với thiết kế, trang thiết bị đồng bộ, hiện đại trong
tương lai gần.
Thực tế, trong thời gian qua, một ví dụ điển hình về KTX cao tầng đã
được triển khai từ năm 2000 là Làng SV Hacinco tại phường Nhân Chính -


4
Quận Thanh Xuân - Hà Nội. Với vị trí thuận lợi, giữa khu vực của các trường
ĐH lớn của Hà Nội, Làng SV Hacinco là một khu nhà ở liên hợp với cơ sở hạ
tầng tiện nghi đầy đủ, các dịch vụ tiện ích khép kín như: hệ thống Internet,
siêu thị, dịch vụ ăn uống, thư viện, ngân hàng, Bar SV…có chất lượng cao
phục vụ nhu cầu ở, sinh hoạt và học tập cho SV đang theo học các trường
ĐH, CĐ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều tai tiếng về làng SV này liên tục xuất
hiện. Hàng loạt bài viết trên báo chí đã phản ánh thực trạng, kiểu như: “Trong

Làng SV Hacinco Hà Nội, nhà hàng, quán bar, dịch vụ... đang thế chỗ của SV
"xịn". Đã thế, những SV may mắn "lọt" vào "làng SV" này phải chịu muôn
vàn o ép: Không được tiếp người nhà, không được dùng thang máy... Phải
chăng, SV đang bị dồn "ra đường"?1 v.v..
Vậy, câu hỏi đặt ra là: liệu những tòa nhà KTX cao tầng sắp hoàn thiện
có thực sự đáp ứng được nhu cầu và phù hợp với điều kiện, đặc điểm sống
của SV không? Hay chúng lại bị yếu tố kinh tế làm mất đi ý nghĩa phúc lợi xã
hội như ví dụ về Hacinco?
Một vấn đề nữa cần phải đặt ra là khi thực hiện việc lập quy hoạch đề
án và thiết kế các khu KTX cao tầng kia hầu như không hoặc ít có sự tham gia
của chính đối tượng thụ hưởng là SV. Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến những
bất cập giữa ý tưởng của nhà cung cấp và nhu cầu thực tế của người sử dụng.
Và như vậy, vấn đề giải quyết nhà ở cho SV sẽ lại nảy sinh các bất cập.
Các công trình KTX cao tầng đang được xây dựng nếu chỉ chú ý giải
quyết bài toán về số lượng phòng ở mà chưa tính đến các yếu tố như môi
trường sinh hoạt văn hóa hay mô hình quản lý phù hợp với SV ngay từ đầu thì
sẽ dẫn đến những hạn chế không đáng có của các dự án mang ý nghĩa xã hội
mà Đảng và Nhà nước dành sự quan tâm và ưu tiên đặc biệt này. Điều này chỉ
có thể được giải quyết triệt để khi có sự tham gia của SV.
Với cách đặt vấn đề như trên, nhằm góp phần cung cấp dữ liệu cho
“Chương trình xây dựng ký túc xá học sinh, sinh viên các trường đại học, cao
đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề toàn quốc (giai đoạn 2009 –
2015)” mà Chính phủ đang bắt đầu triển khai, tác giả quyết định lựa chọn và
1

/>

5
tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp đại học “Nhu cầu về mô hình nhà ở
ký túc xá của sinh viên đại học”(Khảo sát tại một số trường đại học ở Hà

Nội).
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Thông qua quá trình thu thập tài liệu, tác giả nhận thấy đã có một số
công trình nghiên cứu khoa học, các bài báo trên các tạp chí chuyên ngành
như tạp chí Kiến trúc Việt Nam, tạp chí Xã hội học, tạp chí Giáo dục và Thời
đại,... và các bài viết trên Website đề cập đến vấn đề nhà ở. Tuy nhiên, các tài
liệu đó mới chủ yếu tập trung vào loại hình nhà ở xã hội nói chung. Những đề
tài lớn, nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề nhà ở cho SV nói riêng thì rất hạn
chế vè số lượng. Lĩnh vực nhà ở cho SV chỉ có một số đề tài khoa học SV,
luận văn SV nghiên cứu và một số bài viết trên tạp chí đề cập.
Đề tài khoa học SV“ Nơi ở cho sinh viên với việc nâng cao chất
lượng học tập” (khảo sát trường hợp tại trường ĐH Sư phạm Hà Nội,
6/2001) của nhóm SV Phân viện Báo Chí và Tuyên Truyền, do Nguyễn Thị
Thanh Bình là chủ nhiệm đề tài, tập trung vào tác động của nơi ở đến chất
lượng học tập của SV trường ĐH Sư Phạm Hà Nội. Đề tài đã đưa ra những
kết luận, đó là, điều kiện ở của SV và môi trường xã hội xung quanh nó tác
động lên SV theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực; thực trạng nhà ở cho
SV còn rất nhiều khó khăn đáng quan tâm; mỗi loại hình nhà ở đều có những
khó khăn và thuận lợi riêng; SV ở nhà người thân và nhà riêng có điều kiện ở
tốt hơn cả về mặt vật chất và tinh thần nên họ có nhiều thuận lợi cho việc học
tập, vì thế kết quả học tập của nhóm SV này cao hơn nhóm SV ở nhà thuê và
ở KTX. Các khuyến nghị mà đề tài đưa ra có ý nghĩa ở cả tầm vĩ mô và vi
mô.
Đề tài “Tác động của nhà trọ đến chất lượng học tập của sinh viên
ngoại tỉnh” của tác giả Trần Thị Minh Hà, Học viện Báo Chí và Tuyên
Truyền (2007), đã tập trung vào mảng nhà trọ cho SV. Đề tài chỉ ra rằng, sau
ý thức cá nhân thì yếu tố có tác động mạnh đến chất lượng học tập của SV
chính là điều kiện vật chất và tinh thần nơi SV sống và học tập. Tác giả đã
đưa ra thực trạng nhà trọ cho SV ngoại tỉnh, phân tích những yếu tố của nhà



6
trọ (loại hình nhà trọ, chất lượng nhà trọ, giá cả nhà trọ, diện tích bình quân
của nhà trọ) và tác động của thực trạng này đến chất lượng học tập của SV.
Một số kết luận được đưa ra đó là, mặc dù đã có sự cải thiện so với vài năm
trước đây nhưng thực trạng nhà trọ cho SV ngoại tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn
về giá cả, diện tích, an ninh trật tự; những SV ở cùng chủ nhà sẽ có chất
lượng học tập tốt hơn những SV ở nhà trọ không có chủ nhà. Đề tài trên cũng
chỉ ra được mối quan hệ giữa giá cả nhà trọ với chất lượng nhà trọ, những SV
ở nhà trọ có chất lượng tốt hơn thông thường cũng sẽ có chất lượng học tập
tốt hơn những SV ở nhà trọ có chất lượng kém. Để nâng cao chất lượng học
tập của SV, tác giả đã đề xuất một số khuyến nghị nhằm cải thiện thực trạng
nhà trọ
Bài viết “Thực trạng và các giải pháp nhà ở cho sinh viên đại học
Hải Phòng” đăng trên tạp chí Giáo dục số 218 (kì 2-7/2009) của Ths. Bùi
Đình Hưng trường ĐH Hải Phòng đã đưa ra thực trạng nhà ở cho SV ĐH Hải
Phòng hiện nay. Theo bài viết, các trường ĐH, CĐ, dạy nghề ở Hải Phòng
hiện chỉ giải quyết được một phần (từ 6-23%) chỗ ở cho SV ở tại KTX, có
trường không có KTX cho SV. Tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm đẩy
nhanh tiến độ xây dựng KTX SV ĐH Hải Phòng, nhấn mạnh việc tranh thủ
nguồn vốn đầu tư.
Bài báo “Ký túc xá – bao giờ?” đăng trên tạp chí Giáo dục và Thời đại,
Chủ nhật, số 16 (19/04/2009), của tác giả Minh Linh đã chỉ ra thực tế nhiều
dự án xây dựng KTX phải hoãn lại vì nhiều lý do khác nhau. Như là do doanh
nghiệp xây dựng và ngân hàng không tìm được tiếng nói chung, do nhà đầu tư
sợ lỗ nặng. Tác giả bài báo cho rằng vấn đề là cơ chế, chính sách phát triển
KTX cho SV, chỉ khi có được chỗ ở phù hợp, an toàn, giá hợp lý, SV mới có
thể tập trung học hành đạt chất lượng cao.
Bài viết “ Tân sân viên và nỗi lo nhập trường ” đăng trên tạp chí Giáo
dục và Thời đại, số 35, ngày 30 tháng 8 năm 2009, trang 19, của tác giả Minh

Nhật đề cập đến những khó khăn của tân SV trong những ngày đầu nhập
trường. Trong đó có việc tìm nhà trọ trở thành nỗi lo của những SV mới xa
gia đình.


7
Bài báo “Ký túc xá đẩy ra, nhà trọ mời vào” đăng trên chuyên mục
Khoa học - Giáo dục, báo Tiền Phong, số 241, thứ Bảy, ngày 29/8/2009 của
các tác giả H. Yến - Đ. Khoa - N. Huy đã nêu ra khó khăn hiện nay là phần
lớn KTX các trường ĐH trên địa bàn Hà Nội hiện không có đủ phòng cho tân
SV. Điển hình là KTX Mễ Trì (ĐH Quốc Gia Hà Nội), KTX ĐH Bách Khoa
Hà Nội, KTX ĐH Sư Phạm Hà Nội. Nguyên nhân của thực trạng trên là do
khó khăn về tài chính, thiếu quỹ đất để đầu tư xây mới hoặc nâng cấp các
KTX.
Ngoài các tài liệu trực tiếp đề cập đến vấn đề nhà ở cho SV như trên,
một số công trình nghiên cứu và bài báo về nhà ở xã hội nói chung, hay nhà ở
cho người thu nhập thấp cũng có đề cập đến nhóm đối tượng SV như:
Tác phẩm “Vấn đề nhà ở đô thị trong nền kinh tế thị trường của thế
giới thứ ba” của Michael Leaf và Trịnh Duy Luân chủ biên, nhà xuất bản
Khoa học xã hội, Hà Nội (1996). Tác phẩm có đề cập tới một số vấn đề về
nhà ở đô thị của các nước thế giới thứ ba trong một số chiều cạnh của vấn đề
nhà ở, các quá trình sản xuất nhà ở phi chính quy, các chủ đề về chính sách
nhà ở.
Bài viết “Làm gì về nhà ở cho người lao động” đăng trên tạp chí Kiến
trúc Việt Nam, số 03/2009, trang 11-13, của GS. Đặng Hùng Võ, nguyên thứ
trưởng Bộ tài nguyên và môi trường, đã nêu ra các giải pháp về nhà ở cho
người lao động. Tác giả nhấn mạnh đến các giải pháp về vốn đầu tư, quản lý
vốn và quản lý triển khai dự án nhà ở xã hội, lựa chọn đối tượng vào ở tại nhà
ở xã hội.
Bài viết “Không có đất xây dựng nhà ở xã hội chỉ là trên giấy” đăng

trên tạp chí Kiến trúc Việt Nam, số 03/2009, trang 14, TS. Nguyễn Đức
Cường, khoa BĐS & Địa chính – ĐH Kinh tế Quốc dân cho rằng đối với dự
án nhà ở thì quan trọng nhất là phải giải quyết cho xong các thủ tục liên quan
đến đất, không có đất thì không thể làm được.
Chuyên mục “Vấn đề quan tâm” trên tạp chí Kiến trúc Việt Nam, số
03/2009, xoay quanh vấn đề “Giải bài toán nhà ở xã hội như thế nào?”, đã
có nhiều ý kiến khác nhau. TS. Đỗ Thị Loan - Tổng thư ký Hiệp hội Bất động
sản Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra ý kiến nhà nước nên có cơ chế chính sách


8
thật hấp dẫn. KS. Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty TNHH Địa ốc
Đất Lành cho rằng: “Để giải bài toán về nhà ở xã hội cần có sự phối hợp giữa
nhà nước – nhà đầu tư – người dân”.
Nhìn chung những công trình nghiên cứu, bài viết trên phần nào đã nêu
lên được thực trạng và sự tác động trực tiếp của vấn đề nhà ở với chất lượng
học tập, chất lượng sống của SV hiện nay. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước
chỉ nghiên cứu về thực trạng nhà ở cho SV tại thời điểm nghiên cứu và chưa
đề cập sâu về nhu cầu nhà ở của SV. Do vậy, tác giả một mặt tiếp thu những
kinh nghiệm của các tác giả đi trước, mặt khác sẽ có sự nghiên cứu toàn diện,
chuyên sâu hơn về thực trạng, về nhu cầu, cũng như những yếu tố ảnh hưởng
đến vấn đề nhà ở KTX cho SV.
3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát thực trạng ở và nhu cầu của SV đối với các khu
KTX đang được triển khai hiện nay, đề tài sẽ đề xuất một số mô hình nhà ở và
sinh hoạt của SV trong các khu KTX cao tầng, nhằm phát huy tính hiệu quả
quyết định số 65/2009/QĐ–TTg ngày 24-4-2009 của Thủ tướng Chính phủ hỗ
trợ xây dựng nhà ở cho SV.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

(1) Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, đồng thời khái lược
những kết quả nghiên cứu có liên quan.
(2) Tìm hiểu thực trạng về điều kiện và sinh hoạt của SV trong các KTX.
(3) Tìm hiểu nhu cầu và những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu nhà ở KTX
của SV.
(4) Đề xuất những khuyến nghị cho các nhà lãnh đạo quản lý trong việc
đầu tư xây dựng nhà ở KTX cho SV; đồng thời đề xuất một mô hình
nhà ở KTX SV dựa trên các kết quả nghiên cứu.
4. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Nhu cầu về mô hình nhà ở KTX của SV ĐH
hiện nay.


9
4.2. Khách thể nghiên cứu: Nhóm khách thể chính của nghiên cứu là SV
đang học tập tại một số trường trên địa bàn Hà Nội.
4.3. Phạm vi nghiên cứu

• Phạm vi không gian: Địa bàn các khu KTX SV ở Hà Nội
Hiện trạng phân bố KTX SV của các trường ĐH và những khu KTX
cao tầng đã có trên địa bàn Hà Nội hầu hết đều tập trung ở khu vực vành đai
III theo gồm 3 trục chính: Trục Đông - Tây theo quốc lộ 32, Trục Đông Bắc –
Tây Nam theo quốc lộ 6, Trục Bắc - Nam theo quốc lộ 1.
Tác giả xác định các địa bàn khảo sát là một số khu KTX thuộc các khu
vực trên.

• Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được triển khai từ tháng 01 – 6/ 2011.
5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG LÝ THUYẾT
5.1. Giả thuyết nghiên cứu
(1) Điều kiện cơ sở vật chất ở các KTX hiện nay chưa đáp ứng được nhu

cầu của SV.
(2) Yếu tố giới tính ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu ở KTX của SV.
(3) SV khối ngành khoa học xã hội, văn hóa, nghệ thuật có nhu cầu về điều
kiện phòng ở cao hơn khối ngành kỹ thuật, khoa học tự nhiên.
(4) SV có xu hướng thích sống trong các khu KTX cao tầng, khang trang,
hiện đại, sinh hoạt khép kín theo từng phòng.
5.2. Khung lý thuyết


10
Môi trường Kinh tế
- Xã hội

Đặc điểm và điều
kiện kinh tế của gia
đình:
Nơi ở của gia đình
Thành phần gia đình
Mức sống gia đình

Chính sách của Nhà
nước về nhà ở cho SV

Hiện trạng ở KTX
của SV
Phòng ở
Khu vực phụ

Đặc điểm và điều
kiện của SV:

Giới tính
Năm học
Ngành học
Thu nhập của cá nhân
Chi tiêu của cá nhân

Sinh hoạt của sv
trong KTX

Nhu cầu về mô hình
nhà ở KTX của SV:
Phòng ở
Diện tích phụ
Sinh hoạt của SV
trong KTX
Phương thức quản lý
KTX

Đánh giá của SV
về quản lý KTX

Vai trò của Nhà trường trong việc chăm lo
cơ sở vật chất phục vụ sinh hoạt và học tập
cho SV

Sơ đồ tương quan giữa các biến số là một khung tiếp cận hệ thống toàn
diện, cái đích của sơ đồ là biến phụ thuộc, đó là vấn đề nghiên cứu Nhu cầu
về mô hình nhà ở KTX của SV ĐH. Các biến số độc lập được xác định nhằm
giải thích vì sao có thực trạng của biến phụ thuộc, ở đây có 2 nhóm biến: một
là đặc điểm và điều kiện kinh tế của gia đình; hai là đặc điểm và điều kiện

của SV. Sự tương quan, tương tác giữa biến phụ thuộc và biến độc lập được
đặt trong mối liên hệ với thực trạng về điều kiện ở của SV và đánh giá của SV
về quản lý KTX (biến trung gian), cùng nằm trong khung cảnh môi trường
kinh tế - xã hội, chính sách của Nhà nước về nhà ở cho SV và Vai trò của nhà
trường trong việc chăm lo cơ sở vật chất phục vụ sinh hoạt và học tập cho SV
(biến can thiệp). Nghiên cứu đã xác định hệ thống các biến số như sau:


11

-

Biến phụ thuộc:

Nhu cầu về phòng ở của SV trong KTX hiện nay.

+ Nhu cầu về phòng ở: diện tích phòng, số lượng người/phòng, các tiện
nghi sinh hoạt trong phòng, điện, nước, ăn uống, tiếp khách.
+ Nhu cầu về diện tích phụ: diện tích nhà vệ sinh, các tiện nghi trong
diện tích phụ, khu vực phơi quần áo.
+ Nhu cầu về mô hình sinh hoạt trong KTX: môi trường sinh hoạt xung
quanh của KTX, địa điểm và hình thức trả tiền thuê nhà (phòng) dịch vụ trong
KTX, tần suất tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao cho
SV.
+ Nhu cầu về phương thức quản lý KTX: các nội dung, quy định KTX
cần giải quyết những vấn đề bất cập, (có hay không) SV tham gia vào quản lý
KTX, công việc SV tham gia quản lý, số lượng nhóm SV quản lý.

-


Biến độc lập: gồm 3 nhóm biến số chính:

Đặc điểm và điều kiện kinh tế của gia đình: nơi ở của gia đình,

thành phần gia đình, mức sống của gia đình.
-

Đặc điểm và điều kiện của SV: giới tính, năm học, ngành học, thu
nhập cá nhân, chi tiêu cá nhân.


-

Biến trung gian: gồm 2 nhóm biến số chính:

Điều kiện về phòng ở của SV:

+ Về phòng ở: diện tích phòng ở, số lượng người/phòng, các tiện nghi
sinh hoạt trong phòng, điện, nước, ăn uống.
+ Về khu vực phụ: diện tích nhà vệ sinh, các tiện nghi trong nhà vệ
sinh; khu vực phơi quần áo.
+ Sinh hoạt của SV trong KTX: môi trường sinh hoạt xung quanh
KTX, địa điểm tổ chức các dịp đặc biệt (sinh nhật, ngày kỉ niệm,…) trong
KTX; mức độ đáp ứng nhu cầu của các loại hình vui chơi giải trí, rèn luyện
thể chất; tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao cho SV.
-

Đánh giá của SV về quản lý KTX: tình hình an ninh trật tự KTX;

đánh giá của SV về nội quy, quy định KTX; nhận xét về đội ngũ cán bộ quản

lý KTX.


Biến can thiệp: gồm 3 nhóm biến chính:


12
- Môi trường Kinh tế - Xã hội: Những ảnh hưởng và tác động của vấn

đề xã hội, sự biến động của thị trường nhà ở cho SV.
- Chính sách của Nhà nước về nhà ở cho SV: Quyết định số

65/2009/QĐ–TTg ngày 24-4-2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban
hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho SV các trường ĐH, CĐ,
trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề thuê
- Vai trò của Nhà trường trong việc chăm lo cơ sở vật chất phục vụ

sinh hoạt và học tập cho SV: Nhà trường đáp ứng về điều kiện vật chất chỗ ở
cho SV trong các KTX, quy định của Nhà trường đối với KTX SV, kế hoạch
phát triển nhà ở phục vụ cho SV.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1.

Phương pháp luận
Nhằm tiếp cận và định hướng cho vấn đề nghiên cứu, tác giả quyết

định sử dụng hai lý thuyết xã hội học là Lý thuyết về Nhu cầu và Lý thuyết
Hành động xã hội.
6.2.


Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu Xã hội học, bao gồm nhóm các

phương pháp nghiên cứu định tính (Phân tích tài liệu, phỏng vấn sâu, quan
sát) và nghiên cứu định lượng (phỏng vấn Anket).
6.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
• Phương pháp Phân tích tài liệu:
-

Mục đích: Nhằm tìm hiểu khái quát những vấn đề liên quan đến nội

dung nghiên cứu của khóa luận; nắm bắt tổng quan thực trạng nhà ở và đầu tư
phát triển nhà ở cho SV; đồng thời phát hiện ra những khía cạnh mới chưa
được các nghiên cứu đề cập hoặc chưa được phân tích sâu.
-

Cách thực hiện: Nhóm nghiên cứu phân công các thành viên thu

thập các tài liệu tại các trung tâm thu viện như Thư viện Quốc gia, Thư viện
của Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Thư viện của ĐH Khoa học Xã hội
Nhân văn, Thư viện của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Thư viện của ĐH
Kiến trúc Hà Nội. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng nghiên cứu nội dung


13
một số báo, tạp chí chuyên về xây dựng, kiến trúc, đô thị; cũng như các thông
tin trên mạng Internet.
• Phương pháp Phỏng vấn sâu:
-


Mục đích: Nhằm tìm hiểu sâu về thực trạng và nhu cầu sinh hoạt

của SV trong các KTX của SV hiện nay. Đồng thời, phương pháp này sẽ cung
cấp các thông tin về các chủ trương, chinh sách phát triển nhà ở cho SV của
nhà nước; cũng như sự đầu tư, quan tâm của các trường ĐH.
-

Cách thực hiện: Tác giả xác định 2 nhóm đối tượng cần tiến hành

phỏng vấn sâu (PVS) là đối tượng cán bộ quản lý các cấp và đối tượng SV nội
trú trong các KTX. Dung lượng mẫu PVS được xác định là 40, cụ thể cơ cấu
mẫu như sau:
+ 02 chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực nhà ở của các viện nghiên
cứu.
+ 01 chuyên gia của Bộ Giáo dục - Đào tạo
+ 01 chuyên gia của Bộ Xây dựng
+ 09 cán bộ Ban quản lý của 9 khu KTX tiến hành khảo sát
+ 27 SV ở trong 9 khu KTX được khảo sát (mỗi KTX 3 SV)
Với mỗi nhóm đối tượng, tác giả thiết kế một nội dung PVS riêng biệt.
Nhằm bổ sung thông tin định tính cho việc phát triển thêm các mô hình
nhà ở, trong quá trình thực tập tốt nghiệp, tác giả tiếp tục tiến hành thực hiện
bổ sung 20 PVS tại 2 khu vực: Làng SV Hacinco và KTX HVBC&TT.
Phương pháp chọn mẫu cho 20 PVS bổ sung này tại 2 địa điểm trên là
phương pháp Hòn tuyết lăn (Snowball sample). Tác giả xây dựng mạng lưới
mẫu nghiên cứu thông qua sự giới thiệu của các trường hợp nghiên cứu ban
đầu đến các trường hợp nghiên cứu tiếp theo.


Phương pháp Quan sát:


- Mục đích: Nhằm đánh giá hiện trạng của các khu KTX SV, thông qua

đó, rút ra các chỉ báo quan trọng cho việc xây dựng các nội dung cần tiến
hành phỏng vấn.
- Cách thực hiện: Nhóm nghiên cứu phân công nhau đến 9 khu KTX trong

diện khảo sát để tiến hành quan sát có chủ định và ghi chép lại các thông tin
cần thiết.


14
6.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng


Mục đích: Nhằm thu thập các thông tin về thực trạng và nhu cầu

của SV về các mô hình ở và sinh hoạt trong các KTX..


Cách thực hiện: Nghiên cứu định lượng gồm các giai đoạn sau:

-

Giai đoạn 1: Chọn KTX để tiến hành khảo sát

Trên cơ sở 3 trục không gian tập trung phần lớn các trường ĐH, CĐ của
Hà Nội như đã xác định trong phần phạm vi nghiên cứu, tác giả tiến hành lập
danh sách các khu KTX để xác định địa bàn khảo sát cụ thể. Trên cơ sở danh
sách lẫy mẫu của mỗi trục không gian, chọn ra 3 khu KTX, kết quả cụ thể là:
+ Trục Bắc - Nam theo quốc lộ 1: gồm KTX ĐH Bách khoa Hà Nội

(ĐHBK), KTX ĐH Kinh tế quốc dân (KTQD), KTX ĐH Dân lập Phương
Đông (DLPĐ).
+ Trục Đông Bắc – Tây Nam theo quốc lộ 6: gồm Làng SV Hacinco;
KTX ĐH Kiến Trúc Hà Nội (KTHN), KTX Học viện Công nghệ Bưu chính
Viễn thông (CNBCVT)
+ Trục Đông - Tây theo quốc lộ 32: gồm Khu KTX Thăng Long; KTX
HV Báo Chí & Tuyên truyền (HVBCTT), KTX ĐH Sân khấu Điện ảnh
(SKĐA).
Để có cơ sở so sánh sự khác biệt về nhu cầu giữa các nhóm SV, các khu
KTX trên còn đại diện cho SV của 4 khối ngành sau: Khoa học xã hội, Khoa
học tự nhiên, Kỹ thuật, Văn hóa/ nghệ thuật.
-

Giai đoạn 2: Chọn SV để tiến hành phỏng vấn

Do giới hạn về nhân lực, thời gian, dung lượng mẫu khảo sát định
lượng được xác định là 432, chia đều cho các khu KTX. Như vậy, mỗi khu
KTX tiến hành phỏng vấn định lượng 48 SV.
Với khu KTX và số lượng mẫu đã xác định, tác giả lựa chọn SV để
phỏng vấn thông qua phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống theo sơ đồ.
Cụ thể các bước sau:
+ Bước 1: Lấy con số 48 chia cho tổng số lượng các tòa nhà, hoặc dãy
nhà tại các khu KTX để xác định mỗi toàn nhà/ dãy nhà lấy bao nhiêu SV.


15
Nếu hiệu số là lẻ thì số dư được dành cho tòa nhà/ dãy nhà có nhiều phòng ở
nhất trong khu KTX đó.
+ Bước 2: Trên cơ sở danh sách SV ở mỗi tòa nhà/ dãy nhà, để có thể
phỏng vấn SV ở các vị trí khác nhau, ta tính bước nhảy theo công thức: k =

N / n trong đó: - k: là khoảng cách lấy mẫu trên danh sách SV
- N: Tổng số SV của tòa nhà/ dãy nhà
- n: Số SV cần phải lấy tại tòa nhà/ dãy nhà đó đó
+ Bước 3: Bắt đầu chọn ngẫu nhiên hệ thống, ta lấy SV đầu tiên trong
danh sách của mỗi tòa nhà/ dãy nhà, rồi sau đó cộng thêm bước (k) để xác
định tên các SV cần lấy tiếp theo. Cứ như vậy cho đến khi đủ số lượng SV
cần điều tra tại mỗi tòa nhà/ dãy nhà.
Trong trường hợp SV cần phỏng vấn vắng mặt hoặc không thể tham gia
trả lời, cũng dựa trên bước nhảy (k), mỗi tòa nhà/ dãy nhà đều được chọn sẵn
từ 1-2 SV làm mẫu dự bị để thay thế khi cần.
6.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Để xử lý toàn dữ liệu thu về từ quá trình điều tra, khảo sát, thu thập
thông tin, hai phần mềm thống kê chuyên ngành sau được sử dụng:
- Phần mềm SPSS 16.0 để xử lý các dữ liệu định lượng
- Phần mềm NVIVO 7.0 để xử lý các dữ liệu định tính.
7. MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU
Với 432 phiếu Anket đạt tiêu chuẩn sử dụng phân tích định lượng, cơ
cấu mẫu cụ thể là:
• Giới tính: - Nam: 45,7%

- Nữ: 54,3%

• Năm sinh: SV được nghiên cứu có độ tuổi từ 18 – 28 tuổi, trong đó tập
trung chủ yếu vào nhóm từ 19 – 22 tuổi.
• Dân tộc:

- Kinh: 87,4%

• Ngành học: Xã hội: 20,3%;


- Dân tộc thiểu số: 12,6%
Tự nhiên: 21,0%; Kỹ thuật: 35,9%;

Văn hóa/Nghệ thuật: 15,9%; Khác: 7,0%
• Năm học: năm đầu: 22,8%; những năm tiếp theo: 58,6%; năm cuối:
18,6%


16
8. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
8.1. Ý nghĩa lý luận
- Góp phần bổ sung tài liệu cho những nghiên cứu về thực trạng nơi ở
KTX của SV ở đô thị, làm nảy sinh những nhu cầu của SV về nơi ở KTX. Từ
đó, khóa luận tạo cơ sở và nguồn số liệu cho các nghiên cứu tiếp theo.
- Cung cấp những luận giải khoa học cho việc nhận diện và đánh giá về
nhu cầu điều kiện ở, sinh hoạt và quản lý trong KTX của SV.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp dữ liệu đối chứng cho “Chương
trình xây dựng KTX học sinh, SV các trường ĐH, CĐ, trung học chuyên
nghiệp và dạy nghề toàn quốc (giai đoạn 2009 – 2015)” mà Chính phủ đang
bắt đầu triển khai; từ đó xây dựng một số giải pháp, khuyến nghị phù hợp về
mô hình tổ chức ở và quản lý về nhà ở KTX, đáp ứng được nhu cầu của đa
dạng các nhóm SV.
9. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, mô hình đề xuất, phần nội dung của khóa luận gồm 4 chương.
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương II: Thực trạng về nhà ở ký túc xá của sinh viên hiện nay
Chương III: Nhu cầu về mô hình nhà ở ký túc xá cao tầng của sinh viên
Chương IV: Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu ở ký túc xá của sinh viên.



17
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. THAO TÁC HÓA KHÁI NIỆM
1.1.1. Khái niệm Nhu cầu
Theo Từ điển tóm tắt Xã hội học (tiếng Nga): “Nhu cầu là đòi hỏi điều
gì đó cần thiết để đảm bảo hoạt động sống của cơ thể, của nhân cách con
người, của nhóm xã hội hoặc toàn xã hội nói chung: là nguồn thôi thúc nội
tại của hoạt động”.
Theo quan điểm của Tâm lý học thì khái niệm “Nhu cầu” dùng để chỉ
“sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thỏa mãn để đảm bảo cho sự
tồn tại và phát triển. Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng cụ thể và nội dung
của nó do những điều kiện và phương thức thỏa mãn quy định. Khi nào đối
tượng của nhu cầu có khả năng đáp ứng thì lúc đó nhu cầu trở thành động
lực thôi thúc đẩy sự hoạt động của các cá nhân hay nhóm xã hội”
Nhu cầu của con người rất đa dạng, thường được chia ra thành 2 dạng
chính đó là nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần.
Nhu cầu vật chất có liên quan mật thiết đến hoạt động của cơ thể và đôi
khi được mô tả như là các xung năng (drives) sơ cấp hoặc sinh lý. Chẳng hạn
như xung năng tình dục, xung năng đói. Đó là các nhu cầu bẩm sinh. Các nhu
cầu vật chất thông thường ở người là nhu cầu về thực phẩm, phương tiện sinh
sống như nước, oxy và nhu cầu bài tiết, quần áo và nơi che chở để bảo vệ và
giữ coy thể ấm áp. Nhu cầu được hoạt động, hoặc được kích thích cảm giác
và vận động kể cả khoái cảm, tình dục, luyện tập thân thể và nghỉ ngơi.
Nhu cầu tinh thần được nảy sinh trên cơ sở của nhu cầu vật chất và
được nhu cầu vật chất nuôi dưỡng. Nhu cầu tinh thần làm cho nhu cầu vật
chất biến dạng cao thường phức tạp thêm lên. Nhu cầu tinh thần vô cùng đa
dạng: nhu cầu học tập, nhu cầu làm khoa học nghệ thuật, chính trị, nhu cầu

công bằng xã hội, nhu cầu vui chơi, giải trí.
Nghiên cứu về nhu cầu mô hình nhà ở KTX của SV Hà Nội cần phải
nghiên cứu điều kiện kinh tế - xã hội, đặc điếm của SV, điều kiện kinh tế của
gia đình và điều kiện nơi ở của SV hiện tại – những nguyên nhân quy định hệ


18
thống nhu cầu của SV. SV có cả nhu cầu về vật chất và nhu cầu tinh thần về
nơi ở, môi trường sinh hoạt và quản lý KTX để thỏa mãn hệ thống nhu cầu
của cá nhân mình và thực hiện hành vi, hành động nào đó để thỏa mãn nhu
cầu đó.
1.1.2. Khái niệm Sinh viên
SV Việt Nam là tất cả công dân Việt Nam đang học tập và nghiên cứu
tại các trường ĐH, CĐ, các Viện đào tào hệ ĐH và CĐ trong nước
Trong nhóm đối tượng Thanh niên, SV là bộ phận thanh niên nhạy cảm
mà đất nước đặt vào họ hy vọng trở thành lực lượng khoa học, kỹ thuật quản
lý kinh tế, xã hội và các mặt khác nhau của đời sống Họ là đối tượng đang
trong quá trình xã hội hóa, được trang bị kiến thức toàn diện, được đào tạo cơ
bản về chuyên môn nghề nghiệp, sống trong môi trường nhiều thông tin, giao
tiếp ở các trung tâm văn hóa lớn, các thị trấn, thành phố, họ nhảy cảm với các
vấn đề của xã hội.
Nếu chia theo độ tuổi thì phần lớn họ thuộc độ tuổi từ 18 đến 23 tuổi.
Độ tuổi tiếp tục lớn về chất, hăng hái, dũng cảm muốn đi vào cuộc sống xã
hội, xác định việc làm, trau dồi nghề nghiệp. Nhu cầu của họ quan tâm lớn
nhất đó là nghề nghiệp, việc làm, các biến đổi giá trị xã hội.
1.1.3. Khái niệm Ký túc xá
Theo cuốn “Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở”, thuật ngữ “ký túc xá”
là loại nhà ở cho các đối tượng là học sinh, SV các trường học, ĐH, trung học
chuyên nghiệp, kỹ viện, tu viện, công nhân làm việc xa nhà và quân nhâ.
KTX hay còn gọi là nhà nội trú, nhà tập thể phục vụ cho nhu cầu ở của

học sinh, SV. KTX bao gồm có các phòng ở, các phòng sinh hoạt chung, các
phòng phụ trợ (Từ điển Bách khoa Tiếng Việt, trang 556)
Không chỉ phục vụ cho nhu cầu ở, KTX bao gồm phòng ở, phòng dịch
vụ mà còn là tổ hợp hệ thống sinh hoạt, vui chơi giải trí và rèn luyện thể chất,
đó là sân bãi tập, các dịch vụ ăn uống, sinh hoạt khác, môi trường xung quanh
nơi ở, tình hình an ninh trật tự KTX,…


19
Nghiên cứu về nhu cầu mô hình nhà ở KTX cao tầng, tác giả tiến hành
nghiên cứu thực trạng và nhu cầu về điều kiện nơi ở bao gồm: phòng ở như về
chất lượng nhà ở KTX, số lượng người/phòng, tiện nghi sinh hoạt trong
phòng, điện, nước, khu vực phụ, sinh hoạt của SV trong KTX về các hoạt
động sinh hoạt tập thể và vấn đề quản lý, tình hình an ninh trật tự trong KTX.
1.1.4. Khái niệm Mô hình
Theo Từ điển tiếng Việt, khái niệm mô hình được hiểu là “vật cùng
hình dạng nhưng làm thu nhỏ lại nhiều, mô phỏng cấu tạo và hoạt động của
một vật thể khác để trình bầy, nghiên cứu hoặc là hình thức diễn đạt hết sức
ngắn gọn theo một ngôn ngữ nào đó các đặc trưng chủ yếu của một đối tượng,
để nghiên cứu đối tượng ấy”2. Mô hình có tính đồng nhất hoặc tương đồng
với cấu trúc của đối tượng được mô tả.
Mô hình nhà ở là sự cụ thể hoá hình mẫu lý tưởng của một công trình,
kiến trúc trên cơ sở những nét cơ bản chủ yếu nhất của đối tượng nhận thức.
Giữa mô hình nhà ở và mục tiêu xây dựng chỉ dừng ở mức độ dự báo giá trị,
chưa phải là cái có thực, khả năng tiệm cận giữa mô hình nhà ở và mục tiêu
xây dựng lớn hay nhỏ phụ thuộc vào năng lực người thiết lập chúng. Đồng
thời, việc thiết lập mô hình nhà ở còn phải đảm bảo tính khoa học, tính khả
thi, tính bền vững.
Mô hình nhà ở KTX SV được thiết lập trong mối quan hệ với mô hình
phát triển phát triển nhà ở xã hội nói chung. Mô hình nhà ở KTX SV được

xác lập trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc cơ bản: tính toàn vẹn và hệ thống,
tính thực tiễn.
Khái niệm mô hình nhà ở KTX SV trong khóa luận bao gồm hai thành
tố sau: điều kiện cơ sở vật chất của phòng ở KTX và phương thức sinh hoạt
của sinh viên dưới sự quản lý của nhà trường.

1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
2

Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học.


20
Cơ sở lý luận của khóa luận chủ yếu dựa trên các lý thuyết xã hội học
sau:
1.2.1. Lý thuyết nhu cầu
Lý thuyết nhu cầu của nhà tâm lý học Abraham Maslow ( 1908-1970)
là lý thuyết đạt tới đỉnh cao trong việc nhận dạng các nhu cầu tự nhiên của
con người nói chung. Nhu cầu là đòi hỏi thường xuyên của mỗi cá nhân, là
trạng thái thấy thiếu thốn ở trong con người. Các nhu cầu của con người, một
mặt được tạo ra do những đòi hỏi bên trong của cơ thể, mặt khác được tạo ra
từ trong những điều kiện nhất định của xã hội. Theo lý thuyết này, nhu cầu tự
nhiên của con người được chia thành các thang bậc khác nhau từ "đáy” lên tới
“đỉnh”, phản ánh mức độ "cơ bản” của nó đối với sự tồn tại và phát triển của
con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội .
Cấu trúc của Tháp nhu cầu có 5 tầng. Trong đó, những nhu cầu con
người được liệt kê theo một
trật tự thứ bậc hình tháp kiểu
Tự
thể hiện


Tôn trọng
Xã hội

kim tự tháp.
Những nhu cầu cơ bản
ở phía đáy tháp phải được
thoả mãn trước khi nghĩ đến
các nhu cầu cao hơn. Các
nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh

An toàn

và mong muốn được thoả
mãn ngày càng mãnh liệt khi

Sinh lý

tất cả các nhu cầu cơ bản ở
dưới (phía đáy tháp) đã được

đáp ứng đầy đủ. Những nhu cầu sinh lý là căn bản nhất, gồm nhu cầu thức ăn
và đồ uống, nhà ở, quần áo, thư giãn. Chúng được ưu tiên thỏa mãn trước khi
con người nghĩ đến mức nhu cầu tiếp theo. Hầu hết mọi người có mong muốn
về an ninh và an toàn, không gặp phải những điều bất ngờ. Mong muốn được
các tổ chức xã hội chấp nhận là nhu cầu có tính xã hội hay nhu cầu có tổ
chức. Nhu cầu tự trọng là những mong muốn có được địa vị, sự kính trọng,
thành đạt và thành tích trong mắt mình và mọi người. Hiện thực hóa tiềm



21
năng phát triển của mình và khám phá ra khả năng chính mình là nhu cầu tự
thể hiện bản thân.
Mỗi SV có nhiều nhu cầu khác nhau trong cuộc sống. Các nhu cầu đó
đều quan trọng và cần phải được đáp ứng. Tuy nhiên, những nhu cầu cơ bản,
thiết yếu như nhu cầu về ăn, mặc, ở…thường được ưu tiên thỏa mãn trước khi
nghĩ đến những nhu cầu cao hơn. Chỉ khi có được nơi ở an toàn, thoải mái,
thuận tiện, tức là thỏa mãn được nhu cầu về nơi ở thì SV mới yên tâm học tập
tốt, tạo tiền đề cho sự thành đạt trong xã hội.
1.2.2. Lý thuyết hành động xã hội
Max Weber (1864-1920) là người có công đầu xây dựng xã hội học
hiện đại với tư cách là một khoa học có vị trí rõ ràng, độc lập. Một trong
những khái niệm quan trọng nhất của xã hội học Weber là khái niệm hành
động xã hội. Quan niệm của Weber cho thấy hành động xã hội là đối tượng
nghiên cứu của xã hội học. Weber đã chỉ ra sự khác nhau giữa hành động xã
hội và những hành vi và hoạt động khác của con người. Hành động xã hội
được Weber tổng quát định nghĩa là hành động được chủ thể gắn cho nó một
ý nghĩa chủ quan nào đó, là hành động có tính đến hành vi của người khác, và
vì vậy được định hướng tới người khác, trong đường lối, quá trình của nó.
Weber phân biệt 4 loại hành động xã hội, đó là:
• Hành động duy lý – công cụ
• Hành động duy lý giá trị
• Hành động cảm tính (xúc cảm)
• Hành động theo truyền thống
Xã hội học nghiên cứu hành động xã hội, thực chất là tập trung vào
nghiên cứu loại hành động duy lý – công cụ - một trong bốn loại hành động.
Theo Weber, đặc trưng quan trọng nhất của xã hội hiện đại là hành động xã
hội của con người ngày càng trở nên duy lý, hợp lý với tính toán chi li, tỉ mỉ,
chính xác về mối quan hệ giữa công cụ /phương tiện và mục đích /kết quả.
Do đó, việc lựa chọn nhà ở của SV từ loại hình nhà ở với các điều kiện,

tiện nghi sinh hoạt…gắn với mức giá nhất định đều được tính toán, xem xét
sao cho phù hợp với nhu cầu, với điều kiện kinh tế của SV, sao cho đảm bảo


22
cho SV có được nơi ở tốt nhất, thoải mái nhất, an toàn nhất, giá hợp lý…
thuận lợi cho việc học tập của họ.
1.3. BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ SỰ QUAN TÂM CỦA NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ NHÀ Ở CHO SINH VIÊN
1.3.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội về vấn đề nhà ở xã hội
Sau 25 năm tiến hành mở cửa hội nhập kinh tế khu vực và thế giới,
Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật ở tất cả các lĩnh vực của cuộc
sống... Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu tích, nước ta cũng phải đối mặt
với những hệ lụy tiêu cực từ quá trình mở cửa hội nhập, tăng trưởng nhanh
nhưng chưa bền vững.
Với tốc độ đô thị hóa đến chóng mặt, diện tích không gian xanh bị thu
hẹp để nhường chỗ cho các khu công nghiệp, khu chế xuất; hay cho các khu
đô thị, các tòa nhà cao tầng. Tình trạng mất đất sản xuất nông nghiệp, cùng
với hậu quả của một giai đoạn bùng nổ dân số dẫn đến sự dư thừa lực lượng
lao động ở các khu vực nông thôn, làm nảy sinh tình trạng thất nghiệp, thiếu
việc làm.
Sức ép về lao động, việc làm tạo nên các dòng di dân ồ ạt từ nông thôn
ra đô thị. Các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trở nên
quá tải về dân số. Từ đó, những hệ lụy yếu kém về chăm sóc sức khỏe, y tế,
giáo dục, môi trường, tệ nạn xã hội… liên tiếp nảy sinh. Trong đó, thiếu nơi ở
trở thành một vấn đề nan giải.
Thống kê đến hết năm 2009 cho thấy cả nước có 194 khu công nghiệp
thu hút khoảng 1 triệu lao động trực tiếp và 1,2-1,5 triệu lao động gián tiếp;
có gần 400 trường ĐH, CĐ và trên 300 trường trung học dạy nghề, hàng năm
đào tạo khoảng 3 triệu SV. Ngoài ra tại khu vực đô thị còn khoảng 600-700

ngàn cán bộ, công chức (1/3 số cán bộ, công chức, viên chức) và nhiều đối
tượng thu nhập thấp khác còn gặp khó khăn về chỗ ở.
Mặc dù theo kết quả tổng điều tra dân số năm 2009, cả nước có tới
22.616.919 hộ có nhà ở (99,95%), số hộ không có nhà ở hoặc không xác định
được nhà ở khu vực đô thị chỉ có 5.039 hộ và khu vực nông thôn là 6.113 hộ)
song thực tế nhu cầu về nhà ở tại khu vực đô thị rất cao, nhất là ở những


23
thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng. Nguyên nhân xuất phát từ
nhu cầu thay đổi chỗ ở do tăng thu nhập và di cư tìm việc làm hoặc từ nhu cầu
cải thiện điều kiện sống của dân cư đô thị.
Như vậy, tại thời điểm này, ở khu vực đô thị, rất nhiều hộ gia đình, cá
nhân có thu nhập thấp đặc biệt là công nhân lao động tại các khu công nghiệp,
sinh viên các trường ĐH, CĐ, trung học chuyên nghiệp đang phải đối mặt với
vấn đề thiếu nhà ở.
1.3.2. Chủ trương, chính sách của Nhà nước về nhà ở cho sinh viên
Nắm bắt được nhu cầu cấn thiết của xã hội, trong nỗ lực chung nhằm
giải quyết vấn đề nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho SV đang theo học tại các
trường ĐH, CĐ, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề thuê, Chính phủ và các
ban ngành đã cùng vào cuộc và đã có những quyết sách tích cực nhằm thúc
đẩy nhanh quá trình vận hành bằng việc hỗ trợ trực tiếp thông qua hành lang
cơ chế giúp các doanh nghiệp có thể hào hứng tham gia thực hiện:
Ngay từ năm 2001, trong bản Quy hoạch mạng lưới các trường ĐH,
CĐ Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010' được Chính phủ phê duyệt, phần nội
dung về cơ sở vât chất được nhấn mạnh: nâng cấp các khu KTX hiện có và
xây mới các KTX cho SV, đặc biệt đối với các trường ở khu vực Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh. Phấn đấu đến năm 2010 diện tích chỗ ở và sinh hoạt
bình quân chung cho 1 SV đạt khoảng 3m2.
Năm 2005, Chính phủ tiến hành phê duyệt Đề án giải quyết chỗ ở cho

SV ĐH, CĐ đến năm 2010. Theo đề án này, cuối năm 2010, sẽ bảo đảm chỗ
ở cho khoảng 60% số SV hệ dài hạn, diện tích bình quân khoảng 3 m2/người.
Về tiến độ của đề án, giai đoạn 2005-2007, sẽ tập trung ưu tiên đầu tư xây
dựng các KTX SV các ĐH trọng điểm, các ĐH khu vực, các trường sư phạm;
ĐH, CĐ ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (miền núi phía
Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long); giai đoạn 2008-2010, tiếp tục
xây dựng ký xá SV các trường ĐH, CĐ còn lại trong đề án.
Để khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tham gia
đầu tư xây dựng nhà ở cho SV, ngày 24/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ra
Quyết định số 65/2009/QĐ-TTg Quyết định Ban hành một số cơ chế, chính


24
sách phát triển nhà ở cho SV các trường ĐH, CĐ, trung cấp chuyên nghiệp
và dạy nghề thuê. Trong đó, mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 giải quyết cho
khoảng 60% số học sinh, SV có nhu cầu được thuê nhà ở tại các dự án nhà ở
trên địa bàn cả nước. Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên
quan, UBND Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Hà Nội, một số địa
phương khác đã cùng nhau xây dựng kế hoạch và hoàn tất thủ tục để khởi
công xây dựng khoảng 200.000 chỗ ở cho SV, với mục tiêu hoàn thành vào
trong năm 2010 và quý II năm 2011.
Ngày 15/6/2009, Bộ Xây Dựng đã ra Thông tư số 10/2009/TT-BXD
Thông tư Hướng dẫn quản lý dự án đầu tư xây dựng nhà ở SV, nhà ở công
nhân khu công nghiệp và nhà ở thu nhập thấp. Trong đó, tiêu chuẩn diện
tích ở (bao gồm cả diện tích phụ) cho nhà ở SV tối thiểu 4m²/SV; tối đa 8
SV/phòng.
Ngày 30/6/2009, Bộ Xây Dựng đã ra Thông tư số 17/2009/TT-BXD
Thông tư Hướng dẫn phương pháp xác định giá cho thuê nhà ở SV được
đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Thông tư đưa ra phương pháp
xác định giá cho thuê nhà ở SV được tính với công thức:

Ql + Bt – Tdv
Gt = ____________

xKx4

10 x S
Trong đó:
-

Gt: là giá cho thuê nhà ở cho 1 SV trong 1 tháng (đồng/SV/tháng)

-

Ql: là chi phí quản lý, vận hành của dự án hàng năm (đồng/năm)

-

Bt: là chi phí bảo trì công trinh bình quân năm (đồng/năm)

-

Tdv: là các khoản thu từ kinh doanh dịch vụ trong khu nhà ở trong năm. Ví dụ:
dịch vụ trông xe, dịch vụ căng tin, các khoản thu (nếu có) từ hoạt động thể thao
(đồng/năm)

-

S: là tổng diện tích sử dụng của các căn hộ cho thuê trong dự án (m²)

-


K: là hệ số tầng, được xác định theo nguyên tắc: tổng hệ số K của 1 tòa nhà = 1

-

“10”: là số tháng SV thuê nhà ở trong 1 năm

-

“4”: là tiêu chuẩn diện tích ở cho 1 SV (4m²/SV)

Ngày 20/8/2009, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 1308/QĐ-TTg
Quyết định phê duyệt Danh mục dự án phát triển nhà ở SV bằng nguồn


25
vốn trái phiếu Chính phủ năm 2009. Tổng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ
năm 2009 phân bổ cho các dự án là 3.500 tỷ đồng.
Ngày 30/3/2010, Bộ Xây Dựng đã ra công văn số 515 /BXD-QLN Về
việc đôn đốc triển khai các dự án xây dựng nhà ở cho SV. Trong đó, Ủy ban
nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có danh mục dự
án nhà ở SV được đầu tư bằng vốn trái phiếu Chính phủ năm 2009, năm 2010
và Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo các cơ quan chức năng thường xuyên
kiểm tra, đôn đốc, giải quyết khó khăn, vướng mắc phát sinh khi triển khai
các dự án phát triển nhà ở SV theo thẩm quyền.
Mới đây nhất, ngày 30/7/2010, Chỉ thị số 03 /CT-BXD của Bộ Xây
dựng về việc tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình nhà ở SV
đã nhận định: trong thời gian qua, Bộ Xây dựng đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra
việc xây dựng nhà ở SV ở một số địa phương và cơ sở đào tạo thuộc lực
lượng vũ trang. Kết quả kiểm tra cho thấy, các chủ đầu tư về cơ bản thực hiện

khá tốt các quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng nhà ở SV; chất lượng
các công trình xây dựng nhà ở SV về cơ bản đảm bảo các yêu cầu của thiết kế
và các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho dự án.
1.3.3. Thực tế đầu tư nhà ở cho sinh viên
Qua thống kê của Bộ Xây dựng, đến cuối năm 2009, đã có 84 trong
tổng số 88 dự án phát triển nhà ở cho SV được khởi công trên cả nước, đảm
bảo tiến độ. Không ít dự án đã hoàn thành xây dựng phần móng, đặc biệt một
số dự án triển khai sớm đã xây dựng lên tầng 2 - 3 của công trình (tỉnh Thái
Nguyên, Bộ Quốc phòng…). Nhiều địa phương đang tập trung chỉ đạo, phấn
đấu hoàn thành các dự án sớm trước tiến độ đề ra.
4 dự án còn lại chưa được khởi công là: Ký túc xá Đại học Lâm
Nghiệp (Hà Nội); Ký túc xá Đại học Nông Nghiệp (Hà Nội); Cụm nhà ở SV
tập trung khu 1 (Thái Bình); Ký túc xá SV trường Cao đẳng công nghiệp Phúc
Yên (Vĩnh Phúc).
Về tiến độ giải ngân, thống kê cho thấy, sau hơn 03 tháng triển khai
thực hiện, (tính đến ngày 10/12/2009), các dự án đã giải ngân được tổng số
vốn là 1.255 tỷ đồng đạt 36% số vốn được phân bổ.


×