Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Đồ án thi công hồ chứa nước ea’đrăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (785.12 KB, 101 trang )

Đồ án tốt nghiệp

Trang 1

Ngành: Kỹ thuật công trình

MỤC LỤC
Chương 1.................................................................................................................................6

GIỚI THIỆU CHUNG.............................................................................................6
1.1. Vị trí công trình...............................................................................................................6
1.2. Nhiệm vụ công trình........................................................................................................6
1.3. Quy mô, kết cấu các hạng mục công trình......................................................................6
1.3.1. Quy mô công trình........................................................................................................6
1.3.2. Kết cấu các hạng mục công trình.................................................................................6
1.3.3. Các thông số cơ bản của công trình.............................................................................7
1.4. Điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng công trình...........................................................9
1.4.1. Điều kiện địa hình.........................................................................................................9
1.4.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn và đặc trưng dòng chảy..................................................9
1.4.3. Điều kiện địa chất, địa chất thủy văn...........................................................................9
1.4.3.1. Điều kiện địa chất công trình....................................................................................9
1.4.3.2. Điều kiện địa chất thủy văn.....................................................................................11
1.4.4. Điều kiện dân sinh, kinh tế khu vực...........................................................................11
1.5. Điều kiện giao thông.....................................................................................................12
1.6. Nguồn cung cấp vật liệu, điện, nước.............................................................................12
1.6.1. Vật liệu........................................................................................................................12
1.6.1.1. Vật liệu đất đắp........................................................................................................12
1.6.1.2. Các vật liệu khác phục vụ công trình......................................................................13
1.6.2. Điện.............................................................................................................................13
1.6.3. Nước............................................................................................................................13
1.7. Điều kiện cung cấp vật tư, thiết bị, nhân lực................................................................13


1.7.1. Vật tư..........................................................................................................................13
Sinh viên:

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp

Trang 2

Ngành: Kỹ thuật công trình

1.7.2. Thiết bị xe máy phục vụ thi công...............................................................................13
1.7.3. Nhân lực......................................................................................................................14
1.8. Thời gian thi công được phê duyệt................................................................................14
1.9. Những khó khăn và thuận lợi trong quá trình thi công.................................................14
1.9.1. Khó khăn.....................................................................................................................14
1.9.2. Thuận lợi.....................................................................................................................14

Chương 2..........................................................................................................15
DẪN DÒNG THI CÔNG.......................................................................................15
2.1. Dẫn dòng thi công..........................................................................................................15
2.1.1. Mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của công tác dẫn dòng thi công.....................15
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc đề xuất các phương án dẫn dòng thi công............16
2.1.2.1. Điều kiện thủy văn...................................................................................................16
2.1.2.2. Điều kiện địa hình...................................................................................................16
2.1.2.3. Điều kiện địa chất, địa chất thủy văn......................................................................17
2.1.2.4. Điều kiện lợi dụng tổng hợp dòng chảy..................................................................17
2.1.2.5. Cấu tạo và sự bố trí công trình thủy lợi..................................................................17
2.1.2.6. Điều kiện tổ chức và khả năng thi công..................................................................17

2.1.3. Đề xuất phương án dẫn dòng.....................................................................................17
2.1.4. So sánh chọn phương án.............................................................................................22
2.1.4.1. Phương án 1.............................................................................................................22
2.1.4.2. Phương án 2.............................................................................................................22
2.1.5. Xác định lưu lượng thiết kế dẫn dòng........................................................................23
2.1.5.1. Chọn tần suất thiết kế dẫn dòng thi công................................................................23
2.1.5.2. Chọn thời đoạn thiết kế dẫn dòng ..........................................................................23
2.1.5.3. Chọn lưu lượng thiết kế dẫn dòng ..........................................................................23
Sinh viên:

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp

Trang 3

Ngành: Kỹ thuật công trình

2.1.6. Tính toán thủy lực và điều tiết dòng chảy cho phương án dẫn dòng đã chọn...........24
2.1.6.1. Tính toán thủy lực qua lòng sông thu hẹp...............................................................24
a) Nội dung tính toán............................................................................................................24
d ) Ứng dụng kết quả tính toán.............................................................................................29
2.2. Chặn dòng......................................................................................................................31
2.2.1. Thiết kế đê quai..........................................................................................................31
2.2.1.1. Tuyến đê quai..........................................................................................................31
2.2.1.2. Kích thước mặt cắt đê quai......................................................................................31
2.2.1.3. Cao trình đỉnh..........................................................................................................31
2.2.2.Tính thủy lực ngăn dòng..............................................................................................33
2.2.2.1. Tầm quan trọng........................................................................................................33

2.2.2.2. Chọn thời gian ngăn dòng.......................................................................................33
2.2.3. Chọn vị trí và độ rộng cửa ngăn dòng........................................................................34
2.2.3.1. Chọn vị trí................................................................................................................34
2.2.3.2. Xác định bề rộng của ngăn dòng.............................................................................34
2.2.3.3. Phương án ngăn dòng và tổ chức thi công ngăn dòng............................................34
2.2.4. Tính toán thủy lực ngăn dòng cho phương pháp lấp đứng........................................35

Chương 3..........................................................................................................39
THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG......................................................................39
ĐẬP ĐẤT ĐẦM NÉN.............................................................................................39
3.1. Công tác hố móng..........................................................................................................39
3.1.1. Thiết kế tiêu nước hố móng........................................................................................39
3.1.1.1. Đề xuất và lựa chọn phương án tiêu nước hố móng...............................................39
3.1.1.2. Xác định lượng nước cần tiêu.................................................................................39
3.1.1.3. Lựa chọn thiết bị và bố trí hệ thống tiêu nước hố móng........................................44
Sinh viên:

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp

Trang 4

Ngành: Kỹ thuật công trình

3.1.2. Thiết kế tổ chức đào móng.........................................................................................45
3.1.2.1. Tính khối lượng và cường độ đào móng.................................................................45
3.1.2.2. Chọn phương án đào móng ...................................................................................47
3.1.2.3. Tính toán xe máy theo phương án chọn .................................................................48

3.2. Thiết kế tổ chức đắp đập...............................................................................................51
3.2.1. Phân chia các giai đoạn đắp đập................................................................................51
3.2.1.1. Cơ sở phân chia các giai đoạn đắp đập...................................................................52
3.2.1.2. Phân chia các giai đoạn đắp đập.............................................................................52
3.2.2. Tính khối lượng đắp đập của từng giai đoạn:............................................................52
3.2.3. Cường độ đào đất của từng giai đoạn........................................................................60
3.2.4. Qui hoạch sử dụng bãi vật liệu...................................................................................61
3.2.4.1. Khối lượng của bãi vật liệu chủ yếu ......................................................................61
3.2.4.2. Khối lượng của bãi vật liệu dự trữ .........................................................................62
3.2.4.3. Kế hoạch sử dụng bãi vật liệu cho từng giai đoạn..................................................62
3.2.5. Chọn máy và thiết bị đắp đập cho từng giai đoạn.....................................................62
3.2.5.1. Tính số lượng máy đào và ô tô ..............................................................................65
3.2.5.2 Tính số máy ủi (san) và máy đầm cần thiết cho giai đoạn thi công:.....................66
3.2.6. Tổ chức thi công trên mặt đập....................................................................................67
3.2.6.1. Công tác dọn nền đập..............................................................................................68
3.2.6.2. Công tác trên mặt đập..............................................................................................68

Chương 4.................................................................................................................73
KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THI CÔNG.....................................................................73
4.1. Nội dung và trình tự lập kế hoạch tiến độ công trình đơn vị........................................73
4.1.1. Mục đích và ý nghĩa...................................................................................................73
4.1.2. Kế hoạch lập tiến độ thi công....................................................................................73
Sinh viên:

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp

Trang 5


Ngành: Kỹ thuật công trình

4.2. Kiểm tra tính hợp lý của biểu đồ cung ứng nhân lực....................................................75

Chương 5.................................................................................................................77
BỐ TRÍ MẶT BẰNG.............................................................................................77
5.1. Những vấn đề chung .....................................................................................................77
5.1.1. Trình tự thiết kế.........................................................................................................77
5.1.2. Phương án bố trí mặt bằng........................................................................................77
5.2. Công tác kho bãi............................................................................................................78
5.2.1. Xác định lượng vật liệu dự trữ trong kho...................................................................78
5.2.2. Xác định diện tích kho................................................................................................79
5.3. Bố trí quy hoạch nhà tạm thời trên công trường...........................................................79
5.3.1. Xác định số công nhân ở công trường.......................................................................79
5.3.2. Xác định diện tích nhà ở và diện tích chiếm chỗ của khu vực xây nhà....................80
5.3.3. Sắp xếp bố trí nhà ở và kho bãi..................................................................................80
5.4. Tổ chức cung cấp điện - nước trên công trường...........................................................81
5.4.1. Tổ chức cung cấp nước .............................................................................................81
5.4.1.1. Xác định lượng nước cần dùng...............................................................................81
5.4.1.2. Chọn nguồn nước....................................................................................................84
5.4.2. Tổ chức cung cấp điện ..............................................................................................85

Chương 6.................................................................................................................85
DỰ TOÁN................................................................................................................85
6.1. Mục đích của việc lập dự toán.......................................................................................85
6.2. Ý nghĩa của việc lập dự toán.........................................................................................86
6.3. Cơ sở của lập dự toán ...................................................................................................86
6.3.1. Khối lượng tính dự toán:............................................................................................86
6.3.2. Định mức, đơn giá áp dụng:.......................................................................................87

Sinh viên:

Lớp:


Trang 6

Đồ án tốt nghiệp

Ngành: Kỹ thuật công trình

6.3.3. Chế độ chính sách áp dụng:........................................................................................87
6.4.Tổng hợp dự toán chi phí xây dựng công trình..............................................................88

Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Vị trí công trình
Công trình thủy lợi hồ chứa nước Ea’Đrăng được xây dựng trên suối Ea’Đrăng
thuộc địa phận Thị trấn Ea’Đrăng- huyện EaH’Leo- tỉnh Đăk Lăk. Vị trí công trình cách
thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 80 km về hướng bắc, cách quốc lộ 14 đoạn qua thị trấn
Ea’Đrăng 5 km có tọa độ địa lý như sau:
108o13’- 108o15’

Kinh độ Đông

13o18’- 13o18’

Vĩ độ Bắc

1.2. Nhiệm vụ công trình

Tạo nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho hơn 18.540 người của thị trấn Ea’Đrănghuyện EaH’Leo- tỉnh Đăk lăk.
Điều tiết dòng chảy tạo nguồn nước tưới cho 1000 ha cà phê và hoa màu của khu
vực xung quanh và hạ lưu hồ chứa.
Cải thiện điều kiện địa lý cảnh quan môi trường cho khu vực trung tâm của thị trấn
Ea’Đrăng – huyện EaH’Leo- tỉnh Đăk lăk.
1.3. Quy mô, kết cấu các hạng mục công trình
1.3.1. Quy mô công trình
Dựa vào yêu cầu cung cấp nước tưới cho 1000 ha đất canh tác và dựa vào chiều
cao của đập theo QCVN 04-05:2012/BNNPTNT, có cấp của công trình hồ chứa nước
Ea’Đrăng là cấp II.
1.3.2. Kết cấu các hạng mục công trình
Dựa vào phương án thiết kế kỹ thuật đã lựa chọn trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật,
thành phần công trình hồ chứa nước Ea’Đrăng gồm các hạng mục:
Sinh viên:

Lớp:


Trang 7

Đồ án tốt nghiệp

Ngành: Kỹ thuật công trình

- Đập đất
- Cống lấy nước
- Tràn xã lũ

1.3.3. Các thông số cơ bản của công trình
Bảng 1-1: Các thông số cơ bản của công trình

Thông số
A

Đơn vị

Giá trị

Hồ chứa

1

Diện tích lưu vực

Km2

56,40

2

Tổng lượng dòng chảy Wo

106m3

39,20

3

Tổng lượng dòng chảy của lưu vực W90%

106m3


23,00

4

Tổng lượng dòng chảy đến hồ W90%

106m3

20,52

5

Mực nước chết

m

558,00

6

Mực nước dâng bình thường

m

564,63

7

Mực nước dâng gia cường ( P(tk))


m

565,63

8

Mực nước dâng gia cường ( P(kt))

m

566,10

9

Dung tích chết

103m3

104,00

10

Dung tích hữu ích

103m3

1113,00

11


Dung tích toàn phần

103m3

1217,00

12

Lượng nước yêu cầu

106m3

2,887

13

Hệ số sử dụng dòng chảy a

0,07

14

Hệ số dung tích b

0,03

15

Diện tích mặt hồ ứng với MNDBT


ha

26,70

16

Diện tích tưới

ha

500,00

17

Cấp nước sinh hoạt

người

18540

18

Cấp hồ chứa

B

Đập đất

1


Hình thức đập

2

Chiều dài đập

m

224,00

3

Chiều rộng đỉnh đập

m

6,00

Sinh viên:

IV
Đồng chất

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp

Trang 8


Ngành: Kỹ thuật công trình

4

Chiều cao đập lớn nhất

m

15,60

5

Cao trình định tường chắn sóng

m

566,60

6

Cao trình đỉnh đập đất

m

566,10

7

Cao trình cơ thượng, hạ lưu


m

560,00

8

Hệ số mái thượng lưu

3,00; 3,25

9

Hệ số mái hạ lưu

2,75; 3,00

10

Bảo vệ mái thượng lưu

11

Bảo vệ mái hạ lưu

Trồng cỏ

12

Thoát nước thân đập


Lăng trụ

13

Cấp công trình đầu mối

C

Tràn xã lũ

1

Hình thức tràn

2

Dạng ngưỡng tràn

3

Lưu lượng thiết kế

4

Tấm BTCT

IV
Tràn dọc
Thực dụng

m3/s

332,64

Cao trình ngưỡng tràn

m

559.37

5

Bề rộng tràn nước

m

2x6

6

Số khoang tràn

7

Cột nước tràn Max

m

6,26


8

Lưu lượng đơn vị

m3/s

27,72

9

Kết cấu tràn

10

Độ dốc dốc nước

%

0,08

11

Chiều rộng dốc nước

m

13,50

12


Chiều dài dốc nước

m

52,60

13

Đường mặt nước trên dốc

14

Cột nước đầu dốc

m

3,05

15

Cột nước cuối dốc

m

2,00

16

Lưu tốc nước dốc


m/s

12,32

17

Hình thức tiêu năng

18

Chiều sâu bể tiêu năng

m

2,50

19

Chiều dài bể tiêu năng

m

20,00

Chiều cao bể tiêu năng

m

7,50


20
D

Cống lấy nước

1

Hình thức cống

Sinh viên:

2

BTCT

bII

Bể

Cống tròn
Lớp:


Trang 9

Đồ án tốt nghiệp

2

Kết cấu cống


3

Lưu lượng thiết kế

4

Cao trình ngưỡng cống

5

Chế độ thủy lực

6

Độ dốc đáy cống

Ngành: Kỹ thuật công trình

Thép + BTCT
m3/s

1,95

m

557,00
Có áp

%


1

1.4. Điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng công trình
1.4.1. Điều kiện địa hình
Vùng lòng hồ xây dựng là thung lũng nhỏ có dạng lòng chảo mở rộng phía hạ lưu
nhỏ dần. Suối chính nằm giữa 2 vùng đồi cao, vùng lòng hồ chạy theo suối chính giới hạn
bởi 2 dải đất đồi cao hai bên.
Địa hình lòng hồ dốc đều từ phía suối, khu vực tập trung nước gom vào dạng lòng
chảo.
1.4.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn và đặc trưng dòng chảy
Suối Ea’Đrăng là suối lớn, diện tích lưu vực tính tới nhập lưu suối EaH’Leo là 96
km2, lưu vực đến tuyến công trình là 56,4 km 2. Lưu vực có độ cao trung bình khoảng 700
m so với mực nước biển.
Trên lưu vực còn rừng và cây trồng công nghiệp (cà phê, cao su ), phần thượng nguồn độ
che phủ tốt và đã có xây dựng Hồ thủy điện Ea’Đrăng.
Các đặc trưng hình thái lưu vực suối Ea’Đrăng:
Bảng 1-2: Dòng chảy lũ thiết kế
P%
Q( m3/s)
W(106m3)

1%
436
4,41

2%
348
3,75


5%
273
3,02

10%
179
2,66

Bảng 1-3: Dòng chảy lớn nhất trong những tháng mùa kiệt
Tháng
Mmax( m3/s.km2)
Qmax(m3/s)

XII
0,282
20,9

I
0,026
2,20

II
0,022
1,86

III
0,014
1,18

IV

0,101
8,55

V
0,025
17,3

VI
0,307
24,5

1.4.3. Điều kiện địa chất, địa chất thủy văn
1.4.3.1. Điều kiện địa chất công trình
Địa tầng khu vực xây dựng công trình tuyến đập chính, tuyến tràn bên vai trái đập,
tuyến cống bên vai phải đập, địa tầng chủ yếu cấu tạo chính như sau:
* Tuyến đập đất đầu mối
Sinh viên:

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp

Trang 10

Ngành: Kỹ thuật công trình

Lớp 1: Đất thổ nhưỡng có màu xám đen, lẫn nhiều rễ cây nhỏ và dặm sạn nhỏ,
phân bố trên mặt đất, bề dày trung bình từ 0,2-0,3m. Khi ta xây dựng công trình cần được
bóc bỏ trong quá trình thi công.

Lớp 1a: Lớp đất trầm tích có màu xanh đen, lẫn nhiều đá nhỏ, sỏi, cuội, cát và các
tạp chất hữu cơ phân bố dưới lòng sông, bề dạy nhỏ hơn 2,0m và khi xây dựng công trình
lớp này cần được bóc bỏ hết và được xếp vào loại đất yếu, phân cấp đất từ cấp I- III.
Lớp 2: Đất bazan có màu nâu nhạt, lẫn ít dăm sạn nhỏ, nguồn gốc tàn tích eluvi,
phân bổ rộng rãi trong khu vực công trình và bãi vật liệu đấp đắp, bề dày lớn hơn 3,0m.
Đất có trạng thái nửa cứng, kết cấu chặt vừa, khả năng chịu nén trung bình, tính thấm
nước kém.
Lớp 2a: Đất Bazan sườn tích có màu nâu sẫm, lẫn ít dăm sạn nhỏ, trạng thái nửa
cứng, kết cấu kém chặt, phân bố dưới thung lũng, bề dày nhỏ hơn 6,0m
Lớp 3: Lớp đất Bazan phong hóa có màu nâu nhạt, lẫn khoảng 40% dăm sạn, đá
nhỏ, trạng thái cứng, kết cấu chặt vừa, khả năng chịu nén trung bình đến cao, ít thấm
nước. Phân bổ dưới lớp đất Bazan, bề dày hơn 2,0m.
Lớp 4: Lớp đá Bazan có màu xanh đen, đá có độ cứng cao, búa đập mạnh khó vỡ,
đá bị nứt nhiều, phân bổ tầng dưới cùng, bề dày hơn 2,0m.
* Tuyến tràn xả lũ
Lớp 1: Đất có màu đen, lẫn nhiều rễ cây nhỏ và dăm sạn nhỏ, phân bố trên mặt đất
bề dày trung bình từ 0,2-0,3m. Khi xây dựng công trình lớn này cần được bóc bỏ hết và
được xếp vào loại đất yếu, phân cấp từ cấp I-III.
Lớp 2: Đất Bazan có màu nâu nhạt, lẫn ít dăm sạn nhỏ, nguồn gốc tàn tích eluvi,
phân bố rộng rãi trong khu vực công trình và bãi vật liệu đất đắp, bề dày lớn hơn 3,0m.
Đất có trạng thái nửa cứng, kết cấu chặt vừa, khả năng chịu nén trung bình, tính thấm
nước kém.
* Tuyến cống
Lớp 1: Đất thổ nhưỡng cso màu xám đen, lẫn nhiều rễ cây nhỏ và dăm sạn nhỏ,
phân bố trên mặt đất, bề dày trung bình từ 0,2 - 0,3,m. Khi ta xây dựng công trình cần
được bóc bỏ trong qua trình thi công. Được xếp vào loại đất yếu, phân cấp từ cấp I-III.
Lớp 2: Đất Bazan có màu nâu nhạt, lẫn ít dăm sạn nhỏ, nguồn gốc tàn tích eluvi,
phân bố rộng rãi trong khu vực công trình và bãi vật liệu đất đáp; bề dày lớn hơn 3,0m.

Sinh viên:


Lớp:


Trang 11

Đồ án tốt nghiệp

Ngành: Kỹ thuật công trình

Đất có trạng thái nửa cứng, kết cấu chặt vừa, khả năng chịu nén trung bình, tính thấm
nước kém.
Lớp 2a: Đất Bazan phong hóa có màu vàng nhạt, nâu nhạt, lẫn khoảng 40% dăm
sạn, đá nhỏ, trạng thái cứng, kết cấu chặt vừa, khả năng chịu nén trung bình đến cao, ít
thấm nước. Phân bố dưới đất Bazan ( 2), bề dày hơn 2,0m.
Lớp 4a: Lớp đá Bazan có màu xanh đen, đá có độ cứng cao, búa đập mạnh khó vỡ,
đá bị nứt nhiều, phân bổ tầng dưới cùng, bề dày hơn 2,0m.
1.4.3.2. Điều kiện địa chất thủy văn
Khu vực xây dựng tương đối nghèo nước, về mùa khô nước chỉ còn trong dòng
chảy chính, các nhánh suối nhỏ khô kiệt, nước ngầm xuất hiện sâu, quan hệ giữa nước
ngầm và nước mặt rất chặt chẽ.
Trong phạm vi tuyến đập chính của hồ chứa nước Ea’Đrăng hầu như không có tầng
nước ngầm. Nguồn cung cấp nước cho hồ chủ yếu là nước mưa và nước suối.
1.4.4. Điều kiện dân sinh, kinh tế khu vực
Hồ chứa nước Ea’Đrăng thuộc thị trấn Ea’Đrăng – huyện EaH’leo- tỉnh Đăk lăk,
dân số của vùng chiếm đa số 65% là dân tộc Kinh, ngoài ra còn có đồng bào các dân tộc
Êđê, Giarai, Bana, Mường…nền kinh tế phụ thuộc vào nông nghiệp. Sau khi xây dựng hồ
chứa có nguồn nước tự chảy sẽ thúc đẩy nền kinh tế địa phương và điều tiết một phần lũ
cho hạ lưu.
Căn cứ vào các số liệu thống kê tình hình sản xuất nông nghiệp của Eakhanh, Cư

Mốt, hiện trạng nông nghiệp trong vùng xây dựng công trình được thống kê như sau:
Bảng 1-4: Thống kê diện tích, năng suất và sản lượng cây trồng
STT
1
2
3

Loại cây trồng
Cà phê
Tiêu
Bắp, đậu, cây ăn trái

Diện tích
( ha)
960
180
60

Năng suất
( kg/ha)
2000
1500

Sản lượng
( tấn)
1920
270

Phương thức phát triển kinh tế của khu vực hưởng lợi, tiềm năng về đất đai có khả
năng canh tác còn khá lớn. Phục vụ tạo điều kiện trên 1000ha đất canh tác các loại cây

trồng có giá trị kinh tế đủ nước tưới, cho năng suất cao đều hết sức cần thiết sao cho có
hiệu quả cao nhất.
Ngoài ra, cùng với đó là việc phát triển về đời sống kinh tế xã hội của thị trấn
Ea’Đrăng- huyện EaH’leo- tỉnh Đăk lăk.
Sinh viên:

Lớp:


Trang 12

Đồ án tốt nghiệp

Ngành: Kỹ thuật công trình

1.5. Điều kiện giao thông
Qua thực trạng khu vực thi công ta thấy địa hình khu vực là dốc nhưng hiện trạng
đã có những tuyến đường liên thôn, xã nối liền các cụm dân cư và khu trung tâm cả hai
bên tả và hữu có đập. Thượng- hạ lưu cũng vậy tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung ứng
vật tư vào trang thiết bị cho công trường.
Bên cạnh đó, phải nâng cao các cấp tuyến đường và xây dựng thêm hệ thống giao
thông nội bộ trong công tác thi công để tiện cho việc di chuyển máy móc và vận hành
trang thiết bị trong lúc đang thi công, tuyệt đối tránh tình trạng ùn tắc giao thông ảnh
hưởng đến năng suất lao động và tiến độ.
1.6. Nguồn cung cấp vật liệu, điện, nước
1.6.1. Vật liệu
1.6.1.1. Vật liệu đất đắp
Các mỏ vật liệu đất nằm trong phạm vị đập, dễ khai thác và vận chuyển trong quá
trình thi công. Các lớp đất khai thác gồm: Lớp 2, lớp 3, lớp 4 đều đáp ứng các yêu cầu kỹ
thuật.

Hệ số thấm tính toán: K = ( 2.10-6 ÷ 8.10-6 ) m/s
Dung trọng khô: γc = ( 1,5 ÷ 1,76) T/m
Bảng 1-5: Các chỉ tiêu cơ lí của vật liệu đắp đập
Chỉ tiêu cơ lí
Thành phần

Các chỉ tiêu dùng để tính toán
Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Sét

28,0

13,0

56,5

Bụi

13,0

5,0

25,5

Cát


50,4

35,0

17,0

Sỏi

8,6

47,0

1,0

Độ ẩm tự nhiện We ( %)

16,4

17,3

Dung trọng

1,75

1,91

Thiên nhiên γw ( T/m)

Tỷ trọng ∆ ( T/m3)


2,66

2,68

2,68

Điều kiện

Độ ẩm Wcb (%)

14,5

11,5

22,5

Chế bị

Dung trọng γcb (T/m3)

1,72

1,84

1,5

0,21

0,18


0,24

Góc ma sát trong φ (o)

17

23

11

Hệ số thấm K ( 10-6 m/s)

2,2

8,0

Lực dính kết C ( kg/cm2)

Sinh viên:

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp

Trang 13

Ngành: Kỹ thuật công trình


Hệ số ép nén lún a ( cm2/kg)

0,023

0,021

0,027

Môduyn biến dạng E ( kg/cm2)

41,67

42,92

27,79

1.6.1.2. Các vật liệu khác phục vụ công trình
Nguồn đá chẻ, đá hộc gần công trình, cách công trình 2km về phía Tây Nam
Các vật liệu khác mua tại thị trấn Ea’Đrăng hoặc ở Buôn Ma Thuột.
1.6.2. Điện
Khu vực xây dựng công trình hồ chứa nước Ea’Đrăng rất thuận lợi trong việc sử
dụng nguồn điện lưới quốc gia vì đã có đường điện hạ thế đi qua khu dân cư. Vì thế
nguồn điện là không thể thiếu trong công tác xây dựng sản xuất, thi công công trình, thắp
sáng bảo vệ công trình và mọi công việc trong thời gian thi công, sinh hoạt cho cán bộ chỉ
huy và đội ngũ công nhân trong suốt thời gian công trình thi công.
Bên cạnh đó, đơn vị thi công cần chủ động nguồn điện, dùng máy phát điện trong
trường hợp điện lưới bị mất đột ngột, dẫn đến giảm năng suất cũng như tiến độ thi công
và chất lượng công trình.
1.6.3. Nước
Nước phục vụ thi công dùng để trộn bê tông và đất đắp được khai thác từ trong

lòng hồ chứa.
Nước phục vụ sinh hoạt được khai thác từ các giếng đào sau đập.
1.7. Điều kiện cung cấp vật tư, thiết bị, nhân lực
1.7.1. Vật tư
Vật tư xây dựng công trình chủ yếu được khai thác từ nguồn vật liệu địa phương.
Các vật tư khác như xi măng, sắt, thép… được mua từ thị trấn Ea’Đrăng cách công trình
khoảng 500m, hoặc vật liệu cần thiết phải mua từ TP.Buôn Ma Thuột cách công trình
khoảng 80 km.
Đất đắp đập được khai thác từ các bãi vật liệu và khu vực lân cận cách khoảng 1
km; cát, gỗ, đá chẻ, đá hộc được khai thác trong khu vực gần hồ.
1.7.2. Thiết bị xe máy phục vụ thi công
Quá trình thi công có nhiều thuận lợi, đơn vị thi công có thiết bị xe máy hiện đại
đồng bộ, đội ngũ đơn vị thi công có tay nghề cao. Các loại thiết bị dễ sửa chữa và thay thế
phụ tùng khi hư hỏng, thời gian sửa chữa ngắn, di chuyển nhanh, dễ dàng, ít hao nguyên
liệu, thao tác nhanh chóng đảm bảo năng suất lao động cao, đảm bảo tiến độ thi công.
Sinh viên:

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp

Trang 14

Ngành: Kỹ thuật công trình

1.7.3. Nhân lực
Trong khu vực xây dựng công trình có lực lượng lao động dồi dào, khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, các đơn vị thi công tại địa phương có trang thiết bị hiện đại, đội ngũ công
nhận kỹ thuật lành nghề. Đây là công trình có lợi ích rất lớn cho nhân dân nên mọi người

dân rất phấn khởi và tạo mọi điều kiện để đơn vị thi công hoàn thành đúng tiến độ và sớm
đưa công trình vào sử dụng.
1.8. Thời gian thi công được phê duyệt
Thời gian thi công toàn bộ công trình của hồ chứa nước Ea’Đrăng là: 2 năm bắt
đầu kể từ ngày 01/01/2014 đến ngày 31/12/2015.
1.9. Những khó khăn và thuận lợi trong quá trình thi công
1.9.1. Khó khăn
Vùng xây dựng công trình hồ chứa nước Ea’Đrăng- huyện EaH’Leo- tỉnh Đăk lăk
xây dựng trên vùng đồi núi có khí hậu khắc nghiệt, mùa khô thì nắng nóng nhiệt độ cao
dẫn đến khả năng thiếu nước trong mùa khô.
Địa hình vùng xây dựng có độ dốc lớn cho nên việc bố trí mặt bằng thi công, giao
thông phải dựa trên cở sở địa hình là chính, giảm bớt khối lượng đào đắp. Ta phải bố trí
một cách khoa học, hợp lý trong giao thông vận hành các thiết bị cũng như về an toàn lao
động trên công trường.
1.9.2. Thuận lợi
Cụm công trình đầu mối cách huyện EaH’leo không xa nên việc sinh hoạt, đi lại
mua sắm, sửa chữa cũng rất thuận lợi khắc phục tránh sự cố có thể xảy ra ở công trường.
Bên cạnh đó khu vực xây dựng công trình có lực lượng lao động dồi dào, các công
ty đóng trên địa bàn Trung ương cũng như địa phương có đội ngũ lãnh đạo, trang thiết bị
tiên tiến và đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề thúc đẩy nhanh tiến độ thi công.

Sinh viên:

Lớp:


Trang 15

Đồ án tốt nghiệp


Ngành: Kỹ thuật công trình

Chương 2
DẪN DÒNG THI CÔNG
2.1. Dẫn dòng thi công
Dẫn dòng thi công là công tác điều khiển dòng chảy từ thượng lưu về phía hạ lưu
qua các công trình dẫn nước để tránh ảnh hưởng đến các công tác thi công được đê quai
bảo vệ.
2.1.1. Mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của công tác dẫn dòng thi công
♦ Mục đích, yêu cầu
Do công trình hồ chứa nước Ea’Đrăng là công trình thủy lợi gắn liền với nước mà
công tác thi công luôn đòi hỏi hố móng phải được khô ráo liên tục. Vì vậy chúng ta cần có
biện pháp loại bỏ nước ra khỏi công trình.
Do công trình hồ chứa nước Ea’Đrăng có khối lượng khá lớn, nên không thể hoàn
thành trong thời gian ngắn. Bởi thế không thể chọn những thời điểm trong năm có lượng
nước ít để thi công hoàn thành công trình.
Mặt khác, phía hạ lưu vẫn cần có nước để phục vụ cho hoạt động của các ngành
kinh tế quốc dân và đảm bảo cho sinh hoạt của nhân dân cũng như duy trì dòng chảy tự
nhiên.
♦ Tầm quan trọng của công tác dẫn dòng thi công
Dẫn dòng thi công là một khâu công tác có tính chất mấu chốt và quan hệ với nhiều
vấn đề quan trọng. Nó quyết định đến tiến độ thi công nhanh hay chậm của công trình.
Dẫn dòng thi công chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố như: Thủy văn, địa hình, địa chất,
đặc điểm kết cấu và sự bố trí công trình thủy công…để đẩy nhanh tiến độ thi công và
Sinh viên:

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp


Trang 16

Ngành: Kỹ thuật công trình

giảm giá thành công trình thì ta phải chọn ra một phương án dẫn dòng tối ưu và có lợi
nhất.
♦ Dẫn dòng thi công nhằm ba mục đích cơ bản sau:
- Ngăn chặn những ảnh hưởng không thuận lợi của dòng chảy trong quá trình thi
công.
- Dẫn dòng chảy về hạ lưu đảm bảo yêu cầu lợi dụng tổng hợp dòng nước trong
quá trình thi công…
- Phải đảm bảo các điều kiện thi công nhưng vẫn sử dụng được nguồn nước thiên
nhiên để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong vùng hạ lưu công trình.
Dẫn dòng thi công là một công tác có tính chất quan trọng, liên quan và quyết định
đến nhiều vấn đề khác. Biện pháp dẫn dòng thi công ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch
tiến độ thi công của công trình, hình thức kết cấu, cách chọn và bố trí công trình đầu mối,
phương pháo thi công, bố trí công trường và ảnh hưởng đến giá thành công trình. Nếu
không giải quyết đúng đắn và hợp lý khâu dẫn dòng thi công thì quá trình thi công sẽ
không liên tục, kéo dài thời gian thi công và giá thành công trình sẽ tăng lên gây lãng phí
trong quá trình thi công.
Công tác dẫn dòng trong quá trình thi công chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như:
Thủy văn, địa chất, địa hình, đặc điểm kết cấu và sự phân bố các công trình thủy
công, điều kiện lợi dụng dòng nước, điều kiện thi công và thời gian thi công.
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc đề xuất các phương án dẫn dòng thi công
2.1.2.1. Điều kiện thủy văn
Dòng chảy suối Ea’Đrăng được phân ra 2 mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa kiệt, lưu
lượng mùa lũ và mùa kiệt chênh lệch nhau rất lớn, mực nước suối thay đổi nhiều cho nên
việc thi công khá phức tạp. Do đó cần phải thiết kế công trình dẫn dòng theo từng mùa để
giảm chi phí.

2.1.2.2. Điều kiện địa hình
Địa hình tại khu vực tuyến đập có dạng hình chữ U, đáy phẳng, sườn dốc 2 bên
không cân, hơi thoải về bên trái. Do đó có thể đắp đập trước phía bên trái nên công tác
dẫn dòng có thể là dẫn dòng qua lòng suối thiên nhiên hay lòng suối thu hẹp.
Địa hình tương đối thuận lợi cho việc bố trí thi công mà không ảnh hưởng đến việc
dẫn dòng.

Sinh viên:

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp

Trang 17

Ngành: Kỹ thuật công trình

2.1.2.3. Điều kiện địa chất, địa chất thủy văn
Tại tuyến đập có lớp đất ở trạng thái nửa cứng, chặt vừa với chiều dày 3,0-6,0 (m)
rất thuận lợi cho việc đào kênh dẫn dòng. Nhưng vẫn dẫn đến lưu tốc không xói cho phép
của loại đất này thường nhỏ. Điều kiện địa chất thủy văn trong phạm vi tuyến đập hầu như
không có tầng nước ngầm cho nên việc thi công công trình tương đối thuận lợi.
2.1.2.4. Điều kiện lợi dụng tổng hợp dòng chảy
Để đảm bảo nhu cầu dùng nước trong thi công, nhu cầu dùng nước sinh hoạt cho
toàn bộ công trường và đảm bảo lượng nước dùng ở hạ lưu, ta phải chọn phương án dẫn
dòng sao cho phía hạ lưu không bị thiếu nước để trồng trọt, chăn nuôi…trong suốt thời
gian thi công.
2.1.2.5. Cấu tạo và sự bố trí công trình thủy lợi
Hệ thống đầu mối công trình Ea’Đrăng gồm các hạng mục: Đập đất, cống lấy

nước, tràn xã lũ. Đối với đập đất không cho nước tràn qua nên trong quá trình dẫn dòng
phải đảm bảo mực nước và tiến độ đắp đập trong từng giai đoạn để đạt cao trình vượt lũ.
Khi cống xây dựng xong ta lợi dụng cống lấy nước để dẫn dòng thi công trong mùa
khô, khi lũ tiêu mãn chưa về. Cống lấy nước nằm ở phía bên phải đập, do đó cần đắp đập
phía bên này trước để lợi dụng cống lấy nước dẫn dòng cho giai đoạn sau. Tràn xã lũ
thuộc loại tràn cao nên ta có thể lợi dụng dẫn dòng trong mùa lũ.
2.1.2.6. Điều kiện tổ chức và khả năng thi công
Công trình chỉ cách trung tâm thị trấn Ea’Đrăng 500m, đường thi công có sẵn sửa
chữa thêm một số đoạn, vì gần thị trấn nên các vấn đề điện, nước, trạm xá….tương đối
thuận lợi trong việc tổ chức thi công.
Hầu hết các nhà thầu có đầy đủ các trang thiết bị, máy móc hiện đại, đội ngũ công
nhân kỹ thuật lành nghề.
2.1.3. Đề xuất phương án dẫn dòng
Trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc dẫn dòng thi công đề xuất ra
02 phương án dẫn dòng thi công cho hồ chứa nước Ea’Đrăng như sau:

Sinh viên:

Lớp:


Trang 18

Đồ án tốt nghiệp

Ngành: Kỹ thuật công trình

2.1.3.1. Dẫn dòng phương án 1: Thời gian thi công 2 năm, từ ngày 01/01/2014 đến ngày
31/12/2015.
Bảng 2-1 Dẫn dòng thi công phương án 1

Năm thi
công
(1)

Công trình

Lưu lượng

Các công việc phải làm và các

(2)
Mùa khô

dẫn dòng
(3)
Dòng chảy được

dẫn dòng
(4)

mốc khống chế
(5)
+ Làm đường thi công, san ủi mặt

từ tháng

dẫn dòng qua

bằng, làm lán trại. tập trung thiết


12 đến

lòng suối thiên

bị, vật tư

tháng 06

nhiên

Thời gian

+ Bóc phong hóa, đào móng tràn
xả lũ, cống lấy nước
+ Bóc phong hóa đào móng và xử
lý nền móng phần hai bên vai đập
24,5(m3/s)

+ Thi công đống đá tiêu nước
phần hạ lưu công trình
+ Đắp đập, đổ bê tông mái thượng
lưu hai bên vai đập vượt qua cao
trình lũ tiểu mãn +556,0 m

I

+ Thi công xong cống lấy nước
+ Đào móng tràn xả lũ đến cao
trình thiết kế đổ bể tông lót và lớp
Mùa mưa Dòng chảy được

từ tháng

Sinh viên:

dẫn dòng qua

3

179(m /s)

đáy tràn xả lũ
+ Thi công tràn xả lũ
+ Hoàn thiện cống lấy nước
Lớp:


Trang 19

Đồ án tốt nghiệp

Ngành: Kỹ thuật công trình

07 đến

lòng suối thu

+ Đắp đập và đổ bê tông mái

tháng 11


hẹp

thượng lưu hai bên vai đập vượt lũ
chính vụ +566,1 m
+ Thi công gia cố đống đá tiêu
nước phía hạ lưu công trình

Năm thi
công
(1)

Thời gian

Công trình

Lưu lượng

Các công việc phải làm và các

(2)

dẫn dòng
(3)

dẫn dòng
(4)

mốc khống chế
(5)
+ Đắp lấn dần đê quai để chuẩn bị


Mùa khô

Dẫn dòng qua

chặn dòng

từ tháng

cống lấy nước,

+ Chặn dòng ngày 10/01

12 đến

dẫn dòng qua

+ Tiêu nước hố móng

tháng 06

tràn tạm

+ Đào móng và xử lý nền phần
24,5(m3/s)

đập còn lại
+ Đắp đập phần còn lại đến cao
trình vượt lũ chính vụ +566,1 m
+ Thi công đống đá tiêu nước

+ Đổ bê tông lát mái phía thượng
lưu đập đến cao trình vượt lũ tiểu
mãn

II
3

179(m /s)

+ Hoàn thiện tràn xả lũ
+ Đắp đập và đổ bê tông mái

Mùa mưa

Dẫn dòng qua

thượng lưu đập đạt đến cao trình

từ tháng

cống lấy nước,

thiết kế

07 đến

dẫn dòng qua

+ Đổ bê tông mặt đập và hoàn


tháng 11

tràn xả lũ

thiện tường chắn sóng
+ Xây rãnh thoát nước, trồng cỏ
mái hạ lưu
+ Phá dỡ đê quai
+ Hoàn thiện công trình, thu dọn
mặt bằng và vệ sinh công trường

Sinh viên:

Lớp:


Trang 20

Đồ án tốt nghiệp

Ngành: Kỹ thuật công trình

+ Làm hồ sơ nghiệm thu và bàn
giao công trình đưa vào sử dụng

2.1.3.2. Dẫn dòng phương án 2: Thời gian thi công 2 năm, từ ngày 01/01/2014 đến ngày
31/12/2015.
Bảng 2-2 Dẫn dòng thi công phương án 2
Năm thi
công

(1)

Công trình

Lưu lượng

Các công việc phải làm và các

(2)

dẫn dòng
(3)

dẫn dòng
(4)

mốc khống chế
(5)
+ Làm lán trại, làm đường thi

Mùa khô

Dòng chảy được

từ tháng

dẫn dòng qua

thiết bị, vật tư


12 đến

lòng suối thiên

+ Đào kênh dẫn dòng bên trái tại

tháng 06

nhiên

Thời gian

công, san ủi mặt bằng. tập trung

nơi tụ thủy ở thượng lưu
+ Đắp đê quai hướng dòng chảy
24,5(m3/s)

vào kênh
+ Bóc phong hóa, đào và xử lý
móng bên vai phải đập
+ Đắp đập và đổ bê tông lát mái
thượng lưu bên vai phải đập vượt
qua cao trình lũ tiểu mãn

I

+ Thi công xong cống lấy nước
+ Đào móng, đổ bê tông lót và lớp
3


179(m /s)

đáy tràn xả lũ
+ Thi công xong cơ bản tràn xả lũ

Mùa mưa Dòng chảy được

+ Đắp đập, đổ bê tông lát mái

từ tháng

dẫn dòng qua

thượng lưu bên vai phải đập vượt

07 đến

kênh dẫn và

cao trình đỉnh lũ chính vụ

tháng 11

cống lấy nước

+ Thi công gia cố đống đá tiêu
nước phía hạ lưu công trình

Sinh viên:


Lớp:


Trang 21

Đồ án tốt nghiệp

Năm thi
công
(1)

Ngành: Kỹ thuật công trình

Công trình

Lưu lượng

Các công việc phải làm và các

(2)

dẫn dòng
(3)

dẫn dòng
(4)

mốc khống chế
(5)

+ Đắp lấn dần đê quai để chuẩn bị

Mùa khô

Dẫn dòng qua

chặn dòng

từ tháng

cống lấy nước,

+ Chặn dòng ngày 15/01

12 đến

dẫn dòng qua

+ Đào móng và xử lý nền móng

tháng 06

tràn tạm

Thời gian

đập phần vai trái
24,5(m3/s)

+ Đắp đập phần còn lại đến cao

trình vượt lũ chính vụ
+ Thi công đống đá tiêu nước
+ Đổ bê tông lát mái phía thượng
lưu phần vai trái đập đến cao trình
vượt lũ tiểu mãn

II
Mùa mưa

Dẫn dòng qua

+ Hoàn thiện tràn xả lũ
+ Đắp đập đạt đến cao trình thiết

từ tháng

cống lấy nước,

kế

07 đến

dẫn dòng qua

+ Phá dỡ đê quai

tháng 11

tràn xả lũ


+ Đổ bê tông mặt đập và hoàn
thiện tường chắn sóng
179(m3/s)

+ Xây rãnh thoát nước, trồng cỏ
mái hạ lưu
+ Hoàn thiện công trình, thu dọn
mặt bằng và vệ sinh công trường
+ Làm hồ sơ nghiệm thu và bàn
giao công trình đưa vào sử dụng

Sinh viên:

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp

Trang 22

Ngành: Kỹ thuật công trình

2.1.4. So sánh chọn phương án
2.1.4.1. Phương án 1
- Ưu điểm
+ Đập đất ít bị phân đoạn
+ Có thời gian xử lý nền
+ Dễ bố trí hiện trường thi công, chất lượng công trình đảm bảo về kỹ thuật, có lợi
về kinh tế
+ Cường độ thi công không lớn

+ Thời gian đắp đập dài đảm bảo tiến độ thi công
+ Đảm bảo nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt cho khu vực hạ lưu
- Nhược điểm
+ Tính toán dẫn dòng nhiều lần, bố trí thi công khó khăn
+ Sau khi ngăn dòng, đắp đê quai, thời gian tích nước trong hồ dài không đảm bảo
an toàn trong thi công
2.1.4.2. Phương án 2
- Ưu điểm
+ Có thời gian xử lý nền
+ Thời gian đắp đập dài đảm bảo tiến độ thi công
+ Đảm bảo cung cấp nước cho phía hạ lưu
- Nhược điểm
+ Khối lượng đào đắp đê quai quá lớn
+ Cường độ thi công quá cao trong thời gian dài gây khó khăn trong việc bố trí xe
máy và nhân lực
+ Khối lượng đào kênh lớn, không phù hợp với địa hình của công trình, khó bố trí
thi công
+ Sau khi ngăn dòng, đắp đê quai, thời gian tích nước trong hồ dài không đảm bảo
an toàn trong thi công
 Phân tích đánh giá chọn phương án hợp lý:
- Qua phân tích ưu nhược điểm các phương án trên ta thấy rằng phương án 1 có
nhiều ưu điểm thuận lợi cho công tác thi công và phù hợp với điều kiện địa hình phức tạp
của công trình hồ chứa nước Ea’Đrăng.

Sinh viên:

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp


Trang 23

Ngành: Kỹ thuật công trình

- So sánh về kinh tế thì phương án 2 tốn kém hơn phương án 1 do khối lượng đào
đắp đê quai, đào kênh quá lớn không phù hợp với địa hình của công trình, ngoài ra với
phương án 2 cần đòi hỏi tập trung nhân lực nhiều gây khó khăn cho việc bố trí nhân lực
xe máy, khó đảm bảo kỹ thuật khi dẫn dòng qua kênh cũng như khó đảm bảo tiến độ thi
công hơn.
- Từ đó ta thấy phương án 1 có ưu điểm hơn phương án 2 nên ta chọn phương án 1
làm phương án dẫn dòng thi công cho công trình hồ chứa nước Ea’Đrăng.
2.1.5. Xác định lưu lượng thiết kế dẫn dòng
2.1.5.1. Chọn tần suất thiết kế dẫn dòng thi công
Với công trình cấp II theo QCVN 04-05: 2012/BNNPTNT Bảng 7 trang 20, tần
suất lưu lượng nước lớn nhất để thiết kế các công trình tạm thời phục vụ cho công tác dẫn
dòng thi công là P = 10%.
Khi công trình chính tham gia công tác dẫn dòng ta chọn tần suất thiết kế dẫn dòng
bằng tần suất dẫn dòng của công trình là P = 5% nhưng do hạn chế số liệu thủy văn nên
trong tính toán ta chọn P = 10%.
2.1.5.2. Chọn thời đoạn thiết kế dẫn dòng
Chọn thời đoạn thiết kế dẫn dòng là một vấn đề phức tạp vì nó liên quan đến rất
nhiều vấn đề như: Đặc điểm thủy văn, khí tượng, đặc điểm kết cấu công trình, phương
pháp dẫn dòng, điều kiện về cung ứng vật liệu và khả năng thi công.
Hồ chứa nước Ea’Đrăng là một công trình tương đối lớn, do đó chọn thời đoạn
thiết kế thi công phải dựa vào phương án dẫn dòng, tiến độ của từng giai đoạn cụ thể chọn
thời đoạn thiết kế hiệu quả nhất.
2.1.5.3. Chọn lưu lượng thiết kế dẫn dòng
Đối với công trình tạm sử dụng cho mùa khô thì lưu lượng dẫn dòng là lưu lượng
lớn nhất trong mùa khô với tần suất P = 10%, Qkiệt = 24,5m3/s.

Công trình tạm sử dụng một năm thì chọn lưu lượng lớn nhất trong năm Qlũ = 179m3/s.
Nhận xét: Từ các giai đoạn dẫn dòng cho ta thấy lưu lượng mùa kiệt rất nhỏ so với
mùa lũ, vì vậy trong quá trình thi công ta phải tập kết vật liệu và thi công khẩn trương
trong thời gian mùa kiệt nhằm giảm khối lượng công trình dẫn dòng.

Sinh viên:

Lớp:


Trang 24

Đồ án tốt nghiệp

Ngành: Kỹ thuật công trình

2.1.6. Tính toán thủy lực và điều tiết dòng chảy cho phương án dẫn dòng đã chọn
• Mục đích:
Xác định mực nước và các yếu tố dòng chảy theo từng giai đoạn dẫn dòng qua các
công trình dẫn dòng khác nhau.
Theo phương án dẫn dòng đã chọn ứng với từng thời đoạn dẫn dòng có các mục
đích sau:
- Năm thứ nhất: mùa khô dẫn dòng qua lòng suối thiên nhiên, mùa mưa dẫn dòng
qua lòng suối thu hẹp
+ Xác định mực nước dâng lên để có mốc khống chế đắp đập cho lũ tiểu mãn và lũ
chính vụ
+ Tính toán lưu tốc ở đoạn thu hẹp để kiểm tra điều kiện xói lở
- Năm thứ hai: dẫn dòng qua cống ngầm, tràn tạm và tràn xả lũ đã hoàn thiện
+ Xác định mực nước trước cống để có cao trình đắp đê quai và đắp đập khống chế
2.1.6.1. Tính toán thủy lực qua lòng sông thu hẹp

a) Nội dung tính toán
- Mức độ thu hẹp cho phép của dòng suối: Do các yếu tố sau quy định
+ Lưu lượng dẫn dòng thi công
+ Điều kiện chống xói của dòng suối và địa chất hai bờ
+ Đặc điểm cấu tạo công trình
+ Đặc điểm và khả năng thi công trong các giai đoạn
+ Hình thức cấu tạo và cách bố trí đê quai
- Cách tổ chức thi công, bố trí công trình và giá thành công trình
- Mức độ thu hẹp của lòng suối được biểu thị bằng công thức sau:

K=

ω1
.100%
ω2

Trong đó:
K: Mức độ thu hẹp lòng suối: K = ( 30 ÷ 60 )%
ω1: Tiết diện ướt của lòng suối mà đê quai và hố móng chiếm chỗ ( m2 )
ω2: Tiết diện ướt của lòng suối cũ

Sinh viên:

Lớp:


Trang 25

Đồ án tốt nghiệp


Ngành: Kỹ thuật công trình

Hình 2-1: Sơ đồ dẫn dòng qua lòng sông thu hẹp

Zvl
Ztl
Zhl
H

Vo

hc

Hình 2-2: Cắt dọc tại cửa thu hẹp
B
Ztl
Z

Zhl

W2*

Hình 2-3: Mặt cắt ngang lòng sông
b) Xây dựng quan hệ Q ~ Zhl:
+ Ta coi mặt cắt lòng suối có dạng kênh hình thang, ứng với cao trình đáy suối:
Zđs = 552,5 (m )
+ Chiều rộng suối: Bs = 12 ( m )
+ Độ dốc mái suối: m = 3
+ Độ lòng suối: i = 0,0099
+ Lưu lượng qua mặt cắt xác định theo công thức:


Sinh viên:

Q = ω.C. R.i

Lớp:


×