Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Khóa luận ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CUNG ỨNG THUỐC bảo vệ THỰC vật của một số CÔNG TY THUỐC bảo vệ THỰC vật ĐÁNH GIÁ TÍNH KHÁNG THUỐC của rầy nâu (nilaparvata lugens stal), rầy LƯNG TRẮNG (sogatella furcifera) ở HƯNG yên vụ XUÂN 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 81 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA NÔNG HỌC
-------***------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CUNG ỨNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
CỦA MỘT SỐ CÔNG TY THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT. ĐÁNH GIÁ
TÍNH KHÁNG THUỐC CỦA RẦY NÂU (Nilaparvata lugens Stal), RẦY
LƯNG TRẮNG (Sogatella furcifera) Ở HƯNG YÊN VỤ XUÂN 2015

Người hướng dẫn : PGS.TS. HỒ THỊ THU GIANG
Bộ môn

: CÔN TRÙNG

Người thực hiện

: NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT

Lớp

: BVTVB – K56

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận
được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của PGS.TS Hồ Thị Thu Giang, Bộ môn


Côn trùng khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tôi cũng xin bầy tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự quan tâm của giáo
viên hướng dẫn, sự giúp đỡ nhiệt tình và động viên của toàn thể thầy, cô giáo
thuộc Bộ môn Côn trùng – Khoa Nông học.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn quan tâm,
giúp đỡ tôi trong quá trình làm đề tài.
Một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc, lòng biết ơn tới các thầy cô
giáo, người thân và bạn bè.
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Ánh Tuyết

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................................i
MỤC LỤC..................................................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH...................................................................................................................iv
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề.........................................................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu........................................................................................................2
1.2.1. Mục đích...................................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu.....................................................................................................................2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC................................................3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài................................................................................................3
2.2. Tình hình ngoài nước.......................................................................................................3
2.2.1. Vị trí phân loại rầy nâu và rầy lưng trắng.................................................................3
2.2.2. Nghiên cứu tính kháng thuốc của rầy nâu và rầy lưng trắng....................................3

2.3. Tình hình trong nước......................................................................................................10
2.3.1. Đặc điểm sinh học rầy nâu Nilaparvata lugens Stal................................................13
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................15
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu...................................................................................15
3.1.1. Đối tượng................................................................................................................15
3.1.2.Vật liệu.....................................................................................................................15
3.2. Địa điểm nghiên cứu......................................................................................................15
3.3. Nội dung nghiên cứu......................................................................................................16
3.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................16
3.4.1. Đối tượng khảo sát bao gồm:..................................................................................16
3.4.2. Phạm vi và quy mô điều tra:...................................................................................16
3.4.3. Nội dung và phương pháp điều tra..........................................................................16
3.4.4. Phân tích số liệu và báo cáo....................................................................................17
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................................................20
4.1. Điều tra hiện trạng cung ứng thuốc trừ rầy của các công ty thuốc Bảo vệ thực vật......20
4.2. Các công ty thuốc BVTV đã đề xuất ra một số ý kiến để nâng cao hiệu lực và kéo dài
thời gian sử dụng của các thuốc trừ rầy................................................................................32
4.3. Đánh giá hiệu lực của thuốc trừ rầy nâu,rầy lưng trắng tại Hưng Yên..........................33
4.3.1. Đánh giá hiệu lực một số hoạt chất kỹ thuật đối với rầy lưng trắng.......................33
4.3.2.Đánh giá hiệu lực thuốc của quần thể rầy nâu Hưng Yên.......................................34
4.4. Kết quả thí nghiệm luân phiên thuốc BVTV trừ rầy nâu tại Hưng Yên........................36
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.......................................................................................41
5.1 Kết luận...........................................................................................................................41
5.2 Đề nghị............................................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................43
PHỤ LỤC..................................................................................................................................46

ii



DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Ý kiến của các công ty thuốc ở 2 miền Bắc và miền Nam về mức độ tác hại
của rầy và cung ứng thuốc trừ rầy.................................................................................21
.......................................................................................................................................22
Bảng 4.2: Ý kiến của các công ty thuốc ở 2 miền Bắc và Nam về các đại lý của công
ty....................................................................................................................................24
Bảng 4.3: Các loại thuốc trừ Rầy mà các công ty cung ứng năm 2013 tại miền Bắc...25
Bảng 4.4: Các loại thuốc trừ Rầy mà các công ty cung ứng năm 2013 tại miền Nam. 26
Bảng 4.5: Tỷ lệ các thuốc thương mại được các công ty cung ứng năm 2013.............27
Bảng 4.6: Các loại hoạt chất đã nhập khẩu trong năm 2013 ở khu vực Miền Bắc.......28
Bảng 4.7: Các loại thuốc trừ Rầy đã nhập khẩu trong năm 2013 ở khu vực Miền Nam
.......................................................................................................................................29
Bảng 4.8 Ý kiến của các công ty thuốc ở 2 miền Bắc và miền Nam về cung ứng, sử
dụng thuốc cung ứng của công ty qua các đại lý..........................................................30
Bảng 4.9 Hiệu lực của hoạt chất Thiosultap sodium đối với quần thể rầy lưng trắng
Hưng Yên trong phòng thí nghiệm...............................................................................33
Bảng 4.10 Hiệu lực của hoạt chất Buprofezin đối với rầy lưng trắng Hưng Yên trong
phòng thí nghiệm..........................................................................................................34
Bảng 4.11 Mức độ kháng với một số hoạt chất đối với quần thể rầy lưng trắng Hưng
Yên................................................................................................................................34
Bảng 4.12 Hiệu lực của hoạt chất Imidacloprid đối với rầy nâu Hưng Yên trong phòng
thí nghiệm.....................................................................................................................34
Bảng.4.13 Hiệu lực của hoạt chất Fenobucard đối với rầy nâu Hưng Yên trong phòng
thí nghiệm.....................................................................................................................35
Bảng 4.14 Mức độ kháng với một số hoạt chất đối với quần thể rầy nâu Hưng Yên...35
Bảng 4.15 Hiệu lực các thuốc sử dụng trong lần phun thứ 1........................................36
Bảng 4.16 Hiệu lực các thuốc sử dụng trong lần phun thứ 2........................................37
Bảng 4.17 Một số yếu tố cấu thành năng suất ở các công thức luân phiên thuốc.........39
Bảng 4.19 Mật độ rầy lưng nâu,rầy lưng trắng ở các công thức trong thời gian khảo
nghiệm ở lần phun thứ 1...............................................................................................50

Bảng 4.20 Mật độ rầy nâu ở các công thức trong thời gian khảo nghiệm ở lần phun thứ
2.....................................................................................................................................51

iii


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Thu bắt mẫu ngoài ruộng......................................................................17
Hình 3.2. Pha thuốc và nhúng thân.......................................................................19

iv


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây lúa được coi là cây lương thực chủ yếu trong sản xuất nông
nghiệp,giữ vai trò thiết yếu trong cuộc sống. có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và
cận nhiệt đới khu vực đông nam châu Á và châu Phi. Loài này cung cấp hơn 1/5
toàn bộ lượng calo tiêu thụ bởi con người Lúa là các loài thực vật sống một năm,
có thể cao tới 1-1,8 m, đôi khi cao hơn, với các lá mỏng, hẹp bản (2-2,5 cm) và
dài 50–100 cm. Các hoa nhỏ tự thụ phấn mọc thành các cụm hoa phân nhánh
cong hay rủ xuống, dài 30–50 cm. Hạt là loại quả thóc (hạt nhỏ, cứng của các
loại cây ngũ cốc) dài 5–12 mm và dày 2–3 mm. Cây lúa non được gọi là mạ. Sau
khi ngâm ủ, người ta có thể gieo thẳng các hạt lúa đã nảy mầm vào ruộng lúa đã
được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có
sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa
chính. Sản phẩm thu được từ cây lúa là lúa. Sau khi xát bỏ lớp vỏ ngoài thu
được sản phẩm chính là gạo và các phụ phẩm là cám và trấu. Gạo là nguồn
lương thực chủ yếu của hơn một nửa dân số thế giới (chủ yếu ở châu Á và châu
Mỹ La tinh), điều này làm cho nó trở thành loại lương thực được con người tiêu

thụ nhiều nhất. Cây lúa bị rất nhiều loài sinh vật gây hại đặc biệt là rầy nâu
(Nilaparvata lugens stal) và rầy lưng trắng (Sogatella furcifera). Khi dịch bùng
nổ có thể làm năng suất lúa giảm nghiêm trọng thiệt hại 70% hoặc mất trắng.
Rầy nâu và rầy lưng trắng là một trong những đối tượng sâu hại lúa quan trọng
nhất hiện nay ở hầu hết các vùng trồng lúa ở Việt Nam. Hàng năm, hàng ngàn
hecta lúa, đặc biệt ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đã bị rầy nâu gây hại và
làm giảm sản lượng lúa gạo. Ngoài gây hại trực tiếp là rầy non và trưởng thành
chích hút dịch lúa, làm cây lúa sinh trưởng phát triển kém, gây cháy rầy (nếu
mật độ rầy cao), rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh vi rút lúa vàng lùn, lùn
xoắn lá (Phạm Văn Lầm, 2000). Để phòng trừ nông dân vẫn sử dụng thuốc trừ

1


sâu hóa học tuy nhiên có rất nhiều hiệu quả không mong muốn: ô nhiễm môi
trường, diệt thiên địch và kháng thuốc rầy nâu gây trở ngại cho việc phòng
trừ.Bên cạnh đó còn rầy lưng trắng Rầy lưng trắng gây hại giai đoạn đẻ nhánhđòng làm cây lúa vàng và cằn, truyền virus gây bệnh lùn sọc đen.
Nhằm góp phần giải quyết vấn đề này chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Điều tra hiện trạng cung ứng thuốc bảo vệ thực vật của một số công ty
thuốc Bảo vệ thực vật. Đánh giá tính kháng thuốc của rầy nâu (Nilaparvata
lugens Stal), rầy lưng trắng (Sogatella furcifera) ở Hưng Yên vụ xuân 2015 “
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Điều tra hiện trạng sử dụng thuốc của nông dân thông qua công ty cung
ứng, đánh giá tính kháng thuốc của Quần thể rầy nâu, rầy lưng trắng Hưng Yên
với 1 số hoạt chất. Trên cơ sở đó đề xuất biện pháp luân phiên thuốc để hạn chế
tính kháng thuốc, tiêu diệt rầy hiệu quả.
1.2.2. Yêu cầu
• Nắm được hiện trạng sử dụng thuốc BVTV trừ rầy của nông dân thông
qua các công ty thuốc BVTV.

• Xác định được mức độ kháng thuốc của quần thể rầy nâu, rầy lưng trắng
Hưng Yên với một số hoạt chất trừ sâu (bằng phương pháp nhúng thân).
• Tìm hiểu biện pháp luân phiên thuốc để quản lý tính kháng thuốc phòng
chống rầy nâu, rầy lưng trắng.

2


PHẦN 2: TỔNG QUAN TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Định nghĩa về tính kháng thuốc
Theo định nghĩa của WHO (1976): tính kháng thuốc là sự giảm sút phán
ứng của quần thể động hay thực vật đối với một số loại thuốc trừ dịch hại, sau
một thời gian dài quần thể này liên tục tiếp xúc với thuốc đó khiến cho các loài
sinh vật ấy chịu được lượng thuốc lớn có thể tiêu diệt được hầu hết các cá thể
cùng loài chưa chống thuốc. Khả năng này được di truyền qua đời sau, dù cá thể
dời sau có hay không tiếp xúc với thuốc (Nguyễn Trần Oánh và cộng sự, 2006)
2.2. Tình hình ngoài nước
2.2.1. Vị trí phân loại rầy nâu và rầy lưng trắng
Rầy nâu hay còn gọi là muội nâu có tên khoa học là Nialaparvata lugens
Stal, thuộc họ Delphacidae, bộ cánh đều homoptera
Rầy nâu được stal đặt tên dầu tiên vào năm 1854 là Delphax lugens stal. Sau đó
được đổi tên thành Nilaparvatar bởi Muir và Gifard năm 1924
Rầy lưng trắng lần đầu tiên được Horvath mô tả và đặt tên là Delphax
furcifera vào năm 1899 trên cơ sở mẫu thu thập tại Nhật Bản, và sau đó được
đổi là Sogatella furcifera. Ngoài ra rầy lưng trắng còn có các tên khác đồng
danh đã được sử dụng như: Delphax furcifera, (1899); Liburnia furcifera
(1899); Calligypona furcifera,(1899); Sogata distincta Distant, (1912);Sogata
kyusyunensis Masumura & Ishihara, (1917)...
Rầy lưng trắng (Sogatela fucifera Horvarth) thuộc Lớp (Class): Insecta.

Bộ (Order): Homoptera.Bộ phụ (Suborder): Auchenorrhyncha.Tổng họ
(Superfamily): Fulgoroidae.Họ (Family): Delphacidae.Giống: Sogatella Loài:
furcifera.
2.2.2. Nghiên cứu tính kháng thuốc của rầy nâu và rầy lưng trắng
Wang et al. (2008) đã cho biết rằng sự bùng phát của rầy nâu đã xảy ra

3


thường xuyên hơn ở Trung Quốc. Mục tiêu của nghiên cứu này là để xác định
tính mẫn cảm của rầy nâu đối với Neonicotinoids. Kết quả chỉ ra rằng sự biến
đổi kháng trung bình với hoạt chất imidacloprid (RR: 35-41,2 lần), mức kháng
thấp đối với thiamethoxam (lên đến 9,9 lần) và và không có khả năng kháng
Noresistance, Dinotefuran, Nitenpyram và Thiacloprid (RR <3 lần). Tiếp tục
kiểm tra cho thấy rằng quần thể đã phát triển tính kháng trung bình với Fipronil
(lên đến 10,5 lần), và một số quần thể đã phát triển một mức độ kháng thấp với
buprofezin.
Theo Alin m. Puinean et all (2010), nghiên cứu tính kháng imidacloprid
kết quả cho thấy rầy nâu trên các ruộng trồng lúa của Đông Nam Á đã bị gây hại
nghiêm trọng trong 2 năm qua do sử dụng phổ biến rộng rãi các loại thuốc trừ
sâu neonicotinoid, Imidacloprid, của nico - tinic acetylcholine & 1 tiểu đơn vị từ
hai chủng kháng trường thu (CHN - 2 và IND -11), với nghiên cứu kết quả cho
thấy nghiên cưú không thay đổi tính kháng Imidaccloprid. Ngược lại, có sự gia
tăng gấp 5 lần gần các chức năng oxidase, oxidase hỗn hợp của hai loại kháng
cho thấy rằng sự trao đổi chất imidacloprid bởi sự gia tăng hoạt động
cytochrome P450 monooxygen - ase theo các cơ chế chính
Theo Masumura et all, trong năm 2003 sự phát triển kháng thuốc trừ sâu
đối với rầy nâu, lần đầu tiên được quan sát thấy ở Thái Lan và sau đó đã được
tìm thấy ở các nước châu Á khác như Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản. Tuy
nhiên, các giá trị LD50 của rầy nâu và rầy lưng trắng, kháng cả neonicotiond

phenylpyrazole kém ở nhiều nước châu Á các giá trị LD50 cho Imidacloprid
trong các quần thể rầy nâu ở đông nam á (Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan) và
Việt Nam trong năm 2006 là 4,3-24,2 ug g - ¹ giá trị LD50 của quần thể thu thập
từ philippnes cao hơn đáng kể (0,18-0,35 ug g - ¹) đáng kể. Quần thể rầy nâu
kháng chéo giữ imidacloprid và thiamethoxam. Đối với rầy lưng trắng thu từ
Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines có giá trị LD50 khá
lớn (19.7-239ug g - ¹ hoặc hơn) đối với Fipronil

4


Theo Liazewen et al. (2003) quần thể rầy nâu đã được thu thập và lựa
chọn cho kháng imidacloprid trong phòng thí nghiệm cho thấy rằng kháng tăng
11,35 lần sau 25 thế hệ và chỉ số kháng đạt 72,83,các quần thể biểu hiện tính
kháng chéo với

acetylcholine nhắm mục tiêu thử nghiệm thuốc trừ sâu

(monosultap 1.44 lần, 1.61 lần acetamiprid), tương đồng imidacloprid
JS5992.46_lần và JS5983.17_lần). PBO hiển thị sự đồng đáng kể trong một số
năm gần đây, sự bùng phát của rầy nâu, đã xảy ra thường xuyên hơn ở Trung
Quốc. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định tính kháng của rầy nâu đối với
thuốc trừ sâu khác trong khu vực sản xuất lúa gạo lớn tại Trung Quốc.
Kết quả chỉ ra rằng sự biến đổi đáng kể trong khả năng nhiễm thuốc trừ
sâu khác nhau của rầy. mức độ kháng Neonicotinoids phát triển, kháng cao
imidacloprid (RR: 135,3-301,3 lần) với kháng trung bình với imidaclothiz (RR:
35 -41,2 – lần), kháng thấp hiamethoxam (lên đến 9,9 –lần) và không kháng với
dinotefuran, nitenpyram và thiacloprid (RR < 3 lần), và một số quần thể đã phát
triển mức kháng fidpronil (lên đến 10,5 lần), và một số đã phát triển tính kháng
thấp trong phòng thí nghiệm sau khi côn trùng đã được lựa chọn với

imidacloprid cho 26 thế hệ.
Wen et all (2009) nghiên cứu tính kháng của 4 quần thể trước đây với các
chủng được lựa chọn. Khi failute kiểm soát nội hấp - panced tại Trung Quốc vào
năm 2005, kháng imidacloprid trong lĩnh vực o BPH (AQ, NJ, GL và WJ) được
theo dõi và nghiên cứu những kết quả đã chứng minh rằng các quần thể rầy nâu
đã phát triển có tính kháng imidacloprid này chủ yếu do tăng cường enzim
monoonxygenases P450 giải độc và có thể được tăng cường trong mùa sinh
trưởng tương tự nếu các loại thuốc trừ sâu được phun nhiều hơn. Nghiên cứu tiết
lộ thêm rằng rầy kháng imidacloprid không cho thấy kháng chéo với tất cả các
loại thuốc trừ sâu neonicotinoid và mức độ kháng cao imidacloprid trong BPH là
rất không ổn định do đó, thay thế hiệu quả neonicotinoids có thể được lựa chọn
được thực hiện trong quản lý tính kháng để kiểm tra các đột biến kháng báo cáo

5


trước đây trong phòng thí nghiệm ảnh hưởng của azadirachtin (AZA), một
tetranortriterpene trên tử vong, acetylchoilinesterase (AChE) hoạt động và sự
phát triển của buồng trứng của rầy nâu cái (BPH), rầy lungent (Stal) đã được thử
nghiệm trong các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm. Thuốc gây chết người
nồng độ đã được xác định cho rầy trưởng thành BPH (LC50 = 0,47 ppm và
LC90 = 0.96 ppm) các côn trùng được trưng bày các triệu chứng độc với tỷ lệ tử
vong phụ thuộc vào liều nồng độ LC50 đã được thử nghiệm chống lại hoạt động
của AChE BPH kết quả cho thấy AZA giảm đáng kể trọng lượng (23 %, 40 % và
64 % cho 0,1, 0,25, và 0,5 ppm, tương ứng) khả năng sinh sản cũng giảm đáng kể
trong điều trị AZA so với sự kiểm soát. Nghiên cứu mô học của buồng trứng
Theo Chiirta srivastava et all độc tính của thuốc trừ sâu khác nhau để
kiểm soát rầy nâu được đánh giá trong các phòng thí nghiệm với số lượng côn
trùng thu thập từ delhi và xung quanh làng palla. Kết quả cho thấy rằng
endosulfan là hiệu quả nhất với nồng độ gây chết rầy thấp nhất là 0,0007%. Các

mức độ của độc tính tương đối khi tính toán so sánh với giá trị LC50 của
monocrotophos nó đã được quan sát thấy rằng acetamiprid, thiamethoxam,
flubendamide, clothinidine và hỗn hợp của flubendamice + Fipronil là ít độc hại
hơn so với monocrotophos, đối với imidacloprid, chlorpyriphos và endosulfan
là độc hại đối với n.lugens. Căn cứ vào nguồn gốc độc hại tương đối trên cơ sở
LC50 và LC97.5 giá trị, endosulfan là có độc tính cao và hiệu quả giữa các loại
thuốc trừ sâu được thử nghiệm.
Fabellar và Garcia (2010), cho biết mặc dù thuốc trừ sâu sử dụng ở
Philippin tương đối thấp so với các nước Đông Nam Á đang phát triển như Thái
Lan và Việt Nam, nhưng các quần thể rầy nâu tại Philippin vẫn có dấu hiệu suy
giảm tính mẫn cảm. Các thử nghiệm được tiến hành đánh giá chỉ số LD50 của
quần thể rầy nâu đối với 5 loại thuốc trừ sâu bao gồm Fipronil, Imidacloprid,
Fenobucard, Chlorpyrifos, Isoprocarb đối với 6 quần thể phân bố đều trên các
đảo của Philippin cho thấy giá trị LD50 của các nhóm thuốc ở mức cao. Cụ thể,

6


giá trị LD50 của Fipronil ở 6 địa điểm nghiên cứu dao động từ 93,18-243,51
µg/g; LD50 của Imidacloprid từ 24,45-245,39 µg/g; LD50 của Fenobucard từ
2146,26-28540,58 µg/g; LD50 của Chlorpyrifos từ 5676,60-15233,75 µg/g và
LD50 của Isoprocarb từ 907,86-3295,38 µg/g.
Nagata và Masuda (1980), Endo and Tsurumachi (2000) đã tiến hành so
sánh tính mẫn cảm của các quần thể rầy lưng trắng ở 2 vùng nhiệt đới và ôn đới
(vùng nhiệt đới là Thái Lan và Philippies, còn ôn đới là Nhật Bản và Đài Loan)
với 8 loại thuốc trừ sâu thì thấy rằng các quần thể rầy lưng trắng ở Thái Lan và
Philippines mẫn cảm với thuốc sâu hơn quần thể rầy ở Nhật Bản; hơn nữa chúng
sinh sản ra tỷ lệ cánh ngắn cao hơn quần thể rầy ở Nhật Bản khi nuôi trên mạ.
Điều này cho thấy rằng giữa các quần thể rầy của vùng ôn đới và nhiệt đới có
sự khác nhau về sinh lý và sinh thái.

Tính kháng thuốc của các loài rầy di cư vào Nhật Bản có quan hệ với sức
ép chọn lọc của quần thể rầy ở trong nước có nguần gốc nhập cư; hơn nữa cấu
tạo hóa học của một loại thuốc và mức độ sử dụng thường xuyên cũng là những
nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ phát triển tính kháng thuốc của côn trùng. Trong 3
nhóm thuốc có gốc Clo hữu cơ, Lân hữu cơ, Carbamate được sử dụng trong 10
năm (1961 – 1971) ở Nhật Bản thì rầy lưng trắng và rầy nâu có tốc độ phát triển
tính kháng thuốc không tăng (Endo and Tsurumachi, 2000).
Endo et al. (1988) đã nghiên cứu tính mẫn cảm của rầy lưng trắng
Sogatella furcifera Horvath, và rầy nâu Nilaparvata lugens Stal thu được năm
1980 và 1987 với 16 loại thuốc trừ sâu và cho rằng độ mẫn cảm của rầy lưng
trắng với nhóm thuốc chứa hợp chất lân hữu cơ và cacbamate; p,p’- DDT có xu
hướng giảm theo các năm (năm 1987 so với năm 1980). Nhưng độ mẫn cảm với
Lindane thì hầu như không thay đổi (1967 so với năm 1987).
Thuốc hóa học có ảnh hưởng đến quần thể và số lượng rầy lưng trắng. Ở
Pakistan (1991), các loại thuốc Chlopyriphos và carbosulphal có hiệu lực cao và
kéo dài trong 5 ngày đối với rầy lưng trắng, ngoài ra dầu xoan, dầu luyn cũng có

7


tác dụng trừ rầy lưng trắng, chỉ có Phosphamilon 0.05% có khả năng diệt trứng,
ngoài ra Phosphamilon 0,05% và Fenvalirate 0.045% có tác dụng làm giảm sinh
sản của rầy cái
Vào giữa những năm 90, để phòng trừ rầy thì các loại thuốc thuộc nhóm
neoticotinoid và phenylpyrazole (chủ yếu là imidacloprid và fipronil) đã được sử
dụng ở nhiều nước Đông Á, Indonexia và Trung Quốc. Ở mỗi quốc gia thì sẽ có
các phương pháp sử dụng thuốc trừ sâu khác nhau. Tại Nhật Bản, Imidacloprid
và fipronil được dùng riêng cho cây non để phòng trừ rầy. Còn ở Việt Nam và
Trung Quốc thường dùng thuốc trừ sâu bằng cách phun trên đồng ruộng. Chính
vì thế, vào khoảng giữa khi thuốc bắt đầu được sử dụng thì mật độ các quần thể

rầy lưng trắng và rầy nâu giảm đáng kể. Tuy nhiên từ năm 2005, rầy nâu và rầy
lưng trắng di cư vào Nhật Bản đã làm phát triển tính kháng thuốc đối với các
hoạt chất Imidacloprid và Fipronil. Rầy lưng trắng kháng lại các thuốc trừ sâu
thuộc nhóm hoạt chất neonicotinoid và phenylpyrazole và đã được kiểm chứng
bằng phương pháp có độ chính xác cao. Bởi vậy, tính mẫn cảm với thuốc trừ sâu
của rầy nâu và rầy lưng trắng thu thập từ các nước Đông Á và Đông Nam Á đã
được xác định và đối chiếu. Từ đó cho thấy ở các nước trong khu vực Đông
Nam Á, rầy lưng trắng đang có xu hướng kháng với hoạt chất Fipronil, hiện
tượng này được giải thích là do Fipronil đã được sử dụng để phòng trừ sâu cuốn
lá nhỏ vào giai đoạn cây lúa làm đòng. Đây cũng là thời điểm phát triển của rầy
lưng trắng, chính vì vậy việc sử dụng thuốc hóa học thuộc nhóm này để trừ rầy
lưng trắng không phổ biến nhưng tính kháng thuốc Fipronil vẫn phát triển
(Matsumura et al., 2008).
Tính kháng thuốc của rầy lưng trắng với nhóm Neonicotinoid (chủ yếu là
thuốc Imidacloprid) được ghi nhận đầu tiên ở Thái Lan năm 2003, sau đó là ở
một loạt các nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản (Matsumura et
al., 2008).
Ở khu vực Đông và Đông Nam Á, rầy nâu và rầy lưng trắng kháng lại

8


Dinotefuran, Fipronil và Metconazole. Giá trị LD50 cao cho thấy rầy lưng trắng
kháng Fipronil và quần thể rầy nâu kháng Metconazole tăng khoảng gấp mười
lần trong năm 2005 đến 2007. Giá trị LD50 cho thấy quần thể rầy nâu và rầy
lưng trắng thu thập 2005-2007 tại Nhật Bản trong 7 thuốc trừ sâu (Malathion,
Fenitrothion, MIPC, BPMC, Carbaryl, Etofenprox, và Imidacloprid) được so
sánh với những nghiên cứu trước năm 2001 tại Nhật Bản.
Từ năm 2006, một sự gia tăng đáng kể trong giá trị LD50 đã được khảo
sát một lần nữa cho Imidacloprid, cho thấy rầy đã có khả năng kháng thuốc.

Dinotefuran là nhóm neonicotinoid giống như imidacloprid, nhưng giá trị LD50
trong 2005-2007 thấp hơn so với imidacloprid cho thấy không có sự kháng chéo
giữa imidacloprid và dinotefuran.
Các quần thể rầy lưng trắng được thu thập từ Nhật Bản, Đài Loan, Trung
Quốc, Việt Nam và Philippines có giá trị LD50 của Fipronil dao động từ 19,7239 mg /g ở 24 giờ sau tiếp xúc với thuốc ở Philippines (0,3-5. 9 mg/g) và
Trung Quốc (3,0 mg/g).
Rầy lưng trắng ở Châu Á không có tính kháng thuốc trừ sâu đối với
Imidacloprid. Hầu như tất cả các quần thể rầy lưng trắng Châu Á thu thập trong
năm 2006 có giá trị LD50 cao kháng lại Fipronil, đặc biệt nhiều kết quả nghiên
cứu cho thấy rằng tính kháng thuốc trừ sâu của rầy lưng trắng đối với Fipronil
xảy ra chủ yếu ở khu vực Đông và Đông Nam Á. Việc sử dụng ồ ạt thuốc chứa
hoạt chất Fipronil vào đầu mùa cũng có thể có hiệu quả hơn trên rầy lưng trắng,
nhưng cũng có thể là một lý do rầy lưng trắng kháng thuốc trừ sâu Fipronil
(Matsumura et al., 2009).
Edo và Tsurumachi (2001) cho biết LD50 đối với malathion cho quần thể
rầy lưng trắng Malaysia cao gấp từ 4-7 lần quần thể Nhật Bản, kết quả giá trị
LD50 đối với nhóm Lân hữu cơ và Carbamates cho quần thể này cũng tương
ứng cao gấp 17-28 lần và 7-9 lần so với quần thể rầy Nhật Bản.Việc sử dụng
nhiều và rộng rãi buprofezin đã làm tăng xu hướng phát triển tính kháng; làm

9


tính kháng buprofezin trở thành phổ biến với các quần thể rầy lưng trắng ngoài
đồng ruộng ở Trung Quốc (Su et al., 2013).
Theo nghiên cứu của Nagata and Masuda (1980) thì độ độc của thuốc trừ
sâu thay đổi khá nhiều tuỳ theo nhiều yếu tố trong đó có loài rầy, biotyp rầy, giai
đoạn phát triển của rầy. Thí nghiệm trong phòng cũng như trên đồng ruộng đều
cho rầy lưng trắng và rầy nâu nhỏ nhạy cảm với thuốc hoá học hơn rầy nâu. Khi
xét về các độ độc của thuốc trừ sâu với các biotyp rầy lưng trắng, các thí nghiệm

đã cho thấy phản ứng các biotyp khác nhau tuỳ theo loại thuốc và phương pháp
dùng thuốc. Các biotyp 2 và 3 thường mẫn cảm hơn với biotyp 1 đối với những
thuốc trừ sâu phun trực tiếp lên rầy. Các biotyp không khác nhau nhiều về phản
ứng đối với thuốc NRDC 161 (Permethrin). Khi thả rầy lên những cây đó được
phun thuốc thì biotyp 3 mẫn cảm ít nhất. Khi bón viên thuốc trừ sâu vào nước
tưới, biotyp 3 lại ít mẫn cảm hơn hẳn biotyp 1 đối với các loại thuốc Carbamat
như Cabofuran và các loại Lân hữu cơ như Diazinon và Metyl parathion. Xét về
giai đoạn phát triển giới tính của rầy với thuốc, các kết quả nghiên cứu cho thấy
rằng tuổi rầy có ảnh hưởng đến mức mẫn cảm với thuốc trừ sâu. Sau 3 giờ xử lý,
tỷ lệ chết của rầy cái trưởng thành lột xác được một ngày là 67%, lột các được 4
-5 ngày là 15% (thấp nhất) và lột xác được 13 ngày là 94%. Yếu tố quan trọng
có có ảnh hưởng nhất đến rầy nâu là độ độc của các loại thuốc trừ sâu. Đối với
rầy nâu, các loại thuốc Carbamat là loại thuốc trừ sâu độc hơn các thuốc thuộc
nhóm Lân hữu cơ và Clo hữu cơ. Các thuốc Lân hữu cơ thường có tính độc chọn
lọc hơn đối với nhiều loài rầy, các thuốc Carbamat và Clo hữu cơ không có độ
độc chọn lọc.
2.3. Tình hình trong nước
Trong những năm gần đây, rầy nâu trở thành dịch hại quan trọng nhất trên
cây lúa bởi khả năng gây hai trực tiếp và gián tiếp.Các nghiên cứu tính kháng
thuốc của rầy nâu bắt đầu được chú ý từ những năm 1970 bởi vì phạm vi và tác
hại của chúng ngày càng nghiêm trọng.Biện pháp hữu hiệu nhất trong quản lí

10


rầy nâu là sử dụng thuốc hóa học cũng trở nên kém hiệu quả.Nguyên nhân do
loài rầy nâu có khả năng sinh sản nhanh phát triển mạnh, vòng đời ngắn, trong
một năm có nhiều lứa và đặc biệt chịu áp lực của thuốc hóa học rất cao do đó
chúng có khả năng hình thành tính kháng nhanh chóng.
Năm 2011, Nguyễn Thanh Hải đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tính mẫn

cảm của rầy nâu đối với một số thuốc trừ sâu ở các tỉnh Thái Bình, Hưng Yên và
Phú Thọ trong vụ mùa 2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Với hoạt chất
Fenobucard, giá trị LD50 và giá trị Ri các quần thể rầy nâu ở Thái Bình là 10.6
(µg/g) và Ri= 28.04; Hưng Yên là 12.59 (µg/g) và Ri= 33.31; Phú Thọ là 7.89
(µg/g) và Ri= 20.87. Với hoạt chất Imidacloprid, giá trị LD 50 và giá trị Ri các
quần thể rầy nâu ở Thái Bình là 0.68 (µg/g) và Ri= 20.00; Hưng Yên là 1.44
(µg/g) và Ri= 42.35; Phú Thọ là 3.35 (µg/g) và Ri= 98.52. Với Hoạt chất
Fipronil, giá trịLD50 và giá trị Ri của các quần thể rầy nâu ở Thái Bình là 1.12
(µg/g) và Ri= 11.78; Hưng Yên là 1.76 (µg/g) và Ri= 18.52; Phú Thọ là 0.62
(µg/g)và Ri= 6.42. Như vậy, kêt quả cho ta thấy ở cả 3 quần thể rầy nâu nghiên
cứu, tính kháng của rầy nâu đối với các hoạt chất Fenobucard, Imidacloprid và
Fipronil đều đã xuất hiện.
Cũng năm 2011, Lê Thị Kim Oanh và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu tính
kháng thuốc của quần thể rầy nâu Nilaparvata lugens Stal ở một số tỉnh đồng bằng
sông Hồng và vùng đông Bắc bộ. Kết quả điều tra tại 7 tỉnh đồng bằng sông Hồng
cho thấy có 8 nhóm thuốc trừ sâu được người dân sử dụng trên lúa, trong đó 3
nhóm sử dụng với tỷ lệ cao là: Phenylpyrazol, Carbamate, Neo-nicotionid. Tuy
nhiên, qua các năm, ở các địa phương khác nhau thì số chủng loại thuốc sử dụng,
mức độ sử dụng các nhóm thuốc là khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy 7/7
quần thể rầy nâu kháng với hoạt chất Fenobucard với chỉ số kháng (11,18- 33,31).
Có 4/7 quần thể rầy nâu kháng với hoạt chất Imidacloprid với chỉ số kháng (20,0098,52). Có 2/7 quần thể rầy nâu kháng với hoạt chất Fipronil với chỉ số kháng
(11,78- 18,52). Các quần thể rầy nâu đều có biểu hiện gia tăng mức độ kháng qua

11


các năm. Hoạt chất Fenobucard mức độ gia tăng tính kháng 6,67 lần, Imidacloprid
tăng 4,12 lần và đặc biệt hoạt chất Fipronil tuy có chỉ số kháng Ri thấp nhất so với
các hoạt chất khác nhưng lại có mức độ gia tăng tính kháng cao, tăng là 9,28 lần
(từ năm 2009 - 2010). Đối với các quần thể rầy nâu có biểu hiện kháng Fenobucard

và Imidacloprid thì hiệu lực trừ rầy nâu ngoài đồng ruộng của hoạt chất này có hiệu
lực thấp hơn khi sử dụng đơn lẻ chúng. Việc hỗn hợp Fenobucard với Imidacloprid
hay Fipronil với Imidacloprid để trừ rầy nâu cho hiệu quả cao hơn.
Nguyễn Thị Phương Lan, 2012 đã đánh giá tính kháng thuốc của các quần thể
rầy lưng trắng tại Hà Nội đối với 3 hoạt chất Thiamethoxam, Fenobucarb, Fipronil
đều đã xuất hiện. Đối với hoạt chất Thiamethoxam giá trị LD50 và giá trị Ri tại Hải
Bối, Đông Anh là cao nhất LD50 = 4,748 và giá trị Ri = 32,10. Giá trị LD50 và giá trị
Ri tại Cổ Bi, Gia Lâm là thấp nhất(2,504 và 16,80).
Đối với hoạt chất Fenobucarb giá trị LD50 và giá trị Ri tại Đại Đồng, Thạch
Thất là cao nhất LD50 = 8,169 và Ri = 20,47. Thấp nhất là Cổ Bi, Gia Lâm.
Đối với hoạt chất Fipronil giá trị LD50 và giá trị Ri tại Đại Đồng, Thạch
Thất là cao nhất LD50 = 5,271 và Ri = 23,32. Thấp nhất vẫn là Cổ Bi, Gia Lâm
(LD50 = 1,739 và Ri = 7,69).
Theo Phan Văn Tương và cộng sự, 2013 cho biết rầy nâu là loài dịch hại
chính ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Nhiều loại thuốc trừ sâu đã
được nông dân sử dụng để kiểm soát loại dịch hại, nhưng suy giảm năng suất lúa
do rầy nâu vẫn còn là một thách thức lớn đối với sản xuất lúa,việc sử dụng thuốc
trừ sâu liên tục đã dẫn đến tăng kháng thuốc trừ sâu ở rầy nâu. Nghiên cứu này
nhằm mục đích để điều tra sự kháng cự của BPH để Buprofezin và một hỗn hợp
của Buprofezin 20% và chlorpyrifos ethyl 80% - các loại thuốc trừ sâu thường
được sử dụng trong sản xuất lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long. BPH đã được
thu thập tại Cai Lậy - tien Giang và nghiên cứu này đã được tiến hành tại khu
vực nhà máy phía Nam Trung tâm bảo vệ Tiền Giang.
Kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Tương và cộng sự (2013) theo phương

12


pháp nhúng thân cho thấy chỉ số Ri của rầy nâu với hoạt chất Buprofezin qua 5
ngày theo dõi liên tục biến động từ 13,16 (1 ngày sau xử lí nhúng) giảm dần và

đạt 0,82 sau 5 ngày nhúng.Chỉ số Ri này thấp hơn so với ngưỡng cho phép.Điều
đó chứng tỏ quần thể rầy nâu này vẫn còn mẫn cảm đối với hoạt chất
buprofezin.
Cũng vào năm 2013, theo phương pháp nhỏ giọt Phan Văn Tương và
cộng sự đã đánh giá tính kháng thuốc (Fipronil, Imidacloprid,Fenobucarb) của
rầy nâu tại An Giang, Tiền Giang, Long An, kết quả cho thấy mức độ kháng đối
với hoạt chất Fenobucarb của 3 quần thể không khác nhau đáng kể.Cụ thể chỉ số
kháng Ri của quần thể An Giang tăng mạnh từ 42,6(2009) lên đến 65,6 (2010),
sau đó tăng chậm đến 66,4 (2011). Đối với chỉ số kháng của quần thể rầy nâu ở
Tiền Giang thì tăng cao liên tục trong 3 năm từ 2009, 2010 đến năm 2011 theo
thứ tự 57,4 ; 66,9 và 74,9. Còn đối với quần thể rầy nâu ở Long An thì tăng
chậm đều qua 3 năm theo thứ tự là 61,4 ; 63,0 và 68,3.
Mức độ kháng của quần thể rầy nâu đối với hoạt chất Imidacloprid qua 3
năm (2009-2011) đều tăng dần ở cả 3 tỉnh An Giang, Tiền Giang, Long An. Chỉ
số kháng của quần thể rầy An Giang tăng từ 40,5 (2009) lên 61,9 (2010) sau đó
tăng đến 73,8 (năm 2011), đối với chỉ số kháng của quần thể rầy nâu Tiền Giang
thì tăng cao liên tục trong 3 năm từ 2009, 2010, đến 2011 theo thứ tự là 42,9 ;
57,1 và 83,3.Còn đối với quần thể rầy nâu ở Long An thì tăng đều qua 3 năm
theo thứ tự là 57,1 ; 66,7 và 78,6.
2.3.1. Đặc điểm sinh học rầy nâu Nilaparvata lugens Stal
Có rất nhiều các tác giả và tài liệu công bố về đặc điểm sinh học của rầy
nầu. Tuy nhiên người có nhiều công trình liên quan hơn cả phải kế đến là
Nguyễn Công Thuật (1978). Khi theo dõi đặc điểm sinh học của rầy nâu, tác giả
cho biết: tại Long An, nhiệt độ nuôi từ 25-27 0C thì thời gian phát dục của rầy
nâu như sau: trứng từ 6-8 ngày, rầy non từ 12-15 ngày, rầy trưởng thành sống
trung bình là 19,2 ngày (cái) và 8 ngày (đực). Rầy non có 5 tuổi, thời gian các

13



tuổi kéo dài từ 2-6 ngày. Vòng đời của rầy từ trưởng thành lứa trước đến trưởng
thành lứa sau khoảng 26-31 ngày. Tại Hà Nội thời gian phát triển các pha của
rầy nâu nuôi trong điều kiện nhiệt độ từ 24,5-29,3 0C thời gian trứng là 6,6-7,4
ngày, rầy non 13,4-15,7 ngày, rầy trưởng thành sống 12,2-14,7 ngày. Vòng đời
từ 26-31 ngày. Tháng 11, khi nhiệt độ thấp 22,3 0C, vòng đời rầy từ 35-40 ngày.
Trong tháng 2- 3, với nhiệt độ thấp (17-20,20C) vòng đời kéo dài tới 50-55 ngày.
Đối với rầy lưng trắng
Theo Phạm Thu Hương (2011) làm thí nghiệm với 3 loại thuốc Enxin
2.0SL, Elsin 10EC, Bassa 50EC thì sau 3 giờ phun thuốc thấy thuốc Bassa 50EC
có hiệu lực cao nhất đạt 80,00%; sau đó đến thuốc Elsin 10EC đạt 61,11%;
thuốc Enxin 2.0SL chưa có hiệu lực với rầy lưng trắng. Sau khoảng thời gian 72
giờ phun thuốc thì thuốc Elsin 10EC đạt hiệu lực cao nhất là 98,85%; sau đó đến
Bassa 50EC đạt 84,29%; cuối cùng là thuốc Enxin 2.0SL đạt 73,83%.

14


PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng
- Rầy nâu Hưng Yên
- Rầy lưng trắng Hưng Yên
3.1.2.Vật liệu
- Dụng cụ thu thập mẫu: ống hút rầy, được thiết kế chuyên dùng cho việc
hút rầy ngoài đồng ruộng cũng như trong phòng thí nghiệm, ô xi măng để nhân
nuôi rầy.
- Dụng cụ thử tính kháng thuốc: Bộ mticropipettes các loại có thể hút
chính xác tới 10ul, lọ thủy tinh, bình CO2 (SGA) để gây mê rầy trưởng thành,
đĩa Petri, bút lông, hộp nhựa (được thiết kế thoáng khí để có thể nuôi được rầy
sau khi xử lí tối thiểu 1 ngày), kính lúp cầm tay

- Cân phân tích: Cân phân tích Metter Toledo AG245(có độ chính xác đến
10-5), dùng cân trọng lượng rầy và thử thuốc thí nghiệm.
- Các hoạt chất thử nghiệm tính kháng của rầy nâu, rầy lưng trắng:,
fenobucarb, Imidacoprid, Buprofezin, Thiosultapsodium.
- Phòng thí nghiệm: Tủ lạnh, kính lúp, kính hiển vi, ống nghiệm, phanh,
dao,kéo,khay gieo mạ, lồng nuôi rầy
- Giống lúa nhân nuôi nguồn rầy nâu,rầy lưng trắng miền bắc là Bắc
Thơm 7
3.2. Địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm
Trung tâm bảo vệ thực vật phía bắc và Học viện nông nghiệp Việt Nam
- Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 1năm 2015 đến tháng 7 năm 2015

15


3.3. Nội dung nghiên cứu
• Điều tra hiện trạng sử dụng thuốc BVTV trừ rầy của nông dân thông qua
các công ty thuốc BVTV.
• Đánh giá mức độ kháng thuốc của quần thể rầy nâu, rầy lưng trắng
Hưng Yên với một số hoạt chất trừ sâu (bằng phương pháp nhúng thân).
• Đánh giá hiệu lực của biện pháp luân phiên thuốc để quản lý tính kháng
thuốc của rầy nâu, rầy lưng trắng.
Nghiên cứu sử dụng luân phiên thuốc BVTV.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Đối tượng khảo sát bao gồm:
Các công ty kinh doanh nhập khẩu và phân phối thuốc BVTV
3.4.2. Phạm vi và quy mô điều tra:
Công ty kinh doanh nhập khẩu và phân phối thuốc BVTV:Danh sách các

công ty tiến hành điều tra được quyết định dựa trên cơ sở tình hình thực tế kinh
doanh và địa bàn phân phối thuốc BVTV kết hợp với sự tham vấn của chuyên
gia và cán bộ quản lí của Cục bảo vệ thực vật
3.4.3. Nội dung và phương pháp điều tra
- Tiến hành khảo sát và điều tra thu thập thông tin theo phương pháp thu
thập số liệu thứ cấp kết hợp phương pháp phỏng vấn cán bộ chủ chốt với đối
tượng la lãnh đạo các cơ quan quản lí nông nghiệp từ cấp trung ưowng tới địa
phương,các công ty nhập khẩu,phân phối,kinh doanh thuốc BVTV tới các đại lí
kinh doanh địa phương. Tổng số cuộc phỏng vấn về công ty thuốc, đối tương
phỏng vấn là 30.
- Loại thuốc trừ rầy hại lúa.Liều lượng thuốc đã sử dụng. Mức độ hỗn hợp
của các loại thuốc mà nông dân đã dùng.số lần phun trên vụ và khoảng cách thời
gian giữa các lần phun.Nhận thức của nông dân về độ độc của thuốc bảo vệ thực
vật.Những căn cứ mà nông dân lựa chọn thuốc khi sử dụng ;kĩ thuật pha
thuốc,dụng cụ phun thuốc ;hiệu lực của thuốc theo các năm sử dụng. số phiếu
điều tra lá 120 với 6 xã.3 huyện tại tỉnh hưng yên.

16


3.4.4. Phân tích số liệu và báo cáo
Các thông tin, số liệu thu thập được từ các cuộc phỏng vấn sau cán bộ chủ
chốt và đối tượng kinh doanh thuốc BVTV là các thông tin định tính sẽ được
tổng hợp và lồng ghép với kết quả điều tra xã hội học thực tế sản xuất của nông
dân.số liệu định lượng thu được trên cơ sở phiếu điều tra sẽ được phân tích để sử
dụng phương pháp thông kê mô tả để tóm tắt số liệu dưới dạng trị số trung bình,
tỷ lệ phần trăm tần xuất xuất hiện…số liệu định tính sẽ được sử lý quy về tỷ lệ
phần trăm hoặc tần số xuất hiện.Số liệu thu thập sẽ được phân tích cho từng
vùng, địa phương và được xử lý trên phần mềm SPSS và MS Excel 2007
Phương pháp nghiên cứu đánh giá tính kháng thuốc của rầy nâu và rầy

lưng trắng theo phương pháp nhúng
 Thu thập nguồn rầy nâu,rầy lưng trắng
• Phương pháp thu bắt: rầy nâu, rầy lưng trắng được thu bắt bằng ống
hút, sau đó được thả vào các hộp nhựa có chứa sẵn mạ non trồng trong đất thu
về các phòng thí nghiệm để nhân nuôi quần thể. Đối với những địa điểm lấy
mẫu xa,các hộp nhựa chứa rầy được chuyển về phòng lưu trú, sau đó chuyển rầy
vào các phòng nuôi côn trùng có sẵn mạ non để đảm bảo sức sống cho rầy trong
quá trình lưu trú và di chyển tại địa điểm thu mẫu.

Hình 3.1. Thu bắt mẫu ngoài ruộng
 Nhân nuôi quần thể rầy phục vụ cho thí nghiệm đánh giá tính kháng
của rầy nâu,rầy lưng trắng
• Rầy nâu và rầy lưng trắng sau khi được thu bắt từ các địa điểm đem về
phòng thí nghiệm, sau đó được chuyển ra nhân nuôi riêng rẽ trong các lồng nuôi

17


rầy để nhân số lượng lớn phục vụ cho thí nghiệm. Khi rầy vũ hóa rộ từ 5-7 ngày,
dùng ống hút hút rầy cái chuyển vào lồng nuôi rầy với nguồn mạ mới đề rầy đẻ
trứng. Ngày hôm sau lấy khay mạ ra và rũ hết rầy vào khay mạ mới, cho trứng nở
và phát triển. Thay liên tục từ 3-5 ngày như vậy để có được những lứa rầy đồng
đều. Thí nghiệm nhân nuôi nguồn rầy được tiến hành liên tục tại 3 phòng thí
nghiệm và nhà lưới. Lúa được gieo liên tục trong ô xi măng để nhân nuôi và lưu
giữ nguồn rầy. Những cá thể rầy F1 trở đi mới bắt đầu tiến hành thí nghiệm.
 Đánh giá tính kháng của các quần thể rầy nâu đối với một số nhóm
hoạt chất
• Các hoạt chất đươc sử dụng:
Fenobucarb
Imidacloprid

Buprofezin
Thiosultap-sodium
• Tiến hành theo phương pháp nhúng thân lúa
 Cây lúa ở giai đoạn đẻ nhánh được chiều dài thân khoảng 10cm cùng
rễ và được để khô tự nhiên để loại bỏ nước thừa.3 thân lúa là một nhóm được
nhúng vào dung dịch hoạt chất với nồng độ thích hợp trong 30 giây. 3 lần nhắc
lại cho 1 nồng độ và 5-6 nồng độ và công thức đối chứng là nước lã cho mỗi
hoạt chất. Nồng độ hoạt chất sẽ phụ thuộc vào mức độ kháng. Các thân cây lúa
được xử lí thuốc để khô tự nhiên trong 1h, bông ẩm sẽ được quấn ở phần rễ, sau
đó thân cây lúa được chuyển vào chai nhựa 0.5l và tiến hành thả khoảng 20 cá
thể rầy tuổi 3 ở nhiệt độ 27o C, thời gian chiếu sáng 16:8 sau thời gian 4 ngày
xác định tỉ lệ sống sót. Riêng Buproferin thì theo dõi sau 5 ngày. Các rầy non
được xác định chết khi không thấy hoạt động.

18


Hình 3.2. Pha thuốc và nhúng thân
 Công thức tính toán:
Giá trị LD50 của từng nhóm hoạt chất thí nghiệm đối với các quần thể rầy
nâu được tính toán theo chương trình POLO PLUS của viện lúa quốc tế IRRI,
xử lý trên máy vi tính. Tỉ lệ chết của rầy thử nghiệm với nhóm hoạt chất có
tương quan thuận với đường thẳng yk = ax +b. Các liều lượng của hoạt chất
dược logarit và tỉ lệ chết tương ứng với từng liều thử được chuyển thành
probit.Mức độ tin cậy của giá trị LD50 được kiểm định bằng phương pháp χ2.
LD50 được xác định theo công thức:
Nồng độ gây chết 50% cá thể rầy nâu(ppm) x 0,2 (µl
LD50 =
1000X trọng lượng trung bình 1 con rầy
Chỉ số kháng của rầy nâu sẽ được đánh giá dựa theo Wang (2008)


RR: nếu hệ số < 3 là mẫn cảm; = 3-5 kháng nhẹ; =5-10 kháng thấp; >10-40
kháng TB; =40-160 kháng cao; > 160 lần là kháng cao.
3.4.4.1. Nghiên cứu sử dụng luân phiên thuốc BVTVhợp lý(trên đồng ruộng)
- Địa điểm:Hưng Yên
- Bố trí thí nghiệm diện rộng không lặp lại, diện tích 1 công thức thí
nghiệm: 300 m2+75m2(dải phân cách)
- Thời gian phun thuốc: tùy thuộc ào số lần rầy có mật độ vượt ngưỡng
(10, 20 rầy/khóm)

19


- Phương thức sử dụng luân phiên theo công thức dự kiến như sau:
Công thức 1: Điều tiết sinh trưởng côn trùng -> Lân hữu cơ.
(Binova 45WP -> Chessusa 500WP)
Công thức 2: Phenylpyrazole -> Lân hữu cơ.
(Reagt 800WG -> Apphe 666EC)
Công thức 3: Lân hữu cơ -> Neonicotinoid.
(Chessusa 500WP -> Oshin 20WP)
Công thức 4: Lân hữu cơ -> Phenylpyrazole.
(Selecron 500EC -> Takumi 20WG)
Công thức 5: 1 loại thuốc trừ rầy (thuốc hóa học phổ biến trong tỉnh).
(Inmanda100WP)
Công thức 6: Lân hữu cơ -> Điều tiết sinh trưởng côn trùng.
(Apphe 666EC -> Binova 45WP)
Công thức 7: Đối chứng phun nước lã.
-Chỉ tiêu theo dõi
*xác định hiệu lực thuốc: điều tra mật độ rầy trước phun 1 ngày và phun
sau 1,3 5,7 ngày để xác định hiệu lực thuốc

*đánh giá mức độ kháng thuốc của rầy nâu,rầy lưng trắng ở các công thức
thí nghiệm
*Đánh giá năng suất: Gặt năng suất theo phương pháp quy định
Mỗi ô thí nghiệm thu tại 10 điểm, mooix điểm 10 khóm. chỉ tiêu theo dõi:
đếm số dảnh hữu hiệu, vô hiệu trong 1 khóm, số hạt trắc, số hạt lép trêm bong,
trọng lượng 1000 hạt. đối chứng lad bong không bị rầy gây hại.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều tra hiện trạng cung ứng thuốc trừ rầy của các công ty thuốc Bảo

20


×