Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

đánh giá hiện trạng tồn dư một số chỉ tiêu kim loại nặng và hóa chất bảo vệ thực vật trong đất trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
………….
 ……………

NGUYỄN VĂN HƯNG

ðÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TỒN DƯ MỘT SỐ CHỈ TIÊU
KIM LOẠI NẶNG VÀ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT
TRONG ðẤT TRÊN ðỊA BÀN HUYỆN THUẬN THÀNH,
TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, 2013
1
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
………….



……………

NGUYỄN VĂN HƯNG

ðÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TỒN DƯ MỘT SỐ CHỈ TIÊU
KIM LOẠI NẶNG VÀ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT


TRONG ðẤT TRÊN ðỊA BÀN HUYỆN THUẬN THÀNH,
TỈNH BẮC NINH

CHUYÊN NGÀNH
MÃ SỐ

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
: 60.44.03.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
TS. CAO KỲ SƠN

HÀ NỘI, 2013
2
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của tôi, những số liệu phản
ánh trong quá trình nghiên cứu trong Luận văni do tôi cùng nhóm cán bộ của Viện
Thổ nhưỡng Nông hóa và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh tiến hành
thực hiện trên ñịa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện Luận văn này ñã
ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn ñã ñược nêu rõ nguồn gốc.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Văn Hưng

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp


ii


LỜI CẢM ƠN
Tong thời gian thực hiện và hoàn thành Luận văn tôt nghiệp, ngoài sự lỗ lực
của bản thân tôi ñã nhận ñược sự ñộng viên, giúp ñỡ tận tình của nhiều cá nhân và
tập thể Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Ninh, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Bắc Ninh, Viện ðào tạo Sau ðại học, Khoa Tài nguyên và Môi trường, Viện Thổ
nhưỡng Nông hóa, UBND huyện Thuận Thành, phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện Thuận Thành. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc và chân thành ñến Thầy
giáo TS, Cao Kỳ Sơn ñã hết mực nhiệt tình giúp ñỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong
suốt quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp.
Nhân dịp này, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn xâu xắc ñến gia ñình và bạn
bè và người thân của tôi ñã luận ủng hộ, ñộng viên và giúp ñỡ tôi trong suất quá
trình học tập và hoàn thiện Luận văn tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày … tháng 10 năm 2013
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Văn Hưng

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp

iii


MỤC LỤC

Lời cam ñoan

ii


Lời cảm ơn

iii

Mục lục

4

Danh mục bảng

6

Danh mục hình

7

MỞ ðẦU

1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

1.1

Môi trường ñất và các nguồn gây ô nhiễm

3


1.1.1

Khái niệm về môi trường ñất

3

1.1.2

Các nguồn gây ô nhiễm

3

1.2

Tổng quan về hóa chất bảo vệ thực vật và ñộc học của một số nhóm thuốc

7

1.2.1

Tổng quan về hóa chất bảo vệ thực vật

7

1.2.2

Tổng quan về ñộc học của một số nhóm hóa chất BVTV

8


1.3

Tình hình nghiên cứu vể hàm lượng KLN trong ñất trên thế giới và
ở Việt Nam.

15

CHƯƠNG 2 ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

18

2.1

ðối tượng nghiên cứu

18

2.2

Nội dung nghiên cứu

18

2.3

Phương pháp nghiên cứu

18


2.3.1

Phương pháp thu thập tài liệu

18

2.3.2

Phương pháp kế thừa

18

2.3.3

Phương pháp ñiều tra và lấy mẫu

18

2.3.4

Phương pháp phân tích mẫu

26

2.3.5

Thống kê, xử lý số liệu

28


CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

29

3.1

29

ðiều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Thuận Thành

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp

4


3.1.1

ðiều kiện tự nhiên

29

3.1.2

Kết cấu hạ tầng

33

3.1.3

ðiều kiện kinh tế - xã hội


34

3.1.4

Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

36

3.2

ðiều tra tình hình hoạt ñộng của các KCN, CCN, làng nghề và trình hình
sản xuất nông nghiệp trên ñịa bàn huyện Thuận Thành

41

3.2.1

Tình hình hoạt ñộng của các KCN, CCN, làng nghề

41

3.2.2

Kết quả ñiều tra về sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật
trong hoạt ñộng của sản xuất ngông nghiệp

44

3.3


Hiện trạng môi trường ñất huyện Thuận Thành

50

3.3.1

ðộ chua (pHKCl và pHH2O)

50

3.3.2

Kim loại nặng

51

3.3.3

Tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong ñất

62

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

76

1

Kết luận


76

2

ðề nghị

76

TÀI LIỆU THAM KHẢO

78

PHỤ LỤC

80

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp

5


DANH MỤC BẢNG
STT
1.1

Tên bảng

Trang


Hàm lượng kim loại nặng trong một số loại phân bón thông thường
hay sử dụng

5

2.1

Vị trí lấy mẫu ñất trên ñịa bàn huyện Thuận Thành

21

2.2

Phương pháp phân tích ñất

27

3.1

Biến ñộng về dân số, lao ñộng qua các năm

34

3.2

Danh mục các KCN và CCN trên ñịa bàn huyện Thuận Thành

39

3.3


Danh mục các làng nghề hoạt ñộng tại huyện Thuận Thành

39

3.4

Mức ñầu tư phân bón và năng suất của một số loại cây trồng chính.

45

3.5

Lượng phân bón theo cơ cấu cây trồng trên 1 ha.

48

3.6

Các loại thuốc BVTV phát hiện tồn dư trong ñất Thuận Thành

63

3.7

Thực trạng tồn dư hoạt chất nhóm lân hữu cơ trong ñất canh tác huyện
Thuận Thành

64


3.8

Lượng tồn dư các hoạt chất nhóm Lân hữu cơ trong các mẫu phát hiện

65

3.9

Thực trạng tồn dư các hoạt chất Permethrin trong ñất canh tác

67

3.10

Lượng tồn dư các hoạt chất Permethrin trong các mẫu phát hiện

68

3.11

Thực trạng tồn dư hoạt chất Hexaconazole trong ñất canh tác huyện
Thuận Thành

69

3.12

Lượng tồn dư các hoạt chất Hexaconazole trong các mẫu phát hiện

70


3.13

Mức ñộ tồn dư hoạt chất Propargite trong mẫu ñất ñược phát hiện trên
ñịa bàn huyện Thuận Thành.

71

3.14

Lượng tồn dư các hoạt chất Propargite trong các mẫu phát hiện

72

3.15

Thực trạng tồn dư hoạt chất nhóm thuốc mới trong ñất canh tác huyện

3.16

Thuận Thành

73

Lượng tồn dư các hoạt chất nhóm thuốc mới trong các mẫu phát hiện

73

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp


6


DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

3.1

pHH2O ñất tầng mặt ở 100 ñiểm nghiên cứu

51

3.2

Hàm lượng ñồng trong ñất tầng mặt ở 100 ñiểm nghiên cứu

52

3.3

Hàm lượng chì trong ñất tầng mặt ở 100 ñiểm nghiên cứu

54

3.4


Hàm lượng Cd trong ñất tầng mặt ở 100 ñiểm nghiên cứu

55

3.5

Hàm lượng As trong ñất tầng mặt ở 100 ñiểm nghiên cứu

57

3.6

Hàm lượng Zn trong ñất tầng mặt ở 100 ñiểm nghiên cứu

58

3.7

Hàm lượng Hg trong ñất tầng mặt ở 100 ñiểm nghiên cứu

59

3.8

Hàm lượng Mn trong ñất tầng mặt ở 100 ñiểm nghiên cứu

61

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp


7


MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
ðất là nguồn tài nguyên không thể tái tạo là tài nguyên vô cùng quý giá, con
người sử dụng tài nguyên ñất vào hoạt ñộng sản xuất nông nghiệp ñể ñảm bảo
nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp ñộ gia tăng
dân số, tốc ñộ phát triển công nghiệp và hoạt ñộng ñô thị hóa như hiện nay thì diện
tích ñất canh tác ñang ngày một thu hẹp, chất lương ñất ñang ngày một suy thoái. Ở
Việt Nam, vấn ñề ô nhiễm ñất dẫn ñến suy thoái ñất ñang ngày càng trở nên nghiêm
trọng, ñặc biệt ô nhiễm Kim loại nặng (KLN), hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV)
trong ñất vì nó ảnh hưởng trực tiếp ñến sức khỏe con người và cây trồng.
Ô nhiễm KLN trong ñất do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do hoạt
ñộng của con người ñã thải vào ñất chất thải rắn, nước thải hay khí thải của các hoạt
ñộng công nghiệp, giao thông vận tải, các khu dân cư, hóa chất BVTV và phân hóa
học ... Sự phát triển của các làng nghề thủ công kèm với việc sử dụng hóa chất và
hầu hết các làng nghề hiện nay ñều không có biện pháp xử lý chất thải cũng như
nước thải gây ô nhiễm môi trường trong ñó có môi trường ñất.
Là tỉnh cửa ngõ của Thủ ñô Hà Nội, Bắc Ninh có nền kinh tế ñang trong quá
trình phát triển nhanh, mạnh với ñịnh hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ñến năm
2020 theo hướng công nghiệp hóa, hiện ñại hóa. Trong những năm qua trên ñịa bàn
tỉnh ñã quy hoạch và phát triển nhiều Khu công nghiệp tập trung (KCN), Cụm công
nghiệp (CCN) và các làng nghề truyền thống. Mục tiêu mà ðại hội ðảng bộ lần thứ
17 của tỉnh ñề ra và ñịnh hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Bắc
Ninh phấn ñấu ñến năm 2015 trở thành tỉnh công nghiệp. ðến năm 2020, toàn tỉnh
sẽ có 17 KCN tập trung, 43 CCN vừa và nhỏ (trong ñó có 15 CCN cho các làng
nghề), 80 làng nghề (2010) và 120 làng nghề (vào năm 2015).
Ngoài ra, Bắc Ninh còn là tỉnh có trình ñộ thâm canh nông nghiệp tương ñối
cao, là thành phố vệ tinh của Thủ ñô Hà Nội. Các mặt hàng nông sản của tỉnh chủ

yếu ñáp ứng cho nhu cầu của thành phố Hà Nội. ðồng nghĩa với quá trình phát triển
mạnh về nông nghiệp ñó dẫn ñến môi trường ñất cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng

1
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp


do quá trình bón hóa học và sử dụng thuốc BVTV gây nên.
Thuận thành là một huyện tiêu biểu của Bắc Ninh ñang phát triển công
nghiệp với tốc ñộ tương ñối cao và phát triển về nông nghiệp cũng rất mạnh. Xuất
phát từ những vấn ñề trên, với mong muốn giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ñề tài:
“ðánh giá hiện trạng tồn dư một số chỉ tiêu kim loại nặng và hóa chất bảo vệ
thực vật trong ñất trên ñịa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh” ñược tiến
hành nghiên cứu là rất cần thiết.
2. Mục dích và yêu cầu nghiên cứu của ñề tài
2.1. Mục ñích
ðánh giá hiện trạng tồn dư một số chỉ tiêu kim loại nặng và hóa chất bảo vệ
thực vật trong ñất tại một số khu công nghiệp và một số cơ cấu cây trồng trên ñịa
bàn một số xã của huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
2.2. Yêu cầu
- ðánh giá hiện trạng tồn dư một số chỉ tiêu kim loại nặng và hóa chất bảo vệ
thực vật trong ñất tại một số khu công nghiệp và một số cơ cấu cây trồng trên ñịa
bàn một số xã của huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
- ðánh giá hiện trạng tồn dư một số chỉ tiêu kim loại nặng và hóa chất bảo vệ
thực vật trong ñất dưới tác ñộng của một số KCN, CCN.
- ðánh giá hiện trạng tồn dư một số chỉ tiêu kim loại nặng và hóa chất bảo vệ
thực vật trong ñất dưới tác ñộng của một số các làng nghề.
- ðánh giá hiện trạng tồn dư một số chỉ tiêu kim loại nặng và hóa chất bảo vệ
thực vật trong ñất dưới tác ñộng của một số cơ cấu cây trồng trên ñịa bàn một số xã.


2
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Môi trường ñất và các nguồn gây ô nhiễm
1.1.1. Khái niệm về môi trường ñất
Ô nhiễm môi trường ñất là hậu quả các hoạt ñộng của con người làm thay ñổi các
nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong ñất.
Môi trường ñất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền
móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con
người. ðất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên ñất vào
hoạt ñộng sản xuất nông nghiệp ñể ñảm bảo nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm
cho con người. Nhưng với nhịp ñộ gia tăng dân số và tốc ñộ phát triển công nghiệp
và hoạt ñộng ñô thị hóa như hiện nay thì diện tích ñất canh tác ngày càng bị thu hẹp,
chất lượng ñất ngày càng bị suy thoái, diện tích ñất bình quân ñầu người giảm.
Ô nhiễm ñất xảy ra khi ñất bị nhiễm các chất hóa học (hàm lượng vượt quá
giới hạn thông thường) do các hoạt ñộng của con người như khai thác khoáng sản,
sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều,...
hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm. Phổ biến nhất trong các loại chất ô nhiễm
ñất là hydrocacbon, kim loại nặng, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu và các hydrocacbon
clo hóa.
1.1.2. Các nguồn gây ô nhiễm
1.1.2.1. Nguồn thải công nghiệp, làng nghề, sinh hoạt, giao thông
Hiện nay, Khu công nghiệp Thuận Thành 3 ñã ñầu tư hệ thống xử lý nước
thải tập trung và ñã ñi vào vận hành; CCN Xuân Lâm ñã ñầu tư song hệ thống xử lý
nước thải tập trung nhưng ñến nay hệ thống ñã ngừng không hoạt ñộng, các làng
nghề trên ñịa bàn huyện Thuận Thành ñều không ñầu tư xây dựng hệ thống xử ly
nước thải tập trung nên lượng nước thải của các làng này vẫn xả trực tiếp ra môi
trường xung quanh.

Lượng chất thải rắn phát sinh hàng ngày trên ñịa bàn huyện Thuận Thành có
xu hướng gia tăng mỗi ngày, cả huyện phát sinh khoảng 25 tấn/ngày. Trung bình

3
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp


mỗi năm chất thải rắn sinh hoạt tăng 10 %, chất thải rắn công nghiệp tăng 12 %,
chất thải y tế tăng 6 %. Lượng chất thải rắn công nghiệp và y tế tuy phát sinh không
lớn nhưng lại là nguồn chất thải chứa nhiều nguy cơ gây tác hại cho sức khỏe con
người và môi trường xung quanh, nếu không ñược xử lý ñảm bảo an toàn.
Việc xử lý rác thải ở huyện Thuận Thành chủ yếu là chôn lấp hoặc ñổ trực
tiếp ra các bãi rác lộ thiên gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Từ năm 2010,
ñược sự quan tâm của UBND tỉnh ñã ñầu tư cho cả huyện Thuận Thành 99 ñiểm tập
kết rác thải sinh hoạt ( cả tỉnh 601 ñiểm tập kết rác thải sinh hoạt), rác thải sinh hoạt
tại các thôn ñược vận chuyển về các ñiểm tập kết và ñịnh kỳ sẽ có se chuyên dụng
ñến vận chuyển về khu xử lý chung của cả tỉnh. Ngoài ra ý thức của một số hộ dân
còn chưa cao nên vẫn ñổ trực tiêp ra các khu vực công cộng và lộ thiên (ao, ngòi,
ven ñường …).
Khói bụi từ các hoạt ñộng sản xuất kinh doanh ngưng tụ cũng là nguyên nhân
của ô nhiễm ñất. Ví dụ, các vùng ñất gần các nhà máy sản xuất hóa chất phopho,
flo, luyện kim,… dễ bị ô nhiễm vì khói bụi, hàm lượng flo chứa trong khoáng chất
photpho sử dụng ở các nhà máy phân hóa học thường là 2 - 4 %, nếu khí thải không
ñược xử lý thích ñáng, có thể làm cho một vùng hàng ngàn km2 ñất xung quanh bị ô
nhiễm flo nặng. Ở gần các xưởng luyện kim, vì trong khí thải có chứa lượng lớn các
chất chì, cadimi, crom, ñồng,… nên vùng ñất xung quanh sẽ bị ô nhiễm bởi những
chất này. ðất ở 2 bên ñường, thường có hàm lượng chì tương ñối cao là sản phẩm
của khí thải ñộng cơ.
1.1.2.2. Sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật
ðây là 2 loại chất quan trọng trong nông nghiệp, nếu sử dụng thích hợp sẽ có

hiệu quả rõ rệt ñối với cây trồng. Nhưng nó cũng là con dao 2 lưỡi, sử dụng không
ñúng sẽ lợi bất cập hại, một trong số ñó là ô nhiễm ñất. Nếu bón quá nhiều phân hóa
học là hợp chất nitơ, lượng hấp thu của rễ thực vật tương ñối nhỏ, ñại bộ phận còn
lại lưu lại trong ñất, qua phân giải chuyển hóa, biến thành muối nitrat trở thành
nguồn ô nhiễm cho mạch nước ngầm và các dòng sông.
Sử dụng phân bón cũng làm tích lũy kim loại nặng trong ñất do kim loại nặng
có khá nhiều trong sản phẩm dùng làm phân bón. Mặt khác khi ñất ñã bão hòa các chất

4
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp


chúng sẽ xâm nhập vào nguồn nước, khí quyển và gây ô nhiễm môi trường. Hậu quả là
hiện nay tình trạng chua hóa ở tầng canh tác rất phổ biến, ngay cả những nơi ñất phì
nhiêu và có tập quán thâm canh do sử dụng lâu dài phân khoáng.
Bảng 1.1. Hàm lượng kim loại nặng trong một số loại phân bón
thông thường hay sử dụng
Một số dạng phân bón thông thường, mg/kg
Nguyên tố
Bùn thải

Phân chuồng

Phân lân

Vôi

Phân ñạm

As


2 - 26

3 - 25

2 - 1.200

0,1 - 24,0

2,2 - 120

Cd

2 - 1.500

0,3 - 0,8

0,1 - 170

0,04 - 0,1

0,05 - 8,5

Cr

20 - 40.600

5,2 - 55

66 - 245


10 - 15

3,2 - 19

Co

2 - 260

0,3 - 24

1 - 12

0,4 - 3

5,4 - 12

Cu

5 - 3.300

2 - 60

1 - 300

2 - 125

< 1 - 15

Hg


0,1 - 55

0,09 - 0,2

0,01 - 1,2

0,05

0,3 - 2,9

Ni

16 - 5.300

7,8 - 30

7 - 38

10 - 20

7 - 34

Pb

50 - 3.000

6,6 - 15

7 - 225


20 - 1.250

2 - 27

Zn

700 - 49.000

15 - 250

50 - 1.450

10 - 450

1 - 42

( Nguồn: Lê Văn Khoa, 2004)
Cùng với sự tăng lên về số lượng sử dụng phân hóa học, thì ñộ sâu và ñộ
rộng của loại ô nhiễm này ngày càng nghiêm trọng.
Hiện nay, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) ở nước ta ñang gia
tăng một cách ñáng báo ñộng về cả số lượng và chủng loại. Các thuốc BVTV dùng
ñể diệt sâu hại là một yếu tố quan trọng góp phần làm tăng sản lượng cây trồng và
giảm các thiệt hại trước thu hoạch. Nhưng bên cạnh những mặt lợi có thể nói thuốc
BVTV ít hay nhiều ñều gây ñộc hại ñối với sức khỏe con người, gia súc và môi
trường sống.
Hóa chất BVTV cũng là một nguồn ñưa KLN vào ñất, nhiều loại thuốc trừ
sâu, diệt nấm và vật gây hại cho mùa màng có chứa các muối KLN rất ñộc, ví dụ:

5

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp


HgCl2 và các hợp chất hữu cơ có chứa Hg, CuSO4, Na3ASO4 (gặp ở thuốc diệt côn
trùng và một số ñộng vật không xương), ñặc ñiểm có thời gian phân hủy chậm 6
tháng ñến 2 năm, nó có thể tạo nên một dư lượng ñáng kể trong ñất và bị lôi cuốn
vào chu trình ñất, nước, cây trồng, vật nuôi và con người, gây nên hiện tượng mất
cân bằng ñối với vi sinh vật và sinh học trong ñất.
Các loại thuốc trừ sâu ñều có tính ñộc cao. Trong quá trình dùng thuốc,
một lượng thuốc nào ñó có thể ñi vào trong thân cây, quả hoặc bám chặt trên lá,
quả. Người và ñộng vật ăn phải các loại nông sản này có thể bị ngộ ñộc nhẹ hoặc
có thể gây tử vong. Do sự hiểu biết hạn chế, một số nông dân không tuân thủ ñầy
ñủ các quy ñịnh về sử dụng, bảo quản thuốc BVTV, có người cất thuốc vào chạn,
vào tủ quần áo, ñã gây nên những trường hợp ngộ ñộc, thậm chí chết do ăn nhầm
phải thuốc.
Hiện nay, khối lượng thuốc bảo vệ thực vật thương phẩm sử dụng không
ngừng tăng lên, hiện dao ñộng trong khoảng 35.000 - 42.000 tấn (Số liệu của Viện
Bảo vệ Thực vật, năm 2008). Một thống kê khác của Bộ Y tế cho biết, từ năm 1999
ñến tháng 8/2004, trên toàn quốc ñã xảy ra 1.245 vụ ngộ ñộc thực phẩm với số bệnh
nhân 28.014 người, trong ñó có 333 trường hợp tử vong. Một trong những nguyên
nhân cơ bản là ngộ ñộc hóa chất, chiếm từ 11 - 25 %.
Theo số liệu của Chi cục bảo vệ thực vật Bắc Ninh cung cấp, tính trung bình
cho một năm ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh sử dụng hết 120 - 160 tấn hóa chất bảo
vệ thực vật trên 120.000 ha ñất canh tác trong ñó thuốc trừ sâu chiếm 68,33 - 82,20 %;
thuốc trừ bệnh chiếm 12,6 - 15,5 %; thuốc trừ cỏ chiếm 3,3 - 11,9 %. Tại các vùng
thâm canh rau như: Hòa ðình, Vũ Ninh, Khả Lễ,... lượng hóa chất bảo vệ thực vật và
phân hóa học còn sử dụng cao gấp 3 - 5 lần các vùng trồng lúa. Các loại thuốc trừ sâu
ñược nông dân dùng phổ biến là Padan, basulin, hirisantox,... Các loại thuốc trừ cỏ,
thuốc diệt chuột và các thuốc khác hiện ñược sử dụng với số lượng ngày càng tăng.
Các nhóm thuốc chính thuộc nhóm clo hữu cơ không còn xuất hiện trên thị trường,

nhóm cacbonat chiếm 10 % thị phần và 70 % là các loại thuốc tổng hợp (thuốc có ñặc
tính sinh học thân thiện với môi trường), 10 % còn lại là các loại thuốc khác như các
thuốc trừ nấm: fusion, validacin,...

6
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp


1.2. Tổng quan về hóa chất bảo vệ thực vật và ñộc học của một số nhóm thuốc
1.2.1. Tổng quan về hóa chất bảo vệ thực vật
Việc sử dụng hóa chất BVTV ñặc biệt là thuốc trừ sâu là một trong những
nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ñất ở vùng sản xuất nông nghiệp. Khi phun
thuốc trừ sâu, bệnh, cỏ dại, thuốc sẽ tạo thành một lớp mỏng trên bề mặt vật ñược
phun (lá cây, trái cây, thân cây, mặt ñất, nước) và một lớp chất lắng gọi là dư lượng
ban ñầu của thuốc. Qua một thời gian, dưới tác ñộng của các yếu tố vật lý (ánh
sáng, nhiệt ñộ,...) và của các sinh vật sống. Lớp chất lắng của thuốc có những biến
ñổi gọi là dư lượng của thuốc. Một phần khác là dung môi, chất mang tải và các phụ
gia khác. Dư lượng của các loại hợp chất BVTV có thể tồn tại trên bề mặt, lớp ñất
mặt hoặc di chuyển xuống các lớp ñất sâu, ñược rửa trôi xuống mương, ao, hồ, sông
hay thâm nhập xuống mạch nước ngầm làm ô nhiễm nguồn nước. Các hợp chất
BVTV xâm nhập vào cơ thể tích tụ lâu dài sẽ gây bệnh ung thư, tổn thương bộ máy
di truyền, gây sự vô sinh ở nam và nữ, giảm khả năng ñề kháng của cơ thể, mắc các
bệnh về thần kinh như giảm trí nhớ, bệnh tâm thần,... ðặc biệt thuốc trừ sâu làm cho
trẻ em thiếu oxy trong máu, suy dinh dưỡng, giảm chỉ số thông minh, chậm biết
ñọc, biết viết. Ngoài các vấn ñề sức khỏe con người, hàng năm thuốc BVTV còn
gây ra hàng chục ngàn vụ ngộ ñộc ở gia súc, thú nuôi. Các sản phẩm thịt, trứng,
sữa,... cũng có thể nhiễm thuốc BVTV và gây ra thiệt hại kinh tế rất lớn.
Có rất nhiều loại thuốc BVTV như: thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ,
thuốc trừ ốc sên, thuốc trừ nhện hại cây, thuốc trừ chuột, thuốc trừ tuyến trùng, thuốc
ñiều hòa sinh trưởng,... Trong ñó, nếu phân theo gốc hóa học thì thuốc trừ sâu gồm

các gốc hóa học chính như Clo hữu cơ, Lân hữu cơ, Carbamate, Cúc tổng hợp
(Pyrethroid), thuốc thảo mộc, thuốc vi sinh, thuốc ñiều hòa sinh trưởng côn trùng và
nhóm khác; thuốc trừ bệnh gồm nhóm thuốc vô cơ (ñồng, lưu huỳnh, thủy ngân) và
nhóm thuốc hữu cơ (có nhiều gốc hóa học như Lân hữu cơ, Carbamate,
Dithiocarbamate, Triazole, thuốc sinh học); thuốc trừ cỏ gồm nhóm thuốc vô cơ
(Sulfat ñồng, Natri Clorat) và nhóm thuốc hữu cơ (có nhiều gốc hóa học như
Acetamic, Lân hữu cơ, Phenoxy, Phenylure, Triazin); thuốc trừ chuột gồm nhóm vô
cơ (Thạch tín, Phốt phua kẽm), nhóm hữu cơ (chủ yếu các chất chống ñông máu như

7
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp


Wafarin, Brodifacoum) và nhóm vi sinh (chủ yếu vi khuẩn Sanmonella); thuốc ñiều
hòa sinh trưởng thực vật (gồm các nhóm chủ yếu là Auxin, Gibberellin, Cytokinin,
Ethrel và các chất ức chế sinh trưởng),...
1.2.2 Tổng quan về ñộc học của một số nhóm hóa chất BVTV
1.2.2.1. Nhóm lân hữu cơ
Nhóm lân hữu cơ cũng có tác dụng mạnh ñối với côn trùng và thực vật có
hại. Hóa chất bảo vệ thực vật lân hữu cơ thường ñược dùng với nồng ñộ thấp, thời
gian tồn tại trên cây trồng ngắn và ñược phân hủy rồi ñào thải nhanh khỏi cây trồng.
Khi phân hủy, nó thường tạo ra các sản phẩm ít ñộc hoặc không ñộc. ðối với người
và gia súc ít có khả nǎng tích lũy. Thường ñược ñào thải nhanh sau 1 - 2 tuần. ðáng
chú ý là hóa chất bảo vệ thực vật lân hữu cơ có tính chuyển hóa nhanh trong cơ thể
ñộng vật có xương sống nên nó thường gây tác dụng ñộc lên hệ thần kinh, làm tê
liệt men axetyl cholinesteraza và gây ngộ ñộc cấp tính.
Hoạt chất thuộc nhóm lân hữu cơ phát hiện trong ñất huyện Thuận Thành có
Chlorpyrifos và Fenitrothion.
Chlorpyrifos (C9H11Cl3NO3PS) là thuốc trừ sâu phổ rộng, có tác ñộng tiếp
xúc, vị ñộc và xông hơi. Trừ sâu hại miệng nhai và chích hút trên vườn cây, sâu

khoang trên rau ñậu, sâu ñục thân lúa, rệp sáp,...
Chlorpyrifos có ñộc tính ở mức trung bình cho con người. Ngộ ñộc từ
chlorpyrifos có thể ảnh hưởng ñến hệ thống thần kinh trung ương, hệ thống tim
mạch và hệ thống hô hấp. Nó cũng là một chất kích thích da và mắt. Nghiên cứu ở
người cho rằng da hấp thụ các chlorpyrifos là hạn chế. Các triệu chứng nhiễm ñộc
cấp tính bao gồm: tê, cảm giác ngứa ran, nhức ñầu, chóng mặt, run, ñau bụng buồn
nôn, ñổ mồ hôi, mờ mắt, khó thở hoặc suy hô hấp, nhịp tim chậm. Liều cao có thể
dẫn ñến bất tỉnh, không kiểm soát và co giật hoặc tử vong.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng chlorpyrifos không ảnh hưởng ñến sinh sản.
Trong hai nghiên cứu gần ñây cho thấy không có tác dụng ảnh hưởng của
chlorpyrifos ñến sinh sản ñộng vật ở mức ñộ liều lên ñến 1,2 mg/kg/ngày. Trong
một nghiên cứu khác cho thấy ở ba thế hệ chuột cho ăn ở liều lượng 1 mg/kg/ngày
cũng không ảnh hưởng ñến sinh sản. Trong một nghiên cứu khác, trong ñó những

8
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp


con chuột ñược cho ăn 1,0 mg/kg/ngày ở hai thế hệ, tác ñộng duy nhất quan sát
ñược một sự tăng ñáng kể gây chết cho chuột mới ñẻ.
Chlorpyrifos dễ hấp thụ vào máu qua ñường tiêu hóa nếu ăn phải, qua phổi
nếu hít vào, hoặc qua da khi da tiếp xúc. Ở người, chlorpyrifos và chất chuyển hóa
chính của nó ñược loại bỏ nhanh chóng. Sau ăn uống chlorpyrifos 90 % ñược bài
tiết trong nước tiểu và 10 % ñược bài tiết trong phân. Không có bằng chứng cho
thấy chlorpyrifos là gây ung thư. Khi nghiên cứu trên chuột bạch, không thấy sự gia
tăng tỷ lệ mắc các khối u khi chuột ñược cho ăn 10 mg/kg/ngày trong 104 tuần, và
cũng không thấy khi cho chuột ăn 2,25 mg/kg/ngày trong 105 tuần.
Thời gian bán phân hủy của chlorpyrifos ở mức trung bình trong ñất,
thường là từ 60 ñến 120 ngày, nhưng cũng có thể từ 2 tuần ñến hơn 1 năm, tùy
thuộc vào tính chất ñất và các ñiều kiện khác. Nhìn chung, thời gian bán phân hủy

của chlorpyrifos trong ñất là 11 - 141 ngày ở các loại ñất khác nhau về kết cấu từ
cát ñến thịt pha sét và sét, pH ñất từ 5,4 - 7,4. Chlorpyrifos ít tồn dư trong các loại
ñất kiềm. Thời gian bán phân hủy của chlorpyrifos khoảng 15 ngày trong ñất giàu
mùn và 58 ngày trong ñất sét ở ñiều kiện kỵ khí. Chlorpyrifos hấp phụ trong ñất
phụ thuộc vào quá trình thủy phân và mật ñộ vi sinh vật. Chlorpyrifos bám hút
mạnh mẽ với các hạt ñất và không dễ dàng hòa tan trong nước và ít có khả năng bị
rửa trôi làm ô nhiễm nước ngầm.
Fenitrothion (C9H12NO5PS) có dạng nhũ dầu, màu vàng nâu, mùi hôi; Hoạt
chất này ñược sử dụng ñể phòng trừ nhiều loại sâu miệng nhai và chích hút như: sâu
ñục thân, sâu ñục quả, sâu ăn lá, rệp muội, bọ xít, bọ trĩ, rệp sáp, cào cào, .. hại lúa,
ñậu ñỗ, rau, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, ngoài ra còn dùng vào
bảo vệ kho tàng, diệt các loại côn trùng bảo vệ cho người, gia súc, các môi giới
truyền bệnh như ruồi, muỗi, kiến, gián, …
Thuốc trừ sâu kỹ thuật chứa Fenitrothion ở dạng lỏng, màu vàng nhạt, tỉ
trọng 1,328, không tan trong nước, tan trong nhiều dung môi hữu cơ như
dichloromethane, propanol, toluene, hexane. Thủy phân trong môi trường kiềm.
Hoạt chất này thuộc nhóm ñộc II. LD50 qua miệng là 250mg/kg. LD50 qua da
2500mg/kg. ñộc trung bình với cá (LD50=1,7-3,8ppm), ñộc với ong. Trong môi

9
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp


trường; Fenitrothion bị phân hủy nhanh, không ñể lại dư lượng trong ñất, nước lâu
dài. Trong cây trồng Fenitrothion cũng nhanh chóng bị phân hủy. Dư lượng tối ña
với rau, quả, chè ñen 0,5, khoai tây 0,05, bột mì 1,0mg/kg. thời gian cách ly 7 ngày
với cà chua, lúa mì, 14 ngày với cam, chanh, bưởi, táo, 21 ngày ñối với lúa, nho, rau
ăn lá, ñậu, hành, trà.
1.2.2.2 Nhóm Chlor hữu cơ
Do có hiệu lực trừ sâu lớn chưa từng có so với các thuốc trừ sâu vô cơ và thảo

mộc trước ñó, các thuốc trừ sâu Chlor hữu cơ ñã ñược sản xuất và sử dụng với một
qui mô lớn, ñánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ của ngành Hóa bảo vệ thực vật.
Công thức hóa học có chứa: Cl, C, H, O, S,... Thuốc kỹ nghệ thường có dạng rắn,
không tan hoặc ít tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ và thường có
mùi hôi khó chịu. Các thuốc Chlor hữu cơ thường có ñộ bền hóa học lớn, tồn tại lâu
dài ngay cả ñiều kiện ngoài ñồng, phần lớn ñều bị phân hủy trong môi trường kiềm.
Các thuốc trừ sâu thuộc nhóm Chlor hữu cơ có những ñặc ñiểm chính sau:
* Ưu ñiểm:
- Quy trình sản xuất tương ñối ñơn giản, giá thành của chế phẩm thấp, dễ chế
biến hoạt chất thành nhiều dạng chế phẩm khác nhau. Do ñó, dễ sử dụng trên nhiều
loại cây trồng và những ñiều kiện ñồng ruộng khác nhau.
- Các thuốc này thường có phổ tác ñộng rộng, hiệu lực khá cao, thời gian
hiệu lực dài thích hợp cho việc phòng trị ngoài ñồng, nhất là ñối với các loại cây
công nghiệp. ðộ bền hóa học lớn trong những ñiều kiện thông thường nên dễ bảo
quản tồn trữ.
* Nhược ñiểm:
- Do ñộ bền hóa học lớn nên thuốc dễ lưu lại trong ñất ñai, cây trồng, nông
sản, thực phẩm. Chúng làm cho môi trường bị ô nhiễm trong một thời gian lâu dài.
Thời gian phân giải 95% hoạt chất trong ñiều kiện tự nhiên của DDT là 10 năm;
Lindane là 6,5 năm; Diendrin là 8 năm; Clodan là 3,5 năm. Bả thuốc lưu tồn không
những làm cho phẩm chất, hình thức của nông sản xấu ñi mà còn gây ñộc cho người
hay gia súc sử dụng nông sản ñó, như BHC thường ñể lại mùi khó chịu trên nông
sản như khoai tây, rau ñậu,..

10
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp


- Có khả năng gây trúng ñộc tích lũy mạnh. Qua sự tiếp xúc với thuốc nhiều
lần hay qua chuỗi thức ăn hàm lượng thuốc trong cơ thể, chủ yếu trong mô mỡ tăng

lên rất nhiều; ñến một lượng nào ñó nó biểu hiện các triệu chứng ngộ ñộc hiểm
nghèo như: ung thư, quái thai,...
- Khi sử dụng một loại thuốc Chlor hữu cơ ở tại một ñịa phương trong nhiều
năm dễ gây ra hiện tượng côn trùng kháng thuốc.
Do những ñặc ñiểm trên, ngày nay các loại thuốc trừ sâu gốc Chlor hữu cơ
ñã bị cấm hoặc hạn chế sử dụng.
* Tính ñộc:
ðộ ñộc thuốc ñối với ñộng vật máu nóng ñều từ trung bình ñến cao, trong ñó
các hợp chất nhóm DDT, BHC, nhóm Cyclodien có khả năng tích lũy trong cơ thể
người và ñộng vật (trừ thiodan). Các thuốc Chlor hữu cơ thường có tác dụng vị ñộc
và tiếp xúc lên côn trùng, một số còn có ñộc tính xông hơi. Các thuốc này thường
tác ñộng lên hệ thần kinh bằng cách ức chế mem cholinesteraza và tác ñộng lên một
số cơ quan khác làn rối loạn hoạt ñộng của cơ thể côn trùng dẫn ñến chết
Hoạt chất Permethrin (C21H20Cl2O3): Là một hoạt chất hóa học dùng trong
ngành bảo vệ thực vật, nó có tác dụng dùng ñể diệt côn trùng, rầy...tuy nhiên ñây là
chất hạn chế sử dụng theo tổ chức bảo vệ môi trường Hoa Ky (United
States Environmental Protection Agency - EPA). Permethrin ñược xem là một chất
ñộc thần kinh, làm rối loạn hệ thống thần kinh của côn trùng, tiếp xúc với hệ thống
ñể phá vỡ chức năng của tế bào thần kinh, và gây ra các co thắt cơ bắp,với liều
lượng lớn có thể gây tê liệt và chết.
Permethrin rất ñộc ñối với ong mật, cá và ñộng vật thuỷ sinh (các ñộng vật
máu lạnh). Nói chung, ñộng vật có vú ít nhạy cảm với permethrin so với côn
trùng bởi vì các tế bào của nó ít nhạy cảm với permethrin và phục hồi nhanh hơn.
Ngoài ra, do kích thước cơ thể lớn hơn và khả năng chống chịu lớn hơn,
Ngược lại, mèo có thể nhạy cảm với các sản phẩm ở nồng ñộ cao của permethrin, có
thể do tế bào không ñủ khả năng liên kết, gây cản trở sự trao ñổi chất của permethrin.
Nhiều nghiên cứu ở nước ngoài chỉ ra rằng, permethrin có ñộc tính ở nhóm II
và nhóm III (nhóm có ñộc tính thấp với người và ñộng vật). Nghiên cứu liều lượng

11

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp


gây chết trung bình (medium letalisdosis - LD50) trên chuột và thỏ ñã cho thấy; qua
miệng LD50 = 2280- 3580 mg/kg (ñối với chuột), LD50 > 2000 mg/kg (ñối với thỏ).
ðối với người khi da tiếp xúc với permethrin có thể gây kích ứng, ngứa, dị cảm, khi
tiếp xúc với mắt có thể dẫn ñến ñau, ñỏ, hoặc cảm giác nóng. Khi nuốt phải
permethrin có thể gây ñau họng, ñau bụng, buồn nôn và nôn mửa.
Thời

gian

bán phân

hủy

trung

bình của permethrin trong

ñất hiếu

khí là 39,5 ngày, với khoảng thời gian từ 11,6 ñến 113 ngày. Permethrin liên kết chặt
chẽ trong ñất và ñược phân hủy chủ yếu bởi vi sinh vật phân giải lân. Permethrin ít có
khả năng gây ô nhiễm nước ngầm vì khi vào môi trường nước, dưới tác ñộng của ánh
sáng mặt trời cũng như các vi sinh vật phân giải lân phân giải rất nhanh thành các hợp
chất dễ tan và ít ñộc trong nước như các nhóm chức của rượu.
Theo quy chuẩn của Tổ chức bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (United
States Environmental Protection Agency – EPA) quy ñịnh giới hạn tối ña cho phép
Permethrin trong môi trường ñất là 0,5 mg/kg ñất khô.

1.2.2.3. Nhóm Triazole
ðây là nhóm thuốc trừ nấm quan trọng, trừ ñược nhiều loại như: nấm phấn
trắng, rỉ sắt, than ñen, lỡ cổ rể, ñốm vằn,... thuốc ngăn trở sinh tổng hợp Ergosterol,
sự hình thành rễ bám hay giác hút. Thuốc làm tăng sức ñề kháng của cây ký chủ ñối
với ký sinh. Chất Probenazole khi phun lên cây lúa sẽ kích thích sự hoạt ñộng của
các men chống lại sự xâm nhập của sợi nấm gây bệnh ñạo ôn (các men Peroxidaze,
Lopoxidaze,...). Những chất này làm tăng khả năng miễn dịch của cây, có tác dụng
phòng chống bệnh một cách cơ bản.
+ Hoạt chất Hexaconazole (C14H17Cl2N3O), ñây là thuốc kỹ thuật ở dạng tinh
thể rắn, ñiểm nóng chảy 111 OC. Tan ít trong nước (18 mg/lít), tan trong nhiều dung
môi hữu cơ. ðộc tính thuộc nhóm ñộc IV; LD50 qua miệng 2.189 - 6.071 mg/kg,
LD50 qua da > 2.000 mg/kg. Ít ñộc với cá và ong.
Là hoạt chất trừ nấm nội hấp, phổ tác dụng rộng, phòng trừ ñược nhiều loại
bệnh như bệnh khô vằn, lem lép hạt lúa, bệnh ñốm lá, rỉ sắt hại ñậu, bệnh phấn
trắng hại rau, bầu bí, bệnh thán thư, rỉ sắt cà phê, bệnh phấn trắng, bệnh phồng lá
chè, bệnh sẹo táo, rỉ sắt cây hoa kiểng. ðặc trị bệnh ñốm vằn và lem lép hạt lúa,

12
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp


giúp hạt vàng, sáng, chắc, làm tăng năng suất.
Hoạt chất Hexaconazole khá bền vững trong môi trường ñất, sau khi vào môi
trường ñất, hoạt chất này có thời gian tồn tại khoảng 122 ngày, thời gian bán phân
hủy của hợp chất này phụ thuộc vào môi trường ñất, cơ giới ñất. thời gian bán phân
hủy của hợp chất này trong ñất pha cát là khoảng 10 tháng, trong ñất sét pha thịt là
khoảng 5 tháng, nhìn chung thời gian bán phân hủy ở các loại ñất từ 49 - 200 ngày.
Ở ñiều kiện quang phân với pH ∼ 7 thì thời gian bán phân hủy của hợp chất này là
khoảng 10 ngày, nhưng ở ñiều kiện thủy phân với pH ∼ 7 và nhiệt ñộ 20 OC thì hợp
chất này rất bền vững.

1.2.2.4. Nhóm thuốc mới Phenyl pyrazoles
Nhóm thuốc Phenyl pyrazoles, thuộc Nhóm ñộc II, dùng trừ rầy nâu hại lúa.
Hoạt chất phát hiện trong môi trường ñất huyện Thuận Thành thuộc nhóm này là hoạt
chất Propargite;
+ Hoạt chất Propargite (C19H26O4S) là một chất lỏng màu tối dưới dạng bột
ướt hoặc nước, nó ñược dùng như một loại thuốc trừ sâu tổng hợp với cơi chế gây
bệnh bằng cách hấp thụ qua ñường hô hấp, da hoặc miệng. ðây là một chất không
tan trong nước với liều lượng 10,5 mg/l. Và phản ứng với nước rất chậm ñể giải
phóng khí lưu huỳnh và dẫn xuất rượu. Phản ứng nhanh hơn ở môi trường trung
tính hoặc có tính axít.
Hoạt chất Propargite tồn dư ở trong ñất có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu
tố bao gồm các ñặc tính lý hóa của nó, tỷ lệ sử dụng, loại ñất, ñộ ẩm, khí hậu và dòng
chảy. Các giá trị hệ số hấp thụ hữu cơ propargite là 4128 - 8553 cm3/g, chu trình bán
phân hủy của propargite trên ñất sét pha cát là khoảng 75 ngày và các sản phẩm thoái
hóa chỉ ñược xác ñịnh là propargite glycol ether. Sự trao ñổi chất trong môi trường kỵ
khí cho 1 ñến 10 ppm propargite có chu trình bán phân hủy tương ứng là 4,5 tháng và
12 tháng.Trong ñiều kiện hiếu khí, thời gian bán phân hủy là 40 ngày.
Propargite nói chung ñã ñược chứng minh là có ñộc tính cấp thấp thông
qua các tuyến ñường miệng và da tiếp xúc. Tuy nhiên, nó ñược coi là nghiêm
trọng gây kích thích da và mắt, phản ứng nhạy cảm da ñã ñược quan sát thấy. Theo
EPA, propargite ñược xếp vào ñộc tính nhóm 3 cho các ñộc tính cấp tính ñường
miệng, mắt và kích thích da.

13
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp


1. 2.2.5. Nhóm thuốc mới khác
ðây là nhóm hóa chất diệt côn trùng ñược dùng khá phổ biến hiện nay.
Nhóm này bao gồm những hóa chất diệt mới ñược phát minh và sản xuất, ñã ñược

thử nghiệm có tác dụng hiệu quả như các loại deltamethrin, lambdacyhalothrin,
cypermethrin và cyfluthrin. Hóa chất ñược sử dụng ở những nơi côn trùng ñã kháng
lại với các nhóm hóa chất diệt ñã nêu ở phần trên. Nhóm hóa chất pyrethroid tổng
hợp ñược xếp vào loại có mức nguy hiểm trung bình, trong ñiều kiện sử dụng bình
thường nó bảo ñảm an toàn cho người thực hiện biện pháp và người ở trong nhà
ñược can thiệp hóa chất ñể phòng chống côn trùng truyền bệnh.
+ Hoạt chất Deltamethrin (C22H19Br2NO3): Deltamethrin trừ ñược nhiều loại
côn trùng và nhện ñỏ hại rau màu, cây công nghiệp; nhiều loại sâu mọt hại nông
sản bảo quản và nhiều loại côn trùng y tế, trừ ñược ve, bét, chấy, rận hại vật
nuôi. Deltamethrin ñược chế biến thành dạng sữa 2,5% (Decis 2,5 EC); dạng bột
thấm nước, dạng hạt, dạng hỗn hợp với Heptenophos (25 g Deltamethrin + 400 g
Heptenophos/lít chế phẩm), hỗn hợp với DDVP ở tỷ lệ 16% DDVP + 2% Decis
có tác dụng tăng hiệu quả của thuốc. Thuốc Decis 2,5 EC chứa 25 g
Deltamethrin/lít chế phẩm, dùng 8-10 g a.i./ha trừ sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang,
rệp, nhện ñỏ hại rau, pha nước ở nồng ñộ 0,025-0,03% chế phẩm phun trừ bọ xít
hại cây ăn trái, sâu vẽ bùa, nhện ñỏ hại cam quít, trừ ba ba hại rau muống, sâu
ñục quả họ ðậu, rệp bông hại mía. Deltamethrin dễ gây tính kháng ñối với côn
trùng chích hút như rầy nâu hại lúa.
Ở dạng bột, Deltamethrin không tan trong nước, tan nhiều trong dung môi
hữu cơ như acetone (500 g/l), benzene (450 g/l), dioxane (250 g/l); bền vững trong
môi trường acid hơn môi trường kiềm, tương ñối bền dưới tác ñộng của không khí,
nhưng dưới tác ñộng của ánh nắng mặt trời hoặc tia tử ngoại bị phân huỷ, không ăn
mòn kim loại.
ðộc tính: LD50 qua miệng: 128,5-5.000 mg/kg (tuỳ thuộc vào dung môi). LD50
qua da: >2.000 mg/kg. ADI: 0,01 mg/kg. MRL: chuối, nho, cam 0,05 mg/kg; rau, ngũ
cốc 0,1 mg/kg; khoai tây 0,2 mg/kg; trà ñen 10 mg/kg. PHI: rau ăn lá 14 ngày; cây làm
thuốc 28 ngày; rau nếu tưới thuốc 21-28 ngày. Thuốc ñộc ñối với ong mật.

14
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp



Các thuốc bảo vệ thực vật có các hoạt chất Deltamethrin rất ñộc với cá, tôm
và các loài thủy sinh vật khác. Nhiều vùng nuôi tôm xảy ra dịch bệnh do phát hiện
có dư lượng Deltamethrin trong bùn ao dao ñộng từ 31 - 603 ppb. Khi ñó
Deltamethrin gây hội chứng hoại tử gan tụy làm tôm chết ngay ở nồng ñộ 0,0001
ppb. Deltamethrin rất ít tan trong nước, thường lắng và bị giữ lại trong lớp bùn ñáy
ao, tương ñối bền trong môi trường trung tính và acid nhẹ, phân hủy nhanh trong
môi trường kiềm (pH ≥ 9). Do vậy trong quá trình sử dụng cần chú ý sự ảnh hưởng
của thuốc ñến môi trường nuôi trồng thủy sản.
+

Hoạt

chất

Emamectin

benzoate

(C56H81NO15):



một

hỗn

hợp của muối axit benzoic của 2 cấu trúc phức tạp hợp chất dị vòng. Là thuốc trừ sâu thế
hệ mới có nguồn gốc từ thiên nhiên, thuốc có tác dụng tiếp xúc, vị ñộc và thấm sâu ñặc

trị nhiều loại sâu và nhện kháng các thuốc gốc cũ như: rầy nâu, sâu cuốn lá, nhện gié gây
hại trên lúa, sâu xanh hại bắp cải, sâu ñục quả hại ñậu tương, cà chua, bọ cánh tơ, bọ xít
muỗi, rầy xanh, nhện dỏ hại chè, rệp sáp, sâu vẽ bùa hại vải, cà phê, ñiều, cam.
ðộc tính: ðối với ñộng vật có vú, ñộc cấp tính ñường miệng là:
LD50 cho chuột từ 76-89 mg / kg, ñộc cấp tính qua da và mắt LD50 cho thỏ >
2000 mg / kg. ðây là hoạt chất không phải là chất gây kích thích da, và không có khả
năng nhạy cảm cao.
1. 3. Tình hình nghiên cứu vể hàm lượng KLN trong ñất trên thế giới và ở Việt
Nam.
Trên Thế Giới:
Mỗi năm trên thế giới mất ñi khoảng 25 tỷ tấn ñất mặt do bị rửa trôi, xói
mòn. Khoảng 2 tỷ ha ñất canh tác và ñất trồng cỏ trên thế giới ñã và ñang bị thoái
hóa do sử dụng ñất thiếu khoa học hoặc không có quy hoạch. Ở nhiều nơi ñất bị xói
mòn, sa mạc hóa, phèn hóa, mặn hóa ñã không còn khả năng canh tác. Trước sức ép
về gia tăng dân số trên toàn cầu, ñể tăng sản lượng lương thực ñáp ứng yêu cầu ñó
người nông dân ñã lạm dụng phân bón hóa học, hóa chất BVTV ñể tăng năng suất
cây trồng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm ñất và nước. Ngoài ra, sự
phát triển công nghiệp, mạng lưới giao thông và ñô thị hóa… ñã làm cho ñất, nước,
không khí nói riêng và môi trường nói chung của chúng ta bị ô nhiễm KLN. Theo

15
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp


thống kê của các tổ chức môi trường thế giới, hàng năm các con sông của Châu á
ñưa ra biẻn khoảng 50% chất cặn lắng, có tới 70% trong ñó chảy vào Thái Bình
Dương không ñược xử lý. Hơn 40% ô nhiễm trong khu vực bắt nguồn từ công
nghiệp, nông nghiệp , sinh hoạt, ñô thị và GTVT. Tình hình ô nhiễm xảy ra hầu hết
ở các nước ñang phát triển. Hơn 90% chất thải, nước thải từ các nước này ñược trực
tiếp ñổ vào các con sông, cánh ñồng mà không qua xử lý.

Khi nghiên cứu hàm lượng KLN trong ñất ở Ria of Ortigueira, Tây Ban Nha,
tác giả X.L Otero và cộng sự (2000) [23], nhận thấy hàm lượng Ni và Cr ñặc biệt
cao ở ttrong ñất tầng mặt của vùng Esteiro (1930 mg/kg và 582 mg/kg) là do ảnh
hưởng của bùn thải tuwf hoạt ñộng khai thác mỏ Sepentin gần ñó. Hàm lượng các
KLN khác ở mức thấp hơn. Một số vùng thuộc nước Anh, Nhật, ðan Mạch và
Ailen có hàm lượng Pb trong ñất cao hơn 100 ppm ñã phản ánh tình trạng ô nhiễm
Pb trong ñất, trong ñó hàm lượng Pb ở Alaska lại khá thấp chỉ khoảng 20 ppm. Trên
lớp ñất mặt.
Theo Thomas (1986), các nguyên tố KLN như Cu, Pb, Zn, Cd, Hg, As, Mn
… thường chứa trong phế thải của các nhà máy luyện kim mà, sản xuất ô tô. Cũng
theo ông thì khi nước thải chứa 13mg cu/l, 10 mg Pb/l … sẽ gây ô nhiễm ñất
nghiêm trọng. Trong khí ñó ở một số nước như Anh, Nhật, ðan Mạch và Ailen có
hàm lượng Pb trong ñất cao hơn 100 mg/kg ñã phản ánh tình trạng ô nhiễm Pb trong
ñat mặt là nghiêm trọng.
Ở nước Anh, kết quả ñiều tra môi trường ñất của 53 thành phố, thị xã về các
KLN các KLN như Cu, Pb, Zn, Cd, Hg, As, Mn có nhiều chủ yếu gần các khu vực
khai thác mỏ, các Khu công nghiệp, ở gần một số KCN hàm lượng Pb có nơi vượt
quá 500 ppm.
Tại Việt Nam:
Theo tác giả Hồ Thị Lam Trà và Karuhiko Egashira (2001) khi nghiên cứu
hàm lượng một số chỉ tiêu KLN trong ñất nông nghiệp của huyện Từ Liêm và
huyện Thanh Trì, Hà Nội cho thấy: hàm lượng các KLN dao ñộng trong khoảng từ
40,1 – 73,2 mg/kg ñối với Cu; 3,19 – 5,30 mg/kg ñối với Pb; …Nói chung ñất nông
nghiệp của hai huyện chưa bị nhiễm KLN (theo TCVN 1995) trừ Cu cao hơn từ 20

16
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp


– 30 mg/kg so với ñát khác (73,2 mg/kg) [28].

Kết quả nghiên cứ của Phạm Quang Hà và cộng sự, 2000. Sau một thời gian
nghiên cứu về ñất nông nghiệp ở làng nghề ñúc nhôm Văn Môn và ñã có kết Luận
như sau: Hàm lượng KLN trong ñất nông nghiệp của làng nghề này là khá cao, hàm
hượng Cu dao ñộng từ 20 – 216,7 mg/kg, Pb là 20,1 – 143 mg/kg [5].
Kết quả nghiên cứu của Trần Công Tầu và cộng sự, 2000 [10] Sau thời gian
nghiên cứu và theo dõi hiện tượng nhiễm KLN cũng như sự thay ñổi hàm lượng của
chúng trong 16 ao hồ trên ñịa bàn Hà Nội so sánh với TCVN 5942 – 1995 loại A
ñối với nước mặt thì tất cả các ao hồ cảu Hà Nội ñều ñã bị ô nhiễm KLN. Tại
Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội có ñến 68 % giếng khoan nước ngầm có
hàm lượng As vượt quá tiêu chuẩn quy ñịnh của WHO (Trần ðình Hoan, 1999) [6]

17
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp


×