Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNHCÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐỒNG PHÚCÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐỒNG PHÚ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (793.04 KB, 43 trang )

Bài tập lớn PTTC

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Khoa Tài chính - Ngân hàng
BÀI TẬP NHÓM
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐỒNG PHÚ
DORUCO
MÃ CK: DPR (HOSE)

Đại học KTQD

1


Bài tập lớn PTTC

Mục lục
Lời nói đầu
PHẦN I: TỔNG QUAN
I. Giới thiệu chung về Cty
1/ Lịch sử hình thành
2/ Hoạt động kinh doanh
3/ Ban điều hành
4/ Quy mô hoạt động và cơ cấu vườn cây
5/ Chiến lược đầu tư và phát triển
6/ Rủi ro kinh doanh:
II. Tổng quan ngành
1/ Khái quát:
2/ Thị trường tiêu thụ:


3/ Cung cao su tự nhiên:
4/ Cầu cao su tự nhiên:
5/ Triển vọng phát triển ngành:
III. Phân tích SWOT
1 Điểm mạnh
2 Điểm yếu
3Cơ hội
4Thách thức
IV. Tài liệu phân tích:
1.Báo cáo tỷ trọng
2.Báo cáo chuẩn năm gốc.
PHẦN II: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH Cty
I. Phương pháp phân tích
II. Phân tích hoạt động kinh doanh
III. Phân tích hoạt động tài chính
PHẦN III: DỰ BÁO VÀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
PHẦN IV: LỜI KẾT

Đại học KTQD

2


Bài tập lớn PTTC

LỜI MỞ ĐẦU
Phân tích tài chính DN là việc xác định những điểm mạnh và những điểm yếu hiện
tại của DN để tính toán những chỉ số khác nhau thông qua sử dụng những số liệu từ báo cáo
tài chính của DN.
Tùy vào loại hình kinh doanh và đặc thù của ngành nghề kinh doanh, cán bộ nghiệp

vụ cần phải tìm ra được các mối liên hệ giữa các chỉ tiêu đã tính toán để đưa ra những nhận
xét đánh giá về tình hình tài chính của DN ; một hoặc một số chỉ số là tốt cũng chưa thể kết
luận là DN đang trong tình trạng tốt.
Ngành cao su từ nhiều thập kỷ trở lại đây luôn giữ vai trò là một trong những ngành
trọng yếu của nền kinh tế VN. Trải qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế với nhiều biến động,
ngành cao su VN nói chung và các doanh nghiệp cao su nói riêng ít nhiều đã phải gánh chịu
những tác động tiêu cực. Bước sang giai đoạn hậu khủng hoảng và phục hồi kinh tế, nhiều
thách thức đang dần hiện ra trước mắt trong lộ trình phát triển của ngành cao su. Thiết nghĩ,
để có sự chuẩn bị tốt nhất cho tương lai, đã đến lúc cần nhìn nhận đánh giá thực trạng, vị thế
và triển vọng của ngành cao su trong thời gian sắp tới.
Hiện nay nước ta đang có 5 doanh nghiệp cao su niêm yết trên sàn. Công ty cao su
Đồng Phú (DPR) là công ty có quy mô tương đối lớn. Để hiểu thêm về công ty này chúng
em sẽ đi sâu vào 'Phân tích tình hình tài chính của công ty Đồng Phú' trong 3 năm gần
đây. Thông qua việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính tại công ty để làm cơ sở cho việc
lập kế hoạch tài chính cho tương lai và đưa ra giải pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Kết cấu bài làm gồm 3 phần:
-

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CAO SU ĐỒNG PHÚ

-

PHẦN II: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CTY

-

PHẦN III: DỰ BÁO VÀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

Đại học KTQD


3


Bài tập lớn PTTC

PHẦN I: TỔNG QUAN
I. Giới thiệu chung về Doruco
Tên Công ty

:

Công ty cổ phần cao su Đồng Phú.

Tên tiếng Anh

:

Dong Phu Rubber Joint Stock Company.

Trụ sở chính

:

Xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.

Điện thoại

:


0651 – 3819 786.

Fax

:

0651 – 3819 620.

Email

:

;

Website

:

/>
Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 4403000069 do Phòng Đăng Ký Kinh
Doanh – Sở Kế Họach và Đầu Tư tỉnh Bình Phước cấp ngày 28 tháng 12 năm 2006.
Đăng kí thay đổi lần hai ngày 22 tháng 8 năm 2008.
Mã Chứng khoán:

DPR

Sàn niêm yết:

Trung tâm giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh ( HoSE)


Vốn điều lệ:

430,000,000,000 đồng

Ngày GD đầu tiên: Ngày 30 tháng 11 năm 2007.
1/ Lịch sử hình thành
- DORUCO tiền thân là đồn điền Thuận Lợi của Công ty Michelin - Pháp, được hình
thành vào khoảng tháng 6 năm 1927 và được tái thành lập vào ngày 21 tháng 05 năm 1981.
Hiện nay Công ty là doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam,
được thành lập ngày 4/3/1993 theo quyết định số 184/NN-TC/QĐ của Bộ nông nghiệp và
Công nghiệp thực phẩm (nay là bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và chuyển sang
Công ty cổ phần từ đầu năm 2007 (vốn điều lệ là 400.000.000.000 đồng). Với diện tích trên
9000 ha cao su, trong đó hơn 8000 ha đã đưa vào khai thác, sản lượng hàng năm trên 14.000
tấn sản phẩm cao su nguyên liệu các loại. Sản phẩm cao su của Công ty đạt tiêu chuẩn của
Việt Nam và Quốc tế.
- DORUCO đã được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001-2000 từ những năm 1999, sản phẩm của công ty luôn có chất lượng tốt và ổn định ,
thoả mãn được các yêu cầu khắt khe của khách hàng , trong đó có những khách hàng truyền
Đại học KTQD

4


Bài tập lớn PTTC

thống là các tập đoàn chế tạo vỏ xe hàng đầu thế giới như : Michelin , Saficalcan,Misubishi,
Tea Young…. Với gần 86% tổng sản phẩm của DORUCO được xuất khẩu trực tiếp đi các
nước như: Pháp, Bỉ, Hà Lan, Anh, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Úc, Mỹ, New Zealand, Canada,
Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản …
2/ Hoạt động kinh doanh:

Hoạt động kinh doanh chính của Doruco là trồng trọt, chế biến nông, lâm sản;
chăn nuôi gia súc, gia cầm; công nghiệp hoá chất phân bón và cao su; thương nghiệp
buôn bán; thi công cầu đường bộ; đầu tư xây dựng các công trình công nghiệp và
dân dụng trong và ngoài khu công nghiệp; xây dựng dân dụng, công nghiệp;
trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng, khai thác chế biến và kinh doanh các
sản phẩm từ rừng trồng. Công ty CP cao su Đồng Phú hiện đạt năng suất cao
nhất trong Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam. Tỷ trọng xuất khẩu đạt
gần 60% tổng sản lượng tiêu thụ.
Trong cơ cấu sản phẩm của DPR, cao su mủ khối chiếm tỷ trọng lớn, khoảng
67% (trong đó SVR L, SVR 3L chiếm 43%; SVR CV50, SVR CV60 chiếm 5%; SVR 10,
SVR20 chiếm 20%), cao su ly tâm mủ Latex chiếm 32%. Mủ khối được sử dụng
chủ yếu trong ngành công nghiệp săm lốp, mủ Latex được sử dụng để sản xuất găng tay,
đệm và các dụng cụ trong y tế…
3/ Quản trị điều hành:
Nhìn chung, ban điều hành của DPR là những người được đào tạo đúng chuyên
môn, đã gắn bó với công ty qua thời gian khá dài (trên 30 năm),vì vậy có cơ sở để tin
tưởng vào trình độ chuyên môn, kinh nghiệm cũng như tính ổn định trong bộ máy
lãnh đạo của DPR. Đây là yếu tố khá quan trọng quyết định tới sự phát triển bền vững
của công ty.
Danh sách HĐQT bao gồm:
-

Ông Nguyễn Thanh Hải - chủ tịch HĐQT

-

Ông Đặng Gia Anh – thành viên HĐQT

-


Ông Nguyễn Tấn Đức – thành viên HĐQT

-

Ông Phạm Văn Luyện – thành viên HĐQT

-

Bà Trần Thị Kim Thanh – thành viên HĐQT

Đại học KTQD

5


Bài tập lớn PTTC

Trong đó ông Nguyễn Thanh Hải là TGĐ công ty, ông Đặng Gia Anh là phó TGĐ
4/ Quy mô hoạt động và cơ cấu vườn cây:
Trải qua gần 30 năm hoạt động, DPR đã phát triển vườn cây cao su từ
3,000 ha ban đầu đến hơn 10,000 ha cao su hiện tại với gần 8,000 ha đang được
khai thác. Số diện tích vườn cây cao su này đang thuộc quyền quản lý của 06
nông trường An Bình, Tân Lập, Tân Lợi, Tân Thành, Thuận Phú và Tân Hưng.
DPR có hai nhà máy chế biến:
+ Nhà máy chế biến Tân Lập: Chuyên sản xuất mủ Latex (kem) công suất :
6,000 tấn/năm . Sử dụng công nghệ tiên tiến của tập đoàn Wesftalia (CHLB
Đức). Sản phẩm của nhà máy gồm Latex HA, Latex LA.
+ Nhà máy chế biến Thuận Phú: Chuyên sản xuất mủ khối SVR L, SVR 3 L, SVR
10, SVR 20, SVRCV 50, SVRCV 60. Công nghệ sử dụng công nghệ tiên tiến của
Malaysia. Công suất 16,000 tấn/năm.

DPR có diện tích vườn cây ở mức trung bình nhưng có lợi thế về thổ nhưỡng và cơ
cấu vườn cây của DPR đang trong độ tuổi cho mủ tốt nhất.Cây cao su cho mủ tốt nhất
khi cây đật độ tuổi 18-23. Cơ cấu vườn cây cao su của DPR có tỷ lệ cây có độ tuổi 18-23
chiếm tới 42%, ngoài ra hiện công ty có cơ cấu vườn cây trẻ (từ 11-15 tuổi) chiếm
khoảng 32%.Điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tăng truởng và phát triển của
công ty.
5/ Chiến lược đầu tư và phát triển
• Khắc phục các khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động, tận dụng
mọi nguồn lực để triển khai đúng tiến độ các dự án đầu tư công ty đã triển khai, nhất
là các dự án đầu tư trồng cao su tại Vương quốc Campuchia.
-

Tham gia thành lập công ty cổ phần cao su Đồng Phú – Kratie (tại tỉnh Kratie –
vương quốc Campuchia) với vốn điều lệ hiện tại là 350 tỷ đồng, quy mô
10,000ha, trong đó diện tích cao su sẽ khoảng 8000-9000 ha. Phần vốn góp của
công ty là 40% vốn điều lệ.

-

Ngoài ra, để tận dụng cơ hội, công ty dự kiến đầu tư thêm 01 dự án phát triển cao
su tại tỉnh Kratie, vương quốc Campuchia. Dự án này cũng có quy hoạch khoảng
10,000ha cao su và do công ty CP Cao su Đồng Phú đầu tư 100% vốn

Đại học KTQD

6


Bài tập lớn PTTC


-

Chủ trì đầu tư dưựán phát triển cao su tại huyện CưJut, tỉnh ĐắkNông với tổng
diện tích quy hoạch khoảng 4000ha. Đã thành lập công ty Cp Cao su Đồng PhúĐắcNông với vốn điều lệ 120 tỷ đồng, trng đó công ty chiếm 90% vốn điều lệ.
Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng đến nay dự án đã trồng được 904ha. Kế
hoạch năm 2011 tiếp tục thu hồi đất để trồng.

-

Tham gia thành lập công ty cổ phần co su Sa Thầy (tại tỉnh KonTum) với vốn
điều lệ là 200 tỷ đồng, quy mô 10,000ha cao su, trong đó công ty góp 100% vốn
điều lệ.

• Tăng cường nghiên cứu để đầu tư phát triển chiều sâu nhằm đảm bảo sự phát triển ổn
định và bền vững như: đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất vườn cây trên diện tích
hiện có, xây dựng kế hoạch thanh lý tái canh hợp lý để vừa có cơ cấu vườn cây giống
mới năng suất cao kế thừa vừa ổn định doanh thu và lợi nhuận cho cổ đông.
• Tham gia thành lập công ty cổ phần cao su kỹ thuật Đồng Phú với vồn điều lệ là 110
tỷ đồng, trong đó công ty góp 50% vốn điều lệ, chuyên sản xuất hàng tiêu dùng
(nệm, gối...) từ nguyên liệu mủ latex của công ty nhằm tăng lợi nhuận cho công ty và
đa dạng hoá sản phẩm từ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính, giảm dần tỷ lệ xuất
khẩu nguyên liệu thô. Hàng năm nhà máy này sẽ tiêu thụ khoảng 3000 tấn mủ quy
khô của công ty.
• Tham gia thành lập công ty cổ phần đầu tư khu công nghiệp Bắc Đồng Phú với vốn
điều lệ 100 tỷ đồng trên cơ sở liên kết với công ty cổ phần KCN Nam Tân Uyên.
Công ty Cp cao su Đồng Phú góp 51% vốn điều lệ. Nhiệm vụ chính là triển khai đầu
tư và kinh doanh khu công nghiệp Bắc Đồng Phú với quy mô gần 190 ha và đầu tư
các khu dân cư trên địa bàn thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước với tổng diện tích
khoảng 50ha.
6/ Rủi ro kinh doanh:

Các công ty trong ngành trồng và khai thác mủ cao su chịu khá nhiều rủi ro từ điều
kiện thời tiết. Điều này sẽ tác động trực tiếp lên sản lượng khai thác của công ty, khiến rủi ro
sản lượng và chất lượng cao su thu hoạch không như kỳ vọng. Hiện tại, phần lớn vườn cao
su của Doruco nằm ở tỉnh Bình Phước vốn là tỉnh ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão lụt
nên có thể xem đây là một thế mạnh của công ty. Bên cạnh đó, do đặc thù ngành là công
nghệ khai thác thủ công nên kết quả thu hoạch mủ cao su còn lệ thuộc nhiều vào tay nghề
Đại học KTQD

7


Bài tập lớn PTTC

của công nhân trong kỹ thuật chăm sóc và cạo mủ.
Rủi ro thứ hai mà các công ty trồng và chế biến mủ cao su thường gặp đó là rủi
ro về giá. Trong 2 năm trở lại đây, giá cao su liên tục thay đổi gây bất lợi cho công ty.
Trong năm 2008 các công ty cao su gặp khủng hoảng về giá. Có những lúc giá rớt
tới 70% so với cao điểm tháng 07/2008. Trong năm 2009 giá cao su đã phục khá
nhiều. Thông thường, giá cao su phụ thuộc vào nguồn cung cao su tự nhiên, giá dầu
thế giới. Nền kinh tế thế giới chưa có dấu hiệu phục hồi rõ rệt. Hệ quả là xu hướng tăng giá
của cao su tự nhiên và dầu thô trên thế giới không ổn định và rất dễ nhạy cảm giảm với các
thông tin xấu của kinh tế vĩ mô thế giới.
Ngoài ra, rủi ro lệ thuộc vào nhà tiêu thụ mủ cao si tự nhiên hàng đầu thế giới –
Trung quốc (chiếm 1/3 lượng tiêu thụ cao su tự nhiên toàn cầu). Xuất khẩu mủ cao su tự
nhiên của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc 11 tháng năm 2010 chiếm 62% tổng lượng
mủ cao su tự nhiên xuất khẩu, trong đó 80% lượng cao su Việt Nam xuất khẩu vào nước
này theo đương mậu biên.
II. Tổng quan ngành
1/ Khái quát:
Ngành cao su có 2 mảng chính: cao su tự nhiên và cao su nhân tạo.

Thành phần chính cấu thành nên cao su tự nhiên là mủ được khai thác từ cây cao su.
Cao su nhân tạo có nguồn gốc từ dầu mỏ. Chính vì vậy, biến động giá cao su thường có
cùng xu hướng với giá của dầu thô. Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên chiếm
khoảng 40 – 45% trong tổng nhu cầu cao su toàn thế giới.
Nguồn gốc cây cao su xuất phát từ Nam Mỹ. Tuy nhiên, các quốc gia Châu Á
mới là các nhà cung cấp chính. Chu kỳ sinh trưởng của cây cao su thường từ 26 – 28
năm, xây dựng vườn cây cơ bản mất từ 6 – 8 năm, thời gian khai thác mủ thường là 20
năm. Phần lớn mủ khai thác được sử dụng trong ngành công nghệ săm lốp, ngoài ra nó
còn được sử dụng để sản xuất găng tay, dụng cụ y tế, dày dép, nệm…Khi đã hết thời
gian khai thác mũ, cây cao su sẽ được dùng để lấy gỗ.
2/ Thị trường tiêu thụ:
Châu Á không chỉ là khu vực sản xuất nhiều cao su tự nhiên nhất thế giới mà còn là thị
trường tiêu thụ cao su tự nhiên lớn nhất, chiếm khoảng 75,6% sản lượng cao su toàn thế
Đại học KTQD

8


Bài tập lớn PTTC

giới năm 2009, trong đó lớn nhất là Trung Quốc.
Còn thị trường tiêu thụ cao su tự nhiên trong nước khá nhỏ so với thị trường xuất khẩu.
Nhu cầu tiêu thụ trong nước chiếm khoảng 10 – 15% tổng lượng cao su sản xuất.
Các sản phẩm chế biến từ cao su tiêu thụ tại thị trường trong nước chủ yếu bao
gồm: các loại săm lốp, dụng cụ y tế, băng chuyền, găng tay…

3/ Cung cao su tự nhiên:
Về sản lượng cao su tự nhiên:
Hình 1.1: Sản lượng cao su tự nhiên của một số nước trên thế giới (nghìn tấn)


Nguồn: Monthly Bulletin Sep 2010, ANRPC
Theo báo cáo của Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên, cây cao su, nguyên liệu chính
cung cấp lượng cao su tự nhiên được trồng chủ yếu tại khu vực Đông Nam Á, tập trung ở
các quốc gia bao gồm Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Phillipin,
Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Sản lượng sản xuất cao su tự nhiên của các nước này
chiếm khoảng 94% sản lượng sản xuất cao su tự nhiên toàn thế giới. Trong đó Thái Lan là
quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất cao su với sản lượng đạt 3,164 nghìn tấn năm 2009,
chiếm khoảng 33% sản lượng cao su toàn thế giới; tiếp theo là Indonesia với 25% thị phần;
Việt Nam đứng thứ năm chiếm khoảng 7,4% thị phần vào năm 2009.
Hình 1.2: Thị phần sản xuất cao su tự nhiên trên thế giới năm 2009 (%)

Đại học KTQD

9


Bài tập lớn PTTC

Nguồn: Monthly Bulletin Sep 2010, ANRPC và tính toán của TVSC
Về thị phần xuất khẩu cao su tự nhiên trên thế giới
Với ưu thế là quốc gia đứng đầu về sản lượng sản xuất cao su, Thái Lan liên tục là quốc
gia đứng đầu về sản xuất cao su tự nhiên với sản lượng xuất khẩu hàng năm chiếm
khoảng 40-42% thị phần thị trường xuất khẩu thế giới. Tiếp theo là Indonesia với thị
phần là 30-31%; Việt Nam đứng thứ 3 với 11,4%; Malaysia với 11% thị phần. Như vậy,
4 nước đứng đầu đã chiếm tới 96,1% thị phần xuất khẩu cao su tự nhiên trên thế giới.
Mặc dù Ấn Độ và Trung Quốc là quốc gia sản xuất nhiều cao su tự nhiên nhưng do mức
tiêu thụ trong nước lớn nên lượng xuất khẩu rất ít.
Hình 1.3: Thị phần xuất khẩu cao su giữa các nước thuộc ANRPC năm 2009 (%)

Nguồn: Mothly Bulletin, Sep 2010, ANRPC và tính toán của TVSC

Về cung cao su trong nước:
Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam gồm 36 đơn cị tại Đông Nam Bộ, Tây Nguyên,
Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ.
Hình 1.4: Diện tích và sản lượng cao su cả nước qua các năm

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Đại học KTQD

10


Bài tập lớn PTTC

Nguồn cung trong nước ngày càng tăng khi diện tích cao su được mở rộng và sản lượng
càng cao qua các năm. Năm 2010, tổn diện tích cao su vào khoảng 715000ha, sản lượng
770,000 tấn. Tuy nhiên sản phẩm của Việt Nam chủ yếu là sản phẩm thô nên chất lượng
còn chưa tốt, chủng loại chưa phong phú, do đó khả năng cạnh tranh không cao.
4/ Cầu cao su tự nhiên:
Châu Á không chỉ là khu vực sản xuất nhiều cao su tự nhiên nhất thế giới mà còn là thị
trường tiêu thụ cao su, tự nhiên lớn nhất, chiếm 75,6% sản lượng cao su toàn thế giới năm
2009, trong đó Trung Quốc tiêu thụ khoảng 28%, Ấn Độ khoảng 8%.
Hình 1.5: Thị phần tiêu thụ cao su thế giới (%)

Bảng1.1: Tiêu thụ cao su thế giới 2007 – 2010
Đơn vị: triệu tấn
2007

2008

2009


2010

Cao su nhân tạo

13.03 12.44

11.94

12.37

Cao su tự nhiên

9.88

9.73

9.26

10.43

22.92 22.16

21.2

22.8

Tổng nhu cầu
Đại học KTQD


11


Bài tập lớn PTTC

Nguồn: IRSG
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã làm cho nhu cầu tiêu thụ cao
su giảm sút và kéo dài tới năm giữa 2009. Tuy nhiên, với đà phục hồi của nền
kinh tế, các chuyên gia nhận định nhu cầu này sẽ tăng mạnh trở lại vào năm 2010.
Năm 2010, nhu cầu cao su tự nhiên của thế giới tăng khoảng 4% so với 2009,
tức là 10,43 triệu tấn. Con số này sẽ tăng thêm 1,1 triệu tấn trong năm 2012 và
3,4 triệu tấn cho những năm tiếp theo. Trong khi đó 3 nước đứng đầu về sản
xuất và cung ứng cao su là Thái Lan, Indonesia và Malaysia đang thu hẹp diện
tích và sản lượng. Đây là điều kiện thuận lợi cho ngành cao su tự nhiên Việt
Nam.
Về cầu cao su trong nước
Thị trường tiêu thụ cao su tự nhiên trong nước khá nhỏ bé so với thị trường xuất khẩu, chỉ
chiếm 10-15% tổng sản lượng mủ cao su sản xuất hàng năm. Do công nghệ chế biến cao su
còn thấp nên chỉ có khoảng 20% cao su tự nhiên được chế biến xuất khẩu.
Liên tục từ năm 2006 đến nay, cầu cao su tự nhiên của Việt Nam trên thị trường quốc tế khá
cao. Chỉ riêng 3 quý đầu năm 2010, giá trị xuất khẩu đã đạt 1,42 tỷ USD. Việt Nam hiện
nay đứng thứ 6 về nguồn cung cấp (chiếm 6,4% diện tích cao su thế giới) và đứng thứ 5 về
khai thác (7,4% tổng sản lượng thế giới) và thứ 3 về xuất khẩu cao su tự nhiên ( 11% của
thế giới).
Hình 1.6: Giá trị, tỷ trọng xuất khẩu cao su trong tổng kim ngạch XK của VN

Nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ NN&PTNT và tính toán của TVSC
5/ Triển vọng phát triển ngành:
Trong nhiều năm qua, các sản phẩm cao su của Việt Nam đã được thị trường
trong và ngoài nước tín nhiệm. Các sản phẩm này đã có mặt ở nhiều quốc gia như:

Đại học KTQD

12


Bài tập lớn PTTC

Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Đông Âu, Anh, Pháp, Mỹ…
Với tỷ trọng 85-90% sản lượng được tiêu thụ tại thị trường quốc tế trong khi các
doanh nghiệp Việt Nam không thể chủ động trong vấn đề niêm yết hoặc báo giá cao su
tự nhiên nên giá bán chịu sự tác động rất lớn của giá cao su tự nhiên trên thị trường quốc
tế. Chúng ta sẽ xem xét triển vọng về cung-cầu để đưa ra nhận định về giá.
Triển vọng về nguồn cung:
Mặc dù ANRPC dự báo nguồn cung cao su tự nhiên sẽ tăng trưởng khoảng 6,3%
trong năm 2010 nhưng cũng còn có nhiều lý do lo ngại về tính khả thi của con số này
bởi:
-

Con số dự báo chính thức về sản lượng cao su tự nhiên của Indonesia vẫn giữ
nguyên mặc dù sản lượng cao su tự nhiên thực tế trong tháng 6 giảm tới 10,4%
so với cùng kì năm 2009

-

Con số dự báo chính thức về sản lượng cao su tự nhiên của Thái Lan vẫn giữ
nguyên mặc dù sản lượng cao su thực tế trong t7 giảm tới 23% so với cùng kì
năm 2009

-


Lượng dự trữ cao su tự nhiên của Trung Quốc và Nhật Bản giảm mạnh nên
các quốc gia này khó có thể tham gia điều tiết thị trường nếu giá tăng đột biến.

Triển vọng về cầu:
Theo dự báo, cầu về cao su tự nhiên sẽ tăng trong quý I/2011 và sẽ còn tiếp tục
tăng trong những năm tới. Nguyên nhân là do:
-

Kinh tế thế giới đang có xu hướng phụ hồi nhẹ, đặc biệt là tại Trung Quốcquốc gia nhập khẩu cao su lớn nhất thế giới và là đối tác nhập khẩu cao su lớn
nhất của Việt Nam.

-

Giá dầu mỏ thường có xu hướng tăng vào cuối năm do: nhu cầu dùng xăng
dầu mùa đông tăng cao, kinh tế thế giới dự báo phục hồi. Giá dầu tăng khiến
giá cao su nhân tạo tăng (mặt hàng thay thế cao su tự nhiên).

-

Mặc dù JPY đang trong xu thế tăng giá nhưng chính phủ Nhật đã và đang can
thiệp nhằm giảm giá JPY. Việc giảm giá JPY có thể khiến nhu cầu cao su tự
nhiên tăng do: sản xuất ô tô có thể tăng mạnh do Nhật có lợi thế về xuất khẩu.

Triển vọng về giá:
Với tình hình cung cầu cao su tự nhiên như trên thì giá cao su trên thị trường thế
giới sẽ tăng, mức tăng dự kiến là 3-5%. Việ đưa ra mức tăng giá dự kiến dựa trên
Đại học KTQD

13



Bài tập lớn PTTC

cơ sở giá cao su giao tương lai trên một số thị trường như Thái Lan, Nhật Bản, Ấn
Độ.
III. Phân tích SWOT
Điểm mạnh
-

Quy mô về tài sản, vốn CSH, tổng diện tích vườn cây và diện tích khai thác lớn
thứ hai so với các doanh nghiệp niêm yết trong ngành.

-

Lợi thế về thổ nhưỡng màu mỡ phù hợp trồng cây cao su, cùng với đội ngũ quản
lý có kinh nghiệm lâu năm nên kỹ thuật chăm sóc cây rất tốt tạo cho cây trồng
phát triển tốt sớm đi vào khai thác và cho năng suất cao.

-

Năng suất khai thác cao nhất trong ngành nhờ vào cơ cấu độ tuổi vườn cây trẻ

-

Khả năng kiểm soát chi phí đầu vào tốt nên tỷ suất lợi nhuận gộp luôn đạt ở mức
ổn định và cao nhất trong ngành.

-

Cấu trúc nợ thấp, luan chuyển tiền nhịp nhàng với nguồn tài trợ vốn chính từ vốn

tự có (78% tài sản).

-

Chuỗi giá trị được gia tăng từ chiến lược đầu tư theo chiều rộng lẫn chiều sâu, từ
đó hoạt động kinh doanh ngày càng tăng trưởng ổn định lâu dài và khả năng sinh
lời cải thiện.

Điểm yếu
-

Giai đoạn 2011-2013 các dự án trồng cao su chưa đưa vào khai thác được thì sự
gia tăng về doanh thu, lợi nhuận chủ yếu dựa vào giá bán cao su và giá trị vườn
cây thanh lý

-

Xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm thô do đó khả năng cạnh tranh thấp

-

Vườn cây của công ty được trông phân tán ở nhiều khu vực do đó sẽ gặp khó
khăn trong quản lý.

Cơ hội
-

Kinh tế thế giới và trong nước đang hồi phục- tạo động lực thúc đẩy nhu cầu tiêu
thụ cao su tự nhiên tăng mạnh trong thời gian tới, đặc biệt là sự hồi phục của
ngành sản xuất ô tô


-

Giá dầu mỏ dự báo sẽ tăng trở lại theo đà hồi phục kinh tế thế giới- làm cho giá
cơ sở cao su tổng hợp tăng theo. Vì thế, sẽ có xu hướng chuyển dịch giảm nhu
cầu cao su tổng hợp và tăng nhu cầu cao su tự nhiên, đồng thời làm giá cao su tự
nhiên không giảm và có thể tăng tiếp.

Đại học KTQD

14


Bài tập lớn PTTC

-

Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu đối với mặt hàng cao su tự nhiên sẽ làm tăng
lượng dự trữ cao su tự nhiên của các doanh nghiệp sản xuất săm lốp, găng tay ở
Trung Quốc.

-

Ngày 01/10/2010, Thái Lan áp dụng chính sách thuế tăng đối với mặt hàng cao su
xuất khẩu, làm cho giá cao su xuất khẩu của Thái Lan cao lên, giảm khả năng
cạnh tranh trên trường quốc tế. Hệ quả là các nước đang tiêu thụ nguồn hàng cao
su tự nhiên của Thái Lan sẽ có xu hướng tìm kiếm nguồn hàng mới từ các nước
giá rẻ như Việt Nam.

Thách thức

-

Thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp như mưa bão lũ lụt, hạn hán kèm theo dịch
bệnh sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sản lượng khai thác của các doanh nghiệp trong
ngành.

-

Thị trường xuất khẩu chính yếu là Trung Quốc. Do đó các công ty trong ngành sẽ
chịu rủi ro lệ thuộc cao vào thay đổi chính sách xuất nhập khẩu và diễn biến tăng
trưởng kinh tế của nước này. Trong năm 2011, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với ba
thách thức lớn: lạm phát, nợ công và bong bóng bất động sản phình to.

-

Thị trường tiêu thụ mủ cao su tại Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc…đòi hỏi chất
lưọng mủ đồng đều và hạng cao, do đó sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp
trong ngành khi mở rộng xuất khẩu qua các thị trường mới khó tính này.

Đại học KTQD

15


Bài tập lớn PTTC

IV. Tài liệu phân tích:
BÁO CÁO TỶ TRỌNG
Bảng 1.2


(Đơn vị: 1.000.000)
Tỷ

Chỉ tiêu
Doanh thu bán hàng và CCDV
Các khoản giảm trừ
doanh thu thuần BH và CCDV
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp BH và CCDV
Doanh thu từ hoạt động tài chính
Chi phí tài chính
Chi phí lãi vay
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác
Lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty

2010
trọng
1,028,421 100.000
0.000
1,028,421 100.000
565,358 54.973
463,062 45.027
36,181
3.518

13,009
1.265
8,890
0.864
12,071
1.174
73,643
7.161

Tỷ

Tỷ

2009
trọng
648,310 100.000
0.000
648,310 100.000
414,850 63.989
233,460 36.011
27,186
4.193
8,814
1.360
15,319
2.363
5,643
0.870
28,917
4.460


2008
trọng
728,795 100.000
0.000
728,795 100.000
476,771 65.419
252,024 34.581
23,224
3.187
25,410
3.487
4,392
0.603
11,243
1.543
29,683
4.073

217,271
11,937
8,486
3,452

208,912
40,011
15,779
25,133

400,520

64,817
31,659
33,158

38.945
6.303
3.078
3.224

-269

-0.026

thuế
Chi phí thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông

433,410
38,901
394,508

42.143
3.783
38.361

220,723
9,964
210,760


34.046
1.537
32.509

thiểu số
Lợi nhuận sau thuế cổ đông của

396

0.039

3

0.000

394,111
0.05

38.322
0.000

210,756
0.09

32.509
0.000

liên kết,liên doanh
Tổng lợi nhuận kế toán trước


công ty mẹ
Lãi cơ bản trên cổ phiếu

33.513
1.841
1.309
0.532
0.000

0.000
234,044
234,044

234,044
0.05

(Đơn vị: 1.000.000)
2010

Chỉ tiêu
Đại học KTQD

Chênh lệch
16

2009

32.114
0.000
32.114

0.000

BÁO CÁO CHUẨN NĂM GỐC (Chọn năm gốc: 2008)
Bảng 1.3

28.665
5.490
2.165
3.449

Chênh lệch

32.114
0.000


Bài tập lớn PTTC

tuyệt

tương

tuyệt

Tương

đối %
169.681

392,512


đối
115,301

đối %
41.593

278,717

Tài sản ngắn hạn
Tiền và các khoản tương

747,586

đối
470,375

đương tiền
Các khoản đầu tư tài

507,874

468,968 1205.387

277,211

239,811 616.386
-

chính ngắn hạn

Các khoản phải thu ngắn

40,261

-99,946

-71.285

10,909

hạn
Hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn khác
Tài sản dài hạn
Các khoản phải thu DH
Tài sản cố định
Các khoản đầu tư tài

78,535
99,090
21,827
928,455

49,935
38,132
13,286
160,570
0
50,695


174.598
62.555
155.556
20.911

43,307
38,432
21,147
853,799

9.206

566,920

chính dài hạn
Tài sản dài hạn khác

326,588
490
1,676,04

146,298
-36,422

81.146
-98.673

252,516
34,364
1,246,31


72,226
-2,548

Tổng cộng tài sản
Nợ phải trả
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn

1
421,416
367,056
54,360
1,227,36

630,945
60,256
45,954
14,301

60.372
16.684
14.311
35.700

1
361,302
329,548
31,754


201,215
142
8,446
-8,305

2
1,227,362

546,516
582,011

80.270
90.185

867,644
828,712

186,798
183,361

27.436
28.413

680,846
645,351

-35,495 -100.000

38,932


3,437

9.683

35,495

24,173 782.298

3,090

Nguồn vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu
Nguồn kinh phí và quỹ

601,378

khác
Lợi ích của cổ đông thiểu
số

17,365
1,676,04

14,275

461.974

27,263
1,246,31


1

630,945

60.372

1

Tổng cộng nguồn vốn

129,298

38,906

-92.219

140,207

14,707 51.423
-22,526 -36.953
12,606 147.594
85,914 11.188
0
16,237
2.949

28,600
60,958
8,541
767,885


201,215

40.061
-6.903

550,683
180,290
36,912

19.253 1,045,096
0.039
361,160
2.630
321,102
-20.732
40,059

19.253 1,045,096

PHẦN II:
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY

I/ Phương pháp phân tích
1. Lấy chỉ tiêu trung bình ngành
- Tính chỉ tiêu trung bình ngành bằng cách lấy 5 công ty niêm yết trong ngành, rồi tính
chỉ số trung bình
2. Phương pháp tiếp cận
- Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp theo ba mảng hoạt động của DN đó là:
Đại học KTQD


17


Bài tập lớn PTTC

+ Hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Hoạt động đầu tư
+ Hoạt động tài chính

II/ Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
1. Phân tích năng lực sản xuất của công ty
TT
1
2
3
3.1
3.2

3.3

3.4
4

DIỆN TÍCH- NĂNG SUẤT- SẢN
LƯỢNG
Diện tích cao su khai thác
Trong đó, diện tích cạo mới
Năng suất
Sản lượng cao su

Tồn kho đầu năm
Chế biến trong năm
- Cao su khai thác
- Cao su thu mua
Tiêu thụ trong năm
- Xuất khẩu trực tiếp
- Ủy thác xuất khẩu
- Nội tiêu
Tồn kho cuối kỳ(3.1+3.2-3.3)
Kim ngạch XK trực tiếp và ủy thác XK
Trong đó, kim ngach xuất khẩu trực tiếp

Đơn vị
Ha
Ha
tấn/ha
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
USD
USD

2008
7,907.62

44.96
2.11
1,413
19,800
16,700
3,100
19,596
11,949
1,811
5,836
1,617
0
0

2009
7,907.62
44.96
2.25
2,173.77
684.43
2,426.48
2,062.48
364.00
2,035.15
782.62
1,252.53
1,075.76
13,341,779

1,858,158


2010
7,908
44.96
2.23
16,134.02
1,051.93
17,515.51
15.537,53
1.977,98
16.470,42
6.262,63
1.510,47
8.697,32
2.097,02
26.145.305
21.057.344

Diện tích khai thác tương đối ổn định qua các năm. Điều này chứng tỏ công tác quản lý
khai thác, chăm sóc vườn cây là tốt. Năm 2009 do điều kiện khí hậu bất lợi làm cho diện
tích khai thác các công ty khác trong ngành sụt giảm như công ty Tây Ninh diện tích khai
thác giảm 3%do tình hình lũ lụt gây đổ gãy và một số cây hết tuổi khai thác… Công ty Đồng Phú
có diện tích khai thác đứng thứ hai trong ngành sản xuất cao su. Điều này tạo điều kiện
thuận lợi cho công ty. Vì diện tích khai thác lớn, ổn định sẽ cung cấp cho công ty một lượng
cao su lớn, ổn định qua các năm.
Năng suất khai thác của công ty liên tục tăng qua các năm, cụ thể năm 2008 là 2.11
tấn/ha, 2009 là 2.25 tấn/ha, năm 2010 là 2.23 tấn/ha. Cây cao su có vòng đời khai thác
tương đối ngắn khoảng 20 năm, vậy mà năng suất khai thác của doanh nghiệp luôn ổn định
chứng tỏ doanh nghiệp rất chú trọng vào công tác chăm sóc, khai thác và trồng mới. Kỹ
thuật chăm sóc của doanh nghiệp là tốt. Việc tăng năng suất này mang lại lợi thế lớn cho

công ty vì nó làm giảm chi phí giá thành sản suất, tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
Tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp có xu hướng tăng, tình hình tương đối tốt, trừ năm
2009 do khủng hoảng kinh tế khiến cho sản lượng tiêu thụ cao su trên thế giới giảm mạnh
công ty không tránh khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Chỉ tiêu
Tiêu thụ trong
năm
- Xuất khẩu trực
tiếp
- Ủy thác xuất
khẩu
- Nội tiêu
Đại học KTQD

ĐV

2008

tấn

19,596

2009
4,241.1
5

tấn

11,949


tấn
tấn

Chênh
lệch %

Chênh
lệch %

-78%

2010
16,470.4
2

782.62

-93%

6,262.63

700%

1,811

2,206.00

22%

1,510.47


-32%

5,836

1,252.53

-79%

8,697.32

594%

18

288%


Bài tập lớn PTTC

Năm 2009 sản lượng tiêu thụ giảm 78% cụ thể xuất khẩu giảm 93%, tiêu thụ trong nước
giảm 79%. Sang năm 2010 do kinh tế thế giới phục hồi, nhu cầu tiêu thụ cao su tăng đột
biến, sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp tăng 288% trong đó xuất khẩu tăng 700%, thị
trường nội địa tăng 597%. Điều này cho thấy công tác quản lý bán hang của doanh nghiệp là
tốt, doanh nghiệp không những chú trọng mở rộng thị trường xuất khẩu mà còn chú trọng
chiếm lĩnh thị trường trong nước.

2. Đánh giá tổng quát về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cao su
Đồng Phú
Tăng

trưởng
5
Doanh thu thuần
8.63
4
Chi phí
4.87
+ Giá vốn hàng
3
bán
6.28
+ Chi phí bán
11
hang
3.91
15
+ Chi phí QLDN 4.67
LN thuần từ hđ
8
SX-KD
9.72
Chỉ tiêu

2010
1,028,42
1

Tăng
trưởng 2009
648,31

-11.04 0

Tăng
trưởng
3.5
5
6.3
449410 9
6.4
414,850 2
5.3
5,643
1
6.2
28,917 9
(6.3
198,900 4)

651072

-13.19

565,358

-12.99

12,071

-49.81


73,643

-2.58

377,349

-5.78

2008

2007

728,795 703,796
517697

486,606

476,771 448,004
11,243

10,676

29,683
211,09
8

27,926
225,393

Nhìn vào bảng tổng hợp trên ta có thể thấy tình hình sản xuất của công ty trong thời

gian qua là tốt. Doanh thu có xu hướng tăng, chi phí cũng tăng cùng doanh thu, tuy nhiên
tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí chính vì thế mà lợi nhuận từ hoạt
động sản xuất kinh doanh luôn dương và xu hướng tăng trong giai đoạn 2008-2010.
Cụ thể năm 2009 lợi nhuận giảm 5.78% so với 2008, nhưng vẫn dương là do: Doanh
thu giảm 11% (vì ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên lượng hàng tiêu thụ
2009 giảm, cầu cao su giảm làm cho giá bán cũng giảm), trong khi đó chi phí 2009 cũng
giảm 13.19% giảm nhiều hơn so với doanh thu. Năm 2009 doanh nghiệp đã cắt giảm chi phí
bán hàng (giảm 49.81%) chứng tỏ chính sách quản lý chi phí bán hàng của doanh nghiệp là
tốt lên.
Năm 2010 lợi nhuận DN tăng mạnh 98.78%, có sự tăng đột biến như vậy là do:
Doanh thu 2010 tăng 58.63%, giá vốn hàng bán tăng 36.28% chứng tỏ doanh thu tăng chủ
yếu do tác động của giá bán. Chi phí năm 2010 tăng 44.83%. chủ yếu do chi phí bán hàng
và quản lý doanh nghiệp tăng lên (tăng tương ứng 113.91%, 154.67%). Chính sách quản lý
chi phí của DN cần phải được chú ý hơn.
Đại học KTQD

19


Bài tập lớn PTTC

3.

Phân tích doanh thu

3.1 Phương pháp ghi nhận doanh thu của doanh nghiệp
Doanh thu bán hàng được ghi nhân khi đồng thời thoản mãn các điều kiện sau:


Phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm và hàng hoá

được chuyển giao cho người mua;



Công ty không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng
hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá;



Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn ;



Công ty đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;



Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

3.2 Phân tích doanh thu
Tăng

Tăng

Chỉ tiêu

trưởng

2010


trưởng

2009

2008

Doanh thu thuần

58.631

1,028,421

-11.044

648,310

728,795

2007
703,796

Doanh thu thuần có xu hướng tăng từ năm 2008 đến 2010. Doanh thu thuần năm
2009 giảm 11% tương ứng với 80.485 triệu đồng. Năm 2010 doanh thu thuần tăng 58.6 %
tương ứng với mức tăng 380.111 tỷ so với năm 2009.
Năm 2009 doanh thu giảm là do:
Thứ nhất: do doanh số bán hàng năm 2009 giảm so với năm 2008. Nguyên nhân
chính là ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế, nhiều ngành công nghiệp đình trệ kéo theo
nhu cầu săm lốp và cao su nguyên liệu sụt giảm rất nhanh cùng với giá dầu thô đứng ở mức
thấp, khiến cho tình hình tiêu thu cao su trên thế giới giảm đi rõ rệt. Cụ thể là năm 2009,
tổng mức tiêu thụ cao su thế giới 9,6 triệu tấn, giảm 1,7% so với năm 2008. Sản lượng tiêu

thụ cao su của DPR 2009 cũng giảm mạnh (giá vốn hàng bán giảm 13%).
Đại học KTQD

20


Bài tập lớn PTTC

Thứ hai: do giá bán giảm mạnh
Giá cao su trên thị trường thế giới sau thời kỳ suy giảm mạnh từ tháng 1/2009 đến
những tháng cuối năm 2009 giá cao su đã có sự cải thiện đáng kể. Giá mủ cao su liên tục sụt
giảm từ mức trên 3.000 USD/tấn vào tháng 8/2008, đến tháng 1/2009 chỉ còn khoảng 1.280
USD/tấn, nguyên nhân do giá dầu giảm mạnh khiến cao su tổng hợp rẻ hơn được thay thế
cho cao su tự nhiên. Giá cao su ổn định ở mức 1.420 – 1.485 USD/tấn trong Q2 và
Q3/2009. Đến giữa năm 2009 khi nền kinh tế toàn cầu có dấu hiệu hồi phục đã tạo điều kiện
cho giá cao su tăng trở lại, đến cuối tháng 12/2009 giá cao su đạt 2.900 USD/tấn, tăng gần
126% so với tháng 1/2009.
Giá bán giảm, sản lượng tiêu thụ giảm làm cho doanh thu năm 2009 giảm. tuy nhiên
lợi nhuận 2009 vẫn dương chứng tỏ chính sách bán hàng và quản lý chi phí của DN là tốt.
Năm 2009
Năm 2010 doanh thu tăng lên rõ rệt so với năm 2009 là do:
Thứ nhất: Doanh số bán hàng tăng (Cụ thể giá vốn hàng bán tăng 36,28% so với
2009).
Năm 2010 kinh tế phục hồi nên nhu cầu tiêu thụ tăng đột biến, tình hình tiêu thụ cao
su là khá thuận lợi, cộng với thị trường đầu ra của DPR rộng và tương đối ổn định nên trong
thời gian vừa qua hoạt động kinh doanh chính của DPR là trồng, khai thác và chế biến mủ
cao su đã luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu doanh thu và lợi nhuận. Trong 6 tháng
đầu năm 2010, doanh thu từ thành phẩm cao su của Công ty chiếm tỷ trọng 86,17%. Hai sản
phẩm chính của DPR là mủ cao su Latex và SVR 3L - hai loại mủ này chiếm tỷ trọng chủ
yếu trong cơ cấu tiêu thụ, cũng như doanh thu của Công ty. Bên cạnh đó, CTCP Co su kỹ

thuật Đồng Phú (do DPR góp 40% vốn điều lệ) đi vào hoạt động từ tháng 8/2010 sẽ giúp
đẩy mạnh hơn sức tiêu thụ đối với mặt hàng Latex của công ty.
Diện tích đất trồng cao su của DPR hiện là 9.198 ha, đứng ở vị trí trung bình so với
các thành viên trong Tập đoàn Cao su Việt Nam. Điều kiện thổ nhưỡng khá thuận lợi, cùng
với vườn cây đang độ tuổi khai thác tốt đã mang lại lợi thế về năng suất cho Công ty. DPR
đã và đang tập trung đầu tư dài hạn và mở rộng diện tích sản xuất ở các khu vực khác nhau,
đặc biệt là Campuchia. Đồng thời, Công ty cũng đầu tư vào các công ty con và công ty liên
kết nhằm đa dạng hóa ngành nghề như chế biến hàng tiêu dùng từ mủ cao su, đầu tư xây
dựng bất động sản...
Thứ hai: Giá bán tăng mạnh
Đại học KTQD

21


Bài tập lớn PTTC

Bước qua năm 2010, giá cao su đã tăng liên tục từ tháng 1 – 4/2010, do (1) nguồn
cung hạn chế vào mùa khô, thời tiết không thuận lợi vào đầu mùa mưa, đồng thời do tác
động của EL-nino đến các nước trong khu vực Đông Nam Á làm giảm lượng khai thác (2)
giá dầu thô giao ngay đã tăng mạnh trong một thời gian ngắn, đạt 86 USD/thùng đẩy giá cao
su tăng lập kỷ lục vào tháng 4/2010 là 4.100 USD/tấn (RSS3). (3) Nhu cầu cao su thiên
nhiên của thế giới gia tăng khi nền kinh tế được phục hồi, giá cao su vào tháng 4 đã đạt
2,903 triệu/tấn, cao kỷ lục từ trước đến nay. Giá cao su trên thị trường quốc tế giảm dần vào
tháng 5 do Trung Quốc bán cao su dự trữ với khối lượng lớn để giảm giá quá “nóng”, giá
dầu giảm cũng ảnh hưởng đến giá cao su tự nhiên.
Năm 2010, giá cao su tăng mạnh, doanh thu tăng mạnh mẽ nhưng giá vốn cũng tăng
do đó chứng tỏ sản lượng tăng . Khoản phải thu tăng chứng tỏ doanh nghiệp đã có những
chính sách ưu đãi để tăng doanh thu.
Thứ ba: Tỷ giá tăng làm sinh lợi xuất khẩu tăng

DPR hưởng lợi thế đáng kể với cơ cấu sản phẩm xuất khẩu cao. Giai đoạn khủng
hoảng kinh tế toàn cầu (2008 - 2009), ngân hàng nhà nước Việt Nam thiếu hụt ngoại tệ từ
nguồn FDI, FPI, ODA. Thâm hụt cán cân thương mại những tháng đầu năm 2010 ngày càng
trở nên căng thẳng. Do đó, tỷ giá USD/VND được điều chỉnh 2 lần tăng 5,46% trong 9
tháng đầu năm 2010.
Hàng tồn kho năm 2009 giảm, giá vốn giảm, doanh thu giảm nhưng năm 2010 ngược
lại chứng tỏ doanh nghiệp cố tình dự trữ để kịp thời sản xuất.
=>Như vậy doanh thu tăng chủ yếu do chính sách bán hàng của doanh nghiệp tốt, và giá cao
su tăng cao

4. Phân tích chi phí
4.1 Phương pháp ghi nhận chi phí của doanh nghiệp
Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả:
Các khoản chi phí thực tế chưa phát sinh được trích trước vào chi phí sản xuất kinh
doanh trong kỳ để đảm bảo khi chi phí phát sinh thực tế không gây đột biến cho chi phí
sản xuất kinh doanh trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.
Khi các chi phí đó phát sinh, nếu có chênh lệch với số đã trích, kế toán tiến hành ghi bổ
sung hoặc ghi giảm chi phí tương ứng với phần chênh lệch .
Nguyên tắc ghi nhận và phân bổ chi phí trả trước:

Đại học KTQD

22


Bài tập lớn PTTC

 Các chi phí trả trước chỉ liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh năm tài chính hiện
tại được ghi nhận là chi phí trả trước ngắn hạn và được tính vào chi phí sản xuất kinh
doanh trong năm tài chính.

 Các chi phí sau đây đã phát sinh trong năm tài chính nhưng được hạch toán vào chi
phí trả trước dài hạn để phân bổ dần vào kết quả hoạt động kinh doanh trong nhiều
năm :
o Chi phí thành lập
o Chi phí trước hoạt động / chi phí chuẩn bị sản xuất
o Chi phí chuyển địa điểm ,chi phí tổ chức lại doanh nghiệp
o Chi phí chạy thử có tải, sản xuất thử phát sinh lớn;
o Công cụ, dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn;
o Lỗ chênh lệch tỷ giá của giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản;
o Chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định phát sinh một lần quá lớn;
o Lợi thế kinh doanh phát sinh khi xác định giá trị doanh nghiệp chuyển đổi từ
doanh nghiệp nhà nước sang doanh nghiệp cổ phần được phân bổ 3 năm;
 Việc tính và phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí sản xuất kinh doanh từng lỳ
hoạch toán được căn cứ vào tính chất mức độ từng loại chi phí để chọn phương pháp
và tiêu thức phân bổ hợp lý. Chi phí trả trước được phân bổ dần vào chi phí sản xuất
kinh doanh theo đường thẳng.
3.2

Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí

Cơ cấu chi phí trên doanh thu qua các năm
2006 2007 2008 2009 9Th 2010
Chỉ tiêu
2010
Giá vốn hàng bán/Doanh thu
0.55
Chi phí bán hàng/Doanh thu
0.012
Chi phí QLDN/Doanh thu
0.072

LN từ HĐSXKD/Doanh thu
0.389

2009
0.64
0.009
0.045
0.335

2008
0.654
0.015
0.041
0.287

Cơ cấu chi phí của DPR không biến động nhiều qua các năm. Đặc thù ngành trồng và
khai thác mủ cao su sử dụng nhiều lao động nên chi phí nhân công trực tiếp chiếm 40%
doanh thu, do chi phí nhân công cố định theo doanh thu nên trong khi đó chi phí nhân công
lại chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá vốn hàng bán nên tỷ trọng giá vốn hàng bán trong
doanh thu của DPR không biến động nhiều qua các năm. Ngoài ra, chi phí phân bón và công
cụ dụng cụ dùng để khai thác mủ
Đại học KTQD

23


Bài tập lớn PTTC

chiếm khoảng 10% giá thành sản xuất. Xét trong năm 2010, tỷ lệ giá vốn hàng bán trong
tổng doanh thu giảm mạnh so với 2009 chỉ chiếm 55%.

Tương tự như giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
cũng ổn định qua các năm. Riêng chi phí quản lý doanh nghiệp lại có xu hướng tăng. Cụ
thể, vào năm 2008, tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu là 4,1%, đến năm
2009, tỷ trọng này là 4,5%, năm 2010 là 7,2 % Tuy mức tăng không cao nhưng công ty nên
chú ý đến mảng chi phí này.
Ta thấy khả năng kiểm soát giá thành của công ty là tốt. Cụ thể, tỷ trọng giá vốn hàng
bán trên tổng doanh thu của DPR cải thiện qua các năm, giảm từ 65% năm 2008 xuống 64%
năm 2009, và chỉ còn 55% năm 2010. Trong cơ cấu giá vốn hàng bán chi phí nhân công
chiếm 41%, chi phí nguyên vật liệu chiếm 18%, chi phí khấu hao chiếm 14%. Tỷ trọng các
khoản chi phí này tính trên doanh thu giảm so với năm 2009.

5. Phân tích lợi nhuận
Tăng
Chỉ tiêu
trưởng 2010
LN thuần từ hđ SX89
KD
.72
377,349

Tăng
trưởng
-5.78

Tăng
2009
trưởng 2008
(6.3 211,09
198,900 4)
8


2007
225,393

- Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh luôn dương và có xu hướng tăng
qua các năm. Cụ thể năm 2008 là 211,089 triệu, tăng 6.34%, năm 2009 tuy có giảm
nhưng vẫn đạt giá trị dương (198,900 triệu), năm 2010 lợi nhuận tăng mạnh đạt 377,349
triệu (tức tăng 89.72%) .
Lợi nhuận 2009 giảm là do nguồn đơn đặt hàng trong năm 2008 bị giảm đáng kể
khiến sản lượng tiêu thụ giảm (giá vốn hàng bán giảm 13%). Mặc dù doanh thu thuần
giảm đáng kể (11%), nhưng lợi nhuận trước thuế của công ty chỉ giảm 5.7%. Điều này
có được là do sự nỗ lực của công ty trong việc giảm chi phí bán hàng cũng như chi phí
quản lý doanh nghiệp. Cụ thể, chi phí bán hàng giảm 51,4%, chi phí quản lý doanh
nghiệp giảm 15,9%.
 Như vậy,doanh nghiệp đã có những biện pháp quản lý tốt chi phí trực tiếp và chi phí
gián tiếp, công ty đã hạn chế được tác động của khủng hoảng, nâng cao được hiệu
quả sản xuất.
Đại học KTQD

24


Bài tập lớn PTTC

Năm 2010, lợi nhuận của doanh nghiệp có sự tăng vọt so với các năm trước là do
trong năm này, cả giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và đặc biệt là chi phí quản lý doanh
nghiệp đều tăng mạnh với tỷ lệ tăng lần lượt là 36.3 %, 113.9 %, 154.6 % . Tuy nhiên xét về
mặt tỷ trọng, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng không đáng kể trong
tổng doanh thu ( 0.3% và 2.7%) , tỷ trọng của giá vốn hàng bán lại giảm so với năm 2009,
mà cũng trong năm này tài sản dài hạn của doanh nghiệp tăng lên đáng kể, do đó có thể nói

chi phí tăng nhiều là do doanh nghiệp đã tiến hành mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên doanh nghiệp cũng nên chú ý đến mảng chi phí quản lý doanh nghiệp, nó có sự
tăng khá mạnh.

6.

Phân tích dòng tiền sản xuất kinh doanh

Bảng 2.3.1: Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
(Đơn vị : 1000.000)
Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

Chênh lệch

Tương đối
1. Tiền thu từ BH, CCDV

773,469

Năm 2010

Chênh lệch

Tuyệt đối

Tương


Tuyệt

(%)

đối

đối (%)

659,981

(113,488)

(14.673)

1,069,333

409,352

62.025

2. Tiền chi trả cho nhà (320,906)

(265,634)

55,272

(17.224)

(252,073)


13,561

(5.105)

cung cấp HHDV
3. Tiền chi trả cho người

(281,878)

(212,396)

69,482

(24.650)

(284,771)

(72,375)

34.076

lao động
4. Tiền chi trả lãi vay

(4,327)

(14,933)

(10,606)


245.112

(8,504)

6,429

(43.052)

5. Tiền chi nộp thuế (672)

(9,874)

(9,202)

1,369.345

(17,355)

(7,481)

75.765

TNDN
6. Tiền thu khác từ HĐKD

22,693

(47,285)


(67.312)

42,319

19,356

84.292

7. Tiền chi khác cho (165,036)

(17,227)

147,809

(89.562)

(88,316)

(71,089)

412.660

HĐKD
Lưu chuyển tiền thuần từ

162,880

91,983

129.742


460,634

297,754

182.806

và DT khác

70,248

70,897

HĐKD

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của năm 2008 là 70,897 triệu đồng,
năm 2009 là 162,880 triệu đồng, tăng 91,983 triệu đồng so với 2008, tương ứng tăng
129.74%. Cho thấy dòng tiền từ họạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp năm 2009
là rất tốt.
Nguyên nhân làm dòng tiền từ HĐKD tăng đó là do:
Thứ nhất: Trong kỳ doanh nghiệp đã cắt giảm được các chi phí từ hoạt động sản xuất
(chi cho người lao động giảm 24.65%, chi khác giảm 89.56%, chi cho nhà cung cấp giảm
Đại học KTQD

25


×