Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á Chi nhánh Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 73 trang )

GVHD: ThS Thái Minh Hiệp

SVTH: Nguyễn Minh Nhật
LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.
Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành những xung lực cho quá trình
đổi mới và phát triển của nền kinh tế, cùng với sự phát triển của hệ thống tài
chính Việt Nam. Sau gần 3 thập kỷ tiến hành cải cách, hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam đã trải qua 2 giai đoạn phát triển đáng lưu ý: giai đoạn
đầu 1990-1996 là sự tăng vọt của cầu về dịch vụ ngân hàng của thời kỳ chuyển
đổi, giai đoạn tiếp theo từ 1997 đến nay là củng cố, chấn chỉnh hệ thống ngân
hàng. Ngày nay, hệ thống các ngân hàng thương mại ở nước ta đã có những
bước phát triển vượt bậc. Trải qua chặng đường trên, hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam đã không ngừng phát triển lớn mạnh về quy mô, chất
lượng, hiệu quả hoạt động cũng như các mạng lưới chi nhánh rải khắp trên
nhiều khu vực. Đối tượng khách hàng của các ngân hàng thương mại không
những bao gồm các doanh nghiệp, công ty, mà còn có các hộ sản xuất kinh
doanh và cá thể. Trong những năm qua, hoạt động ngân hàng đã góp phần tích
cực cho các dịch vụ huy động vốn, tài trợ vốn hoạt động sản xuất kinh doanh,
thu hút vốn đầu tư của nước ngoài…Chính vì thế mà các ngân hàng thương mại
đã trở thành kênh cung ứng vốn hiệu quả cho nền kinh tế.
(Nguồn: www.tapchiketoan.com)

Vấn đề về vốn đang là một đòi hỏi rất lớn, chủ trương của Đảng và Nhà
nước ta hiện nay về vốn Ngân sách chỉ chi cho việc đầu tư các cơ sở hạ tầng
không có khả năng thu hồi vốn, còn toàn bộ nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh
kể cả đầu tư xây dựng, vốn cố định và vốn lưu động đều phải đi vay, vì vậy nhu
cầu vay vốn của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế trở nên cần thiết. Trong
khi đó, hoạt động tín dụng lại là một trong các hoạt động chủ yếu, nếu hạn chế
cho vay sẽ làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị tổn thất và trì trệ.


Do đó, đứng trước những thử thách và cơ hội trong tiến trình đổi mới, thì việc
nâng cao hiệu quả tín dụng trở nên cần thiết đối với các ngân hàng thương mại
Việt Nam.

Chuyên đề tốt nghiệp

1


GVHD: ThS Thái Minh Hiệp

SVTH: Nguyễn Minh Nhật

Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (DAB), là một trong các ngân hàng
đi đầu trong các hoạt động dịch vụ mới, đang từng bước chuyên nghiệp hóa các
hoạt động của mình, chủ yếu là hoạt động cấp tín dụng. Hiện nay, thị trường
dịch vụ tài chính - ngân hàng đang cạnh tranh hết sức gay gắt. Ngoài các ngân
hàng trong nước vươn lên theo tiến trình hội nhập, còn có nhiều ngân hàng mới
ra đời và sự tham gia của nhiều tập đoàn tài chính lớn. Điều đó bắt buộc DAB
phải chấp nhận cạnh tranh, tìm cho mình một lối đi riêng, để khẳng định thương
hiệu, tính độc đáo của riêng mình. Thông qua việc cho vay, DAB đã góp phần
đẩy mạnh đầu tư, tăng trưởng kinh tế Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh
Bình Định nói riêng. Nhận định được tầm quan trọng này, và với những kiến
thức có được trong quá trình thực tập nghiên cứu tại ngân hàng thương mại cổ
phần Đông Á Chi nhánh Bình Định, nên đề tài “Giải pháp nâng cao chất
lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á Chi nhánh Bình
Định” là thích hợp trong giai đoạn hiện nay của lĩnh vực tài chính – ngân hàng.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu nhất trong hoạt động kinh doanh
của ngân hàng. Song đây cũng là hoạt động có mức rủi ro cao nhất. Do đó, hiệu

quả và chất lượng tín dụng là một yếu tố rất quan trọng. Điều này yêu cầu ngân
hàng phải quản lý, giám sát thường xuyên hoạt động này, nhằm giảm thiểu rủi
ro, nâng cao hiệu quả tín dụng và khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
Vấn đề cần quan tâm là hoạt động tín dụng bị tác động bởi những yếu tố cụ
thể nào. Chính vì thế, mục tiêu nghiên cứu của đề tài sẽ tập trung tìm hiểu, phân
tích chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng như: nguồn vốn,
doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay, cũng như mức nợ quá hạn
của ngân hàng. Từ đó, sẽ tìm các giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
tín dụng của ngân hàng và hạn chế rủi ro.
3. Phạm vi nghiên cứu.
Không gian: tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á chi nhánh Bình Định.
Thời gian: trong khoảng thời gian 2008 – 2010.

Chuyên đề tốt nghiệp

2


GVHD: ThS Thái Minh Hiệp

SVTH: Nguyễn Minh Nhật

Nội dung: phân tích chi tiết các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình hoạt
động tín dụng của ngân hàng.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Thu thập số liệu từ các báo cáo hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong 3
năm 2008-2010.
Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, tỷ lệ, và so sánh để nhận xét,
đánh giá được chính xác hiệu quả tín dụng thực tế của ngân hàng.
Tham khảo thông tin từ internet, sách báo, tạp chí…

5. Kết cấu của Chuyên đề.
Ngoài danh mục bảng biểu, danh mục biểu đồ, mục lục, lời mở đầu, kết luận,
chuyên đề gồm những phần sau.
- Chương 1: Cơ sở lý luận chung về tín dụng ngân hàng.
- Chương 2: Thực trạng tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương
mại cổ phần Đông Á chi nhánh Bình Định.
- Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương
mại cổ phần Đông Á chi nhánh Bình Định.

Chuyên đề tốt nghiệp

3


GVHD: ThS Thái Minh Hiệp

SVTH: Nguyễn Minh Nhật
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng.
1.1.1 Khái niệm.
Tín dụng ngân hàng là sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng
cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định.
Cũng như quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung:
- Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu này sang cho
người sử dụng.
- Sự chuyển nhượng này có thời hạn.
- Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí.
1.1.2. Phân loại tín dụng.

Tín dụng ngân hàng có thể phân thành nhiều loại khác nhau tùy theo những
tiêu thức phân loại khác nhau. Phân loại tín dụng dựa vào các căn cứ sau đây:
1.1.2.1. Theo thời hạn cho vay.
Cho vay ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng. Mục
đích của loại này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động
của các doanh nghiệp, và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.
Cho vay trung hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng
đến 60 tháng. Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ vào tài sản cố định.
Cho vay trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, đổi
mới hoặc cải tiến thiết bị máy móc, mở rộng kinh doanh, xây dựng các dự án có
quy mô nhỏ và thời gian thu hồi nhanh.
Cho vay dài hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở
lên. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho các dự án đầu tư,
xây dựng nhà ở, thiết bị, phương tiện vận tải có qui mô lớn.
1.1.2.2. Theo mục đích của tín dụng.
- Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp.
- Cho vay tiêu dùng cá nhân.
- Cho vay bất động sản.
Chuyên đề tốt nghiệp

4


GVHD: ThS Thái Minh Hiệp

SVTH: Nguyễn Minh Nhật

- Cho vay nông nghiệp.
- Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu.
1.1.2.3. Theo mức độ tín nhiệm của khách hàng.

Cho vay không bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố
hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách
hàng vay vốn để quyết định cho vay.
Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay
như thế chấp, cầm cố của một bên thứ ba nào khác. Sự bảo đảm này là căn cứ
pháp lý để ngân hàng có thêm một nguồn thu nợ thứ hai, bổ sung cho nguồn thu
nợ thứ nhất.
1.1.2.4. Theo phương thức cho vay.
Cho vay từng lần: mỗi lần vay vốn, khách hàng và ngân hàng làm thủ tục
vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. Ngân hàng áp dụng phương thức
cho vay từng lần khi khách hàng vay có nhu cầu vay vốn không thường xuyên.
Mỗi lần có nhu cầu vay vốn, khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo quy định.
Cho vay theo hạn mức tín dụng: ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa
thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ
sản xuất kinh doanh. Cho vay theo hạn mức tín dụng áp dụng đối với khách
hàng vay có nhu cầu vay vốn thường xuyên.
1.1.3. Đối tượng khách hàng.
Ngân hàng xem xét cấp tín dụng đối với khách hàng là tổ chức, cá nhân Việt
Nam và nước ngoài có nhu cầu cấp tín dụng để thực hiện các dự án đầu tư,
phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ
đời sống ở trong nước và ngoài nước.
1.1.4. Điều kiện cho vay.
Ngân hàng xem xét cho vay đối với khách hàng có đầy đủ các điều kiện sau:
- Khách hàng là tổ chức phải có năng lực pháp luật dân sự. Tổ chức nước
ngoài thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân
sự được xác định theo pháp luật Việt Nam.

Chuyên đề tốt nghiệp

5



GVHD: ThS Thái Minh Hiệp

SVTH: Nguyễn Minh Nhật

- Khách hàng là pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự. Cá nhân
nước ngoài khi thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi
dân sự được xác định theo pháp luật Việt Nam.
- Mục đích sử dụng vốn hợp pháp.
- Có khả năng tài chính bảo đảm hoàn trả nợ vay trong thời hạn cam kết.
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có
hiệu quả, phù hợp với qui định của pháp luật.
- Có trụ sở (đối với tổ chức) hoặc có hộ khẩu thường trú, tạm trú (đối với cá
nhân) tại địa bàn cho vay được phân công của Sở Giao dịch, chi nhánh trực
thuộc ngân hàng, các trường cho vay ngoài địa bàn cho vay này phải được
Tổng Giám Đốc chấp thuận.
1.1.5. Các phương thức cho vay.
Tổ chức tín dụng thoả thuận với khách hàng vay vốn về việc áp dụng các
phương thức cho vay như sau:
- Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng thực
hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định
và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất
định.
- Cho vay theo dự án đầu tư: Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để
thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án
đầu tư phục vụ đời sống.
- Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự
án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó, có một tổ chức

tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác.
- Cho vay trả góp: Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và
thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo
nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm
bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất
Chuyên đề tốt nghiệp

6


GVHD: ThS Thái Minh Hiệp

SVTH: Nguyễn Minh Nhật

định. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức
tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.
- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức
tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi
hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại
máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng. Khi
cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải
tuân theo các quy định của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước Việt Nam về phát
hành và sử dụng thẻ tín dụng.
- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa
thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài
khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và
Ngân hàng nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung
ứng dịch vụ thanh toán.
1.1.6. Chức năng và vai trò của tín dụng.

1.1.6.1. Chức năng.

 Phản ánh và kiểm soát đối với các hoạt động kinh tế.
 Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ.
Hoạt động của các trung gian tài chính là tập trung vốn tiền tệ tạm thời nhàn
rỗi, mà nguồn vốn này được phân tán khắp nơi như: doanh nghiệp, cơ quan nhà
nước, cá nhân… trên cơ sở đó cho vay các đơn vị kinh tế và từ đó thúc đẩy nền
kinh tế phát triển.

 Tiết kiệm được lượng tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội.
Đặc trưng cơ bản của tín dụng là sự vận động trên cơ sở hoàn trả và có lợi
tức, nhờ vậy mà hoạt động của tín dụng đã kích thích sử dụng vốn và có hiệu
quả. Khi sử dụng vốn vay ngân hàng, doanh nghiệp còn phải tôn trọng hợp đồng
tín dụng, tức là phải đảm bảo hoàn trả nợ vay đúng thời hạn và tôn trọng các
điều kiện khác đã ghi trong hợp đồng tín dụng, bằng các tác động như vậy đòi
hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm

Chuyên đề tốt nghiệp

7


GVHD: ThS Thái Minh Hiệp

SVTH: Nguyễn Minh Nhật

chi phí sản xuất, tăng vòng quay của vốn, tạo điều kiện để nâng cao doanh lợi
của doanh nghiệp.
1.1.6.2. Vai trò.


 Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả.
 Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa phát triển.
Trong quá trình sản xuất hàng hóa, tín dụng là một trong những nguồn hình
thành vốn lưu động và vốn cố định của các xí nghiệp, vì vậy tín dụng đã góp
phần động viên vật tư hàng hóa đi vào sản xuất, thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ
thuật đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội.

 Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định
trật tự xã hội.
Trong điều kiện nước ta hiện nay, cơ cấu kinh tế còn nhiều mặt mất cân đối,
lạm phát và thất nghiệp vẫn luôn là khả năng tiềm ẩn. Vì vậy thông qua việc đầu
tư tín dụng sẽ góp phần sắp xếp và tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu kinh
tế hợp lý. Mặt khác, thông qua hoạt động tín dụng mà sử dụng nguồn lao động
và nguyên liệu thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, đồng thời giải quyết các
vấn đề xã hội.

 Tín dụng góp phần phát triển các mối quan hệ quốc tế.
Trong điều kiện ngày nay, phát triển kinh tế của một nước luôn gắn liền với
thị trường thế giới, kinh tế “đóng” đã nhường bước cho kinh tế “mở”, vì vậy tín
dụng ngân hàng đã trở thành một trong những phương tiện nối liền với các nền
kinh tế các nước. Đối với các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói
riêng, tín dụng đóng vai trò rất quan trọng trong việc mở rộng xuất khẩu hàng
hóa, đồng thời nhờ nguồn tín dụng bên ngoài để công nghiệp hóa và hiện đại
hóa nền kinh tế.
1.1.7. Bảo đảm tín dụng.
1.1.7.1. Khái niệm.
Bảo đảm tín dụng hay còn được gọi là bảo đảm tiền vay, là việc tổ chức tín
dụng áp dụng các phương pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và
pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Cho nên đây là
Chuyên đề tốt nghiệp


8


GVHD: ThS Thái Minh Hiệp

SVTH: Nguyễn Minh Nhật

phuơng tiện tạo cho chủ ngân hàng có sự đảm bảo rằng có một nguồn vốn khác
để hoàn trả hoặc bảo chi nếu công việc cho vay bị phá sản.
Để đảm bảo tiền vay có hiệu quả đòi hỏi:
- Giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm.
- Tài sản dùng làm bảo đảm nợ vay phải tạo ra được ngân lưu (phải có giá
trị và thị trường tiêu thụ).
- Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền xử lý tài sản dùng làm
bảo đảm tiền vay.
1.1.7.2. Các hình thức bảo đảm tín dụng.

 Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp.
Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp là việc bên vay vốn thế chấp tài sản
của mình cho bên cho vay để đảm bảo khả năng hoàn trả vốn vay:
- Thế chấp bất động sản.
- Thế chấp quyền giá trị sử dụng đất.

 Bảo đảm tín dụng bằng tài sản cầm cố.
Cầm cố tài sản là việc bên đi vay giao tài sản là các động sản, thuộc sở hữu
của mình cho bên cho vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Tài sản cầm cố có thể bao gồm các loại tài sản sau đây:
- Tài sản hữu hình như xe cộ, máy móc, hàng hóa….
- Tiền trên tài khoản tiền gửi hoặc ngoại tệ.

- Giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu….

 Bảo đảm tín dụng bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
Tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản của khách hàng vay mà giá trị tài
sản được tạo ra bởi một phần hoặc toàn bộ khoản vay của ngân hàng. Bảo đảm
tín dụng bằng tài sản hình thành từ vốn vay là việc khách hàng vay dùng tài sản
hình thành từ vốn vay để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chính khoản
vay đó đối với ngân hàng.

 Bảo đảm tín dụng bằng hình thức bảo lãnh.
Bảo lãnh là bên thứ ba cam kết đối với bên cho vay (người nhận bảo lãnh)
sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đi vay (người được bảo lãnh) nếu khi đến
Chuyên đề tốt nghiệp

9


GVHD: ThS Thái Minh Hiệp

SVTH: Nguyễn Minh Nhật

hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng
nghĩa vụ trả nợ.
1.1.8. Quy trình tín dụng.
1.1.8.1. Khái niệm.
Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp
nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho
vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng.
1.1.8.2. Các bước cơ bản trong quy trình tín dụng.
 Bước 1: Tiếp xúc, tìm hiểu và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay

vốn.
Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn. Khách hàng sẽ cung cấp những thông
tin cần thiết dùng thuyết minh cho việc vay vốn. Nhân viên tín dụng sẽ trực tiếp
hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.
 Bước 2: Thẩm định tín dụng.
Sau khi tiếp nhận những hồ sơ do khách hàng cung cấp, nhân viên tín dụng
sẽ tiến hành phân tích, thẩm định những thông tin đó. Ngoài ra, nhân viên tín
dụng cập nhật thêm thông tin thực tế, thông tin thị trường bên ngoài của ngành
nghề mà khách hàng đang kinh doanh để nhằm phục vụ cho công tác thẩm định
thêm chính xác.
 Bước 3: Xét duyệt cho vay.
Nhân viên tín dụng trình báo cáo thẩm định và hồ sơ vay cho trưởng phòng
tín dụng xem xét, kiểm tra, đánh giá lại, sau đó tiến hành thủ tục trình hội đồng
tín dụng xem xét và ra quyết định có cho vay hay không.
 Bước 4: Tiến hành thủ tục công chứng và ký hợp đồng tín dụng.
Sau khi hội đồng tín dụng có quyết định cho vay, nhân viên tín dụng thực
hiện các công việc:
- Lập hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, tiến hành thủ tục công chứng về
việc thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh đảm bảo nợ vay theo đúng quy định của
ngân hàng (nếu có).

Chuyên đề tốt nghiệp

10


GVHD: ThS Thái Minh Hiệp

SVTH: Nguyễn Minh Nhật


- Lập hợp đồng tín dụng, hướng dẫn khách hàng ký tên vào các giấy tờ có
liên quan trong hợp đồng.
 Bước 5: Giải ngân và kiểm tra hồ sơ vay vốn.
Sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký, phòng ngân quỹ căn cứ vào đó để
tiến hành thủ tục giải ngân cho khách hàng
 Bước 6: Thu nợ - Tính lãi – Thu lãi.
Nhân viên giao dịch tính lãi phát sinh, lập phiếu tính và thu lãi cho khách
hàng. Trước khi đến hạn thu nợ, nhân viên tín dụng cần làm việc với khách
hàng, nhắc nhở trả nợ đúng hạn, xem xét tìm hiểu khách hàng có khả năng trả
hết nợ vay nữa hay không, để có thể tìm ra giải pháp kịp thời thu hồi nợ vay
hoặc gia hạn nợ vay.
 Bước 7: Thanh lý hợp đồng tín dụng, lưu trữ hồ sơ tín dụng.
Sau khi thanh lý hợp đồng tín dụng (khách hàng trả hết vốn vay và lãi phát
sinh), nhân viên tín dụng kiểm tra lại số nợ còn thiếu trước khi thanh lý, tránh
có sai sót. Nhân viên tín dụng trình lãnh đạo ký thanh lý hợp đồng tín dụng,
đồng thời thực hiện thủ tục giải chấp tài sản cho khách hàng theo đúng quy định
của ngân hàng (nếu có).
1.1.9. Rủi ro tín dụng.
Rủi ro trong hoạt động tín dụng thường xuyên xảy ra và dẫn đến những tổn
thất lớn cho ngân hàng. Rủi ro tín dụng là rủi ro về tổn thất tài chính (trực tiếp
hoặc gián tiếp) xuất phát từ người đi vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng
hạn theo cam kết hoặc mất khả năng thanh toán, không trả được nợ gốc hoặc
vốn và lãi đầy đủ, đúng hạn. Rủi ro tín dụng là đặc trưng tiêu biểu nhất, dễ xảy
ra nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Trên phương diện quản lý, thì rủi ro tín dụng được chia làm hai loại: rủi ro
kiểm soát được và rủi ro không kiểm soát được. Các ngân hàng thường tập
trung ngăn chặn những rủi ro có thể kiểm soát được, nhưng rủi ro vẫn có thể
xảy ra, điển hình là một số loại rủi ro sau:

Chuyên đề tốt nghiệp


11


GVHD: ThS Thái Minh Hiệp

SVTH: Nguyễn Minh Nhật

 Không thu được lãi đến hạn dẫn đến phải thiếu lãi, nghĩa là đến kỳ hạn trả
lãi mà doanh nghiệp không thể trả được nên ngân hàng phải hoãn lại để chờ thu
vào kỳ sau.
 Không thu được nợ gốc đến hạn dẫn đến phát sinh nợ quá hạn, điền này
sẽ làm ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng, gây thâm hụt vốn.
 Không thu đủ lãi đến hạn dẫn đến lãi đóng băng, thậm chí phải giảm miễn
lãi. Việc này sẽ gây ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng từ thu lãi cho vay,
mà đây lại là nguồn thu nhập chính của ngân hàng.
 Không thu đủ nợ gốc đến hạn dẫn đến nợ gốc không có khả năng thu hồi
và có thể là xóa nợ, đây là rủi ro lớn nhất của ngân hàng . Ngân hàng vừa bị mất
vốn, vừa mất luôn phần lợi nhuận.
1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng.
1.2.1 Khái niệm.
 Doanh số cho vay.
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản cho vay trong năm tài chính, không kể
món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác
định theo tháng, quý, năm.
 Doanh số thu nợ.
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản nợ mà ngân hàng đã thu về trong năm
tài chính, kể cả các khoản khách hàng thanh toán cho toàn bộ hợp đồng hay một
phần hợp đồng.
 Dư nợ.

Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó, ngân hàng hiện còn
cho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về.
Dư nợ cuối năm được tính bằng dư nợ đầu năm cộng cho doanh số cho vay
trừ đi doanh số thu nợ trong năm.
 Nợ quá hạn.
Là chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng của một ngân hàng, nó
phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả cho ngân hàng mà

Chuyên đề tốt nghiệp

12


GVHD: ThS Thái Minh Hiệp

SVTH: Nguyễn Minh Nhật

không có nguyên nhân nào cụ thể, hợp lý. Khi đó ngân hàng sẽ chuyển các
khoản nợ từ tài khoản dư nợ sang tài khoản nợ quá hạn.
1.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng.
 Vốn huy động / Tổng nguồn vốn.
Tỷ số này dùng để đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng. Đối với
ngân hàng thương mại nếu tỷ số này càng cao thì khả năng chủ động của ngân
hàng càng lớn.
Tổng vốn huy động
Vốn huy động / Tổng nguồn vốn

=

x 100%

Tổng nguồn vốn

 Dư nợ / Tổng nguồn vốn.
Tỷ số này được sử dụng để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của ngân
hàng, cho biết tỷ trọng đầu tư vào cho vay của ngân hàng so với tổng nguồn vốn
hay dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn sử dụng
của ngân hàng. Nếu tỷ số này càng cao thì tình hình hoạt động tín dụng của
ngân hàng ổn định và hiệu quả. Ngược lại, ngân hàng đang gặp khó khăn nhất là
khâu tìm kiếm khách hàng.

Dư nợ
Dư nợ / Tổng nguồn vốn

=

x 100%
Tổng nguồn vốn

 Dư nợ / Tổng vốn huy động.
Chỉ tiêu này cho ta biết được có bao nhiêu đồng vốn huy động tham gia vào
dư nợ và khả năng huy động vốn tại địa phương của ngân hàng. Nếu chỉ số này
lớn thì vốn huy động tham gia vào dư nợ càng ít, khả năng huy động vốn của
ngân hàng chưa cao. Nếu chỉ số này càng gần 1 thì càng tốt cho hoạt động của

Chuyên đề tốt nghiệp

13


GVHD: ThS Thái Minh Hiệp


SVTH: Nguyễn Minh Nhật

ngân hàng, điều này chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng có hiệu quả đồng vốn huy
động được.

Dư nợ
Dư nợ / Tổng vốn huy động

=

x 100%
Tổng vốn huy động

 Nợ quá hạn / Dư nợ.
Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng và
chất lượng tín dụng. Nếu tỷ lệ này cao thì chất lượng tín dụng thấp và ngược lại
(thông thường tỷ lệ này đạt dưới mức 5% thì hoạt động tín dụng của ngân hàng
là bình thường).

Nợ quá hạn
Nợ quá hạn / Dư nợ

=

x 100%
Dư nợ

 Hệ số thu nợ.
Chỉ số này thể hiện mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ,

cho biết hiệu quả của công tác quản lý và thu hồi nợ của tổ chức tín dụng, nó
đánh giá khả năng và thiện chí trả nợ của khách hàng. Nếu chỉ số này càng tiến
gần về 1 thì càng tốt cho tổ chức tín dụng.

Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ

=

x 100%
Doanh số cho vay

Chuyên đề tốt nghiệp

14


GVHD: ThS Thái Minh Hiệp

SVTH: Nguyễn Minh Nhật
CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH
2.1. Giới thiệu ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á Chi nhánh Bình
Định.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.
DAB Chi nhánh Bình Định được thành lập vào ngày 26/11/2007.
Địa chỉ : 333 Trần Hưng Đạo, Phường Trần Hưng Đạo, Thành phố
Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định.

ĐT

: 056.3810040

Fax

: 056.3827762

Trải qua hơn 3 năm hình thành và phát triển. Hiện tại, Chi nhánh DAB Bình
Định đã có 3 phòng giao dịch trực thuộc (Phòng Giao dịch chợ khu 6, Phòng
Giao dịch Phú Yên, Phòng Giao dịch Phú Tài), 1 quầy giao dịch 24h hoạt động
ngoài giờ với đầy đủ các chức năng của phòng giao dịch ngay trong trụ sở Chi
nhánh, nhằm nâng cao tiện ích dịch vụ để có thể phục vụ người dân một cách tốt
nhất.
Mạng lưới ATM liên tục mở rộng với số lượng đến cuối 2010 là 21 máy
ATM trên địa bàn tỉnh Bình Định và 10 máy tại tỉnh Phú Yên.
Tổng số nhân sự hiện nay: 66 cán bộ nhân viên.
Về định hướng phát triển trong tương lai, DAB Bình Định tập trung phát
triển về mọi mặt: đẩy mạnh các sản phẩm khách hàng cá nhân như: gửi tiết
kiệm với lãi suất cao,cho vay Hội Liên hiệp phụ nữ; phục vụ chi lương qua thẻ,
phát triển Thẻ Nhà giáo, Thẻ Bác sỹ; vay tiêu dùng cá nhân…
Song song đó, với sự năng động, sáng tạo trong công tác điều hành cộng với
đội ngũ nhân viên đam mê, chuyên nghiệp và đoàn kết, DAB Bình Định tin
tưởng sẽ luôn luôn làm hài lòng tất cả khách hàng đến giao dịch tại Chi nhánh
nhằm nâng cao uy tín và chất lượng dịch vụ hàng đầu của DAB trong hệ thống
các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn.
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh.
Chuyên đề tốt nghiệp

15



GVHD: ThS Thái Minh Hiệp

SVTH: Nguyễn Minh Nhật

- Huy động vốn.
- Cho vay.
- Chuyển tiền.
- Thanh toán quốc tế.
- Dịch vụ thu chi hộ.
- Dịch vụ thẻ ngân hàng.
- Các hoạt động khác (Kinh doanh ngoại tệ, vàng; Dịch vụ thanh toán qua
ngân hàng… ).
2.1.3. Mô hình tổ chức hoạt động tại chi nhánh Bình Định.
2.1.3.1. Mô hình tổ chức.
GIÁM ĐỐC
CHI NHÁNH

PHÓ GIÁM ĐỐC

CÁC PGD
TRỰC
THUỘC

PHÒNG
KHDN

PHÒNG
KHCN


PHÒNG
KẾ TOÁN

PHÒNG
NGÂN QUỸ

PHÒNG
HC - NS

2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng.
a. Ban giám đốc.
Gồm 1 Giám đốc và 1 Phó Giám đốc.
- Giám đốc là người trực tiếp chỉ đạo kinh doanh, hướng dẫn, thực hiện công
việc theo sự ủy quyền của Tổng Giám đốc, chịu trách nhiệm về tất cả hoạt động
kinh doanh của chi nhánh.
- Phó giám đốc phụ trách công tác kinh doanh, công tác kế hoạch và được
giám đốc ủy quyền, ký duyệt mức cho vay theo quy định. Đồng thời, tham mưu
cho giám đốc về tình hình tài chính, kịp thời và chính xác để đưa ra quyết định
kinh doanh.

Chuyên đề tốt nghiệp

16


GVHD: ThS Thái Minh Hiệp

SVTH: Nguyễn Minh Nhật


Ban giám đốc là trung tâm quản lý mọi hoạt động của chi nhánh. Có quyền
quyết định những vấn đề liên quan đến ngân hàng: bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ
luật… các cán bộ, nhân viên ngân hàng. Xét duyệt, thiết lập các chính sách hoạt
động và đề ra chiến lược kinh doanh, đại diện chi nhánh ký hợp đồng với khách
hàng.
b. Các phòng giao dịch trực thuộc.
Gồm phòng giao dịch chợ khu 6, phòng giao dịch Phú Tài, phòng giao dịch
Phú Yên. Các phòng giao dịch đặt ở nhiều nơi nhằm tạo điều kiện cho khách
hàng đến giao dịch một cách thuận lợi hơn, không cần phải đến trực tiếp chi
nhánh (trừ những trường hợp thật sự quan trọng).
c. Phòng khách hàng doanh nghiệp.
Tổ chức triển khai các sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp.
Quản lý, lưu trữ các hồ sơ và chứng từ khác liên quan đến hoạt động tín
dụng doanh nghiệp, quản lý tài khoản và thông tin của khách hàng doanh
nghiệp.
Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo, thống kê kế toán, và thực hiện báo
cáo thống kê về hoạt động tín dụng, thanh toán quốc tế, huy động vốn, kinh
doanh dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp.
Thực hiện các công việc khác liên quan đến việc phát triển quan hệ và chăm
sóc khách hàng doanh nghiệp.
d. Phòng khách hàng cá nhân.
Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân bao gồm các
sản phẩm tín dụng, huy động vốn, thẻ, và các dịch vụ chuyển tiền, chuyển
khoản, thanh toán tự động, chi trả kiều hối… qua các kênh giao dịch của ngân
hàng.
Chịu trách nhiệm chăm sóc khách hàng cá nhân, quản lý và phát triển quan
hệ với khách hàng cá nhân của chi nhánh thông qua việc ghi nhận và giải đáp
các ý kiến thắc mắc của khách hàng cá nhân, tư vấn hướng dẫn khách hàng về
sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.


Chuyên đề tốt nghiệp

17


GVHD: ThS Thái Minh Hiệp

SVTH: Nguyễn Minh Nhật

Quản lý, lưu trữ các hồ sơ và chứng từ, thực hiện báo cáo thống kê cho Giám
Đốc chi nhánh về hoạt động tín dụng, huy động vốn, kinh doanh dịch vụ dành
cho khách hàng cá nhân.
Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về các vấn đề liên quan đến hoạt động
kinh doanh sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân, và tình hình phát
triển quan hệ về chăm sóc khách hàng cá nhân của chi nhánh.
e. Phòng kế toán.
Thực hiện các nghiệp vụ hạch toán, kế toán nội bộ, hạch toán cho các giao
dịch trên Trung tâm giao dịch tự động ABC, ATM và tổng hợp các số liệu kế
toán của chi nhánh.
Theo dõi, hạch toán kịp thời, đầy đủ, nhanh chóng và chính xác các khoản
tạm ứng, phải thu tạm trích, chi phí chờ phân bổ, các khoản phải trả, thu nhập,
chi phí…
Thực hiện thanh toán liên ngân hàng.
Hạch toán kế toán, tham mưu cho ban lãnh đạo về công tác kế toán tài chính,
để có thể xử lý, đánh giá nhiệm vụ, công tác của phòng có chất lượng và hiệu
quả.
f. Phòng ngân quỹ.
Phòng ngân quỹ là nơi thực hiện tham mưu cho Ban Giám Đốc về hoạt động
ngân quỹ, là bộ phận quản lý toàn bộ tiền mặt bằng đồng Việt Nam, ngân phiếu
thanh toán, các loại ngoại tệ, các chứng từ có giá, là nơi lưu trữ toàn bộ chứng

từ, sổ sách, giấy tờ của khách hàng đảm bảo khi vay vốn, thực hiện quản lý tài
sản cầm cố, thế chấp của khách hàng và một số nghiệp vụ liên quan đến chức
năng ngân quỹ:
- Kiểm tra thực thu, thực chi theo chứng từ kế toán.
- Cân đối thanh khoản, điều chỉnh vốn.
- Kinh doanh vàng, đá quý, thu đổi ngoại tệ.
g. Phòng hành chánh – nhân sự.
Phòng hành chánh thực hiện toàn bộ các công việc về hành chánh, tổng hợp
và báo cáo định kỳ tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng cho Ban
Chuyên đề tốt nghiệp

18


GVHD: ThS Thái Minh Hiệp

SVTH: Nguyễn Minh Nhật

Giám Đốc, thực hiện tham mưu cho Ban Giám Đốc về công tác quản lý tuyển
dụng, đào tạo, thực hiện công tác thi đua, các chính sách, chế độ, chăm lo đời
sống cho cán bộ - công nhân viên.
2.1.4. Tình hình hoạt động DAB Bình Định từ năm 2008 – 2010.
DAB Bình Định là một trong những tổ chức kinh doanh về lĩnh vực tiền tệ.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, thì yếu tố lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu
mà ngân hàng luôn hướng tới. Và để gia tăng lợi nhuận, DAB Bình Định luôn
thực hiện tốt công tác quản lý, điều hành, đồng thời đa dạng hóa sản phẩm dịch
vụ nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng. Trong 3 năm qua, tốc độ tăng trưởng
về lợi nhuận của ngân hàng luôn đạt mức ổn định và phát triển.
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh
ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

2008

2009

2010

1. TỔNG THU
- Thu huy động vốn
- Thu HĐ tín dụng
- Thu DVTT – NQ
- Thu khác
2. TỔNG CHI
- Chi huy động vốn
- Chi HĐ tín dụng
- Chi DVTT – NQ
- Chi ĐCV
- Chi phí CB-CNV
- Nộp thuế, lệ phí
- Chi khác
3. LỢI NHUẬN

59.785
28.200
30.885
500
200
51.971
23.800

21.341
800
2.500
1.212
113
2.205
7.814

83.163
39.300
42.327
400
1.136
73.734
30.500
30.283
2.300
3.500
2.434
309
4.408
9.429

90.827
42.996
43.981
635
3.215
78.008
27.884

31.763
4.155
5.120
3.813
351
4.922
12.819

2009/2008
Tuyệt
Tương
Đối
Đối(%)
23.378
39,10
11.100
39,36
11.442
37,05
-100
-20,0
936
468,0
21.763
41,88
6.700
28,15
8.942
41,90
1.500

187,5
1.000
40,0
1.222
100,8
196
173,5
2.203
99,91
1.615
20,67

2010/2009
Tuyệt
Tương
Đối
Đối(%)
7.664
9,22
3.696
9,40
1.654
3,91
235
58,75
2.079
183,0
4.274
5,80
-2.616

-8,58
1.480
4,89
1.855
80,65
1.620
46,29
1.379
56,66
42
13,59
514
11,66
3.390
35,95

(Nguồn: Phòng kế toán)

Qua bảng số liệu trên, ta thấy tổng thu nhập của chi nhánh không ngừng tăng
trưởng. Cụ thể: tổng thu năm 2008 là 59.785 triệu đồng, năm 2009 tổng thu đạt
83.163 triệu đồng, tăng 23.378 triệu đồng so với năm 2008, tốc độ tăng 39,1%.
Đến năm 2010, đạt 90.827 triệu đồng, tăng 7.664 triệu đồng, tốc độ tăng 9,22%
so với năm 2009. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong thời gian qua
nguồn vốn của ngân hàng không ngừng tăng trưởng. Chính sự tăng trưởng này
đã tạo điều kiện cho chi nhánh đẩy mạnh cho vay đối với các thành phần kinh
Chuyên đề tốt nghiệp

19



GVHD: ThS Thái Minh Hiệp

SVTH: Nguyễn Minh Nhật

tế. Bên cạnh đó, do ngân hàng luôn có chính sách phù hợp với cơ chế thị
trường, nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với quy định của ngân hàng nhà nước.
Về chi phí hoạt động: nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng trong lĩnh vực
huy động vốn, chi nhánh đã tăng lãi suất và thực hiện thêm nhiều hình thức huy
động khác. Điều này cũng nhằm để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho các thành
phần kinh tế. Ngoài ra để dịch vụ phục vụ khách hàng luôn nhanh chóng và
thuận tiện, chi nhánh đã nâng cấp, tăng cường thêm các trang thiết bị về kỹ
thuật, huấn luyện cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn, nên trong những
năm qua chi phí hoạt động của chi nhánh cũng tăng dần. Chi phí năm 2008 là
51.971 triệu đồng, năm 2009 là 73.734 triệu đồng, tăng 21.763 triệu đồng, tốc
độ tăng 41,88% so với năm 2008. Qua năm 2010, tổng chi phí là 78.008 triệu
đồng, tăng 4.274 triệu đồng, tốc độ tăng 5,8% so với năm 2009.
Qua số liệu của tổng thu nhập và tổng chi phí hoạt động của chi nhánh, cho
ta thấy được lợi nhuận trong 3 năm qua đều tăng trưởng. Năm 2008, lợi nhuận
đạt 7.814 triệu đồng. Năm 2009 đạt 9.429 triệu đồng, tăng 1.615 triệu đồng, tốc
độ tăng 20,67% so với năm 2008. Đến năm 2010, lợi nhuận đạt 12.819 triệu
đồng, tăng 3.390 triệu đồng so với năm 2009, tốc độ tăng 35,95%.
2.2. Thực trạng tình hình hoạt động tín dụng tại DAB Bình Định.
2.2.1. Tình hình nguồn vốn.

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn
Đvt: triệu đồng
2008

2009
Tỷ


Chỉ tiêu
Số tiền

trọng

(%)
1.VHĐ
36,21
Chuyên đề 92.834
tốt nghiệp
2.VĐC
121.000 47,19
3.VKhác
42.550 16,60
TNV
256.384
100

2010
Tỷ

Số tiền

trọng

108.999
145.885
46.729
301.613


(%)
36,14
48,37
15,49
100

2009/2008
Tỷ

Số tiền

trọng

138.629
201.113
51.979
391.721

(%)
35,39
51,34
13,27
100

2010/2009

Tuyệt

Tương


Tuyệt

Tương

Đối

Đối(%)

Đối

Đối(%)

16.165
24.885
4.179
45.229

17,41
20,57
9,82
17,64

29.630
55.228
5.150
90.108

27,18
20

37,86
11,02
29,88


GVHD: ThS Thái Minh Hiệp

SVTH: Nguyễn Minh Nhật
(Nguồn: Phòng KHCN – KHDN)

Nhìn chung, tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng đều qua 3 năm 2008 – 2009
- 2010. Cụ thể, năm 2008 tổng nguồn vốn là 256.384 triệu đồng, qua năm 2009
là 301.613 triệu đồng, tăng 45.229 triệu đồng so với năm 2008, tăng tương ứng
với tỷ lệ 17,64%. Đến năm 2010, tổng nguồn vốn là 391.721 triệu đồng, tăng
90.108 triệu đồng so với năm 2009, với tốc độ tăng là 29,88%.
Qua những số liệu trên, ta thấy hoạt động của chi nhánh ngày càng phát
triển, quy mô vốn ngày càng tăng qua các năm. Sự tăng trưởng nguồn vốn do
xuất phát từ nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế trong địa bàn tỉnh Bình
Định. Ngoài ra, với chính sách lãi suất huy động hấp dẫn, nên nguồn vốn huy
động từ khách hàng tại chi nhánh luôn có sự phát triển liên tục.
Để đạt được kết quả trên, trong thời gian qua ngân hàng đã áp dụng những
định hướng, chính sách đúng đắn với chế độ lãi suất hấp dẫn, nên đã duy trì
được khách hàng cũ và thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Do đó, nguồn vốn
huy động của chi nhánh có xu hướng ngày càng tăng, và công tác huy động vốn
tại chi nhánh luôn đạt hiệu quả cao.
Ngoài nguồn vốn huy động, thì trong tổng nguồn vốn còn có vốn điều
chuyển. Khi nhu cầu vay vốn của khách hàng tăng lên mà nguồn vốn huy động
tại địa phương lại không đủ đáp ứng, thì nguồn vốn này sẽ hỗ trợ cho chi nhánh
Chuyên đề tốt nghiệp


21


GVHD: ThS Thái Minh Hiệp

SVTH: Nguyễn Minh Nhật

hoạt động liên tục. Nguyên nhân của sự tăng trưởng nguồn vốn này là do nhu
cầu vay vốn của các hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp, hay người dân trong
giai đoạn này tăng cao, trong khi nguồn vốn huy động trên địa bàn không đủ
đáp ứng nhu cầu cho vay của ngân hàng.
2.2.2. Tình hình huy động vốn.
Đối với DAB Chi nhánh Bình Định, vốn huy động là một trong những nguồn
vốn chủ yếu phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Do đó chi nhánh cần nỗ lực đề
ra những chiến lược hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng trong công tác huy động
vốn. Trong đó, lãi suất là một trong các công cụ quan trọng để các ngân hàng
thương mại sử dụng cạnh tranh với nhau. DAB dùng nguồn vốn huy động từ
khách hàng để cho vay lại, đầu tư kinh doanh nhằm mục đích tìm kiếm lợi
nhuận. Vì vậy, nguồn vốn này đóng vai trò quan trọng trong hoạt động cũng
như để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn
Đvt: triệu đồng
2009/2008
Chỉ tiêu

2008

2009


2010

1. TG Tổ chức tín dụng
- Tiền gởi có kỳ hạn

43.933
32.112

50.186
40.756

62.565
50.000

- Tiền gởi không kỳ hạn
2. TG TCKT & CT
- TGTT
- TGTK CKH

11.821
48.901
11.240
36.167

9.430
58.813
13.299
44.056

976

518
92.834

1.051
407
108.999

- TGTK KKH
- Tiền kýđề
quỹtốt
Chuyên
Tổng VHĐ

nghiệp

Tuyệt

2010/2009

Tương

Tuyệt

Tương

Đối
6.253
8.644

Đối(%)

16,89
26,92

Đối
12.379
9.244

Đối(%)
24,67
22,68

12.565
76.064
16.286
58.093

-2.391
9.912
2.059
7.889

-20,23
20,27
18,32
21,28

3.135
17.251
2.987
14.037


33,24
29,33
22,46
31,86

1.226
459
138.629

75
-111
16.165

7,63
-21,42
17,41

175
52
29.630

16,65
12,7422
27,18


GVHD: ThS Thái Minh Hiệp

SVTH: Nguyễn Minh Nhật

(Nguồn: Phòng Kế toán)

Nhìn chung, trong 3 năm qua công tác huy động vốn ở chi nhánh Đông Á
Bình Định đã đạt được thành tựu đáng kể, nguồn vốn huy động tăng trưởng
hàng năm. Chính sự tăng trưởng nguồn vốn này đã góp phần không nhỏ trong
việc mở rộng kinh doanh, phục vụ các thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế địa phương. Cụ thể: nguồn vốn huy động năm 2009 tăng 16.165
triệu đồng, tốc độ tăng 17,41% so với năm 2008. Đến năm 2010, vốn huy động
đã tăng lên 29.630 triệu đồng, tốc độ tăng 27,18% so vớn năm 2009.
Nguồn vốn huy động tại DAB Bình Định bao gồm các khoản tiền gởi sau:
 Tiền gởi của tổ chức tín dụng.
+ Tiền gởi không kỳ hạn.
Trong thời gian qua chi nhánh đã đạt số dư huy động của loại tiền gởi này
như sau: năm 2008 đạt 11.821 triệu đồng, năm 2009 đạt 9.430 triệu đồng, giảm
2.391, triệu đồng so với năm 2008. Năm 2010 đạt 12.565 triệu đồng, tăng 3.135
triệu đồng, tốc độ tăng 33,24% so với năm 2009. Trong năm 2009, số dư huy
động của loại tiền gởi này giảm so với năm trước, nguyên nhân do các tổ chức
tín dụng có nhu cầu gởi tiền loại có kỳ hạn hơn là không kỳ hạn nên loại tiền
gởi này giảm xuống. Đến năm 2010 số dư huy động của tiền gởi không kỳ hạn
tăng lên, cho thấy hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng có nhiều thuận
lợi. Lãi suất loại tiền gởi không kỳ hạn rất thấp (khoảng 0,05%/tháng), vì thế sẽ
giúp cho chi nhánh giảm được chi phí đầu vào.
+ Tiền gởi có kỳ hạn.
Tình hình huy động trong 3 năm qua như sau: năm 2008 đạt 32.112 triệu
đồng, năm 2009 đạt 40.756 triệu đồng, tăng 8.644 triệu đồng, tốc độ tăng
26,92% so với năm 2008. Năm 2010 đạt 50.000 triệu đồng, tăng 9.244 triệu
đồng, tốc độ tăng 22,68% so với năm 2009. Qua sự tăng trưởng của loại tiền gởi
có kỳ hạn, chứng tỏ các tổ chức tín dụng do kinh doanh hiệu quả, thu được
nhiều lợi nhuận, nên có lượng tiền nhàn rỗi tạm thời gởi vào ngân hàng, để được
hưởng lãi suất.

 Tiền gởi của cá thể và tổ chức kinh tế.
Chuyên đề tốt nghiệp

23


GVHD: ThS Thái Minh Hiệp

SVTH: Nguyễn Minh Nhật

+ Tiền gởi thanh toán.
Hình thức huy động này dành cho các đối tượng khách hàng chủ yếu như: cá
nhân hoặc tổ chức có nhu cầu thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Do khoản
tiền gởi này là loại tài khoản không kỳ hạn nên khách hàng có thể rút bất cứ lúc
nào mà không cần báo trước nên ngân hàng rất khó kế hoạch cho việc sử dụng
loại tiền gởi này, vì vậy lãi suất của loại tiền gởi này được trả thấp hơn các loại
khác.
Tình hình huy động tiền gởi thanh toán từ cá thể và các tổ chức kinh tế tại
chi nhánh như sau: năm 2008 đạt 11.240 triệu đồng. Năm 2009 đạt 13.299 triệu
đồng, tăng 2.059 triệu đồng, tốc độ tăng 18,32% so với năm 2008. Đến năm
2010, đạt 16.286 triệu đồng, tăng 2.987 triệu đồng, tốc độ tăng 22,46% so với
năm 2009. Tuy loại tiền gởi này được trả lãi suất thấp hơn các loại khác, nhưng
ta thấy được trong 3 năm qua lượng tiền gởi thanh toán đều tăng. Nguyên nhân
là do khi sử dụng loại tiền này, khách hàng có thể rút bất cứ lúc nào, rất thuận
tiện khi họ có nhu cầu tức thời phải cần rút tiền gấp. Và một phần do đối tượng
sử dụng loại tiền này chủ yếu là cá thể, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế
khác, nên số lượng khách hàng ngày càng tăng.
+ Tiền gởi tiết kiệm.
Tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn.
Loại tiền gởi này được thiết kế chủ yếu dành cho đối tượng khách hàng là

tầng lớp dân cư, cá nhân, hoặc tổ chức có lượng tiền nhàn rỗi muốn gởi vào
ngân hàng vì mục tiêu an toàn và sinh lợi. Vì loại tiền này, khách hàng có thể
rút bất kỳ lúc nào nên chi nhánh phải đảm bảo tồn quỹ để chi trả và khó lên kế
hoạch cấp tín dụng. Do vậy, loại tiền gởi này thường được chi nhánh trả với lãi
suất thấp.
Tình hình huy động tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn tại chi nhánh như sau:
năm 2008 đạt 976 triệu đồng. Năm 2009 đạt 1.051 triệu đồng, tăng 75 triệu
đồng, tốc độ tăng là 7,63% so với năm 2008. Sang năm 2010, số dư huy động
đạt 1.226 triệu đồng, tăng 175 triệu đồng, với tỷ lệ tăng là 16,65% so với năm
2009.
Chuyên đề tốt nghiệp

24


GVHD: ThS Thái Minh Hiệp

SVTH: Nguyễn Minh Nhật

Tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn.
Đối với loại tiền gởi này, khách hàng gởi tiền vì mục đích hưởng lãi, còn đối
với ngân hàng đây là khoản tiền đã được xác định thời gian, ngân hàng dễ dàng
xây dựng kế hoạch cho vay với khoản tiền này. Vì vậy, nó có ý nghĩa quan
trọng, tạo được nguồn vốn ổn định cho ngân hàng. Điều này cho phép ngân
hàng có thể chủ động trong việc đầu tư và cấp tín dụng cho khách hàng.
Tại chi nhánh Đông Á Bình Định, số dư tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn trong 3
năm tăng trưởng khá ổn định. Cụ thể như sau: năm 2008 đạt 36.167 triệu đồng.
Năm 2009 đạt 44.056 triệu đồng, tăng 7.889 triệu đồng, tốc độ tăng 21,28% so
với năm 2008. Năm 2010 đạt 58.093 triệu đồng, tăng 14.037 triệu đồng, tốc độ
tăng 31,86% so với năm 2009. Qua sự tăng trưởng của loại tiền gởi này, chứng

tỏ thu nhập của người dân trong 3 năm qua ngày càng ổn định và phát triển,
nhưng họ lại ít có sự lựa chọn trong việc đầu tư, vì thế họ quyết định đầu tư với
hình thức đơn giản nhất là gởi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất.
+ Tiền ký quỹ.
Để đảm bảo cho việc thanh toán L/C khi đến hạn hay đảm bảo thanh toán
Séc…Ngân hàng thường yêu cầu khách hàng thực hiện ký quỹ. Số tiền ký quỹ
nhiều hay ít tùy thuộc vào quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng. Số tiền này
sẽ được chi nhánh lưu ký vào tài khoản riêng, và khách hàng sẽ không được
hưởng lãi.
Số tiền ký quỹ tại chi nhánh Đông Á như sau: năm 2009 đạt 407 triệu đồng,
giảm 111 triệu đồng, với tỷ lệ giảm tương ứng so với năm 2008 là 21,42%. Năm
2010 đạt 459 triệu đồng, tăng 52 triệu đồng so với năm 2009, tốc độ tăng
12,74%. Trong năm 2009, lượng tiền ký quỹ có giảm nhưng không đáng kể vì
nó không phải là nguồn vốn chính của chi nhánh. Nguyên nhân của việc giảm
này là do việc mua bán giao dịch giữa các khách hàng, được thực hiện thanh
toán qua ngân hàng không nhiều, hoặc họ cho rằng nếu giao dịch trực tiếp với
nhau sẽ thuận tiện, nhanh chóng hơn trong khi mua bán, nên lượng tiền ký quỹ
của khách hàng tại chi nhánh đã giảm xuống.

Chuyên đề tốt nghiệp

25


×