Tải bản đầy đủ (.docx) (133 trang)

Quy hoạch cấp nước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội huyện na hang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 133 trang )

Đồ án tốt nghiệp

Ngành Kỹ thuật tài nguyên nước

LỜI MỞ ĐẦU
Na Hang là một huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang, là địa bàn có con
người đến cư trú từ khá sớm. Trong quá trình lịch sử phát triển, huyện đã từng bước
đi lên với một cộng đồng dân tộc khá phong phú. Hiện nay trên địa bàn huyện có
nhiều cộng đồng các dân tộc sinh sống là Tày, Dao, Kinh, H’Mông và một số dân
tộc khác. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên đang có xu hướng giảm dần trong những
năm gần đây. Theo số liệu thống kê, đến 31/12/2011 tổng dân số toàn huyện là
42.632 người, mật độ dân số là 49 người/người km2, thấp hơn mật độ dân số của tỉnh
là 124 người/km2. Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 86.353,73 ha trong đó
đất nông nghiệp có 79.741 ha, đất phi nông nghiệp có 5.467 ha.
Trong những năm gần đây kinh tế - xã hội của huyện ngày càng phát triển
kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sử dụng đất, ngành nghề phát triển, mở
rộng dịch vụ giao thương buôn bán. Sự biến động về kinh tế-xã hội đã dẫn đến nhu cầu
sử dụng nước cho nông nghiệp và các ngành khác cũng tăng lên gây mâu thuẫn giữa nhu
cầu sử dụng nước và năng lực phục vụ của các công trình thủy lợi. Mặc dù có lợi thế là
được hưởng nguồn nước dồi dào từ hai con sông Gâm và sông Năng nhưng các công
trình thủy lợi trên địa bàn huyện chủ yếu là các công trình cấp nước nhỏ, lẻ đã xây dựng
từ lâu, nên năng lực phục vụ kém, nhiều công trình đã bị hư hỏng không đáp ứng đủ yêu
cầu cấp nước cho toàn huyện. Vì vậy nghiên cứu tìm giải pháp cung cấp đủ nước cho
các nhu cầu sử dụng nước trên địa bàn huyện Na Hang đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương đến sau năm 2020 là một vấn đề mang tính thời sự
và rất cấp bách. Đây là cơ sở để em thực hiện đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Quy
hoạch cấp nước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội huyện Na Hang”.
Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu về đề tài. Em xin trình bày nội
dung của dự án đã lập với mong muốn đáp ứng đủ các yêu cầu trên.

Sinh viên: Bế Thúy Phương



Lớp 52NQ


Đồ án tốt nghiệp

Ngành Kỹ thuật tài nguyên nước

LỜI CẢM ƠN
Sau 14 tuần nghiên cứu, tìm hiểu và thực hiện, với sự cố gắng của bản thân
và được sự hướng dẫn tận tình của PGT.TS Lê Quang Vinh và các thầy cô giáo
trong khoa Kỹ thuật tài nguyên nước – Trường Đại học Thủy Lợi, em đã hoàn thành
đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Quy hoạch cấp nước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội huyện Na Hang ”.
Thời gian làm đồ án tốt nghiệp là khoảng thời gian có ích để em có điều kiện
hệ thống lại kiến thức đã được học và giúp em biết cách áp dụng lý thuyết vào thực
tế. Trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình của khoa Kỹ Thuật Tài Nguyên Nước, Trung Tâm KH và Triển Khai Kỹ Thuật
Thủy Lợi, các thầy cô giáo, bạn bè và sự giúp đỡ tạo điều kiện của gia đình. Đặc
biệt, em xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Lê Quang Vinh
đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, động viên em trong thời gian nghiên cứu và thực hiện
đồ án tốt nghiệp này.
Dù bản thân đã hết sức cố gắng, nỗ lực hoàn thành đồ án với kiến thức hiện
có của mình nhưng không thể tránh khỏi những sai sót trong tính toán thiết kế. Em
kính mong nhận được những chỉ bảo của các thầy cô giúp cho đồ án của em được
hoàn chỉnh hơn, từ đó kiến thức chuyên môn cũng được hoàn thiện và nâng cao.
Em xin chân thành cảm ơn!
.
Hà Nội ngày 30/12/2014
Sinh viên thực hiện

Bế Thúy Phương

Sinh viên: Bế Thúy Phương

Lớp 52NQ


Trang 3

Đồ án tốt nghiệp

Ngành Kỹ thuật tài nguyên nước

MỤC LỤC

Sinh viên: Bế Thúy Phương

Lớp 52NQ


Trang 4

Đồ án tốt nghiệp

Ngành Kỹ thuật tài nguyên nước

CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
1.1. Vị trí địa lý
Huyện Na Hang nằm về phía bắc của tỉnh Tuyên Quang, cách thành phố

Tuyên Quang khoảng 110km về phía bắc. Địa giới hành chính của huyện như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang và huyện Bảo Lạc ,
tỉnh Cao Bằng
- Phía Nam giáp huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang.
- Phía Đông giáp huyện Chợ Đồn , tỉnh Bắc Kạn.
- Phía Tây giáp huyện Lâm Bình, tỉnh tuyên Quang.
Tọa độ địa lý :
-Từ 22015’đến 22040’ vĩ độ Bắc.
-Từ 105015’ đến 105036’kinh độ Đông.
Tổng diện tích tự nhiên của huyện theo số liệu điều chỉnh kết quả thống kê
đất đai năm 2011 là 86.353,73 ha, bao gồm 12 đơn vị hành chính cấp xã (01
thị trấn và 11 xã). Trên địa bàn huyện có tuyến Quốc lộ 279, Quốc lộ 2C
chạy qua, công trình Thủy điện Tuyên Quang và một số điểm du lịch danh
thắng. Đây là những điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
của huyện Na Hang trong những năm tới.
1.2. Đặc điểm địa hình
Na Hang có địa hình bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông, suối, núi, đồi trùng
điệp và những thung lũng sâu tạo thành các kiểu địa hình khác nhau. Nhìn chung
địa hình của huyện có 3 dạng chính: Địa hình núi cao hiểm trở; địa hình núi thấp và
đồi thoải lượn sóng xen kẽ với các thung lũng và các cánh đồng phù sa nhỏ hẹp ven
sông.
Địa hình đồi núi thuộc cánh cung Sông Gâm, có nhiều núi đá vôi, tập trung ở
phía Nam và phía Bắc, độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam độ cao phổ biến từ 200 600 mét, độ dốc trung bình khoảng 20 - 250. Theo sở tài nguyên và môi trường tỉnh
Tuyên Quang huyện Na hang được chia thành 3 tiểu vùng :
+ Tiểu vùng khu A, ở phía Nam của huyện gồm 3 xã và 1 thị trấn, so với 2 tiểu
vùng B, C, giao thông ở khu A thuận lợi hơn.

Sinh viên: Bế Thúy Phương

Lớp 52NQ



Trang 5

Đồ án tốt nghiệp

Ngành Kỹ thuật tài nguyên nước

+ Tiểu vùng khu B, ở phía Bắc của huyện gồm 5 xã, địa hình có nhiều núi đá
cao.
+ Tiểu vùng khu C, ở phía Đông và Bắc của huyện gồm 8 xã, địa hình chủ yếu
là núi cao.
Địa mạo Castơ là dạng địa mạo đặc trưng cho vùng núi đá vôi và tập trung hầu
hết ở tất cả các xã trên địa bàn huyện .
1.3. Đặc điểm thủy văn sông ngòi
Chế độ thuỷ văn của huyện Na Hang phụ thuộc vào lưu vực 2 sông lớn là sông Gâm
và sông Năng.
Sông Gâm bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua núi Đổ xã Thượng Tân huyện
Bắc Mê tỉnh Hà Giang vào địa phận Na Hang với chiều dài 53 km, hướng sông
chảy từ Bắc xuống Nam. Do đặc điểm địa hình nên sông ở đây có độ dốc lớn, dòng
nước chảy xiết qua nhiều dải đá ngầm. Vào mùa mưa nước sông đục do có nhiều
phù sa, còn mùa khô nước trong xanh.
Sông Năng là một phần của hệ thống thuỷ vực lớn mang nước từ Trung Quốc
chảy qua địa phận tỉnh Cao Bằng xuống hồ Ba Bể của tỉnh Bắc Kạn sau đó chảy qua
Thác Đầu Đẳng vào huyện Na Hang với chiều dài 25 km, rồi hợp lưu với sông Gâm
tại chân núi Pắc Tạ cách thượng lưu đập thuỷ điện Tuyên Quang 2 km.
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có 2 suối lớn là Ngòi Chang và Pác Nặm.
Cùng nhiều suối nhỏ khác. Các sông, suối đều có tốc độ dòng chảy lớn.
Ngoài tạo cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, hệ thống sông suối của huyện Na
Hang còn có tiềm năng lớn về giao thông, thủy sản, thủy điện. Bao đời nay, cư dân

sống hai bên sông được hưởng lợi từ các sông này mang lại như nguồn nước, giao
thông và thủy sản. Dọc theo các con sông đã hình thành các làng vạn chài, cuộc
sống mưu sinh đánh bắt cá gắn chặt vào sông từ bao đời nay. Nhìn chung, hệ thống
sông, suối, hồ, đập ở huyện Na Hang là nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và
sinh hoạt đồng thời chứa đựng tiềm năng phát triển thủy điện không nhỏ. Song do độ
dốc lớn, lòng sông hẹp, nhiều thác ghềnh nên cũng thường gây nguy hiểm bất ngờ cho
thuyền bè và gây lũ lụt ở nhiều vùng.

Sinh viên: Bế Thúy Phương

Lớp 52NQ


Trang 6

Đồ án tốt nghiệp

Ngành Kỹ thuật tài nguyên nước

1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng
Theo kết quả nghiên cứu xây dựng bản đồ đất tỉnh Tuyên Quang tỷ lệ 1/100.000
năm 2001, huyện Na Hang có 5 nhóm đất chủ yếu với quy mô diện tích và phân bố
như sau:
-

Nhóm đất phù sa: Đất phù sa được hình thành do sự bồi đắp phù sa của các
con sông lớn, suối nhỏ chảy qua địa bàn huyện Na Hang. Huyện có diện tích
đất phù sa khoảng 431,03 ha, trong đó đất phù sa được bồi là 3,44 ha, đất
phù sa ngòi suối có 427,59 ha, phân bố chủ yếu ở hai bên bờ sông Gâm.
Nhóm đất này đang được sử dụng để trồng lúa, tập trung chủ yếu ở các xã


-

Năng Khả, Đà Vị, Yên Hoa, Sơn Phú.
Nhóm đất đen: Có diện tích 55,95 ha, đất được hình thành tại chỗ, do quá
trình rửa trôi cấp hạt sét từ tầng đất gần tầng mặt xuống tầng đất sâu phía
dưới hình thành tầng tích sét (B-argic), có màu đen. Nhóm đất này phân bố

-

chủ yếu ở các xã Đà Vị, Sinh Long, Thanh Tương và Sơn Phú.
Nhóm đất đỏ vàng: Có diện tích 62.729,16 ha. Nhóm đất này được hình
thành trên đá vôi, phong hóa mạnh các khoáng sét, hình thành các khoáng có
hoạt tính thấp, không có khả năng phong hóa tiếp như kaolinit và bị rửa trôi
trong thời gian dài dẫn đến trong đất giàu các oxit sắt và nhôm và các hợp
chất bền vững của chúng. Gồm các loại sau:
+ Đất đỏ nâu trên núi đá vôi với diện tích 560,34 ha, phân bố rải rác
ở chân núi đá vôi, tập trung nhiều ở xã Khâu Tinh. Loại đất này có
tầng canh tác dày, tơi xốp, thành phần cơ giới thịt trung bình đến sét,
thích hợp với nhiều loại cây trồng nông nghiệp.
+ Đất nâu vàng trên đá vôi với diện tích 1.362,89 ha.
+ Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất với diện tích 54.067,96 ha, phân
bố ở tất cả các xã trong huyện, tập trung nhiều ở các xã Sinh Long và
Khâu Tinh. Loại đất này thích hợp với nhiều loại cây trồng dài ngày.
Vùng đồi núi dốc >250 cần trồng rừng và bảo vệ rừng để bảo vệ đất và
chống xói mòn.
+ Đất vàng đỏ trên đá mắc ma axit với diện tích 3.869,41ha;
+ Đất vàng nhạt trên đá cát với diện tích 198,30 ha, loại đất này thường
khô hạn, nơi đất dốc < 250 có thể trồng cây nông nghiệp lâu năm.
+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ với diện tích 75,01 ha;


Sinh viên: Bế Thúy Phương

Lớp 52NQ


Trang 7

Đồ án tốt nghiệp

Ngành Kỹ thuật tài nguyên nước

+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước với diện tích 2.595,25 ha,
phân bổ rải rác ở các xã, tạo thành các cánh đồng ruộng bậc thang ven
-

chân núi thấp, loại đất này đang được trồng lúa.
Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi với tổng diện tích 7.103,41 ha, phân bố ở vùng
núi cao > 1.000 m, tập trung ở các xã Sinh Long, Khâu Tinh. Loại đất này chỉ

-

sử dụng vào mục đích lâm nghiệp.
Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D) với diện tích 140,05 ha, phân bố
ở thung lũng thấp giữa các dãy núi, đất được khai thác trồng lúa và cây màu
hàng năm.

1.5. Đặc điểm khí hậu, khí tượng, thủy văn.
Tuyên Quang có mạng lưới các trạm khí tượng tương đối dầy với thời gian
quan trắc dài trung bình 50 năm. Các trạm khí tượng đang hoạt động và có tài liệu

đồng bộ là Tuyên Quang, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Sơn Dương. Tại huyện Na Hang
mới xây dựng trạm khí tượng Na Hang. Vì tài liệu quan trắc của trạm Na Hang chưa
nhiều và đầy đủ nên đồ án này sử dụng số liệu quan trắc của trạm Tuyên Quang.
Trạm Tuyên Quang đặt tại kinh độ 105013’, vĩ độ 21049’, nằm ở cao độ 42m.Trạm
quan trắc các yếu tố nắng, mưa, nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ…Giai đoạn quan trắc từ
năm 1960 trở lại đây.
1.5.1. Khí hậu
Khí hậu của huyện Na Hang có đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu
ảnh hưởng của khí hậu Bắc Á và được chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa hè nóng ẩm mưa
nhiều từ tháng 4 đến tháng 9; mùa đông lạnh, khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
1.5.1.1. Nhiệt độ
Nhìn chung, nhiệt độ trung bình hàng năm dao động trong khoảng 230C,
nhiệt độ thấp nhất tháng mùa đông là 160C và các tháng mùa hè là 28oC.

Sinh viên: Bế Thúy Phương

Lớp 52NQ


Trang 8

Đồ án tốt nghiệp

Ngành Kỹ thuật tài nguyên nước

Bảng 1-1: Nhiệt độ không khí tháng trung bình nhiều năm
Tháng

1


2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

t0(0C)

16,0

17,2

20,3


24,1

27,4

28,5

28,0

28,0

27,0

24,1

20,8

17,4

BQ
năm
23,2

1.5.1.2. Lượng mưa
Lượng mưa trung bình năm trên 1.600 mm, số ngày mưa trung bình 150
ngày/năm. Mùa mưa trùng với thời gian mùa hè, trong các tháng 6, 7 và 8 có lượng
mưa lớn nhất, đạt trên 250 mm/tháng. Tháng 1 và tháng 12 có lượng mưa trung
bình thấp nhất, giao động trong khoảng 16 - 25 mm/tháng.
Bảng 1-2: Lượng mưa tháng trung bình nhiều năm (1980-2010)
Tháng


1

X(mm)

23,5

2

3

4

5

30,9 54,5 115,3

6

229

7

8

259,1 294,4 274,4

9

10


163

107

11

12

TB
năm

47,09 16,3 1615,2

1.5.1.3. Nắng
Tổng số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 1559 giờ/năm. Trong năm từ
tháng 5 đến tháng 9 là thời gian có cường độ nắng lớn nhất là 165 - 194 giờ/ tháng; từ
tháng 1 đến tháng 3 nắng ít, trung bình chỉ khoảng 55 - 70 giờ/ tháng.
Bảng 1-3: Tổng số giờ nắng tháng trung bình nhiều năm (1961-2011)
Tháng
1
Giờ nắng(h)

2

3

4

5


68,5 48,3 55,4 89,3

6

7

181,6 167

194

8

9

10

11

12

181,6 181

160

130

104

BQ
năm

1559

1.5.1.4. Độ ẩm không khí
Không có sự khác biệt rõ rệt theo mùa. Độ ẩm trung bình năm thường dao động trên
dưới 83%.
Bảng 1-4: Độ ẩm không khí tháng trung bình nhiều năm
Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11


12

BQ năm

Hr (%)

83

83

84

84

81

83

84

85

84

83

82

81


83

Sinh viên: Bế Thúy Phương

Lớp 52NQ


Trang 9

Đồ án tốt nghiệp

Ngành Kỹ thuật tài nguyên nước

1.5.1.5. Gió
Có 2 hướng gió chính:
- Mùa Đông là hướng gió Đông Bắc và hướng gió Bắc.
- Mùa Hè là hướng gió Đông Nam và hướng gió Nam.
Bảng 1-5: Tốc độ gió tháng trung bình nhiều năm
Tháng

1

2

3

4

5


6

7

8

9

10

11

12

BQ năm

U(m/s)

1,2

1,2

1,3

1,5

1,5

1,3


1,3

1,2

1,1

1,1

1,0

1,0

1,2

1.5.1.5. Bốc hơi
Bảng 1-6: Lượng bốc hơi tháng trung bình nhiều năm
Tháng
Lượng bốc hơi
(mm)

1

2

3

4

5


6

7

8

9

10

52,8 51,4 59,8 71,6 95,5 83,7 81,2 69,9 70,8 72,7

11

12

BQ năm

63

61,4

833

1.5.1.6. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt
-

Giông: Trung bình hàng năm có khoảng 60 - 65 ngày có giông. Tốc độ gió
thường xảy ra trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 8 trong năm. Trong giông


-

có thể đạt 27 - 28 m/s.
Mưa phùn: Hàng năm có khoảng 15 - 20 ngày có mưa phùn, mưa phùn xuất

-

hiện trong thời gian từ tháng 11 đến hết tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau.
Sương mù: Hàng năm trung bình có khoảng 60 - 80 ngày. Sương mù thường

-

xảy ra vào đầu mùa đông.
Sương muối: Rất hiếm khi xảy ra có sương muối, nếu có thường xảy ra vào

-

tháng 01 hoặc tháng 11.
Mưa đá: Hiện tượng này hiếm khi xảy ra, nếu có thường xảy ra khi có
giông.

Nhìn chung, với tổng số giờ nắng lớn, lượng mưa tương đối dồi dào, chế độ nhiệt
phong phú là điều kiện thuận lợi cho huyện có thể phát triển hệ thực vật tự nhiên và
cơ cấu cây trồng đa dạng từ ôn đới đến á nhiệt đới, nhiệt đới.

Sinh viên: Bế Thúy Phương

Lớp 52NQ



Trang 10

Đồ án tốt nghiệp

Ngành Kỹ thuật tài nguyên nước

CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI
2.1. Dân sinh
2.1.1. Khái quát về dân số, dân tộc
Na Hang là địa bàn có con người đến cư trú từ khá sớm. Trong quá trình lịch
sử phát triển, huyện đã từng bước đi lên với một cộng đồng dân tộc khá phong phú.
Hiện trên địa bàn huyện có nhiều cộng đồng các dân tộc sinh sống là Tày, Dao,
Kinh, H’Mông và một số dân tộc khác.Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên đang có xu
hướng giảm dần trong những năm gần đây. Theo số liệu thống kê hết năm 2011
tổng dân số toàn huyện là 42.632 người, mật độ dân số là 49 người/người km2, thấp
hơn mật độ dân số của tỉnh là 124 người/km2.
trong đó:
- Dân tộc Tày chiếm đại đa số 21.721 người chiếm 50,95%.
- Dân tộc Dao chiếm 11.326 người chiếm 26,57%.
- Dân tộc kinh chiếm 5.608 người chiếm 13,15%.
- Dân tộc H’Mông chiếm 3.142 người chiếm 7,37%.
- Các dân tộc khác 835 người, chiếm 1,96%.

Mỗi dân tộc có một phong tục tập quán, truyền thống văn hóa riêng, thể hiện qua
trang phục, ngôn ngữ, lễ hội truyền thống, phương thức sinh hoạt, lao động sản xuất. Mặt
khác, sự đa dạng của kho tàng văn hoá nghệ thuật dân gian về cơ bản vẫn được bảo tồn
và lưu truyền cho đến ngày nay, được thể hiện qua các tác phẩm văn thơ, câu đối, các
làn điệu dân ca, lễ hội... và những đường nét đẹp, tinh xảo, duyên dáng của hoa văn
Sinh viên: Bế Thúy Phương


Lớp 52NQ


Trang 11

Đồ án tốt nghiệp

Ngành Kỹ thuật tài nguyên nước

trên vải thổ cẩm, hàng mây, tre đan và đồ trang sức thể hiện sinh động đặc sắc đời sống
tinh thần của mỗi dân tộc, mỗi vùng.
Tuy nhiên, họ đều có một đặc điểm chung đó là tính cần cù, sáng tạo trong lao
động sản xuất, kiên cường trong đấu tranh cách mạng, họ có lòng hiếu khách, có tinh
thần đoàn kết và tính cộng đồng cao. Đây sẽ là một lợi thế trong quá trình phát triển
văn hóa – xã hội chung của toàn huyện.
2.1.2. Nghề nghiệp và chất lượng đời sống
Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp là thế mạnh của huyện góp phần quan
trọng đảm bảo an ninh lương thực,tạo ra một khối lượng không nhỏ sản phẩm hàng
hóa và là nguồn thu nhập chính cho người dân ở nơi đây.Trong những năm gần đây
kinh tế ở huyện không ngừng đi lên mức sống của người dân ngày càng cao.
Na Hang là một huyện miền núi, mật độ dân số không cao, công nghiệp chưa
phát triển mạnh, nên mức độ ô nhiễm môi trường ở huyện chưa thực sự.
Bảng 2-1: Giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2005

Năm 2010


Năm 2011

Nông nghiệp

110.568

351.276

431.851

Thủy sản

200

488

6.690

Lâm nghiệp

22.851

30.499

31.250

Tổng
110.921
360.408

469.791
2.2. Trình độ sản xuất nông nghiệp và tập quán canh tác
2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2011 huyện Na Hang, tổng diện tích đất tự nhiên
của toàn huyện là 86.353,73 ha.
Đất nông lâm nghiệp có 79.851ha chiếm 92,47% trong đó:
+
+
+
+

Đất trồng lúa 1.693ha chiếm 1,96%.
Đất trồng cây lâu năm 849ha chiếm 0,98%.
Đất trồng rừng 75.148ha chiếm 87,02%.
Đất nuôi trồng thủy sản đạt 22ha chiếm 0,03%.

Đất phi nông nghiệp có 5.467ha chiếm 6,33% trong đó:

Sinh viên: Bế Thúy Phương

Lớp 52NQ


Trang 12

Đồ án tốt nghiệp

+
+
+

+
+
+
+
+
+
+

Ngành Kỹ thuật tài nguyên nước

Đất xây dựng trụ sở cơ quang, công trình sự nghiệp 93ha chiếm 0,11%.
Đất quốc phòng, an ninh 2,91ha
Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 267ha chiếm 0,31%.
Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ 86ha chiếm 0,1%.
Đất cho hoạt động khoáng sản 18ha chiếm 0,02%.
Đất di tích danh thắng 4ha chiếm 0,01%.
Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,31%.
Đất nghĩa trang, nghĩa địa 36ha chiếm 0,04%.
Đất có mặt nước chuyên dùng 5ha chiếm 0,01%
Đất phát triển hạ tầng 3.656ha chiếm 4,23%.Trong đó đất cho cơ sở văn
hóa chiếm 4ha, đất cho cơ sở y tế 5ha, đất cơ sở giáo dục - đào tạo 45ha

và đất cơ sở thể dục - thể thao 9ha.
+ Đất ở tại đô thị 44ha chiếm 0,05%.
Đất chưa sử dụng còn 1.036ha chiếm 1,2%.
2.2.2. Trồng trọt và chăn nuôi
2.2.2.1. Trồng trọt
Các loại cây trồng chủ yếu trên địa bàn huyện như: lúa, ngô, đậu tương, đậu
xanh, khoai, lạc, chè, mía. Trong những năm qua diện tích các loại cây trồng này có
xu hướng giảm, tuy nhiên năng suất và sản lượng đều tăng. Huyện đã và đang áp

dụng đưa các loại giống có giá trị kinh tế, năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng
chịu hạn tốt vào sản xuất, dần làm thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu của nhân dân,
nên sản lượng lương thực, sản phẩm các loại cây công nghiệp, cây nông nghiệp
khác ở các xã hàng năm đều tăng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện.
2.2.2.2. Chăn nuôi
Các loại vận nuôi chủ yếu trên địa bàn huyện như: trâu, bò, lợn, dê, ngựa.
Ngành chăn nuôi của huyện nhiều năm gần đây được quan tâm phát triển cả về số
lượng và chất lượng.
Nghành chăn nuôi thủy sản chủ yếu là nuôi cá ở ao hồ nhỏ, nuôi cá lồng ...

2.2.3. Kết quả sản xuất nông nghiệp
2.2.3.1. Trồng trọt
Năm 2010 tổng diện tích lúa gieo trồng đạt 3.744 ha giảm 119 ha so với năm
2005 là 3.863 ha. Tuy nhiên, năng suất lúa tăng mạnh từ 47,84 tạ/ha năm 2005 lên 53,11
Sinh viên: Bế Thúy Phương

Lớp 52NQ


Trang 13

Đồ án tốt nghiệp

Ngành Kỹ thuật tài nguyên nước

tạ/ha năm 2010. Diện tích ngô năm 2010 đạt 1.993 ha, giảm 8 ha so với năm 2005 (diện
tích là 2.001 ha) nhưng năng suất ngô tăng 33,16 tạ/ha năm 2005 lên 34,41 ta/ha năm
2010. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2010 đạt 26.743 tấn tăng 1.626 tấn so với
năm 2005 (25.117 tấn).
Năm 2011 do huyện tách 5 xã sang huyện Lâm Bình nên tổng diện tích lúa gieo

trồng đạt 2.097,70 ha, năng suất lúa đạt 54,70 ta/ha. Diện tích Ngô là 1.474,60 ha, năng
suất đạt 36,8 tạ/ha. Tổng sản lượng cây lương thực có hạt năm 2011 đạt 16.906 tấn. Bình
quân lương thực theo đầu người năm 2011 đạt 396 kg/người/năm.
Đối với cây màu, các loại cây trồng chính vẫn là đậu tương, đậu xanh, lạc, khoai.
Tổng diện tích trồng các loại cây màu năm 2011 như sau:
+ Cây lạc 88,9 ha, năng suất đạt 15,5 tạ/ha, sản lượng đạt 137,8 tấn.
+ Cây đỗ tương 268,2 ha, năng suất đạt 19,1 tạ/ha, sản lượng đạt 512,26 tấn.
+ Cây khoai lang 105,5 ha, rau đậu các loại 174 ha.
Diện tích trồng cây lâu năm cũng tăng đáng kể, diện tích trồng chè năm 2010
là 593 ha tăng 337 ha so với năm 2005 (diện tích chè 256 ha), năm 2011 diện tích
chè là 1.419,10 ha. Diện tích trồng cây ăn quả cũng tăng đạt 333,63 ha năm 2011,
tăng 71,63 ha so với năm 2005 (diện tích trồng cây ăn quả năm 2005 là 262 ha) và
tăng 31,63 ha so với năm 2010 (diện tích trồng cây ăn quả năm 2010 là 302 ha). Giá
trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2011 đạt 129.032 triệu đồng.
2.2.3.2. Lâm nghiệp
Trong thời gian qua, công tác phát triển khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng
phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất luôn được quân tâm, nhờ vậy mà diện
tích rừng không ngừng tăng lên. Tổng diện tích rừng đến năm 2011 là 75.149,03 ha.
Giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp năm 2011 là 31.250 triệu đồng.
2.2.3.3. Chăn nuôi
Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2011 đạt 302.819 triệu đồng. Kết quả
chăn nuôi qua các năm được thể hiện cụ thể:
Bảng 2-2: Kết quả ngành chăn nuôi của huyện Na Hang qua một số năm
Đơn vị: Con
Chỉ tiêu
1. Tổng đàn trâu, bò

2005

2006


2007

2008

2009

2010

2011

28572

30067

30748

28291

26690

27526

19706

Sinh viên: Bế Thúy Phương

Lớp 52NQ



Trang 14

Đồ án tốt nghiệp

Ngành Kỹ thuật tài nguyên nước

3. Tổng đàn lợn

29.940

34.246

37.819

38.949

43.686

46.357

33.331

6. Tổng đàn gia cầm

367.23
5

199.935

191.644


199.364

209.504

215.650

173.742

Chăn nuôi gia súc trên địa bàn huyện vẫn còn tình trạng một số hộ thả rông
gia súc, chưa có chuồng trại nên rất dễ lây lan dịch bệnh làm ảnh hưởng đến sự phát
triển của nghành chăn nuôi.
Tuy nhiên, sự phát triển chăn nuôi trong những năm qua trên địa bàn huyện
cũng đã góp phần tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp của
huyện và tăng thu nhập cho nhân dân.
2.2.3.4. Nuôi trồng thủy sản
Năm 2011 sản lượng thủy sản của toàn huyện đạt 483 tấn, trong đó khai thác
tự nhiên đạt 374,1 tấn, nuôi 108,9 tấn. Giá trị sản xuất ngành thủy sản năm 2011 đạt
6.690 triệu đồng.
2.3. Hiện trạng thủy lợi
2.3.1. Khái quát về các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện
Theo số liệu thống kê đến cuối năm 2011, trên địa bàn huyện có 4 hồ chứa,
83 đập, 107 phai tạm, 24 rọ thép và 1 trạm bơm. Các công trình thủy lợi đã xây
dựng trên địa bàn huyện Na Hang đảm bảo tưới cho 1.297,2 ha trong đó ruộng lúa
vụ chiêm xuân là 1.297,2 ha, lúa vụ mùa 1.297 ha.
Bảng 2-3: Tổng hợp hiện trạng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện
TT

Loại công trình


Số lượng

Diện tích thiết kế (ha)

Diện tích thực tưới
(ha)

ĐX

Mùa

ĐX

Mùa

1

Hồ

4

19,6

19,6

14,3

19,6

2


Đập

83

513,9

513,7

498,4

513,7

3

Trạm bơm

1

1

1

1

1

4

Phai


107

672,4

672,4

238,6

637,4

5

Rọ thép

24

90,3

90,3

82,6

90,3

6

Tổng

219


1297,2

1297

834,9

1262

2.3.2. Tình tình úng hạn và nguyên nhân
Trong những năm gần đây huyện đã quan tâm đầu tư thực hiện chương trình
kiên cố hoá, xây dựng hoàn chỉnh và nâng cao năng lực tưới tiêu phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp ngành kinh tế chính của huyện.Tuy nhiên, mặt hạn chế lớn nhất

Sinh viên: Bế Thúy Phương

Lớp 52NQ


Trang 15

Đồ án tốt nghiệp

Ngành Kỹ thuật tài nguyên nước

hiện nay của hệ thống thủy lợi là mức độ đáp ứng yêu cầu cấp nước cho cây màu và
cây công nghiệp, cây ăn quả còn thấp, tình trạng lũ ống, lũ quét cục bộ còn xảy ra
khá thường xuyên. Nguyên nhân là do chặt phá khai thác rừng bừa bãi, không có kế
hoạch khai thác và trồng lại một các hợp lý .
2.4. Hiện trạng các công trình thuộc về cơ sở hạ tầng khác

2.4.1. Giao thông vận tải
Mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Na Hang
không ngừng được cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cả về số lượng và chất lượng.
Tuy nhiên, một số tuyến đường hiện đã xuống cấp, chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại
của người dân. Tính đến năm 2011, huyện Na Hang có một số tuyến giao thông chủ
yếu sau:

- Đường quốc lộ 279: Tuyến quốc lộ chạy qua xã Sơn Phú, Năng Khả, Đà Vị và
thị trấn Na Hang, với tổng chiều dài 65,5 km, kết cấu đường nhựa. Thời gian
tới đang được đầu tư nâng cấp mở rộng.

- Đường quốc lộ 2C: Từ Bột Sào đến thị trấn Na Hang, với tổng chiều dài 20
km, toàn bộ kết cấu là đường nhựa.

- Đường tỉnh lộ 190: Chạy dọc theo hướng Nam – Bắc từ xã Đà Vị đến cuối
huyện tại bản Vịt xã Thượng Giáp, giáp với huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang, với
tổng chiều dài 36 km, toàn bộ kết cấu đường nhựa. Tuy nhiên, trong thời gian
tới để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện tuyến đường này
vẫn cần được đầu tư cải tạo, nâng cấp mở rộng và tu sửa thường xuyên.

- Đường huyện lộ: Chạy qua các xã Khâu Tinh, Năng Khả, Thanh Tương, Côn
Lôn, Sinh Long, Hồng Thái và thị trấn Na Hang, với tổng chiều dài 75 km.
Trong đó tuyến đường dã được rải nhựa là 18,03 km và 56,97 km là đường
đất.

- Đường liên thôn bản: Tổng chiều dài 214,05 km đường dân sinh đi đến 127
thôn, kết cấu đường chủ yếu là đường đất, chất lượng kém.

- Đường thủy: Khi xây dựng xong đập thủy điện, trên địa bàn huyện có 3 tuyến
đường thủy là: Chiêm Hóa – Na Hang dài 15 km và 2 tuyến trên lòng hồ thủy

điện Tuyên Quang, trong đó tuyến từ Thị trấn đi xã Thúy Loa cũ đến giáp ranh
huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang dài 53 km và thị trấn Na Hang đi Bắc Lè xã Đà
Sinh viên: Bế Thúy Phương

Lớp 52NQ


Trang 16

Đồ án tốt nghiệp

Ngành Kỹ thuật tài nguyên nước

Vị giáp ranh huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn dài 30 km. Lòng hồ có độ sâu khá lớn
rất thuận lợi cho việc phát triển và kinh doanh các phương tiện đường thủy
vừa và nhỏ.
Nhìn chung, mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện đã có nhiều cải thiện,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của người dân và các phương tiện vận tải,
thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, việc đầu tư mạng lưới giao thông còn mang
tính nhỏ giọt, phân tán dàn trải, hầu hết hệ thống đường có chất lượng chưa cao, chỉ
sử dụng được một thời gian ngắn lại xuống cấp.
2.4.2. Năng lượng điện.
Hệ thống lưới điện Quốc gia đã phát triển tương đối toàn diện qua nhiều chương
trình dự án đầu tư, thời lượng, chất lượng cung cấp điện luôn đảm bảo, an toàn. Trên
địa bàn huyện có Thủy điện Tuyên Quang ở Thị trấn Na Hang là nguồn điện chính cấp
điện cho phụ tải cho toàn tỉnh. Hiện nay huyện đã có 100% các xã, Thị trấn được sử
dụng điện lưới quốc gia. Về chất lượng phục vụ, về cơ bản bước đầu đã đáp ứng được
nhu cầu sử dụng điện phục vụ sinh hoạt của nhân dân.
2.4.3. Công nghiệp và thủ công nghiệp
Các ngành công nghiệp chưa phát triển, trong huyện chủ yếu phát triển mạnh về

tiểu thủ công nghiệp . Năm 2011, tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp đạt 514.990
triệu đồng, trong đó:
-

Công nghiệp : Chủ yếu là thủy điện đạt 458.040 triệu đồng
Tiểu thủ công nghiệp: Chủ yếu là khai thác chế biến chè, mía, sắn tăng
sản…Theo hình thức nhỏ lẻ chưa có quy mô lớn đạt 670 triệu đồng.

Nhìn chung, giá trị sản xuất ngành công nghiệp đạt thấp so với kế hoạch đề ra,
đặc biệt là công nghiệp quốc doanh.
2.4.4. Dịch vụ
Hoạt động thương mại, dịch vụ không ngừng phát triển cả về số lượng và
chất lượng dịch vụ, đạt mức tăng trưởng khá. Mạng lưới các ngành dịch vụ được mở
rộng, hàng hóa phong phú đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất kinh doanh
và tiêu dùng trong nhân dân.
Ngoài ra, huyện có tiềm năng rất lớn để phát triển ngành du lịch, đặc biệt là
du lịch sinh thái. Hiện nay trên địa bàn huyện đang tiếp tục đầu tư phát triển khu du
lịch sinh thái Na Hang, du lịch lòng hồ thủy điện Tuyên Quang để thu hút khách du
Sinh viên: Bế Thúy Phương

Lớp 52NQ


Trang 17

Đồ án tốt nghiệp

Ngành Kỹ thuật tài nguyên nước

lịch. Về dịch vụ phục vụ tham quan du lịch như nhà nghỉ, nhà hàng…Từng bước

được đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu khách đén thăm quan, năm 2011 mức
doanh thu xã hội về du lịch đạt trên 5.000 triệu đồng.
2.4.5. Bưu chính viễn thông
Hệ thống bưu chính xã đã được quan tâm đầu tư xây dựng. Đến nay 100%
xã, thị trấn trên địa bàn huyện có điện, thư báo trong ngày, đảm bảo thông tin liên
lạc thông suốt.
Trên địa bàn huyện có 1 đơn vị Bưu chính, 100% các xã, Thị trấn trên địa bàn
huyện có sóng điện thoại di động và internet; 08/12 xã, Thị trấn có điểm bưu điện
văn hóa xã, tổng số thuê bao điện thoại 53.000 thuê bao.
2.4.6. Nước sinh hoạt
Tính đến năm 2011 trên địa bàn huyện có trên 76 công trình cấp nước sinh
hoạt cho 5.040 hộ dân, chiếm 47,42% tổng số hộ dân trên địa bàn huyện. Hiện tại
Thị trấn Na Hang có hệ thống cấp nước tập trung, công suất trạm 1.500 m 3/ng.đ,
trạm xử lý nằm trên quả đồi phía Bắc Thị trấn đảm bảo phục vụ nước sạch cho
2.280 hộ trên địa bàn Thị trấn.Tuy nhiên, hiện nay một số công trình đã xuống cấp
và cần được tu sửa và xây mới thêm.
2.5. Hiện trạng về y tế, văn hóa, giáo dục
2.5.1. Y tế
Đến nay, trên địa bàn huyện có 2 bệnh viện trong đó Bệnh viện huyện tại
trung tâm thị trấn và Bệnh viện đa khoa tại khu vực Yên Hoa; 12/12 xã, thị trấn có
trạm y tế xã, đảm bảo chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. Tổng diện tích
chiếm đất của đất y tế là 5,21 ha.
Tính đến năm 2011 tổng số giường bệnh là 160 giường; trong đó giường bệnh
viện 100 giường và giường ở các trạm y tế là 60 giường. Tổng số giường bệnh toàn
huyện bình quân đạt 38 giường/vạn dân, 9,3 bác sĩ/vạn dân.
Nhìn chung, chất lượng khám chữa bệnh cho người dân ở bệnh viện huyện,
Bệnh viên Đa khoa khu vực Yên Hoa đã được quan tâm song chưa đáp ứng được
yêu cầu. Nguyên nhân là do cơ sở vật chất phục vụ công tác khám, chữa bệnh đặc
biệt là các trạm Y tế xã chưa đáp ứng yêu cầu nên tình trạng bệnh nhân chuyển viện
lên tuyến trên tăng cao.

2.5.2. Văn hóa
Trong những năm qua, lĩnh vực Văn hóa , Thông tin của huyện đã có nhiều
Sinh viên: Bế Thúy Phương

Lớp 52NQ


Trang 18

Đồ án tốt nghiệp

Ngành Kỹ thuật tài nguyên nước

chuyển biến trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng nếp
sống văn hóa lành mạnh trong cộng đồng dân cư. Toàn huyện đã xây dựng được 10
nhà văn hóa thôn, bản phục vụ sinh hoạt tại cộng đồng. Đến năm 2011, diện tích
chiếm đất của đất văn hóa là 3,61 ha. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư” đã được triển khai rộng khắp đến các cơ sở, cơ quan,
đơn vị trường học và đạt được nhiều kết quả tốt. Số hộ đạt gia đình văn hóa là 5.514
hộ, có 30 thôn, bản được công nhận là thôn, bản văn hóa.
2.5.3. Giáo dục
Sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo có những bước phát triển vững chắc. Về quy
mô trường lớp, học sinh, năm học 2010 - 2011 toàn huyện có tổng số 35 trường, 580
lớp, 10.676 học sinh và 878 giáo viên. Trong đó:
- Mầm non: 12 trường, 134 lớp, 2.453 cháu, 211 giáo viên.
- Tiểu học: 12 trường, 288 lớp, 3.683 học sinh, 376 giáo viên.
- THCS: 9 trường, 88 lớp, 2.386 học sinh, 207 giáo viên.
- THPT: 2 trường, 37 lớp, 1.412 học sinh, 84 giáo viên.
Công tác phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo được quan tâm thường xuyên,
đến nay trên địa bàn huyện đã đạt chuẩn phổ cập bậc giáo dục trung học cở sở, 12/12

xã, Thị trấn đạt chuẩn phổ cập đúng độ tuổi.
Nhìn chung, công tác giáo dục - đào tạo của huyện còn nhiều khó khăn,
thách thức, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng đầy đủ, số phòng học
được xây dựng kiên cố chiếm 25%, tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia còn
chậm.
2.6. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội.
2.6.1. Phương hướng phát triển kinh tế hiện nay
- Tập trung cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp khai thác tối đa tiềm năng đất đai, tăng
nhanh diện tích đất 2 vụ lên 3 vụ, đưa các giống lúa có năng suất cao và các loại rau màu,
cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao vào trồng đại trà.
- Củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng tương xứng với các vùng đồng bằng có
nền kinh tế phát triển.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề, mở rộng dịch vụ buôn bán.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng như đường, trường, trạm.

Sinh viên: Bế Thúy Phương

Lớp 52NQ


Trang 19

Đồ án tốt nghiệp

Ngành Kỹ thuật tài nguyên nước

- Quy hoạch xây dựng các khu du lich ven sông, hồ, đập thủy điện nhằm chuyển dịch cơ
cấu kinh tế
- Nâng cao trình độ dân trí và mức sống cho người dân, phấn đấu đưa huyện theo
kịp xu hướng phát triển của tỉnh trong những năm tới.

2.6.2. Yêu cầu và mục tiêu phát triển thủy lợi
- Cải tạo các công trình thủy lợi đã có nhưng chưa hoạt động đúng theo yêu cầu
thiết kế hoặc đã bị xuống cấp để hoạt động đúng theo năng lực thiết kế.
- Rà soát đánh giá năng lực các cấp công trình .Công trình nào hư hỏng nhiều không
thể sửa chữa được thì thay thế bằng công trình mới ,hoặc thay thế một số công trình
nhỏ bằng một công trình mới có quy mô lớn có thiết bị, công nghệ hiện đại hơn.
- Xây dựng và bổ sung các công trình mới mà các công trình hiện có chưa đáp ứng
đủ nhu cầu .
- Nâng cao trình độ quản lý, vận hành.
- Trang thiết bị, máy móc hiện đại hơn.
- Phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống công trình thủy lợi và nguồn tài
nguyên nước , đáp ứng nhu cầu nước để thực hiện được các mục tiêu phát triển
nông nghiệp, nông thôn và các ngành kinh tế khác . Bảo vệ và phát triển bền vững
tài nguyên nước và môi trường sinh thái, góp phần giảm nhẹ thiên tai, thích ứng
biến đổi khí hậu.
- Thu hút nguồn vốn đầu tư và có kế hoạch đầu tư phù hợp.
- Góp phần xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân, phát triển kinh
tế xã hội giữ vững an ninh quốc phòng.
- Thể hiện đúng đường lối ,chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà
nước trong từng thời kỳ quy hoạch.

Sinh viên: Bế Thúy Phương

Lớp 52NQ


Trang 20

Đồ án tốt nghiệp


Ngành Kỹ thuật tài nguyên nước

Bảng 2-4: Bảng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện
Hiện trạng
TT

Quy hoạch
năm 2020

năm 2011

Loại đất

Diện tích

Cơ cấu

Diện tích


cấu

2

(ha)
3

(%)
4


(ha)
6

(%)
7

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN

86.353,73

100

86.353,73

100

1

Đất nông nghiệp

79.851

92,47

79.741

92,34

1.1


Đất trồng lúa

1.693

1,96

1.519

1,76

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước

625

0,72

1.519

1

1.2

Đất trồng cây lâu năm

849

0,98

764


0,88

1.3

Đất rừng phòng hộ

25.537

29,57

24.249

28,08

1.4

Đất rừng đặc dụng

21.721

25,15

21.239

24,6

1.5

Đất rừng sản xuất


27.890

32,3

29.917

34,64

1.6

Đất nuôi trồng thuỷ sản

22

0,03

29

0,03

2

Đất phi nông nghiệp

5.467

6,33

6.212


7,19

2.1

Đất XD trụ sở cơ quan, công trình sự
nghiệp

93

0,11

112

0,13

2.2

Đất quốc phòng , an ninh

2,91

0

70

0,08

2.3

Đất khu công nghiệp


-

-

27

0,03

2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9
2.10

Đất xây dựng cụm công nghiệp
Đất cơ sở sản xuất kinh doanh
Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ
Đất cho hoạt động khoáng sản
Đất di tích danh thắng
Đất bãi thải, xử lý chất thải
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa

267
86
18
4

0,31
36

0,31
0,1
0,02
0,01
0,04

27
328
116
31
16
31
0,31
64

0,03
0,38
0,13
0,04
0,02
0,04
0
0,07

2.11

Đất có mặt nước chuyên dùng


5

0,01

5

0,01

2.12

Đất phát triển hạ tầng

3.656

4,23

4.079

4,72

4

0

23

0,03

1


Trong đó:
-

Đất cơ sở văn hóa

Sinh viên: Bế Thúy Phương

Lớp 52NQ


Trang 21

Đồ án tốt nghiệp

Ngành Kỹ thuật tài nguyên nước
Hiện trạng

TT

Quy hoạch
năm 2020

năm 2011

Loại đất

Diện tích

Cơ cấu


Diện tích


cấu

(%)
4
0,01
0,05
0,01

(ha)
6
9
59
27

(%)
7
0,01
0,07
0,03

0,05

80

0,09


1
-

2
Đất cơ sở y tế
Đất cơ sở giáo dục - đào tạo
Đất cơ sở thể dục - thể thao

(ha)
3
5
45
9

2.13

Đất ở tại đô thị

44

3

Đất chưa sử dụng

-

-

Đất chưa sử dụng còn lại


1.036

1,2

400

0,46

Đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng

-

-

636

0,74

Sinh viên: Bế Thúy Phương

Lớp 52NQ


Trang 22

Đồ án tốt nghiệp

Ngành Kỹ thuật tài nguyên nước

CHƯƠNG III

TÍNH TOÁN XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH MƯA TƯỚI THIẾT KẾ
3.1. Mục đích, ý nghĩa, nội dung tính toán .
3.1.1. Mục đích
Xác định được mô hình mưa tưới bao gồm tổng lượng mưa rơi xuống trong một
năm và phân phối lượng mưa theo từng ngày, từng tháng trong năm tương ứng với
tần suất thiết kế.
3.1.2. Ý nghĩa
Mô hình mưa tưới thiết kế dùng để tính toán xác định yêu cầu nước cần cấp
cho nông nghiệp và các đối tượng sử dụng nước phi nông nghiệp khác (như dân
sinh, công nghiệp, du lịch, bảo vệ môi trường...) tương ứng với mức bảo đảm thiết
kế.
Mức bảo đảm thiết kế là số năm công trình thủy lợi đảm bảo cung cấp đủ
nước cho các đối tượng sử dụng trong chuỗi 100 năm khai thác liên tục. Mức bảo
đảm được tính bằng tỷ lệ phầm trăm.
Căn cứ vào yêu cầu nước cần cấp cho các đối tượng sử dụng nước và căn cứ
vào khả năng cấp nước của các công trình thủy lợi đã có trong vùng đề xuất các giải
pháp cấp nước phù hợp thông qua kết quả tính toán cân bằng cấp nước.
Như vậy tính toán xác định chính xác mô hình mưa tưới thiết kế giúp cho
người làm công tác thủy lợi nói chung và người làm công tác quy hoạch và thiết kế
công trình thủy lợi nói riêng biết được chính xác lượng nước cần cấp cho từng đối
tượng sử dụng nước và cho cả hệ thống thủy lợi cũng như đề xuất được biện pháp
công trình cấp nước phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng .
3.1.3. Nội dung tính toán
-

Phân tích tài liệu mưa và đặc điểm mưa của vùng quy hoạch đã thu thập

-

được.

Lựa chọn phương pháp tính toán.
Lựa chọn tần suất mưa năm thiết kế (hay lựa chọn mức bảo đảm thiết kế)
Tính toán xác định các tham số thống kê mưa năm.
Tính toán xác định tổng lượng mưa năm tương ứng với tần xuất thiết kế.
Lựa chọn mô hình mưa năm điển hình và tính toán xác định hệ số thu phóng.
Tính toán xác định mô hình mưa năm thiết kế.

Sinh viên: Bế Thúy Phương

Lớp 52NQ


Trang 23

Đồ án tốt nghiệp

Ngành Kỹ thuật tài nguyên nước

3.2. Chọn trạm đo mưa tính toán
Việc chọn trạm khí tượng có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả tính toán, tính
chính xác của việc tính toán và chọn ra mô hình khí tượng thiết kế.Vì vậy trạm đo
khí tượng được chọn phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
-

Trạm khí tượng nằm gần khu vực tính toán, tốt nhất là nằm trong khu vực

-

tính toán.
Trạm khí tượng phải có tài liệu đủ dài (Tài liệu từ 20 năm trở lên).

Tài liệu của trạm phải được chỉnh biên xử lý và đảm bảo chính xác.
Có tài liệu về lượng mưa ngày.

Căn cứ vào các nguyên tắc trên ta thấy.
-

Trạm Tuyên Quang nằm trong khu vực quy hoạch.
Tài liệu mưa từ năm 1980 đến năm 2010 đủ dài để tính toán.
Tài liệu đã được biên chỉnh xử lý.
Có tài liệu về lượng mưa ngày.

Nên chọn trạm quan trắc Tuyên Quang để lấy số liệu tính toán.
3.3. Tính toán xác định mô hình mưa tưới thiết kế
3.3.1. Chọn tần suất thiết kế và phương pháp tính toán
3.3.1.1. Chọn tần suất tính toán
Mô hình mưa tưới thiết kế bao gồm: tổng lượng mưa năm tương ứng với tần
suất thiết kế và phân phối lượng mưa theo từng ngày trong năm.
Tần suất thiết kế phụ thuộc vào quy mô kích thước công trình và nhiệm vụ
công trình. Theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCVN 04-05, 2012/BNNPTNT Công trình thủy lợi – các quy định chủ yếu về thiết kế, tần suất thiết kế P = 85%.
Vậy ta chọn tần suất mô hình mưa tưới thiết kế là 85%
3.3.1.2. Phương pháp tính toán
Mô hình mưa biểu thị lượng mưa ngày trong năm. Tính toán mô hình mưa
thiết kế với mục đích xác định lượng mưa và mô hình phân phối mưa theo tần suất
thiết kế nhằm đưa vào phương trình cân bằng nước để tính toán, từ đó tính toán
được chế độ tưới cho các loại cây trồng và mục đích khác.
Mưa là loại hiện tượng vừa mang tính tự nhiên vừa mang tính ngẫu nhiên
nên trong nghiên cứu tính toán thủy văn người ta thường sử dụng 2 phương pháp:
1) Phương pháp phân tích nguyên nhân hình thành

Sinh viên: Bế Thúy Phương


Lớp 52NQ


Trang 24

Đồ án tốt nghiệp

Ngành Kỹ thuật tài nguyên nước

Phương pháp này dựa trên cơ sở phân tích ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu
và mặt đệm đến các hiện tượng thủy văn, tính toán các đặc trưng thủy văn bằng
phương trình cân bằng nước hoặc các mô hình, các công thức kinh nghiệm.
Trong thực hành phương pháp này được phân chia cụ thể như sau:
• Phương pháp lưu vực tương tự
Phương pháp này dùng những trạm tham khảo có tính tương tự và đại diện
cho khí hậu, thuỷ văn khu vực thiết kế. Trạm phải đặt tại nơi có địa hình, địa mạo,
độ dốc, diện tích, thảm phủ thực vật phải tương tự, có cùng hướng gió, nguyên nhân
gây mưa giống với lưu vực nghiên cứu. Trên cơ sở tính được các thông số thống kê
của trạm tham khảo

, CV, CS ta sẽ có thông số thống kê của lưu vực cần nghiên

cứu.
• Phương pháp tổng hợp địa lý
• Phương pháp phân tích căn nguyên
2) Phương pháp thống kê xác suất
Trên cơ sở lý thuyết thống kê xác suất, xem các đặc trưng thủy văn là các đại
lượng ngẫu nhiên, vẽ đường tần suất và xác định được trị số của các đặc trưng thủy
văn ứng với một tần suất thiết kế nào đó. Điều kiện tiên quyết của phương pháp là

phải có liệt số liệu cần thiết đáng tin cậy để tính toán các đặc trưng thống kê.
Trong đồ án này chọn phương pháp thống kê xác suất để tính toán vì tài liệu
có số năm quan trắc dài và liên tục.
3.3.2. Phân tích tài liệu mưa, tính toán xác định các thông số thống kê
3.3.2.1. Phương pháp tính
Hiện nay có hai quan điểm tính toán mưa tưới như sau:
Quan điểm 1: Tính toán để xác định mô hình mưa vụ thiết kế của từng vụ
gieo cấy: Thông thường các kết quả tính toán sẽ cho ta các mô hình mưa vụ thiết kế
là mô hình mưa điển hình đã được thu phóng theo Kvụ của các năm khác nhau. Việc
sử dụng kết quả tính toán này vào thực tế sẽ không phù hợp vì hiện nay cơ cấu cây
trồng thay đổi theo từng năm, gieo trồng không phân biệt thời vụ. Nếu xác định mô
hình mưa vụ thiết kế thì có thể có loại cây trồng có thời đoạn sinh trưởng nằm trong
2 vụ khác nhau

Sinh viên: Bế Thúy Phương

Lớp 52NQ


Trang 25

Đồ án tốt nghiệp

Ngành Kỹ thuật tài nguyên nước

Quan điểm 2: Tính toán để xác định mô hình mưa năm thiết kế ứng với tần
suất thiết kế đây là phương pháp quy định trong Quy chuẩn Việt Nam QCVN0405:2012/BNNPTNT.
Do vậy đồ án này sẽ tính toán xác định mô hình mưa tưới thiết kế theo mô
hình mưa năm.
3.3.2.2. Vẽ đường tần suất kinh nghiệm

Bước 1: Chọn mẫu:{xi}i=

với n là số năm quan trắc có trong tài liệu

Mẫu được chọn từ chuỗi tài liệu thực đo, để mẫu càng gần với tổng thể, mẫu
phải đảm bảo các tiêu chuẩn là: có tính đại biểu, tính độc lập và tính đồng nhất.
Bước 2: Xây dựng đường tần suất
Đường tần xuất kinh nghiệm:
-

Giả sử có các mẫu thống kê : X1, X2,…,Xn

-

Sắp xếp chuỗi số liệu từ lớn đến bé

-

Tính tần suất kinh nghiệm theo một trong các công thức sau.

+ Công thức trung bình:
+ Công thức kỳ vọng:

+ Công thức số giữa:
(Trong đó: m là số thứ tự của năm trong liệt tài liệu đã sắp xếp; n là số phần
tử của liệt tài liệu hay là số năm quan trắc).
Trong đồ án này chọn công thức kỳ vọng để tính toán tần suất kinh nghiệm.
vì cho kết quả cao hơn, an toàn hơn.
-


Chấm các điểm quan hệ Xi và Pi lên hệ tọa độ.

-

Vẽ đường cong trơn đi qua tâm băng điểm quan hệ

3.3.2.3. Vẽ đường tần suất lý luận
Để phân biệt với đường tần suất kinh nghiệm, thực chất là mô hình phân phối
xác suất được sử dụng nhiều trong thuỷ văn, nó có một số đặc điểm phù hợp với
diễn biến quy luật của hiện tượng thuỷ văn. Chính vì vậy để vẽ đường tần suất lý
Sinh viên: Bế Thúy Phương

Lớp 52NQ


×